BÀI 12. Thực hành tháo lắp, kiểm tra, đo kiểm các chi tiết của hệ thống lái

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Bài 12

THỰC HÀNH THÁO LẮP, KIỂM TRA, ĐO KIỂM CÁC CHI


TIẾT CỦA HỆ THỐNG LÁI
12.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU
12.1.1. Công dụng
Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển
động theo một quỹ đạo xác định nào đó.
12.1.2. Phân loại
1. Theo cách bố trí vành lái:
- Hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái (theo chiều chuyển động của ô tô) được dùng
trên ô tô của các nước có luật đi đường bên phải như ở Việt Nam và một số các nước
khác;
- Hệ thống lái với vành lái bố trí bên phải (theo chiều chuyển động của ô tô) được dùng
trên ô tô của các nước có luật đi đường bên trái như ở Anh, Nhật, Thuỵ Điển,...
2. Theo số lượng cầu dẫn hướng:
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước;
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau;
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở tất cả các cầu.
3. Theo kết cấu của cơ cấu lái
- Cơ cấu lái loại trục vít - bánh vít;
- Cơ cấu lái loại trục vít - cung răng;
- Cơ cấu lái loại trục vít - con lăn;
- Cơ cấu lái loại trục vít chốt quay;
- Cơ cấu lái loại liên hợp (gồm trục vít, êcu, cung răng);
- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ - thanh răng.
4. Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ cường hoá
- Hệ thống lái có cường hoá thuỷ lực;
- Hệ thống lái có cường hoá khí nén;
- Hệ thống lái có cường hoá liên hợp.
12.1.3. Yêu cầu
- Quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rất bé;
- Điều khiển lái phải nhẹ nhàng thuận tiện;
- Động học quay vòng phải đúng để các bánh xe không bị trượt khi quay vòng
- Tránh được các va đập từ bánh dẫn hướng truyền lên vành lái;
- Giữ được chuyển động thẳng ổn định.

12.2. PHƯƠNG PHÁP THÁO, KIỂM TRA, LẮP CƠ CẤU LÁI TRỢ LỰC
12.2.1. Tháo rời cơ cấu lái trợ lực
1. Tháo hai ống cao áp.
- Kẹp cơ cấu lái lên êtô;
- Tháo hai ống cao áp.

2. Tháo đầu thanh lái trái – phải.


3. Tháo cao su bọc thanh răng trái và phải.

4.Tháo các đầu nối thanh răng bên trái và bên phải.
5.Tháo đai ốc hãm nắp lò xo dẫn hướng thanh răng.

6. Tháo thân van điều khiển cùng với bộ van điều khiển.
7. Tháo bộ van điều khiển.
8. Tháo nút chặn đầu xylanh.
9. Tháo thanh răng và phớt dầu.

12.2.2. Kiểm tra cơ cấu lái trợ lực


1. Kiểm tra thanh răng:
- Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo thanh răng, mòn hay hỏng;
- Kiểm tra mặt lưng của thanh răng xem có bị mòn hay hỏng
không.

2. Kiểm tra vòng bi kim


Kiểm tra vòng bi kim của vỏ thanh răng có bị gỉ hay hỏng không.

3. Kiểm tra vòng bi


Kiểm tra chuyển động quay của vòng bi và tiếng kêu khác
thường.
4. Kiểm tra bạc
Kiểm tra bề mặt bên trong của bạc trên nút chắn dầu xylanh có
bị nứt không.
5. Kiểm tra gioăng xylanh.

12.2.3. Quy trình lắp cơ cấu lái có trợ lực


1. Bôi dầu trợ lực lái vào các chi tiết được chỉ ra bởi mũi tên.
2. Lắp thanh răng.
3. Lắp phốt dầu.
Lắp phớt đúng chiều, lắp bằng cách ấn thẳng nó vào xylanh.
4. Lắp nắp chắn đầu xylanh.
5. Kiểm tra độ kín khí.

6. Lắp cụm van điều khiển.


7. Lắp vỏ van điều khiển cùng bộ van điều khiển.
8. Lắp nắp chắn bụi.
9. Lắp đế dẫn hướng thanh răng, lò xo và nắp lò xo dẫn
hướng.
10.Điều chỉnh tải trọng ban đầu.

11. Lắp đai ốc hãm nắp lò xo bộ dẫn hướng thanh răng.

12. Lắp đầu thanh răng trái và phải.


13. Lắp cao sau thanh răng trái và phải, các vòng kẹp và kẹp.
14. Lắp đầu nối thanh răng trái và phải.
15. Lắp 2 ống dẫn cao áp.
12.3. PHƯƠNG PHÁP THÁO, KIỂM TRA, LẮP BƠM TRỢ LỰC LÁI

6.3.1. Tháo bơm trợ lực lái


1. Tháo ống dầu hồi;
2. Tháo đường ống cấp áp;

3.Tháo dây dai dẫn động;


4.Tháo bộ bơm cánh gạc trợ lực lái;
5. Tháo nắp bình chứa dầu;
6. Tháo cụm bình chứa dầu bơm trợ lực.

12.3.2. Tháo rời bơm trợ lực


1. Cố định cụm bơm
Cố định bơm trợ lực giữa các tấm nhôm trên êtô, như
được chỉ ra trên hình vẽ.
2. Tháo van điều khiển lưu lượng.

3. Tháo công tắc áp suất dầu.


4. Tháo vỏ phía sau của bơm.

5. Tháo trục với puly.


6. Tháo roto bơm.
7. Tháo vành cam của bơm.
8. Tháo tấm bên phía trước của bơm.

9. Tháo phớt dầu vỏ bơm.

112.3.3. Kiểm tra bơm trợ lực


1. Đo khe hở dầu giữa trục bơm và bạc.

2. Kiểm tra roto và các cánh gạt.


- Dùng panme, đo chiều cao, chiều dày và chiều dài của
các cánh gạt;

- Dùng thước lá đo khe hở giữa rãnh roto và cánh gạt.

3. Kiểm tra van điều khiển lưu lượng.


4. Kiểm tra lò xo.
Dùng thước cặp, đo chiều dài tự do của lò xo.

12.3.4. Quy trình lắp bơm trợ lực lái


1. Bôi dầu trợ lực lên các chi tiết.
2. Lắp đĩa trước và roto bơm.

3. Lắp trục bơm với roto và đĩa trước.


4. Lắp vòng cam.

5. Lắp cánh gạt.


6. Lắp đĩa sau.
7. Lắp vỏ sau.
8. Lắp lò xo, van điều khiển lưu lượng, đầu nối ống cao áp.
9. Lắp puli bơm cánh gạt.

12.4. KIỂM TRA CÁC HỆ THỐNG KHÁC CỦA HỆ THỐNG LÁI


1. Kiểm tra dây đai dẫn động.
Kiểm tra dây đai bằng mắt thường xem dây đai có quá mòn, lớp búa có bị sờn không.
2. Kiểm tra độ căng của dây đai.
``3. Kiểm tra dầu trợ lực lái.
12.4.1. Xả khí
- Kích đầu xe lên và đỡ nó bằng giá đỡ;
- Kiểm tra mức dầu trong bình;
- Xoay vô lăng: Tắt máy, quay chậm vô lăng hết cỡ sang phải, trái vài lần;
- Hạ xe xuống;
- Khởi động động cơ: Khởi động cho động cơ chạy không tải vài phút;
- Xoay vô lăng lại một lần nữa;
- Tắt máy;
- Kiểm tra dầu trong bình không có bọt khí.
12.4.2. Kiểm tra
12.4.2.1.Kiểm tra mức dầu
1. Đỗ xe ở nơi bằng phẳng.
2. Tắt máy và kiểm tra mức dầu.

3. Khởi động cơ và chạy không tải.


4. Xoay vô lăng hết cỡ sang trái phải vài lần để làm
tăng nhiệt độ dầu.
5. Kiểm tra xem có bị bọt hay vẫn đục không.
12.4.2.2.Kiểm tra áp suất dầu
1.Tháo đường dầu cao áp ra khỏi bơm cánh gạt của
trợ lực lái;
2.Xả khí ra khỏi hệ thống;
3.Khỏi động động cơ và chạy không tải;
4.Xoay hết vô lăng từ trái sang phải vài lần để làm
tăng nhiệt độ dầu;
5. Động cơ chạy không tải đóng van và xem chỉ số
trên áp suất dầu;
6. Động cơ chạy không tải mở hoàn toàn van;
7.Đo áp suất dầu ở tốc độ động cơ 1000- 3000
vòng/phút.

8. Nối đường ống cao áp vào bơm trợ lực.


9. Xả khí hệ thống lái.

12.4.3. Vô lăng
12.4.3.1.Kiểm tra độ rơ và vô lăng
1. Xe dừng và các bánh hướng thẳng.
2. Lắc nhẹ vô lăng về phía trước và sau với
lực nhẹ bằng ngón tay và kiểm tra độ rơ.

12.4.3.2. Kiểm tra lực quay vô lăng

1. Để vô lăng ở vị trí giữa.


2. Tháo mặt vô lăng.
3. Khởi động động cơ và chạy không tải.
4. Đo lực quay vô lăng ở cả hai hướng.
5. Xiết đai ốc bắt vô lăng.
6. Lắp mặt vô lăng.

12.5. NHỮNG HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


12.5.1. Độ rơ vô lăng quá lớn
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Trục lái Lỏng Sửa chữa
Độ rơ vô lăng
2
- Trục chính và khớp nối Lỏng, mòn Sửa chữa hay thay
thế
- Dẫn động lái Lỏng, mòn
- Vỏ cơ cấu lái Lỏng Xiết chặt
- Khe hở ăn khớp (bi tuần hoàn) Quá lớn Điều chỉnh, sửa, thay
3 Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay
a. Kiểm tra độ rơ vô lăng
Xoay bánh trước về vị trí hướng thẳng, xoay nhẹ vô lăng làm cho bánh trước không
quay, khoảng dịch chuyển đó gọi là độ rơ của vô lăng. Nếu độ rơ lớn có thể là một trong
các nguyên nhân sau:
- Đai ốc bắt vô lăng xiết không đủ chặt;
- Cơ cấu lái mòn hay điều chỉnh không đúng;
- Các khớp dẫn động lái bị mòn, lỏng các khớp của trục lái chính;
- Giá đỡ các thanh dẫn động lái bị bắt lỏng, lỏng ổ bi bánh xe.
b. Kiểm tra sự lỏng của các thanh dẫn động lái
Nâng phần trước xe lên, lắc bánh trước theo các hướng trước – sau, phải – trái. Nếu
độ rơ lớn có thể thanh dẫn động lái hay ổ bi bánh xe lỏng.
c. Kiểm tra lỏng của ổ bi bánh xe
12.5.2. Lái nặng
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Áp suất lốp Thấp Bơm
Hệ thống lái
- Tải trọng ban đầu Quá chặt Sửa chữa hay thay thế
2 - Dẫn động lái Ma sát lớn Thay chi tiết hỏng
- Vỏ cơ cấu lái Lỏng Siết chặt
- Mức dầu cơ cấu lái Thấp Rò gỉ, sửa chữa, đổ
dầu
3 Khớp cầu hay trụ xoay Ma sát lớn Thay thế
4 Đòn treo Cong, hỏng Thay
5 Góc đặt bánh xe, chiều cao xe Sai Điều chỉnh, thay thế
Phương pháp
- Nâng phần trước, tháo thanh dẫn động (kiểm tra từng chi tiết). Có thể do hỏng
trong cơ cấu lái, điều chỉnh tải trọng ban đầu không đúng, thiếu mỡ…
- Tháo đòn cam quay ra khỏi thanh dẫn động và di chuyển dòn cam quay. Nếu
quay nặng thì chốt xoay đứng hay khớp cầu có thể bị lỏng;
- Caster quá lớn cũng làm nặng tay lái.
12.5.3. Chạy chữ chi
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Áp suất lốp Sai Bơm
Hệ thống lái
- Trục chính và khớp nối Lỏng Siết chặt
2
- Mức dầu cơ cấu lái Thấp Rò gỉ, sửa, đổ dầu
- Tải trọng ban đầu, khe hở Chặt, lỏng Sửa, thay hế
- Dẫn động lái Rơ, ma sát lớn Siết chặt
3 Vòng bi bánh xe Ma sát lớn, lỏng Điều chỉnh, thay thế
4 Khớp cầu hay trụ xoay Ma sát lớn, lỏng Thay thế
5 Đòn treo, giảm chấn Cong, hỏng Thay
6 Lò xo, nhíp Yếu Thay
7 Góc đặt bánh trước Sai Thay thế

12.5.4. Kéo sang một bên trong quá trình chạy bình thường
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Lốp và bánh xe
-Cỡ lốp Sai Thay
- Ap suất Không đều Bơm
2 Phanh Bó phanh Sửa chữa
3 Khớp cầu hay trụ xoay Ma sát lớn Thay thế
4 Vòng bi bánh xe Ma sát lớn, lỏng Điều chỉnh, thay thế
5 Bạc, hệ thống treo, giảm chấn Mòn hay yếu Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Góc đặt bánh trước Sai Thay thế

12.5.5. Lắc tay lái


STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Lốp và bánh xe
- Mòn lốp Không đều Thay
- Áp suất bơm Sai - quá đảo Bơm - thay
- Độ cân bằng Không cân Sửa chữa
Độ rơ vô lăng Quá rơ Sửa chữa, điều
2
chỉnh
Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh, thay
3
thế
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay thế
5 Đòn treo, giảm chấn Cong Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Góc đặt bánh trước Sai Thay thế

12.5.6. Sự nảy ngược của vô lăng


STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1 Áp suất lốp Không đều Bơm lại
2 Độ rơ vô lăng Quá rơ Sửa chữa, thay
Vòng bi bánh xe Lỏng Điều chỉnh, thay
3
thế
4 Khớp cầu hay chốt xoay Mòn Thay thế
5 Đòn treo, giảm chấn Mòn hay yếu Thay
6 Lò xo hệ thống treo Yếu Thay
7 Góc đặt, độ cao xe Sai Điều chỉnh, thay
thế

You might also like