BÁO CÁO THỰC TẬP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.

LÊ THANH LONG

LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc 6 học kỳ học tập tại Trường đại học Bách Khoa TPHCM,
sinh viên bắt đầu bước vào giai đoạn Thực tập trước khi thực hiện và hoàn thành
Luận văn trước khi Tốt nghiệp.

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn chuyển tiếp để sinh viên có sự cọ xát
giữa lý thuyết học được ở nhà trường với thực tế nhu cầu xã hội. Đồng thời thông
qua giai đoạn Thực tập ngắn hạn này, giúp cho sinh viên có cơ hội đánh giá lại
những gì mình đã học được tại trường từ đó bản thân sẽ có sự lựa chọn phù hợp
cho Luận văn Tốt nghiệp sau khi kỳ thực tập kết thúc.

Em xin cảm ơn Thầy Lê Thanh Long đã tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ em trong
quá thực tập tốt nghiệp tại PTN. Đây là những hành trang quý báu chuẩn bị cho
những bước đường sau này.

TpHCM, ngày 10 tháng 8 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Phùng Trần Hanh

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH i


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ..........................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................ 1
1.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập................................................................................. 1
1.1.1 Chức năng ....................................................................................................... 1
1.1.2 Nhiệm vụ......................................................................................................... 1
1.1.3 Loại hình nghiên cứu.................................................................................. 2
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................... 2
1.1.5 Hướng nghiên cứu chính ................................................................................ 2
1.2 Sơ đồ tổ chức ......................................................................................................... 3
1.3 Các phòng ban ....................................................................................................... 3
1.4 Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu ......................... 4
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP..................................................................... 10
2.1 Tổng quan về hệ thống xử lý rác thải .................................................................. 10
2.1.1 Giới thiệu đề tài ............................................................................................ 10
2.1.2 Cách phân loại các loại rác thải tại Việt Nam .............................................. 12
2.1.3 Các phương pháp xử lý rác thải đang được áp dụng hiện nay ..................... 16
2.1.4 Quy trình xử lý rác thải tại việt nam và trên thế giới ................................... 20
2.1.5 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 24
2.2 Quy trình công nghệ và tinh chế rác thải thành năng lượng sạch ............... 25
2.2.1 Quy trình công nghệ xử lý rác thải ............................................................... 25
2.2.2. Tinh chế rác thải thành năng lượng sạch ..................................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ......................................... 29
3.1 Kết luận ............................................................................................................... 29
3.2 Hướng phát triển ................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 30

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH ii


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1. PTN Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số & Kỹ thuật hệ thống…............. 1

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của DCSELab...................................................................... 3

Hình 1.3. Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất Lưu ............. 5

Hình 1.4. Một số thành tựu nghiên cứu của PTN ...................................................... 5

Hình 1.5. Buồng khử khuẩn – một sản phẩm của PTN ............................................. 6

Hình 1.6. Máy khắc laser phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN .................. 7

Hình 1.7. Máy in 3D phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN ......................... 8

Hình 1.8. Máy diệt khuẩn tay tự động – một sản phẩm của PTN .............................. 9

Hình 2.1. Rác chưa phân loại rác trước khi đưa lên xe ép mang đi chôn lấp ............ 11

Hình 2.2. Rác sinh hoạt tại Hà Nội được thu gom không qua phân loại ................... 12

Hình 2.3. Rác thải hữu cơ được thu gom ................................................................... 13

Hình 2.4. Rác thải vô cơ trên bờ biển ........................................................................ 13

Hình 2.5. Rác thải xây dựng từ những công trình phá dỡ ......................................... 14

Hình 2.6. Rác thải y tế trong các bệnh viện ............................................................... 15

Hình 2.7. Sơ đồ các bước xử lý rác thải để đốt.......................................................... 16

Hình 2.8. Chôn lấp rác thải rắn .................................................................................. 17

Hình 2.9. Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ sinh học ............................................. 18

Hình 2.10. Một số các để tái chế rác thải thành vật hữu ích ...................................... 19

Hình 2.11. Tiền xử lý rác thải tại Thụy Điển ............................................................. 22

Hình 2.12. Quy trình xử lý rác trước khi được sử dụng cho mục đích khác ............ 23

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH iii


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thay thế một đơn vị than bằng các loại SRF chất lượng khác nhau ........ 24
Bảng 2.2 Bảng thông số các thuộc tính của từng loại rác thải khi được tái chế …... 27

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH iv


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập


- Phòng thí nghiệm (PTN) Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống
(National key Laboratory of Digital Control and Systsinh viên Engineering, viết tắt là
DCSELab) trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

Hình 1.1. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số & Kỹ thuật hệ thống.

1.1.1 Chức năng


- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì và chuyển giao các thiết bị (phần cứngvà
phần mềm) trong lĩnh vực điều khiển số và kỹ thuật hệ thống, các hệ thống cơ điện tử,
viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí tự động hóa và kỹ thuật hệ thống công nghiệp.
Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu. Dịch vụ Khoa
học và Công nghệ: tư vấn, thẩm định, thi công, đào tạo bồi dưỡng nângcao nghiệp vụ
chuyên môn trên lĩnh vực đăng ký theo Luật định.
Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước theo lĩnh vực trên.

1.1.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức triển khai các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao; hợp tác nghiên cứu, trao đổi

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 1


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

chuyên môn, tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; thực hiện các dịch vụ
khoa học công nghệ, chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ; công bố, quảng bá
các kết quả nghiên cứu và các hoạt động khác phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện,
năng lực của PTNTĐ và quy định của pháp luật.
Tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao. Tạo môi
trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hợp tác nghiên cứu
với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Quản lý và khai thác có hiệu quả các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng thí
nghiệm.

1.1.3 Loại hình nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trình độ cao. Nghiên cứu
triển khai ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh
vực chuyên ngành.

1.1.4 Lĩnh vực hoạt động


- Công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong công nghiệp và dụng.
Công nghệ đo, điều khiển tự động cho các hệ thống sản xuất công nghiệp và dụng.
Công nghệ chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp và dân dụng robot
công nghiệp và dịch vụ thiết bị chuyên dụng, cơ điện tử y sinh, hệ vi cơ – điện tử
(MEMS).

1.1.5 Hướng nghiên cứu chính


- Nghiên cứu ứng dụng.
- Phát triển công nghệ mới, cải tiến công nghệ thích ứng với điều kiện Việt Nam.
- Giới thiệu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
- Cung cấp dịch vụ khoa học công nghê.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

1.2 Sơ đồ tổ chức
- Nhân lực: Lực lượng nghiên cứu tại PTN báo gồm cơ hữu, các cộng tác viên, cố vấn
khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học.
Sơ đồ tổ chức của DCSELab:

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của DCSELab.

1.3 Các phòng ban


 Phòng Tổng hợp
 Phòng Kế hoạch – Tài chính
 Phòng Khoa học Công nghệ và Dịch vụ
 Trung tâm Gia công Cơ khí Chính xác
 Trung tâm Đào tạo
 Phòng Nghiên cứu hợp tác
 PTN Công nghệ Năng lượng
 PTN Công nghệ CNC
 PTN Nghiên cứu Thiết bị và Trang bị Quân sự
 PTN Máy xây dựng
 PTN Dao động và Điều khiển
 PTN Trí tuệ Nhân tạo và Đổi mới Sáng tạo
 Phòng Nghiên cứu Phát triển

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 3


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

 PTN Công nghệ Nhiệt và Lưu chất


 PTN Cơ điện tử
 PTN Điện tử Viễn thông.
 PTN Thiết kế Thông minh
 PTN Logistic và Tự động hóa
 PTN Kỹ thuật Robot
 PTN Cơ Y sinh
 PTN An toàn Đô thị và Môi trường
 PTN Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu

1.4 Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu
- Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu được phụ trách bởi
TS. Lê Thanh Long. Đây là nơi thực hiện các nghiên cứu tính toán về động lực học chất
lưu, các vấn đề về khí động học trong kỹ thuật, mô phỏng tác động của dòng chảy và
truyền nhiệt trong các quá trình. Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học
Chất lưu đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu và các bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay, Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu có 10 sinh
viên đang nghiên cứu về các đề tài mang tính thực tiễn cao như nghiên cứu thiết kế và
mô phỏng các loại tàu tự hành dưới nước, nghiên cứu thiết kế chế tạo máy làm xôi tự
động, nghiên cứu thiết kế buồng khử khuẩn, v.v.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 4


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.3. Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất Lưu.

Hình 1.4. Một số thành tựu nghiên cứu của PTN.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 5


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.5. Buồng khử khuẩn – một sản phẩm của PTN.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 6


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.6. Máy khắc laser phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 7


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.7. Máy in 3D phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 8


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.8. Máy diệt khuẩn tay tự động – một sản phẩm của PTN.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 9


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 Tổng quan về hệ thống xử lý rác thải


2.1.1 Giới thiệu đề tài
Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương),
với dân số hơn 93 triệu người, hằng năm, lượng rác được thải ra tại Việt Nam là rất lớn,
trung bình có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh
hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, mỗi
ngày có từ 7.000 - 8.000 tấn rác thải. Chưa kể lượng rác thải nông nghiệp từ cây trồng,
chế biến nông - lâm - thủy sản... đều là tài nguyên. Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85%
lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn
lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất,
nước, không khí, nhất là tại các thành phố lớn.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, tại Việt
Nam hiện có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi
chôn lấp là hợp vệ sinh. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hàng trăm bãi chôn lấp này
là hiện hữu.
Phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại
nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát
sinh lượng lớn nước rỉ rác. Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.

Hình 2.1 Rác chưa thực hiện phân loại rác trước khi đưa lên xe ép mang đi chôn lấp

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 10


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Các nhà chuyên môn cho rằng nếu đem chôn lấp hoặc đốt như cách lâu nay sẽ lãng phí
từ 55%-67% các sinh khối và chất hữu cơ trong chất thải rắn. Tái chế rác thải để tiết
kiệm tài nguyên, sản xuất phân vi sinh và sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng
trên thế giới. Việt Nam bắt đầu quan tâm giải quyết bài toán xử lý rác, tình trạng quá tải
tại các bãi chôn lấp gây thách thức về môi trường và nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp
ngày càng tăng ở nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn. Một số địa phương đã đầu tư
nhà máy phân loại rác để lấy, nguyên liệu tái chế, sản xuất phân vi sinh và đốt rác làm
điện nhưng chưa nhiều, công suất còn thấp.
- Quản lý chưa bắt kịp tốc độ xả thải
Ngoài nguyên nhân rác không được tổ chức phân loại từ đầu nguồn gây khó khăn, việc
thiếu nhà máy xử lý hiện đại, công nghệ cao, năng suất cao là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng xử lý rác theo cách chôn lấp phổ biến hiện nay. Cả nước hiện có 381 lò đốt rác,
37 dây chuyền chế biến compost (phân trộn). Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trần Hồng Hà khẳng định việc xử lý rác thải là một trong những thách thức hiện nay,
đặc biệt là rác thải sinh hoạt, bởi thực trạng xử lý chôn lấp vừa gây ô nhiễm tài nguyên
nước vừa gây cạn kiệt, lãng phí tài nguyên.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Carolyn Turk, phát biểu trên
báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng hiện Việt Nam đầu tư vào hạ
tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải. Khu vực nhà nước và tư nhân cần
hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc
đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của rác thải.
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco Hà Nội) đã thực hiện một số
dự án, trong đó có dự án "Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và xử lý rác thải
nhựa tại Hà Nội". Đại diện lãnh đạo đơn vị này cho biết sau một năm triển khai thực
hiện thí điểm, chương trình đã từng bước tạo dựng được mô hình phân loại, tái chế rác
thải, giảm lượng rác thải chôn lấp; bước đầu mở ra một ngành nghề kinh doanh rác tái
chế của công ty. Ước tính lượng rác tái chế thu được đến hết tháng 5-2021 khoảng hơn
500 tấn.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 11


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.2 Rác sinh hoạt tại Hà Nội không được phân loại
Để giảm áp lực cho cách xử lý chôn lấp, TP HCM đang thay dần công nghệ xử lý rác
bằng cách đốt phát điện; đồng thời hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn thành
2 loại (tái chế và không tái chế) để phù hợp công nghệ đốt rác phát điện hiện nay. Chính
quyền thành phố cũng đặt mục tiêu cụ thể giảm tỉ lệ xử lý rác bằng phương pháp chôn
lấp còn 20% vào năm 2025.
Không chỉ đốt rác mà phải tái chế rác để tạo nền kinh tế tuần hoàn cho rác thải. Ông
Ngô Như Hùng Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietstar - đơn vị đang vận hành nhà
máy tái chế chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc (TP HCM), cho
biết cần nhận định rác là tài nguyên và tái chế rác là cần thiết. Nhiều năm nay, Vietstar
đã đầu tư nhà máy tái chế rác với quy mô tiếp nhận khoảng 1.800 tấn/ngày. Mỗi tháng,
nhà máy sản xuất khoảng 1.000 tấn phân hữu cơ và 300 tấn nhựa PE, mang lại nguồn
thu cố định.

2.1.2 Cách phân loại các loại rác thải tại Việt Nam
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Phân loại rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của
con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là
hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn
tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.
Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể.
Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không
được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 12


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

+ Rác thải hữu cơ


Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc
thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ bao gồm:
– Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư
thối
– Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
– Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Hình 2.3 Rác thải hữu cơ được thu gom


+ Rác thải vô cơ
Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ
có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm:
– Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
– Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới
lòng đất, nó sẽ phân hủy hết trong 400 – 600 năm.

Hình 2.4 Rác thải vô cơ trên bờ biển

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 13


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

+ Rác thải tái chế


Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại
giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.
+ Rác thải văn phòng
Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng.
Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…
+ Rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm,
tẩy rửa, chất hóa học, phế liệu công nghiệp…
Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh
hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người cũng như môi trường sống xung quanh.
Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…
Rác thải công nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích
tăng trưởng…
+ Rác thải xây dựng
Rác thải xây dựng được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa
các công trình. Các loại rác thải này còn được gọi là xà bần, bao gồm gạch, đá, vụn
đất….

Hình 2.5 Rác thải xây dựng từ những công trình phá dỡ

Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau:


Chất thải lây nhiễm bao gồm:
– Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc
xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;kim
chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc
nhọn khác;

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 14


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc
dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính
mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an
toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
– Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí
nghiệm.

Hình 2.6 Rác thải y tế trong các bệnh viện

Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:


– Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
– Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản
xuất;
– Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại
nặng;
– Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
– Chất thải nguy hại khác.
Chất thải y tế thông thường bao gồm:
– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất
thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
– Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y
tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định nhưng có yếu tố nguy
hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 15


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

– Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.


2.1.3 Các phương pháp xử lý rác thải đang được áp dụng hiện nay
- Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản, Đức, Thuỵ
Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch… là những nước có số lượng đất cho các khu thải rác bị hạn chế.
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới
mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng
lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc
các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một
hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây
ra.
Mặc dù phương pháp xử lý bằng thiêu đốt đòi hỏi chi phí xử lý cao nhưng vẫn thường
áp dụng để xử lý rác thải độc hại như rác thải y tế và công nghiệp vì các phương pháp
này xử lý tương đối triệt để chất gây ô nhiễm.
Quá trình thiêu đốt rác thải thường được thực hiện trong các lò đốt rác chuyên dụng ở
nhiệt độ cao, thường từ 850 đến 1.100oC. Bản chất của quá trình là tiến hành phản ứng
cháy, tức phản ứng ôxy hoá rác thải bằng nhiệt và ôxy của không khí. Nhiệt độ phản
ứng được duy trì bằng cách bổ sung năng lượng như năng lượng điện hay nhiệt toả ra
khi đốt cháy nhiên liệu như gas, dầu diezen…
Hiện tại, ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt công suất nhỏ
được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung ương trực
thuộc Bộ Y tế có công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế được
thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ thuộc nhiều
vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt đạt tiêu
chuẩn rất ít. Vì vậy, chất thải y tế thường được đốt bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp
trong khu đất của bệnh viện.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 16


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.7 Sơ đồ các bước xử lý rác thải để đốt

Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt thì gần như
tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn. Hiện tại, các khu
công nghiệp có đầu tư khu xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung không nhiều. Các chất
thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị có chức năng,
được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại xử lý.
- Phương pháp chôn lấp thường được áp dụng để xử lý chất thải rắn hữu cơ – có khả
năng phân hủy nhanh trong đất, giải phóng ra các dưỡng chất tốt cho đất.
Hoặc chôn lấp các loại rác thải tại các hầm chôn lấp an toàn, như vậy sẽ không gây ảnh
hưởng cho môi trường đất nước.
Các loại chất thải rắn nguy hại cũng được xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở nhưng
vùng chuyên biệt.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 17


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.8 Chôn lấp rác thải rắn


Chôn lấp chất thải rắn cần có một quy trình chuyên nghiệp, thực hiện theo các bước bài
bản, bao gồm:
Bước 1: Khảo sát tình trạng, chủng loại của chất thải rắn. Đưa ra phương pháp xử lý tối
ưu nhất.
Bước 2: Lấy mẫu chất thải, phân tích và xây dựng phương án thu gom an toàn.
Bước 3: Thu gom và vận chuyển chất thải đến khu vực chôn lấp.
Bước 4: Tiến hành chôn lấp chất thải.

- Phương pháp ủ sinh học đối với rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ
áp dụng được với rác thải hữu cơ. Để áp dụng được, phải tiến hành phân loại ngay từ
đầu thông qua các thiết bị cơ khí tiên tiến. Rác thải hữu cơ sẽ được thu gom, tập kết và
đưa vào các hầm ủ trong khoảng thời gian 90 – 100 ngày.
Sử dụng công nghệ sinh hóa tiên tiến để xử lý rác thải
Phương pháp xử lý rác thải tiên tiến này có nhiều ưu điểm vượt trội:
– Xử lý tương đối mùi hôi, nước thải từ rác thải ra môi trường
– Áp dụng phương pháp ủ liên hoàn
– Thời gian ủ rác diễn ra nhanh, luân hoàn trong vòng 90 – 100 ngày
– Tiết kiệm chi phí vận chuyển, xử lý…
– Có thể sử dụng rác thải hữu cơ sau khi đã hoại mục để làm phân bón trong nông
nghiệp.
– Phân loại các chất thải rắn để tái sử dụng một cái dễ dàng
– Giúp tiết kiệm nhiên liệu bằng việc đốt các rác thải khô.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 18


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.9 Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ sinh học

- Phương pháp tái chế rác thải:


+ Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được tái chế nhiều
nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng hữu ích khác.
+ Tái chế kim loại: Về việc tận dụng kim loại trong đời sống có những người làm công
việc thu gom (thường gọi là thu mua “đồng nát”) mua tất cả những đồ hỏng (trong đó
có cả kim loại) mà họ thấy có thể bán lại được sau đó bán lại cho cơ sở chuyên phân
loại, ở đây các phần của chi tiết hỏng có thể được tận dụng sửa chữa lại, kim loại cũng
được phân loại dùng làm phôi chế tạo, những thứ không thể tận dụng nữa thì mới được
chuyển dùng nấu luyện tái chế ( phải phân loại riêng từng kim loại như đồng, nhôm,
gang, thép…) rồi bán lại cho các cơ sở tái chế.
+ Tái chế rác hữu cơ: những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để tạo thành phân
bón loại tốt, bán lại cho nông dân.
+ Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia đình,
trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà máy, siêu thị, cửa
hàng, nhà ga, bến xe, sân bay…
Giấy đã qua sử dụng có loại tái chế được và loại không tái chế được. Những loại giấy
không thể tái chế gồm giấy cảm nhiệt, giấy (tự) dính, băng keo, giấy trong suốt (để
thuyết trình), giấy carbon, giấy bóng kính, giấy phủ chất dẻo hay sáp, hộp đựng sữa
hoặc nước giải khát, giấy gói kẹo, giấy gói ngoài ram giấy photocopy, hộp đựng cơm
trưa, cốc và đĩa giấy, giấy lau, khăn lau đã dùng, giấy đựng sơn, giấy đựng hóa chất
hoặc thực phẩm…

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 19


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Từ các nguồn thải, giấy đã qua sử dụng được thu gom để chuyển về nhà máy giấy, giấy
đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về nhà máy có thể tái chế thành giấy làm bao bì,
giấy tissue, giấy in báo.
+ Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công trình xây dựng đều
có thể tái chế. Thạch cao có thể tái chế làm ván lát tường, nhựa đường dùng để trải
đường, bê tông dùng làm nền đường và các mục đích khác.
+ Tái chế rác thải điện tử như: máy tính cũ, máy in, điện thoại di động, máy nhắn tin,
các thiết bị nhạc và ảnh kỹ thuật số, tủ lạnh, đồ chơi và máy vô tuyến truyền hình….
Cũng như việc sản
xuất ra các thiết bị điện tử, việc tái chế rác thải điện tử rất phức tạp, đòi hỏi phải có công
nghệ hiện đại.

Hình 2.10 Một số các để tái chế rác thải thành vật hữu ích
2.1.4 Quy trình xử lý rác thải tại việt nam và trên thế giới
+ Ở trong nước:
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa
đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Từ xưa đến giờ thì chúng ta chỉ có công nghệ chôn
lấp là trên 90% để rác thải sinh hoạt của Việt Nam là được chôn lấp và thể hiện nay
rất nhiều các bãi chôn lấp đấy không hợp vệ sinh gây ô nhiễm nước ô nhiễm mùi khí
làm đảo lộn cả những người sống xung quanh nhà. Tôi nghĩ rằng cái đấy là cần phải
được giải quyết một cách rốt ráo. Tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
rác thải chủ yếu vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, đến nay, một số bãi
chôn lấp đã phải đóng cửa do hết diện tích, trong khi một số khác phải đóng cửa do
người dân phản ứng. Nhiều công nghệ xử lý rác trong và ngoài nước đã được áp dụng
tại Việt Nam như công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt tiêu hủy, đốt phát điện, sản xuất
phân compost…giải quyết một lượng lớn rác thải cho các địa phương, nhưng sau một

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 20


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

thời gian áp dụng cũng bộc lộ một số bất cập, làm phát sinh những vấn đề ô nhiễm
trường. Đối với những công nghệ xử lý rác hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam, cần có
kế hoạch kiểm tra, giám sát tính hiệu quả và đánh giá tác động môi trường của từng dự
án. Cần phải đảm bảo, các công nghệ xử lý rác được áp dụng theo đúng nguyên lý, đáp
ứng các điều kiện về nhiệt độ, các tiêu chuẩn công nghệ theo đúng cam kết ban đầu và
không gây ra những vấn đề môi trường phát sinh.
+ Ở nước ngoài:
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản, đặc biệt là thủ đô Tokyo, gặp nhiều vấn
đề nan giải liên quan đến xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng
phi mã, bùng nổ dân số khu vực đô thị khiến môi trường Thành phố Tokyo ảnh hưởng
nghiêm trọng, lượng rác thải đạt mức kỷ lục có thời điểm lên đến 13.000 tấn/ngày.
Thành phố đã rất mạnh tay trong công cuộc xử lý rác thải, yêu cầu người dân cắt giảm
lượng rác, tái chế và tái sử dụng (Chiến dịch 3R). Thành phố cũng cho xây dựng hệ
thống các nhà máy thu gom, xử lý rác khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, tiến hành việc phân
loại rác tại nguồn và xử phạt nặng những người cố tình không chấp hành.
Nguyên lý của công nghệ xử lý rác thải ở Tokyo gồm 3 bước: Nghiền – ép – đốt, rác
sau khi được thu gom sẽ được nghiền và ép thành từng khối lớn có kích thước bằng
nhau để khi đốt tiết kiệm được thể tích lò đốt, tiết kiệm thời gian và công sức của công
nhân nhà máy.
Một số chất hóa học được thêm vào để trung hòa các loại khí độc hại thoát ra trong quá
trình đốt. Vì vậy, hơi thoát ra từ những nhà máy đốt rác khổng lồ này thường chỉ là hơi
nước và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu chuyện thành công của hệ thống quản lý rác thải của Nhật Bản bắt đầu với việc thu
gom rác từ các hộ gia đình ở các thành phố. Rác thải của Nhật được quản lý rất có chiều
sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc
đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).
Công nghệ này xử lý rác
bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình
nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác bên trong lò sẽ được đối lưu
liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu
nhất.
Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả, biến các bãi rác thành
các cụm đảo nhân tạo có tác dụng như một “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng
lồ, làm mát làn không khí biển thổi vào đô thị Tokyo. Công nghệ đốt rác của Nhật Bản
là phương pháp khả thi để theo đuổi nhất hiện giờ.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 21


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Ở Thụy Điển, chuyện mỗi hộ gia đình có đến 6, 7 loại thùng rác trong nhà để phân loại
rác từ nguồn là điều khá bình thường. Người dân được phổ cập kiến thức về phân loại
rác, vì thế họ có ý thức phân loại rác ngay tại nhà, trước khi mang đến địa điểm thu gom.
Rác đã được phân loại sẽ được tập kết tới các thùng chứa đặc biệt ở các tòa nhà, các
khu dân cư và sau đó được chuyển tới địa điểm tái chế. Tại đây, báo sẽ được nghiền
thành bột giấy, chai lọ sẽ được tái sử dụng hoặc nung chảy để sản xuất các sản phẩm
mới, rác thải nhựa sẽ được tái chế thành nhựa nguyên liệu, thực phẩm sẽ được ủ hoặc
xử lý hóa học để trở thành phân bón hoặc khí sinh học.
Ngoài chuyện bảo vệ môi trường có sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử
lý rác thải hiện đại và hiệu quả cũng là điểm đáng chú ý của quốc gia Bắc Âu này. Hệ
thống tái chế xử lý rác hiệu quả ấy đã giúp cho Thụy Điển trở thành nước đầu tiên trên
thế giới tái chế được đến 99% lượng rác thải của mình. Chỉ có 1% rác từ các hộ gia đình
bị thải ra môi trường.
Công nghệ phát triển đến mức nước này đang phải nhập khẩu rác từ các nước khác để
có đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. 55% rác được đốt trở thành nguồn cung
cấp điện và khí sưởi, phần còn lại tái chế thành nguyên vật liệu mới hoặc thành phân
bón sinh học, khí sinh học.
Sau quá trình đốt rác, lượng tro thu được chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng rác thải
ban đầu. Từ số tro này, kim loại sẽ được tách riêng và tái chế, phần còn lại sẽ được sàng
lọc để đưa vào một số công trình xây dựng, ví dụ như làm đường. Khoảng 1% lượng
rác thải không thể tái chế còn lại sẽ được đưa tới các bãi chôn lấp. Với công nghệ tiên
tiến, khói từ các lò đốt rác của Thụy Điển bao gồm 99,9% cacbon điôxít và nước, nhưng
vẫn sẽ được tiếp tục lọc qua các
hệ thống lọc. Bùn từ hệ thống lọc này sẽ được sử dụng để lấp đầy các mỏ quặng bị bỏ
hoang.
Trong khi xử lý rác thải vẫn là chuyện đau đầu với nhiều quốc gia, kể cả với các nước
châu Âu, mô hình tái chế rác thải của Thụy Điển thực sự là một giải pháp tốt giúp bảo
vệ môi trường và cung cấp nguồn năng lượng xanh cho người dân.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 22


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.11 Tiền xử lý rác thải tại Thụy Điển


Áo – Quốc gia tái chế rác bằng công nghệ sinh học tân tiến
Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải.
Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa
PET.
Trong khi cả Thế Giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa – giải pháp tái chế PET hiện
giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở
Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế
nhựa PET. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó
có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Bỉ – Quốc gia với hệ thống quản lý rác từ trước khi được thải ra
75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất Thế Giới. Tài
nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi.
Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.
Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng rác thải thấp và
sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý
chất thải, giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi trường mà sản phẩm
của họ sẽ gây ra.
Từ đó đề xuất những cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm, làm giảm
hệ quả xấu tới môi trường.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm lượng nguyên liệu và rác thải
đáng kể. Ví dụ, khi cần xách 1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết
kiệm và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông thường. Và khi lượng ly

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 23


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ
lớn.
Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer, nhưng đối
với những sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra,
những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm chí danh sách những nơi cho
thuê dao kéo tái sử dụng.

Hình 2.12 Quy trình xử lý rác trước khi được sử dụng cho mục đích khác

2.1.5 Tính cấp thiết của đề tài


Tái chế chất thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh
tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác. Sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
Với lượng hữu cơ lớn trong chất thải sinh hoạt (50-70%). Thì đây sẽ là nguồn nguyên
liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh. Một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện
với môi trường.
Bên cạnh đó việc tái chế chất thải còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như.
chất thải nhựa, giấy, Tái chế chất thải kim loại. Tái chế chất thải tránh lãng phí tài
nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.
Tái chế chất thải có nguồn gốc hữu cơ sẽ được dùng để chế biến phân vi sinh. Chất thải
có nguồn gốc từ giấy, nhựa, kim loại… Sẽ được thu hồi, tái chế, tạo nguồn nguyên liệu
cho ngành giấy, nhựa… Chất thải khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế chất thải không cao
như cao su, da, vải vụn… Sẽ được đốt để thu hồi năng lượng.
Như vậy, hầu hết các thành phần trong chất thải đều được tái chế. Chỉ còn lại một tỷ lệ
chất thải rất nhỏ phải đem chôn lấp. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí xử lý chất thải rất

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 24


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

nhiều so với việc đem chôn lấp hoàn toàn. Vì tạo được nguồn lợi từ việc bán các sản
phẩm tái chế chất thải.
Hơn nữa, tỷ lệ chôn lấp chất thải rất ít nên cũng giảm được chi phí đáng kể cho việc vận
hành, kiểm soát bãi chôn lấp. Khoảng vài năm trở lại đây, vấn đề liên quan đến rác
nhựa thải ra môi trường gây ra sự nhức nhối trên toàn cầu. Từ tổ chức, đơn vị đến cá
nhân đều đang dần có ý thức chung tay,

kêu gọi phải tái chế, giảm thiểu chất thải. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là vì sao chúng
ta cần làm thế. Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu
lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và
1.300m3 đất để chôn lấp.
Tái chế rác thải giúp giảm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường do khai thác tài nguyên thiên
nhiên như: dầu mỏ, khoáng sản… Không phải ai cũng biết rằng, sử dụng giấy tái chế
giảm được 74% ô nhiễm không khí, 35% ô nhiễm nguồn nước.
SRFTHẤP SRFTB SRFCAO THAN ĐÁTB
LHV (MJ/kg) 12 15 18 25
Khối lượng 210% 170% 140% 100%
cần để thay thế
Lượng phát ~30% ~30% ~30% ~100%
thải CO2 hóa
thạch

Bảng 2.1 Thay thế một đơn vị than bằng các loại SRF chất lượng khác nhau

2.2 Quy trình công nghệ và tinh chế rác thải thành năng lượng sạch

2.2.1 Quy trình công nghệ xử lý rác thải


Với các đất nước đang phát triền nói chung và với Việt Nam nói riêng, vấn đề về môi
trường sống trước những tác động từ sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế luôn
được quan tâm hàng đầu. Rác thải sinh hoạt là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động
sinh hoạt của con người tại các khu dân cư, khu trung tâm thương mại, các siêu thị, khu
công sở, doanh trại, trường học… Việc phân loại rác thải tại nguồn là một việc làm tuy
nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với môi trường và cộng đồng. Các hộ
gia đình tự phân loại rác thải sinh hoạt thành các loại theo bảng tên: rác hữu cơ ( (rau,
củ, quả, thức ăn thừa…), rác vô cơ (các sản phẩm từ thủy tinh, kinh loại...) và các loại
các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….), sau đó có biện pháp thu gom

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 25


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

để riêng từng loại rác. Quá trình thu gom có thể được thực hiện bằng xe ép rác 2 ngăn
hoặc bằng thùng rác nhựa có bánh xe luân phiên theo ngày hoặc theo một lịch cố định.
Nhân viên môi trường mà cụ thể là những người làm công tác thu gom rác sẽ có nhiệm
vụ phân loại một các sơ bộ rác và những vật liệu có thể tái chế. Từ đó rác thải sẽ được
vận chuyển bằng các phương tiện vận tải chuyên chở hiện đại đến nơi xử lý rác. Tiếp
theo đó công nhân sẽ lấy ra những món đồ có kích thước quá lớn không phù hợp với hệ
thống xử lý này.
Quy trình tiền xử lý chất lượng các loại rác thải và phương pháp đốt không giống nhau.
Quy trình này có thể được thiết kế theo nhu cầu của khác hàng bằng cách tích hợp các
công đoạn tái chế chuyện biệt hơn. Ví dụ: loại bỏ chất hữu cơ, sấy bổ sung, tinh chế
thêm nhiên liệu sinh học hoặc thu hồi vật liệu ở mức cao hơn bằng quá trình phân loại
thông minh. Thực tế hàm lượng hữu cơ ướt trong nguyên liệu thô cao có thể tách lượng
hữu cơ đó ra trước khi cắt đầu quy trình sản xuất. Máy cắt sơ bộ sẽ tạo ra kích thước
mảnh khoảng 250mm dùng được cho các lò xích ghi. Trong trường hợp này, máy cắt
sơ bộ có thể là máy cắt chính. Sàng trống hoặc sàng đĩa sẽ tách chất hữu cơ ướt và vật
liệu không thể tái chế. Cuối cùng, các mảnh có nhiệt trị cao hơn sẽ được chuyển tiếp
đến dây chuyền sản xuất cắt nhỏ hơn.
Sau đó hệ thống băng tải sẽ đưa các rác thải đi qua một máy nghiền rác thải nhằm giảm
kích thước của rác thải. Máy cắt có khung thép vững chắc. Máy nghiền không chỉ mạnh
mẽ mà còn thông minh máy có hệ thống chống va đập mạnh cho phép máy nghiền liên
tục. Đây là chức năng hoàn toàn tự động, có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng sàng
vận hành của hệ thống. Khi rác đã được cắt nhỏ, dây chuyền sẽ tách riêng nguyên liệu
tái chế có giá trị và loại bỏ một số chất khác. Kim loại có từ tính được hút khỏi rác thải
đã cắt bằng nam châm, trong khi các bộ phận tách bằng dòng điện xoáy tách riêng các
kim loại dẫn điện như đồng và nhôm. Trong một số trường hợp cần tối đa hóa độ thuần
khiết của nhiên liệu, sàng mịn sẽ lọc các nguyên liệu không cháy rất mịn như mảnh vụn
thủy tinh, cát, sỏi và đất. Việc này sẽ làm tăng nhiệt trị của nhiên liệu được sản xuất,
đồng thời loại bỏ các thành phần có thể gây sự cố trong quá trình đốt. Công đoạn xử lý
cuối cùng nằm ở máy phân loại bằng khí. Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng
nhiên liệu. Công đoạn này sẽ tác riêng các chất trơ lớn như các mẫu gạch, đá, kim loại
và các vật thể hình khối nặng khác.

2.2.2. Tinh chế rác thải thành năng lượng sạch


Xã hội hiện đại luôn cần năng lượng để duy trì hoạt động và phát triển. Nhiên liệu từ
rác thải sẽ mang đến các giải pháp mới để sản xuất điện thân thiện với môi trường , tạo
lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu việc chôn lấp. Hầu hết các nhà máy điện được đặt gần
nơi thiêu thụ điện, cũng chính là nguồn phát sinh rác thải. Điều này mang đến những cơ

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 26


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

hội mới về sản xuất điện. Việc giảm chôn lấp bằng cách sử dụng nhiên liệu từ rác thải
trong các nhà máy điện sẽ có lợi cho cả cộng đồng địa phương và nhà máy điện. Việc
sử dụng nhiên liệu từ rác thải trong sản xuất điện, thay vì thải bỏ chúng, cũng làm giảm
tác động tiêu cực của chôn lấp, ví dụ như khí thải metan, các vấn đề vệ sinh và mùi hôi.
Nhiên liệu SRF/RDF được sản xuất bằng dây chuyền xử lý rác có chất lượng cao hơn
đáng kể so với nguyên liệu rác thải thô. Việc chuẩn bị nhiên liệu mang lại hiệu suất tốt
hơn, giảm các vấn đề về đốt và tạo ít khí thải hơn. Quá trình chuẩn bị nhiên liệu cũng
giúp thu hồi nguyên liệu có thể tái chế, ví dụ kim loại.
Đốt lò ghi là phương pháp đốt rác thải lâu đời nhất. Khi cần lò hơi lớn hơn, công suất
điện cao hơn hoặc khả năng xử lý nhiều loại nhiên liệu hỗn hợp khác nhau thì giải pháp
lò hơi CFB/BFB ( Tầng sôi tuần hoàn/ Tầng sôi sủi bọt ) sẽ hữu hiệu hơn. Các công
nghệ lò hơi này có hiệu suất đốt cao và mức khí thải thấp hơn. Ngoài việc xây mới, có
thể dễ dàng chuyển đổi các nhà máy điện hiện tại để sử dụng SRF/RDF làm nhiên liệu
chính. Tính linh hoạt vượt trội về nhiên liệu tích hợp trong các giải pháp cho phép đốt
được nhiều loại nhiên liệu. Các nhà máy điện, có thể đốt SRF cùng với nhiên liệu sinh
khối, than bùn, nhiên liệu từ nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.
Nhiều nhà máy ưu tiên sản xuất nhiên liệu tại chỗ và tích hợp việc sản xuất nhiên liệu
vào hệ thống của họ. Trong trường hợp này, độ ổn định và khả năng sẵn sàng vận hành
là những yêu cầu cần thiết yếu cho dây chuyền sản xuất nhiên liệu.
Yêu cầu về chất lượng và khối lượng nhiên liệu sẽ được nghiên cứu cùng với nhu cầu
khách hàng. Khi đã xác định được thành phần rác thải và các yêu cầu về nhiên liệu, có
thể chọn ra một thiết kế phù hợp để chuẩn bị nhiên liệu. Ở giai đoạn này, chất lượng và
độ sẵn có của rác thải đầu vào là những yếu tố quan trọng, vì lò hơi đòi hỏi dòng nhiên
liệu đủ và ổn định nên việc di chuyển nguyên liệu giữa các quy tình phụ thuộc vào công
nghệ băng tải khép kín hoàn toàn, chống bụi. Thiết kế mặt bằng đơn giản và nhỏ gọn
với số lượng băng tải tối thiểu. Toàn bộ quá tình từ lưu chứa và xử lý nhiên liệu cho
tới nạp và châm nhiên liệu vào lò hơn hoàn toàn tự động. Lưu lượng nhiên liệu đồng
nhất và được điều chỉnh tự động để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong lò hơi. Các thiết
bị và quy trình phụ đáp ứng các quy định của ATEX và quốc tế hiện hành.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 27


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Bảng 2.2 Bảng thông số các thuộc tính của từng loại rác thải khi được tái chế
MSW1 = rác thải sinh hoạt đô thị châu Á với hàm lượng hữu cơ, độ ẩm và vật liệu trơ
cao
MSW2 = rác thải sinh hoạt đô thị các nước phát triển với hàm lượng hữu cơ và chất trơ
ít hơn, độ ẩm thấp hơn so với MSW1
ICW = rác thải công nghiệp và thương mại điển hình, chú yếu bao gồm vật liệu đóng
gói khô.
Rác thải hỗn hợp = rác thải sinh hoạt điển hình trộn lẫn IWC.Tỷ lệ thành phần có thể
dao động
SRF/RDF = nhiên liệu thu hồi dạng rắn và nhiên liệu tái chế từ rác thải

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 28


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


3.1 Kết luận
Kết thúc thực tập tốt nghiệp, em đã học hỏi được những kiến thức và kinh nghiệm quý
giá về:
Kỹ năng làm việc, kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề.
Tìm hiểu bước đầu về đề tài luận văn, biết về vai trò, cấu tạo, tiêu chuẩn thiết kế các
thông số tính toán cần thiết…
Xác định được phương hướng nghiên cứu đề tài luận văn.
3.2 Hướng phát triển
Dựa vào những kiến thức đã tích lũy được từ quá trình thực tập để áp dụng vào thực
hiện luận văn tốt nghiệp:
Thực hiện tính toán và thiết kế máy nghiền và phân loại rác thải sinh hoạt.

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 29


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.bmh.fi/wp-content/uploads/2021/10/BMH-Waste-Refining-Solutions-
brochure_2020_spreads_Vietnamese-ID-274812.pdf
http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5497/tai-che-nhua-tai-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.aspx
http://dwrm.gov.vn/uploads/news/2020_11/bao-cao-hien-trang-moi-truong-2019.pdf
https://123docz.net/document/2874724-danh-gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-thu-
gom-van-chuyen-rac-thai-sinh-hoat-theo-huong-xa-hoi-hoa-tai-thanh-pho-bac-
ninh.htm
https://123docz.net//document/4976463-nghien-cuu-thiet-ke-che-tao-may-nghien-rac-
thai-lam-nguyen-lieu-san-xuat-phan-huu-co-vi-sinh-nang-suat-5-tangio.htm
http://www.gree-vn.com/pdf/Chuong_2_Quan_ly_CTRSH.pdf

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 30

You might also like