Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 8

I. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam


- Mạng lưới sông dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
- Sông ngòi nước ta nhiều phù sa, lượng nước thay đổi theo mùa. Có hai
mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ nước sông dâng
cao và chảy mạnh, chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

II. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước của các hệ thống sông
1. Hệ thống sông Hồng
- Đặc điểm mạng lưới:
+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước (sau sông Mê Kông).
+ Được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, 2 phụ lưu chính là sông Đà
và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành
mạng lưới sông hình nan quạt.
- Chế độ nước sông:
+ Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa lũ tháng 6 - tháng 10 phù hợp với mùa
mưa, lượng nước chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn
tháng 11 - tháng 5 năm sau, lượng nước chỉ chiếm khoảng 25% tổng
lượng nước cả năm.
+ Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung
nhanh, dễ gây lũ lụt.
+ Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh
hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
2. Hệ thống sông Thu Bồn
- Đặc điểm mạng lưới:
+ Có 78 phụ lưu dài trên 10 km.
+ Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành
nhiều lưu vực nhỏ độc lập.
+ Mạng lưới sông có dạng nan quạt.
- Chế độ nước sông:
+ Chia làm hai mùa rõ rệt.
+ Mùa lũ tháng 10 - tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa
bão, lượng nước chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm. Lũ tại hệ
thống sông Thu Bồn lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão và
mưa lớn.
+ Mùa cạn tháng 1 - tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả
năm.
3. Hệ thống sông Mê Kông
- Đặc điểm mạng lưới:
+ Là một trong những con sông lớn nhất thế giới, chảy qua 6 quốc gia.
Trong phần lưu vực Việt Nam, sông Mê Kông dài hơn 230km.
+ Ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pôk.
+ Mạng lưới sông có dạng lông chim.
+ Hai chi lưu chính ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu được chia
thành các hệ thống kênh rạch vô cùng chằng chịt.
- Chế độ nước sông:
+ Chia làm hai mùa rõ rệt.
+ Mùa lũ tháng 7 - tháng 11, lượng nước khoảng 80% tổng lượng nước
cả năm, nước vào mùa lũ lên và xuống chậm.
+ Mùa cạn tháng 12 - tháng 6 năm sau.

III. Hồ, đầm và nước ngầm


- Vai trò đối với sản xuất:
+ Có thể nuôi trồng thủy sản.
+ Nhiều hồ đầm có phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch.
+ Cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoạt động công nghiệp,
phát triển thủy điện.
+ Điều tiết nước của các dòng chảy.
- Vai trò đối với sinh hoạt:
+ Cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người, đảm bảo sinh
kế cho người dân.
+ Giúp điều hòa khí hậu địa phương.
+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa
dạng sinh học.
+ Nguồn nước ngầm là nước khoáng, nước nóng ở nhiều địa phương có
tác dụng tốt với con người nên có thể khai thác cho các hoạt động du
lịch, nghỉ dưỡng,...
IV. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với phát
triển kinh tế - xã hội
- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với
sản phẩm đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao.
- Khí hậu ảnh hưởng đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du
lịch.
- Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành: thủy điện, giao thông đường
thủy, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

V. Biến đổi khí hậu


- Tác động đối với khí hậu:
+ Gia tăng nhiệt độ: Trong giai đoạn 1958 - 2018, nhiệt độ trung bình
năm của nước ta có xu hướng tăng nhẹ.
+ Biến đổi lượng mưa: Lượng mưa thay đổi, xu hướng tăng nhẹ nhưng
rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: Số ngày nắng nóng tăng
lên trên cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần nhưng
nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên. Tình trạng hạn hán tăng ở miền khí
hậu phía bắc, giảm ở miền khí hậu phía nam và Trung Bộ.
- Tác động đối với thủy văn:
+ Thay đổi chế độ dòng chảy, lượng mưa trung bình năm biến động làm
lưu lượng nước sông biến động theo.
+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ – mùa cạn.
- Giải pháp ứng phó:
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
+ Xây dựng các cơ sở sản xuất gây ít ô nhiễm môi trường.
+ Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

You might also like