NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022

vít hai xương cẳng tay cho kết quả liền xương 100%, chức năng tay gãy được phục hồi ở
mức rất tốt 80,95% ca mổ, kết quả tốt đạt 16,67%, kết quả trung bình đạt 2,38%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Thường (2010), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng phương
pháp kết xương nẹp vít tại bệnh viện bưu điện”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Ngọc Toàn, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Thị Lý (2020), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín
thân 2 xương cẳng tay bằng kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân Y 175”, Tạp chí Y – Dược
học Quân Sự Số 9-2020, tr.56-62.
3. Tào Gia Phú (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu
thuật gãy thân hai xương cẳng tay bằng nẹp vít tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2014-2015”,
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Dung Tran Trung, Khanh Trinh Le, Tuyen Nguyen Trung (2017), “The Surgical Outcomes of
Diaphyseal Fractures of Radius and Ulna treated by Plate and Screws Fixation in Vietnam”, Open
Journal of Trauma,1(3), pp.066-068.
5. Muralidhar BM, Ravi KB, Madhusudan H (2017), “Surgical management of fracture both bone
forearm in adult using limited contact dynamic compression plate”, International Journal of
Orthopaedics Sciences, 3(2), pp.852-856.
6. Chapman MW, Gordon JE, Zissimos AG (1989), “Compresion plate fixation of acute fractures
of diaphysis of the radius and ulna”, J Bone Joint Surg Am, 71, pp.159-169.
7. Anderson LD, Sisk D, Toom RE, Park WI 3rd (1975), “Compresion-plate fixation in acute
diaphyseal fractures of radius and ulna”, J Bone Joint Surg Am, 57, pp.287-297.
8. Frederick Azar (2021), Campbell’s Operative Orthopaedics, 14e, Elsevier Inc, pp. 3097-3140.
9. Charles M. Court-Brown (2015), Rockwood and Greens Fractures in Adults, 8e, Wolters Kluwer, pp. 1121-1177.
10. Richard E Buckley (2017), AO Principles of Fracture Management, 3e, AO Foundation, pp.657-672.
(Ngày nhận bài: 06/4/2022 – Ngày duyệt đăng: 28/5/2022)

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Xuân Huỳnh*, Nguyễn Thị Hạnh, Đào Thị Yến Linh,
Nguyễn Thị Thu Nguyện, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Thị Bé Kiều,
Dương Thị Thùy Trang
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*
Email: 1953050038@student.ctump.edu.vn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thái độ tích cực đối với nghiên cứu khoa học đã được chứng minh là có mối
liên quan tới thực hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thực tế hiểu biết về thái độ đối với nghiên
cứu khoa học cũng như các yếu tố liên quan ở sinh viên điều dưỡng vẫn còn nhiều hạn chế. Mục
tiêu nghiên cứu: Đánh giá thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu khoa học và xác
định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên 238 sinh viên điều dưỡng đang học tập tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Thái
độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu khoa học được đánh giá bằng thang đo thái độ đối
119
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
với nghiên cứu khoa học (Attitudes Toward Research Scale: ART). Kết quả: Tỷ lệ sinh viên điều
dưỡng (SVĐD) có thái độ tích cực đối với nghiên cứu khoa học (NCKH) là 76,1%. Tuổi, năm của
chương trình đào tạo, đã hoặc đang học học phần NCKH, đã hoặc đang tham gia đề tài NCKH, có
tham gia các nhóm/câu lạc bộ NCKH, có tham gia các hoạt động NCKH và biết các thông tin về
NCKH của nhà trường là các yếu tố được tìm thấy có liên quan đến thái độ của SVĐD đối với
NCKH. Kết luận: SVĐD có thái độ tích cực đối với NCKH ở mức chưa cao. Do đó, các nhà quản
lý và giáo dục điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan để có
các biện pháp can thiệp thích hợp.
Từ khóa: Thái độ, nghiên cứu khoa học, sinh viên điều dưỡng.
ABSTRACT
ATTITUDE OF NURSING STUDENTS TOWARD SCIENTIFIC
RESEARCH AND ASSOCIATED FACTORS
Nguyen Thi Xuan Huynh*, Nguyen Thi Hanh, Dao Thi Yen Linh,
Nguyen Thi Thu Nguyen, Nguyen Van Tuan, Pham Thi Be Kieu,
Duong Thi Thuy Trang
Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Background: Positive attitudes towards scientific research are connected with scientific
research practice. However, understanding of attitudes towards scientific research and associated
factors in nursing students is still limited. Objectives: To assess the attitude towards scientific
research in nursing students and explore associated factors. Materials and Methods: A cross-
sectional study design was conducted on 238 nursing students studying at Can Tho University of
Medicine and Pharmacy in 2021. The Attitudes Toward Research Scale (ART) assessed nursing
students' attitudes towards scientific research. Results: 76.1% of nursing students had a positive
attitude towards scientific research. Age, academic year, have been or are studying for a scientific
research course, have been or participating in scientific research topics, scientific research clubs,
scientific research activities and understanding of research information in school had a significant
impact on nursing students' attitudes towards scientific research. Conclusions: Nursing students
had not a high level of positive attitude towards scientific research. Therefore, nursing
administrators and educators need to consider the affected factors for appropriate interventions.
Keywords: Attitudes, scientific research, nursing students.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực điều dưỡng.
Nó giúp tìm ra và bổ sung những kiến thức mới, nâng cao chất lượng và an toàn trong các
dịch vụ chăm sóc, tăng cường hiệu quả chăm sóc và giảm chi phí điều trị, tăng cường giá trị
nghề nghiệp. Do đó, việc nâng cao nhận thức của sinh viên điều dưỡng (SVĐD) về tầm
quan trọng của NCKH trong hoạt động nghề nghiệp là rất cần thiết. Để từ đó SVĐD có thái
độ tích cực hơn trong hoạt động NCKH. Thật vậy, kết quả một số nghiên cứu đã chứng
minh có mối liên quan tích cực giữa thái độ và thực hành NCKH ở SVĐD [6].
Thực tế cho thấy, sinh viên Y khoa nói chung và SVĐD nói riêng có thái độ tích cực
đối với NCKH chiếm tỷ lệ chưa cao. Một nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế Chennai-Ấn
Độ ghi nhận chưa đến 1/5 đối tượng tham gia có thái độ tích cực đối với NCKH [5]. Gần
đây, một cuộc khảo sát trên 88 sinh viên Y khoa của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
120
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
(ĐHYDCT) cho thấy gần một nửa (48,9%) ít yêu thích NCKH [1]. Tuy nhiên, hạn chế của
của cuộc khảo sát này là cỡ mẫu nhỏ và thực hiện trên tất cả các đối tượng sinh viên đang
tham gia hội thảo khoa học của trường do đó phần nào chưa thể đánh giá đúng thái độ của
SVĐD đối với NCKH cũng như chưa chỉ ra được các yếu tố liên quan. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu này là nhằm đánh giá thái độ của SVĐD Trường ĐHYDCT đối với NCKH và
tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở quan trọng để đưa ra các
giải pháp, chiến lược can thiệp phù hợp nhằm nâng cao thái độ của SVĐD đối với NCKH
trong thời gian tới.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả SVĐD đang học tại Trường ĐHYDCT năm 2021.
- Tiêu chuẩn chọn: SVĐD thuộc chương trình đào tạo hệ tập trung 4 năm đang học
tại Trường ĐHYDCT năm 2021.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Vắng mặt trong thời gian thu thập số liệu và/hoặc không
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích.
- Nội dung nghiên cứu: Thái độ của SVĐD đối với NCKH được đánh giá bằng
thang đo thái độ đối với NCKH (Attitudes Toward Research Scale: ART) của tác giả
Papanastasiou (2005) [11]. Thang đo gồm 32 câu hỏi với 5 khía cạnh gồm: (1) tính hữu ích
của NCKH trong việc cải thiện thực hành chăm sóc người bệnh; (2) sự bất an, lo ngại và
không chắc chắn trong phân tích dữ liệu; (3) sự quan tâm đối với NCKH; (4) vai trò của
NCKH trong đời sống và nghề nghiệp; (5) những khó khăn và vấn đề mà họ gặp phải trong
việc phân tích các khái niệm số trong NCKH. Mỗi câu hỏi được đánh giá bằng điểm số
Likert 7 mức độ. Điểm số càng cao thể hiện tính tích cực đối với NCKH càng cao. Điểm
trung bình thái độ tổng thể và với từng khía cạnh ≥ 4 được xem là tích cực. Thông tin chung
của đối tượng nghiên cứu được thu thập để tìm hiểu mối liên quan giữa chúng và thái độ
đối với NCKH. Riêng điểm học tập tích lũy của SVĐD năm nhất trong nghiên cứu này
không được ghi nhận do đối tượng này mới tham gia học kỳ đầu của chương trình học do
đó chưa có kết quả học tập.
- Phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi tự điền trong thời gian 15 phút được
phát trực tiếp cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Thống kê mô tả (tỷ
lệ, phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn) được sử dụng để mô tả đặc điểm chung của đối
tượng nghiên cứu và thái độ đối với NCKH. Thống kê suy luận: kiểm định t-test, ANOVA,
và tương quan Pearson, mức ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 được sử dụng để kiểm định mối
liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và thái độ với NCKH.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

121
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=238)
Đặc điểm Tần số (phần trăm)
Tuổi (Trung bình ± Độ lệch chuẩn): 19,87 ± 1,27
Nam 40 (16,8)
Giới
Nữ 198 (83,2)
Kinh 212 (89,1)
Dân tộc
Khác 26 (10,9)
I-II 103 (43,3)
Năm của chương trình đào tạo
III-IV 135 (56,7)
3,2-4,00 9 (5,0)
Điểm học tập tích lũy (thang điểm hệ số 4),
2,5-3,19 132 (73,3)
(n = 180, không tính sinh viên năm I)
0,0-2,49 39 (21,7)
Có 135 (56,7)
Đã hoặc đang học học phần NCKH
Không 103 (43,3)
Có 38 (16,0)
Đã hoặc đang tham gia đề tài NCKH
Không 200 (84,0)
Có 17 (7,1)
Tham gia các nhóm/câu lạc bộ NCKH
Không 221 (92,9)
Tham gia vào các hoạt động NCKH (hội Có 67 (28,2)
nghị, hội thảo …) Không 171 (71,8)
Biết các thông tin về NCKH của trường Có 143 (60,1)
(thủ tục, điều kiện, quy định nghiên cứu…) Không 95 (39,9)
Nhận xét: Độ tuổi trung bình của SVĐD là 19,87±1,27. Nữ giới và dân tộc kinh
chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 83,2% và 89,1%. Số sinh viên năm I và II thấp hơn năm thứ
III và IV. Điểm trung bình tích lũy mức 2,5-3,19 chiếm đa số (73,3%). Đa phần đã học
NCKH (56,7%), chưa tham gia đề tài NCKH (84%), chưa tham gia nhóm/câu lạc bộ NCKH
(92,9%), chưa tham gia hoạt động NCKH (71,8%) mặc dù có biết thông tin NCKH của
trường là 60,1%.
3.2. Thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu khoa học
Bảng 2. Thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu khoa học (n=238)
Tích cực Chưa tích cực
Biến số TB±ĐLC (TB ≥ 4) (TB < 4)
n (%) n (%)
Tính hữu ích của NCKH trong việc cải
5,26±0,96 213 (89,5) 25 (10,5)
thiện chăm sóc người bệnh
Sự bất an, lo ngại và không chắc chắn
3,22±0,89 30 (12,6) 208 (87,4)
trong phân tích dữ liệu
Sự quan tâm đối với NCKH 4,65±0,95 183 (76,9) 55 (23,1)
Vai trò của NCKH trong đời sống cá nhân
4,51±0,78 141 (59,2) 97 (40,8)
và nghề nghiệp
Khó khăn và vấn đề gặp phải trong phân
3,30±1,10 34 (14,3) 204 (85,7)
tích các khái niệm số trong NCKH
Điểm trung bình thang đo thái độ 4,32±0,46 181 (76,1) 57 (23,9)
Ghi chú: TB ± ĐLC: Trung bình ± Độ lệch chuẩn.
122
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
Nhận xét: Điểm trung bình tổng thể về thái độ của SVĐD đối với NCKH là
4,32±0,46, tương ứng có 76,1% có thái độ tích cực. Liên quan đến từng khía cạnh của thái
độ đối với NCKH, điểm trung bình dao động từ 3,30±1,10 đến 5,26±0,96; phần lớn sinh
viên có thái độ tích cực về tính hữu ích của NCKH (89,5%), quan tâm đối với NCKH
(76,9%) và vai trò của NCKH (59,2%). Bên cạnh đó có đến 87,4% sinh viên lo lắng trong
phân tích số liệu nghiên cứu và 85,7% cảm thấy khó khăn trong phân tích các khái niệm
trong NCKH.
3.3. Các yếu tố liên quan đến thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu
khoa học
Bảng 3. Liên quan giữa thái độ đối với nghiên cứu khoa học và đặc điểm chung của đối
tượng nghiên cứu (n=238)
Kiểm định thống kê
Đặc điểm p
TB ± ĐLC r/t/F
Tuổi - 0,172r 0,008
Nam 4,41 ± 0,47
Giới 1,357t 0,176
Nữ 4,30 ± 0,46
Kinh 4,32 ± 0,47
Dân tộc 0,135t 0,893
Khác 4,30 ± 0,43
I-II 4,41 ± 0,47
Năm của chương trình đào tạo 2,595t 0,010
III-IV 4,25 ± 0,45
3,2-4,0 4,31 ± 0,33
Điểm học tập tích lũy (thang điểm 4.00) 2,5-3,19 4,29 ± 0,45 0,117F 0,890
0,0-2,49 4,33 ± 0,47
Có 4,26 ± 0,45
Đã hoặc đang học học phần NCKH - 2,485t 0,014
Không 4,41 ± 0,47
Có 4,51 ± 0,49
Đã hoặc đang tham gia đề tài NCKH 2,72t 0,007
Không 4,28 ± 0,45
Có 4,54 ± 0,51
Có tham gia các nhóm/câu lạc bộ NCKH 2,025t 0,044
Không 4,30 ± 0,46
Có tham gia các hoạt động NCKH (hội Có 4,46 ± 0,56
2,613t 0,010
nghị, hội thảo …) Không 4,27 ± 0,41
Biết các thông tin về NCKH của trường Có 4,37 ± 0,47
1,992t 0,047
(thủ tục, điều kiện, quy định nghiên cứu…) Không 4,25 ± 0,45
Ghi chú: TB ± ĐLC: Trung bình ± Độ lệch chuẩn; r: hệ số tương quan Pearson; t: giá trị của
kiểm định thống kê t-test; F: là giá trị của kiểm định thống kê ANOVA.
Nhận xét: Có mối tương quan nghịch mức độ yếu giữa tuổi và thái độ đối với NCKH
của SVĐD (r = -0,172, p<0,01). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ đối với
NCKH với năm của chương trình đào tạo, đã hoặc đang học học phần NCKH, có tham gia
các nhóm/câu lạc bộ NCKH, có tham gia vào các hoạt động NCKH, biết thông tin về NCKH
của nhà trường (p<0,05) và đã hoặc đang tham gia đề tài NCKH (p<0,01). Không tìm thấy
được mối liên quan giữa thái độ đối với NCKH với giới tính, dân tộc và điểm học tập tích lũy.

123
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy có 76,1% SVĐD có thái độ tích cực đối với
NCKH. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Halabi (2016) và Amoo (2021) với
thái độ tích cực đối với NCKH lần lượt là 74,8% và 63% [3], [8]. Kết quả này cho thấy
SVĐD có thái độ đối với NCKH ở mức chưa cao, vẫn còn gần một phần tư (23,9%) số
lượng sinh viên có thái độ chưa tích cực đối với NCKH. Liên quan tới từng khía cạnh của
thái độ đối với NCKH, kết quả cho thấy thấy sinh viên có thái độ tích cực khi đánh giá về
“tính hữu ích của NCKH”, “vai trò của NCKH” và “sự quan tâm đến NCKH”, nhưng lại có
thái độ chưa tích cực ở khía cạnh đánh giá “sự bất an, lo ngại trong NCKH” và “những khó
khăn trong NCKH”. Một số nghiên cứu khác của các tác giả Halabi (2016) và Iloh (2020)
cũng có kết quả tương tự [8], [9]. Điều này cho thấy SVĐD có quan tâm đến việc NCKH
và ý thức được sự hữu ích, vai trò quan trọng của NCKH đối với công việc cũng như sự
phát triển nghề nghiệp của họ trong tương lai. Tuy nhiên những khó khăn, sự thiếu tự tin và
lo lắng khi tham gia nghiên cứu đã làm thái độ của sinh viên đối với NCKH kém đi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm SVĐD chưa đi thực tập lâm sàng (năm I và II) có
thái độ tích cực cao hơn so với nhóm đã đi thực tập lâm sàng (năm III và IV). Kết quả này không
tương đồng với nghiên cứu của Halabi (2016), tác giả cho rằng việc tiếp xúc lâm sàng không
đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc trên người bệnh mà nghiên cứu hướng đến sẽ hạn chế sinh
viên đánh giá về tính hữu ích của nghiên cứu đó trong thực tế [8]. Nhưng một điều đáng ngạc
nhiên là sinh viên ít tiếp xúc với lâm sàng lại có thái độ tốt hơn ở khía cạnh “sử dụng nghiên
cứu” [2]. Từ những phát hiện trên gợi ý cho chúng tôi một giả thuyết rằng nhóm sinh viên đã đi
thực tập lâm sàng trong nghiên cứu này đang gặp phải một số vấn đề ở nơi thực tập làm thái độ
của họ đối với NCKH trở nên kém tích cực hơn. Trong nghiên cứu của Ertug (2014), đã đề cập
đến một số vấn đề tại nơi thực tập lâm sàng có thể ảnh hưởng đến thái độ của SVĐD đối với
NCKH như: Sinh viên nhận thấy các điều dưỡng viên - hình mẫu trong nghề nghiệp tương lai
của họ không áp dụng các nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh, sinh viên không được điều
dưỡng cho phép áp dụng nghiên cứu trong thực hành, không đủ điều kiện để áp dụng nghiên
cứu vào thực tế [6]. Vì vậy, nhân viên y tế và các nhà giáo dục điều dưỡng cần trở thành một
hình mẫu thực hành dựa trên chứng cứ và tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện tối ưu để khuyến
khích sinh viên nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu trong lâm sàng chăm sóc người bệnh.
Một kết quả đáng ngạc nhiên là nhóm sinh viên chưa học học phần NCKH lại có
thái độ tích cực hơn nhóm sinh viên đã học học phần NCKH. Phần lớn các nghiên cứu khác
chỉ ra điều ngược lại [4], [7], [9]. Sự khác biệt này có thể do học phần NCKH chưa cung
cấp đủ kiến thức, kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên khiến họ cảm thấy khó khăn, lo lắng và
thiếu tự tin trong nghiên cứu. Thật vậy, nghiên cứu đã chứng minh kiến thức và năng lực
nghiên cứu chưa tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thái độ của sinh viên với nghiên cứu [10].
Do đó, cần đơn giản hóa phương pháp giảng dạy học phần NCKH, không quá tập trung vào
lý thuyết, thay vào đó là tăng cường kỹ năng thực hành nghiên cứu. Bên cạnh đó có thể lồng
ghép học phần NCKH với các học phần khác để sinh viên thấy được việc ứng dụng các kết
quả nghiên cứu vào trong thực tế nghề nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên đã từng tham gia đề tài NCKH, có
tham gia vào các nhóm/câu lạc bộ NCKH, và có tham gia vào các hoạt động liên quan đến
124
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
NCKH (hội nghị, hội thảo…) có thái độ tích cực hơn. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận
ở nghiên cứu của các tác giả Anbari (2015), Chellaiyan (2019), Paris (2020) và Ünver
(2018). Kết quả từ các nghiên cứu này đã chứng minh sau khi tham gia hội thảo NCKH,
sinh viên đã có sự cải thiện rõ rệt về thái độ, kiến thức và kỹ năng NCKH [4], [5], [7], [13].
Do đó, việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khoa học cũng như thành lập
các câu lạc bộ NCKH và khuyến khích SVĐD tham gia được xem như là những phương
thức để thúc đẩy SVĐD nâng cao thái độ cũng như tham gia NCKH.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những sinh viên biết về các thông tin liên quan
đến NCKH của nhà trường có thái độ với NCKH tích cực hơn. Các thông tin về NCKH như
là các thủ tục, điều kiện, quy định để tiến hành một nghiên cứu; chính sách tài trợ kinh phí;
thiết bị phục vụ nghiên cứu; các quy định về khen thưởng hay giải thưởng liên quan đến
NCKH. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Soe và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng một
số rào cản đối với NCKH ở sinh viên đã được xác định có thể kể đến như: các thủ tục nghiên
cứu, hạn chế trong hỗ trợ kinh phí, thiếu hệ thống khen thưởng và động lực [12]. Do đó, nhà
trường cần cung cấp các thông tin liên quan đến NCKH một cách cụ thể, chi tiết trên trang
thông tin điện tử. Từ đó giúp sinh viên chủ động nắm bắt những cơ hội trong nghiên cứu,
giải quyết một số rào cản và tạo động lực thúc đẩy họ tham gia vào NCKH.
Nghiên cứu hiện tại không tìm ra mối liên quan giữa giới tính, dân tộc và điểm học
tập tích lũy của SVĐD và thái độ đối với NCKH. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
trước của Furaikh (2017), Halabi (2016) và Oducado (2021) [2], [8], [10]. Tuy nhiên, cần
có các nghiên cứu tiếp theo để kiểm chứng lại mối liên quan này.
V. KẾT LUẬN
SVĐD có thái độ tích cực đối với NCKH ở mức chưa cao và đa phần liên quan tới
thái độ tích cực về tính hữu ích, vai trò và sự quan tâm đến NCKH. Bên cạnh đó, thái độ
chưa tích cực tập trung vào thái độ liên quan đến sự lo ngại và những khó khăn trong NCKH.
Tuổi, năm của chương trình đào tạo, đã hoặc đang học học phần NCKH, đã hoặc đang tham
gia đề tài NCKH, có tham gia các nhóm/câu lạc bộ NCKH, có tham gia các hoạt động
NCKH và biết các thông tin về NCKH của nhà trường là các yếu tố được tìm thấy có liên
quan tới thái độ của SVĐD đối với NCKH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Nhân Duyên và cộng sự (2020), “Khảo sát mức độ yêu thích nghiên cứu khoa học và các
yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019”, Tạp chí Y Dược
học Cần Thơ, số 26, tr.165-172.
2. Al Furaikh, Samia Saud, Al Omairi, Badriyah Erbaie và Ganapathy, Thilagavathy (2017), “A
cross-sectional survey on nursing students' attitude towards research”, Journal of Health
Specialties, 5(4), pp.185-191.
3. Amoo, Tumilara Busayo and Gbadamosi, Oluwatosin (2021), “Nursing and Midwifery Students'
Attitudes Towards Research: A Descriptive Study”, Asian Journal of Nursing Education and
Research, 11(3), pp.375-380.
4. Anbari, Zohreh, Mohammadbeigi, Abolfazl and Jadidi, Rahmatollah (2015), “Barriers and
challenges in researches by Iranian students of medical universities”, Perspectives in clinical
research, 6(2), pp.98.
125
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 49/2022
5. Chellaiyan, V. G. and et al. (2019), “Medical research: Perception and barriers to its practice among
medical school students of Chennai”, Journal of education and health promotion, 8(134), pp.1-6.
6. Ertug, Nurcan và Önal, Hatice (2014), “Undergraduate nursing students' research activities and
utilization: A Turkish sample”, Aquichan, 14(2), pp.251-260.
7. Faris, Selman Hussain, Mahmood, Fatma Makee và Khudhair, Ali Kareem (2020), “The Effect
of Research Project Course on Nursing Students’ Attitudes toward Research Process”, Indian
Journal of Forensic Medicine & Toxicology, 14(3), pp.2285-2290.
8. Halabi, Jehad O (2016), “Attitudes of Saudi nursing students toward nursing research”, Saudi
Journal for Health Sciences, 5(3), pp.118-124.
9. Iloh, G Pascal and et al. (2020), “Attitude, practice orientation, benefits and barriers towards
health research and publications among medical practitioners in Abia State, Nigeria: a cross-
sectional study”, Niger J Clin Pract, 23(2), pp.129-137.
10. Oducado, Ryan Michael (2021), “Factors Affecting Nursing Students’ Attitudes Toward
Research: A Survey in a Philippine Higher Education Institution”, Indonesian Nursing and
Scientific Journal, 11(1), pp.1-8.
11. Papanastasiou, Elena C (2005), “Factor structure of the attitudes toward research scale”,
Statistics education research journal, 4(1), pp.16-26.
12. Soe, Htoo Htoo Kyaw and et al. (2018), “Knowledge, attitudes, and barriers toward research:
The perspectives of undergraduate medical and dental students”, Journal of education and health
promotion, 7(23), pp.1-8.
13. Ünver, S. and et al. (2018), “Attitude of Nursing Students Toward Scientific Research: A Cross-
Sectional Study in Turkey”, J Nurs Res, 26(5), pp.356-361.
(Ngày nhận bài: 10/4/2022 – Ngày duyệt đăng: 15/5/2022)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ HÓA – XẠ TRỊ
ĐỒNG THỜI SAU MỔ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Lê Minh Hằng*, Hồ Long Hiển, Lê Thanh Vũ
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*
Email: Juliele1995@gmail.com
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư đại – trực tràng là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn
sớm. Trong điều trị thì phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị triệt căn cơ bản, nhưng khi bệnh ở
giai đoạn tiến xa thì phẫu thuật đơn thuần sẽ gặp nhiều hạn chế. Để cải thiện kết quả của những
bệnh nhân này, liệu pháp điều trị hoá – xạ trị đồng thời sau mổ đã được đề xuất nghiên cứu. Mục
tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả và tìm hiểu
một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của hoá – xạ trị đồng thời sau mổ ung thư trực tràng
năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ung thư trực tràng đã phẫu
thuật từ 4-6 tuần, chưa điều trị tiền phẫu, được điều trị hoá – xạ trị đồng thời sau mổ tại khoa Xạ
Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ từ 2020-2022. Đây là nghiên cứu mô tả trên 62 bệnh nhân.

126
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

Celebrity Advertising, Brand Awareness and Brand Recognition:


A Structural Equation Modelling Approach
UGWUANYI, Chidera Christian*
Department of Marketing, University of Nigeria, Enugu Campus

OKEKE, Chioma Vivian


Department of Marketing, University of Nigeria, Enugu Campus

EMEZUE, Leonard Nnabugwu


Centre for Entrepreneurship and Development Research, University of Nigeria, Enugu Campus

Abstract
This research aims at ascertaining the effect of celebrity advertising on brand awareness of the endorsed brand
with the key dimensions used in measuring celebrity advertising been celebrity credibility and endorser-brand fit.
Using a causal research design, the conceptual framework was tested. Data was collected using a self
administered questionnaire on consumers in Enugu metropolis. The data were analysed using structural equation
modelling in partial least square (PLS-SEM) software. Our results suggest that endorser credibility and endorser-
brand fit has a direct impact on brand awareness. With celebrity attractiveness been the highest influence
followed by expertise, endorser-brand fit and the weakest been celebrity trustworthiness. While supporting some
past findings, this study shows that alongside celebrity credibility conceptualised as attractiveness, expertise and
trustworthiness, the endorser-brand fit is also a critical factor for consideration in using celebrity endorsers. This
present study is one of the first attempts to empirically test and confirm the impact of celebrity advertising on
brand awareness by simultaneously testing endorser credibility and endorser-brand fit influence on brand
awareness.
Keywords: Celebrity Advertising, Endorser Credibility, Endorser-brand fit, Structural Equation Model (SEM),
Brand Awareness, Brand Recognition

INTRODUCTION
The aim of any message is to achieve the purpose for which it was conceived. Companies, civil society
organizations and government agencies spend billions of naira annually placing one form of advertisement or the
other in the media. As a competitive strategy, companies in a bid to outsmart one another for customers’
attention have resorted to deploy various advertisement strategies, one of which is the use of celebrities to
advertise their products.
In recent times, three out of every five advertisement make use of celebrities. This they do in the hope that
such an appearance will instantly produce a ripple effect by making the product become popular and ultimately
influence audience to desire to purchase the product. The reality however is that several products in spite of the
highly expensive celebrity advertisement have failed to attract customer’s attention towards the products (Miciak
and Shanklin, 1994) let alone brand recognition and recall. Contrarily, Spry et al. (2011) opines that celebrity
endorsement bears a relationship with advertising effectiveness, brand recognition, brand recall, purchase
intentions and actual purchase.
Celebrities are often seen as possessing expert power, referent power and legitimate power to influence the
behavior of others (Tom et al., 1992). Till and Shrimp (1994), assert that companies have no control over
celebrities’ future behavior. Hence, the uncertainty with respect to returns that firm might be able to garner from
a brand given that negative information about the celebrity is capable of lowering consumers’ perception and
evaluation of the advertised brand. Liu (2001) also is of the opinion that advertisers do experience dilemmas
over the use of local celebrities for a global brand as the congruence between the brand and the local endorser
sometimes is difficult to establish.
Marketers often choose celebrity endorsers who are attractive, credible, or who have expertise while at the
same time matching up with the desired brand image (Hakimi, Abedniya and Zaeim, 2011). Physically attractive
celebrity endorsers can improve a brand’s image and encourage consumers to purchase that brand (Hakimi, et al,
2011). Knowledgeable and skilful celebrity endorsers whose attribute poses expertise in a particular area can
make consumers more willing to purchase the advertised brand (Ohanian, 1991). The trustworthiness of the
celebrity is a supportive element as said in source credibility, but researchers found that it is not a factor in
increasing consumers’ intention to try a brand (Ohanian, 1991 and Hakimi et al, 2011). Conclusively, it refers
that effectiveness of celebrity appeals depends on his credibility which is a function of attractiveness, expertise,
trustworthiness of the celebrity, (Ohanian, 1990; Erdogan, 1999) and congruence between image of brand and
the celebrity.

17
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

Brand awareness is the first point of brand knowledge in consumers’ minds reflecting their ability to
identify a brand; the likelihood that the brand name will come to mind and the ease with which that happens
(Keller, 1993). Awareness to a brand can be used to describe brand recognition when the consumer can confirm
having been exposed to the brand when given a cue (Ovidiu, 2009). Brand awareness and recognition is
important in the buying decision making and so a veritable tool for firms to achieve competitive advantage as it
will help consumers recall the brand given a product category. It also increases the probability of the brand been
part of the evoke set. Keller (1998) opines that brand awareness influences brand associations that form the
brand image.
Till (1998) and McCracken (1989) have suggested that celebrity endorsers can build brand equity by
creating secondary associations. Seno and Lukas (2007) have proposed that a celebrity endorser operates as a co-
brand for the endorsed brand resulting in the creation of equity for both the endorsed brand and the endorsing
celebrity. Other empirical findings have shown that use of celebrity endorsers in advertising have effect on recall
of both the brand and the advertisement (Atkin and Block, 1983) and Dean (1999) in his research has shown that
celebrity endorsement can influence perceived product quality and uniqueness.
There are, however, limited studies as to how endorser credibility might lead to brand awareness and
recognition. In the face of the relevance of brand awareness in consumer buying process, this study becomes
important to guide brand managers in the selection and management of celebrity endorsers for their brands.

LITERATURE REVIEW AND HYPOTHESES DEVELOPMENT


Celebrity Advertising, Endorser Credibility and Brand Awareness
A celebrity is an individual who is known to the public (actor, sports figure, entertainer etc.). Consumers
generally tend to be attracted to celebrities (Thompson, 2006) and other objects associated with them. Celebrities
are a repository of meanings valued by customers (McCracken, 1989). Aaker (1991) classified brand dimensions
into four from a consumer perspective as follows; brand awareness, brand associations, perceived quality and
brand loyalty. Yoo at al. (2000) have referred to these dimensions as consumer-based brand equity (CBBE).
However, this present study isolates the brand awareness element to seek the influence of celebrity endorsement
on brand awareness given its importance in the decision process. Aaker in (1991) defined brand awareness as the
strength of a brand’s presence in a consumer’s mind. It is a necessary condition for brand equity, without which
other brand dimensions cannot be felt; consumers cannot have brand associations, perceptions of quality and
brand loyalty (Pappu and Quester, 2006). Brand awareness comprises both brand recall and recognition whereas
brand associations refer to the various meanings surrounding a brand (Keller, 1993).
The relationship between endorser credibility and brand awareness is explained using the associative
network memory model. The model suggests that celebrity endorsement could support brand recall and
recognition, as a celebrity endorser becomes an added node in the memory (Spry et al. 2011).
Celebrity attractiveness brand awareness
Langmeyer and Shank (1994), define celebrity attractiveness as all embracing. It covers not only the physical or
facial beauty, but other embodiments of beauty such as sportsmanship, charm, grace, intelligence, lifestyle and
personality. There are evidences in extant literature to link endorser attractiveness and brand image (Kamins,
1990). Research has shown the relationships between physical attractions and evaluations, opinion, brand
promises, recall and likeability of a brand (Joseph, 1982; Kahle and Homer, 1985). Other researchers like Till
and Busler (1998) concluded that attractive celebrities haves positive effects on consumer attitudes towards a
brand. The potency of source attractiveness is in its ability to covey meaning more effectively than less attractive
sources. Patzer (1985) and Ohanian (1991), has this to say; “Beauty is a greater judgment than any
recommendation". Endorsers’ physical attractiveness generates high opinion and respectability. It is contributory
to the amount of attention the advertisement will garner from the target audience both in electronic and print
media; endorsers’ physical attractiveness has specific effects on consumer’s behavior towards the product and
service than the unattractive endorsers (Ohanian, 1991). From the above discussion, the following hypothesis is
advanced:
H1: There is a positive relationship between endorser attractiveness and brand awareness.
Celebrity Expertise brand awareness
Expertise has been explained in the literature as authoritativeness, competence, qualification, skill and
knowledge (Magnini, Honeycutt and Cross, 2008). Celebrity expertise is the consumers’ perception of
knowledge, experience or ability associated with an endorser about the product being endorsed (Erdogan, 1999).
The celebrity’s level of persuasiveness is enhanced by the expertise he is believed to possess. This will give the
consumers’ confidence of the validity of the advertising messages. This argument is extended by Aaker and
Meyers (1987) who advocated that consumers are more persuaded to buy advertised brands that are endorsed by
knowledgeable celebrity or by celebrity whose profession is closely linked to the brand functions.
H2: Celebrity expertise has a direct positive impact on brand awareness

18
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

Celebrity Trustworthiness brand awareness


Trustworthiness refers to the “fairness, honesty and credibility of an endorser” (Erdogan et al 2001).
Trustworthiness can be captured within the context of celebrity endorsement as honesty, integrity, and
believability of the celebrity by the consumers. This elicits confidence in and acceptance of the celebrity and the
inherent messages of the endorser by the consumers. This in the long run helps to influence consumer’s beliefs,
opinions, attitudes and purchase behavior (Erdogan, Baker, and Taggs, 2001; Ohanian, 1991). Consumers have a
common perception that celebrities are a reliable source of advertising information (Goldsmith et al., 2000).
Trustworthiness in encompassed in credibility source model which belief that level of acceptability of a message
depends on the level of credibility of the source of the message. From the foregoing discussion, we advanced the
following hypothesis:
H3: Celebrity trustworthiness has a significant positive effect on brand awareness.
Celebrity-Brand Fit brand recognition
Celebrities represent symbolic and aspirational reference groups for consumers (Escalas, 2004), a positive
relationship is expected between the endorsers’ personality and the brand. This is supported by the meaning
transfer dynamics (McCraken, 1989). He asserts that celebrity endorsements are a mechanism by which
meanings from the culturally constituted world transfers to brands. Till (1998) emphasises the importance of
ensuring appropriate fit between the celebrity and the products’ target audience. This associative link is achieved
when there is a fit between the product and the celebrity endorser as the consumer will associate the celebrity
with the product been endorsed.
H4: Celebrity-brand fit positively influences to brand recognition

Conceptual Framework for the Study


The conceptual model in figure 1 is developed to address the main thrust of the present study; how celebrity
advertising affects brand awareness. A starting point in the model development is the understanding of how
celebrity advertising/endorsement is conceptualised. The extant literature has used celebrity credibility as a
prime endorser characteristic to drive other consumer effects. This present study aligns with this philosophy.
Amos et al. (2008) opines that endorser credibility has received substantial research attention as a major driver of
consumers’ endorser-initiated behaviours. It is made up of constructs as perceived trustworthiness,
endorser/source expertise (Hovland et al, 1953) and endorser attractiveness (Ohanian, 1990). This study aims to
study endorser credibility dimensions alongside endorser brand-fit.

Figure 1: Conceptual Model for the Study

METHODS AND MEASURES


The hypothesised relationships in the research model in figure 1 were tested using a causal research design using
a structured questionnaire as a survey method. The study was conducted in Enugu metropolis; a metropolitan
city in South-Eastern Nigeria. The researchers purposively studied 200 university undergraduates in the city.
This was chosen because of their given active celebrity knowledge. Data were collected with the aid of a
structured questionnaire. The items used in measuring the latent constructs were adapted from previous
researches (table 1); endorser credibility (La Ferle and Choi, 2005 and Ohanian, 1990), celebrity-brand fit
(Keller and Aaker, 1992). Brand awareness was measured using the five item scale adapted from Yoo and

19
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

Donthu (2001). The latent constructs were measured on a five-point Likert scale anchored by ‘1 = Strongly
Disagree’ and 5 = ‘Strongly Agree’.
Table 1: Battery of measurement items and sources
Latent construct Number of items Source(s) of scale
Celebrity Trustworthiness 4 Ohanian (1990) and La Ferle and Choi (2005)
Celebrity attractiveness 4 Ohanian (1990) and La Ferle and Choi (2005)
Celebrity Expertise 4 Ohanian (1990) and La Ferle and Choi (2005)
Endorser-brand fit 3 Till and Busler (2000), Keller and Aaker (1992)
Brand Awareness/Recognition 5 Yoo and Donthu (2001)
The researchers selected brands in the telecommunication service sector. The sector was chosen given the
high growth rate of mobile telephone usage among the target population of the study and the industry high
adoption of celebrities in their advertisements. Celebrities used to measure extent of brand awareness and
recognition were Afeez Ayetoro, a Nigerian comic actor popularly known as Saka used in the MTN ‘I don port’
adverts in 2013 and Bright Okpocha, a Nigerian comedian popularly known as ‘Basket Mouth, who played a key
role alongside Okey Bakassi in Globacom adverts.

DATA ANALYSIS AND RESULTS


Preliminary analysis
Data were subjected to series of analysis. SPSS version 22 aided the data entry and editing. The validity and
reliability of data were thereafter conducted and hypotheses tested using partial least squares structural equation
modelling (PLS-SEM) procedure in SmartPLS software.

Description of the Respondents Demography


In total, 148 copies of the 200 distributed questionnaires were returned representing 74% usable response rate.
The participants showed evidence of good knowledge on the subject matter; 77% of the respondents have used
mobile telephone for 2 years and above. The gender distribution shows that 38% are males while 62% are
females; 78% of the respondents are single while 22% are married. Specifically, 37% of the respondents are
below 20 years, 60% are from 21 to 35 years while only 3% are above 35 years. The demographic variables are
as presented in table 2.
Table 2: Demographic Variables of Respondents
Variable Frequency Percent (%)
Gender
Male 56 38
Female 92 62
Marital Status
Single 115 78
Married 33 22
Age
<20 55 37
21-35 89 60
36-50 4 3
Income per month(₦)
≤50,000 43 29
50,000-100,000 66 45
>100,000 39 26
Length of usage of mobile telephone
< 1 year 19 13
2-5 years 57 39
Above 5 years 72 49
Total 148 100
Field Survey, 2018

Scale Reliability and Validity


The research instrument was subjected to reliability and validity checks. To assess the reliability of the
instrument, the researchers adopted two methods of measure; Cronbach alpha and composite reliability.
Composite reliability was included given the conservative nature of Cronbach alpha test. Both measures show
reliability indices greater than the 0.7 minimum acceptable limit (Nunnally and Bernstein, 1994), showing that
the instrument is reliable and internally consistent. The 20 items were simultaneously factor-analysed using

20
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

SEM-PLS. the result from the initial factor loadings shows that all the indicators loaded above 0.5 acceptable
limits (Hair, Black, Babin and Anderson, 2010).
The validity of the research instrument was subsequently conducted through two ways; content and
construct validity. For content validation, face validity was used through the careful adaptation of items from
past studies. Construct validity is attained when both convergent and discriminant validity are met. An
instrument has convergent validity if the average variance extracted (AVE) is 0.5 and above (Bagozzi and Yi,
1988) and the items measuring the latent constructs loads with significant t-values (Gefen and Straub, 2005). As
shown in table 3, the AVE ranged from 0.57 to 0.77 with all the measurement items loading with significant t-
values at p<0.005 level, an evidence of convergent validity.
Table 3: Items’ Factor Loadings, t-statistics, Reliability and Validity (AVE)
Constructs Indicator Factor t-value Cronbach Composite AVE
Loading alpha (α) reliability
Celebrity CA1 0.751 13.04* 0.8 0.88 0.72
Attractiveness CA2 0.891 21.98*
CA3 0.906 16.45*
CA4 0.899 14.47*
Celebrity Expertise CE1 0.771 12.43* 0.82 0.87 0.66
CE2 0.810 15.16*
CE3 0.762 13.26*
CE4 0.772 12.43*
Celebrity CT1 0.834 17.12* 0.77 0.79 0.57
Trustworthiness CT2 0.789 14.00*
CT3 0.784 15.60*
CT4 0.752 17.12*
Endorser-brand fit EBf1 0.877 27.55* 0.84 0.91 0.77
EBf2 0.878 26.99*
EBf3 0.873 30.15*
Brand Awareness BRAW1 0.893 27.16* 0.81 0.89 0.72
BRAW2 0.869 23.09*
BRAW3 0.888 24.24*
BRAW4 0.783 19.21*
BRAW5 0.812 21.09*
Note: Significant levels are denoted as *p < 0.05
On the other hand, discriminant validity is established if the square root of the AVE of each latent construct
is greater than the highest correlation pair of the latent constructs (Hair et al, 2014). As shown in table 4, the
square roots of the AVEs were also well above the highest correlation pair of the latent constructs. A further look
shows that the correlation matrix as reported in table 4 reveals that most of the coefficients are above 0.3 and are
significantly correlated at p<0.005. This clearly indicates that the rule of convergence and discrimination were
met.
Table 4: Mean, Standard Deviation, Construct Correlations and Discriminant Validity
Standard
No Constructs Mean Deviation 1 2 3 4 5
1 Celebrity Attractiveness 3.71 0.89 0.849
2 Celebrity Expertise 4.14 1.37 0.491 0.812
3 Celebrity Trustworthiness 3.62 1.29 0.592 0.784 0.755
4 Endorser-brand fit 3.79 1.51 0.587 0.528 0.794 0.877
5 Brand Awareness 4.04 1.24 0.473 0.681 0.577 0.638 0.849
Note: Square roots AVE are in italic bold prints in the diagonal; all correlations are significant at 0.05 levels.

Structural Model and Test of Hypotheses


The proposed research model was tested using SEM-PLS. The path significances were tested using
bootstrapping resampling procedure with 5,000 sub-samples, recommended by Hair et al (2011). The initial
structural output supports all the hypothesised relationships as shown in table 5. A positive linear effect was
found to exist between celebrity attractiveness and brand awareness (β=0.481; t=5.248; p<0.005). A positive
and significant relationship was also found to exist between celebrity trustworthiness and brand awareness
(β=0.214; t=9.825; p<0.005). Celebrity expertise is a significant predictor of brand awareness (β=0.405;
t=4.822; p<0.005). Finally, the direct effect of endorser-brand fit was also positive and significant (β=0.386;

21
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

t=4.770; p<0.005).
Table 5: Estimated results of the structural model and hypotheses test outputs
Path Standard
Direct effects coefficient error t-value Result
H1 Celebrity Attractiveness → Brand Awareness 0.481 0.047 5.248* Supported
H2 Celebrity Expertise → Brand Awareness 0.405 0.06 4.822* Supported
H3 Celebrity trustworthiness → Brand Awareness 0.214 0.051 9.825* Supported
H4 Endorser-brand fit → Brand Recognition 0.386 0.054 4.770* Supported
Notes: Significant level is denoted as *p < 0.05
In all, the strength of the relationship between the latent constructs indicated that the strongest predictive
power within the model falls on celebrity attractiveness (β=0.481; t=5.248), followed by the relationship
between celebrity expertise and brand awareness (β=0.405; t=4.822); endorser-brand fit and brand recognition
(β=0.386; t=4.770) and the weakest being the relationship between celebrity trustworthiness and brand
awareness (β=0.214; t=9.825).
Additionally, the variance explained (R2) in the circle within the model represents the amount of variance
explained which s contributed by the latent constructs. As shown in the SEM-PLS output (figure 2), 63 percent
of the total variance in brand awareness is attributed to the combined effect of celebrity attractiveness, celebrity
expertise, trustworthiness and endorser-brand fit.

Figure 2: SEM-PLS OUTPUT

Discussions
Celebrity advertising has been seen to have the ability to draw consumers’ attention towards the advertised brand.
The findings of this study confirm the earlier hypothesized relationships. The results indicate a direct and
positive relationship between endorser credibility measured by attractiveness, expertise and trustworthiness and
celebrity-brand fit, and brand awareness. These findings are in line with the argument by Hakimi et al (2011)
that marketers often choose celebrity endorsers who are attractive, credible, who have expertise while at the
same time matching up with the desired brand image. Hakimi et al (2011) also assert that attractive celebrity
endorser can improve a brand image and encourage consumers to purchase that brand. This correspond with
what Ohanian (1991) stated that celebrity expertise can make consumers more willing to purchase an advertised
brand. However, our research findings differ slightly from theirs as our findings establishes that trustworthiness
is a factor in increasing consumers’ intention to try a brand against that of Ohanian (1991) and Hakimi et al
(2011) that trustworthiness is not a factor in increasing consumers’ intention to try a brand.
Our findings agree with several other studies (Lafferty and Goldsmith, 1999; Magnini et al, 2010; Till and
Busler, 1998 & Chang et al, 2005), that trustworthy celebrity endorsers leads to positive attitudes towards a

22
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

brand. However, our study findings differ slightly with that of Kim et al (2018) as they found that celebrity
trustworthiness does not influence brand equity.
Similarly, consistent with our findings that celebrity expertise strongly influences brand awareness are
findings of others studies (Kim et al, 2018; Lord and Putrevu, 2009; Marshall et al, 2008; Kim et al 2014 &
Wang et al, 2007). Also Spry et al, (2011) supports an indirect impact of endorser credibility on brand equity
with the mediating effect of brand credibility
Therefore, it is safe and convenient to assert that the effectiveness of celebrity advertising is dependent on
the celebrity’s attractiveness, expertise, celebrity-brand fit and trustworthiness.

Conclusions and Policy Implication


In this age of increased competition in the market place, organizations should therefore prioritize and refocus
their efforts on the most value adding marketing strategies. One of these strategies could be to engage on
celebrity advertising. This research adds to the body of knowledge by supporting already established factors that
determine the effectiveness of celebrity advertising and the inclusion of celebrity-brand fit as a veritable driver
of brand awareness. This concept of celebrity advertising could impact positively on the efforts of organisations
launching new products to create awareness and ensure brand recall and recognition. This will help make the
brand a part of the consumers’ evoked set. In particular, firms already employing the services of celebrity
endorsers would be better off if more attention is placed on the celebrity-brand fit. Also brands that are in their
decline stage of the product lifecycle could be rejuvenated by the use of an attractive celebrity endorser whose
character fits with the brand and from whom a meaning transfer could positively influence the brand.
The managerial implication of this is that organisations intending to use or maximize the returns from their
celebrity endorsers used in their advertisements should stress the expertise of the endorser in promoting the
values of the brand. This will contribute not only to improved market acceptance and sales volume but the
enhancement of the brand value.

References
Aaker, D. A. (1991). Managing brand equity. New York, NY: The Free Press.
Aaker, D.A and Myers, J.G (1987), Advertising Management, 3rd edition, Englewood Cliffs, New Jersey:
Prentice-Hall, Inc.
Amos, C., Holmes, G., & Strutton, D. (2008). Exploring the relationship between celebrity endorser effects and
advertising effectiveness: A quantitative synthesis of effect size. International Journal of Advertising, 27(2),
209-234.
Atkin, C. and Block, M. (1983), Effectiveness of celebrity endorsers, Journal of Advertising Research, 23(1), 57-
61.
Chang, J., Wall, G., & Tsai, C. T. (2005). Endorsement advertising in aboriginal tourism: An experiment in
Taiwan. International Journal of Tourism Research, 7(6), 347–356
Dean, D.H. (1999), “Brand endorsement, popularity, and event sponsorship as advertising cues affecting
consumer pre-purchase attitudes”, Journal of Advertising, 28 (3), 1-12.
Escalas, J.E. (2004). Narrative processing: Building consumer connections to brands. Journal of Consumer
Psychology, 14 (1/2), 168-80.
Erdogan, B. Z. (1999). Celebrity endorsement: A literature review. Journal of Marketing Management, 15(4),
291–314.
Erdogan, B.Z., Baker, M.J. and Tagg, S. (2001) ‘Selecting Celebrity Endorses: The Practitioner’s Perspective’,
Journal of Advertising Research, 41(3): 39–48.
Goldsmith, R.E., Lafferty, B.A. and Newell, S.J. (2000), “The impact of corporate credibility and celebrity
credibility on consumer reaction to advertisements and brands”, Journal of Advertising, 29 (3), 43-54.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate data analysis (7th ed.). Englewood
Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Hakimi BY, Abedniya A, Zaeim MN (2011) Investigate the Impact of Celebrity Endorsement on Brand Images.
European Journal of Scientific Research 58, 116-132.
Hovland, C.I., Janis, I.L. and Kelley, H.H. (1953), Communication and Persuasion, Yale University Press, New
Haven, CT
Joseph, W.B. (1982), “The Credibility of Physically Attractive Communicators: A Review”, Journal of
Advertising, 11 (3): 15-24.
Kahle, L.R. and Homer, P.M. (1985), “Physical Attractiveness of the Celebrity Endorser: A Social Adaptation
Perspective”, Journal of Consumer Research, 11 (4): 954-61.
Kamins, M.A. (1990), “An Investigation into the “Match-up” Hypothesis in Celebrity Advertising: When Beauty
May Only Be Skin Deep”, Journal of Advertising, 19 (1): 4-13.
Keller, K. L. (1993). Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand equity. Journal of

23
European Journal of Business and Management www.iiste.org
ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online)
Vol.10, No.28, 2018

Marketing, 57(1), 1–22.


Keller, K.L. (1998), Strategic Brand Management: Building, Measuring, and Managing Brand Equity, Prentice-
Hall, Upper Saddle River, NJ.
Kim, S., Lee, J., & Prideaux, B. (2014). Effect of celebrity endorsement on tourists' perception of corporate
image, corporate credibility and corporate loyalty. International Journal of Hospitality Management, 37(1),
131–145.
Kim, S.S., Choe, J.Y.J and Petrick, J.F. (2018). The effect of celebrity on brand awareness, perceived quality,
brand image, brand loyalty, and destination attachment to a literary festival, Journal of Destination and
Management 9, 320-329.
La Ferle, C.L. and Choi, S.M. (2005), “The importance of perceived endorser credibility in South Korean
advertising”, Journal of Current Issues and Research in Advertising, 27 (2), 67-81.
Lafferty, B. A., & Goldsmith, R. E. (1999). Corporate credibility’s role in consumers' attitudes and purchase
intentions when a high versus a low credibility endorser is used in the ad. Journal of Business Research,
44(2), 109–116.
Langmeyer, L. and Shank, M. (1994), “Managing Beauty: Products and People”, Journal of Product and Brand
Management, 3 (3): 27-39.
Liu, Y. (2001). What is Interactivity and is it always such a good thing? Implications of Definition, Person and
Situation for the Influence of Interactivity on Advertising Effectiveness. Journal of Advertising. 31, 53-54.
Lord, K., & Putrevu, S. (2009). Informational and transformational responses to celebrity endorsement. Journal
of Current Issues and Research in Advertising, 31(1), 1–13.
Magnini, V., Garcia, C., & Honeycutt, E. (2010). Identifying the attributes of an effective restaurant chain
endorser. Cornell Hospitality Quarterly, 51(2), 238–250.
Magnini, V., Honeycutt, E., & Cross, A. (2008). Understanding the use of celebrity endorsers for hospitality
firms. Journal of Vacation Marketing, 14(1), 57–69.
Marshall, R., Na, W., & Deuskar, S. (2008). Endorsement theory: How consumers relate to celebrity models.
Journal of Advertising Research, 48(4), 564–572.
McCracken, G. (1989). Who is the celebrity endorser? Cultural foundations of the endorsement process. Journal
of Consumer Research, 16(3), 310–321.
Ohanian, R. (1990), “Construction and validation of a scale to measure celebrity endorsers’ perceived expertise,
trustworthiness and attractiveness”, Journal of Advertising, 19 (3), 39-52.
Ohanian, R. (1991). The impact of celebrity spokespersons' perceived image on consumer’s intention to
purchase. Journal of Advertising Research, 31(1), 46–54.
Pappu, R. and Quester, P. (2006), “A consumer-based method for retailer equity measurement: results of an
empirical study”, Journal of Retailing and Consumer Services, 13 (5), 317-29.
Seno, D., & Lukas, B. A. (2007). The equity effect of product endorsement by celebrities: A conceptual
framework from a co-branding perspective. European Journal of Marketing, 41(1/2), 121-134
Spry, A., Pappu, R and Cornwell,T.B. (2011). Celebrity endorsement, brand credibility and brand equity,
European Journal of Marketing,46(6), 882-909.
Till, B.D. (1998), “Using celebrity endorsers effectively: lessons from associative learning”, Journal of Product
& Brand Management, 7 (5), 400-9.
Till, B. D., & Busler, M. (1998). Matching products with endorsers: Attractiveness versus expertise. Journal of
Consumer Marketing, 15(6), 576–586.
Till, B. D., & Busler, M. (2000). The match-up hypothesis: Physical attractiveness, expertise, and role of fit on
brand attribute, purchase intent and brand beliefs. Journal of Advertising, 29(3), 1–13.
Till, B.D. and Shrimp, T.A. (1994). Endorsers in Advertising. The Case of Negative Celebrity Information.
Journal of Advertising 27, 67-82.
Tom G, Clark R, Elmer L, Grech E, Massetti J (1992). The Use of Celebrity Spokespersons in Advertisement.
The Journal of consumer Marketing 9, 45-51.
Thompson, M. (2006). Human brands: Investigating antecedents to consumers’ strong attachments to celebrities.
Journal of Marketing 70 (3), 104-19.
Wang, K. C., Chou, S. H., Su, C. J., & Tsai, H. Y. (2007). More information, stronger effectiveness? Different
group package tour advertising components on web page. Journal of Business Research, 60(4), 382–387.
Yoo, B. and Donthu, N. (2001), “Developing and validating a multidimensional consumer-based brand equity
scale”, Journal of Business Research, 52 (1), 1-14.

24

View publication stats

You might also like