Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

- Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, có vai trò quan
trọng đối vói sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những
cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, đồng thời giữ gìn
bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối
đoàn kết toàn dân tộc và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để lại nhiều
kinh nghiệm sâu sắc và bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
2.
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một
số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia
Đông Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong
những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc
gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc
gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu,
phụ thuộc vào nước ngoài. Một số nước trong khu vực mặc dù là “vựa lúa” của thế
giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên. Phần lớn các
nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng
hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách
ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại
những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia
thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ;
Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền,
tôn giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển
biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành
nghề, một số địa phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ
thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột
nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt
Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh
yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân
trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của
Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ
bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

3.
 Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược
Xiêm.
 Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
 Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất
nước.
> Như vậy, để thống nhất đất nước, bảo vệ sự độc lập của nước nhà, phong trào Tây
Sơn đã chiến đấu 17 năm liên tục, lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn,
Trịnh, Lê, chấm dứt sự chia cắt đất nước thành đàng trong - đàng ngoài, đặt nền tảng
thống nhất quốc gia. Đồng thời với việc thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn còn
đánh tan quân ngoại xâm: Xiêm, Thanh.
4.
Thứ nhất, bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nâhn tố quyết định
thắng lợi của công cuộc hống ngoại xâm của dân tộc
Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp
nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đáng giặc dũng cảm và
mưu trí, phong phú và độc đáo.

You might also like