Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 86

Hướng dẫn sử dụng

THIẾT BỊ GIÁM SÁT MÁY PHÁT ĐIỆN


BẢNG ĐIỀU KHIỂN FADI – FD-20

Công ty TNHH TM và DV Nguyễn Huy


Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nguyễn Huy
Địa chỉ: Số 2 ngõ 124 Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội, Vn

Email:

Điện thoại:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

THIẾT BỊ GIÁM SÁT MÁY PHÁT ĐIỆN

BẢNG ĐIỀU KHIỂN FADI – FD-20

Hỗ trợ kĩ thuật

Hotline: 0936.005.155

Email:
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM ...................................................................................................... 3
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT HỆ THỐNG TỔNG QUÁT HỆ THỐNG ................................................ 4
1.2 HÌNH ẢNH THỰC TẾ CỦA THIẾT BỊ ....................................................................................... 6
1.3 PHẦN MỀM GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN TỪ XA ............................................................................ 6
2. TRƯỚC KHI SỬ DỤNG......................................................................................................... 8
2.1 CẤU TẠO THIẾT BI GIÁM SÁT MÁY PHÁT ĐIỆN ..................................................................... 8
2.2 SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI .................................................................................................................... 9
2.3 CHỨC NĂNG CÁC CHÂN ĐẤU NỐI ....................................................................................... 10
2.4 TIẾT DIỆN DÂY DẪN KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 12
2.5 CHỨC NĂNG CÁC NÚT NHẤN TRÊN THIẾT BỊ ...................................................................... 13
3. THEO RÕI, GIÁM SÁT THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG ....................................................... 15
3.1 PHẦN MỀM GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ...................................................................... 15
3.2 THEO RÕI TRỰC TIẾP Ở THIẾT BỊ THÔNG QUA MÀN HÌNH LCD TRÊN THIẾT BỊ .................. 15
3.3 GIÁM SÁT TỪ XA THÔNG QUA WEBSITES VÀ APP .............................................................. 21
4. ĐIỀU KHIỂN VÀ CÀI ĐẶT ................................................................................................ 25
4.1 ĐIỀU KHIỂN CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG ...................................................................................... 25
a) Chế độ tự động ............................................................................................................... 25
b) Chế độ bằng tay ............................................................................................................. 26
4.2 CÀI ĐẶT ............................................................................................................................. 26
a) Cài đặt tham số bằng phần mềm.................................................................................... 27
b) Cài đặt tham số trực tiếp.................................................. Error! Bookmark not defined.
5. CẢNH BÁO SỰ CỐ .............................................................................................................. 47
5.1 CÁCH NHẬN BIẾT CẢNH BÁO CỦA HỆ THỐNG .................................................................... 78
5.2 DANH SÁCH CẢNH BÁO TRÊN THIẾT BỊ .............................................................................. 79
a) Cảnh báo nguồn điện lưới.............................................................................................. 79
b) Cảnh báo nguồn máy phát ............................................................................................. 79
c) Cảnh báo điện áp DC và acquy ..................................................................................... 79
d) Cảnh báo cảm biến: ....................................................................................................... 80
e) Cảnh báo động cơ .......................................................................................................... 80
f) Cảnh báo an ninh, an toàn.............................................................................................. 80
6. QUẢN LÝ, TRUY VẤN DỮ LIỆU ...................................................................................... 81
6.1 QUẢN LÝ TÀI KHOẢN TRUY CẬP VÀ THIẾT BỊ .................................................................... 81
a) Quản lý tài khoản ........................................................................................................... 81
b) Quản lý thiết bị............................................................................................................... 83
6.2 TRUY VẤN DỮ LIỆU............................................................................................................ 83
LỜI KẾT .................................................................................................................................... 85
1. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Trong bối cảnh hiện tại, lượng điện cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp gần như là quá tải dẫn đến tình trạng thường xuyên
mất điện chập cháy hoặc bị cắt điện luân phiên. Các doanh nghiệp sản xuất, tòa nhà,
bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn… luôn phải cần có điện để hoạt động ổn
định.

Bởi vậy máy phát điện công nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong đời sống
của nhân loại, và đó là điều không thể phủ nhận, đặc biệt máy phát điện công nghiệp
còn là sự lựa chọn thông minh của các doanh nghiệp sản xuất.

Để khai thác sử dụng máy phát điện hiệu quả, lâu dài. Chúng tôi đã nghiên cứu
và phát triển bộ điều khiển máy phát điện tự động với các tính năng nổi bật:

Hình 1 - 1 Tính năng nổi trội của sản phẩm

3
1.1 Giới thiệu tổng quát hệ thống tổng quát thiết bị

1. 1.

Hình 1 - 2 Các tính năng của thiết bị

4
Hình 1 - 3 Tổng quan phương thức hoạt động của thiết bị trong hệ thống

Hình 1 - 4 Thiết bị chuyển đổi giữa tải lưới và máy phát

5
1.2 Hình ảnh thực tế của thiết bị

Hình 1 - 5 Hình ảnh thực tế của thiết bị

1.3 Phần mềm giám sát điều khiển từ xa

Thiết bị có thể điều khiển giám sát từ xa thông qua phần mềm trên web với giao
diện thân thiện dễ sử dụng trên app / web sử dụng trên các thiết bị như smartphone,
laptop, máy tính bảng, PC.

6
Hình 1 - 6 Giao diện phần mềm giám sát trên smartphơne và laptop

7
2. TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

2.1 Cấu tạo thiết bi giám sát máy phát điện

Mặt trước của thiết bị:

Trong đó:

1. Là các nút nhấn


2. Đèn led chỉ thị
3. Đèn cảnh báo
4. Màn hình LCD

Mặt sau của thiết bị:

Hình 2 - 1 Các thành phần ở mặt sau của thiết bị

8
Thông số Giá trị
Điện áp nguồn 9-35VDC
Dòng tiêu thụ trung bình 160mA ở 12V, 80mA ở 24VDC
Dải đo điện áp lưới và máy phát 10 ÷ 400VAC (L-N) ; 17 ÷ 700VAC (L-L)
Dải đo tần số 5 ÷ 75 Hz
Dải đo cảm biến tốc độ 0 ÷ 70VDC, 0-30kHz
Đầu ra tùy chỉnh 5A vs 250VAC, 2A vs 12 ÷ 24VDC
Đầu ra khởi động máy phát 10A trên toàn dải 12 ÷ 24 VDC
Kích thước bao 215 x 155 x 55mm
Kích thước mặt taplo 180 x 135 mm
Khối lượng 850gr
Môi trường làm việc T° : -30℃ ÷ 70℃ , RH 0-85%
Bảng 2 - 1 Các thông số cơ bản của thiết bị

2.2 Sơ đồ đấu nối

Hình 2 - 2 Sơ đồ đấu nối thiết bị

9
2.3 Chức năng các chân đấu nối

STT Kí hiệu Chức năng


1 -B Chân âm nguồn DC đầu vào.
2 +B Chân dương nguồn DC đầu vào.
3 E_Stop Chân đầu vào của nút dừng khẩn cấp.
4 Fuel Chân điều khiển role nhiên liệu nổ máy phát
5 Crank Chân điều khiển role đề, khởi động máy phát
6 Out C Chân đầu ra cấu hình linh hoạt
7 Out D Chân đầu ra cấu hình linh hoạt
8 MP+ Chân nối với cảm biến tốc độ Pick up
9 +D Chân nối vào chân D+ kích từ củ phát sạc
Chân nối vào điện áp âm của ắc quy trạm BTS (dùng cho
10 BTS+
máy VNPT)
Chân nối vào điện áp dương của ắc quy trạm BTS (dùng
11 BTS-
cho máy VNPT)
12 NO của relay tự do E cài đặt linh hoạt.
Out E
13 COM của relay tự do E cài đặt linh hoạt.
14 NO của relay tự do F cài đặt linh hoạt.
15 Out F COM của relay tự do F cài đặt linh hoạt.
16 NC của relay tự do F cài đặt linh hoạt.
17 L1 Điện áp pha L1 điện lưới
18 L2 Điện áp pha L2 điện lưới
19 L3 Điện áp pha L3 điện lưới
20 N1 Điện áp dây trung tính N điện lưới.
21 U Điện áp pha G1 của máy phát
22 V Điện áp pha G2 của máy phát
23 W Điện áp pha G3 của máy phát
24 N2 Điện áp dây trung tính N của máy phát.
25 CT1 Chân CT1 (cảm biến dòng pha 1)
26 CT2 Chân CT2 (cảm biến dòng pha 2)

10
27 CT3 Chân CT3 (cảm biến dòng pha 3)
Chân CT0(chân COM cảm biến dòng)

28 CT0

29 Oil Chân tín hiệu của cảm biến nhớt dạng hiển thị áp suất nhớt
30 Fuel level Chân tín hiệu của cảm biến nhiên liệu
31 E_Temp Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ động cơ
32 IN E Chân đầu vào input A digital dạng on/off.
33 IN D Chân đầu vào input B digital dạng on/off.
34 IN C Chân đầu vào input C digital dạng on/off.
35 IN B Chân đầu vào input D digital dạng on/off.
36 IN A Chân đầu vào input E digital dạng on/off.
37 GND Chân mass của các đầu vào digital
38 GND Là mass Modbus RS 485
39 A Chân data A của truyền thông Modbus RS 485
40 B Chân data B của truyền thông Modbus RS 485
Bảng 2 - 2 Chức năng các chân của thiết bị

2.4 Đấu nối, chống nhiễu cho điều khiển, cảm biến.

- Tại sao phải các cách kết nối đi dây chống nhiễu các cảm biến analog cho các loại
màn hình điều khiển máy phát điện?
Nguyên nhân là do hầu hết các máy phát điện hiện nay có vỏ máy phát điện
được nối với B- ắc quy, và các loại cảm biến nhiên liệu, nhiệt độ, áp suất nhớt hầu hết
là loại biến trở và đều được thiết kế vỏ cảm biếm là 1 cực của cảm biến và được nối
với B- ắc quy. Vì vậy để đo được thông số cảm biến màn hình điều khiển sẽ phải xuất
ra tín hiệu điện đi qua cảm biến và sau đó đi về chân B- của màn hình điều khiển, giá
trị điện áp nhận về sẽ tương ứng với giá trị điện trở của cảm biến, từ đó quy ra thông
số của cảm biến. Nếu dây tín hiệu nối về màn hình điều khiển đi chung với các thiết
bị có tiêu thụ năng lượng lớn như sạc ắc quy, điều tốc, role đề thì nó sẽ làm sai số giá
trị đo về vì vậy cần đi 1 được tín hiệu B- riêng cho màn hình điều khiển. Cách chống

11
nhiễu này là phổ biến không chỉ cho riêng màn hình FD-20 mà còn rất hiệu quả cho
tất cả các màn hình điều khiển thông dụng bây giờ như DEEPSEA, COMAP,
DATAKOM…
- Phương pháp rất đơn giản: Khi kết nối tủ panel điều khiển máy phát, nguồn B- cho
các thiết bị điều tốc, role đề, stop, sạc ắc quy tự động được nối chung và đi dây riêng
xuống điều B- ắc quy. Dùng 1 dây tín hiệu riêng, không cần quá to tầm 1mm2 đi từ
điển chung B- ắc quy cấp nguồn vào chân 2 màn hình điều khiển FD-20.

2.5 Tiết diện dây dẫn khuyến nghị

STT Tiết diện dây dẫn Chân sử dụng


1 1.0 mm2 Các chân nguồn và rơle chân 1 ÷ 5
2 0.75 mm2 Các chân còn lại
3 Cổng USB Sử dụng cáp USB máy in

12
Bảng 2 - 3 Các loại dây khuyến nghị sử dụng khi đấu nối

2.6 Chức năng các nút nhấn trên thiết bị

Phím Tên Chức năng

Manual Chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay

Auto Chuyển sang chế độ điều khiển tự động

Test Chuyển sang chế độ test

Menu Mở Menu cài đặt

OK Lựa chọn, chuyển màn hình

Lên Di chuyển lên

13
Xuống Di chuyển xuống

Start Đề, khởi động máy phát bằng tay

Stop Dừng máy phát, xóa lỗi cảnh báo

Close/Open Chuyển đổi nguồn điện giữa lưới và máy phát

Bảng 2 - 4 Chức năng các nút nhấn trên mặt thiết bị

14
3. THEO DÕI, GIÁM SÁT THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG

3.1 Phần mềm giám sát điều khiển thiết bị

Phần mềm quản lý hệ thống là các công cụ theo rõi, vận hành đầy đủ và trực
quan. Cung cấp các chức năng như: theo rõi, điều khiển, cài đặt, truy vấn dữ liệu,
quản lý…

Phần mềm với giao điện thân thiện và dễ dàng thao tác, sử dụng.

Phần mềm có 2 định dạng là :

 App cài trên các nền tảng IOS vs Adroid dành cho các thiết bị di động
như smartphone, máy tình bảng.
 Websites phù hợp cho sử dụng trên laptop và PC

Link trang web và app cài đặt: Liên hệ nhà cung cấp

Hình 3 - 1 Theo rõi các thông số của hệ thống qua websites

3.2 Theo rõi trực tiếp ở thiết bị thông qua màn hình LCD trên thiết bị

Trong quá trình hoạt động màn hình của thiết bị sẽ hiển thị các trạng thái và
thông số hoạt động. Được chi ra làm 7 nhóm (từ 1 đến 7), mỗi nhóm sẽ có thể có 1
hoặc nhiều màn hình sẽ được kí hiệu là bằng chữ số sau dấu chấm. VD : 2.1 ; 5.2 ; 8.3

Để chuyển giữa các màn hình trong cùng 1 nhóm sử dụng phím

15
Để chuyển giữa các nhóm màn hình sử dụng phím

Mỗi nhóm màn hình sẽ hiển thị tham số hệ thống như sau:

Nhóm 1: Trạng thái hoạt động

Màn hình 1.1 hiển thị:

 Cảnh báo + lỗi


 Trạng thái kết nối internet
 Chế độ hoạt động

Màn hình 1.2 hiển thị:

 Điện áp dây + pha


 Dòng điện+ tấn số
 Công suất + cosφ
 Lỗi hoạt động

Nhóm 2 Tham số động cơ

Màn hình 2.1 hiển thị:

 Tốc độ động cơ
 Giờ chạy
 Số lần đề máy

16
Màn hình 2.2 hiển thị:

 Áp suất dầu
 Nhiệt độ nước làm mát
 Mức nhiên liệu

Màn hình 2.3 hiển thị

 Điện áp acquy
 Điện áp kích từ
 Điện áp BTS

Nhóm 3 + 4: lần lượt là tham số máy phát và tham số điện lưới, và hai nhóm
màn hình này tương tự nhau về cách thức hiển thị trong đó:

 Nhóm 3 là tham số máy phát


 Nhóm 4 là tham số điện lưới

17
18
Các màn hình 3 + 4 hiển thị các tham số như sau:

 Màn hình 3.1, 4.1 điện áp


o LN: Điện áp pha (điện áp giữa 1 pha và dây trung tính)
o LL: Điện áp dây (điện áp giữa 1 pha và 1 pha khác)
 Màn hình 3.2, 4.2 dòng điện
o Dòng điện mỗi pha
o Tổng dòng của 3 pha
 Màn hình 3.3, 4.3 công suất tiêu thụ
o Công suất từng pha (kW)
o Tổng công suất (kW)
o Lượng điện năng tiêu thụ (kWh)
 Màn hình 3.4, 4.4 Công suất phản kháng
o Công suất phản kháng từng pha (kWr)
o Tổng công suất phản kháng (kWr)
o Lượng điện năng hao phí (kWrh)
 Màn hình 3.5, 4.5 Công suất toàn phần
o Công suất toàn phần từng pha (kWr)
o Tổng công suất toàn phần (kWr)
o Lượng điện năng tiêu thụ toàn phần (kWrh)
 Màn hình 3.6, 4.6 Hệ số công suất

19
o Hệ số cosφ từng pha
o Hệ số cosφ trung bình

Nhóm màn hình 5 cảnh báo lỗi:

Màn hình 5.1: Cảnh báo

 Động cơ
 Máy phát

Màn hình 5.2 Lỗi tắt máy

 Mức cảnh báo


 Lí do cảnh báo

Màn hình số 6 hiển thị lịch sử các sự kiện của hệ thống:

Các sự kiện khi hệ thống hoạt động sẽ


được ghi lại tại màn hình số 6. Tối đa lên
đến 90 sự kiện

Nhóm màn hình số 7 thông tin thiết bị:

Màn hình 7.1 hiển thị:

 Phiên bản thiết bị và phần mềm


 ID sản phẩm

20
Màn hình 7.2 hiển thị thời gian thực

Màn hình 7.3 hiển thị trạng thái kết


nối internet

Màn hình 7.4 và 7.5 hiển thị trạng thái đầu vào và đầu ra số của thiết bị

3.3 Giám sát từ xa thông qua websites và app

Việc giám sát thông qua websites và app giúp người sử dụng có thể theo rõi hệ
thống hoạt động tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chỉ với một thiết bị thông minh có kết
nối internet. Từ đó giúp việc theo rõi điều khiển máy phát điện trở lên tiện lợi và dễ
dàng hơn.

Websites và app được để link ở phần giới thiệu trang số 14.

21
Khi sử dụng thiết bị bạn sẽ được cung cấp 1 tài khoản để theo rõi các thiết bị, có
thể theo rõi nhiều thiết bị giám sát máy phát điện cùng lúc. Sau khi đăng nhập màn
hình sẽ hiển thị các thiết bị bạn đang sử dụng.

Hình 3 - 2 Màn hình giám sát các thiết bị đang hoạt động trên websites

Tất cả các thiết bị đã được lắp đặt sẽ hiển thị trên màn hình, và để tiện cho việc
theo rõi. Phần mềm sẽ chia thành 5 nhóm thiết bị và được hiển thị trên biểu đồ:

 Tất cả các thiết bị


 Các thiết bị mất lưới
 Các thiết bị đang chạy máy phát điện
 Đang có cảnh báo
 Dừng máy

Để theo rõi trạng thái hoạt động của 1 thiết bị cụ thể thì click vào nút trực tuyến
trên thiết bị đó. Sau đó lựa chọn các tham số cần xem trên thanh công cụ.

22
Hình 3 – 3 Các thông số của hệ thống khi theo rõi qua websites

Ngoài ra khi theo rõi trên website thì người sử dụng có thể xem trực tiếp đồ thị
theo thời gian (trong vòng 15p) khi click vào mục đồ thị. Có 3 đồ thị trên web bao
gồm:

 Đồ thị điện áp theo thời gian


 Đồ thị công suất theo thời gian
 Đồ thị các cảm biến theo thời gian (nhiệt độ, mức nhiên liệu, điện áp
acquy…)

Hình 3 - 1 Đồ thị theo rõi thông số hoạt động

23
Cách xem đồ thị:

 Di chuyển chuột vào vị trí cần xem để đọc thông số


 Kéo nhả chuột để phóng to khoảng cần xem chi tiết. Ví dụ, muốn xem
thông số từ 17h15 – 17h20 thì giữ chuột tại vị trí 17h15 và kéo đến vị trí
17h20.

24
4. ĐIỀU KHIỂN VÀ CÀI ĐẶT

4.1 Điều khiển chế độ hoạt động

Thiết bị có 2 chế độ chính hoạt động là tự động và bằng tay:

 Tự động (AUTO) là chế độ thiết bị sẽ tự nhận biết mất lưới → đề máy


phát → chuyển sang nguồn máy phát.
 Bằng tay (MAN) thì người sử dụng sẽ điều khiển bằng tay việc đề máy,
chuyển nguồn máy phát. (thích hợp sử dụng để kiểm tra bảo dưỡng sửa
chữa)

Ngoài ra thiết bị còn chế độ TEST và STOP

 Chế độ TEST sử dụng để kiểm tra hoạt động của máy phát khi máy phát
được đề bằng tay thì thiết bị sẽ tự đóng tải sang máy phát.
 Chế độ STOP là chế độ dừng máy phát.

a) Chế độ tự động
Để máy phát làm việc hiệu quả thì nên sử dụng chế độ AUTO, máy phát sẽ tự
động nhận biết sự cố mất lưới chỉ sau một khoảng thời gian trễ ngắn sẽ chuyển tải
sang nguồn điện từ máy phát, khi có điện lưới trở lại thì thiết bị sẽ tự động chuyển tải
trở lại nguồn điện lưới. Để chế độ AUTO hoạt động nhấn vào nút “auto” trên thiết bị
hoặc trên app/web

Hình 4- 1 Nút AUTO khi điều khiển trên web/app

25
Hình 4- 2 Nút Nút AUTO khi điều khiển trực tiếp trên thiết bị

b) Chế độ bằng tay


Tương tự với chế độ AUTO, để sử dụng chế độ bằng tay (MANUAL) nhấn vào
nút trên MAN thiết bị hoặc app/web.

Khi ở chế độ bằng tay người dùng sẽ phải tự điều khiển máy phát:

 Để khởi động máy phát nhấn nút START


 Để chuyển đổi giữa điện lưới và điện máy phát sử dụng 2 nút
 Khi muốn dừng máy thì nhấn nút STOP

Lưu ý: để máy phát hoạt động hiệu quả nên để chế độ hoạt động là AUTO,
chế độ bằng tay chỉ nên sử dụng khi kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng.

4.2 Cài đặt

Thiết bị giám sát máy phát điện được thiết kế phù hợp cho tất cả các loại mát
phát phổ biến hiện nay trên thị trường. Để thiết bị tương thích với nhiều máy phát và
loại tải tương ứng thì thiết bị phải được thiết lập các thông số tương ứng.

Để cài đặt thông số cho thiết bị có 3 phương pháp:

 Sử dụng phần mềm offline cài đặt trên máy tính. (Thích hợp sử dụng
trong quá trình lắp đặt hoặc bị mất kết nối internet) [ phần mềm sẽ được
cài đặt đi kèm khi mua thiết bị]
 Cài đặt online thông qua web/app (Thích hợp thay đổi thông số từ xa
trong quá trình hoạt động) [yêu cầu tài khoản Admin]
 Cài đặt trực tiếp bằng Menu trên thiết bị

26
a) Cài đặt tham số bằng phần mềm
Hai phương pháp cài đặt sử dụng phần mềm online hoặc offline về thao tác cài
đặt tương tự nhau và có giá trị ngang nhau. Tùy vào điều kiện thì sẽ sử dụng phương
pháp cài đặt online hoặc offline cho phù hợp.

Để cài đặt thông số thao tác như sau:

B1. Đối với app/web ấn vào nút cài đặt trên thiết bị cần cài đặt thông số.
B2. Sau đó chọn mục cần thay đổi thông số.
B3. Nhập giá trị hoặc kéo thanh trượt để thay đổi giá trị đặt.

Hình 4- 3 Bước 1 + 2 của trong thao tác cài đặt thông số

27
Hình 4- 4 Bước 3 trong thao tác cài đặt thông số

Đối với việc cài đặt bằng phần mềm offline tương tự 3 bước như cài đặt online
qua app, web.

28
Hình 4- 5 Các bước thao tác khi cài đặt tham số bằng phần mềm offline
a. Ý nghĩa các thông số trong phần mềm cài đặt.
- Giao diện chính:

29
Biểu tượng Ý nghĩa

Tạo 1 giao diện lập trình mới

Mở 1 giao diện lâp trình có sẵn trong thư mục

Lưu chương trình đã lập trình

Vào giao diện điều khiển, giám sát trực tiếp bảng điều
khiển

Ghi chương chình vào bảng điều khiển

Đọc dữ liệu chương trinh trong bảng điều kiển

Chọn cổng kết nối giữa bảng điều khiển với máy tính

Update phần mền, phần mềm sẽ liên tục được cập nhật
các phiên bản mới tốt hơn ổn định hơn.

Cài đặt ngôn ngữ (tiếng anh hoặc tiếng việt ) cho phần
mềm lập trình bảng điều khiển.

- Cài đặt ngôn ngữ: kích vào biều tượng cài đặt trên thanh công cụ, chọn ngôn
ngữ mình dùng, sau đó tắt phần mềm và bật lại.

30
- Cài đặt hệ thống.

31
Cài đặt đầu vào số.

- Cài đặt đầu ra số:

32
- Cài đặt thời gian khởi động.

- Cài đặt thời gian đóng cắt tải.

33
- Cài đặt tùy chọn máy phát.

- Cài đặt bảo vệ điện áp máy phát.

34
- Cài đặt bảo vệ tần số máy phát.

- Cài đặt dòng điện, công suất máy phát.

35
- Cài đặt tùy chọn lưới điện.

- Cài đặt cảnh báo, bảo vệ lưới.

36
- Cài đặt áp suất dầu động cơ.

- Cài đặt nhiệt độ nước làm mat.

37
- Cài đặt mức nhiên liệu

38
- Cài đặt tùy chọn động cơ.

- Cài đặt khởi động may phát.

39
- Cài đăt tốc độ máy phát.

- Cài đăt bảo vệ điện áp ăc quy.

40
- Cài đặt cảnh báo, chạy máy theo điện áp trạm BTS

- Cài đặt lịch chạy bảo dưỡng.

41
- Cảnh báo bảo trì.

42
b) Danh sách các thông số cài đặt của thiết bị

STT Nhóm Thông số Ý nghĩa

1 Thời gian

Thời gian trễ khi phát hiện mất


Thời gian khởi động Trễ bảo vệ lưới (s)
lưới

Trễ khởi động tự động (s) Thời gian khi nổ máy tự động

Làm ấm máy (s) Thời gian bật làm ấm máy

Đề máy (s) Thời gian đề máy tối đa

Nghỉ đề (s) Thời gian dừng đề máy

Chạy máy IDE (s) Thời gian chạy máy tốc độ thấp

Thời gian tăng tốc lên tốc độ bình


Tăng tốc chạy IDE (s)
thường của máy phát
Thời gian trễ an toàn khi đóng tải
Trễ an toàn (s)
máy phát
Thời gian trễ để cảnh báo tác động
Tác động cảnh báo (s)
sau khi nhận tín hiệu lỗi.
Thời gian dừng/tải (thời Thời gian trễ chuyển đổi tải lưới
Trễ chuyển đổi MC và GC (s)
gian điều khiển) và máy phát
Thời gian cắt xung MC và GC Thời gian trước đóng xung máy
(s) cắt của lưới và máy phát
Thời gian đóng xung MC và Thời gian trước mở xung máy cắt
GC (s) của lưới và máy phát
Thời gian dừng/tải (thời
Trễ có lưới (s) Thời gian trễ để nhận biết có lưới
gian dừng tắt máy)
Thời gian làm mát máy trước khí
Làm máy máy (s)
dừng ở tốc độ bình thường
Thời gian làm mát máy trước khí
Làm mát tốc độ thấp (s)
dừng ở tốc độ thấp
Trễ dừng máy nhận biết tín hiệu
Trễ dừng máy ETS Hold (s)
dừng máy và phát xung

Lỗi tắt máy (s) Thời gian nhận biết lỗi tắt máy

Trễ bảo vệ máy phát (s) Thời gian trễ báo lỗi của máy phát

2 Máy phát

Tùy chọn (tùy chỉnh số Tuỳ chỉnh số cặp cực của máy
Số cặp cực
cặp cực) phát 4-16 cặp cực
Tùy chọn (Hệ thống Lựa chọn máy phát điện 3 pha 4
Lưới điện
điện) dây hoặc 1 pha 2 dây

43
STT Nhóm Thông số Ý nghĩa

Đặt các ngưỡng cảnh báo và tắt


Điện áp thấp
máy khi điện áp thấp
Các ngưỡng giá trị điện áp
Đặt các ngưỡng cảnh báo và tắt
Điên áp cao
máy khi điện áp cao
Đặt các ngưỡng cảnh báo và tắt
Tần số thấp
máy khi tần số
Các ngưỡng giá trị tần số
Đặt các ngưỡng cảnh báo và tắt
Tần số cao
máy khi tần số cao
Dòng điện (Tùy chọn
Dòng CT Lựa chọn loại CT
dòng điện)

Dòng tải CT tối đa Dòng tải tối đa đi qua CT

Vị trí CT Vị trí đặt CT đo dòng

Dòng điện (Cảnh báo Trễ cảnh báo Lựa chọn cách thức cảnh báo quá
quá dòng) Ngay lập tức cảnh báo dòng
Lựa chọn cách thức thực hiện khi
Trễ cảnh báo xử lý
có cảnh báo

Trễ (s) Thời gian trễ cảnh báo

Ngưỡng (%) Ngưỡng cảnh báo tính bằng %

Dòng điện (Phạm vi


Phạm vi công suất (kW) Đặt phạm vi công suất máy phát
công suất)
Dòng điện (Qúa tải
Quá tải công suất xử lý Cách thức xử lý khi quá tải
công suất)

Ngưỡng (%) Ngưỡng cảnh báo tính bằng %

Trễ (s) Thời gian trễ cảnh báo

3 Đầu vào số

Các đầu vào số A, B, C, Lựa chọn chức năng cho các đầu
Chức năng
D, E. vào số
Lựa chọn loại hình tác động khi
Phân loại
đầu vào tích cực

4 Đầu ra số

Relay đầu ra lấy nguồn Lựa chọn loại hình tác động khi
Relay A + B
đầu vào dừng khẩn cấp tích cực
Lựa chọn chức năng và hình thức
Relay đầu ra tuỳ chỉnh Relay C, D, E, F
tác động cho các đầu ra

5 Cài đặt lưới điện

Lựa chọn phát hiện lưới lỗi và cả


Tuỳ chỉnh lưới Phát hiện lưới lỗi
trạm BTS

44
STT Nhóm Thông số Ý nghĩa

Lựa chọn lưới điện 3 pha 4 dây


Lựa chọn loại lưới điện
hoặc 1 pha 2 dây
Lựa chọn ngắt tải khi có sự cố hay
Bảo vệ Mở tải lưới khi sự cố
không
Đặt các ngưỡng cảnh báo khi điện
Cảnh báo điện áp thấp
áp thấp
Các ngưỡng cảnh báo
Đặt các ngưỡng cảnh báo khi điện
Cảnh báo điện áp cao
áp cao
Đặt các ngưỡng cảnh báo khi tần
Cảnh báo tần số thấp
số thấp
Các ngưỡng cảnh báo
Đặt các ngưỡng cảnh báo khi tần
Cảnh báo tần số cao
số cao

6 Động cơ

Lựa chọn loại cảm biến và đặt các


Áp suất nhớt Loại cảm biến + cảnh báo
ngưỡng cảnh báo áp suất nhớt
Lựa chọn loại cảm biến và đặt các
Nhiệt độ nước làm mát Loại cảm biến + cảnh báo
ngưỡng cảnh báo nhiệt độ
Loại cảm biến + cảnh báo và Lựa chọn loại cảm biến, đặt các
Mức nhiên liệu
bình chứa nhiên liệu ngưỡng cảnh báo và bình chứa
Đặt số lần đề máy phát khi khởi
Tùy chọn (khởi động) Số lần đề
động, nếu vượt quá thì báo lỗi
Tuỳ chọn (cảm biến Đặt số bánh răng cho cảm biến tốc
Số bánh răng cảm biến động cơ
động cơ) độ động cơ.

Tuỳ chọn (quá tốc độ) Trễ + cảnh báo Đặt các ngưỡng cảnh báo

Khởi động (tuỳ chọn cắt Cắt đề theo áp suất nhớt + thời Lựa chọn cắt đề và đặt thời gian
đề) gian trễ
Khởi động (ngưỡng cắt
Tần số + tốc độ + áp suất nhớt Đặt giá trị dừng đề máy
đề)
Tốc độ (bảo vệ tốc độ
Đặt ngưỡng tốc độ bảo vệ thấp
thấp)
Ngưỡng (rpm)
Tốc độ (bảo vệ tốc độ
Đặt ngưỡng tốc độ bảo vệ cao
cao)
Acquy (cảnh báo điện Đặt các ngưỡng cảnh báo điện áp
Các ngưỡng cảnh báo + trễ
áp) acquy + thời gian trễ
Acquy (cảnh báo điện Đặt các ngưỡng cảnh báo điện áp
Các ngưỡng cảnh báo + trễ
áp kích từ) kích từ sạc + thời gian trễ

7 Điện áp trạm BTS

Đặt điện áp acquy BTS và thời


Quy trình chạy Giá trị điện áp BTS + trễ
gian trễ

Cảnh báo điện áp thấp Cảnh báo thấp điện áp BTS Đặt ngưỡng cảnh báo điện áp BTS

8 Kế hoạch bảo dưỡng

45
STT Nhóm Thông số Ý nghĩa

Kế hoạch bảo dưỡng Thời gian bảo dưỡng máy định


Đặt chu kì bảo dưỡng máy định kì
máy kì

9 Cảnh báo bảo trì

Cảnh báo bảo dưỡng lọc Hình thức xử lý và thời gian Lựa chọn hình thức xử lý và thời
áp suất nhớt cảnh báo gian cảnh báo áp suất nhớt
Cảnh báo bảo dưỡng lọc Hình thức xử lý và thời gian Lựa chọn hình thức xử lý và thời
gió cảnh báo gian cảnh báo lọc gió
Cảnh báo bảo dưỡng lọc Hình thức xử lý và thời gian Lựa chọn hình thức xử lý và thời
nhiên liệu cảnh báo gian cảnh báo nhiên liệu

10 Cài đặt internet

Cài đặt các mức truyền dữ liệu lên


Thời gian truyền Các mức truyền dữ liệu
sever

46
c) Cài đặt thông số trực tiếp
Người vận hành cũng có thể cài đặt trực tiếp tham số trên thiết bị. Để cài đặt các
tham số trực tiếp thao tác như sau:

B1. Nhấn Menu để mở danh sách các tham số cài đặt


B2. Lựa chọn tham số cần cài đặt bằng 2 nút sau đó nhấn
để lựa chọn tham số cần cài đặt.
B3. Điều chỉnh các giá trị phù hợp với nhu cầu sử dụng.
B4. Nếu không muốn cài đặt nhấn Menu để quay lại

Đối với các tham số cần điều chỉnh giá trị dạng số thao tác như sau

B1. Sử dụng 2 nút để thay đổi giá trị của chữ số ở vị trí con trỏ.
B2. Nhấn Menu để thay đổi vị trí con trỏ.
B3. Nhấn để lưu giá trị đã điều chỉnh.

Khi nhấn vào nút menu 1 giao diện như trên hình sẽ hiện ra gồm các mục:

1 Đầu vào số

2 Đầu ra số

3 Thời gian

4 Máy phát

5 Lưới

6 Động cơ

7 Module

8 Internet

47
1 Đầu vào số

Sau khi truy cập ta sẽ có một giao diện như hình trên gồm các loại đầu vào và tiếp điểm
d/v từ A đến E

Khi truy cập vào bất kỳ loại đầu vào nào ta sẽ có một giao diện:

Tại đây ta sẽ có các mục để cài đặt :

0. Không dùng
1. Nhiệt độ nước on/off
2. Áp suất nhớt on/off
3. Điều khiển từ xa
4. Đóng tải máy phát
5. Đóng tải lưới
6. Mô phỏng nút dừng
7. Mô phỏng chế độ bằng tay
8. Mô phỏng chế độ tự động
9. Mô phỏng chế độ kiểm tra

48
10. Mô phỏng đề máy
11. Mô phỏng đóng tải máy phát
12. Mô phỏng đóng tải lưới
13. Cảnh báo ngập nước
14. Cảnh báo báo cháy
15. Cảnh báo cửa hở

Khi truy cập vào bất kỳ tiếp điểm d/v nào ta sẽ có một giao diện :

Tại đây sẽ có 2 sự lựa chọn :

0. Tích cực tác động


1. Tích cực hở

2 Đầu ra số

Khi truy cập vào mục này ta sẽ có 1 giao diện

Tại đây sẽ có 10 mục để lựa chon :

1. Tiếp điểm d/r A


2. Tiếp điểm d/r B
3. Loại đầu ra C
4. Tiếp điểm d/r C
5. Loại đầu ra D
49
6. Tiếp điểm d/r D
7. Loại đầu ra E
8. Tiếp điểm d/r E
9. Loại đầu ra F
10. Tiếp điểm d/r F
Trong mỗi mục tiếp điểm d/r từ A đến F sẽ có 2 mục cho người dùng lựa chọn :

- Đầu ra đảo

- Đầu ra không đảo

Trong mỗi mục loại đầu ra từ C đến F sẽ có 12 mục để lựa chọn :

0. Không dùng
1. Đóng tải máy phát
2. Đóng tải máy phát xung
3. Đóng tải lưới
4. Đóng tải lưới xung
5. Dừng động cơ
6. Làm ấm máy
7. IDE
8. Cảnh báo chung
9. Mở tải máy phát xung
10. Mở tải lưới xung
11. Điều khiển bơm nhiên liệu

50
3 Thời gian

Tại đây sẽ có 2 mục :

1. Thời gian khởi động


2. Thời gian dừng tải

*Trong mục thời gian khởi động sẽ có các lựa chọn sau:

1. Trễ bảo vệ lưới


2. Trễ khởi động tự động
3. Làm ấm máy
4. Đề máy
5. Nghi đè
6. Chạy máy IDE
7. Tăng tốc chạy IDE
8. Trễ an toàn
9. Tác động cảnh báo

Trễ bảo vệ lưới

51
Trễ khởi động tự động

Làm ấm máy

Đề máy

52
Nghi đè

Chạy máy IDE

Tăng tốc chạy IDE

53
Trễ an toàn

Tác động cảnh báo

* Trong mục thời gian dừng tải có các lựa chọn sau :

1. Chuyển đổi MC-GC

2. Cắt xung MC-GC

3. Đóng xung MC-GC

4. Trễ có lưới

5. Làm mát máy

6. Làm mát máy Idle

7. Trễ ETS hold

8. Lỗi tắt máy

9. Bảo vệ máy phát

54
Chuyển đổi MC-GC

Cắt xung MC-GC

Trễ có lưới

55
Làm mát máy

Làm mát máy Idle

Trễ ETS hold

Lỗi tắt máy

56
Bảo vệ máy phát

4 Máy phát

Tại đây sẽ có 4 mục :

1. Tùy chọn
2. Điện áp máy phát
3. Tần số máy phát
4. Dòng máy phát

Trong phần tùy chọn sẽ có 2 mục :

57
1. Số cực

2. Lưới điện

Số cực

Lưới điện

Trong phần điện áp máy phát có 6 mục :

1. Điện áp thấp tắt máy


2. Điện áp thấp cảnh báo
3. Điện áp tải

58
4. Điện áp cao cảnh báo
5. Điện áp cao tắt c/b
6. Điện áp cao tắt máy

Điện áp thấp tắt máy

Điện áp thấp cảnh báo

Điện áp tải

59
Điện áp cao cảnh báo

Điện áp cao tắt c/b

Điện áp cao tắt máy

60
Trong phần tần số máy phát có 7 mục :

1. Tần số thấp tắt máy


2. Tần số thấp cảnh báo
3. Tần số tải
4. Thông số hoạt động
5. Quá tần số khôi phục
6. Quá tần số cảnh báo
7. Quá tần số tắt máy

Tần số thấp tắt máy

Tần số thấp cảnh báo

61
Tần số tải

Tần số hoạt động

Quá tần số khôi phục

Quá tần số cảnh báo

62
Quá tần số tắt máy

Trong phần dòng máy phát có 13 mục :

1. CT đóng
2. Phạm vi đóng tải
3. Vị trí CT
4. Ngay lập tức cảnh báo
5. Cho phép cảnh báo
6. Xử lý quá dòng
7. Trễ bảo vệ quá dòng
8. Ngưỡng bảo vệ động cơ
9. Phạm vi công suất
10. Cho phép bảo vệ quá tải
11. Xử lý quá tải
12. Ngưỡng quá tải
13. Trễ bảo vệ quá tải

63
CT đóng

Phạm vi đóng tải

Vị trí CT máy phát hoặc tải

Ngay lập tức cảnh báo bật hoặc tắt

Cho phép cảnh báo bật hoặc tắt

64
Xử lý quá dòng Nhả tải tắt máy hoặc tắt máy hoặc cảnh báo

Trễ bảo vệ quá dòng

Ngưỡng bảo vệ động cơ

Phạm vi công suất

65
Cho phép bảo vệ quá tải bật hoặc tắt

Xử lý quá tải : Nhả tải tắt máy hoặc tắt máy

Ngưỡng quá tải

Trễ bảo vệ quá tải

66
5 Lưới

Tại đây có 2 mục :

1. Tùy chọn
2. Cảnh báo

Trong phần tùy chọn có 3 mục :

1. Phát hiện lưới lỗi


2. Lưới AC
3. Lưới lỗi và DC thấp

Phát hiện lưới lỗi có 2 chế độ bật hoặc tắt

67
Lưới AC có 2 chế độ 1 pha 2 dây hoặc 3 pha 4 dây

Lưới lỗi và DC thấp có 2 chế độ bật hoặc tắt

Trong phần cảnh báo có 13 mục :

1. Cảnh báo điện áp thấp


2. Ngưỡng điện áp thấp
3. Điên áp thấp khôi phục
4. Cảnh báo điện áp cao
5. Điện áp cao khôi phục
6. Ngưỡng điện áp cao
7. Cảnh báo tần số thấp
8. Ngưỡi tần số thấp
9. Tần số thấp khôi phục
10. Cảnh báo tần số cao
11. Tần số cao khôi phục
68
12. Tần số cao cảnh báo
13. Nhả tải - mất lưới

Cảnh báo điện áp thấp có 2 chế độ bật hoặc tắt

Ngưỡng điện áp thấp

Điên áp thấp khôi phục

69
Cảnh báo điện áp cao có 2 chế độ bật hoặc tắt

Điện áp cao khôi phục

Ngưỡng điện áp cao

70
Cảnh báo tần số thấp có 3 chế độ bật hoặc tắt

Ngưỡi tần số thấp

Tần số thấp khôi phục

71
Cảnh báo tần số cao

Tần số cao khôi phục

Tần số cao cảnh báo

72
Nhả tải – mất lưới có 2 chế độ bật hoặc tắt

6 Động cơ

Tại đây có 8 mục :

1. Áp suất nhớt
2. Nhiệt độ làm mát
3. Mức nhiên liệu
4. Tùy chọn động cơ
5. Đề máy
6. Tốc độ động cơ
7. Acquy
8. Điện áp trạm BTS

73
* Trong mục áp suất nhớt có 5 phần :

1. Loại cảm biến


2. Đồ thị
3. Cảnh báo hở cảm biến
4. Cho phép áp suất thấp tắt máy
5. Áp suất thấp tắt máy

Loại cảm biến , có thể lựa chọn 1 trong các chế độ sau : Không sử dụng , cảnh báo dòng,
cảnh báo hở , VDO 5 bar, VDO 10 bar , Datcon 5 bar, Datcon 10 bar, Datcon 7 bar, Murphy,
CMB812, Veglia, người dùng định nghĩa

Loại cảm biến

Đồ thị

74
Cảnh báo hở cảm biến ( tính năng hiện bị khóa )

C/p áp suất thấp tắt máy ( tính năng hiện bị khóa )

Áp suất thấp tắt máy ( tính năng hiện bị khóa )

* Trong mục nhiệt độ làm mát có 4 phần :

1. Loại cảm biến

2. Đồ thị

3. Cảnh báo hở cảm biến

4. Ngưỡng nhiệt độ cao

Loại cảm biến , có thể lựa chọn 1 trong các chế độ sau : Không sử dụng , cảnh báo
dòng, cảnh báo hở , VD0 120 oC, Datcon Hight, Datcon Low, Murphy, Cummins, PT 100,
Veglia, Beru, người dùng định nghĩa

Đồ thị

75
Cảnh báo hở cảm biến ( tính năng hiện bị khóa )

Ngưỡng nhiệt độ cao ( tính năng hiện bị khóa )

* Trong mục mức nhiên liệu có 22 phần :

1. Loại cảm biến


2. Đồ thị
3. Cảnh báo qua thấp ( tính năng hiện bị khóa )
4. Quá thấp xử lý ( tính năng hiện bị khóa )
5. Ngưỡng qua thấp ( tính năng hiện bị khóa )
6. Trễ bảo vệ qua thấp ( tính năng hiện bị khóa )
7. Cảnh báo thap ( tính năng hiện bị khóa )
8. Ngưỡng cảnh báo thấp ( tính năng hiện bị khóa )
9. Cảnh báo thap khắc phục ( tính năng hiện bị khóa )
10. Trễ cảm biến thap ( tính năng hiện bị khóa )
11. Cảnh báo cao ( tính năng hiện bị khóa )
12. Cảnh báo cao khôi phục ( tính năng hiện bị khóa )
13. Cảnh báo cao ngưỡng ( tính năng hiện bị khóa )
14. Trễ cảnh báo cao ( tính năng hiện bị khóa )
15. Cảnh báo quá cao
16. Qua cao xử lý ( tính năng hiện bị khóa )
17. Ngưỡng qua cao ( tính năng hiện bị khóa )
18. Trễ qua cao ( tính năng hiện bị khóa )
19. Điều khiển bơm
20. Ngưỡng bơm bật ( tính năng hiện bị khóa )
21. Ngưỡng bơm tắt ( tính năng hiện bị khóa )
22. Thể tích bình chứa

76
Loại cảm biến

Đồ thị

Cảnh báo quá cao có 2 chế độ bật hoặc tắt

77
Điều khiển bơm có 2 chế độ bật hoặc tắt

Thể tích bình chứa

5. CẢNH BÁO SỰ CỐ

5.1 Cách nhận biết cảnh báo của hệ thống

Khi hệ thống gặp lỗi hoặc sự cố thì sẽ biểu tượng cảnh báo trên thiết bị và app,
web sẽ sáng lên:

78
Hình 5 - 1 Biểu tượng cảnh báo khi có sự cố trên thiết bị và web

Ngoài việc xem các cảnh báo trên web và trên mặt của thiết bị, thì khi cài app
trên smartphone sẽ có thông báo của ứng dụng khi xảy ra các các cảnh báo

Trên điện thoại sẽ hiển thị các thông báo tương tự như
thông báo của các ứng dụng SMS, gmail, facebook…

Sử dụng internet nên tiết kiệm đc chi phí tin nhắn SMS
như cách cũ

Hình 5 - 2 Thông báo


trên smartphone khi có
cảnh báo

5.2 Danh sách cảnh báo trên thiết bị

a) Cảnh báo nguồn điện lưới


 Điện áp lưới quá cao hoặc quá thấp
 Tần số lưới quá cao hoặc quá thấp

b) Cảnh báo nguồn máy phát


 Điện áp máy phát quá thấp hoặc quá cao → tắt máy
 Tần số máy phát quá thấp hoặc quá cao → tắt máy
 Quá tải máy phát → tắt máy

c) Cảnh báo điện áp DC và acquy


 Điện áp acquy quá thấp hoặc quá cao
 Điện áp DC thấp

79
d) Cảnh báo cảm biến:
 Cảm biến dầu hở → tắt máy
 Cảm biến dầu quá thấp → tắt máy
 Cảm biến nhiệt độ hở → tắt máy
 Cảm biến nhiệt độ quá cao → tắt máy
 Cảnh báo nhiên liệu quá thấp hoặc quá cao → tắt máy

e) Cảnh báo động cơ


 Tốc độ quá thấp hoặc quá cao
 Lỗi không thể khởi động máy
 Lỗi không thể tắt máy

f) Cảnh báo an ninh, an toàn


 Cảnh báo ngập nước
 Cảnh báo báo cháy
 Cảnh báo mở của
 Dừng khẩn cấp
 Quá tải

80
6. QUẢN LÝ, TRUY VẤN DỮ LIỆU

6.1 Quản lý tài khoản truy cập và thiết bị

a) Quản lý tài khoản


Để quản lý thiết bị thông qua web/app và khi mua thiết bị người sử dụng sẽ được
cấp tài khoản để quản lý thiết bị của mình. Có 3 cấp độ tài khoản như sau:

 Tài khoản chỉ có quyền theo rõi


 Tài khoản bao gồm quyền theo dõi và điều khiển
 Tài khoản Admin: Theo dõi, điều khiển, cài đặt, quyền tạo tài khoản.

Việc phân cấp tài khoản giúp người sử dụng dễ dàng quản lí trạm một cách hiệu
quả hơn, tránh được nhưng rủ ro không mong muốn từ việc điều khiển và cài đặt tham
số không hợp lý.

Tài khoản Admin muốn tạo tài khoản thì thao tác như sau:

B1. Trong mục Người dùng → Quản lý tài khoản


B2. Click vào nút Thêm mới dấu cộng màu xanh phía trên bên tay phải
B3. Điền đầy đủ thông tin tên tài khoản, mật khẩu, tên người dùng và thông
tin, sau đó đánh dấu các quyền được phép sử dụng cho tài khoản đó.
B4. Click vào nút Đăng kí

Hình 6 - 1 Nút tạo tài khoản mới trên websites

81
Hình 6 - 2 Các thông tin của tài khoản mới

Sau khi tạo xong tài khoản thì tài khoản vừa tạo sẽ xuất hiện trong mục Quản lý
tài khoản. Để chỉnh sửa các tài khoản đã tạo có 2 lựa chọn (như hình)

 Click vào nút số 1 để chỉnh sửa các thông tin của tài khoản → Lưu lại
 Click vài nút số 2 để xóa tài khoản đã tạo

Hình 6 - 3 Danh sách các tài khoản hiện có

82
b) Quản lý thiết bị
Khi người sử dụng quản lý nhiều thiết bị, để dễ dàng cho việc theo rõi vào điều
khiển. Người dùng có thể quản lý các thiết bị của mình trong mục Quản lý thiết bị để
hiển thị danh sách thiết bị, trong mỗi thiết bị người sử dụng có thể:

 Chỉnh sửa thông tin (Tên trạm, Tên thiết bị, Người vận hành, Số điện
thoại, Địa chỉ, Thông tin, Công suất máy (kW)….)
 Xóa thiết bị ra khỏi danh sách các thiết bị theo rõi (Lưu ý: khi đã xóa thiết
bị mà muốn theo rõi lại thì phải liên hệ lại với nhà sản xuất)

Hình 6 - 4 Danh sách các thiết bị đang theo rõi

6.2 Truy vấn dữ liệu

Các số liệu hoạt động của hệ thống đều sẽ được lưu lại khi sử dụng trong vòng 1
năm, và người sử dụng có thể trích xuất bất kì khoảng thời gian nào.

Để truy vấn dữ liệu hoạt động thao tác như sau:

B1. Trong thanh công cụ lựa chọn Báo cáo → Máy phát điện
B2. Lựa chọn thời khoảng thời gian cần truy vấn
B3. Chọn các trạm cần truy vấn dữ liệu + điều kiện thời gian nổ máy
B4. Nhấn nút Báo cáo.

83
Hình 6 - 5 Các bước trích xuất báo cáo dữ liệu

Sau khi nhấn nút báo cáo hệ thống sẽ truy vấn dữ liệu và hiển thị tại màn hình
phía dưới. Để xem cac thông số click vào danh sách các bảng thông số để xem dữ liệu
đã được truy vấn.

Nếu muốn lưu dữ liệu đã truy vấn về máy dưới dạng file để lưu trữ trong máy
tính nhấn vào nút Excel.

Hình 6 - 6 Các bảng thông số đã trích xuất

84
LỜI KẾT

Công ty chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới quý khách đã sử dụng sản
phẩm giám sát máy phát điện FD-20 của chúng tôi. Trong quá trình sử dụng nếu gặp
bất kì vấn đề hoặc sự cố ngoài mong muốn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại
và đường dây nóng phía dưới.

Rất mong quý khách đưa ra những ý kiến phản hồi về thiết bị và cuốn hướng dẫn
sử dụng này. Để chúng tôi có thể bổ sung hoàn thiện sản phẩm hơn nữa, đem lại
những lợi ích tối đa cho người sử dụng.

Hỗ trợ kĩ thuật

Hotline: 0936.005.155

Email:

85

You might also like