Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nội dung chính:

Khái niệm, đặc điểm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền ban hành và nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Mục tiêu bài học:
 Hiểu được thế nào là Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
 Nắm được các hình thức của văn bản quy phạm pháp luật
 Nhận biết được thẩm quyền ban hành và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
 Phân biệt được văn bản quy phạm pháp luật trong các tình huống thực tế

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
Khái niệm :
• Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được
ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định.
• Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể các văn bản quy phạm
pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.
Đặc điểm :
• Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
• Chứa đựng quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc.
• Áp dụng nhiều lần khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
• Tên gọi, hình thức, nội dung, trình tự ban hành do luật định.
• Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
2. HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật nước ta được phân
thành các hình thức gồm:
-Văn bản luật:
-Văn bản luật: Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất ban hành có hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản dưới luật.
Văn bản luật gồm có: Hiến pháp; Bộ luật, Luật.
Ví dụ: Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11
năm 2014 là văn bản Luật và văn bản hướng dẫn nó như Nghị định, Thông tư không
được trái với quy định của Luật Doanh Nghiệp.
-Văn bản dưới luật:
-Văn bản dưới luật: Là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban
hành theo thủ tục và hình thức pháp luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn
bản luật.
Văn bản dưới luật bao gồm:
+Nghị quyết của Quốc hội.
+Pháp lệnh, nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội…
+Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
+Nghị định của Chính phủ...
+Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nướcNghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao
+Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ…
+Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao…
+Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
+Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp.
+Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Ví dụ: Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh
nghiệp là văn bản dưới Luật về nguyên tắc không được trái với quy định của văn bản luật
mà nó hướng dẫn.
3.THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
-Hiến pháp do Quốc hội ban hành
+Là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật.
+Các văn bản khác không được trái với Hiến pháp.
+Hiến pháp quy định các vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như: Chế độ chính trị, chế độ
kinh tế; chế độ văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ; quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; về tổ chức bộ máy nhà nước…
VD: Hiến pháp 2013
-Các bộ luật, luật do Quốc hội ban hành để quy định
+Tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước
+Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do
luật định
+Tội phạm và hình phạt
+Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước
+Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
+Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường
+Quốc phòng, an ninh quốc gia
+Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước…
VD: Bộ luật dân sự 2015; Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
-Nghị quyết của Quốc hội:
+Quy định việc thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định
của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.
+Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của
Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.
+Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an
ninh quốc gia
Ví dụ: NQ số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia
nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam có phần Phụ
lục bao gồm các nội dung áp dụng trực tiếp một số cam kết có liên quan đến các quy
phạm pháp luật của các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật luật sư năm
2006…
-Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành:
Quy định những vấn đề được Quốc hội giao
-Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
+Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
+Bãi bỏ, tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
+Tổng động viên hoặc động viên cục bộ
+Ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
+Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Ví dụ: Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng,
dầu, mỡ nhờn
-Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Đoàn
chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành để quy định
những vấn đề được luật giao
-Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước quy định:
-Nghị định của Chính phủ quy định:
Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ QH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và những vấn
đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên
Ví dụ: Nghị định 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

You might also like