tiểu-luận-chủ-nghĩa-xã-hội-khoa-học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI
SỐNG TINH THẦN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.

GVHD : TS. Nguyễn Thanh Hải


LỚP : CLCQTKD48
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Hồ Phương Nguyên - 2353401010074
Đặng Trần Gia Nghi - 2353401010067
Trần Hiền Hiếu Thảo - 2353401010122

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI......................................................................................................................................6
1. Quan niệm của chủ nghĩa ML về tôn giáo:...................................................................................6
1.1. Khái niệm của tôn giáo:...........................................................................................................6
1.2. Bản chất của tôn giáo:..............................................................................................................7
1.3. Nguồn gốc của tôn giáo:...........................................................................................................9
1.4. Tính chất của tôn giáo:...........................................................................................................11
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:.................12
CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY............................................................................16
1. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay:......................16
1.1. Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta:................................................................................16
1.2. Quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam:.............................................................16
1.3. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam:..............................................................................................27
1.4. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:....................................................30
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM:.......................34
1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:....................................................................34
2. Những tác động của tôn giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần, chính trị, xã hội của dân
tộc Việt Nam:..........................................................................................................................................36
2.1 Tác động tích cực:...................................................................................................................36
2.2 Tác động tiêu cực:...................................................................................................................41
3. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:......................42
4. Liên hệ tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở
Việt Nam qua tư tưởng Hồ Chí Minh và trên thế giới:......................................................................45
4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo:.......................................................................45
4.2. Sự vận dụng của Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13:.......................................47
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................54

2
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là nước với đặc điểm là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống và đứng thứ
ba về độ đa dạng tôn giáo; vì vậy tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà
từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt. Đồng
thời, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách tự do về các tín ngưỡng, tôn giáo
phù hợp để tập hợp, phát huy vai trò của các đồng bào có đạo trong xây dựng và phát
triển đất nước. Chính vì đặc điểm này, vấn đề tôn giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy
cảm hơn.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo. Người đã coi đoàn kết
tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
Người từng nói: “ Toàn thể đồng bào ta đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ
gìn non sông, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do.” Ngày nay xung đột sắc tộc
và xung đột tôn giáo đang là những điểm nóng của thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã
lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội triền miên, dẫn đến đất nước không thể phát triển
được; đồng thời vẫn chưa thoát khỏi tình trạng này vì đã không làm tốt công tác tôn giáo.
Đó là bài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo. Bên
cạnh đó, điểm nổi bật của hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước là: tôn trọng bảo
đảm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng; đồng thời nhận thức về vai trò của tôn giáo cũng có
sự phát triển, từ nhìn nhận vấn đề đạo đức, văn hoá các tôn giáo cũng như giữ gìn, phát
huy giá trị đạo đức, văn hoá của các tôn giáo và coi tôn giáo là nguồn lực trong việc phát
triển đất nước.

Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành vấn đề thiết yếu và
cần thiết đối với con người. Trong quá trình hình thành, các nhận thức về tín ngưỡng
khác nhau đã phát triển, từ đó dẫn đến việc hình thành nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng
nhìn chung, các tôn giáo đều hướng con người đến với cuộc sống tốt đẹp hơn, có trách
nhiệm với bản thân cũng như những người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ
những tín đồ nhận thức sai lầm về tôn giáo, từ đó tôn giáo bị lợi dụng trở thành công cụ
của những phần tử cực đoan. Nhìn thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm em đã
chọn đề tài “ Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, không chỉ tìm
hiểu công tác tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới mà còn có ý nghĩa lớn về mặt lý
luận và nhất là về mặt thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:


2.1. Mục đích nghiên cứu:

4
Đề tài nghiên cứu với mục đích là để hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh giải phóng
dân tộc và cách mạng của Việt Nam trong thế kỷ XX. Bên cạnh đó, nêu rõ được sự
thay đổi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam đồng thời đánh giá những chủ
trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì và
những ảnh hưởng của chúng đến thực tiễn cách mạng Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
nhóm chúng em có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu về những khái niệm tôn giáo và các nguyên tắc để giải quyết vấn
đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu về tôn giáo,
quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam và các chính sách của Đảng
và Nhà nước về tôn giáo.
- Nghiên cứu về quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc Việt Nam; những tác động tích
cực và tiêu cực của tôn giáo đối với dân tộc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và
nhận thức của nhân dân về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:


- Không gian: trong đất nước Việt Nam.
- Thời gian: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:

Về phương pháp luận, tiểu luận được thể hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn
giáo nói riêng.

Về phương pháp nghiên cứu, tiểu luận dựa trên một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong hầu hết các
chương để giải quyết vấn đề mà mỗi chương nêu ra.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng chủ yếu trong chương
III của tiểu luận nhằm tổng hợp, đánh giá một cách khách quan về tình hình
thực tiễn của tôn giáo Việt Nam hiện nay.

5
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong chương II để dễ dàng đưa ra nhận xét
về những đặc điểm thay đổi của vấn đề tôn giáo cũng như các giáo lý, giáo
điều, chính sách nhằm đề ra những giải pháp thiết thực.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa phương lý luận, làm sâu sắc hơn về những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
trong những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Từ đó có những
nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.
- Ý nghĩa thực tiễn, hiểu được bản chất, nguồn gốc và các vấn đề của tôn giáo.
Biết được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan
điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình học tập.
6. Cơ cấu của tiểu luận:
Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3
chương như sau:
Chương I: Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương II: Tôn giáo ở Viêt Nam và chính sách tôn giáo của
Chương III: Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

6
CHƯƠNG 1: TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI
1. Quan niệm của chủ nghĩa ML về tôn giáo:
1.1. Khái niệm của tôn giáo:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ
biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Tôn giáo là một hệ
thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và những lễ nghi để thể hiện
sự sùng bái ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan1. Qua sự phản ánh của tôn
giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí, những sức
mạnh của thế gian đã trở thành sức mạnh siêu thế gian. Chính con người đã khoác cho
thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người
có chỗ dựa, được che chở, an ủi – dù đó chỉ là chỗ dựa “ hư ảo”.

Ph.Ănghen cho rằng “… tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào
trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế”2. Ở một cách tiếp cận khác thì tôn giáo là thực thể thực
thể xã hội tức là những tôn giáo cụ thể như công giáo, tin lành, phật giáo với các tiêu chí
cơ bản sau:

Có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ .

Có hệ thống giáo thuyết như giáo lý, giáo dục, lễ nghi phản ánh thế giới quan, nhân sinh
quan, lễ nghi của tôn giáo.

Có hệ thống cơ sở thờ tự, có tổ chức nhân sự quản lý điều hành viên đạo, có hệ thống tín
đồ đông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào đó và được tôn giáo đó
thừa nhận.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang
đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó ko phải ko có
những yếu tố tích cực. Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “
hoang đường”, “hư ảo” của tôn giáo? Tại sao con người lại có nhu cầu tôn giáo và đặt
niềm tin lớn lao vào tôn giáo như vậy? C.Mác và Ph.Ănghen đã luận giải rằng sự xuất
hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọng

1
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Hà Nội, 2021, tr.214
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.437

7
nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế - xã hội. Trong lịch sử tiến hoá của mình, con
người trước hết có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm đáp ứng
với nhu cầu ngày càng cao của mình. Do trình độ và khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp
kém, con người cảm thấy yếu đuối, tự ti, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn
cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Đó là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ
cúng. Bên cạnh đó, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn
của con người gây ra đối với nhau cũng tạo cho họ sự sợ hãi, lo lắng. Đó cũng là nguyên
nhân khiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo.

1.2. Bản chất của tôn giáo:

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử
xã hội xác định; là một hình thái ý thức xã hội do con người tạo ra, nó phản ánh cách giải
quyết mối quan hệ giữa con người với cái siêu nhiên, cái hiện thực với cái hư ảo, cái trần
tục với cái thiêng liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian. Do đó, xét về mặt bản chất,
tôn giá là hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự
nhiên và sức mạnh xã hội.

Theo C.Mác: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực,
vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim… tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân.” Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hoá, phù
hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội.

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng: “ Tôn giáo là một
hiện tượng xã hội – văn hoá do con người sáng tạo ra.” Con người sáng tạo ra tôn giáo vì
mục đích lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng
sáng tạo ra tôn giáo con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn
giáo vô điều kiện. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng “ sản xuất vật chất các quan hệ kinh
tế xét đến cùng nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức
xã hội trong đó có tôn giáo. Do đó mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn
giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những điều kiện sống nhất định
trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế.

Về phương diện thế giới quan: các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt
với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mặc dù có sự
khác biệt về thế giới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường mắt xích không
bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân
dân. Ngược lại luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của

8
nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội thì những người cộng sản và những
người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế
giới hiện thực, xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản
ánh nó qua một số tôn giáo.

Tôn giáo và tín ngưỡng ko có sự đồng nhất nhưng bên cạnh đó nó có sự giao thoa và có
mối quan hệ chặt chẽ nhất định. Ranh giới để phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng chỉ mang
tính tương đối.

Tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn của tôn giáo, là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng
mộ cũng như cách thức thể hiện niềm tin của con người thông qua những lễ nghi gắn với
phong tục tập quán, truyền thống. Bên cạnh đó, niềm tin của con người không có một hệ
thống triết lý nhân sinh hoàn chỉnh như một tôn giáo trước các sự vật, hiện tượng, lực
lượng có tính thần thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Tín ngưỡng có
nhiều loại hình khác nhau: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,
…. 3

Còn tôn giáo thường được hiểu là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những
quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự
sùng bái ấy. Tôn giáo bao gồm: niềm tin tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, cơ sở thờ tự,
bộ máy tổ chức chặt chẽ. Bên cạnh đó tôn giáo lớn mang tính quốc tế tức là nó có mặt ở
tất cả các nước trên thế giới.

Mê tín dị đoan là tin một cách mê muội viễn vông không dựa trên một cơ sở khoa học
nào dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hoá, đạo
đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng4. Và từ việc có những hành
vi đó nó gây ra sự tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó hiện tượng mê
tín dị đoan luôn tìm cách len lỏi vào các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Xét về mục đích
là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, của đời sống tâm linh thì người hoạt động mê
tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền là chính. Người làm việc trong lĩnh vực này chỉ làm
việc với người khách của mình khi họ được trả một số tiền nhất định thì họ mới thực hiện

Hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo từ trước đến nay luôn được Nhà nước
ta tông trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và được đảm bảo
để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Còn hoạt động mê tín, dị đoan bị bài trừ bằng
nhiều biện pháp như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phát huy và
bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục; xử phạt…

3
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216
4
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216

9
1.3. Nguồn gốc của tôn giáo:

Theo quan điểm của chủ nghĩa ML tôn giáo ra đời bắt nguồn từ 3 nguồn gốc sau:

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên
nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực,
không giải thích được nên con người đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực
thần bí5. Và khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng có áp bức bất công do không giải
thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bất công tội ác,… Cộng với lo
sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội con người trông chờ vào sự giải phóng của
một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế và vì thế mà tôn giáo xuất hiện. Mặt khác, trong
những trường hợp cụ thể nào đó, sự xuất hiện của tôn giáo là để phục vụ cho những yêu
cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét ở một số tôn giáo, khi những yêu cầu,
mục đích kinh tế - xã hội bị “ tôn giáo hoá” qua những nội dung giáo lý, cách thức hành
lễ, tu trì. Với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần
của con người ngày càng được đảm bảo, con người có điều kiện hơn trong quan tâm giải
quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh. Đây cũng là nguyên
nhân cho sự nảy sinh, phát triển nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng và xuất hiện những loại
hình tôn giáo mới. Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất
lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc
của sự phân hoá giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… tất cả họ quy về số phận và định
mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hoá một số người thành những thần tượng có khả năng chi
phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Nguồn gốc nhận thức:

Các nhà duy vật trước C.Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, lại quan tâm trước hết đến nguồn gốc
kinh tế - xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc
đó.

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và
chính bản thân mình là có giới hạn khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn
tồn tại, khi những điều kiện khoa học chưa giải thích được thì điều đó thường được giải
thích thông qua lăng kính của các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học
chứng minh nhưng do trình độ dân trí thấp chưa nhận thức được đầy đủ thì đây vẫn là
5
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.216

10
điều kiện, mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc nhận
thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con
người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh6.

Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người.
Khi mà con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, có
thể khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái quát hoá,
trừu tượng hoá đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có
khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối
hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở
hiện thực, dễ rơi vào ảo tượng, thần thánh hoá đối tượng. Phải đến một trình độ nhận thức
nhất định, khi con người đạt đến khả năng tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá, con
người mới có khả năng sáng tạo ra tôn giáo.

Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt
chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần
thánh.

Nguồn gốc tâm lý

Chính sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong những lúc ốm đau
bệnh tật, ngay cả những cái may rủi bất ngờ xảy ra hoặc tâm lý muốn được bình yên khi
làm một việc lớn như ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh,… Cho
nên con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo thậm chí cả những cái tình cảm tích cực như
là tình yêu hay là lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước,
với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo vd: thờ các anh hùng dân tộc,…7Các nhà
duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. V.I.Lênin cũng cho
rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản…, sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu
nhiên”, làm họ bị diệt vong…, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa
của tôn giáo hiện đại. Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong
tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh
phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào. C.Mác đã nói “tôn giáo là trái
tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội
không có tinh thần”.

1.4. Tính chất của tôn giáo:


a. Tính lịch sử của tôn giáo:
6
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.217
7
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.217

11
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm
trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người mà tôn giáo chỉ
xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính
lịch sử, là sản phẩm của con người, nghĩa là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và
có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế
độ chính trị, xã hội.Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp
với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi thì tôn giáo cũng có sự
thay đổi, điều chỉnh theo. Và trong quá trình vận động của các tôn giáo thì chính các điều
kiện kinh tế xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liền chia tách thành
nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì đến
một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng
nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần
mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện
tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản
thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.

b. Tính quần chúng của tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở
tất cả các dân tộc quốc gia, châu lục, tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện ở số lượng
tín đồ rất đông đảo. Bên cạnh đó, tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một số
bộ phận quần chúng nhân dân lao động (tức gần ¾ dân số thế giới). Tôn giáo ngoài việc
hướng con người vào niềm tin hạnh phúc, hư ảo của thế giới bên kia song nó luôn luôn
phản ánh khát vọng của những người lao động về một thế giới tự do, bình đẳng, bác ái.
Mặc khác, tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện của tôn giáo cũng rất được đề cao.
Chính vì thế, tôn giáo được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội đặc biệt là
quần chúng lao động tin theo.

c. Tính chính trị của tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi xã hội chưa có giai cấp thì tôn giáo chỉ
phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân, thế giới xung quanh.
Tôn giáo chưa mang tính chính trị, tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã
phân chia giai cấp, có sự khác biệt, đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết do tôn giáo là
sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, nó phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các
giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc nên tôn giáo mang

12
tính chính trị. Mặt khác, khi các giai cấp bốc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ
cho lợi ích của giai cấp mình chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội thì tôn giáo
mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ. 8Vì thế, cần nhận thức rõ ràng, đa số quần
chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn như cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn
giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn
giáo của họ.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc
gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với
thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì
vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh
thần; Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng để thực hiện
mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Biến đổi tôn giáo ở Việt Nam có tác động lớn đến phong tục, tập quán truyền thống trên
cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Một mặt góp phần phục hồi nhiều phong tục, tập
quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần thay đổi lối sống, hành vi của một bộ
phận người dân, mặt khác cũng làm hồi sinh nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, làm biến
dạng, phai mờ một số phong tục, tập quán truyền thống. Những tác động này đã và đang
đẳ ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước trong thời kỳ mới.

2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và ko tín ngưỡng của nhân dân.

Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng
liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín ngưỡng và tự
do không tín ngưỡng thuộc về quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền này nói lên
rằng “ việc theo đạo, đổi đạo hay theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo là quyền tự do
lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào kể cả các chức sắc tôn giáo,
tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn
cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe doạ bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm
phạm quyền tự do tư tưởng của họ”. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của Nhân dân là một nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các
phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước
xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.

8
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB. Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, 2021, tr.218

13
“ Mỗi người phải được hoàn toàn toàn tự do theo tôn giáo nào mình thích, hoặc không
thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được tự do là người vô thần” 9. Mọi công dân theo
tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và
nghĩa vụ như nhau. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều được bình đẳng trước
pháp luật. Bên cạnh đó, tôn giáo một mặt phản ánh sự bất lực và bế tắc của quần chúng
nhân dân lao động, nhưng mặt khác tôn giáo cũng chứa đựng những giá trị phù hợp với
chuẩn mực, đạo lý của xã hội. Vì vậy, tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín
ngưỡng của nhân dân là cơ sở để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng và
không có tín ngưỡng tôn giáo, giúp các tôn giáo phát huy tính tích cực của mình thể hiện
trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực, lạc hậu. Đồng thời làm giảm dần
đi đến xoá bỏ những đức tin mù quáng, những hành vi mê tín lỗi thời, những luật lệ tôn
giáo khắt khe, vi phạm quyền con người, trái với xu thế phát triển chung của nhân loại và
đất nước. Đặc biệt, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của nhân dân như: ngăn cản những người có tôn giáo thực hiện các nghĩa vụ công
dân, phân biệt đối xử với công dân có tín ngưỡng tôn giáo, đấu tranh chống lại các luận
điệu vu cáo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa,.…trong khi khẳng định tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng đã nhấn
mạnh “ nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để làm trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc”. Dù một người có theo
tôn giáo hay không theo tôn giáo thì họ vẫn là một công dân của đất nước. Dù họ có ở vị
trí nào đi chăng nữa, chức sắc như thế nào, tín đồ của tôn giáo nào thì cũng bình đẳng
như nhau. Là một công dân trong đất nước thì buộc họ phải tuân thủ nghiêm pháp luật
ngược lại khi họ đã vi phạm pháp luật thì tất cả đều phải bị xử lý theo pháp luật.

Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Tôn giáo phản ánh khát vọng của con người về một xã hội tốt đẹp, nhưng với hệ thống tín
điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế sự vươn lên của con người trong
cuộc đấu tranh thực tiễn một thế giới tốt đẹp, mang lại hạnh phúc thực sự cho loài người.
Vì vậy giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo là
một yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội. Do đó,
nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào việc giải quyết
những phần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà ko chủ
trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa ML chỉ ra rằng muốn
thay đổi ý thức xã hội trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội. Muốn xoá bỏ ảo

9
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcova, 1978, tr.7

14
tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người thì phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy.
Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực thực sự công bằng ko
có áp bức bất công, nghèo đói, thất học nói cách khác là phải xây dựng một ‘thiên đường
trên mặt đất” cũng như những cái tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Tuy nhiên, đó là một quá
trình lâu dài và ko thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã
hội mới. Khi đã xây dựng một xã hội như vậy, xây dựng một xã hội như vậy thì những
cái niềm tin vào thế giới bên kia, niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên sẽ ngày càng
giảm dần bởi vì họ đã tìm thấy được những hạnh phúc ngay trong thế giới hiện thực này.

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn
giáo

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo, thực chất là phân biệt tính
chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn
đề tôn giáo. Mặt tư tưởng nó biểu hiện sự khác nhau về niềm tin ở mức độ tin tưởng giữa
những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người ko theo tôn giáo cũng như những
người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phản ánh mâu thuẫn ko mang tính đối kháng.
Còn mặt chính trị nó phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ đồng thời phản
ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp và mâu thuẫn giữa
những cái thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân
dân lao động. Khi phân biệt hai mặt như vậy thì chúng ta mới có những biện pháp, giải
pháp, chính sách sao cho phù hợp với từng loại mâu thuẫn này. Việc phân biệt hai mặt
này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, giải
quyết những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiện nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “
diễn biến chiến lược hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã hội
chủ nghĩa. Do đó phải nêu cao tinh thần cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối
với những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng phải
khách quan, chính xác, tránh nôn nóng, vội vàng, chủ quan, định kiến. Tức là ứng xử với
tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo nó liên quan đến tâm tư tình cảm, niềm tin thì cần
phải hết sức tế nhị.

Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo:

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại nó luôn luôn vận động
và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội. Trong giải quyết
vấn đề tôn giáo cần quán triệt nguyên tắc này bởi vì mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình
thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai

15
trò, vị trí, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Nó du
nhập vào những nước khác cũng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng tới đời sống chính trị,
kinh tế xã hội ở từng thời điểm cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội,
giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần
phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử tốt với những vấn đề có
liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể. Do đó, điều quan trọng là Đảng
cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng ấy vào từng
thời điểm để đưa ra những chính sách và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan sao
cho phù hợp.

Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn
luôn mới mẻ. Bởi vì, tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng
với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có nhiều sự biến đổi dù là về nội dung
hay chỉ là về hình thức. Ở Việt Nam tôn giáo là một vấn đề luôn được cập nhật thường
xuyên bởi tôn giáo là sự phản ánh, sự biến đổi của đất nước, xã hội, nó còn phản ánh
trình độ nhận thức của con người Việt Nam. Tôn giáo, tín ngưỡng là hoạt động thường
xuyên, liên tục của người dân Việt Nam, nó có tầm quan trọng trong đời sống tinh thần
của người dân. Vì thế, các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin đã khắc hoạ rõ ràng tầm quan trọng của tôn
giáo. Song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực
hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ. Nhân dân và tín đồ Việt Nam cần xác định rõ rệt
những hành động lợi dụng tôn giáo này.

16
CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay:
1.1. Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta:

Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có 6 tôn giáo lớn ( Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài và Hoà Hảo ) với khoảng 20 triệu tín đồ. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào các tôn giáo đã đóng góp một phần
không hề nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và các giáo sĩ cũng đã
xuất sắc nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và
“việc đời”.

Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo biểu hiện rõ ràng hơn trước. Số người tham gia
các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ… được xây cất, tu sửa
lại. Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo khác nhau, tất nhiên cũng xuất hiện
nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tâm linh của
quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều đáng quan ngại vì trong đó không chỉ có sự sinh
hoạt tôn giáo thuần tuý, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính
trị và hoạt động mê tín dị đoan.

1.2. Quá trình hình thành các tôn giáo lớn ở Việt Nam:
1. Phật giáo:

Lịch sử Phật giáo ở Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ bắt bắt buộc:

Đây là giai đạon mà Phật giáo du nhập và bước đầu đi vào đười sống của dân tộc Việt
dần trở thành nhân tố góp phần làm nên bản sắc văn hoá VN.

Trong giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X sau công nguyên, nhiều cuộc đấu tranh
lâu dài, phức tạp để bảo vệ di sản truyền thống dân tộc, nhân dân ta đã biết tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hoá ngoại nhập phù hợp với đặc tính, tâm hồn người Việt
Nam để làm phong phú thêm nền văn hoá truyền thống. Phật giáo truyền vào Việt Nam,
được nhân dân tiếp nhận một cách nhanh chóng, nó ngày càng phổ biến, phát triển mạnh
mẽ và tạo dựng được chỗ đứng trong lòng nhân dân, đồng thời cũng tiếp thêm sức mạnh
cho dân ta đấu tranh, góp phần bảo vệ nền văn hoá cổ truyền.

17
Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỉ III đầu thế kỷ II TCN, theo hai con
đường chủ yếu:

Theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo “ con đường tơ lụa “ rồi
từ đây sang Việt Nam
Theo đường biển, các nhà sư theo các thuyền buôn sang truyền đạo ở nước ta.
Trong các chuyến viễn dương này, họ thường thỉnh một hay hai vị tăng để cầu
nguyện cho thuỷ thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà truyền bá đạo Phật vào
các dân tộc ở Đông Nam Á.

Đến thế kỷ II Sau công nguyên, trung tâm Phật giáo đời Hán là Luy Lâu trên đất Giao
Chỉ được hình thành sớm nhất và cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất. Đến cuối thế kỷ II
đến đầu thế kỷ III, có nhiều nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam truyền đạo. Đầu thế kỷ III, bắt
đầu xuất hiện những nhà sư sinh ra và tu ở Việt Nam. Từ thế kỷ VI – X Phật giáo Việt
Nam còn tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Đặc điểm của Phật
giáo ở giai đoạn này gồm:

Phật giáo Việt Nam giai đoạn này đã chuyển từ ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ
sang ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc.
Phật giáo Việt Nam phát triển theo khuynh hướng thiền
Phần lớn người Việt Nam đều mù chữ nên họ không đi vào kinh điển Phật giáo, do
đó mà Phật giáo Đại thừa phát triển và chiếm ưu thế.
Phật giáo khi được truyền vào Việt Nam được tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản
địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ, hoà mình vào các tín ngưỡng này với tư thế là một
luồng văn hoá ngoại lai, có xu hướng bản địa hoá ngày càng rõ rệt.
Phật giáo bước đầu đã có sự hỗn dung với Nho giáo và Đạo giáo
Phật giáo đã tích cực đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu trnah
chống xâm lăng và đồng hoá.

Ở giai đoạn đầu công nguyên đến thời kỳ Bắc thuộc ( thế kỷ X SCN ), Phật giáo đã thâm
nhập vào trong tâm hồn, suy nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và trở thành một phần
bản sắc dân tộc. Theo dòng chảy lịch sử, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung vẫn sẽ
đồng hành cùng con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong đó, Phật giáo giúp
con người không quên cội nguồn: dùng từ, bi, hỷ, xả để đối xử với nhau. Dù cho xã hội
có phát triển đến đâu đi nữa, Phật giáo vẫn sẽ gắn bó bền chặt với nền văn hoá, với con
người Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai: Phật giáo thời Đinh – Lê – Lý – Trần ( thế kỷ X – đến thế kỷ
XV ). Đây là giai đoạn cực thịnh

18
a. Phật giáo triều đại nhà Lê ( từ 980 đến 1009 cai trị 29 năm ):

Theo dòng lịch sử thì Phật giáo có mặt rất sớm, vào khoảng những năm đầu kỷ nguyên
Tây lịch. Suốt thời gian tồn tại, ảnh hưởng sâu rộng và thâm nhập vào mọi tầng lớp dân
chúng. Hầu như dân tộc Việt Nam gắn liền với Phật giáo Việt Nam. Đến thời vua Lê Đại
Hành lên ngôi, cho dù việc chính trị trong nước có thay đổi, nhưng Phật giáo vẫn phát
triển mạnh. Năm 963, vua Đại Hành sai sứ đi thông hiếu với nhà Tống, đã thỉnh 2 bộ
kinh về truyền bá trong nước, đó là Cửu Kinh và Đại Tạng Kinh.

b. Phật giáo triều nhà Lý ( từ 1010 đến 1225 cai trị 215 năm ):

Vua Lý Thái Tổ là một Phật Tử thuần thánh, người đặt nên nề món phát triển đạo Phật,
xây chùa tạc tượng, đúc chuông, truyền bá chánh pháp cho con cháu đời đời noi theo.
Bên cạnh đó, vua Lý Thái Tổ đã đem học thuật và tư tưởng Phật Giáo vận dụng vào việc
cai trị đất nước. Vì vậy, Phật giáo thười này trở thành Quốc giáo.

Sự hưng thịnh của đạo Phật vào thời Lý biểu hiện rõ nhất ở việc tổ chức tăng đoàn.
Không chỉ có lượng phật tử đông đảo từ vua đến hầu hết quần chúng nhân dân đều theo
đạo Phật mà tăng đoàn còn có nguồn ruộng đất và tài sản riêng rất lớn. Bên cạnh đó, một
loạt nhà sư được ban Quốc sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ,… Vai chủ chủ yếu
của các Quốc sư thời Lý lúc bấy giờ là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý
đạo Phật, ngoài ra khi cần, các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề liên qua đến
chính trị, ngoại gia, quân sự, văn hoá,…Do đó, suốt triều đại nhà Lý hơn 2 thế kỷ, Phật
giáo hoà nhập trọng vẹn trong đời sống của toàn dân.

c. Phật giáo triều đại nhà Trần ( từ 1225 đến 1400 cai trị 175 năm ):

Trong lịch sử dân tộc, triều Trần được đánh giá là vương triều phát triển rực rỡ nhất trong
các triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là thời kỳ Phật giáo Thiền Tông được coi là
Quốc giáo, trở thành bệ đỡ tư tưởng của các vua Trần trong đường lối lãnh đạo đất nước.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời kỳ Phật giáo hoà nhập sâu đậm với nền văn hoá dân tộc, có
ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, hành pháp, lập pháp và nếp sống
của các tầng lớp vua quan triều đình.

Phật giáo dưới triều Trần kế thừa tinh hoá của Phật giáo thời Lý và trước đó, được trọng
dụng, tôn vinh và có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ vẻ
vang và phát triển rất mạnh. Tăng đoàn mạnh đến nỗi triều đình phải tổ chức các khoa thi
để loại bớt.

Tư tưởng Phật giáo trong thời đại này gồm:

19
Tư tưởng dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: dòng thiền này vẫn tiếp tục phát triển.
Tư tưởng dòng Thiền Vô Ngôn Thông: kéo dài ba triều đại Đinh, Lê, Lý, chịu ảnh
hưởng của Phật giáo Trung Hoa.
Tư tưởng Thiền phái Thảo Đường.
Tư tưởng phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam thông qua bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã ăn sâu vào cội
rễ dân tộc, xuyên qua các ảnh hưởng của Phật giáo đối với tất cả các vấn đề của dân tộc.

Thời kỳ thứ ba: Phật giáo thời Lê Sơ đến thời Tây Sơn ( đây là thời kỳ suy thoái của Phật
giáo )

Phật giáo trong triều đại lúc bầy giờ bị quyền thần thao túng, vua lớn lên thì trở nên tàn
ác, bạo loạn khiến nhà nước loạn lach. Vì thế, Phật giáo cũng không hứng khởi lên được.
Lúc bấy giờ, Nho giáo làm chủ văn hoá tư tưởng, Phật giáo không được triều đình quan
tâm đến thời đại này. Những người tìm đến Phật giáo thời này đa số là những người lận
đận đường lận đận đường công danh, chán nản cuộc đời nên không hiểu được giáo lý của
Phật. Bởi thế, trong thời này gọi là “ Thời đại Phật giáo suy đồi”.

Thời Hậu Lê, Nho giáo đã chiếm địa vị nồng cốt trong văn học, Phật giáo bị đẩy ra khỏi
hệ tư tưởng của vua quan để thay thế hệ tư tưởng Tống Nho, đạo Phật đã suy thoái lại
ngày càng suy thoái hơn. Bởi vậy, triều Hậu Lê xem như là một triều đại mà Phật giáo
suy đồi nhất trong các triều đại kể từ khi đất nước Đại Việt giành lại chủ quyền dân tộc từ
tay đế quốc Trung Hoa đến thế kỷ 15 – 16.

Từ thời nhà Nguyễn đến nay: giai đoạn phục hưng

Sau thời gian bị suy thoái dưới thời Hậu Lê, đến thời chúa Trịnh, Phật giáo bắt đầu phục
hưng. Từ năm 1533, Phật giáo hồi sinh bởi công lao của các Thiền sư. Ở đàng ngoài,
chúa Nguyễn Hoàng thấy đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập
quốc của họ, cho nên khi mới vào trấn thủ đất Thuận Hoá, ông đã liên tiếp cho xây dựng
các chùa.

Thời kỳ triều Nguyễn Gia Long:

Sau khi dẹp được nhà Tây Sơn, triều đình Nguyễn Gia Long thực hiện đúng bản chất của
một chế độ Tống Nho thời Hậu Lê. Do chính sách của Nguyễn Ánh, sợ ảnh hưởng của
tôn giáo có hại cho chính trị, nên Phật giáo không được ưu ái.

20
Tuy có một số chùa được sắc tứ và trùng tư nhưng là những ngôi chùa mà trong thời gian
bôn tẩu Nguyễn Ánh đã từng cư trú, hoặc chuẩn bị để đánh bại Quang Trung, nhưng cũng
chỉ nhằm mục đích gây phúc đức cho dòng họ

Hiện nay, Phật giáo Việt Nam có quá trình phát triển mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới
đất nước, góp phần tạo nên nền văn hoá hiện đại đầm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên,
trong sự biến đổi của nó, Phật giáo đã một phần nào đó đánh mất bản thân của mình, khi
mà xuất hiện nhiều dạng biến tướng, các trường phái tự phát hình thành. Sự lạm dụng tôn
giáo đặc biệt là Phật giáo hiện nay là tiêu cực hoá của tôn giáo, khi mà nó đã phát triển
cực thịnh và trở nên phổ biến trên khắp mọi phương diện từ giáo pháp, giáo lý đã dễ dàng
và mạnh mẽ đưa vào đời sống văn hoá xã hội.

2. Công giáo ( Thiên chúa giáo ):

Giai đoạn thứ nhất: từ ngày đầu đầu truyền giáo đến năm 1884

Đạo Công giáo xem việc truyền đạo là sứ mệnh thiêng liêng và thường trực. Ở Việt Nam,
từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI đã có các giáo sĩ phương Tây đến để truyền giáo.
Giới nghiên cứu lịch sử đạo Công giáo đã thống nhất lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu
việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, các giáo sỹ Công giáo người Châu Âu đã bắt đầu đến Hội
An (Đàng trong) để giảng đạo cho người Việt và người Nhật buôn bán ở đây. Lúc đầu
việc truyền giáo ở Đàng trong diễn ra khá thuận lợi, một mặt vì người Đàng trong rất hòa
nhã, cởi mở; mặt khác trong giai đoạn này Chúa Nguyễn đang muốn thúc đẩy mối quan
hệ thương mại với người Bồ Đào Nha. Năm 1615, ngôi nhà thờ đầu tiên đã được xây
dựng ở Đàng trong… Những năm sau đó, số người theo đạo Công giáo đã ngày càng
nhiều hơn10.

Năm 1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được giáo hoàng A- Lếc- Xăng- Đrơ
VII giao truyền đạo ở 03 khu vực, trong đó khu vực thứ nhất có Đàng ngoài, Lào và Nam
Trung Quốc; khu vực thứ hai ở Đàng Trong, Campuchia và khu vực thứ ba ở một số tỉnh
Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ.

Sau một thời gian tiếp tục được truyền bá và phát triển, cơ cấu tổ chức của đạo Công giáo
ở Việt Nam có nhiều sự biến đổi quan trọng trong việc phân chia địa phận quản lý.

10
“Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo công giáo ở Việt Nam”,
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/thuong-thuc-ton-giao/TIM-HIEU-VE-QUA-
TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-TRIEN--DAO-CONG-GIAO-O-VIET-NAM-1382, truy
cập ngày 19/02/2024.
21
Như vậy, nhìn lại giai đoạn này cho thấy thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các
giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Càng về sau, vai trò của các giáo sĩ người Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha càng lu mờ, trong khi đó vai trò của các giáo sĩ người Pháp ngày
càng thể hiện rõ hơn.

Giai đoạn thứ hai: từ năm 1884 đến 1954

Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam
như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam
theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh
Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà
thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục
người Việt Nam đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo.
Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ
rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16
giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân11.

Giai đoạn từ 1945 đến nay:

Trong thời gian này các thừa sai bắt đầu quan tâm hơn đến việc truyền giáo lên vùng
đồng bào dân tộc thiểu số bởi vì trước đây, công cuộc truyền giáo đến vùng đồng bào dân
tộc thiểu số phần lớn chỉ mới diễn ra ở vùng Tây Bắc và Tây nguyên.

Trong giai đoạn này, cùng với sự tăng trưởng về số người theo đạo thì Giáo hội Công
giáo Việt Nam cũng trưởng thành về mặt tổ chức. Năm 1933, sau đúng 400 năm đạo
Công giáo truyền vào Việt Nam, lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican phong chức Giám mục
cho một người mang quốc tịch Việt Nam đó là ông Nguyễn Bá Tòng.

Quá trình hình thành và phát triển đạo Công giáo ở nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm,
biến cố. Từ một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, đến nay là một trong những tôn
giáo có số tín đồ lớn thứ hai trong các tôn giáo có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Công
giáo đã có rất nhiều hoạt động ảnh hưởng trong đời sống văn hoá xã hội ở Việt Nam.

3. Tin lành

So với các tôn giáo khác từ bên ngoài du nhập vào, đạo Tin lành đến nước ta muộn hơn
(khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX); quá trình hình thành và phát triển của đạo

11
“Khái quát về lịch sử truyền giáo và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam”,
https://trithuc.itrithuc.vn/articles/khai-quat-ve-lich-su-471.html, truy cập ngày 19/02/2024
22
Tin lành ở Việt Nam gắn với hệ phái Tin lành Truyền giáo CMA (tiền thân sáng lập ra
Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam).

Giai đoạn trước khi thiết lập tổ chức

Vào năm 1884, những mục sư đầu tiên là người Pháp đã đến Việt Nam để truyền giáo,
nhà thờ Tin lành đầu tiên đã được xây dựng và hình thành một Hội thánh cho các tín hữu
Tin lành Châu Âu sinh sống tại Việt Nam. Cũng trong năm 1884, đã có thêm 2 Hội thánh
khác được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn (1902). Tuy nhiên, sự truyền bá Tin lành đến
người Việt Nam không được chú trọng vì các mục sư người Pháp chỉ tập trung cho tín đồ
là người Pháp mà ít quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ.

Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance - CMA) hy
vọng Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam, tuy nhiên lại không có hiệu quả vì nhà
chức trách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc. Kết quả, dân chúng Việt Nam
chưa thể tiếp cận được với Tin lành.

Giai đoạn thành lập về tổ chức

Vào mùa xuân năm 1911, R.A.Jaffray cùng hai nhà truyền giáo khác đã trao đổi về nhu
cầu truyền giáo tại Việt Nam, Hội Truyền giáo cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà
Nẵng được chuyển lại, đánh dấu việc thành lập chi hội đầu tiên ở Việt Nam. Trong
khoảng cuối năm 1911, ông Holster cũng cố gắng phổ biến một số đoạn Kinh thánh ra
tiếng Việt. Một vài nhà thờ đã được mở ở Hội An, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Mặc dù được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Việt Nam đã đặt được nền
móng cơ bản ban đầu. Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng - chiếc nôi của
Hội thánh Tin lành Việt Nam. Vượt qua những khó khǎn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt
được truyền bá rộng rãi ở miền Bắc cũng như trong miền Nam.

Giai đoạn củng cố và phát triển

Giai đoạn từ năm 1915 đến năm 1918, đây là thời gian Hội thánh gặp khó khǎn sau khi
đã được hình thành, nhà thờ mới mở tại Hội An bị đóng cửa, hai nhà truyền giáo tại vị bị
trục xuất.

23
Giai đoạn 1918 đến 1921: sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, hoạt động
truyền giáo của Hội Truyền giáo Phuớc âm Liên hiệp tại Viêt Nam được dễ dàng hơn.
Vào năm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho người tín đồ Việt
Nam, để họ sẵn sàng bước vào "công trường" thuộc linh đang rộng mở trước mắt đã được
thực hiện.

Giai đoạn 1922 đến 1927: năm 1922 hội nghị tại Đà Nẵng, Hội Truyền giáo đã đề ra
chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam vì nhiều Hội thánh địa
phương ở cả 3 miền Việt Nam đã được hình thành và bắt đầu lớn mạnh.

Giai đoạn 1927 đến 1941: sau 16 năm hình thành, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp
tại Đông Dương đã thành lập ra tổ chức riêng cho người Việt Nam là Hội thánh Tin lành
Việt Nam Đông Pháp. Vào tháng 3/1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu
tập tại Đà Nẵng. Đại Hội đồng này quy tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã
được thành lập trên toàn cõi Đông Dương, trở thành Đại hội hành chính của Hội thánh và
quyết định thành lập tổ chức riêng.

Giai đoạn 1942 đến 1954: là giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động, các hoạt động
của Tin lành bị hạn chế bởi chính sách của chính quyền đô hộ Nhật, Pháp và hoàn cảnh
xã hội.

Giai đoạn 1954 – 1975: sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước Việt Nam tạm thời chia
cắt làm 2 miền và Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị phân chia ra 2 tổ chức là Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt
động độc lập cho đến hiện nay.

Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Bắc) do phần lớn tín đồ và chức sắc di cư vào miền
Nam nên các hoạt động có phần chậm hơn lại.Trong khi đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Nam) với sự giúp đỡ của chính quyền miền Nam và các tổ chức bên ngoài đã có sự
phát triển mạnh mẽ.

Giai đoạn sau 1975: hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hoạt động hầu như cầm
chừng, không phát triển thêm về số lượng tín đồ nhiều chức sắc do tuổi cao nên bộ máy
tổ chức có lúc lâm vào khủng hoảng vì không có người kế cận. Nhiều khó khăn xuất hiện
trong các hoạt động về đào tạo bổ nhiệm, in ấn, đối ngoại....Tuy Hội thánh Tin lành Việt

24
Nam (miền Nam) chưa được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức nhưng những sinh hoạt
chủ yếu vẫn được thực hiện ở nhà thờ.

4. Hồi giáo

Hồi giáo ra đời vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630. Cho đến thế kỷ XI, Hồi
giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến
Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIVđến XVI), Hồi giáo truyền bá
xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã có ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương
nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh
người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh
Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền
thống trong xã hội Chămpa. Vì vậy, ở Vương quốc Chăm cổ vào khoảng trước năm 1470,
Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.

Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia,
Indonesia, Campuchia... và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó. Nhiều người
Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi
tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó, Hồi
giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự
giao hòa giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người
Chăm, đó là đạo Bàni tại Nam Trung bộ. Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ
Chân Lạp là Truơng Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại, phải rút
chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền, mang theo quân lính và người Chàm, người Mã
lai theo Hồi giáo. Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thông của người
Chăm - đạo Islam.

Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn – Gia Định mở rộng
giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán
của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indoinesia, Ấn Độ theo Hồi
giáo. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện
một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo, là những thương nhân làm
nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn. Đó là nguồn gốc hình
thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh cho tới ngày
nay.

5. Cao Đài

25
Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu
hướng giảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Su, Minh Lý,
Minh Đường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo
đồng nguyên. Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển mạnh
tại Nam Bộ.

Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm thứ nhất do ông
Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chủa, phật đường theo truyền thống cơ bút thuộc
nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang,
Phạm Công Tắc (nhóm Cao - Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học
phương Tây. Năm 1926, hai nhóm cơ bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài,
ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.

Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống nhất ký tên
vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày 19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của
đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài.

Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài
đã tách ra và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới. Tuy bị chia rẽ thành
nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát
triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã
hội đương thời.

Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài
ngày càng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo hội mất đoàn kết ngày càng tăng, một số chức
sắc cao cấp bất đồng với Toà thánh đã tự hoạt động theo ý riêng, tiến hành lập nhiều đàn
cơ để lôi kéo tín đồ.

Giai đoạn từ 1935 đến 1975, đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra
tình trạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao Đài khác
nhau. Số lượng tín đồ đạo Cao đài cũng phát triển nhanhchóng đến hơn 2 triệu người, tập
trung chủ yếu ở Nam bộ và một vài tỉnh ở miền Trung, miền Bắc.

Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975. Trong
các tổ chức Cao Đài, có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo
Cao Đài và tồn tại đến nay. Vì vậy, nội bộ chức sắc xuất hiện tư tưởng ly khai.

Sau năm 1975, các phái Cao đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ. Các Hội
thánh Cao Đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo hai cấp: cấp Trung ương là Hội
thánh, cấp cơ sở là Họ đạo. Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 09 Hội thánh Cao đài

26
có đông chức sắc, tín đồ tổ chức Đại hội thông qua Hiến chương, chương trình hành đạo,
xây dựng tổ chức giáo hội 2 cấp, hoạt động theo 3 Hội: Thượng hội, Hội thánh, Hội Nhơn
sanh và xác định đường hướng hành đạo “Nước vinh, Đạo sáng”.

6. Hoà Hảo:

Làng Hòa Hảo là một địa danh được hình thành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX,
nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, ngày
nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Từ xa xưa, nơi đây cùng với
vùng núi Thất Sơn hợp thành "Châu Đốc Tân Cương" được coi là nơi biên viễn xa xôi
hiểm trở của miền Tây Nam Bộ.

Giai đoạn từ ngày thành lập đạo (1939) đến trước năm 1975

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo Hoà Hảo.
Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Hoà Hảo: giáo lý tiếp tục được hoàn
chỉnh; nghi lễ tôn giáo được hình thành và ồn định, đặc biệt là việc phát triển số lượng tín
đồ.

Từ năm 1947, Phật giáo Hoà Hảo chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ phát triển có tổ
chức hành chính. Năm 1964, Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ l do ông Lương
Trọng Tường là Hội trưởng chính thức hoạt động. Sau 25 năm, từ khi ra đời, đây là mốc
mở đầu cho thời kỳ có tổ chức hành chính đạo.

Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 5/1999

Giữa năm 1975, đại diện Tổ đình là bà Huỳnh Thị Kim Biên và ông Huỳnh Văn Quốc ra
thông cáo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hoà Hảo. Kể từ thời điểm đó, tổ chức
hành chính đạo không còn. Tuy nhiên, Phật giáo Hoà Hảo vẫn tồn tại thông qua hoạt
động tôn giáo của từng cá nhân trong cộng đồng tín đồ Phât giáo Hoà Hảo.

Trong môi trường xã hội của chế độ mới, sự đạo của Phật giáo Hoà Hảo vẫn duy trì bình
thường. Về đức tin, trong ý thức đông đảo tín đồ vẫn tồn tại biểu trưng của Phật giáo Hoà
Hảo. Đối với các tín đồ, ông Huỳnh Phú Sổ trở thành Đức Phật hóa kiếp, là Phật sống và
là cội nguồn của đức tin vì những việc làm và lời lẽ "siêu phàm". Ngoài ra, nhu cầu tôn
giáo của tín đồ không suy giảm, họ tuân thủ giáo lý nguyên thuỷ và có biểu hiện thế tục
hóa trong đời sống đạo.

Giai đoạn từ tháng 5/1999 đến 2021 (Giai đoạn từ khi được nhà nướccông nhận tổ chức
đến nay)

27
Ngày 11/6/1999, Ban Tôn giáo của Chính phủ ban hành Quyết định số 21/QĐ/TGCP về
việc công nhận tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Phật giáo Hoà Hao (nay là Ban Trị
sự Trung ương giáo hội PGHH). Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to
lớn vừa thể hiện tính đúng đắn về chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta, vừa tạo luồng sinh khí mới đối với đời sống tinh thần, tâm
linh của toàn thể tín đồ.

Đại hội đại biểu toàn đạo lần thứ II tháng 6/2004, đã xây dựng Hiến chương, tiếp tục
khẳng định đường hướng hành đạo trong giai đoạn mới là: "Vì đạo pháp, vì dân tộc". Trải
qua năm kỳ đại hội (hiện nay đang là nhiệm kỳ thứ V), Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo đã
từng bước phát triển, trở thành tổ chức giáo hội 2 cấp hành chính đạo. Đến nay, Phật giáo
Hoà Hào có khoảng 1,5 triệu tín đồ, chủ yếu tập trung ở 9 tỉnh miền Tây Nam bộ là: An
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An và
Kiên Giang.

Hằng năm tổ chức hai ngày lễ quan trọng của đạo Phật giáo Hoà Hảo là ngày khai đạo
18/5 âm lịch và ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ 25/11 âm lịch. Đặc biệt, Giáo hội
Phật giáo Hoà Hảo đã vận động đông đảo tín đồ tự nguyện tham gia có hiệu quả cao
trong hoạt động từ thiện - xã hội

Thời gian qua, những người con tín đồ đã nêu cao trách nhiệm của công dân sống và hoạt
động theo pháp luật, kịp thời đấu tranh với những hoạt động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo; góp phần giữ vững ốn định chính trị, xây dựng xã hội mới theo định
hướng: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vǎn minh.

1.3. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam:


Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo

Nước ta hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân và trên 40 tổ chức
tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc là đã đăng ký hoạt động với khoảng 24
triệu tín đồ. 95.000 chính sách và 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự (Số liệu
vừa rồi được lấy từ ban tôn giáo chính phủ tháng 12/20217). Các tổ chức tôn giáo có
nhiều hình thức tồn tại khác nhau, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; có tôn
giáo nội sinh như Cao Đài, Phật giáo, Hoà Hảo. Với số lượng tín đồ tôn giáo, tổ chức tôn
giáo lớn điều này cho thấy rằng các phần tử phản động cơ hội cho rằng chúng ta không
thực hiện quyền tự do hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giá. Đó là luận điểm của
các thế lực phản động muốn lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là một chiêu bài để can thiệp
vào công việc của Việt Nam.

28
Thứ hai: tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hoà bình và không có
xung đột, chiến tranh tôn giáo.

Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hoá thế giới, trong đó chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ; về sau chịu tác động, ảnh
hưởng của các luồng văn hoá của các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó, Việt Nam là
quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, nên từ ngàn xưa đã dung nạp, dung hoà nhiều hình
thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú. Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng
về nguồn gốc và truyền thống lịch sử. Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá trình lịch sử tồn
tại và phát triển khác nhau nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tôn
giáo khác nhau cùng chung sống hoà bình trên một địa bàn giữa họ có sự tôn trọng niềm
tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột chiến tranh tôn giáo. Thực tế cho thấy ko có
một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà ko mang dấu ấn ko chịu ảnh hưởng của bản
sắc văn hoá Việt Nam.

Thứ ba: Các tôn giáo ở Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, có
nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

Quá trình ra đời, du nhập, tồn tại và phát triển trong lòng cộng đồng dân tộc Việt Nam,
các tôn giáo về cơ bản là đồng hành cùng dân tộc, đóng góp quan trọng vào đời sống
chính trị - xã hội, góp phần làm phong phú, hiện đại các giá trị văn hoá, tư tưởng Việt
Nam truyền thống.

Về khía cạnh văn hoá, các tôn giáo du nhập, đứng chân ở Việt Nam cũng mang đến nhiều
giá trị văn hoá mới, góp phần làm hiện đại hoá, phong phú, đa dạng hơn nền văn hoá Việt
Nam như: vô ngã vị tha trong đạo Phật; bác ái, bao dung trong đạo Công giáo… là những
minh chứng điển hình. Mặt khác, sự du nhập các giá trị văn hoá tôn giáo, trước hết là kết
quả của quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, do đó, góp phần nâng cao,
hiện đại thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống.

Thứ tư: tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc.

Tín đồ các tôn giáo VN có thành phần rất đa dạng song Việt Nam là nước nông nghiệp
nên chủ yếu là người lao động bao gồm nông dân, công nhân,… và đa số tín đồ các tôn
giáo đều có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân
tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam. Bởi vì khi thực dân đế quốc, phát xít xâm lược Việt Nam thì nó không phân biệt
người theo đạo, người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo. Tội ác của bọn thực
dân đế quốc gây ra cho dân tộc này không chỉ đối với nói chung những người không theo

29
đạo mà tất cả là người dân Việt Nam. Cho nên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc,
chống thực dân, chống phát xít như vậy thì rõ ràng dù là người theo đạo, dù là người
không theo đạo, dù là người theo tôn giáo này, dù là người theo tôn giáo khác thì đều có
mục tiêu cuối cùng đó là giải phóng dân tộc, họ sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Trong các giai đoạn lịch sử thì tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân đã làm
nên những cái thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước vọng sống “tốt đời, đẹp
đạo”. Với phương châm và ước vọng như vậy, thì các tín đồ đó họ vừa là tín đồ tôn giáo
nhưng cũng là một công dân của đất nước, họ phải đóng góp sức lực, trí tuệ của mình
trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước

Thứ năm: hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo
hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.

Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắt trong tôn giáo. Họ tự nguyện thực hiện
thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo. Về
mặt tôn giáo chức năng của họ là truyền bá thực hành, giáo lý, giáo luật, lễ nghi quản lý
tổ chức của tôn giáo duy trì củng cố, phát triển tôn giáo chuyên chăm lo đời sống tâm linh
của tín đồ và trong giai đoạn hiện nay thì hàng ngũ chức sắc các tôn giáo Việt Nam luôn
chịu sự tác động của tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước nhưng nhìn chung xu
hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển.

Thứ sáu: các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn
giáo ở nước ngoài.

Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta không chỉ các tôn giáo ngoại nhập mà cả các tôn giáo
nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc là các tổ
chức tôn giáo quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhà nước Việt Nam đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đây chính là
điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với các
tôn giáo các nước trên thế giới. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải
đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc bảo đảm độc lập chủ
quyền không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá
can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu diễn biến
hoà bình đối với nước ta.

Ngoài ra, tôn giáo ở Việt Nam còn bị các thế lực phản động lợi dụng. Ở đây không phải
là tất cả các tôn giáo nhưng trong các tôn giáo, bản thân các thế lực thù địch coi tôn giáo
là chiêu bài, công cụ để nó chống phá. Nó phá Việt Nam bằng các con đường khác nhau
như lợi dụng vấn đề dân tộc tự quyết nhưng trong đó có các vấn đề là vấn đề tôn giáo.

30
Trong quá khứ, thì các thế lực phản động thì luôn luôn chú ý ủng hộ và tiếp tay cho
những đối tượng phản động trong nước, lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu chiến
lược là diễn biến hoà bình, bạo loạn – đó là chống phá trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị,
kinh tế, văn hoá – xã hội, tư tưởng.

1.4. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “ Tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật… Chống mọi hành động vi
phạm tự do tín ngưỡng đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi
ích của Tổ quốc và nhân dân”. Trên quan điểm đó, Đảng ta đã nêu ra chính sách tôn giáo,
cụ thể như sau:

Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp
luật.

Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng
cuộc sống “ tốt đời, đẹp đạo” góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.

Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, làm cho các giáo
hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân.

Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù
địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo
chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại của Nhà nước ta.

Những năm gần đây, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về
tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, phù
hợp:

Thứ nhất: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.

Đảng ta khẳng định rằng tín ngưỡng tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Sự khẳng định đó mang tính khoa học và cách mạng
hoàn toàn khác với cách nhìn nhận chủ quan, tả khuynh khi mà cho rằng có thể bằng các
31
biện pháp hành chính hay là khi trình độ dân trí cao, đời sống vật chất được đảm bảo là
có thể làm cho tín ngưỡng tôn giáo mất đi hoặc là duy tâm, hữu khuynh khi mà nhìn nhận
tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng bất biến, độc lập, thoát ly với mọi cơ sở kinh tế xã hội,
thể chế chính trị. Cho nên, phải thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào, quyền sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Thực hiện nhất quán chiến lược về
công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn hiện nay là những
vấn đề lý luận, thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được nhận thức thấu đáo và tổ
chức thực hiện đồng bộ, toàn diện. Đoàn kết các dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực
chủ yếu, vừa là nhân tố có ý nghĩa, quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, đều có
quyền và nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tín đồ tôn giáo nói riêng và người dân cả
nước nói chung phải phải giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân.

Thứ ba: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng:

Bao gồm việc giới thiệu, truyền bá, tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn về tôn giáo đến
cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho những người muốn tìm hiểu và theo đuổi tôn giáo có
thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về tôn giáo mà mình quan tâm. Bên cạnh đó nó còn có vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết, hoà giải giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo
với xã hội. Đồng thời, công tác này cũng giúp người dân hiểu và chấp nhận các giá trị
đạo đức, nhân văn của tôn giáo, đóng góp vào việc tạo lập một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy
nhiên, công tác vận động quần chúng trong trong công tác tôn giáo cần phải được thực
hiện một cách chính đáng, đúng pháp luật và không gây ra bất kỳ phiền toái, ảnh hưởng
xấu đến quyền lợi, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

Thứ tư: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị:

Công tác tôn giáo không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các tổ chức tôn giáo mà còn là
một nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và tất cả các
tầng lớp nhân dân. Hệ thống chính trị cần phải thực hiện một số công tác cơ bản như đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng và đạo đức của người dân, giám sát các hoạt động tôn giáo,
đảm bảo sự tôn trọng và bình đẳng giữa các tôn giáo, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo trong

32
hoạt động vì phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước, Đảng
và các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần thực hiện công tác vận động quần chúng về tôn
giáo, tạo điều kiện cho người dân học tập, nghiên cứu về tôn giáo, tăng cường sự đoàn
kết giữa các tôn giáo với nhau và với xã hội, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan
đến tôn giáo trong xã hội một cách công bằng và đúng pháp luật.

Thứ năm: Vấn đề theo đạo và truyền đạo

“Theo đạo” đề cập đến việc một người tin vào một tôn giáo cụ thể và hành đạo theo các
quy tắc, nguyên tắc, giáo lý của tôn giáo đó. “Truyền đạo” đề cập đến hoạt động truyền
bá, phổ biến và giáo dục về một tôn giáo cụ thể đến với người khác, nhằm mở rộng phạm
vi tín đồ của tôn giáo đó. Tất cả các tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ
sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền
đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, ko được
ép buộc người dân theo đạo. Nhà nước ta nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, cá nhân
truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và
pháp luật. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến theo đạo và truyền đạo, cần có sự hợp
tác và đối ngoại giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo và nhà nước, đồng thời cần phải tôn
trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

33
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM:
1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:

Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa dân
tộc với tôn giáo trong nội bộ một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Việc giải quyết mối quan hệ này như thế nào? Có ảnh hưởng lớn
tới sự ổn định chính trị và phát triển bền vững của mỗi quốc gia nhất là các quốc gia đa
dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam. Chính vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm
đến vấn đề quan hệ dân tộc và tôn giáo. Quan hệ dân tộc và tôn giáo được biểu hiện ở
nhiều cấp độ, hình thức và phạm vi khác nhau. Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này có
những đặc điểm mang tính đặc thù cơ bản sau:

Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và
tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống
nhất.

Điều này cho thấy rằng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam từ
trong lịch sử đến hiện tại thì các tôn giáo Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với
dân tộc, đồng hành cùng dân tộc gắn bó đạo với đời. Mọi công dân Việt Nam không phân
biệt dân tộc tín ngưỡng và tôn giáo. Nhìn chung đều có ý thức rất rõ về cội nguồn và sự
thống nhất của một quốc gia dân tộc nên cùng nhau chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong thời gian gần đây, nhiều nước và nhiều nơi trên thế giới đã nổi lên xu hướng
xung đột dân tộc và xung đột tôn giáo. Các thế lực chính trị lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn
đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc gây ra sự mất ổn định chính trị - xã hội,
thậm chí gây ra chiến tranh bùng phát. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam ngoại trừ giai đoạn
thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để áp bức dân tộc
và xâm lược nước ta thì trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam nhất là từ khi
chúng ta giành được độc lập dân tộc cho đến nay; đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản thì mối quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn luôn được coi trọng. Nhìn chung được
giải quyết tốt, không dẫn tới những xung đột lớn trong nội bộ quốc gia. Mặc dù vậy trong
triển khai hoạt động thực tiễn đôi lúc do nhận thức hoặc do thực hiện chưa đúng các chủ
trương, đường lối chính sách Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo. Nên ở
những nơi khác cũng đã có xuất hiện mâu thuẫn trong vấn đề dân tộc và tôn giáo. Lúc
này chúng ta xác định cần nhận diện rõ, đánh giá một cách khách quan vấn đề, đánh giá
một cách khoa học dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác để tiếp tục tăng cường giải
quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo nhằm một mặt phát huy được những giá trị tốt
đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; song là
các giá trị đạo đức văn hoá của các tín ngưỡng góp phần xây dựng nên một nền văn hoá

34
Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác, đây là một phương diện vô cùng
quan trọng đó là đảm bảo sự ổn định chính trị của một quốc gia.

Thứ hai: Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi
tín ngưỡng truyền thống.

Quan hệ dân tộc và tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ, sự ảnh hưởng rất lớn của tín
ngưỡng truyền thống. Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống được biểu hiện ở nhiều cấp
độ trên phạm vi cả nước, diễn ra trong mọi gia đình không phân biệt dân tộc tôn giáo dù
đó là thành viên của tộc người nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dù đó là tín
đồ tôn giáo nào thì tín ngưỡng truyền thống biểu hiện ở các cấp độ ảnh hưởng cũng có cái
ảnh hưởng rất sâu sắc; trong đó đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân
tộc, thờ người có công với nước, với dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống
tâm linh của người Việt.

Ở cấp độ gia đình, thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến thâm chí trở thành hoạt động
truyền thống và nét đẹp văn hoá của mỗi một gia đình đồng thời đây cũng là sợi dây kết
dính các thành viên trong dòng tộc kể cả những người sinh sống ở nước ngoài cũng như
mọi người trong khắp mọi miền của Tổ quốc.

Ở cấp độ quốc gia là đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc của
người Việt Nam, được biểu hiện dưới dạng tín ngưỡng tôn giáo đó là người Việt Nam.
Dù sinh sống bất kỳ đâu trên mọi miền của Tổ quốc hay những người định cư ở nước
ngoài, dù có khác nhau về mặt ngôn ngữ với các dân tộc có ngôn ngữ riêng, khác nhau về
tín ngưỡng, về tôn giáo thì đều hướng về cội nguồn dân tộc chung nơi các vua Hùng đã
có công dựng nước, thực hiện các nghi lễ tế tự thờ cúng thể hiện lòng kính trọng niềm tự
hào dân tộc.

Chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ dân tộc và tôn giáo
ở Việt Nam tạo nên cái tính hoà bình, ổn định, ít có những vấn đề xung đột, mâu thuẫn
trong vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam. Thậm chí nó còn chi phối mạnh mẽ, làm
biến đổi các nền văn hoá hay các tôn giáo ở bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam.

Thứ ba: Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến
đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của các tôn giáo mới và các tôn
giáo này có tác động mạnh mẽ tới đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết dân tộc.
Trước khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, kinh tế thị trường toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế sâu rộng thì đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam cũng phát triển

35
và từ đó xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới như: Thanh Hải Vô Thượng Sư,…
Ngoài ra còn có những tổ chức đội lốt tôn giáo như: Hà Mòn ở Tây Nguyên,… Ở đó cái
tính chất mê tín của các hiện tượng tôn giáo mới khá rõ. Thậm chí một số nhóm đã lợi
dụng niềm tin tôn giáo của nhân dân để truyền bá những nội dung gây hoan mang trong
quần chúng hay thực hành những nghi lễ phản văn hoá, truyền đạo trái phép, phát tán
những tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ
đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn
kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; và ít nhiều đã gây ra những vấn đề phức tạp, tác động tiêu
cực đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nhiều vùng dân tộc đặc biệt
là vùng các đồng bào dân tộc ở các vùng biên giới có điều kiện khó khăn. Do vậy, các
hiện tượng tôn giáo mới phát triển hiện nay cần phải được quản lý tốt. Đây là vấn đề đặt
ra nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ dân
tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

2. Những tác động của tôn giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần, chính trị,
xã hội của dân tộc Việt Nam:

Tôn giáo ở Việt Nam biến đổi có tác động không hề nhỏ đến phong tục, tập quán truyền
thống theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt góp phần phục hồi nhiều
phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thay đổi lối sống, hành vi của
một bộ phận người dân; một mặt lại làm hồi sinh nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, làm biến
dạng, phai mờ một số phong tục, tập quán truyền thống đẹp trước kia. Đảng và Nhà nước
đã và đang giải quyết các vấn đề do những tác động này gây ra trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

2.1 .Tác động tích cực:

Trong thực trạng các sinh hoạt tôn giáo được khởi sắc, nhiều phong tục, tập quán chứa
đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được phục hồi trở lại và diễn ra sôi nổi trong đời
sống thường ngày. Ví dụ điển hình như các phong tục đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng
sinh… của Phật giáo.

Từ bao đời nay, đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống của nguời
dân Việt Nam. Sau lễ giao thừa, người dân thường lên chùa cầu cho gia đạo bình an, một
năm mới hạnh phúc, đất nước được thái hòa,... Cùng với sự phát triển của đất nước trong
một thập kỉ gần đây, nhiều ngôi chùa được trùng tu, xây mới khang trang ở khắp các tỉnh
thành cả nước. Người dân đi lễ chùa vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng và càng

36
đông đúc, tấp nập hơn vào dịp lễ tết. Sau nghi lễ giao thừa chào đón năm mới kết thúc,
đền, chùa và các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian luôn nườm nượp khách dâng
hương. Từ những buổi đầu năm mới, bao trùm lên cả tháng Giêng là không khí vui tươi,
nhộn nhịp mỗi năm chỉ có một lần này.

Theo quan niệm của đại đa số tín đồ Phật giáo (Bắc tông) Việt Nam, ăn chay (chữ chay
nguyên âm là Trai, dịch từ nguyên nghĩa chữ Phạn - Upavasatha, có nghĩa là Thanh tịnh)
mang đến cho con người thân tâm thanh tịnh và lòng từ bi chúng sinh. Ngày nay, tín đồ
theo Phật giáo và thực hành ăn chay ngày càng nhiều. Vào các ngày lễ lớn, ngày rằm,
mùng một, nhiều chùa thường tổ chức nấu cơm chay phục vụ tín đồ để đáp ứng nhu cầu
của nhiều Phật tử. Bên cạnh đó,cũng có khá nhiều quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đồ
chay do nhu cầu ăn chay ngày càng đông của người dân. Tuy nhiên, không phải 100% số
người ǎn chay ở Việt Nam hiện nay đều là tín đồ Phật giáo, nhưng đa phần trong đó đều
có ảnh hưởng từ niềm tin Phật giáo.

Phóng sinh (bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc) cũng mang ý nghĩa sâu xa nhằm truyền
tải thông điệp từ bi và tôn trọng sự sống muôn loài của Đức Phật. Phong tục này đã có
ảnh hưởng từ lâu trong dân gian Việt Nam và những năm gần đây cũng được một số nhà
tu hành Phật giáo quan tâm phục hồi trở lại.

Có thể nói, đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh là những phong tục đẹp được duy trì,
gìn giữ trong sinh hoạt Phật giáo ở Việt Nam, đã góp phần giáo dục, nâng cao tinh thần
hướng thiện cho con người Việt Nam từ những ngày xa xưa.

Ngoài ra, một số phong tục, tập quán khác cũng chịu tác động rất lớn từ sự biến đổi của
Phật giáo. Xu hướng các bạn trẻ ngày nay tìm đến nhà chùa làm lễ hằng thuận (kết hôn)
để tăng tính linh thiêng cho nghi lễ hôn nhân đang gia tăng ở nhiều tỉnh thành trong cả
nước. Cùng với đó, tang ma của một bộ phận người dân Việt Nam hiện nay (người Kinh)
cũng có sự hiện diện của nhà sư làm lễ cầu siêu cho linh hồn người chết. Bên cạnh đó là
các nghi lễ như lập đàn cúng 35 ngày, 49 ngày,... cũng gia tăng ở nhiều địa phương trên
cả nước. Những hoạt động trên nếu được tổ chức ở những chừng mực nhất định sẽ có tác
dụng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, cân bằng đời sống tinh thần cho một bộ phận người dân;
đây cũng là một nét đẹp mà Phật giáo đem lại cho văn hóa truyền thống của dân tộc12.

12
PGS,TS. Hoàng Thị Lan, “Tác động của biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập quán truyền thống Việt Nam”.

37
Sự hiện diện của đạo Tin lành cùng với những giáo lý, luật lệ, lễ nghi của nó đã làm thay
đổi hẳn nề nếp, lối sống sinh hoạt và hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của đồng
bào dân tộc thiểu số theo đạo. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển từ niềm
tin vào thế giới đa thần sang niềm tin vào thế giới độc thần với sự sáng tạo của Chúa. Sự
thay đổi thế giới quan này đã dẫn đến nhiều thay đổi về lối sống sinh hoạt, nếp sống của
đồng bào. Đồng bào dân tộc thiểu số khi theo đạo được thoát khỏi những ràng buộc của
các lễ nghi phiền toái, tốn kém và những kiêng cữ lạc hậu, dần dần hình thành một nếp
sống mới trong cộng đồng. Thực tế tại khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây
Nguyên cho thấy, ở làng bản nào có đông người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành thì ở
đó lối sống của đồng bào được cải thiện, có nhiều mặt tiến bộ hơn như: ăn ở hợp vệ sinh
hơn, khu vực nhà ở và nguồn nước sinh hoạt được quan tâm hơn; đường vào các làng bản
được dọn dẹp sạch sẽ; các hủ tục lạc hậu giảm bớt, trai làng không uống rượu, không hút
thuốc; khi ốm đau đã không còn tin vào việc cúng ma, trừ tà mà đã biết đến cơ sở y tế để
khám, chữa bệnh; đã không còn để người chết ở lâu trong nhà gây ô nhiễm như trước;
cưới xin, tang ma không tổ chức dài ngày mà tiết kiệm hơn, tang ma không phải mổ trâu,
mổ bò cúng tế linh đình; việc học hành của con cái cũng được quan tâm hơn,...13

Từ khi theo đạo Tin lành, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các dân tộc thiểu số
không chỉ còn khép kín trong nội bộ dòng họ, làng bản, tộc người mà quan hệ giao lưu
được mở rộng ra với đồng đạo bên ngoài phạm vi dòng họ, làng bản và với cộng đồng
các tộc người khác. Hơn thế nữa, sinh hoạt tôn giáo cũng là môi trường lý tưởng để các
tín hữu học hỏi, tăng cường hiểu biết những kiến thức mới giúp đồng bào có thêm tri thức
về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán và trở nên năng động hơn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Có thể nhận xét rằng, đạo Tin lành đã khoác lên cho bộ phận đồng
bào các DTTS một làn gió mới tích cực trong lối sống sinh hoạt thường nhật .

Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo

Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước,
các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam ta luôn phát huy, đẩy mạnh truyền thống yêu nước và
đại đoàn kết dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Tính đến nay, Nhà nước đã công
nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với khoảng 26,5 triệu
tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, trong đó có trên 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn
13
PGS,TS. Hoàng Thị Lan, “Tác động của biến đổi tôn giáo đối với phong tục, truyền thống Việt Nam”.

38
chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng và
duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; tích cực hưởng ứng và
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do mặt trận tổ quốc và các
ban, ngành đoàn thể phát động...

Bên cạnh đó, hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, trong đó phần đông tín đồ trong độ tuổi
lao động chính là lực lượng sản xuất đông đảo tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế,
nhất là kinh tế tư nhân, đã và đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cùng với
các thành phần xã hội khác đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu,
vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội với những
mô hình cụ thể, như: trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật; đào tạo lao động nông
thôn; phòng thuốc phước thiện, xe cứu thương miễn phí; xây dựng nhà tình thương, tình
nghĩa, nhà đại đoàn kết; xây cầu, làm đường nông thôn... góp phần cùng Đảng, Nhà nước
chăm lo cho người có công và giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội “để
không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, các tổ chức tôn giáo tích cực hướng dẫn
chức sắc, tín đồ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động hoãn, hủy,
tạm dừng nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở thờ tự... Bên cạnh đó, các tổ chức
tôn giáo đã tích cực đóng góp các nguồn lực và chung tay với các cấp chính quyền trong
công tác phòng, chống dịch Covid- 19, như trên 3.000 tình nguyện viên tôn giáo tham gia
tuyến đầu chống dịch; ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 của
Chính phủ và hàng trǎm tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống Covid-19 ở Trung ương và địa
phương; hỗ trợ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các vùng dịch
cùng hàng triệu suất ăn miễn phí cho các lực lượng tuyển đầu chốngdịch và người dân có
hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá hàng nghìn tỷ đồng...

Tại hội nghị, các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo phát biểu đều khẳng định, các
tôn giáo tiếp tục hành động góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết
dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tố quốc, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,vǎn minh.

Duy trì đường hướng hành động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc
39
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trong suốt tiến trình đấu tranh giành
độc lập, xây dựng Tổ quốc, hàng chục ngàn chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã có
nhiều đóng góp quan trọng...Ngày nay, các tổ chức tôn giáo cũng đang góp phần đáng kể
vào công tác an sinh xã hội, bằng cách hỗ trợ hàng nghìn chuyến xe chuyển bệnh nhân
miễn phí, tổ chức các chuơng trình từ thiện giúp bệnh nhân khó khăn, tổ chức nhiều lớp
học tình thương, hỗ trợ học phí sách vở, xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, xây dựng
cầu dân sinh, nhà tình thương, đóng góp xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường...

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, "Sống tốt đời, đẹp đạo"có lẽ là kim chỉ
nam hành động của các tổ chức tôn giáo với biết bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp về tính nhân
văn, đoàn kết. Thường niên, các tổ chức tôn giáo còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội
Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Y học cổ truyền và đoàn thể các cấp hỗ trợ hàng nghìn
chuyến xe chuyển bệnh nhân miễn phí; tổ chức các chương trình từ thiện, thiện nguyện
đối với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khǎn trong quá trình điều trị bệnh; xây dựng
nhiều lớp học tình thương... với trị giá hàng ngàn tỷ đồng, góp phần đáng kể vào công tác
bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, an toàn, an dân tại các địa phương
và trên cả nước.

Trong các mục tiêu trọng tâm được xác định tại Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, xây dựng đất nước
phát triển theo hướng có công nghiệp hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp;
đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao;
đến năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao. Mà trong đó, tôn giáo được khẳng định
là một trong những nhân tố góp phần xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn
mới.

Các tổ chức tôn giáo góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và
Nhà nước:

Với chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân
tôn giáo diễn ra rất đa dạng, phong phú. Nhiều phái đoàn của tôn giáo ra nước ngoài dự
hội nghị, hội thảo, mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức tôn giáo quốc tế, tham gia
diễn đàn khu vực và quốc tế như: Đối thoại liên tín nguỡng Á - Âu (ASEM), đối thoại
Liên tín ngưỡng khu vực Châu Á Thái Bình Dương... Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế
lớn đã được tổ chức trọng thể, thành công ở nước ta và dư luận thế giới đánh giá cao như:

40
Giáo hội Phật giáo Việt Nam 03 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Phật đản
Vesak Liên Hợp quốc; Giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới; Hội
đồng Giám mục Việt Nam tổ chức hội nghị Giám mục Á châu. Ngoài ra, các sự kiện tôn
giáo lớn thu hút sự quan tâm, tham dự của chức sắc, tín đồ tôn giáo ở trong và ngoài nước
như: Hội yến Diêu trì cung của Cao Đài tổ chức hàng năm; Đại hội La Vang của Công
giáo...

Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt
Nam; về các tôn giáo, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần
đáng kể vào công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giúp bạn bè
quốc tế hiểu rõ hơn về đời sống tôn giáo Việt Nam, chính sách nhất quán tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ở Việt Nam, mỗi tôn giáo dù có đức tin, hệ thống giáo lý, giáo điều khác nhau, nhưng có
cùng điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc được thể hiện trong phương châm sống “tốt
đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo không chỉ lưu giữ, bồi đắp và làm phong phú những
giá trị truyền thống văn hóa, mang giá trị nhân văn, đạo đức có ảnh hưởng tích cực trong
đời sống xã hội; mà còn cụ thể hóa các giá trị đó thành những hành động thiết thực cứu
người, giúp đời; góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của văn hóa truyền thống dân
tộc. Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một
nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước.

2.2 .Tác động tiêu cực:

Về đời sống tinh thần:

Sự chia rẽ về niềm tin vì tôn giáo tạo ra những ranh giới vô hình giữa các tín đồ của các
tôn giáo khác nhau, dẫn đến sự phân biệt đối xử, mâu thuẫn và thậm chí là xung đột.

Sự mù quáng và mê tín do một số tín đồ tôn giáo có xu hướng tin tưởng mù quáng vào
giáo lý và lời dạy của các chức sắc tôn giáo, dẫn đến việc họ dễ bị lừa gạt và lợi dụng.

Sự kìm hãm tư duy phản biện do một số giáo lý tôn giáo có thể kìm hãm tư duy phản biện
và sáng tạo, khiến con người trở nên thụ động và thiếu tự chủ trong suy nghĩ.

Về đời sống chính trị:

41
Có hiện tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền. Một số kẻ xấu lợi dụng tôn
giáo để tuyên truyền những tư tưởng phản động, kích động bạo loạn và chống phá chính
quyền hợp pháp.

Có sự can thiệp của tôn giáo vào các hoạt động chính trị. Một số tổ chức tôn giáo có tham
vọng can thiệp vào các hoạt động chính trị, gây ảnh hưởng đến sự ổn định và độc lập của
quốc gia.

Ngoài ra, có sự hình thành các nhóm lợi ích tôn giáo. Một số nhóm lợi ích tôn giáo lợi
dụng tôn giáo để trục lợi, tham nhũng và hủ hóa.

Về đời sống xã hội:

Một số tôn giáo có những quy định bất bình đẳng về giới tính, khiến phụ nữ bị phân biệt
đối xử và hạn chế quyền lợi. Và một số tôn giáo có những quy định phân biệt đối xử với
những người không cùng tôn giáo, dẫn đến sự bất hòa và mâu thuẫn trong xã hội.

Một số giáo lý tôn giáo có thể kìm hãm sự phát triển khoa học và công nghệ, khiến con
người trở nên lạc hậu và thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là những tác động tiêu cực của một số tôn giáo và một
số nhóm người lợi dụng tôn giáo. Nhìn chung, tôn giáo cũng có nhiều giá trị tích cực góp
phần vào sự phát triển của xã hội. Do đó, cần có sự nhìn nhận khách quan và đánh giá
đúng đắn về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.

Có thể thấy tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của con người,
nhưng cần được nhìn nhận và thực hành một cách có trách nhiệm để tránh những tác
động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.

3. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ
phải nghiêm chỉnh những âm mưu hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đàon kết dân tộc
đồng thời chủ trương phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng tôn giáo để chia rẽ và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động
tín ngưỡng tôn giáo trái với quy định của pháp luật. Và trên cơ sở nhận rõ các đặc điểm
của quan hệ dân tộc và tôn giáo của nước ta hiện nay thì quá trình giải quyết mối quan hệ
này Đảng ta quán triệt một số quan điểm sau:

- Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp
bách của cách mạng Việt Nam.
42
Trong lịch sử phát triển, kể từ khi nhà nước độc lập, Đảng ta luôn khẳng định xây dựng
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài
và cấp bách của cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải phát huy truyền thồng của các dân
tộc đồng thời phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo
cho quá trình phát triển đất nước. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước theo quy định
của xã hội chủ nghĩa của Việt Nam càng cần có sự đoàn kết rộng rãi của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tăng cường mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo để
tạo một động lực to lớn thúc đẩy công cuộc kiến tạo đất nước phồn vinh, phát triển, bền
vững và bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc. Với yêu cầu đó, Xã hội chủ nghĩa ở nước
ta phải luôn là môi trường có điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dân tộc, các tôn giáo
được tự do phát triển theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phát huy được mọi
nguồn lực đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của sự nghiệp đổi mới xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn cũng đã đặt ra yêu cầu, ở mỗi một giai đoạn lịch sử việc giải quyết vấn đề dân
tộc và tôn giáo cần có những cách tiếp cận, lựa chọn ưu tiên, giải quyết phù hợp với bối
cảnh. Do vậy, giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo là rất tế nhị và không kém phần
phức tạp và vì thế trong từng không gian và thời gian cụ thể gắn với từng sự kiện cụ thể
với những con người cụ thể thì chúng ta cần có cách tiếp cận và lựa chọn ưu tiên giải
quyết cho phù hợp với bối cảnh, tình hình của giai đoạn đó. Đồng thời, phải luôn nhận
diện đầy đủ và giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong mối
quan hệ dân tộc và tôn giáo.

- Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng
đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề nhạy cảm vì những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn
giáo nếu không được giải quyết một cách thoả đáng thì dễ dàng dẫn tới nguy cơ gây mất
ổn định chính trị xã hội và dễ tạo ra cái cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp
vào công việc nội bộ đất nước theo cách làm việc của vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo.
Vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo chúng ta cần phải tuân thủ
nguyên tắc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối
không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi li khai dân tộc hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc mà phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền
thống nhất đất nước. Tập hợp được những đồng bào theo tín ngưỡng tôn giáo và những
đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để tạo nên một sức mạnh trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.

43
Thực hiện quan điểm của tính chất nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị
cũng như đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ trong một cộng đồng quốc gia dân tộc,
thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số. Đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.

Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ dân tộc tôn giáo và nhân quyền là những quan
hết nhạy cảm, giữa chúng có sự tác động tương hỗ, thống nhất với nhau đồng thời cũng
quy định lẫn nhau. Do vậy, việc giải quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con
người có những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và tín ngưỡng tôn
giáo. Song, quyền phải gắn liền với nghĩa vụ, quyền phải được gắn liền với những quy
định của pháp luật. Do vậy, đảm bảo quyền của các dân tộc, quyền tự do tôn giáo tín
ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực thi những điều cốt yếu của quyền con người trong
khuôn khổ của pháp luật và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, làm tốt công tác
hoạt động quần chúng. Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình phòng
chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội đặc biệt là khu vực biên giới. Xây
dựng các quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, quân đội với các đoàn thể trong công
tác dân tộc, tôn giáo để nắm bắt được tình hình quản lý chặt chẽ các đối tượng, sẵn sàng
các phương án chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại các thế lực thù địch.
Hiện nay, các thế lực thù địch không chỉ ở trong nước mà còn các thế lực thù địch ở
ngoài nước chúng liên kết chặt chẽ với nhau để nhằm chống phá Đảng, chống phá Nhà
nước. Đồng thời vận động các chức sắc, chức việc, các nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo
xây dựng một cuộc sống “ tốt đời, đẹp đạo” nhằm góp phần xây dựng thành công Xã hội
chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, phải chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
trong việc vận dụng các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo
hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo nhằm tôn giáo hoá dân tộc, kiên quyết
đấu tranh xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi phạm luật truyền đạo trái
phép hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để kích động quần chúng,
chia rẽ tình đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo.

Tóm lại: nhận diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay
để một mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và
tôn giáo tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, có kiến thức
khoa học, nắm được cái chủ trương đường lối chính sách của Đảng để chủ động phòng

44
ngừa, ngăn chặn mọi tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi lợi
dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị
và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

4. Liên hệ tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết
tôn giáo ở Việt Nam qua tư tưởng Hồ Chí Minh và trên thế giới:
4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo:

Đoàn kết tôn giáo là một nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Người, đại đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo là
vấn đề xuyên suốt, cốt yếu của cách mạng, không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời.
Điều mà Người luôn hướng đến là sự đoàn kết lâu dài, tự giác, tự nguyện, chân thành,
thực sự theo phương châm “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục
vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” 14. Như vậy, mục tiêu của đoàn kết là nhằm tập hợp
mọi lực lượng yêu nước, phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực để giành lại độc lập cho
dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đoàn kết là nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, vì vậy vấn đề đoàn kết tôn giáo có ý nghĩa rất quan
trọng trong đời sống xã hội và tác động mạnh mẽ đến tiến trình cách mạng. Giải quyết
vấn đề này không chỉ là thực hiện đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo, mà
còn cần thực hiện đoàn kết trong nội bộ các tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào có tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Do đó, trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn ý thức tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết, thể hiện rõ và thống nhất
trong tư tưởng và hành động. Đương nhiên, để củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
quy tụ sức mạnh của nhân dân để đấu tranh dành độc lập thì đoàn kết tôn giáo cũng chính
là một bộ phận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Tư tưởng của Người về đoàn kết
tôn giáo được thể hiện như sau:

Lấy lợi ích quốc gia dân tộc và quyền lợi cơ bản của con người làm mẫu số
chung.trong việc giải quyết vấn đề dân tộc – tôn giáo

Nguyên tắc này dựa trên phương châm “Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên hết” và “tất cả do
con người, tất cả vì con người”. Lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng
đồng dân tộc, muốn đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc
thì phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Vì đây là lợi ích của cả cộng đồng, trong
đó có lợi ích sống còn của các tôn giáo. Trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, Hồ
Chí Minh khẳng định rõ mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là nhằm mục tiêu độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước và mọi người dân đều có cơm no, áo mặc, được học hành đầy
đủ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi: “Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do
nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã”15 .

14
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, t.9, tr.244

45
Trân trọng các giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo; chấp nhận sự khác biệt, phát huy
những điểm tương đồng giữa các tôn giáo, giữa triết lý tôn giáo và lý tưởng cộng
sản:

Hồ Chí Minh không bao giờ có thái độ thiên kiến, bài xích, mà nhìn nhận tôn giáo trên
bình diện văn hóa, đạo đức, với quan niệm tôn giáo mang những giá trị gắn chặt với con
người, vì con người, vì thế mang giá trị nhân văn sâu sắc. Người tổng kết: “Chúa Giêsu
dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là
nhân nghĩa”16 và nhận ra những tư tưởng, quan điểm đó có những nét tương đồng với lý
tưởng xã hội chủ nghĩa mà Người đang hướng tới. Với phương pháp tiếp cận này, đã giúp
Hồ Chí Minh xóa nhòa khoảng cách giữa đồng bào lương và đồng bào giáo, tập hợp được
đông đảo đồng bào theo các tôn giáo khác nhau vào trong khối đoàn kết chung, vì sự
nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đối xử bình đẳng với các tôn giáo

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền tự do lựa chọn, tin hoặc không
tin, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng với nhau không phân
biệt lớn nhỏ, không vì đề cao niềm tin tôn giáo của mình mà nhạo báng, coi khinh tôn
giáo của người khác. Dưới sự chỉ đạo của Người, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân
đã được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và thể chế hóa trong văn bản
pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp đầu tiên nước ta năm 1946, Chương II, mục B đã ghi
rõ: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Tôn trọng các tổ chức và hoạt
động tôn giáo, Người nhấn mạnh: “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ tôn giáo;
riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa giáo hội Việt Nam với Tòa thánh La Mã là
vấn đề nội bộ của Công giáo”17

Đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động:

Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn đặt ra vấn đề phải
phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của quần chúng với âm mưu lợi dụng tôn
giáo của các thế lực thù địch. Đối với bọn đầu sỏ, ngoan cố và những kẻ lợi dụng và giả
danh tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng, Hồ Chí Minh
nêu rõ: phải quyết liệt “trừng trị theo pháp luật” và “Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ
lừa bịp, cưỡng bức đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm cực khổ
về phần xác cũng như phần hồn” 18. Đối với đồng bào các tôn giáo, Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng, tự do tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm, dễ bị lực lượng phản cách mạng lợi dụng
nhằm xuyên tạc, phá hoại tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào lương - giáo, giữa đồng bào
15
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội,
2003
16
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.95
17
Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo, số 234 ngày 14/06/1955
18
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện nghiên cứu Tôn giáo: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín
ngưỡng ( xuất bản lần thứ hai, có bổ sung ), Nxb. Khoa học xã hội, 1988, tr.297

46
theo các tôn giáo khác nhau. Đối với cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể
quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu cần gương mẫu chấp hành chính sách tôn giáo; ra sức
giải thích cho đồng bào các tôn giáo hiểu chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời kiên
quyết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.

Tôn trọng các chức sắc tôn giáo và quan tâm đến giáo dân, hướng họ vào các
hoạt động lợi ích chung của toàn dân tộc:

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, uy tín của hàng ngũ giáo sĩ, nhà tu hành - những
người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các tín đồ tôn giáo. Bởi vậy, Người cho rằng tôn
trọng, vận động, thuyết phục hàng ngũ chức sắc tôn giáo là biện pháp quan trọng để thực
hiện chính sách đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc.

Quan điểm về đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa lớn cả về lý luận
và thực tiễn. Về lý luận, Hồ Chí Minh chính là Người mở ra khả năng kết hợp giữa chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo, có thể cùng chung sống một cách hòa bình
vì có những điểm chung nhất định và có thể kế thừa được những giá trị tiến bộ của tôn
giáo, nhất là ở khía cạnh nhân bản. Về thực tiễn, tư tưởng đó là kim chỉ nam để Đảng và
Nhà nước ta hoạch định chủ trương, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đúng
đắn trong suốt quá trình cách mạng. Theo quan điểm, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ
Chí Minh, chúng ta đã hướng đồng bào có đạo đi theo cách mạng, không để kẻ thù lợi
dụng tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ tâm địa xấu xa của chúng. Qua đó, làm cho đồng bào
các tôn giáo tin tưởng vào chế độ xã hội mới, gắn kết được đạo với đời, lấy lý tưởng “tốt
đời, đẹp đạo” làm mục tiêu hành động.
Với chủ trương và những biện pháp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết sáng tạo,
phù hợp vấn đề tôn giáo, đoàn kết chặt chẽ lương - giáo, đồng bào các tôn giáo khác
nhau, cùng góp sức cuộc đấu tranh giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là
nền tảng lý luận, định hướng cho Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng trước đây và hiện nay.

4.2. Sự vận dụng của Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13:

Với chủ trương “Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
thời gian qua, về cơ bản, tình hình tôn giáo ổn định, các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận
chức hoạt động đúng quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do mặt trái của toàn cầu hoá và cơ chế thị trường, âm mưu
“ chính trị hoá tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo chịu tác
động tiêu cực, tiềm ẩn nhiều “ nguy cơ”. Trong đó, nổi lên các vấn đề như: lợi dụng tôn
giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước; vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân
tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh
tôn giáo, đạo lạ; tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn
văn hoá, đạo đức xã hội.
47
Mốc đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của Đảng về tôn giáo là
trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta
nêu lên vấn đề “ đạo đức tôn giáo” với cách nhìn “ có nhiều điều phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới”. Đến nghị quyết số 25 – NQ/TW năm 2003, lần đầu tiên Trung
ương Đảng ra nghị quyết riêng về công tác tôn giáo. Nghị quyết khẳng định: Tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xax hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước thực hiện nhất
quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, với nội dung cốt lõi là của công tác tôn giáo,
là công tác vận động quần chúng. Trong chỉ thị số 18-CT/TW (2018) của Bộ Chính trị
khoá XII đã đề cập đến thuật ngữ “ nguồn lực” khi nhận định về những đóng góp của các
tôn giáo.

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, trên cơ sở hình thành thực
tiễn và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và đoàn kết tôn
giáo nói riêng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đưa ra những khẳng
định, quan điểm, chủ trương mới về tôn giáo. Vấn đề đoàn kết tôn giáo nằm trong tổng
thể các nội dung của công tác tôn giáo, công tác xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân tộc mà Đảng nêu ra. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định một trong những
nhiệm vụ trọng tâm để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới là: “ Vận động,
đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ “ sống tốt đời đẹp đạo”, đóng góp
tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo
và hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận.
Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng
lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại
đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết dân tộc”19.

Bên cạnh đề cao các giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
tôn giáo “vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn
hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”, Đảng nêu ra các giải pháp
giải quyết vấn đề tôn giáo và phát huy sức mạnh của tôn giáo để xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; gắn chặt chẽ với yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ
thống pháp luật

Văn kiện Đại hội nêu lên một giải pháp quan trọng của công tác vận động tôn giáo là
nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Các cơ quan
19
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB. Chính trị quốc gia Sự
thật, tập I, H. 2021, tr. 50.

48
chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng,
tâm linh của quần chúng; chủ động lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính
đáng của đồng bào theo đạo; bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định
của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Đồng thời, phê phán,
đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực liên quan đến tôn giáo trong đó chú trọng “phòng
ngừa, và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc”.

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Tính đến tháng 11/2021, nước ta có hơn
26,5 triệu tôn giáo, sử dụng 27% dân số cả nước, với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác
nhau được Nhà nước và cung cấp đăng ký hoạt động công nhận. Dưới quyền lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước những năm qua, đồng bào tôn giáo kết nối, gắn bó và đóng góp tích
cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng đoàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo vì lợi ích quốc gia, dân tộc vì cuộc sống ấm áp,
hạnh phúc của Nhân dân, coi đó là một trong những động lực chủ yếu để xây dựng và
phát triển đất nước ta20.

Do vậy, cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta như
sau:

- Một là, tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, kiện toàn lại đội
ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo21. Quan tâm tổ chức bồi dưỡng kiến thức về tôn
giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các địa bàn đặc biệt là vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua đó để củng cố lòng tin của đồng bào có
đạo với Đảng, Nhà nước; tìm kiếm những điểm tương đồng trong nhân dân và loại
bỏ những khác biệt về chính kiến.
- Hai là, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
đối với công tác tôn giáo về đại đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò của khối đại
đoàn kết dân tộc. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách còn Nhà nước
quản lý thông qua hệ thống pháp luật, nhằm tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi
ích, thống nhất về ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất
là giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Do vậy, Đảng và Nhà
20
Quang Vinh, “Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam”, https://baomoi.com/xay-dung-
va-phat-huy-khoi-dai-doan-ket-cac-ton-giao-o-viet-nam-c43666718.epi, truy cập ngày 19/02/2024.
21
Quy định số 193-BC/HU, ngày 15/09/2022 , “Kết quả thực hiện chỉ thị 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo
trong tình hình mới”, tr.4

49
nước không ngừng hoàn thiện, thể chế hóa, cụ thể hóa hệ thống đường lối, chính
sách, pháp luật để “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”22.
- Ba là, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh
lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa
trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ
hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới”4 . Quan tâm, hỗ trợ, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất trường học, đường giao thông, thuỷ lợi, tăng cường áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ
dân trí, bài trừ tập quán lạc hậu, làm cho bộ mặt nông thôn vùng có đời sống đồng
bào ngày càng được cải thiện.
- Bốn là, tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, kiện toàn lại đội
ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo từ Trung ương đến địa phương. Quá trình đào tạo, bồi
dưỡng cần phải tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng
sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng tôn giáo khác nhau
- Năm là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh các công tác thông tin, tuyên
truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các
thế lực thù địch đang lợi dụng những khuyết điểm, hạn chế, sơ hở của các cấp
chính quyền, của Đảng, Nhà nước và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kết hợp với việc tận dụng các kênh ngoại
giao, đối thoại, hợp tác quốc tế nhằm làm cho các nước và nhân dân thế giới hiểu
đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta góp phần đấu tranh có hiệu
quả với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở nước ta. Từ
đó, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác, sự
nhạy bén trong nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những quan điểm sai
trái, thù địch.

22
Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2016, tr.159

50
PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề nóng, không chỉ riêng đối với
Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải được đặt ra
như là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Chủ
nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng “ Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với tôn
giáo”. Như vậy, trong công tác tôn giáo thì tuyệt đối không bao giờ được dùng vũ lực để
giải quyết các vấn đề được đặt ra mà phải dùng tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế,
xã hội mà nòng cốt là công tác vận động quần chúng nhân dân. Có thể nói, các nước Xã
hội Chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn giáo mà chỉ thực hiện các chính sách để chống
lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu
sắc và toàn diện nội dung quan điểm trên; đồng thời vận dụng linh hoạt, khoa học vào
thực tiễn thì mới có thể đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm
phạm đến an ninh Quốc gia, bảo vệ vũng chắc an ninh Quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo.
Bên cạnh đó, Nhà nước và Chủ nghĩa xã hội cần thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở các
cơ sở, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; đặc
biệt cần phải chủ động phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội của nhân dân
ta. Mọi hành vi, biểu hiện của những kẻ đáng nghi cần phải giải quyết kịp thời nếu không
sẽ gây hậu quả xấu tới đất nước. Thêm vào đó, cần làm tốt công tác vận động quần
chúng, tranh thủ đội ngũ già làng, chức sắc, chức việc, đội ngũ cốt cán vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi
lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng, vi phạm chính sách,
pháp luật Nhà nước.

Hiện nay, tình trạng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mê tín dị đoan và làm những điều
bất chính, thiếu văn hoá đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của nhân dân. Đây là vấn đề
mà những thế hệ sinh viên Việt Nam dễ bị dẫn dắt, dụ dỗ nhất vào những tôn giáo xấu,
cũng như bị những kẻ xấu lợi dụng lòng tin vào tôn giáo để vụ lợi. Vì vậy, bản thân
chúng ta nên cần nắm rõ các vấn đề cơ bản về tôn giáo để không bị lôi kéo, lợi dụng, phải
luôn tỉnh táo trước những lời dụ dỗ của một số bộ phận tôn giáo không rõ nguồn gốc, có
dấu hiệu tà đạo… Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về tôn giáo cũng như quyền
tự do tín ngưỡng của mỗi người nhằm nâng cao nhận thức của bản thân, gia đình và cộng
đồng, giúp cho nơi mình sinh sống trở nên lành mạnh hơn và không có các hành động
phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc, từ đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc ngày một lớn mạnh hơn. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn có Hội sinh viên Việt
Nam. Tổ chức này cần đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện, trau dồi cho
những thế hệ sinh viên những kĩ năng cần thiết, tổ chức các hoạt động tham tìm hiểu về

51
các hoạt động tôn giáo chính thống. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong
tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên nhằm giúp sinh viên tiếp thu những mặt
tích cực, tiên tiến của văn hoá hiện đại, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc
để không bị biến chất tiêu cực.

Mặc dù chúng em đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu đến vấn đề này để có
thể để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn thiện nhất. Song, bài tiểu luận này
vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong được giảng viên góp ý, hướng dẫn và chỉ bảo
thêm. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Nxb. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Hà Nội,
2021, p. tr.214.

[2] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.20, p. tr.437.

[3] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.216.

[4] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.216.

[5] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.216.

[6] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.216.

[7] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.217.

[8] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
2021, p. tr.218.

[9] V.I.Lênin, Toàn tập, Mátxcova: Nxb. Tiến bộ, 1978, p. tr.7.

[10] "Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo công giáo ở Việt Nam,"
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/thuong-thuc-ton-giao/TIM-HIEU-VE-QUA-
TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-TRIEN--DAO-CONG-GIAO-O-VIET-NAM-1382.
[truy cập ngày 19/02/2024].

[11] "Khái quát về lịch sử truyền giáo và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam,"
https://trithuc.itrithuc.vn/articles/khai-quat-ve-lich-su-471.html. [truy cập ngày
19/02/2024].

[12] PGS,TS. Hoàng Thị Lan, Tác động của biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập quán
truyền thống Việt Nam.

[13] PGS,TS. Hoàng Thị Lan, Tác động của biến đổi tôn giáo đối với phong tục, truyền

53
thống Việt Nam.

[14] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, p. tr.244.

[15] Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, Hà Nội: Nxb. Tôn giáo , 2003.

[16] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.7, p. tr.95.

[17] Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo, số 234, 14/06/1955.

[18] Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Tôn giáo, Hồ
Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ( xuất bản lần thứ hai, có bổ sung ), Nxb.
Khoa học xã hội, 1988, p. tr. 297.

[19] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật, 2021, p. tr.50.

[20] Q. Vinh, "Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam,"
[Online].https://baomoi.com/xay-dung-va-phat-huy-khoi-dai-doan-ket-cac-ton-giao-
o-viet-nam-c43666718.epi. [truy cập ngày 19 02 2024].

[21] Quy định số 193-BC/HU, "Kết quả thực hiện chỉ thị 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ( khoá IX ) về côn tác tôn giáo trong tình hình mới," ngày 15/09/2022.

[22] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội:
Nxb. Chính trị quốc gia, 2016, p. tr.159.

54

You might also like