Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 2: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu

theo
nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa:
“Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách!
Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười,
khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
A. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng”
B. “Dạ”, “Ừ” C. “Bẩm bốc” D. “Điếu, mày”
Câu 3: Dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì căn chương mà trở nên thâm trầm và
rộng rãi đến trăm nghìn lần”(Hoài Thanh)
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Câu 4: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cứ quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi
chơi đâu vắng; nếu nó có ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau!”
(Tô Hoài)
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để làm gì?
Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được
truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan
trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
D. Đáp án A và C đúng
Câu 2: Xếp các từ sau vào cột tương ứng: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong
ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, quần áo
Câu 3: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các dòng thơ sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến)
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm (Tố Hữu)
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì (Nguyễn Du)
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (Chế Lan Viên)
e. Suối dài xanh mướt nương ngô (Tố Hữu)
Câu 5: Tìm những từ Hán Việt tương ứng với các từ thuần Việt sau:

Cha mẹ, anh em, sông núi, nhà thơ, công nhân, ao sâu, lớp học, phụ nữ Câu 6: Gạch
chân vào đại từ trong các câu sau:
a. Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ.
b. Đã bấy lâu nay bác tới nhà/Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
c. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị
chính nó bôi bẩn.
d. Tôi đứng oai vệ
Câu 8: Xác định cụm tính từ , cụm động từ, cụm danh từ được sử dụng
a. “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công”
b. Hôm nay các nhân viên làm việc rất chuyên cần
c. Nó sừng sững như cái cột đình
Câu 1: Xác định và cho biết tác dụng của BPTT được sử dụng trong câu sau:
a.“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hôm nay trời nắng chang chang

b.Mèo con đi học chẳng mang thứ gì


Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

c.“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới”(Nguyễn Tuân)

d. “Về thăm quê Bác làng Sen


Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
(Về thăm nhà Bác – Tôn Thị Trí)

e.Mồ hôi mà đổ xuống đồng,


Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,


Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

(Thanh Tịnh)
b. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi
đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở
mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với
chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị
hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp
đẽ thời thơ ấu. (Theo Nguyễn Khải)

You might also like