Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 22

[ti]50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (1972-2022): Biểu

tượng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam[/ti]


[ca]thông tin tư liệu việt nam[/ca]
[kw][/kw]
[su][/su]
[id]dd2b78a9-e1d3-4e43-afca-239b89e95fec[/id]
[au]Đặng Diệp Ninh[/au]

50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (1972-
2022): Biểu tượng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam

Cách đây 50 năm, cuối tháng 12/1972, trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và
một số thành phố khác, quân và dân ta đã làm nên một “Hà Nội-Điện Biên Phủ
trên không”, “đánh sập thần tượng B-52” của không lực Mỹ. Chiến thắng “Hà Nội-
Điện Biên Phủ trên không” như một bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế
kỷ XX; một trong những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc. Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu
tượng về bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

* Cuộc “đọ sức” trên không chưa từng có trong lịch sử dân tộc
Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước
vào giai đoạn quyết liệt. Trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta
đều giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ
có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Để cứu vãn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tình hình khi đó, đế
quốc Mỹ âm mưu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52
nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản
sửa đổi của chúng; đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế-quốc phòng của miền Bắc,
hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm chiến
đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam; đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân
thế giới.
Với âm mưu đó, đế quốc Mỹ gấp rút tăng viện trợ cho chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu, đốc thúc quân đội Sài Gòn phản kích chiếm vùng giải phóng bằng việc
chi viện hỏa lực tối đa của Mỹ. Đồng thời, chúng huy động không quân, hải quân
đế quốc, phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai nhằm tàn phá hậu phương
lớn miền Bắc mà đỉnh cao là mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân đánh
phá thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và nhiều mục tiêu chiến lược khác trên miền Bắc.
Đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai - chúng sử dụng máy bay chiến lược B-52: 193/tổng số 400 chiếc
hiện có của quân đội Mỹ; máy bay không quân chiến thuật: 1.077/tổng số 3.043
chiếc (có 1 biên đội máy bay F.111 khoảng 50 chiếc); tàu sân bay: 6/24 chiếc; hơn
50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như: máy
bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy,
liên lạc dẫn đường, cấp cứu cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình
Dương. Ngày 14/12/1972, Níchxơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tập kích chiến
lược B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Lainơbếchcơ II (nghĩa là Cứu
bóng trước khung thành II)
Lịch sử dân tộc cho thấy, quân và dân Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh và trí
tuệ trước nhiều kẻ thù hung bạo nhất của thời đại, nhưng chưa có kẻ thù nào mà
binh lực, phương tiện, khí tài chiến tranh lại vượt trội và hơn hẳn gấp nhiều lần
như ở trận quyết chiến trên bầu trời Hà Nội này. Quân đội Mỹ đã huy động mọi vũ
khí, khí tài hiện đại nhất, lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất và những thủ đoạn tàn
bạo nhất để hòng tàn phá đất nước, tiêu diệt và khuất phục ý chí chiến đấu bảo vệ
nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam ngay tại Thủ đô nghìn năm văn hiến. .
Với sự nhạy bén, sáng suốt, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm, chính xác âm mưu, hành động leo thang tấn
công miền Bắc và thủ đoạn kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ. Ngay từ năm
1962, khi đế quốc Mỹ còn chưa trực tiếp can thiệp bằng B-52 vào miền Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm
đến loại vũ khí này”. Đến năm 1965, khi Mỹ đưa B-52 vào chiến trường Việt Nam,
liên tiếp gây tội ác với đồng bào ta, Bác đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng
không-Không quân phải nghiên cứu, đối phó với B-52, vì “sớm muộn gì đế quốc
Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh phá Hà Nội... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng
nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Thực hiện nhiệm vụ Bác giao, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng
Phòng không-Không quân đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh bại máy bay B-
52 của đế quốc Mỹ. Và chuẩn bị một lực lượng lớn tham gia chiến dịch, gồm: 6
trung đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn
và 8 tiểu đoàn pháo cao xạ, 356 đơn vị pháo, súng máy cao xạ, toàn mạng ra-đa và
các lực lượng phục vụ khác.
Đúng như dự đoán của Bác, từ ngày 18 đến 29/12/1972, đế quốc Mỹ tiến
hành chiến dịch "Lainơbếchcơ II", với tổng số lần xuất kích là 4.583 lần chiếc;
trong đó, máy bay B-52 là 663 lần chiếc, ném hàng vạn tấn bom đạn xuống miền
Bắc Việt Nam. Riêng Thủ đô Hà Nội, không quân Mỹ đã ném xuống hơn 1 vạn tấn
bom đạn. Với sức đánh phá hủy diệt của không quân Mỹ, trong đó chủ yếu là B-
52, nếu không có sự chuẩn bị tích cực, chủ động từ sớm thì quân dân miền Bắc khó
có thể trụ vững trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Và với niềm tin chiến thắng, Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác đều
trở thành "chiến trường" đặc biệt. Nhân dân nhanh chóng thích ứng với cuộc sống
vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Hệ thống còi báo động, loa phát thanh, kẻng báo
động, trạm quan sát máy bay địch được lập ở khắp nơi. Đặc biệt, bằng tinh thần
chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, bộ đội rađa đã “vạch nhiễu tìm
thù”; bộ đội phòng không-không quân thành “Rồng lửa”, “Én bạc” xuất kích đánh
bại cuộc tập kích chiến lược của địch, góp phần quyết định làm nên kỳ tích “Hà
Nội-Điện Biên Phủ trên không” của thế kỷ XX.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu với không quân Mỹ, quân và dân miền Bắc đã
bắn hạ 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52, bắt sống và tiêu diệt hàng trăm
phi công Mỹ. Sự thất bại của không quân Mỹ trong 12 ngày đêm đánh phá miền
Bắc đã buộc nhà cầm quyền Mỹ phải xuống thang, ngừng ném bom ở Bắc Vĩ tuyến
20, đề nghị ta trở lại bàn đàm phán Paris, chuẩn bị ký kết Hiệp định chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Chính vì sự tổn thất quá lớn của đế quốc Mỹ và chiến thắng vang dội của
Việt Nam mà thắng lợi này của Việt Nam được thế giới ca ngợi là trận “Điện Biên
Phủ trên không”.
Chiến thắng mang tên “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đã đánh dấu một
mốc son chói lọi, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta
đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không lớn nhất của đế quốc Mỹ,
buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam, góp phần quan trọng vào Chiến thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
* Biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến
công oanh liệt, là bản anh hùng ca vĩ đại trong thế kỷ XX; mãi đi vào lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta như những “Chi Lăng”, “Hàm Tử”. “Đống Đa”,
trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh.
Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là chiến thắng
của đường lối chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng; chiến thắng của ý chí kiên
cường, lòng quả cảm và của trí tuệ sáng tạo (đặc biệt trong cải tiến tên lửa SAM-2)
của con người Việt Nam. Với sức mạnh của lưới lửa phòng không nhiều tầng, dày
đặc; với những tên lửa đất đối không vượt qua vùng gây nhiễu tiến sâu vào B-52;
với những chiếc máy bay tiêm kích phục sẵn và quần đảo trên không, làm cho
không lực Hoa Kỳ lạc vào “thiên la, địa võng” của chiến tranh nhân dân Việt Nam
và bị thất bại thảm hại.
Đây còn là chiến thắng của con người Việt Nam với khát vọng hoà bình, với
chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; là chiến thắng của lương tri
và phẩm giá con người. Thắng lợi của quân dân ta chứng minh rằng, bom đạn của
quân thù có thể làm sập nhà cửa, nhưng có “một thứ không sập được, đó là con
người”. Noi Xinhan, nhà văn Mỹ, trong bài tựa cuốn sách nghiên cứu về chiến
tranh không quân Mỹ ở Đông Dương của Trường Đại học Coócnen, viết: “Thắng
lợi của người Việt Nam là một ví dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người
đối với máy móc”. Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, mưu trí, sáng tạo,
tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân thù được thăng hoa trở thành động lực trực
tiếp làm xuất hiện và nở rộ những hành động anh hùng của quân dân miền Bắc,
làm nên sức mạnh thần kỳ chiến thắng uy lực của không lực Hoa Kỳ, viết nên bản
hùng ca bất hủ của một dân tộc anh hùng, của một quân đội anh hùng.
Có hiểu sâu sắc ý chí và trí tuệ Việt Nam, tinh thần quyết chiến, quyết thắng
của quân và dân ta mới có thể hiểu được vì sao lại phát triển, nở rộ những hình ảnh
cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu chống quân thù.
Không thể cảm nhận hết ý nghĩa to lớn và hào khí “Điện Biên Phủ trên không”,
nếu không hiểu được sức mạnh của trí tuệ và ý chí được biểu hiện ở những hành
động dũng cảm, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hy sinh quên mình của
cán bộ, chiến sĩ quân đội và các tầng lớp nhân dân ta trong cuộc đọ sức chiến lược
này.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 đã đi vào lịch sử
50 năm, nhưng nó vẫn đang sống động và còn nguyên giá trị, tinh thần bất diệt
trong lịch sử dân tộc cũng như sự ngưỡng mộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Sự nghiệp giải phóng dân tộc nói chung, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên
Phủ trên không” nói riêng để lại cho chúng ta nhiều bài học quý, cần được tiếp tục
nghiên cứu, vận dụng, phát huy hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
hiện nay./.

Diệp Ninh (tổng hợp)


///
[ti]50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Tầm nhìn chiến lược,
dự báo chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh[/ti]
[ca]thông tin tư liệu việt nam[/ca]
[kw][/kw]
[su][/su]
[id]4ac99b47-614a-4721-9592-c106e493035b[/id]
[au]Trịnh Minh Duyên[/au]

50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Tầm nhìn chiến lược, dự
báo chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với tầm nhìn chiến lược của một nhà quân sự thiên tài cùng với những dự
báo chính xác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta lãnh đạo toàn quân,
toàn dân ta, đặc biệt là lực lượng phòng không-không quân, đánh bại âm mưu phá
hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên
Phủ trên không" tháng 12/1972.

* Từ tầm nhìn chiến lược


Yếu tố quan trọng và quyết định lập nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên
Phủ trên không" là do Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn
chiến lược trong chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không-không quân vững mạnh.
Đây chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò quyết địch đánh bại cuộc tập kích
đường không của địch tháng 12/1972.
Ngay từ khi đất nước ta mới giành được độc lập năm 1945 và tiến hành cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Bác Hồ đã chỉ đạo từng bước xây dựng
lực lượng phòng không-không quân trở thành lực lượng tác chiến chủ yếu với
không quân địch. Theo đó, ngày 1/4/1953, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 - đơn vị
tiền thân của Quân chủng Phòng không-Không quân được thành lập, đánh dấu một
bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại. Gần
một năm sau đó, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 lần đầu tiên tham gia Chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954 đã bắn rơi 52 trong tổng số 62 máy bay các loại của địch, góp
phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu".
Sau thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp, quân, dân ta lại đương
đầu với quân xâm lược Mỹ - một đội quân xâm lược nhà nghề, có lực lượng không
quân hùng mạnh nhất thế giới. Do đó, ngay khi bước vào cuộc kháng chiến chống
Mỹ, Đảng và Bác Hồ đã rất chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng phòng
không-không quân. Từ một trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên, đến năm 1965, các
binh chủng pháo phòng không, ra đa, không quân, tên lửa đã lần lượt ra đời.
Như vậy, cùng với lực lượng pháo cao xạ, ra đa, sự ra đời của lực lượng
không quân, tên lửa đã làm cho hệ thống hỏa lực phòng không có sự thay đổi về
chất tạo ra sự đột biến, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của bộ đội phòng
không-không quân. Các trận đánh của bộ đội phòng không-không quân đã nhanh
chóng chuyển từ cách đánh độc lập của súng, pháo cao xạ, tiến lên đánh tập trung
hiệp đồng quy mô lớn của các binh chủng không quân, tên lửa, cao xạ, ra đa. Cũng
trong thời gian đó, Đảng ta, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng
chú trọng xây dựng lực lượng phòng không nhân dân rộng khắp trên các địa bàn
trọng điểm tạo thành thế trận phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, liên hoàn, vững
chắc.

* Đến những dự báo chính xác


Những năm 1960, trước âm mưu phá hoại miền Bắc ngày càng lộ rõ của kẻ
thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân ta tích cực củng cố lực lượng quốc
phòng, ra sức chuẩn bị tiềm lực về mọi mặt, đồng thời nêu cao cảnh giác, sẵn sàng
đập tan mọi hoạt động khiêu khích và phá hoại của Mỹ. Đầu năm 1964, đến thăm
bộ đội phòng không, Người căn dặn: “Các chú phải luôn luôn cảnh giác và sẵn
sàng chiến đấu. Phải quyết bắn rơi máy bay địch nếu chúng liều lĩnh xâm phạm
vùng trời miền Bắc nước ta”. (1)
Nhờ dự báo sớm của Người về chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ, quân, dân ta đã chủ động chuẩn bị, chủ động phòng ngừa. Vì thế, ngay trận
đầu tiên đọ sức với không quân Mỹ trên vùng trời miền Bắc (ngày 5/8/1964), quân
dân ta đã giành thắng lợi vang dội, bắn rơi 8 máy bay địch và bắn bị thương nhiều
chiếc khác, bắt sống nhiều giặc lái.
Ngay sau trận chiến đấu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Chớ vì thắng lợi
mà tự mãn, chủ quan kinh địch. Chúng ta phải biết rằng, đế quốc Mỹ và tay sai
chết thì chết, nết không chừa. Chúng còn nhiều âm mưu hung ác” (2). Thực tế lịch
sử đã chứng minh, nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất chính xác. Từ năm
1965, đồng thời với việc đưa quân Mỹ và đồng minh ồ ạt vào miền Nam, Mỹ cho
không quân leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, bắt đầu sử dụng máy bay chiến
lược B-52 trên chiến trường Việt Nam.
Ngày 19/7/1965, Bác đến thăm đơn vị súng máy tự hành thuộc Trung đoàn
Pháo PK 234 tại Sân bay Bạch Mai trước ngày lên đường chiến đấu bảo vệ các đơn
vị tên lửa phòng không lần đầu xuất trận. Tại đây Người nói: “dù đế quốc Mỹ có
lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng
đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã
đánh là nhất định thắng”. (3)
Cuối năm 1967, sau khi nghe báo cáo của đồng chí Phùng Thế Tài (lúc này
là Phó Tổng Tham mưu trưởng phụ trách phòng không-không quân), Người đã
khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có
thua nó mới chịu thua... Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt, để
có thời gian suy nghĩ chuẩn bị. Mỹ sẽ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau
khi thua trên bầu trời Hà Nội”. (4)

* Và chỉ đạo sớm nghiên cứu về máy bay B-52


Trên cơ sở dự báo sớm và chính xác về chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta sớm xây dựng lực lượng, niềm tin
và ý chí quyết thắng cho toàn dân, toàn quân. Đặc biệt đối với bộ đội phòng quân-
không quân, Người quan tâm, chăm lo giáo dục, động viên, đồng thời đặt ra quyết
tâm cao cho lực lượng này. Người chỉ thị bộ đội tên lửa và pháo cao xạ phải tích
cực huấn luyện chiến thuật, làm chủ vũ khí, khí tài, bắn rơi máy bay địch ngay từ
loạt đầu tiên.
Từ dự báo đế quốc Mỹ sẽ dùng máy bay chiến lược B-52 đánh phá miền
Bắc, ngay từ năm 1962, Người đã nhắc nhở bộ đội phòng không phải sớm nghiên
cứu về loại máy bay này. Với quan điểm muốn thắng địch thì phải hiểu địch, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đã chỉ thị cho bộ đội tên lửa: “muốn bắt cọp phải vào tận hang”.
Tháng 8/1966, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Người, Quân chủng đã bí mật đưa lực
lượng tên lửa và ra đa vào chiến trường Vĩnh Linh, trực tiếp tìm hiểu tính năng,
nghiên cứu quy luật hoạt động, cách đánh phá của B-52, từ đó tìm ra cách đánh B-
52 thích hợp.
Trên tuyến đầu Vĩnh Linh, ngày 17/9/1967, sau một thời gian dày công
nghiên cứu, nhận dạng máy bay B-52, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn
238) đã đánh liên tiếp hai trận, tiêu diệt 2 máy bay B-52. Đây là chiến công lớn và
đặc biệt quan trọng, khẳng định tên lửa của ta có thể quật ngã “Siêu pháo đài bay”,
thể hiện tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đúng như dự báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm 18/12/1972, Mỹ đã dùng
B-52 để không kích Hà Nội. Nichxơn và giới quân sự Mỹ đã quá ảo tưởng về sức
mạnh của pháo đài bay B-52 “bất khả chiến bại” mà không hề biết rằng Thăng
Long địa linh - Hà Nội kiên cường và bất khất, là nơi đã chôn vùi biết bao mộng
tưởng ngoại xâm. Và Mỹ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong 12 ngày đêm của
trận Điện Biên Phủ trên không ấy, đã có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34
chiếc B-52, hàng chục giặc lái bị bắt.
Nhận định về Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không", đồng chí Lê
Đức Thọ từng nói: không có chiến thắng B-52 của các đồng chí (chiến sĩ phòng
không-không quân) trên bầu trời Hà Nội, làm gì có thắng lợi ở Hội nghị Paris.
Chính chiến thắng đó đã buộc Mỹ ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã qua đời - trước Chiến
thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" hơn 3 năm, nhưng tầm nhìn chiến lược
và những dự báo chính xác của Người đã góp phần quan trọng, to lớn làm nên
chiến thắng vẻ vang này. Điều đó càng khẳng định vai trò quyết định của Người
trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam./.

Minh Duyên (tổng hợp)

(1): Hồ Chủ tịch với bộ đội Phòng không-Không quân, xuất bản 1975, tr.15
(2): Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2002, Hà Nội, tr.492.
(3): Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 11, tr.476
(4): Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2002, Hà Nội, tr.506,507

///

[ti]50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Quân chủng Phòng
không-Không quân - lực lượng nòng cốt của chiến thắng[/ti]
[ca]thông tin tư liệu việt nam[/ca]
[kw][/kw]
[su][/su]
[id]ff2eb9e4-bd44-4879-a4bf-77249d897cd8[/id]
[au]Trịnh Minh Duyên[/au]

50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Quân chủng Phòng
không-Không quân - lực lượng nòng cốt của chiến thắng
Với nòng cốt là lực lượng phòng không-không quân, trong 12 ngày đêm
chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó có 34 máy bay
B-52. Riêng Quân chủng Phòng không-Không quân đã bắn rơi 54 chiếc với 32
máy bay B-52, chiếm 94% tổng số máy bay B-52 bị bắn rơi trong toàn chiến
dịch…

* Lực lượng nòng cốt của chiến thắng


Quân chủng Phòng không-Không quân được thành lập ngày 22/10/1963 trên
cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Gần một năm sau
ngày thành lập, cùng với các lực lượng vũ trang, Quân chủng Phòng không-Không
quân đã bước vào chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của
đế quốc Mỹ.
Từ ngày 7/2/1965, Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh quy mô lớn đánh phá ra
miền Bắc. Các lực lượng của Quân chủng đã lần lượt vào trận và nhanh chóng phát
triển về mọi mặt. Lực lượng không quân tiêm kích non trẻ Việt Nam đã thực hiện
đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mở mặt trận trên không thắng lợi”, ra
quân đánh thắng trận đầu bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong 2 ngày 3 và 4/4/1965. Phát
huy chiến công của những trận đầu ra quân, Quân chủng Phòng không-Không quân
cùng các lực lượng phòng không ba thứ quân càng đánh, càng mạnh và nhanh
chóng trưởng thành về mọi mặt; nghệ thuật tác chiến của Quân chủng đã từng
bước phát triển từ đánh độc lập, nhỏ lẻ, phát triển lên đánh hiệp đồng tập trung quy
mô nhỏ
Vào giữa năm 1965, lần đầu tiên giặc Mỹ cho B-52 ném bom hủy diệt một
căn cứ hậu cần của ta ở Bến Cát rồi đánh rộng ra khắp miền Nam. 10 tháng sau,
tháng 4/1966, B-52 Mỹ leo thang ra miền Bắc. Trước tình hình đó, Bác Hồ đã chỉ
thị cho đồng chí Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân:
“Máy bay B-52 Mỹ đã ném bom miền Bắc, phải tìm ra cách đánh cho được B-52.
Nhiệm vụ này Bác giao cho các chú”.
Quán triệt sâu sắc chỉ thị của Người, tháng 4/1966, theo lệnh của Bộ Tổng
Tư lệnh, Quân chủng giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 238 vào chiến đấu ở chiến
trường Khu 4, trên đất lửa Vĩnh Linh để thực hiện nhiệm vụ chiến lược vô cùng
quan trọng là nghiên cứu cách đánh máy bay B-52. Đây là một nhiệm vụ vô cùng
khó khăn.
Sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhận dạng, ngày 17/9/1967, kíp
chiến đấu của Tiểu đoàn 84 - Trung đoàn 238 đã bắn rơi một chiếc B-52. Đây là
lần đầu tiên ta bắn rơi “siêu pháo đài bay B-52” của đế quốc Mỹ. Từ chiến công
ban đầu đó, tháng 2/1968 đến giữa năm 1972, Quân chủng Phòng không-Không
quân tiếp tục điều động 4 trung đoàn tên lửa cùng một số máy bay MiG-21 vào
Khu 4 để chi viện cho Chiến dịch Trị-Thiên và tiếp tục nghiên cứu cách đánh B-52.
Đến tháng 9/1972, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã chính
thức xây dựng xong phương án đánh máy bay B-52, phổ biến trong bộ đội phòng
không cuốn “Cẩm nang đỏ” là cuốn sách “Cách đánh B-52 của Bộ đội Tên lửa”.
Trên cơ sở tài liệu này, Quân chủng đã tổ chức hội nghị cán bộ để thảo luận phổ
biến cách đánh B-52. Đầu tháng 10/1972, Đảng ủy Quân chủng Phòng không-
Không quân đã ra nghị quyết tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ quyết tâm bắn
rơi nhiều máy bay Mỹ kể cả B-52.
Cùng với việc xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội, Đảng ủy Quân chủng và
cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và cán bộ chiến sĩ, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên
gia nước ngoài, nhanh chóng làm chủ, khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết
bị, vũ khí, khí tài trong chiến đấu, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo tìm ra
cách đánh hiệu quả, tiêu diệt máy bay B-52.
Trong cuộc tập kích đường không tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã sử dụng
một số lượng lớn vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy bay B-52.
Với hệ thống gây nhiễu tích cực và tiêu cực, chúng tin rằng sẽ làm mờ mắt rađa
của ta, cùng với hệ thống máy bay chiến thuật yểm trợ, Mỹ cho rằng B-52 là bất
khả chiến bại.
Không ngờ rằng, từ kinh nghiệm trong những năm tháng chiến đấu gian khổ,
cán bộ chiến sĩ Quân chủng Phòng không-Không quân đã sáng tạo tìm ra cách
đánh hiệu quả. Chỉ trong 12 ngày đêm chiến đấu, với lực lượng phòng không-
không quân làm nòng cốt, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó
có 34 máy bay B-52. Riêng Quân chủng Phòng không-Không quân đã bắn rơi 54
chiếc, có 32 máy bay B-52, chiếm 94% tổng số máy bay B-52 bị bắn rơi trong toàn
chiến dịch.
Nhờ vậy, quân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-
52 (“siêu pháo đài bay”,“uy thế không lực”) của đế quốc Mỹ, làm nên một Chiến
thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, buộc chính quyền Mỹ phải ký
hiệp định Paris (ngày 27/1/1973), đẩy nhanh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của
dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn.

* Xây dựng Quân chủng Phòng không-Không quân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, hiện đại
Trải qua 59 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế
hệ cán bộ, chiến sĩ phòng không-không quân Việt Nam luôn giữ vững và phát huy
phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; sẵn sàng hy sinh quên mình, dũng cảm, mưu
trí, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cống hiến tài năng, trí tuệ vì sự
nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc, xây dựng nên truyền thống: “Trung thành vô hạn-
Tiến công kiên quyết-Đoàn kết hiệp đồng-Lập công tập thể”. Với thành tích đặc
biệt xuất sắc đó, Không quân nhân dân Việt Nam được Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” (ngày 3/6/1976).
Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực, đặt ra
yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng,
bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ X,
nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành
mục tiêu xây dựng Quân chủng Phòng không-Không quân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, hiện đại”. Theo đó, Quân chủng triển khai toàn diện các giải pháp, tập
trung vào các yếu tố: con người, tổ chức biên chế và vũ khí, trang bị; nhằm tạo
chuyển biến mới về chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân chủng. Để
thực hiện tốt các nội dung yêu cầu này, cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, quán triệt và
chấp hành nghiêm túc cương lĩnh, đường lối của Đảng; xây dựng ý chí quyết tâm
cao, tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Đồng thời, xây dựng, kiện toàn tổ chức lực lượng theo hướng “tinh, gọn,
mạnh”, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng tác chiến của Quân chủng Phòng
không-Không quân. Đây là vấn đề cốt lõi, mang tính xuyên suốt quá trình xây
dựng Quân chủng Phòng không-Không quân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên
mặt trận đối không, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc. Trong đó, ưu tiên bảo đảm
quân số, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu,
nhiệm vụ đặc biệt và đơn vị tiến thẳng lên hiện đại. Thường xuyên đổi mới, nâng
cao chất lượng huấn luyện, giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng
cơ quan, đơn vị, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, lấy huấn luyện thực
hành là chính, nhất là thực hành bay, bảo đảm an toàn bay. Trong đó, đặc biệt chú
trọng huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật có trong biên chế,
vũ khí, trang bị hiện đại, mới được biên chế, bảo đảm sát thực tế chiến đấu và đối
tượng tác chiến.
Cùng với đó là thực hiện tốt công tác kỹ thuật, hậu cần cho các nhiệm vụ cả
thường xuyên và đột xuất. Quân chủng Phòng không-Không quân đang trong quá
trình hiện đại hóa, được trang bị ngày càng nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại, đặt ra yêu cầu cao, thách thức lớn đối với công tác kỹ thuật, hậu cần. Đẩy
mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ vào việc quản lý, khai thác
cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có; có kế hoạch đầu tư chế tạo, sản xuất và
mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự, nghệ thuật tác chiến
phòng không-không quân, góp phần phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, làm cơ sở xây dựng lực
lượng phòng không-không quân hiện đại... ./.

Minh Duyên (tổng hợp)


[Nguồn: Quân chủng Phòng không-Không quân]

//
[ti]50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Đỉnh cao văn hóa
quân sự Việt Nam[/ti]
[ca]thông tin tư liệu việt nam[/ca]
[kw][/kw]
[su][/su]
[id]d2d89439-939b-4219-a90c-cb6ad062d2f8[/id]
[au]Đặng Diệp Ninh[/au]

50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Đỉnh cao văn hóa
quân sự Việt Nam
Cách đây tròn nửa thế kỷ, việc Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc “đụng
đầu” trực diện với "siêu pháo đài bay" B-52 được mệnh danh là “bất khả xâm
phạm” của đế quốc Mỹ đã làm thế giới kinh ngạc. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm
cuốn sách đã được viết để lý giải câu hỏi: Vì sao một đất nước với tiềm lực kinh tế
và quân sự kém xa Mỹ lại có thể bắn rơi hàng loạt máy bay B-52 - niềm tự hào của
nền công nghiệp Mỹ và biểu trưng cho sức mạnh răn đe của Mỹ. Trận quyết chiến
chiến lược “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” thêm một lần nữa chứng minh
chân lý giản dị: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được
tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói. “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống
nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử;
xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.

* Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc đọ sức cuối cùng


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và các chiến dịch
năm 1971-1972 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã làm cho chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn.
Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ
hai ra miền Bắc, trong đó có chiến dịch tập kích chiến lược đường không
“Linebacker II” (18-29/12/1972) hòng thực hiện dã tâm đưa miền Bắc trở về thời
kỳ đồ đá, uy hiếp, khuất phục ý chí độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân
dân ta; đồng thời, dùng sức mạnh quân sự để leo thang tấn công miền Bắc, áp đặt
thế mạnh lên Hội nghị Paris.
Để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội, Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phòng đã được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ đạo từ rất sớm. Năm 1962, khi máy bay B-52 còn chưa tham chiến ở Việt
Nam, với nhãn quan chính trị nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, trên cơ sở nghiên
cứu tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn, quy luật sử dụng lực lượng không quân Mỹ, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dự báo đế quốc Mỹ sẽ sử dụng loại máy bay này ở Việt Nam
và căn dặn: "… phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay
B-52 này".
Đúng như dự báo của Người, ngày 18/6/1965, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử
dụng B-52 ném bom khu vực Bến Cát (tây bắc Sài Gòn). Người đã khẳng định ý
chí sắt đá của Đảng và cả dân tộc: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù
chúng có B-57, B-52 hay “bê” gì đi nữa ta cũng đánh, từng ấy máy bay, từng ấy
quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng".
Để chuẩn bị đánh B-52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc
điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp. Nhằm
thực hiện đầy đủ mục đích trên, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham
mưu, tháng 5/1966, Quân chủng Phòng không-Không quân đã tổ chức cho Trung
đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B-52. Ngày
17/9/1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), Tiểu đoàn 84,
Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn
duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B-52, với phương châm là vừa đánh
địch, vừa nghiên cứu địch.
Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-
Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc
Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến
trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị.
Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-
Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường
không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5
năm tới. Có thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân sự
Việt Nam. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha gì về
kế hoạch tiến công ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B-52. Lúc đầu, tuy còn sơ lược,
nhưng qua chiến đấu thực tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch được
hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ mang tên “Cách
đánh B-52” của bộ đội tên lửa. Tuy chỉ có 30 trang đánh máy, nhưng đó là sự tổng
hợp, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình gần 7 năm chiến đấu với B-52 và các thủ
đoạn của không quân Mỹ, nhất là những kinh nghiệm và phương pháp mới nhất,
được rút ra sau trận tập kích ngày 16/4/1972 bằng B-52 của địch vào Hà Nội và
Hải Phòng.
Trên cơ sở tài liệu này, ngày 31/10/1972, Quân chủng Phòng không-Không
quân tổ chức Hội nghị cán bộ để thảo luận, phổ biến cách đánh B-52. Việc sử dụng
hợp lý các loại vũ khí hiện có và hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa bộ đội radar, tên
lửa phòng không, pháo phòng không, không quân tiêm kích, lực lượng phòng
không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đã tạo ra lưới lửa phòng không dày
đặc nên máy bay Mỹ dù bay ở độ cao nào, từ hướng nào, ở khung thời gian nào
cũng có thể bị tiêu diệt. Ngoài ra, cán bộ, nhân dân trên toàn miền Bắc cũng được
tổ chức, huy động tối đa để phục vụ chiến đấu. Đây thực sự là nét độc đáo của
nghệ thuật quân sự Việt Nam, thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân
dân.
Với sự cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm, đến ngày 3/12/1972, Bộ Tư lệnh
Quân chủng Phòng không-Không quân đã báo cáo lên cấp trên mọi mặt công tác
chuẩn bị đánh B-52 đã xong; đồng thời, ra quyết tâm chiến đấu trong toàn lực
lượng, không để Hà Nội, Hải Phòng bị bất ngờ, quyết bắn rơi tại chỗ B-52, đánh
bại cuộc tập kích bằng B-52, nếu Mỹ liều lĩnh đánh vào Hà Nội, Hải Phòng...

* Hạ gục pháo đài bay


10 giờ 30 phút ngày 17/12/1972, ngay khi Tổng thống Níchxơn ra lệnh mở
cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị
xã trên miền Bắc, quân và dân toàn miền Bắc đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu,
quyết tâm đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ.
19 giờ 25 phút đến 20 giờ 8 phút, B-52 bắt đầu oanh kích sân bay Nội Bài,
sân bay Hòa Lạc, các nhà ga Yên Viên, Đông Anh, Cổ Loa. 19 giờ 44 phút, quả tên
lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78, Trung đoàn Tên lửa 257 được phóng lên, cuộc chiến
đấu 12 ngày đêm của lực lượng phòng không 3 thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu.
20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn tên lửa 59 (Đoàn Thành Loa) bắn trúng chiếc B-
52 đầu tiên của chiến dịch. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu
trời Hà Nội, cách trận địa chưa đầy 10 km. Thắng lợi hạ gục tại chỗ “Siêu pháo đài
bay-B52” ngay trong đêm đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tư tưởng và
tác chiến, giải tỏa những lo lắng, băn khoăn của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu
và tất cả cán bộ, chiến sỹ trực tiếp chiến đấu bảo vệ Hà Nội.
Suốt đêm 18 đến rạng ngày 19/12, đế quốc Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52
ném 3 đợt bom xuống thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B-52 có 8 lần
chiếc F.111 và 127 lần máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội ngoại, thành.
Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm
thuộc thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom, làm chết 300 người. Quân
và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 6 máy bay các loại, trong đó có 2 máy bay
B-52 rơi tại chỗ.
Phát huy chiến thắng trận đầu của chiến dịch, bộ đội phòng không-không
quân đã liên tiếp lập công trong các trận đánh tiếp theo, đặc biệt là trong trận then
chốt quyết định chiến dịch ngày 26/12/1972, bắn rơi 8 máy bay B-52. Bị tổn thất
nặng nề, đến sáng ngày 30/12/1972, Níchxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc
tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, chấp nhận nối lại đàm
phán với ta tại Hội nghị Paris.
Kết quả toàn chiến dịch, ta bắn rơi 81 máy bay các loại (trong đó có 34 B-52
và 5 F-111), diệt và bắt sống nhiều phi công Mỹ. Riêng ở Thủ đô Hà Nội, ta bắn
rơi 30 máy bay (trong đó có 23 B-52 và 2 F-111).
Thắng lợi của “Điện Biên Phủ trên không” là sự dồn tụ và tỏa sáng của tư
tưởng chiến lược tiến công, tính tích cực chủ động, mưu trí, sáng tạo của quân và
dân ta. Qua chiến dịch này, với ý chí bất khuất không biết sợ giặc, quyết tâm đánh
giặc không gì có thể chuyển lay, Việt Nam giáng một đòn quyết định, thổi tan cái
gọi là “huyền thoại bất khả chiến bại” của không lực, nòng cốt là lực lượng không
quân chiến lược Hoa Kỳ. Lần đầu, trong lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng và
bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), Việt Nam can trường tiến hành một chiến dịch phòng
không quy mô lớn nhất chống lại một cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 điên
cuồng nhất, dã man nhất của đế quốc Mỹ - cuộc tập kích quy mô chưa từng có
trong lịch sử chiến tranh hiện đại trên thế giới.
Ngày 30/12/1972 các báo đăng toàn văn thông cáo Bộ Tổng tư lệnh quân đội
nhân dân Việt Nam được phát đi, trong đó có câu "Không có sức mạnh tàn bạo nào
có thể khuất phục nổi dân tộc Việt Nam anh hùng". Trước đó, cụm từ đầy ý nghĩa
"Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" và "Hà Nội, lương tri và phẩm giá con người"
lần đầu tiên được đăng trên Báo Nhân dân và ngay lập tức được các hãng thông
tấn, báo chí phương Tây và Mỹ sử dụng để ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt
Nam.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không 1972” đóng vai trò quyết
định trực tiếp buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973) về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh, quân
đồng minh về nước, mở ra bước ngoặt mới cho toàn bộ sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; đồng thời làm nức lòng bè bạn và nhân dân yêu
chuộng hòa bình thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc, đẩy lùi “tâm lý sợ hãi” về cái gọi là “sức mạnh khủng khiếp của không quân
chiến lược Mỹ”.
Có thể nói, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của
đường lối chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân; là chiến thắng
của nghệ thuật quân sự sáng tạo của Đảng và Quân đội ta.
Ðể làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không, lực lượng
phòng không ba thứ quân đã vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp tác
chiến để chống địch trinh sát, chế áp điện tử và giữ bí mật, giành chủ động, bất ngờ
tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể, để giữ bí
mật trước các phương tiện trinh sát của địch, quân và dân Thủ đô đã thường xuyên
làm tốt ngụy trang giữ bí mật sở chỉ huy các cấp, trận địa phòng không, sân bay
vòng ngoài. Riêng tên lửa phòng không ban ngày tập trung ngụy trang giữ bí mật
để đánh ban đêm. Các sân bay vòng ngoài mặc dù bị địch đánh phá nhưng ta đã kịp
thời khắc phục, ngụy trang khéo léo, bí mật cơ động máy bay từ nơi cất giấu đến
sân bay, bảo đảm cho không quân ta xuất kích, tạo yếu tố bất ngờ đánh B-52 của
địch. Đặc biệt, trong chiến dịch, lực lượng tên lửa phòng không đã thực hiện nghi
binh rất độc đáo, hiệu quả, bằng cách “phóng tên lửa giả”, buộc địch phải cơ động
phá vỡ đội hình chiến đấu, giảm hiệu quả của nhiễu, ta xác định được chính xác B-
52 thật để đánh địch, nâng cao hiệu quả chiến đấu. Có thể thấy, nghệ thuật nghi
binh, lừa địch của quân và dân Thủ đô Hà Nội đã phát triển đến đỉnh cao.
Bên cạnh đó, các lực lượng đã kết hợp chặt chẽ các biện pháp chiến thuật và
kỹ thuật để hạn chế hiệu quả tác chiến điện tử, vũ khí công nghệ cao của địch. Bộ
đội tên lửa, radar phát huy tối đa khả năng chiến đấu, vận dụng sáng tạo các biện
pháp kỹ thuật, thao tác chiến đấu để phát hiện máy bay B-52 từ xa, cải tiến quy
trình thông báo tọa độ mục tiêu, bảo đảm kịp thời chính xác cho các lực lượng
đánh địch. Trong từng trận đánh, lực lượng phòng không ba thứ quân đã hiệp đồng
chặt chẽ, thực hiện các trận đánh tập trung, liên tục trên đường bay, kết hợp linh
hoạt đánh địch từ nhiều hướng cả khi bay vào và bay ra, sử dụng linh hoạt các
phương pháp đánh đón, đánh đuổi, đánh từ bên sườn để đối phó với nhiễu của
địch, nâng cao hiệu quả tiêu diệt địch. Chiến thắng cuộc tập kích đường không
chiến lược, với gần 50% lực lượng không quân chiến lược của toàn nước Mỹ và
toàn bộ máy bay chiến thuật của không quân, hải quân Mỹ ở Ðông Nam Á, đánh
dấu sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không của
quân đội ta trong chiến tranh giải phóng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn
vô cùng quý báu cho các lực lượng của Quân chủng Phòng không-Không quân.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “một trong những yếu tố
quyết định để chiến thắng là phải có cách đánh tốt và được huấn luyện chu đáo”.
Còn trong cuốn sách “Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương” xuất
bản ở Mỹ có lời đánh giá nổi tiếng của Giáo sư Neil Seehan: “Thắng lợi của người
Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy
móc”.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu cho kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt nghệ thuật
chiến dịch phòng không như: phán đoán chính xác âm mưu, thủ đoạn tập kích của
không quân địch, sớm có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, mở màn chiến dịch chủ động;
quán triệt yêu cầu chiến lược, nêu cao quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ;
xác định đúng đối tượng tác chiến, chỉ đạo chiến thuật linh hoạt, sáng tạo; sử dụng
lực lượng phù hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp các binh chủng, từng binh chủng;
chỉ huy tập trung, thống nhất, bảo đảm tác chiến hiệp đồng chặt chẽ.
Những bài học kinh nghiệm quý báu này rất cần được chắt lọc, vận dụng
phù hợp, sáng tạo trong công tác huấn luyện, góp phần xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

Diệp Ninh (tổng hợp)

//

[ti]50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Hà Nội - Thủ đô anh
hùng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước[/ti]
[ca]thông tin tư liệu việt nam[/ca]
[kw][/kw]
[su][/su]
[id]16806b6a-bc37-45fc-841a-da564b2b4361[/id]
[au]Trịnh Minh Duyên[/au]

50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Hà Nội - Thủ đô anh
hùng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước

Với vị trí đặc biệt quan trọng, lịch sử của Thăng Long-Hà Nội luôn gắn liền
với lịch sử dân tộc. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đối mặt với biết bao kẻ thù,
nhưng mảnh đất ấy không chịu khuất phục, nhất tề “vùng đứng lên” chiến đấu và
chiến thắng. Hà Nội hôm nay đang ngày một phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là
Thủ đô anh hùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của cả nước.

* Biểu trưng sáng ngời về ý chí quật cường của Thủ đô nghìn năm văn hiến
Trong lịch sử dân tộc, Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội đã góp phần quan
trọng cùng cả nước viết nên những trang sử hào hùng. Các nhà nghiên cứu lịch sử
đã tổng kết, trong tám cuộc kháng chiến chống ngoại xâm diễn ra trên đất kinh
thành, Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, thì có ba trận quyết chiến chiến lược giữ vai
trò định đoạt trên chiến trường. Đó là, trận Đông Bộ Đầu, đầu năm 1258; trận
Ngọc Hồi-Đống Đa, đầu năm 1789 và trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”
cuối năm 1972.
Trong đó, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 đến
29/12/1972) là sự tiếp nối truyền thống và là một sự kiện biểu trưng cho ý chí quật
cường của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Trong 12 ngày đêm đánh phá, đế quốc Mỹ đã trút xuống miền Bắc hơn 100
nghìn tấn bom đạn (riêng Hà Nội là hơn 10 nghìn tấn) với sức công phá bằng hai
quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Tổng thống
Níchxơn đã ra lệnh cho B-52 rải thảm phố Khâm Thiên - khu vực có mật độ dân số
đông nhất Hà Nội. Bom Mỹ đã tàn phá cả chiều dài khu phố trên 1.200 m, gần
2.000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, hàng trăm người chết và
người bị thương. Máy bay B-52 còn rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư khác
trong thành phố Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, An
Dương... làm hơn 1.000 người thương vong.
Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” cùng với sự chuẩn bị tốt cả
về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, cùng với lực lượng toàn miền
Bắc, quân và dân Hà Nội, Hải Phòng… đã đáp trả địch những đòn đích đáng ngay
từ những trận đầu và đã đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B-52 của
Mỹ. Trong toàn bộ cuộc chiến đấu đập tan cuộc tập kích 12 ngày đêm cuối năm
1972, quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ (trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy
bay F111), bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và bắn hỏng 9 tàu chiến. Riêng Hà Nội
đã bắn rơi 30 máy bay (trong đó có 23 máy bay B-52 và 2 máy bay F111).
Chiến công này chính là biểu hiện của hào khí Thăng Long-Đông Đô, biểu
hiện khí phách người Hà Nội; là kết quả kế thừa, phát huy, đồng thời góp phần làm
tỏa sáng, nâng giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long-Hà Nội lên tầm cao mới.
Chiến thắng đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa
Xuân năm 1975, thu non sông về một mối. Sức mạnh ấy là tầm cao của thời đại, là
những dấu mốc không bao giờ phai mờ; làm cho Hà Nội thành một Thủ đô văn
hiến, Thành phố vì hòa bình.

* Xứng đáng Thủ đô anh hùng, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa hàng
đầu của cả nước
50 năm đã trôi qua, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” vẫn
còn nguyên giá trị, để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong tình hình mới, Hà Nội đã và đang tiếp tục vận dụng những kinh
nghiệm quý báu của Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” về bám sát
thực tiễn, luôn chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy sức mạnh đoàn kết
toàn dân trong thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Thủ
đô. Gánh trên vai sứ mệnh là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu đất
nước, chính quyền và nhân dân thành phố luôn đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phát
triển kinh tế-xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng tốt. Bình quân 5 năm 2016-2020, tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,73%, gấp 1,12 lần mức tăng cả nước
(5,99%). Trong đó, đóng góp nhiều nhất là ngành dịch vụ, công nghiệp và xây
dựng... Quy mô GRDP năm 2020 đạt 1,02 triệu tỷ đồng, khoảng 43,9 tỷ USD;
GRDP bình quân đầu người đạt 5.325 USD, gấp 1,29 lần so với năm 2015, gấp 92
lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại.
Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật. Sự nghiệp văn hóa xã hội, y
tế, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển. Ðời sống vật chất, tinh thần của người
dân không ngừng được cải thiện, an sinh xã hội được bảo đảm.
Năm 2021 là một năm đầy thử thách với Hà Nội, nhất là trong bối cảnh dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp. Song với sự lãnh đạo của Trung ương, Chính phủ,
sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc quyết
liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ
lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, bức tranh tổng thể về kinh
tế-xã hội của thành phố năm 2021 vẫn có nhiều điểm sáng. Kinh tế Thủ đô vẫn duy
trì tăng trưởng dương, cân đối thu-chi ngân sách được đảm bảo; GRDP ước tăng
2,92%, tổng thu ngân sách ước đạt 108,3% dự toán Trung ương giao. Lạm phát
được kiểm soát giữ ở mức 2,67%. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, thành
phố đã hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho trên 5,204 triệu lượt đối tượng với tổng kinh
phí 6.275 tỷ đồng đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục
được mở rộng…
Sang đến năm 2022, kinh tế thành phố Hà Nội phục hồi nhanh, tăng trưởng
khoảng 8,8% - đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu
ngân sách đạt cao tăng 6,8% so với dự toán. Sản xuất, kinh doanh phục hồi; các
hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục; thực hiện hiệu quả các hoạt động
kích cầu tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ước đạt
10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển. Vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) tăng mạnh, thu hút 1.540 triệu USD vốn FDI trong 11 tháng.
Thành phố tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đảm bảo ổn định đời
sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Với nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật trong
suốt quá trình phát triển, thành phố Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước
phong tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, ba lần được tặng thưởng Huân chương
Sao Vàng, được các tổ chức quốc tế vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”,
“Thành phố sáng tạo”./.

Minh Duyên (tổng hợp)

You might also like