BT KTCT_52300217

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI TẬP

Bài tập chương 2


Bài tập 1. Có 4 nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hóa. Nhóm I hao phí lao
động cho một đơn vị hàng hóa là 3 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa. Nhóm II
hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 5 giờ và làm được 600 đơn vị hàng hóa.
Nhóm III hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 6 giờ và làm được 200 đơn vị
hang hóa. Nhóm IV hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 7 giờ và làm được
100 đơn vị hàng hóa.
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa.
Bài giải
Thời gian lao động xã hội cần thiết là mức hao phí lao động xã hội trung bình (thời
gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hóa. Có công thức là:
∑(Thời gianlao động cá biệt × Sản lượng cá biệt )
Thời gian lao động xã hội cần thiết =
∑ Sản lượng cá biệt
(3 ×100)+(5× 600)+(6 × 200)+(7 ×100)
⇔Thời gian lao động xã hội cần thiết =
100+ 600+200+100
5200
⇔Thời gian lao động xã hội cần thiết = 1000 = 5,2 giờ.

Kết luận: Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa là 5,2
giờ.
Bài tập 2: Trong một ngày lao động (8 giờ) sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá
trị là 80 USD.
1. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu
nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b. Cường độ lao động tăng 1,5 lần.
Bài giải
16 sản phẩm = 80 USD.
80
Vậy giá trị 1 sản phẩm = 16 = 5 USD.

a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần


Tăng năng suất chỉ làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 khung giờ nhất
định chứ không làm tăng tổng giá trị. Vì vậy:
- Giá trị tổng sản phẩm không thay đổi.
- Số lượng sản phẩm sản xuất trong 8h = 16 × 2 = 32 sản phẩm.
Do lượng lao động hao phí làm ra 32 sản phẩm vẫn là 8 giờ, nên lượng giá trị của
chúng vẫn là 80 đô-la, do đó giá trị của 1 sản phẩm sẽ giảm xuống 2 lần
80
=> Giá trị 1 sản phẩm = 32 = 2.5 USD và giá trị tổng sản phẩm vẫn giữ nguyên.

b. Cường độ lao động tăng 1,5 lần.


Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên
1,5 lần
=> 16 × 1,5=24 sản phẩm
Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần tức sự hao phí hoạt động trong khoảng thời gian
đó tăng lên 1,5 lần, do đó trong thời gian đó tạo ra lượng giá trị lớn hơn 1,5 lần = 80
120
× 1,5 =120 USD. Như vậy giá trị của 1 sản phẩm không đổi = 24 = 5 USD.

2. Câu hỏi thảo luận nhóm: Hãy phân tích tính ưu việt của tăng NSLĐ so với tăng
cường độ lao động
Bài giải
* Giống nhau:
Năng suất lao động và cường độ lao động giống nhau là đều tăng tỉ lệ thuận với kết
quả lao động, khi tăng cả năng suất lao động và cường độ lao động thì đều tạo ra
nhiều sản phẩm hơn.
* Khác nhau
- Tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một
sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm, tăng cường độ lao
động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh
hưởng đến giá cả sản phẩm.
- Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí
lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đổi, hao phí sức lao
động không thay đổi.
- Tăng năng suất lao động là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị
giới hạn bởi sức khoẻ của con người.
- Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đên sức khoẻ
của con người còn tằng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động
và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Tóm lại: tăng năng suất lao động ưu việt hơn cả về kinh tế lẫn nhân văn.

3. Câu hỏi thảo luận nhóm: Có luận điểm: Tăng cường độ lao động làm cho tổng
giá trị hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Vậy muốn gia
tăng chuỗi giá trị sản phẩm chỉ có tăng cường độ lao động. Luận điểm ấy có chính
xác không? Giải thích tại sao. Hãy nêu 3 giải pháp bạn cho là quan trọng nhất
nhằm nâng cao năng suất lao động
Bài giải
Luận điểm này là sai, vì:
- Cường độ lao động là đại lượng chỉ ở mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị
thời gian. Cường độ lao tăng chỉ làm tăng tổng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời
gian, nhưng không làm thay đổi lượng giá trị một đơn vị hàng hoá. Tăng cường lao
động làm tăng tổng hao phí lao động, đồng thời tăng lượng sản phẩm tương ứng trong
một đơn vị thời gian nên hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm không đổi.
3 giải pháp bạn cho là quan trọng nhất nhằm nâng cao năng suất lao động:
- Đào tạo và phát triển nhân viên cải thiện các kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc
vì nhân viên có kỹ năng cao thường làm việc công việc có hiệu quả hơn
- Sử dụng các công nghệ mới để tối ưu hoá các quy trình cũng như giảm thiểu thời
gian làm việc. Công nghệ giúp tăng độ chính xác trong công việc từ đó sẽ giúp làm
việc có hiệu quả hơn và tăng năng suất lao động.
- Sắp xếp, tổ chức công việc và quy trình một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp người
lao động tiết kiệm được thời gian và tập trung hơn vào công việc, từ đó nâng cao hiệu
suất làm việc.
Bài tập chương 3
Bài tập 3: Tư bản ứng trước là 1.000.000 USD, theo c/v=4/1. Số công nhân làm
thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư
bản c/v tăng lên 9/1.Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền
công của mỗi công nhân không thay đổi?
Bài giải
+ Khi quy mô tư bản ứng trước là 1.000.000 (USD)
C 4
Ta có C+V = 1.000.000 (USD) và V = 1 → C = 4V

C + V = 1.000.000 USD ⇔ 5V = 1.000.000 USD


Nên C = 800.000 (USD) và V= 200.000 (USD)
Tiền công 1 công nhân nhân đc là 200.000: 2.000 = 100 (USD)
+ Khi Quy mô tư bản ứng trước là 1.800.000 (USD)
C 9
Ta có C + V = 1.800.000(USD) và V = 1 → C = 9V

Nên C= 1.620.000 (USD) và V= 180.000 (USD)


Số công nhân thuê được là 180.000: 100 = 1.800 (người)
Số công nhân thuê giảm 2.000 – 1.800 = 200 (người)
Đáp số: 200 người
Bài tập 4: Có một số tư bản là 100.000 USD, với cấu tạo hữu cơ là c/v=4/1. Qua
một thời gian, tư bản đã tăng lên thành 300.000 USD, với cấu tạo hữu cơ của tư bản
c/v=9/1.
1. Hãy tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận, nếu trình độ bóc lột công nhân tăng từ
100% lên 150%. Vì sao tỷ suất lợi nhuận giảm mặc dù trình độ bóc lột tăng?
Bài giải
* Lúc ban đầu
C1
Số tiền tư bản là chi phí sản xuất hàng hóa → C1+V1 = 100.000 USD Mà ta có: V =
1

4
→ C1 = 4V1
1
⇔C1+V1= 100.000 USD
⇔ 5V1= 100.000 USD
⇔ V1= 20.000 USD, C1 = 80.000 USD
Trình độ bốc lột ban đầu:
m1
m1 '= V ×100% = 100%
1

⇔m1=V1 =20.000 USD 


m1 20.000
Tỷ suất lợi nhuận ban đầu: P1' = C +V ×100%= 80.000+20.000 ×100%=20% (1)
1 1

* Qua một thời gian


C2 +V2= 300.000 USD
C2 9
Mà ta có: V = 1 → C2 = 9V2
2

⇔ C2+ V2= 300.000 USD


⇔ V2= 30.000 USD và C2 = 270.000 USD
Khi trình độ bốc lột tăng từ 100% lên 150%:
m2
m2'= V ×100%=150%
2

⇔m2 = 1,5V2
⇔m2=1,5×30.000=45.000 USD 
m2 45.000
Tỷ suất lợi nhuận lúc sau: P2 '= C +V ×100%= 270.000+30.000 ×100%=15% (2) 
2 2

Kết luận: Từ (1) và (2) ta thấy khi tỷ suất giá trị thặng tăng từ 100% lên 150% làm
cho tỷ suất lợi nhuận giảm từ 20% xuống 15%.
Lý do: Tỷ suất lợi nhuận giảm mặc dù trình độ bóc lột tăng là do cấu tạo hữu cơ của
tư bản tăng từ 4/1 lên 9/1 . Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên nghĩa là doanh nghiệp
sử dụng nhiều tư bản bất biến (máy móc, thiết bị) hơn so với tư bản khả biến (tiền
lương cho người lao động) chi phí khấu hao tăng lên. Lợi nhuận thu được từ việc sử
dụng tư bản bất biến có thể không đủ bù đắp cho chi phí khấu hao. Do đó, tỷ suất lợi
nhuận giảm.
2. Câu hỏi thảo luận nhóm: Theo (Anh), (Chị) có những giải pháp chủ yếu nào
nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận?
Bài giải
* Tăng tỷ suất giá trị thặng dư, bằng cách:
- Đào tạo và nâng cao năng suất Lao động đầu tư vào đào tạo để nâng cao kỹ năng
và hiệu suất của nhân viên.
- Sử dụng công nghệ mới và tự động hóa để giảm lực lao động và tăng hiệu suất.
- Áp dụng hệ thống thông tin và quản lý để tối ưu hóa quy trình sản xuất. 
* Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách:
- Rút ngắn thời gian sản xuất bằng cách cải thiện quy trình sản xuất hoặc sử dụng
công nghệ tiên tiến.
- Rút ngắn thời gian lưu thông bằng cách cải thiện hệ thống phân phối hoặc thu hồi
tiền nhanh chóng từ khách hàng.

You might also like