Cam nang cham cuu dac hieu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 184

PHÙNG VĂN CHIẾN (Biên soạn)

https://www.facebook.com/hanoi2004

CẨM NANG
CHÂM CỨU KỲ HIỆU
(Tài liệu tham khảo cá nhân)

Hà Nội 07-2024
PHÙNG VĂN CHIẾN (biên soạn)
https://www.facebook.com/hanoi2004

CẨM NANG
CHÂM CỨU KỲ HIỆU
(Tài liệu tham khảo cá nhân)

Hà Nội 07-2024
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Hễ kiếm được mồi Cùng ăn vui sướng


Kiến tha về tổ Từ quân chí tướng
Xếp cùng một chỗ Một dạ như nhau
Làm của cải chung Chẳng thấy ở đâu
Đến khi đói lòng Kiến sống riêng lẻ.
(Tập đọc lớp 1 cũ)

https://www.facebook.com/hanoi2004

2
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Cuốn “Cẩm nang châm cứu kỳ hiệu” này được soạn từ nguồn sau:
- Bài giảng Châm Cứu Cực Dịch của thầy Dennis Quach - Long Life
Health Clinic, Melborne, Australia;
- Bộ sách Âm Dương Cửu Châm của thầy Dư Hạo, bản dịch tiếng
Việt của dịch giả Trần Hồ Thạnh Phú: (1) “Nhậm chi đường Âm dương
cửu châm”, (2) “Âm dương cửu châm lâm sàng tinh tuyển”, (3) “Âm
dương cửu châm châm pháp yếu quyết”). Một vài bài về Âm Dương Cửu
Châm tôi sưu tầm từ các trang của Trung Quốc;
- Tóm tắt một số nội dung Y dịch lục khí trong châm cứu từ các tài
liệu của thầy Phan Văn sỹ;
- “Tìm hiểu và ứng dụng Bình hoành thiên ứng” của các tác giả Đỗ
Mạnh Cường, Minh Hải, Vĩnh Minh và Lê Quý Ngưu;
- Một vài tài liệu tham khảo thêm khác...
Đây là tài liệu tóm tắt, soạn dùng cho cá nhân, không phải là giáo
trình; nếu ai vô tình có tài liệu, thấy khó hiểu xin liên hệ với các tác giả
nêu trên để mua tài liệu hoặc theo học các lớp đào tạo trực tiếp.
Mọi sai sót (nếu có) là do lỗi của người biên soạn, chế bản, xin
được lượng thứ.
Xin được Tri ân và Trân trọng cảm ơn các tác giả!
Phùng Văn Chiến.

3
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN A. CHÂM CỨU CỰC DỊCH


B
0

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÂM CỨU CỰC DỊCH


B
6

I. GIỚI THIỆU
B
8
1

Châm cứu Cực Dịch (极易针灸) được phát triển bởi thầy Lưu Triều Long (Liu
Zhaolong 刘朝龙). Đưa vào giảng dạy từ năm 2018. Hiện tại chỉ khoảng 30-40% nội
dung được công khai.
1. Thầy LƯU TRIỀU LONG
B
8
7

• Một vị bác sĩ bình dân, làm việc ở một bệnh viện tương đối nhỏ, là môi trường
tốt để thử nghiệm và ứng dụng Cực Dịch.
• Đội ngũ trợ giúp với hơn 10 người thầy, ứng dụng liệu pháp này cho nhiều
người bệnh, nên tính ứng dụng rất cao.
• Trong quá trình lâm sàng không ngừng nâng cấp bộ huyệt sao cho hiệu quả cao
nhất.
• “KHÔNG CÓ TỐT NHẤT, CHỈ CÓ TỐT HƠN” (没有最好,只有更好).
• Thầy cũng là người học và nghiên cứu rất nhiều liệu pháp, cả Đông và Tây y,
giải phẫu học, vận động học, Dịch Kinh...
Phương pháp này cung cấp một góc nhìn mới về y học cổ truyền cũng như châm
cứu. Châm cứu Cực Dịch không tập trung vào tên bệnh và triệu chứng, mà trực tiếp
dựa vào kết quả vọng chẩn để phân định điều chỉnh khí huyết, Âm dương, và sự thăng
giáng, thừa thiếu của khí huyết, từ đấy điều trị bệnh. Điều này đã tạo nên một cuộc
cách mạng trong châm cứu, trở thành công cụ mạnh mẽ trong điều trị chứng đau, các
bệnh lý cơ xương khớp, nội khoa, phụ khoa, nhi khoa, bệnh ngũ quan... và đóng góp
đáng kể cho sự phát triển của y học cổ truyền.
Đặc điểm của châm cứu Cực Dịch:
- Phương pháp sử dụng đơn giản, xác định huyệt đạo qua vọng chẩn;
- Tiêu chuẩn về bổ tả được lượng hóa, chọn huyệt một bên cơ thể;
- Đối với các bệnh thường gặp, mỗi lần chỉ cần châm từ 1-6 kim;
- Thời gian điều trị ngắn, mỗi lần chỉ cần vài phút;
- Dụng cụ châm nhỏ và an toàn, đau nhẹ, dễ được bệnh nhân chấp nhận;
- Phạm vi điều trị rộng, Tỷ lệ chữa khỏi cao, hiệu quả điều trị rõ rệt;
- Dùng ít huyệt đạo, dễ học, dễ hiểu, dễ thực hành;
- Có thể hướng dẫn từ xa qua ảnh của bệnh nhân.
2. Bác sĩ DENNIS QUACH
B
9
7

• Người truyền dạy Châm Cứu Cực Dịch về Việt Nam, đến từ Long Life
Health Clinic, Melborne, Australia.
4
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Sinh ra trong gia đình truyền thống 3 đời về y học cổ truyền, tốt nghiệp Đại học
Trung y dược Thượng Hải; Endeavour College of Nature Health.
• Được truyền thụ nhiều trường phái châm cứu đặc biệt từ các danh y nổi tiếng
trên thế giới.
• Với hơn 13 năm lâm sàng có nhiều kinh nghiệm trong phối hợp các liệu pháp
châm cứu như Bình hoành châm, Châm linh, Đổng thị kỳ huyệt, Tề châm, Chu thị đầu
châm, Châm cứu Cực Dịch... điều trị hiệu quả các chứng đau, bệnh cơ xương khớp,
bệnh phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng...
II. NGUYÊN LÝ
B
9
1

Nguyên tắc cân bằng của cái cân, bên nào nhiều thì sẽ di dời bớt qua bên ít để
trở về trạng thái cân bằng. Bên nào thịnh thì chúng ta sẽ tả để cho nó di dời qua bên
yếu, bên hư để cho nó về trạng thái cân bằng.
III. CƠ CHẾ BỆNH LÝ:
B
0
2

Bệnh sinh ra là do sự mất cân bằng (太过与不及) của:


• Âm - Dương;
• Thăng - Giáng;
• Hàn - Nhiệt,
• Xuất - Nhập;
• Biểu-Lý...
 Tả bên khí huyết nhiều để cơ thể trở lại cân bằng.
IV. KIM - ĐỘ SÂU - LƯỢNG KÍCH THÍCH
B
1
2

• Kích thước 0.20 x 40mm hoặc 0.22 x 40mm.


• Sâu 1/2 thốn đến 1 thốn.
• Đề sáp nhiều lần hoặc Đảo mã châm.
Đề sáp độ sâu rất quan trọng. Chỗ cần sâu, chỗ cần cạn (nông), chỗ cần xéo, do
huyệt nằm phía trên, huyệt nằm phía dưới, huyệt nằm phía mé, mé ngoài, mé chỗ nách
hay là háng... thì phải biết cách châm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

5
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

V. PHÂN THEO LỚP


B
2

VI. CHÂM HIỆU QUẢ TRONG CỰC DỊCH


B
3
2

• Châm độ sâu phù hợp để có hiệu quả (cho đa số huyệt)


• Châm vào màng cơ, hoặc có những huyệt sâu nằm dưới nhiều lớp cơ thì châm
xuyên qua hoặc châm xéo để né.
Đa số là mình châm vào màng cơ, có nghĩa là sao? Nghĩa là châm xuyên qua da,
xuyên qua mỡ thì khi mình đã châm xuống cơ rồi mình sẽ thấy cứng. Khi đó mình sẽ
ngừng lại thì nó ngay màng cơ; đó là độ sâu tối đa, sau đề sáp thì kéo lên kéo xuống,
trong cái phần huyệt sẽ giải thích kỹ về huyệt, là có huyệt nào châm như thế nào xéo
hay là như thế nào .
Phân theo lớp Thiên Nhân Địa; Thiên bộ, Nhân bộ, Địa bộ đó và phía cùng là
cốt nghĩa là xương. Không châm trúng xương, trúng xương là sai.

Độ sâu đề sáp để hiệu quả như hình vẽ thì mũi tên xống màu đen là châm có hiệu
quả; khi mình châm xuống xuyên qua bì, xuyên qua da xuống phần mỡ, tới phần cơ,

6
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

trên màng cơ. Còn mũi tên xuống màu xanh lợt là châm không có hiệu quả (Xuyên vào
phần cơ).
VII. THỦ PHÁP
B
4
2

1. Thủ pháp phổ thông (普通手法)


B
0
8

Châm bình thường và lưu kim, kim mỏng 0.16, không đau, hiệu quả chậm, thích
hợp cho người sợ đau.
Phương pháp phổ thông thì châm thẳng xuống, châm kim mỏng 0,16 hoặc là
0,18. Ưu điểm của châm phổ thông là không đau, nên thích hợp cho những người nào
sợ đau. Bệnh nhân cũng có người này sợ đau, người kia không sợ đau, tùy theo người
bệnh để sử dụng thủ pháp khác nhau để hiệu quả. Người sợ đau mình cứ đề sáp nhiều
lần hay là kim dày họ chịu không được, họ sẽ không cho mình trị bệnh. Mục đích cuối
cùng của mình là phải giúp cho họ, chứ không phải cứ châm theo đề sáp như trên thì
không được. Thủ pháp phổ thông dễ châm xuống.
2. Châm thái cực (thủ pháp điều hình)太极刺(调形手法)
B
1
8

Thái cực kích (kích thích) điều chỉnh hình thái, hơi đau, dễ thực hành, hiệu quả
tương đối. Châm Thái Cực là châm nhiều hướng thái cực, 8 hướng, 10 hướng xung
quanh; nhiều hướng thì nó là phủ pháp điều hình. Thủ pháp điều hình Thái cực kích sẽ
hơi đau, cũng dễ thực hành, hiệu quả thì tương đối. Dùng cái này thì những người chịu
đau hay không chịu đau thì cũng có thể chấp nhận được, nó hơi đau nhưng hiệu quả
chỉ là tương đối, có hiệu quả nhưng nó sẽ không bằng châm dịch khí.
3. Châm dịch khí (易炁刺) (Thủ pháp điều khí 调气手法).
B
2
8

Dịch kỳ (khí) kích (易炁刺) điều chỉnh khí, có thể đau nhiều hơn, khó thực hành,
hiệu quả cao.
Châm dịch khí tiếng Hoa gọi là Dịch khí thích (易
炁刺) cái thứ ba này trong dịch khí là cái rất đặc biệt trong
cực dịch, khi mà bạn châm xuống bạn thấy cơ nó nhảy,
giống như là khi mà chúng ta kéo lưới bắt cá, kéo lên bờ
thì cá sẽ nhảy, khi bạn châm bạn thấy cơ co thắt, châm
đúng cách thì sẽ thấy. Khi cái này xuất hiện thì hiệu quả
rất cao, làm cho mềm cơ thì rất hiệu quả.
Nói về vật lý là tại sao mà châm thì tay phải ấn
xuống rồi châm nhiều hướng: Các bạn biết Muây Thái là
một môn võ rất là nổi tiếng trên thế giới, những võ sĩ tay
của họ được quấn những vòng tròn chặt vào cái phần tay trên. Khi mà quấn chặt vậy
sức mạnh của họ sẽ tăng được đáng kể, đấm rất là mạnh. Giống như khi mình châm
cũng vậy, hai tay mình nhấn xuống điểm đó, châm thì hiệu quả kích thích nó tăng gấp
nhiều lần, đề sáp rất là quan trọng.

7
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

VIII. HIỆU ỨNG “CỘNG HƯỞNG” 共振


B
5
2

Hiệu ứng cộng hưởng ví dụ hình bên trái này khi mình phát âm thanh thì cái
chuông bên B nó cũng sẽ lắc, sẽ reo giống như là cái bên A, khi mình đánh bên A bên
B nó cũng sẽ lắc là do cộng hưởng âm thanh truyền qua. Hình bên phải hình sóng màu
đỏ này là cái sóng phát ra, nó sẽ có sóng phát lại màu xanh, màu vàng. Khi hai cái sóng
này nhập lại thì nó sẽ là sóng lớn có nghĩa là khi mà hiệu ứng cộng hưởng xảy ra thì
lực rất là mạnh nó sẽ mạnh gấp hai, gấp ba lần so với bình thường, giống như động đất
mà chúng ta thấy lắc lư nhà cửa. Nếu trường hợp mà gặp cộng hưởng xảy ra thì nhà
sập chứ không chỉ lắc không. Khi mà chúng ta châm nhấn hai tay xuống thì là mình đã
khóa chặt cái phần đó, rồi châm xuống, khi mình châm đề sáp thì sẽ tạo ra giống như
sóng lên xuống, lên xuống, lên xuống qua lại, qua lại lên xuống thì nó sẽ xảy ra cái
hiệu ứng cộng hưởng, thì nó sẽ nhảy.

IX. ĐIỆN CHÂM


B
6
2

• Tả : Tần số (1), Sóng liên tục


• Bổ: Tần số (3), sóng thưa.
Điện châm có thể dùng được nếu trường hợp mình không muốn đề sáp.
Bổ thì là tần số ba (3) sóng thưa, tả là tần số một (1) sóng liên tục và cái quan
trọng là độ mạnh độ nhẹ, phải tùy theo bệnh nhân có chịu đựng được hay không chứ
đừng có ai cũng mạnh ai cũng nhẹ thì không được.
Phần trị bệnh thì cái phần bổ này hiện tại mình chỉ dùng cho những người bị thần
kinh số 7 và tả này mình chỉ dùng điện này cho những người mà bị tay cò súng; những
người khác chỉ dùng thủ pháp cực dịch rồi lưu kim.
X. NGŨ VẬN LỤC KHÍ - 五运六气
B
7
2

Ngũ vận Lục khí:


B
8
2

• Ngũ vận là sự vận hành của 5 loại khí: mộc, hoả, thổ, kim, thủy; đó là những
nhân tố chủ yếu, ảnh hưởng tới sự biến động của khí hậu trên mặt đất.
• Lục khí là sự biến hóa của 6 loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Đó là
những nhân tố chủ yếu, ảnh hưởng tới sự biến động của khí hậu trong không trung.

8
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Khi các loại khí nói trên vận động và biến hóa một cách bình thường, gọi là
“chính hóa” thì nói chung sẽ không gây nên bệnh, vì cơ thể con người đã quen thích
nghi. Nhưng khi các loại khí nói trên biến động một cách đị thường, gọi là “tà hóa”
vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể con người và biến thành tác nhân gây bệnh gọi
là "tà khí". Chức năng chủ yếu của Ngũ vận lục khí là tính toán, dự báo những biến
động dị thường của thời tiết khí hậu, để có thể tiến hành dưỡng sinh, chuấn bị trước
các biện pháp phòng trị thích hợp.
XI. Vận dụng Ngũ vận Lục khí Trong Cực Dịch
B
9
2

• Tính theo “Tiên thiên”: Tính vận khí Ngày - Tháng - Năm sinh của người bệnh
 ngũ hành nào thái quá hay bất cập, sau đó bổ hay tả.
• Tính theo “Hậu thiên”: Năm nay lục khí ra sao để phòng bệnh.
• Tính toán Ngũ vận lục khí của người bệnh để chẩn đoán Âm Dương.

Cái khí này ta phải xem người bệnh họ sinh vào ngày nào, biết ngũ hành của họ
là là bất cập hay là thái quá, thì ta áp dụng vào cực dịch, cực dịch phân hỏa, kim, mộc,
thổ, thuỷ và áp dụng vào đó. Ta phải biết tính theo ngày tháng năm sinh của họ, người
bệnh, ngũ hành nào, thái quá hay bất cập, bổ hay tả. Đó là cái tiên thiên, vì họ sinh ra
năm đó rồi thì không thể nào thay đổi được, ví dụ năm đó cơ thể họ là hàn, hay là năm

9
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

đó là cơ thể họ là táo, thì mình biết được; nhưng cái này phải phối hợp hậu thiên thì nó
mới hiệu quả, mới đúng. Chỉ nói về tiên thiên thôi thì không đúng lắm. Hậu thiên nghĩa
là năm nay khí ra sao đó, hoặc là họ đến khám bệnh, họ bị bệnh gì, thí dụ họ hay bị đau
vai hay bao tử kém chẳng hạn, ta xem cái cô này, cô sinh vào năm hàn có nghĩa là có
thể người này bị hàn nữa, hỏi ra cô này có phải là như thế, cô hay ăn rau, ăn chay, ăn
đồ mát nhiều quá, dương khí không đủ. Ngoài trị bệnh ra, ta cũng phải nói về vấn đề
ăn uống, ta đưa ra thuốc hoặc là châm cứu để trị bệnh đó, tính toán lục khí của người
bệnh để chẩn đoán âm dương. Cái này là đều có thể tính được, tính toán người này là
sinh ra năm nào, biết được họ là họ có nguy cơ mắc bệnh gì, họ phải phòng tránh, chứ
không là sẽ nặng hơn. Ví dụ năm nay là như thế nào, vận khí như thế nào, thì có thể
đối với họ có thể sẽ nặng hơn, thì phải nói trước phòng ngừa, uống thuốc gì phòng
ngừa hay là châm cứu phòng ngừa.
THỂ CHẤT CỦA 12 CON GIÁP
十二生肖对应体质是:
子鼠--热(少阴君火), 丑牛--湿(太阴湿土)。
寅虎--火(少阳相火), 卯兔--燥(阳明燥金)。
辰龙--寒(太阴寒水), 巳蛇--风(厥阴风木)。
午马--热(少阴君火), 未羊--湿(太阴湿土)。
申猴--火(少阳相火), 酉鸡--燥(阳明燥金)。
戌狗--寒(无阴寒水), 亥猪--风(厥阴风木)。
• Tý, Ngọ - Nhiệt (Thiếu Âm Quân Hỏa)
• Sửu, Mùi - Thấp (Thái Âm Thấp Thổ)
• Dần, Thân - Hỏa (Thiếu Dương Tướng Hỏa)
• Mẹo, Dậu - Táo (Dương Minh Táo Kim)
• Thìn, Tuất - Hàn (Thái Dương Hàn Thủy)
• Tị, Hợi - Phong (Quyết Âm Phong Mộc)

10
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XII. KẾT CẤU BỘ VỊ PHÂN THEO NGŨ HÀNH - NGŨ VĨ (五纬)


B
0
3

Phần kết cấu bộ vị phân theo ngũ hành Ngũ vĩ (五纬) cực dịch này hơi khác với
châm cứu mà chúng ta học. Nó có Ngũ Vĩ, giống như vĩ độ. Nó đi vòng tròn, nghĩa là
trên đó vòng tròn Kim, vòng tròn Mộc, vòng tròn Hoả... chứ nó không phải là đi lên
xuống giống như là đường kinh.
XIII. LẠC THƯ - HÀ ĐỒ
B
1
3

Lạc thư Hà đồ hai hình này là do người xưa để lại cho chúng ta rất là thần bí, từ
hình này mà họ suy ra rất nhiều, như bát quái, Phong Thủy,... Nay mình chỉ nói về cái
Lạc thư (Lạc thư bên trái).

11
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

THẦN QUY - CỬU CUNG - LẠC THƯ

Phải theo số này thì có thể dùng trong ví dụ như thuốc chẳng hạn mình có thể
dùng theo lượng đó còn còn châm cứu thì theo đề sáp bao nhiêu lần đó đều được. Thần
quy trong Lạc Thư ở phần vai cổ: cổ là 9 bên trái là 4 bên phải là 2 ở giữa là 5.
492 357 816 gọi là Cửu cung. Hình phía sau đây 492 375 816 thì huyệt của cực
dịch nó sẽ phân bổ ở: cổ vai gáy, hai bên nách, bên hông, lưng, phần lưng xuống và hai
đầu gối.

12
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XIV. HUYỆT PHÂN BỔ THEO BÁT HƯ - TÁM KHỚP


B
2
3

。"八虚"是人体的八个大关节,即两肘、两腋、两髀、两腘。
“Bát hư” Tám khớp lớn của cơ thể: Hai khuỷu, hai nách, hai háng, hai khoeo
chân.
。《黄帝内经》日:"人有八虚,肺心有邪,其气留于两肘;肝有邪,其气流于两腋;
脾有邪,其气留于两髀;肾有邪,其气留于两腘。"外感邪气日久停留于体内阻碍经络运行
,易在人体两侧的肘部、腋部、髀及腘部停留,即五脏藏邪于这"八虚"之中。.
Người có bát hư, Phế tâm có tà, khí lưu ở hai khuỷ tay; Can có tà, Khí lưu ở hai
nách; Tỳ có tà khí lưu ở hai háng; Thận có tà, khí lưu ở hai khoeo chân.
Những huyệt mà chúng ta sẽ được chia sẻ thì đều phân bổ hết tất cả những khớp
này, tám khớp có hình vẽ này: bát hư Phế Tâm là màu đỏ, Can xanh, Tỳ vàng, Tỳ là

13
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

chỗ cơ lược rất là quan trọng và Thận đen xung quanh khớp gối có huyệt.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DẶC BIỆT TRONG


B
7

CHÂM CỨU CỰC DỊCH


I. “NHẤT KHÍ CHU LƯU” HOÀNG NGUYÊN NGỰ
B
3

Ý nghĩa lý thuyết của “Nhất khí chu lưu” (một Khí lưu chuyển) trong sách
Tứ Thánh Tâm Nguyện của Hoàng Nguyên Ngự
 Sự thăng giáng của âm dương hình thành ra Tứ Tượng (四象) là Kim Mộc Thủy
Hỏa cộng với Thổ là trục giữa.
 Mộc Hoả thăng lên từ bên trái, Kim Thủy giáng xuống bên phải, Thổ quay trục
chính giữa.
 Bốn bánh xe và một động cơ, nếu 1 trong bốn bánh xe hoặc động cơ xảy ra
vấn đề thì xe không thể hoạt động trơn chu.
 Bất cứ bệnh nào cũng phải xem trung khí vận hành “nhất khí chu lưu” (phải
xem chẩn đoán âm dương thăng giáng)
“Nhất khí chu lưu” 一气周流
Có nghĩa là khi mình khám bệnh, trước khi mình châm cứu phải xem người bệnh
14
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

như thế nào mất cân bằng ở đâu đó, sau mới châm chứ không phải ai cũng như nhau
thì sẽ không có hiệu quả. Xem rất là quan trọng, nhất khí chu lưu như hình bên trái là
vẹo cột sống, lệch cuột sống qua trái. Người nằm chân lệch qua phải, vọng chẩn trong
cực dịch đơn giản các bạn dễ vận dụng.

II. VỌNG CHẨN TRONG CỰC DỊCH


B
4
3

极易,望诊可治病 VỌNG CHẨN KHẢ TRỊ BỆNH


• Xem chân, lưng gối, lưng, vai, tai, thực nghiệm chân hình số 4, lưỡi... để phân
âm dương thăng hạ (giáng).
• Xem toàn thân để biết sự mất cân bằng ở đâu nhiều, âm dương nhiều hay thăng
hạ (giáng) nhiều mà lựa chọn huyệt cho phù hợp.
• Trái dương - phía trước thịnh - thân người thường hướng về phía trước.
• Phải dương - phía sau thịnh - thân người thường hướng về phía sau.

15
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

TƯ THẾ Tỷ lệ
MẮT Mắt nhỏ hơn là bên Dương (+) 30%
LƯỠI Chân lưỡi thấp, đầu lưỡi dài, thân lưỡi hẹp là (+) ngược lại là (-) 30%
Vai bên nào thấp hơn là (+) ngược lại là (-) 40%
Lưng bên nào rộng hơn là (+) ngược lại là (-) 30%
Lưng bên nào nhô cao hơn là (+) ngược lại là (-) 30%
ĐỨNG Nếp lằn mông bên nào thấp hơn là thăng (-) ngược lại là giáng (+) 30%
Nếp khoeo gối bên nào thấp hơn là thăng (-) ngược lại là giáng (+) 30%
Bàn tay và cánh tay bên nào xa hông hơn là thăng (-) ngược lại là giáng (+) 30%
Thân người nghiêng qua bên nào là thăng (-) ngược lại là giáng (+)
Đứng chụp Xương chậu bên thấp hơn là thăng (-) ngược lại là giáng (+)
30%
X-ray
NẰM NGỬA Xem ngón út bên nào sát giường hơn là (+) và ngược lại là (-) 70%
Nếu 2 chân chúc xuống, gót chân nào quặp vào hơn là (-) ngược lại là (+) 30%
NẰM SẤP Nếu chân bè ra, ngón út nào lồi ra so với cổ chân hơn là (+) ngược lại là (-) 30%
Chân nào ngắn hơn là thăng (-) ngược lại là giáng (+) 30%
CHÂN SỐ 4 Đầu gối nào cao là thăng (-) 90%
Tham khảo Trái dương phía trước thịnh
thêm Phải dương phía sau thịnh
Xuất huyết não bên nào, bên đó là (+)
Parkinson 70-80% là bên phải (+)
Hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng đa số bị bên (+)
Đau khuỷu tay đa số bị bên (-)
Chân vòng kiềng (chữ O) đa số Phải dương (+)
Liệt mặt VII đa phần bên liệt âm (-)
Tai biến liệt trái thì Phải dương (+), liệt phải thì Trái dương (+)
Nấc cụt đa phần Trái dương (+)
U xơ tuyến vú đa phần Trái dương (+)
Hoại tử chỏm xương đùi bên nào bị bên đó thăng (-)
Khó nuốt đa phần Trái dương (+)
CHỤP HÌNH ĐÚNG TIÊU CHUẨN
• Lưỡi: có ánh sáng để thấy chân lưỡi.
• Đứng thẳng hai chân khép vào nhau: Ống kính đặt chính giữa trọng tâm, chụp
bao quát người bệnh.
• Nằm ngửa: từ trên đầu người bệnh chụp xuống.
• Nằm úp: 2 chân người bệnh phải ló hoàn toàn ra ngoài giường.

16
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

1. Mắt
B
3
8

Mắt nhỏ hơn là bên Dương 30%


2. Xem lưỡi
B
4
8

Chân lưỡi thấp, đầu lưỡi dài, thân lưỡi hẹp


là bên Dương 30%

3. Tư thế đứng: Đứng thẳng, hai chân sát vào nhau


B
5
8

• Vai thấp hơn là bên dương 40%;

Vai thấp là bên dương

17
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Lưng rộng hơn là Dương 30% (Vùng T10


xuống. Trong hình bên phải rộng hơn);
• Lưng bên nào nhô cao hơn là Dương 30% (trong
hình bên phải nhô cao hơn)
• Tay cách xa hông là Thăng (âm) 30%.
• Lằn ranh kheo gối và nếp lằn ranh mông thấp là
Thăng (âm) 30%;
• Thân người nghiêng qua bên nào là Thăng (âm) ngược lại là Giáng (dương)
Vẹo cột sống - lệch trái

Vẹo cột sống - lệch phải

4. Đứng chụp X-ray


B
6
8

Xương chậu bên thấp hơn là Thăng (âm) ngược lại là Giáng (dương)

18
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. Tư thế nằm: Nằm ngửa, hai chân thả lỏng, ngón út chân nào gần giường
B
7
8

nhất là chân Dương 70%

Chân ngả sang phải là bên phải Chân ngả sang trái là bên trái dương:
dương: Chân phải chỉ được châm huyệt Chân trái chỉ được châm huyệt trên
trên đường kinh dương. đường kinh dương.
Lưu ý:
- Nếu châm huyệt chính kinh thì chân Dương thì chỉ được châm huyệt trên đường
kinh Dương (tay cùng bên thì châm đường kinh Âm), ví dụ: bên trái dương châm Túc
tam lý, Nội quan; chân còn lại thì châm huyệt trên đường kinh Âm (tay cùng bên thì
châm đường kinh Dương), ví dụ: châm Khúc trì, Huyết hải.
- Không được châm huyệt Âm và Dương trên cùng một chân hay cùng một tay.

19
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

- Nếu châm huyệt Cực dịch thì tay, chân bên Dương châm huyệt dương, huyệt
giáng; tay, chân bên Âm châm huyệt âm, huyệt thăng.
6. Nằm úp xem lưng và chân
B
8

• Chân ngắn là thăng 30%

• Nếu 2 chân chúc xuống, gót chân (cổ • Nếu chân bè ra, ngón út nào so với cổ
chân) nào quặp vào hơn là âm 30% chân lòi ra ngoài hơn là dương 30%

7. Thực nghiệm chân hình số 4


B
9
8

Tay đè gối sát xuống giường - Đầu gối bên nào cao là bên đó thăng 90%

20
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

CHƯƠNG III. HUYỆT VỊ


B
8

BẢNG VỊ TRÍ HUYỆT CỰC DỊCH


Tên Tương
Vị trí Cách châm Công dụng
Huyệt ứng
HỎA
Véo lên châm, châm xéo
Âm
Nằm sấp, gai đốt sống C4 450 hướng ra ngoài, sâu
Quân
khoảng 1 thốn
Âm Từ C2 ngang ra 2 thốn, dưới huyệt
Châm hướng về phía mũi Ít dùng
Thần Phong trì
Dưới dái tai, ngang góc dưới hàm
Dương Châm cạn, đề sáp 1 hướng Đau cổ gáy, đau nửa
(gân lớn giữa xương chũm và phía
Quân về phía mắt đầu, chóng mặt
dưới hàm)
Dương
Từ C2 ngang ra 0,5 thốn Xéo hướng xuống dưới Cột sống, đau đầu
Thần
Thăng Từ trung điểm xương chẩm với gai Thiên
Ít dùng
Quân C2 ngang ra 1 thốn Trụ
Thăng Xéo hướng xuống tai,
Đỉnh tai đo lên 1,5 thốn
Thần điểm kích
Giáng Mặt trước cánh tay ngang về phía Véo cơ lên, đề sáp hướng
Quân hõm ngoài nách 0,5 thốn về phía ngón tay
Mạch Nhâm ngang ra 6 thốn, trên
Giáng
khe liên sườn 1 (chỗ xương mỏm Hướng ra ngoài
Thần
quạ cánh tay)
KIM
Âm Chính giữa ổ xương bà vai, bên Thiên
Có thể châm sát xương
Quân dưới gai vai Tông
Âm Cẳng tay, phía bên xương quay, 1/4 Thủ
Thần trên cẳng tay tam lý
Dương
1/4 trên mặt trong cẳng tay
Quân
Dương 1/4 trẻn đường nối từ hõm nách tởi Véo lên, châm hướng ra
Nâng cánh tay khó
Thần góc dưới xương bả vai ngoài, góc 600
Thăng Véo lên, châm hướng lên
Từ dưới C7 đo ngang ra 2 thốn Đau vai gáy
Quân tai, góc 600
Thăng
1/4 trên phía mặt ngoái cánh tay
Thần
Giáng Trung điểm mặt trước cánh tay
Quân (Trung điểm cơ nhị đầu cánh tay)
Giáng 1/4 trên, đường từ núm vú tới hõm Véo lên, châm xéo ra
Thần nách ngoài, góc 600
MỘC
Âm Châm sâu (xéo xuống 0.5-
Từ rốn ngang ra 6 thốn
Quân 1 thốn)
Âm Trượt đốt sống
Từ rốn ngang ra 1,5 thốn
Thần (trước, sau)
Dương Châm sâu (màng cơ, đè
Từ rốn ngang ra 3 thốn
Quân xuống)

21
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Tên Tương
Vị trí Cách châm Công dụng
Huyệt ứng
Dương Từ gai đốt sổng L3-L5 ngang ra 1
Thần thốn
Thăng Châm sâu (kim 50-75), xéo Lệc cột sống phải
Từ gai đốt sống L3 ngang ra 3 thốn
Quân kim 300 hướng cột sống châm
Giáng Trung điểm đường nối từ hõm nách Đau thần kinh liên
Châm cạn, véo lên
Quân đến xương chậu sườn
THỔ
Mặt bên. trung điểm đường nối từ
Âm Có thể đến mặt xương
điềm cao nhắt mấu chuyển lớn tới
Quân (châm sâu kim 75)
xương chậu
Trên đường từ mấu chuyển lớn tới
Âm
huyệt Trường cường, lấy 1/4 gần về Có thể châm sâu chút xíu
Thần
phía Trường cường
Nằm sấp, trung điểm đường nối Có vấn đề xương
Dương Hoàn Châm hướng ra ngoài (sâu
giữa xương cùng tới mấu chuyển chậu, lưng. Lưng bên
Quân Khiêu kim 40-60)
lớn cao bên thấp
Dương
1/4 ngoài háng
Thần
Nam khoa, phụ
Thăng Trung điểm háng kẻ xuống 1 thốn,
Cơ lược Tránh động mạch đùi khoa. Bệnh nội khoa.
Quân vào trong 1 thốn
Chân số 4
Nằm nghiêng, trung điểm đường
Giáng
nổi từ gai trước trên xương chậu và Cự liêu
Quân
mấu chuyển lớn
THỦY
Âm Mặt trong đùi: Nơi tiếp giáp 1/4 Huyết
Quân dưới đùi hải
Âm Mặt trong cẳng chân: Nơi tiếp giáp Thận
Thần 1/4 trên cẳng chân quan
Dương Trung điểm mặt trước đùi, đo ra
Quân ngoài 1 thốn
Mặt trước cẳng chân: Nơi tiếp giáp
Dương
1/4 trên cẳng chân, đo ra ngoài 1
Thần
thốn
Viêm mãn tính. Can
Thăng Mặt trong cẳng chân Từ mắt cá đo
khí bất thư, dễ nổi
Quân lên 4 thốn
nóng
Thăng Mặt trong đùi: Chỗ tiếp giáp 1/8 Túc ngũ
Thần trên đùi lý
Giáng Phong
Trung điểm mặt ngoài cẳng chân
Quân Long
Giáng Mặt ngoài đùi: Chỗ tiếp giáp 1/4 Phong
Thần dưới đùi Thị

22
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

I. HUYỆT HOẢ
B
5
3

23
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

II. HUYỆT KIM


B
6
3

24
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

III. HUYỆT MỘC


B
7
3

25
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

IV. HUYỆT THỔ


B
8
3

26
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

V. HUYỆT THUỶ
B
9
3

27
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

CHƯƠNG IV. BỆNH HỌC


B
9

I. BỘ HOẢ, KIM, MỘC (CƠ, XƯƠNG KHỚP)


B
0
4

1. ĐAU VAI GÁY


B
0
9

• Hỏa Dương Quân

28
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Hỏa Âm Quân
• Hỏa Thăng Quân
• Kim Thăng Quân

2. CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG CỔ


B
1
9

Châm bên Dương:


• Xương chẩm, cách chính giữa 0.5 cm (Hoả Dương Thần);
• C2-T2, cách cột sống ra 0.5 -1 cm;
• Trên mé xương bả vai 3 kim.
Tê tay thêm
• Kim dương quân;
• Kim giáng quân (đề sáp hoặc châm 45 độ, hoặc hướng về phía ngón tay).
Chú ý
• Châm cạn (nông);
• Chỉ châm một bên;
• Đề sáp nhẹ biên bộ nhỏ

29
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

30
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. VIÊM QUANH KHỚP VAI


B
2
9

a) Bên phải dương


Bên phải châm: Bên trái châm:
• Kim Dương Thần • Kim Thăng Thần
• Mộc Giáng Quân (châm cạn) • Kim Âm Quân
• Thổ Dương Quân 3 kim (châm sâu)
• Điều Khẩu thấu Thừa Sơn (kim 75mm),
không thấu sang bên âm của chân, đề sáp lưu kim,
vận động bả vai.
Cho bệnh nhân nằm sấp châm trước.

b) Bên trái dương


Bên trái châm:
• Kim Dương Thần
• Mộc Giáng Quân (châm cạn)

31
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Thổ Dương Quân 3 kim (châm sâu)


Bên phải châm:
• Phúc kết (0.35x75) tề châm 10 kim xéo lên (không đề sáp)
• Thận Quan (Thuỷ âm thần) lưu kim
• Kim Thăng Thần
• Kim Âm Quân

4. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY, NGÓN TAY CÒ SÚNG


B
3
9

(Đa số tay bên dương bị)


• Kim Dương Quân 6 kim
• Điện kim, tả (Tả: Tần số (1), Sóng liên tục)
Nêu bị cả hai tay thì tay bên kia châm đối (âm - dương)

32
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. ĐAU KHUỶU TAY


B
4
9

33
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

6. ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN


B
5
9

Mộc âm, dương, thăng, giáng

II. BỘ MỘC
B
1
4

Bộ Mộc: Từ mũi ức tới trước 2 xương chậu


Bệnh lý thường gặp: Đau lưng, lệch, thoát vị, phình đĩa đệm, cong vẹo cột sống

34
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

lưng (đĩa đệm L1-L5), đau các nhóm cơ vùng bụng.


1. ĐAU LƯNG, LỆCH, THOÁT VỊ, PHÌNH ĐĨA ĐỆM
B
6
9

a) Bên phải dương


Bên Phải châm: Bên Trái châm:
• Mộc Dương Thần (3 kim, sâu 1-1,5 thốn) • Thổ Thăng Quân
• Thổ Dương Quân (3 kim) • Thủy Âm Quân
• Thủy Giáng Thần • Thủy Thăng Quân
• Thủy Dương Thần
• Ủy Dương

35
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


Bên Trái châm: (nếu lưng nhô cao) Bên Phải châm:
• Mộc Dương Thần (3 kim) • Thổ Thăng Quân
(góc 50-60 độ hướng vào cột sống) • Thủy Âm Quân
• Thổ Dương Quân (nếu chân trái đau) • Thủy Thăng Quân
• Mộc Âm Quân (3 kim châm sâu)
(Phúc kết)

36
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. CHƯỚNG NGẠI CHỨC NĂNG TÌNH DỤC


B
7
9

a) Bên phải dương


Bên Phải châm: Bên Trái châm:
• Mộc Dương Thần (3 kim, sâu 1-1,5 thốn) • Thổ Thăng Quân
• Thổ Dương Quân (3 kim) • Thủy Âm Quân
• Thủy Giáng Thần • Thủy Thăng Quân
• Thủy Dương Thần
• Ủy Dương
• Thêm huyệt Bát liêu

37
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


Bên Trái châm: (nếu lưng nhô cao) Bên Phải châm:
• Mộc Dương Thần (3 kim) • Thổ Thăng Quân
(góc 50-60 độ hướng vào cột sống) • Thủy Âm Quân
• Thổ Dương Quân (nếu chân trái đau) • Thủy Thăng Quân
• Mộc Âm Quân (3 kim châm sâu)
• Thêm huyệt Khí hải (sâu 2-3 thốn)
Trung quản (sâu 2-3 thốn)
Phúc kết (6 kim)

38
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. CONG VẸO CỘT SỐNG LƯNG (ĐĨA ĐỆM L1 - L5)


B
8
9

• Hoả Thăng Thần • Thổ Thăng Quân


• Kim Thăng Quân • Thủy Thăng Quân
• Mộc Thăng Quân
• Thổ Âm Quân

39
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. ĐAU CÁC NHÓM CƠ VÙNG BỤNG


B
9

• Mộc huyệt (âm, dương, thăng, giáng) Châm thăng giáng trước, sau châm
• Thổ huyệt (âm, dương, thăng, giáng) thêm bộ đau lưng

III. BỘ THỔ
B
2
4

Bộ Thổ: Xương chậu xuống tới dưới cơ lược.

40
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Bệnh lý thường gặp: Đau thần kinh toạ, hội chứng cơ hình lê, viêm khớp vùng
chậu.
1. HỘI CHỨNG CƠ HÌNH LÊ, VIÊM KHỚP VÙNG CHẬU
B
0
1

Thổ âm dương thăng giáng

41
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. THẦN KINH TOẠ


B
0
1

• Mộc Âm Dương Thăng Giáng


• Thổ Âm Dương Thăng Giáng
• Thủy Âm Dương Thăng Giáng
Châm theo chẩn đoán.

42
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI


B
2
0
1

a) Bên phải dương


Châm bên Trái (kim hướng lên trên, đề sáp)
• Thái Giác (chính giữa xương bàn chân thứ 2)
• Thổ Thăng Quân (cơ lược)
Châm bên Phải
• Bát liêu (4 kim, châm vào xương)
• Thổ Dương Quân (châm sâu, kim 60-70) né thần kinh xương chậu)
• Thủy Dương Thần (vùng Dương Lăng Tuyền)
Đề sáp dịch khí xuất hiện - hiệu quả cao
LIỆU TRÌNH
• 10 lần 1 liệu trình, thủ pháp tốt cách ngày 1 lần
• 3 tháng 1 liệu trình, 1 năm 4 liệu trình

43
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Ít nhất 1 năm 2 liệu trình


• Dễ tái đi tái lại, nên theo đủ liệu trình, châm càng nhiều càng tốt.

b) Bên trái dương

Châm bên Phải (kim hướng lên trên, đề sáp)


• Thái Giác (chính giữa xương bàn chân thứ 2)
• Thủy Âm Quân (vùng Huyết Hải)
• Thổ Thăng Quân (cơ lược)
• Khí Hải (dưới rốn 1,5 thốn)

44
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Thủy phân (trên rốn 1 thốn)


• Trung Quản (trên rốn 4 thốn)
Châm bên Trái
• Thổ Dương thần (kim hướng đầu gối)
• Thủy Giáng Quân (vùng Phong Long)
Đề sáp dịch khí xuất hiện - hiệu quả cao
4. LƯNG ĐẾN CHÂN (CẢ GIÃN TĨNH MẠCH, KHỚP GỐI)
B
3
0
1

a) Bên phải dương


Bên Phải châm:
• Mộc Dương Thần (Đại Trường Du, Khí Hải Du, Quan Nguyên Du)
• Thổ Dương Quân (vùng Hoàn Khiêu)
• Ủy Dương
• Dương Lăng Tuyền (phía sau)
Nếu bệnh nặng châm thêm Bách hội (và hai kim trước sau, hướng về bên phải)
Bên Trái châm:
• Thừa Sơn (mé trong)

45
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


Bên Trái châm:
• Lao Cung (châm cạn)
• Thủy Giáng Thần (Phong Thị)
• Thủy Dương Thần (Dương Lăng Tuyền)
Bên Phải châm:
• Thổ Thăng Quân (vùng Túc Ngũ Lý)
• Thủy Âm Quân (vùng Huyết Hải)
• Thủy Thăng Quân (vùng Tam Âm Giao)
• Mộc Âm Quân (vùng Đới Mạch 4 kim, châm sâu kim 75)

46
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. ĐAU CỔ CHÂN, ĐAU DÙI, ĐAU GỐI, TÊ CHÂN, TRẬT KHỚP CỔ


B
4
0
1

CHÂN, TRÀN DỊCH KHỚP GỐI, TÊ BÌ CHÂN, LẠNH CHÂN


a) Bên phải dương
• Thủy Âm Dương Thăng Giáng
• Châm các huyệt gần vùng đau theo chẩn đoán. Hai bàn chân tê châm vùng
Thân mạch (hình), chân nóng châm thêm thuỷ huyệt.

47
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


• Thủy Âm Dương Thăng Giáng
• Châm các huyệt gần vùng đau theo chẩn đoán. Hai bàn chân tê châm vùng
Chiếu hải (hình), chân nóng châm thêm thuỷ huyệt.

48
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

6. VIÊM GỐI, ĐAU GỐI


B
5
0
1

a) Bên phải dương


• Thủy Âm Dương Thăng Giáng
Thêm Đại Trường Du, Quan Nguyên Du ra 4 thốn - sâu 1,5 thốn

49
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


• Thủy Âm Dương Thăng Giáng
Thêm Phúc kết 6 kim. Châm thêm 6 kim vùng xương chẩm.

50
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

7. CHÂN VÒNG KIỀNG (HÌNH CHỮ O)


B
6
0
1

Đa phần bên phải dương (80%)


• Trái: Ân Môn vào trong 1 thốn
• Trái: Thừa Sơn vào trong 1 thốn
• Phải: Ân Môn ra ngoài 1 thốn
• Phải: Uỷ Trung xuống 1 thốn
• Phải: Xương chẩm châm hướng mũi kim xuống dưới.
Đề sáp tốt không cần lưu kim (thủ pháp tốc độ 3 nhịp/2 giây).

51
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

8. MASSAGE - CẠO GIÓ - TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG - GIÁC HƠI - CHÍCH
B
7
0
1

LỀ - ĐẮP THUỐC - CẤY CHỈ - MÁY XUNG ĐIỆN…


a) Bên phải dương

b) Bên trái dương

52
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

IV. NỘI KHOA


B
3
4

Nội khoa: âm dương nhiều, quan trọng hơn thăng giáng.


1. THỔ - VẠN BỆNH CHI MẪU (土-万病之母)
B
8
0
1

Bệnh nội khoa không biết trị từ đâu có thể trị TỲ, VỊ trước.
Thổ thăng quân (cơ lược rất quan trọng).
2. MẤT NGỦ, ĐAU ĐẨU, CHÓNG MẶT, CĂNG THẲNG THẨN KINH,
B
9
0
1

STRESS, RỐI LOẠN LO ÂU

• Hỏa Huyệt (liên quan đến vùng đầu).


• Thổ Huyệt (tả tử, thổ là con của hoả).
53
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Kim huyệt (đau vai gáy).


Châm hai bên hoặc chỉ bên đau theo âm dương từng bên. Nếu thần kinh chèn ép
vùng cổ, châm theo phác đồ chèn ép rễ thần kinh cột sống cổ (chỉ châm một bên).

3. MẤT NGỦ
B
0
1

a) Bên phải dương


Châm bên phải: • Lao Cung 劳宫
• Huyền Chung 悬钟 • Ấn Đường 印堂
• Thân Mạch 申脉 • Bách Hội 百会
• Nội Quan 内关 • Yêu Dương Quan (L4, chích lể)

54
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Châm bên trái: • Tam Gian 三间


• Tam Âm Giao 三阴交 • Dương Trì 阳池
• Chiếu Hải 照海

b) Bên trái dương

55
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Châm bên phải: Châm bên trái:


• Tam Âm Giao 三阴交 • Huyền Chung 悬钟
• Âm Lăng Tuyền 阴陵泉 • Túc Tam lý 足三里
• Ngoại Quan 外关 • Nội Quan 内关
• Dịch Môn 液门 • Thần Môn 神门
• Trung Quản 中腕
• Thần Khuyết (cứu) 神阙
4. GIẢM THÍNH LỰC, Ù TAI, ĐIÊC TAI, HỘI CHỨNG MENIERE, ĐAU
B
1

THẦN KINH TAM THOA


a) Bên phải dương
Châm bên phải: Châm bên trái:
• Hỏa Dương thần • Giác Tôn (Hoả thăng thần)
• Thính Hội • Thính Cung
• Nhĩ Môn

b) Bên trái dương


Châm bên trái: Châm bên phải:
• Hỏa Dương Quân • Giác Tôn (Hoả thăng thần)
• Thính Hội • Thính Cung
• Có thể thêm huyệt Ế phong • Nhĩ Môn

56
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. LIỆT MẶT VII


B
2
1

Châm bên Âm Châm bên Dương:


(đa phần bên liệt là bên âm): • Thổ Dương Quân(Hoàn Khiêu)
• Dương Bạch, Tứ Bạch • Thủy Dương Thần
• Địa Thương, Giáp Xa (Dương Lăng Tuyền)
(điện kiêm Bổ tần số 3 sóng thưa)
Phải Dương: Hỏa Dương Thần.
Trái Dương: Hỏa Dương Quân.
Nặng thêm Mộc, Thổ.

57
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

6. VIÊM MŨI DỊ ỨNG, VIÊM XOANG


B
3
1

a) Bên phải dương


• Bách hội cách sang phải 1 thốn, châm xéo xuống phía huyệt Bản Thần. Kim
0.25-30 X 50mm, 3 kim. Vê, lưu kim.
• Trái xương mũi, kim 0.14-0.16, điểm kích 50 - 120 lần.

58
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


• Bách hội cách sang trái 1 thốn, châm xéo xuống phía huyệt Bản Thần. Kim
0.25-30 X 50mm, 3 kim. Vê, lưu kim.
• Phảii xương mũi, kim 0.14-0.16, điểm kích 50 - 120 lần.

7. THỊNH (THỰC 实) - SUY (HƯ虚)


B
4
1

Phải dương, bên phải thịnh, bên trái suy. Tả thịnh bổ suy.

Trái dương, bên trái thịnh, bên phải suy. Tả thịnh bổ suy.

59
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

8. DI CHỨNG SAU TAI BIẾN


B
5
1

a) Bên phải dương - liệt trái


• Bách Hội hướng qua phải 3 kim
0.30 X 50mm. Vê, lưu kim
• Xương Chẩm hướng qua phải 2 kim
0.30 X 50mm. Vê, lưu kim
• Trái Kim Thăng Thần.
• Huyệt khác theo chẩn đoán.
3 kim trên đầu: Bách hội xuống 4 thốn, ra 1
thốn là cây đầu tiên, rồi châm thứ tự từ dưới lên

b) Bên trái dương - liệt phải


Châm bên Phải
• Chân: Chiếu Hải, Tam Âm Giao, Huyết Hải, Cơ Môn
• Tay: Trung Chữ 中渚, Tam Dương Lạc 三阳络, Kiên Liêu 肩膠
• Bụng: Phúc Kết 6 kim 75mm, châm sâu.
60
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Cấm dùng: Đèn rọi (hồng ngoại, tần phổ...), Cứu, Đầu châm.
• Huyệt khác theo chẩn đoán.
3 kim trên đầu: Bách hội xuống 4 thốn, ra 1 thốn là cây đầu tiên, rồi châm thứ tự
từ dưới lên
Á khẩu: Hoả âm dương thăng giáng. Liêm tuyền. Tay co cứng: Bát tà

9. MẠCH NHÂM, MẠCH ĐỐC


B
6
1

Bên phải dương (phía sau thịnh) châm mạch Đốc. Nếu bên trái dương cần châm
vùng mạch Đốc thì không châm ở giữa mà lệch sang phía trái. Phải dương châm Bách
hội, Ấn đường.
Bên trái dương (phía trước thịnh) châm mạch Nhâm. Nếu bên phải dương cần
châm mạch Nhâm thì không châm ở giữa mà lệch sang phía phải. Trái dương châm
vùng bụng, Phúc kết.

61
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

10.BỆNH NỘI KHOA HÔ HẤP, TIM MẠCH: ĐAU TỪC NGỰC, KHÓ
B
7
1

THỞ, VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP, HO, ĐAU HỌNG, BỆNH TIM MẠCH
a) Bên phải dương
Kim âm dương thăng giáng.
(Có thể thêm Mộc, Thổ)
Phải dương châm mạch Đốc phía sau, vùng thắt lưng hông.

b) Bên trái dương


Kim âm dương thăng giáng.
(Có thể thêm Mộc, Thổ)
Trái dương châm mạch Nhâm phía trước, vùng bụng.

62
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

11.NẤC CỤT
B
8
1

(Đa phần bên trái dương)


• Trái Nội Quan • Phải Tam Âm Giao
• Trái Túc Tam Lý • Phải Hợp Cốcc
• Trung Quản

63
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

12.NẤC CỤT MÃN TÍNH


B
9
1

(Đa phần bên trái dương)


• Phải Thổ Thăng Quân
• Trái Thổ Giáng Quân
• Trái Bất Dung (châm xéo hướng xuống, châm cạn 1/3 thốn)

13.HUYẾT ÁP
B
0
2
1

• Hoả, Thuỷ, Mộc


14.MẮT, MIỆNG GIẬT
B
2
1

• Kim
15.PARKINSON
B
2
1

• Hoả, Mộc, Thuỷ.


Nếu phải dương (đa phần phải dương) thì châm theo tai biến.

64
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

16.BỆNH NỘI KHOA TIÊU HOÁ: ĐAU DẠ DÀY, TÁO BÓN, TIÊU CHẢY,
B
3
2
1

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC


QUẢN...
• Mộc, Thổ, Thủy: Âm Dương Thăng Giáng.
Phải dương châm thêm huyệt mạch Đốc (châm vài kim, hơi dịch sang phải: giáp
tích, du huyệt).
Trái dương châm thêm huyệt trên mạch Nhâm (từ mũi ức tới rốn).

65
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

66
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

17.BÍ TIỂU, TIỂU ĐÊM


B
4
2
1

• Hỏa Thổ Thủy Âm Dương Thăng Giáng (nếu đã châm Phúc kết thì chỉ thêm
huyệt Thuỷ thôi không châm các huyệt khác; hoặc châm các huyệt khác trước, sau
châm Phúc kết).
• Lưu ý nếu do mất ngủ phải giải quyết mất ngủ trước.
• Trẻ em đái dầm thì cứu thêm.
• Suy thận có thể thử châm, tuy nhiên tuỳ chứng mà thêm bớt cho phù hợp.

67
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

18.ĐAU BỤNG KINH, TRĨ NỘI


B
5
2
1

a) Bên phải dương


Châm bên Phải:
• Xương Chẩm (điểm kích)
• Chí Dương (đốt số 7, châm cạn)
• Bát liêu (không cần châm vào lổ xương)
Châm bên Trái: Tam Âm Giao
Chậm kinh thêm Mộc Âm Dương.
(Trĩ nội đa phần phải dương)

68
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Bên trái dương


Châm bên Trái:
• Cửu Vĩ (châm cạn vào xương ức)
• Thần khuyết (cứu)
• Trung cực (có thể châm sâu, đi tiểu trước khi châm)
• Thủy đạo (có thể châm sâu) rốn ra 2 thốn xuống 3 thốn
• Quy lai (có thể châm sâu) rốn ra 2 thốn xuống 4 thốn
Châm bên Phải: Tam Âm Giao
Chậm kinh thêm Mộc Âm Dương.

19.DỊCH KHÍ TỨ CHÂM


B
6
2
1

• Mộc Âm Thần • Thổ Âm Thần


• Mộc Dương Thần • Thổ Dương Thần
Thêm: Thổ Thăng, Thổ Giáng (Phụ khoa, Nam khoa)
69
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

HIỆU QUẢ
• Phụ khoa, Nam khoa, Vô sinh (hiệu quả cao). Đau bụng kinh. Tử cung có bướu,
tắc vòi trứng.
• Đau lưng.
• Các bệnh lý ở vùng xương chậu. Bàng quang, tiết niệu.
Ho vãi tiểu châm thêm Hoả, Kim.

20.U XƠ TỬ CUNG
B
7
2
1

Dịch khí tứ châm, Thổ thăng giáng.


CHƯƠNG V. KINH NGHIỆM TRONG CHỮA TRỊ
B
0
1

I. GIAO TIẾP TRƯỚC VỚI BỆNH NHÂN


B
4

• Bất cứ bệnh nhân nào cũng nói trước là có thể đau hơn so với trước trong ngày
hôm nay, nhưng hôm sau sẽ giảm.
• Châm 6 lần đế thấy được cải thiện.
II. PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN SAU KHI CHÂM - CHÂM SAI CHẨN
B
5
4

ĐOÁN
• Châm một chẩn đoán thôi.

70
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Hôm sau đến thấy giảm thì tiếp tục châm.


• Hôm sau đến thấy nặng hơn thì 90% là chẩn đoán đã sai, đổi lại là có hiệu quả.
• Hôm sau đến không giảm thì kiểm tra lại chẩn đoán, nếu đúng thì tiếp tục, sai
thì đổi lại.
• Nếu châm 2 lần rồi mà không giảm hay giảm rồi mà bị lại không rõ ràng thì
khả năng cao là chẩn đoán sai.
• Xuất hiện những triệu chứng mới một cách kỳ lạ là chẩn đoán sai.
• Thấy giảm ngay lần đầu tiên cũng đừng quá vội mừng, hôm sau đến rồi xem
sao.
III. CHÂM ĐÚNG CHẨN ĐOÁN
B
6
4

• Có thể không cảm thấy giảm ngay lúc đầu mới châm xong.
• Sẽ giảm triệu chứng sau mỗi lần châm, chỉ giảm và giảm.
• Toàn bộ sức khỏe của họ đều cải thiện, nếu họ có vấn đề khác về nội khoa
chẳng hạn.
IV. CHÂM ĐÚNG CHẨN ĐOÁN NHƯNG HIỆU QUẢ KÉM
B
7
4

• Đề sáp chưa đạt yêu cầu: quá nhanh (thủ pháp tốc độ 3 nhịp/2 giây), lượng
không đủ, không xuất hiện Dịch Khí phản ứng (co thắt cơ).
• Người bệnh khí huyết kém, bệnh mãn tính nhiều năm.
• Người bệnh không nghe theo lời khuyên của người thầy thuốc.
• Thêm phương pháp châm cứu khác.
• Nên đề sáp lưu kim 30 phút (Phúc kết không đề sáp, chỉ lưu kim; nếu cần đề
sáp thì đề sáp huyệt Mộc âm quân).
V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ - LIỆU TRÌNH
B
8
4

• Bệnh gì?
• Nặng hay nhẹ?
• Bao lâu rồi?
• Trái dương hay Phải Dương?
• Ung bướu, Sỏi sạn ít hay nhiều?
• Trị bệnh thì phải có liệu trình rõ ràng và phù hợp.
• Nên Châm 6 lần để xem hiệu quả (đề phòng chẩn đoán sai).
• Nên Châm 8 lần hay 1 tháng để xem hiệu quả (bệnh nội khoa mãn tính).
• Chẩn đoán là khó nhưng có cách để khắc phục.
• Trị bệnh thì phải có liệu trình rõ ràng và phù hợp.
• Áp dụng Cực Dịch vào trị bệnh thì các bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

71
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

• Nhẹ nhàng - Đơn giản - Hiệu quả cao.


VI. HƯỚNG DẪN TƯ DUY PHỐI HỢP PHƯƠNG HUYỆT TRONG LÂM
B
9
4

SÀNG
• Thăng Giáng rõ thì châm trước
• Nội Khoa thì Âm Dương phải châm
• Châm cục bộ, bệnh ở đâu thì châm gần đó nhưng phải theo chẩn đoán
• Đứng thẳng xem lưng, chỗ nào lệch thì phải xử lý luôn.
• Huyệt có thể di động, bám theo chẩn đoán mà châm.

72
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN B. ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM


B
1

CHƯƠNG I. ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM KHÁI THUẬT


B
1

I. NGUYÊN TẮC CHÂM


B
0
5

Co đối ứng với co, duỗi đối ứng với duỗi.


Trung tâm đối ứng với trung tâm, hai bên đối ứng với hai bên.
Nam chọn châm bên trái, nữ chọn châm bên phải; phải trái đều có thể đại diện
cho toàn thân.
Đầu ngón tay đối ứng thân người, tứ chi đối ứng với cạnh ngón tay.
Tứ chi nên chọn đối bên, thân người chọn đối ứng cùng bên.
Ba tầng thiên địa nhân theo tứ chi và thân người chia thành chín phần.
Trên, dưới, giữa tương ứng với mạch phù, trung, trầm để tìm thiên, địa, nhân
tương ứng.
Mặt trước, sau có đường âm dương chạy theo đường giữa khắp toàn thân.
Ba cái khởi từ một gốc, nhất khí thông đạt hoá tam thanh.

73
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

II. TOÀN TỨC ĐỐI ỨNG THÂN THỂ TRÊN NGÓN TAY CÁI
B
1
5

1. Mặt lưng ngón tay cái


B
8
2
1

74
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. Mặt bụng ngón tay cái


B
9
2
1

75
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. Cạnh bên ngón tay cái


B
0
3
1

76
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. Đối ứng tứ chi


B
3
1

III. THẬN TRỌNG, LƯU Ý KHI DÙNG ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM


B
2
5

1. Không nên châm đối với bệnh nhân đang đói quá, đang no quá, đang mệt mỏi
kiệt sức, hoặc tinh thần đang kích thích quá độ.
2. Không nên châm phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong kỳ kinh (trừ trường hợp
châm để đièu hòa kinh nguyệt thì không thuộc phạm vi lưu ý này).
3. Không nên châm bệnh nhân đang bị đái tháo đường có đường huyết chưa ổn
định, có đường huyết lúc đói rất cao.
4. Không nên châm bệnh nhân thể hư khí huyết bất túc quá mức, bệnh nhân có
tiểu cầu thấp dưới 50 X 10A9/ L.
5. Bệnh nhân nữ nên lưu kim khoảng 30 phút, bệnh nhân nam nên lưu kim 25
phút. Nếu trong thời gian lưu kim bệnh nhân cảm thấy khó chịu thì phải kịp thời báo
cho thầy thuốc để điều kỉnh kim hoặc rút kim.
6. Trong thời gian lưu kim, bệnh nhân cần nói ít, không xem hay dùng điện thoại
để Tâm được thanh tịnh thì hiệu quả mới tốt được.
7. Bệnh nhân bị đau nhức cục bộ đang được châm để trị liệu, trong thời gian lưu
kim cần phải vận động nhẹ nhàng vùng đau để sự sơ thông khí huyết kinh lạc cục bộ
thuận lợi.
8. Nếu khi rút kim có chảy máu thì không cần lo lắng, kịp thời dùng bông tiệt
khuẩn để chặn lên thì sẽ ngừng chảy máu ngay.
9. Vị trí da sau khi châm tuy tổn thương rất nhỏ nhưng tốt nhất là trong vòng 6-
8 giờ sau khi châm hạn chế giội nước vào; nếu 1 ngày sau khi châm mà bệnh nhân vẫn

77
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

còn cảm giác tức tê (xác xuất bị là rất ít gặp) có thể dùng khăn lông tẩm nước ấm để
đắp lên vị trí này.
10. Tuy Âm dương cửu châm cho hiệu quả rất nhanh chóng, hiệu quả thần kỳ,
nhưng đại đa số các bệnh mãn tính không khỏi hẳn chỉ sau 1 lần trị liệu, cần trị liệu
thêm vài lần, hoặc kết hợp với dùng thuốc để nhanh khỏi hẳn, nhìn chung liệu trình có
thể là 3 ngày châm 1 lần.
CHƯƠNG II. PHÉP CHÂM SƠ CẤP
B
2
1

1. THÔNG THIÊN TRIỆT ĐỊA


B
2
3
1

Mạch tay phải kháng ở phần trên.


Sơ thông Xung mạch, khiến năng lượng uất
ở thượng tiêu có thể đủ trợ giúp mạch Xung hạ
hành, có thể thăng hoặc giáng từ nơi cao về nơi
thấp, khai thông khí huyết ở 12 kinh mạch, giao
thông hư thực hàn nhiệt, trị các bệnh của hệ huyết
dịch. Tầng nông là Nhâm mạch, tầng sâu là Xung
mạch.
Chứng ngực đầy tức, dạ dày đầy tức, bụng
đầy tức.
Tâm Phế Não, muộn phiền trướng, điên giản, hạ
đàm, tim hồi hộp, háo suyễn phát tác, đau ở ngũ
quan.

2. PHI LONG TẠI THIÊN


B
3
1

Tả thốn bất túc. Nếu mạch tay trái thượng


việt cổ cứng đau thì châm đảo Phi long.
Sơ thông Đốc mạch, giúp dương khí ở hạ
tiêu thăng lên điều hoà ở trên, bổ sung dương khí
cho vùng đầu; tán uất nhiệt ở Đốc mạch giúp ấm
lưng, ôn dưỡng lục phủ ngũ tạng. Châm dưới da.
Trị Đốc mạch không thông dẫn tới vùng cổ,
ngực, thắt lưng khó chịu hoặc đau, bệnh vùng đầu
mặt.
Đau do thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng
cấp, cấp cứu động kinh.

78
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. ĐẠO LONG NHẬP HẢI


B
4
3
1

Giáng âm, khu tà; sơ thông kinh Bàng


quang, trị liệu các bệnh chứng tương ứng.
Song châm hạ, thu dương khí, trừ thủy thấp,
gân cốt cứng, giúp Thận khí, phong thấp tý. Dương
khí bị phù tán được thu về Bắc hải.
Giải biểu tán hàn, hoá giải phong hàn thấp bị
cảm thụ ở vùng lưng. Dẫn thuỷ dịch hạ hành trị
vùng lưng thấp tà quá nặng dẫn tới bệnh.
Bệnh cột sống cổ, thắt lưng, cơ thắt lưng,
trẹo thắt lưng cấp, sỏi thận đau lưng, cảm mạo,
váng đầu...

4. KHÁNG LONG HỮU HỐI


B
5
3
1

Mạch thực mà hữu lực, mạch Thốn hai


bên đều kháng lên, đạt tới ngư tế.
Dương khí quá kháng, thăng phát thái quá.
Dẫn dương nhập âm, xúc tiến Nhâm Đốc giao hội,
dương khí hạ hành, thu vào trong.
Bệnh suy tư quá độ lâu dài, khí huyết thượng
kháng, dương không giao với âm.
Can dương kháng gây đau đầu, đau răng,
cảm thụ tà gây đau đầu, tiền tai biến, trúng phong
cấp. Không nhất thiết châm ở ngón cái.

79
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. THIÊN NHÂN HỢP NHẤT


B
6
3
1

Thốn và Quan phải uất đại.


Châm sâu sơ thông trung đoạn Xung mạch,
tiến kim nông sơ thông trung đoạn Nhâm mạch.
Sơ thông khí uất trung và thượng tiêu, xúc
tiến khí ở Tỳ, Vị thượng đạt, giúp Phế đủ khí để túc
giáng. Liễm Phế chỉ khái, thuận khí hoá đàm, giáng
Vị trừ trọc, bồi thổ sinh kim.
Khí cơ không thông sướng, ho, suyễn, đau
họng tức ngực, ngắn hơi, vùng tim ngực trướng
đầy, khoang ngực tích dịch, trào ngược acid dạ dày.
Đau 2 bên hông sườn: phối Ngư tế. Bầu vú
trướng đau châm thiên về bên bệnh.

6. THÔNG NHÂN HOÀ


B
7
3
1

Quan phải hoặc 2 bộ quan Uất đại. Nếu tả


Quan uất đại châm ngón giữa tay trái, hữu Quan uất
đại châm ngón giữa tay phải, dĩ trung trị trung.
Cũng có thể chọn châm trung điểm mặt dưới xương
bàn ngón 2.
Bên trái chủ thăng, bên phải chủ giáng,
Nhâm mạch bất giáng, trung tiêu bất sướng chủ yếu
biểu hiện ở mạch tượng bên phải.
Sơ thông trung đoạn Nhâm mạch (sâu là
trung đoạn Xung mạch), sơ thông khí cơ trung tiêu,
trung tiêu đầy, Tỳ, Vị chướng, đau khó chịu.
Giao thông thuỷ hoả. Bệnh nặng châm sâu,
nhẹ châm nông, bệnh da châm thật nông.

80
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

7. XUÂN PHONG PHÙ LIỄU


B
8
3
1

Mạch ở bộ Thốn trầm tế, tả Quan mạch


uất.
Đởm khí trệ gây Can khí bất sơ mà dương
khí không thể thượng đạt lên đầu mặt. Sơ thông khí
cơ hai bên thân, xúc tiến sự thăng phát dương khí
hướng lên.
Sơ can giải uất: Can khí uất kết, đau hông
sườn, đau đầu, miệng đắng họng khô, ngực đầy, tim
nhanh, tim hồi hộp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, u gan,
tâm tình uất muộn, nóng nảy, đau 2 bên hông sườn,
giải sự uất ức.
Kim nhỏ, mềm, châm lực nhẹ.
Can dương thượng kháng, đau 2 bên đầu,
mạch động ở huyết quản không sử dụng phép
này.
8. THU PHONG TẢO DIỆP
B
9
3
1

Mạch huyền ngạnh, tay trái mạch thượng


đạt đến ngư tế.
Thu dương khí thượng kháng xuống dưới
đến ngang rốn.
Chứng do Can dương thượng kháng đau 2
bên đầu, váng đầu, ù tai, tim hồi hộp, tim đập
nhanh, miệng đắng tiểu tiện vàng, mất ngủ, đau
răng, sốt cao co giật..., ngưng Can phong, bình
giáng Can dương, kinh phong ở trẻ em, tư lự quá,
thượng tiêu phiền.
Đởm hoả, Đởm khí thăng lên thái quá làm
não bất yên.

81
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

9. HẢI THƯỢNG MINH NGUYỆT


B
0
4
1

Sơ tán khí cơ uất kết vùng bụng dưới. bệnh


phụ khoa, nam khoa.
Hành khí chỉ thống, hoạt huyết hoá ứ, kiện
Tỳ thăng thanh.
Đả thông Xung và Nhâm mạch vùng bụng
dưới.
Đau bụng, đau co rút bụng dưới, chướng
bụng, tiêu chảy, nam khoa, phụ khoa, đau bụng
kinh.
Có thể tiến kim từ Đại lăng: Đau gốc bàn
chân.
Hoại tử cổ xương đùi, khớp chậu hông
(châm từ gốc ngón vô danh và ngón út).

CHƯƠNG III. PHÉP CHÂM TRUNG CẤP


B
3
1

1. NGUYÊN ĐẦU HOẠT THUỶ


B
4
1

Sơ thông Đốc mạch, trị khí cơ bất


sướng vùng eo lưng; sơ thông Nhâm
mạch, trị khí cơ bất sướng vùng ngực
bụng; kích thích trung khu năng lượng
thân thể, điều động năng lượng tầng sâu,
an thần định trí. Bệnh tâm thần bất an.

2. THIÊN NHẤT SINH THUỶ


B
2
4
1

Mạch hữu Thốn kháng, tả Xích


bất túc.
Đưa khí ở Phế về Thận giúp tư âm
bổ Thận. Kim bất sinh thuỷ dẫn đến
thượng nhiệt hạ hàn.
(Nếu rối loạn giấc ngủ tay trái
châm huyệt Thiếu phủ. Nếu rối loạn ở
Đốc mạch tay trái châm huyệt Hậu khê)

82
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. DẪN HOẢ QUY NGUYÊN


B
3
4
1

Mạch tả Thốn kháng, hữu


Xích bất túc. Thiếu trạch đối ứng
thượng tiêu, gốc ngón út và áp út tay
phải đại diện cho vùng Thận hạ tiêu.
Xúc tiến Tâm hoả xuống giao với
Thận thuỷ.
Các chứng bệnh do Tâm hoả
vượng mà Thận dương bất túc. Chú ý
mũi kim chỉ khẽ chạm xương.

4. ĐIÊN ĐẢO ÂM DƯƠNG


B
4
1

Song mạch thượng kháng mà


lưỡng Xích bất túc.
Đưa năng lượng dư nhiều ở
thượng tiêu xuống hạ tiêu.
Các chứng bệnh do thượng
nhiệt hạ hàn.
Tăng cường thêm kim theo
chứng như hình vẽ.

5. DOÃN THẾ QUYẾT TRUNG


B
5
4
1

(1) Bệnh tình chí.


(2) Tinh lực bất túc, phản ứng
chậm chạp, lực ghi nhớ giảm sút, năng
lực ứng biến giảm, nấc cụt, trào ngược
acid.
(3)Thân thể đột nhiên xuất hiện
bệnh biến nghiêm trọng.
Nếu gặp bệnh nhân đau hạ sườn
hai bên, châm kim vào đường 1 và
đường 3, vùng gần 2 xương sườn là sẽ
có tác dụng nhanh.

83
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

6. TAM DƯƠNG KHAI TẤU


B
6
4
1

Tả Thốn bất túc, tả Quan Xích thiên


đại.
Sơ Can thăng dương, chấn hưng dương
khí ở thượng tiêu. Can khí uất trệ, thượng tiêu
dương khí bất túc gây ra các chứng tức ngực kèm
đầu nặng nề không thư thái, chóng mặt, viêm
mũi mạn tính.

7. ÂM DƯƠNG PHẢN PHỤC


B
7
4
1

Mạch tượng tay trái uất trệ. (Nữ châm


ngược lại).
Sơ thông Đốc mạch. Chứng mạch tay trái
không điều hoà vùng lưng không thư thái (viêm
cột sống dính khớp, đau khó chịu liên quan bệnh
đốt sống ngực, lưng và cổ...). Bệnh ngoài da.

8. NHỊ LONG HÔ CHÂU


B
8
4
1

Mạch Thốn hai bên bất túc.


Chứng bệnh: thanh dương không thăng, thượng hư hạ thực. Đầu nặng nề không
thư thái, chóng mặt, viêm mũi mạn tính, lực ghi nhớ giảm sút, thị lực và thính lực thoái
giảm. (Bách hội châm từ sau ra trước)

84
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

9. TRÍ TÂM NHẤT XỨ


B
9
4
1

- Nếu 6 mạch đều phù, dương khí vượt


ra ngoài, cần phải từ tứ chi hướng vào trong:
Châm ở bụng các đốt đầu ngón tay trước, sau
đó châm Lao cung (Tương đương châm hai
huyệt Uyển cốt + Điều khẩu trong Y dịch lục
khí Việt Nam).
- Nếu 6 mạch đều trầm, hoặc mạch bộ
Quan uất kết, mạch ở Thốn và Xích bất túc,
cần đưa năng lượng từ trung ương phóng thích
ra tứ phía: Trước tiên Châm Lao cung, sau đó
châm ở bụng các đốt đầu ngón tay (Tương
đương châm Thái xung (Lãi câu), Thái khê, Nội
quan trong Y dịch lục khí Việt Nam).
Chứng thích ứng: Các chứng bệnh do
dương khí khai hợp bị rối loạn chức năng.

CHƯƠNG IV. PHÉP CHÂM CAO CẤP


B
4
1

1. THÂN TÂM HỢP NHẤT


B
0
5
1

Điều thần, giúp thần quy về đúng vị trí.


Châm nơi giao hội hai đường Sinh mệnh
và Trí tuệ đưa khí phù thượng ở thượng tiêu thu
xuống hạ tiêu; châm đường Trí tuệ đưa thần từ
hạ tiêu về đúng vị trí.
Thích ứng chứng não bộ không thể tĩnh
xuống, phiền muộn, bứt rứt bất an.

85
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. DẪN KHÍ HOÁ TINH


B
5
1

Mạch 2 bên đều thượng việt, mạch


Xích 2 bên bất túc.
Giúp khí cơ tuần hành, điều khí và
thần: Thần môn đưa thần về đúng vị; điểm
đầu ngón tay đưa khí phù nổi ở thượng tiêu
xuống dưới; Đại minh nguyệt giúp khí hoá
hạ tiêu.
Thích ứng chứng nóng nảy dễ giận,
Tâm phiền ý loạn.

3. DẪN KHÍ QUY THẦN


B
2
5
1

Mạch hữu Thốn kháng mà tả Xích


bất túc.
Tâm Thận bất giao. Đường Não tuyến
(Trí tuệ) dài dễ bị bệnh về hệ thần kinh,
ngoài đưa khí thu về Thận còn giúp thần tĩnh
xuống.
Thích ứng chứng kim bất sinh thuỷ
dẫn tới thượng nhiệt hạ hàn, nóng nảy dễ
giận, không thể tĩnh xuống được.

4. DẪN KHÍ THÔNG ĐỐC


B
3
5
1

Mạch tả Xích, tả Thốn bất túc, hữu


Thốn thiên kháng.
Thương dương (phải) kim sinh thuỷ.
Hậu khê (trái) thông Đốc mạch, giúp đưa khí
từ trên bên phải về bộ Xích bên trái, đồng
thời đưa khí vùng lưng bên dưới thăng đến
vùng đầu.
Thích ứng chứng đau eo lưng, đau
lưng do Thận hư, chứng khó chịu vùng eo
lưng. Nếu tả Thốn thiên kháng gia Thần
môn.

86
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. LUYỆN TINH HOÁ KHÍ


B
4
5
1

Châm Điên đảo âm dương tay phải


là giáng, đưa khí cơ xuống khí hoá âm tà
hạ tiêu; xong châm theo Đốc mạch tay
trái, đưa khí thăng lên hình thành vòng
tuần hoàn, với chứng hư có thể châm Bát
liêu, cạo gió vùng lưng để mở đường
thông. Tiên giáng, hậu thăng.
Thích ứng chứng hạ tiêu khí hoá
không đủ, dẫn đến chướng bụng, viêm
phụ khoa, trĩ sang, khó đại tiện, bệnh hệ
thống tiết niệu.

6. NINH TÂM AN THẦN


B
5
1

Châm đường não tuyến (ở cả hai tay)


đưa chân khí bị hao tán thu hồi theo thần điều
hoà ở trên.
Thích ứng chứng lo âu nhiều, đầu não
không thể tĩnh xuống được. Châm 1,5 thốn
đạt đến vùng trung tâm bàn tay.

7. PHÙ DƯƠNG ỨC ÂM
B
6
5
1

Mạch tay trái phù, bộ Thốn không


thấy mạch; mạch Quan và Xích tay phải
đại.
Tay trái Thiên môn thấu Lao cung:
đưa năng lượng vùng lưng dẫn tới vùng mặt
trước thân người, tăng cường năng lượng
tạng Tâm.
Tay phải trước Nhân môn tiến châm 1
thốn đưa năng lượng vùng lưng trên dẫn
xuống hạ tiêu để khí hoá âm tà.
Thích ứng chứng bệnh Tâm tạng,
ngực đầy tức, tim đập nhanh, âm khí thịnh,
dương khí bất túc.

87
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

8. VÔ TRUNG SINH HỮU


B
7
5
1

Mạch tế nhược. Châm theo thứ tự (a-A), (b-B), (c-C).


Thiên nhất sinh thuỷ: bổ sung cho hạ tiêu Thận thuỷ đưa khí đang kháng ở trên
xuống dưới bên trái; đỉnh ngón tay phải + Đại minh nguyệt tay phải đưa nhiệt Tâm bào
kinh thu xuống dưới (xuống 2 Xích bộ); giúp Thuỷ Hoả điều hoà. Dương trì tay trái
thăng dương khí ở Đốc mạch. Thần môn giúp an thần định trí.
Thích ứng chứng bệnh hư lao, đầu não không thể tĩnh, âm dương lưỡng hư, giúp
cường tráng thể chất.

9. NỮU CHUYỂN CÀN KHÔN


B
8
5
1

Mạch hai tay đều thượng việt.


(Châm 2 tay)
Đầu tiên châm Thu phong tảo diệp
giúp giáng Đởm khí, đưa khí cơ ở hai bên
cạnh đầu xuống; sau châm Loại Phi long
tại thiên giúp thăng dương khí ở sau lưng;
thăng thanh giáng trọc nữu chuyển càn
khôn.
Thích ứng chứng bệnh đau đầu,
chóng mặt do khí cơ thăng phát thái quá
không thể túc giáng.

88
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

CHƯƠNG V. TỔ HỢP CHÂM PHÁP


B
5
1

1. NĂNG LƯỢNG TỔ
B
9
5
1

KHAI TỨ MÔN
Mạch trì hoãn vô lực. Giúp khôi phục nhanh
dương khí.
- Thiên môn: Tim, ngực, phổi, đầu.
- Hợp môn: Khoang ngực và tay.
- Nhân môn: Tỳ, Vị, Can, Đảm.
- Địa môn: Xoang chậu và 2 chân.
(Có thể cứu Quan nguyên, Túc Tam lý, Mệnh
môn bổ trợ)

NGŨ LUÂN
- Ngón cái (mi luân): Bổ thận thuỷ.
- Ngón trỏ (hầu luân): Sưng đau họng,
viêm quanh khớp vai.
- Ngón giữa (hung luân): tức ngực, đau
ngực, khái thấu, háo suyễn.
- Ngón nhẫn (trung luân): háo suyễn,
đau thắt ngực. Phối Nội lao cung thấu Ngoại
lao cung trị bệnh 2 bộ Quan uất trệ.
- Ngón út (tề luân): Đau lưng, đau bụng.
Phối mi luân: đau lưng do thận hư.

89
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. TIỂU CHU THIÊN


B
0
6
1

Phi long tại thiên + Thông thiên


triệt địa (có thể Đại thoa thông thiên triệt
địa).
Thông Nhâm Đốc; điều dưỡng cơ
thể; đau eo lưng, cổ; bệnh đầu mặt, ngũ
quan, váng đầu; cảm mạo, chảy nước mũi,
đau họng, ho, tức ngực; đau, trướng dạ dày;
trào ngược a-xít; nấc cụt; đau trướng bụng.
Có thể phối hợp với Khai tứ môn để
tăng lực thúc đẩy; sử dụng “dĩ trung trị
trung” để tăng cường xoay chốt cửa ở trung
gian; phổi Hải thượng minh nguyệt để sơ
thông tứ lộ; đau lưng thêm “Loại phi long”.

3. TẢ XUÂN PHONG HỮU THU


B
6
1

PHONG
Tả xuân phong phù liễu + Hữu thu
phong tảo diệp.
Tả Quan uất, tả Thốn hơi bất túc, hữu
Thốn uất đại hoặc thượng việt, hữu Quan Xích
hạ hãm. Rìa lưỡi và chót lưỡi có các điểm ứ, ban,
lưỡi ám tối kèm dấu răng.
Thông khí 2 bên. Sơ lý Can Đảm khí cơ,
Can Phế khí cơ.
Can khí uất kết, 2 bên hông sườn trướng
đầy, tình chí bất toại.
Đảm hoả thượng phạm nhiễu Tâm, gây
Tâm phiền mất ngủ.
Đảm trấp phản lưu, bệnh về mắt, ù tai,
miệng đắng, đau nửa đầu, nhũ tuyến tăng sinh.

90
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. PHI LONG TẢO DIỆP


B
2
6
1

Phi long tại thiên + Thu phong tảo diệp.


Mạch huyền ngạnh, tả Quan vượt lên, tả Thốn
trầm thiên về bất túc.
Thúc đẩy giáng xuống để thăng lên, bình tức Can
dương.
Can dương thượng kháng gây đầu thống đau nhức
chướng muộn ở hậu chẩm lan đến hai bên đầu, váng đầu,
ù tai, tim hồi hộp, tâm hoảng, miệng đắng, mất ngủ đau
răng.

5. XUÂN PHONG TRIỆT ĐỊA


B
3
6
1

Xuân phong phù liễu + Thông


thiên triệt địa.
Mạch Quan uất đại hoặc kiêm
hữu mạch thượng việt.
Sơ lý Can khí uất tích, hung muộn
bất thư, trị thăng giáng Xung Nhâm bất
lợi.
Bệnh Can Đảm: sỏi mật, gan nhiễm
mỡ, Can nang thũng.
Tình tự uất ức, đau hông sườn, nhìn
vật mờ, viêm họng mãn, cảm giác vướng
dị vật ở họng, đau dạ dày.
6. BỐI CHU THIÊN
B
4
6
1

Phi long tại thiên + Đạo long nhập hải.


Dẫn Đốc mạch dương khí thượng thăng,
thuỷ thấp hạ hành.
Điều sướng khí cơ ở vùng lưng, cứng cổ gáy
kèm khó chịu ở lưng. Thấp tà gây bệnh. Quan tiết
xoang tích dịch và thuỷ thũng, dùng điều tiết dịch
chuyển hoá thất thường.
Viêm thận mạch thượng tiểu hạ đại. Khôi
phục công năng khí hoá ở thận.
Đảo: đau mỏi khó chịu ở lưng mông, đứng
ngồi không yên, vận động bị giới hạn.

91
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

7. CHỈ THỐNG TAM CHÂM


B
5
6
1

Phi long tại thiên + Đại thoa thông thiên


triệt địa + Ngư tế.
Thăng phát Đốc mạch dương khí; sơ thông
nhân thể Xung, Nhâm mạch; đả khai các khớp
xương.
Trị các chứng đau nhức khớp xương. Xoa
nắn nơi bị bệnh

8. ĐIỀU KHÍ TAM CHÂM


B
6
1

Phi long tại thiên + Đại thoa thông thiên triệt địa
+ Thu phong tảo diệp.
Giáng Can dương thượng kháng, âm dương tuần
hoàn, trừ Can uất.
Các vấn đề đau nhức (trừ xương), các chứng bệnh
do khí cơ rối loạn, trở trệ chướng đau, tư lự thái quá,não
hư kháng.

9. LẠP CUNG XẠ TIỄN


B
7
6
1

Loại Phi long tại thiên + Loại


Đạo long nhập hải.
Âm trung cầu dương. Thượng
tiêu trọc tà huyền mãn, thanh dương
không thẳng.
Trị viêm quanh khớp vai, bệnh
cột sống cổ.
Có thể áp dụng tại vị trí toàn tức
đối ứng vị trí đau nhức các chi, 3 kim
đều phải vượt qua khớp nối, châm sát
xương càng hiệu quả.
10.ĐỈNH TAM CHÂM
B
8
6
1

Điều động năng lượng ở các tầng điện âm, dương, Xung (điều hoà Xung mạch,
Thất luân). Chọn vị trí Thất luân để phân phối năng lượng trong cơ thể.

92
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Tiến kim theo thứ tự:


(1) Tòng dương dẫn âm,
(2) Tòng âm dẫn dương,
(3) Câu thông âm dương.
Thích ứng chứng hàn nhiệt thác tạp, hư thực hiệp tạp, thượng nhiệt hạ hàn, lý
nhiệt ngoại hàn do năng lượng phân bố không đều. Các chứng đau.
(Thương dương đỉnh: Đau vai trái châm ngón trỏ bên trái, đau vai phải châm
ngón trỏ bên)

11.THỦ TRUNG CHÂM PHÁP


B
9
6
1

Tay trái Nội Lao cung thấu Ngoại Lao cung, địa khí thăng lên + Tay phải
Ngoại Lao cung thấu Nội Lao cung thiên khí giáng xuống.
Giúp điều thần, điều khí,
điều mạch. Mạch thượng việt,
mạch hạ hãm, mạch Quan uất
đều bình thường trở lại.
Tức ngực, váng đầu, cột
sống cổ khó chịu, đau trướng
dạ dày, đầu gối phát lạnh do Vị
cùng các chứng bệnh có liên
quan đến vị trí trung.

93
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

12.TUẦN DƯƠNG CHÂM


B
0
7
1

Phi long tại thiên + Thông thiên


triệt địa + Xuân phong phù liễu + Hải
thượng minh nguyệt.
Mạch hai Thốn bất túc, hoặc
chỉnh thể mạch hư nhược; lưỡi duỗi vô
lực, rũ xuống.
Thượng tiêu bất túc, thanh dương
bất thăng.
Chứng teo não, viêm mũi mạn, thị
lực giảm thoái với: váng đầu, không thanh
tĩnh, đứng dậy đột ngột chóng mặt hoa
mắt, phản ứng chậm chạp.
13.NHẤT KHÍ CHU LƯU CHÂM
B
7
1

Thiên nhất sinh thuỷ + Phi long tại thiên.


Mạch hữu Thốn kháng mà tả mạch (thường là tả Xích) bất túc.
Phế khí quá kháng, Kim bất sinh thuỷ, Thận thuỷ bất túc, Đốc mạch bất thăng,
bệnh nhân có biểu hiện yết hầu không lợi, lưng mỏi chân mềm, cổ lưng không thư thái,
đầu não hôn trầm (nặng nề u ám).

94
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

14.TẾ ÂM CHÂM
B
2
7
1

Thông thiên triệt địa + Thu


phong tảo diệp + Đạo long nhập hải +
Hải thượng minh nguyệt.
Đưa khí xuống dưới, giúp thu liễm
dương khí, tư bổ âm dịch.
Trị liệu dương khí không liễm,
không giáng gây các chứng tự hãn, đầu
chướng đau, hông sườn chướng đau, lưng
mỏi chân mềm, Tâm phiền mất ngủ.
Nên châm sau giờ trưa thuần ứng
với trạng thế dương khí thu liễm hạ hành.
15.TẢ MẠCH HỮU MẠCH
B
3
7
1

CHÂM
Tả mạch hữu mạch gia trung mạch
thành tam mạch.
Tiến kim sát màng xương.
Giúp điều lý trung mạch, câu thông
khí cơ thượng hạ và nội ngoại, giúp điều
lý khí cơ ở 2 bên cạnh cơ thể.
Thích ứng chứng di chứng sau
trúng phong, ngón tay cương cứng bàn tay
không thể mở ra. Đau và khó chịu ở một
bên cơ thể châm cùng bên, giúp sơ thông
khí cơ thượng hạ.
16.CỬU CHÂM TRẬN PHÁP
B
4
7
1

- Thu phong tảo diệp trận pháp.


- Châm thông nhân hoà trận pháp.
- Phi long tại thiên trận pháp.
- Hải thượng minh nguyệt trận pháp.
- Xuân phong phù liễu trận pháp.
- Kháng long hữu hối trận pháp.
Giúp tăng cường tác dụng của pháp châm.

95
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

17.DƯƠNG TRÌ TAM SINH VẠN VẬT


B
5
7
1

Dương trì kích thích xương cùng.


Biến hoá của Phi long tại thiên, có thể theo Đốc mạch thăng thanh, thăng dương
khí, tăng cường công năng sinh dục, xúc tiến khôi phục năng lực sinh dục, phòng trị
các bệnh nam khoa, nữ khoa, đồng thời bổ sung khí tiên thiên, khí hoá âm tà ở hạ tiêu,
giúp cho thanh khí ở Thận thượng thăng lên để giúp Tâm hoả, đạt đến Tâm Thận tương
giao.
Viêm cột sống dính khớp, thần kinh toạ, cột sống dau do hư hàn.
Thận trọng: không phải trọng bệnh không dùng.

96
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

CHƯƠNG VI. TẠP BỆNH CHÂM PHÁP


B
6
1

1. NHĨ BỆNH CHÂM


B
6
7
1

Nữu chuyển Càn Khôn (Thu phong tảo


diệp + Loại Phi long tại thiên) + Hậu khê.
Mạch 2 bộ Thốn thiên kháng (hư hoặc
thực).
Thích ứng chứng: ù tai, điếc tai và các
bệnh ở tai.

2. ĐẦU THỐNG CHÂM


B
7
1

Nữu chuyển Càn Khôn (Thu phong tảo


diệp + Loại Phi long tại thiên), châm cả 5 ngón
bên đau.
Mạch 2 bộ Thốn thiên kháng (hư hoặc
thực).
Thích ứng chứng: đau đầu và các rối loạn
do khí cơ nghịch lên trên gây ra như Đảm hoả
thượng nhiễu Tâm gây ra các chứng Tâm phiền
mất ngủ, Đởm trấp phản lưu, bệnh mắt, ù tai,
miệng đắng.
3. NHÃN TẬT CHÂM
B
8
7
1

Mạch hai bộ Thốn bất túc.


Châm 2 điểm cạnh ngón tay giữa, tại khớp bàn ngón và khớp đốt 1 và 2 + Nhị
long hô châu (Bách hội và 2 huyệt Thiên môn).
Tại ngón tay giữa đối ứng với mắt là vùng bệnh; Nhị long hô châu dùng cho
bệnh nhân có thanh dương không thể thăng lên trên, điều chỉnh khí cơ, tăng gia năng
lượng ở vùng đầu.

97
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Thích hợp các bệnh về mắt. Phép châm này có thể điều khí của cơ thể hội tụ ở
hai mắt, có khả năng cải thiện nhanh chóng sự khó chịu của mắt, không phân biệt hàn
nhiệt hư thực, các chứng thị lực kém (kiến lực mô hồ), khô mắt (nhãn can sáp 眼干涩),
đau mắt (眼痛) đều có thể thuyên giảm nhanh chóng, viêm giác mạc (角膜炎), lẹo mắt
(mạch lạp thũng 麦粒肿 hordeolum), cận thị (近视眼).
4. TỊ TAM CHÂM
B
9
7
1

Nguyên đầu hoạt thuỷ giúp thăng dương ở


Đốc mạch, 2 kim khu phong giải biểu tán tà.
Chứng bệnh cảm mạo tắc mũi.
Trị viêm mũi mạn tính, sưng đau vùng bẹn,
ống dẫn trứng, suy giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Vùng bẹn, Âm kiều mạch đi qua.

5. THỦ TỊ CHÂM
B
0
8
1

Phi long tại thiên + Đạo long nhập hải (biến


hoá).
Thăng dương ở Đốc mạch, khu phong giải
biểu tán tà.
Chứng bệnh vùng đầu mặt, cảm mạo, viêm
mũi tắc mũi.

6. THIỆT TIÊM THỐNG


B
8
1

Đầu ngón tay giữa.


Bàn tay tương đương đầu lưỡi,
đầu ngón tay giữa tương đương chót
lưỡi.
Chích cho chảy máu.

98
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

7. NHA THỐNG CHÂM


B
2
8
1

Châm Thiên môn cùng bên + nha thống


điểm đối bên (tiến kim từ gốc ngón tay áp út, men
theo đường trung tuyến của ngón tay, mũi kim
hướng về gốc bàn tay, xuyên qua đường tình
cảm).

8. CẢNH CHUỲ THỐNG CHÂM


B
3
8
1

Dùng 3 kim châm ngang giúp tăng cường


tác dụng sơ thong cục bộ ở vùng cột sống cổ,
Châm thêm 1 kim tiến dọc sát xương bàn
tay số 1 (châm cùng bên với nhau); nếu mạch bộ
Thốn bất túc có thể gia khai Thiên môn.

9. KIÊN THỐNG CHÂM (1)


B
4
8
1

Trên hai hàng lông mày (cao hơn Ấn


đường 1 thốn).
Vai bên phải thì hướng về bên phải,
vai trái thì hướng về bên trái.
Điểm tập trung năng lượng của cơ thể
(Tuyến tùng), điều động năng lượng tần sâu
của cơ thể, trị rối loạn chi trên (phối hợp vận
động tay).

99
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

10.KIÊN THỐNG CHÂM (2)


B
5
8
1

Mỏm trâm xương trụ cùng bên, mỏm


trâm xương quay đối bên, một kim chính giữa
đối ứng Đốc mạch.
Tiến châm xiên 45 độ, hướng ngang lướt
dưới da.
Hoặc mỏm trâm làm tâm rút đẩy kim theo
các phương khác nhau.

11.THƯỢNG CHI THỐNG CHÂM


B
6
8
1

Thiên môn + Hợp môn + Điểm đối ứng


chi trên.
Đầu tiên châm Thiên môn, Hợp môn giúp
điều động năng lượng ở chi trên, sau châm điểm
đối ứng giúp sơ thông cục bộ (loại Phi long tiếp
lực châm).

100
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

12.THỦ CHỈ MA MỘC CHÂM (Viêm bao gân)


B
7
8
1

Ở hai cạnh của ngón tay bị viêm bao gân, cách


góc của gốc móng khoảng 0,1 thốn. 12 cân kinh khởi
từ giữa các móng, thịnh ở phụ cốt, kết ở khuỷu tay và
cổ tay, liên hệ các khớp... châm ở đây trị bệnh do gân
cốt lao tổn gây ra.

13.YÊU THỐNG, HẠ CHI BẤT


B
8
1

THÍCH CHÂM
Nguyên đầu hoạt thuỷ + Nhân
môn 2 bên.
Nguyên đầu hoạt thuỷ đối ứng với
thân người, giúp sơ thông Nhâm Đốc,
Nhân môn châm xiên xuống giúp điều
động toàn bộ năng lượng sau lưng phân
bố cả trên và dưới vùng eo lưng và chân,
châm xiên xuống đưa khí cơ từ trên
xuống dưới, từ mặt dương chuyển hoá
sang mặt âm.
14.TẤT THỐNG CHÂM
B
9
8
1

Châm Nội quan đối bên + Nhân


môn.
Nội quan trị bệnh Vị, Tâm, ngực
sườn, đầu gối, đối ứng trung tiêu, điều
khí trung tiêu cải thiện khớp gối.
Nhân môn tiến kim xiên từ vị trí
cách huyệt 1 thốn giúp điều động năng
lượng vùng lưng từ trên xuống dưới đến
eo lưng và chân, từ dương sang âm.

101
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

15.CƯỚC KHOẢ CHÂM


B
0
9
1

Huyệt Ngư tế đối bên + Huyệt Tiểu tiết đối bên.


Ngư tế (châm sát xương) khai mở các khớp trong cơ
thể (Phế chủ trị tiết).
Tiểu tiết (châm ngang) trị chấn thương khớp cổ chân.
Châm vào lòng của “vùng Ngư tế”.
Tổn thương khớp cổ chân, đau cổ chân.

16.CƯỜNG TÂM CHÂM


B
9
1

Thiên môn trái thấu Lao cung, đưa năng lượng vùng lưng dẫn đến tạng Tâm
(luôn chọn bên trái) + Ngư tế trái thấu Lao cung khai mở các khớp giúp khí toàn thân
được thông sướng, giảm gánh nặng cho Tâm + Đại minh nguyệt phải thấu Lao cung
giúp khí hoá âm tà ở hạ tiêu, làm âm tà từ âm chuyển sang dương, bộ Thốn Quan, Xích
bên phải đối ứng mặt trước cơ thể, Nhâm mạch nên chọn bên tay phải.
Trị Tim đập nhanh, tức ngực, đau ngực, các chứng khó chịu ở Tâm tạng

17.NHŨ TUYẾN CHÂM


B
2
9
1

Châm xung quanh đốt thứ 3 của ngón tay giữa. Tay trái đối với bên trái, tay phải
đối với bên phải.
Trị tăng sinh tuyến vú, u tuyến vú, bầu vú căng đau, nhũ ung và các bệnh ở tuyến
vú.

102
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Xem thêm các vùng phản xạ khác ở vùng Ngư tế (tiến kim theo đường vân dị
thường), ngón tay cái, ở ngón giữa và ngón áp út.

18.VỊ TAM CHÂM


B
3
9
1

Châm thông nhân hoà + Dĩ trung


trị trung + Nội Lao cung thấu Ngoại Lao
cung.
Châm thông nhân hoà giúp sơ thông
trung tiêu; Dĩ trung trị trung đối ứng trung
tiêu; Nội Ngoại Lao cung cũng lấy ý “thủ
trung” đối ứng trung tiêu.
Trị các chứng rối loạn ở trung tiêu
căng tức dạ dày, nấc cục, trào ngược acid
và các chứng rối loạ ở dạ dày.
19.TIÊU BĨ CHÂM
B
4
9
1

Huyệt Đại lăng tay trái + Thiên


môn thấu Lao cung tay trái.
Mạch tả Thốn phù bất túc,
mạch hữu Quan, Xích bất túc.
Đại lăng giúp khí hoá âm tà ở hạ
tiêu; Thiên môn thấu Lao cung giúp điều
động dương khí trong nhân thể đến tăng
gia dương khí cho tạng Tâm, nhờ lực của
Tâm tạng để khai thông uất trệ.
Trị chứng kết cứng, căng tức ở
vùng bụng.

103
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

20.HẠ TIÊU CHÂM


B
5
9
1

Đại minh nguyệt gia cường + Hải thượng


minh nguyệt ở tay cái +Hải thượng minh
nguyệt ở khu đối ứng với bẹn.
Trị các chứng bệnh ở hạ tiêu như đau bụng
kinh, viêm phụ khoa, viêm tiền liệt tuyến...

21.VỰNG XA CHÂM
B
6
9
1

Phi long tại thiên tay trái + Thông thiên


triệt địa tay phải (Khí cơ tả thăng hữu giáng).
Phi long tại thiên giúp thăng dương khí ở
Đốc mạch, Thông thiên triệt địa giúp giáng trọc
khí ở ngục bụng, khí cơ tự nhiên tuần hoàn thuận
lợi.
Say tàu xe và các chứng khí cơ bất điều.
22.TRÚNG PHONG CHÂM
B
7
9
1

Nếp gấp ngón tay đối ứng với đại não


(trị gốc).
Loại phi long tại thiên giúp sơ thông
các khớp xương ở tứ chi (trị ngọn).
Não trái chi phối chi thể bên phải và
ngược lại (hình là đại não bên trái ảnh hưởng
chi phải).
Trị tai biến mạch máu não.

104
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

23.QUÁ MẪN CHÂM (dị ứng)


B
8
9
1

Tả Thốn bất túc, hữu Thốn thiên


kháng, tả Xích bất túc.
Do Phế khí không thể túc giáng, thuỷ
khí uất dưới da.
Thiên nhất sinh thuỷ giúp kim thuỷ
tương sinh + Thiên môn thấu Lao cung bên
trái giúp điều động dương khí vùng lưng cơ
thể đến tăng cường cho tạng Tâm mà chữa
ngứa (mọi chứng đau, ngứa lở đều thuộc về
tạng Tâm).
Có thể châm Đạo long nhập hải tay
phải để giúp dẫn khí thuỷ thấp đi xuống.
24.THẤT MIÊN CHÂM
B
9
1

Nguyên đầu hoạt thuỷ giúp điều


động năng lượng tầng sâu giúp thần quy
về vị trí của nó + Thần môn (châm
hướng từ xương trụ đến xương quay)
giúp an thần trị mất ngủ, giúp thông 3
kinh âm.
Xoa thêm huyệt Thất miên sau cổ
sẽ tốt hơn.
25.CAN ĐỞM CHÂM
B
0
2

Tị tam châm (2 kim) giúp hình


thành khí cơ tuần hành cả trên dưới +
Hữu mạch châm pháp giúp trực tiếp sơ
thông khí Can Đởm + Hữu mạch (Trung
điểm xương bàn tay số 5 (toàn tức đối
ứng Can Đởm).
Trị sỏi gan mật (Can Đởm kết
thạch), polyp (Can Đởm tức nhục).

105
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

26.YẾT TAM CHÂM


B
1
0
2

Phi long tại thiên giúp thăng dương khí Đốc mạch
đến vùng Thiên bộ + Đại thoa thông thiên triệt địa giúp
sơ thông ba bộ Thiên Nhân Địa kiến lập vòng tuần hoàn
Nhâm Đốc, điều động năng lượng tiểu chu thiên+ Hầu
luân khai thông yết hầu.
Viêm amidan, viêm họng, rối loạn vùng hầu họng.

27.KHÁI TAM CHÂM


B
0
2

Đường vân dị thường ở Đại ngư tế


(nếu có thì châm. Giáng nghịch chỉ khái) / Đại
thoa thông thiên triệt địa (Giáng nghịch chỉ
khái) + Hầu luân (tuyên Phế, lợi cổ họng,
ngừng ho) + Hung luân (tuyên thông khí cơ
vùng ngực).
Tuyên thông khí cơ ở hung Phế, điều
đạt khí ở vùng ngực, giáng nghịch chỉ khái, trị
các chứng ho.
28.ÁCH NGHỊCH CHÂM
B
3
0
2

Châm ngang dưới da ở trung điểm mặt


lưng của xương bàn tay số 2, 3, 4, 5.
Toàn tức đối ứng cơ hoành. Giúp sơ
thông trung tiêu, hoãn giải co thắt ở cơ hoành.
Trị ách nghịch (nấc cục), với chứng ách
nghịch kéo dài nên châm điều lý khí cơ tại vị
trí Trung quản.

106
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

CHƯƠNG VII. MẠCH VÀ ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM


B
7
1

(Phùng Văn Chiến soạn theo tài liệu từ http://www.360doc.com/)


1. Song mạch thượng việt (thốn cường xích nhược):
B
4
0
2

Điên đảo âm dương, Nữu chuyển càn khôn

2. Tả mạch thượng việt:


B
5
0
2 3. Hữu mạch thượng việt:
B
6
0
2

Đảo Phi long tại thiên Thông thiên triệt địa cập biến châm

107
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. Song mạch hạ hãm:


B
7
0
2

Nguyên đầu hoạt thuỷ, Tứ môn,


Dương trì Phi long tại thiên, Đại lăng hải thượng minh nguyệt

5. Tả mạch hạ hãm:
B
8
0
2 6. Hữu mạch hạ hãm:
B
9
0
2

Phi long tại thiên Đại lăng hải thượng minh nguyệt

108
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

7. Song mạch ngoại việt:


B
0
1
2

Trí tâm nhất xứ (Tiên trát ngũ chỉ “Ấn đường xứ ”, hậu thủ trung (Lao cung))
Nếu 6 mạch đều phù, dương khí vượt ra ngoài, cần phải từ tứ chi hướng vào
trong: Châm ở bụng các đốt đầu ngón tay trước, sau đó châm Lao cung (Tương đương
châm hai huyệt Uyển cốt + Điều khẩu trong Y dịch lục khí Việt Nam).

8. Song mạch nội hãm:


B
1
2

Trí tâm nhất xứ (Tiên thủ trung (Lao cung), hậu trát ngũ chỉ “Ấn đường xứ ”)
Nếu 6 mạch đều trầm, hoặc mạch bộ Quan uất kết, mạch ở Thốn và Xích bất
túc, cần đưa năng lượng từ trung ương phóng thích ra tứ phía: Trước tiên châm Lao
cung, sau đó châm ở bụng các đốt đầu ngón tay (Tương đương châm Thái xung (Lãi
câu) + Thái khê + Nội quan trong Y dịch lục khí Việt Nam).
Phù việt trầm hãm mạch thế hiện, chế tâm nhất xứ lộ trung cơ
9. Song thốn kháng
B
1
2 10.Song thốn bất túc:
B
3
1
2

thịnh: Nhị long hý/hô châu


Kháng long hữu hối

109
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

11.Tả thốn kháng thịnh, hữu


B
4
1
2 12.Hữu thốn kháng thịnh, tả xích bất túc:
B
5
1
2

xích bất túc: Thiên nhất sinh thuỷ


Dẫn hoả quy nguyên

13.Tả thốn bất túc, tả quan,


B
6
1
2

xích uất đại:


Tam dương khai thái/tấu

14.Tả quan uất đại:


B
7
1
2 15.Hữu quan uất đại:
B
8
1
2

Xuân phong phất/phù liễu Châm thông nhân hoà, Dĩ trung trị trung

110
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

16.Tả quan uất kháng:


B
9
1
2 17.Hữu quan hư uất:
B
0
2

Thu phong tảo diệp Quyết trung lý

18.Song quan uất đại:


B
1
2

Lao cung thấu hai tay

19.Song quan uất đại, thốn xích bất túc:


B
2

Trí tâm nhất xứ


Nếu 6 mạch đều trầm, hoặc mạch bộ Quan uất kết, mạch ở Thốn và Xích bất
túc, cần đưa năng lượng từ trung ương phóng thích ra tứ phía: Trước tiên châm Lao
cung, sau đó châm ở bụng các đốt đầu ngón tay (Tương đương châm Thái xung (Lãi
câu) + Thái khê + Nội quan trong Y dịch lục khí Việt Nam).

111
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

20.Song xích dị thường:


B
3
2

Hải thượng minh nguyệt cập biến châm

21.Tả mạch dị thường:


B
4
2 22.Mạch thế vô lực:
B
5
2

Âm dương phản phục Nguyên đầu hoạt thuỷ

Tả mạch thiên hư đốc dương nhược


âm dương phản phục lai cứu cấp

112
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN C. Y DỊCH LỤC KHÍ


B
2

TRONG CHÂM CỨU

113
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

I. SƠ LƯỢC VỀ BỘ MẠCH Y DỊCH LỤC KHÍ


B
3
5

114
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

II. HUYỆT CHÍNH KINH XẾP VÀO BỘ MẠCH Y DỊCH LỤC KHÍ
B
4
5

115
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

III. THẾ LUÂN CHUYỂN ĐƠN HUYỆT


B
5

IV. CHẮP KINH CHỮA TRỊ ĐAU NHỨC THEO Y DỊCH LỤC KHÍ
B
6
5

Ví dụ đau theo kinh Tâm bào lạc đoạn dưới huyệt hợp (Khuỷu tay đến ngón):
Bước 1: Châm Túc lâm khấp, Thúc cốt, Hãm cốc;
Bước 2: Châm hợp mở tỉnh thông: Thiếu Hải, Thiếu Thương;
Bước 3: Châm nguyên lạc khích kinh Tâm: Thần Môn, Thông Lý, Âm Khích.

116
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

117
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN D. CHÂM CỨU


B
3

BÌNH HOÀNH THIÊN ỨNG


I. ĐỒ HÌNH CHÂM CỨU BÌNH HOÀNH THIÊN ỨNG
B
7
5

118
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

II. BẢNG CHÂM CỨU THEO BÌNH HOÀNH


B
8
5

119
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

III. 12 MÔ HÌNH TỔNG THỂ BÌNH HOÀNH


B
9
5

1. Dương minh (mặt trước)


B
6
2

a) Thái âm - Dương minh

b) Quyết âm - Dương minh

c) Thận/Tâm bào - Dương minh

120
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

d) Hoả chủ Thổ (thượng Hỏa chủ hạ Thổ)

2. Thiếu dương (hai bên)


B
7
2

a) Quyết âm - Thiếu dương

b) Thiếu âm - Thiếu dương

121
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

c) Tỳ/Tâm - Thiếu dương (Nội tiết tố nữ)

d) Thượng hỏa hạ phong (Trị chứng nhiệt)

3. Thái dương (mặt sau)


B
8
2

a) Thiếu âm - Thái dương

122
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Thái âm - Thái dương

c) Can/Phế - Thái dương

d) Thượng kim hạ thủy

123
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

IV. CHIẾN LƯỢC 12 DIỆU HUYỆT


B
0
6

1. Các thời
B
9
2

Thời 1: chọn 3 huyệt Tỉnh và/hoặc Vinh (cùng kinh âm hoặc cùng kinh dương);
Thời 2: chọn 3 huyệt Vinh và/hoặc Du (cùng kinh âm hoặc cùng kinh dương);
Thời 3: chọn 3 huyệt Du và/hoặc Kinh (cùng kinh âm hoặc cùng kinh dương);
Thời 4: chọn 3 huyệt Kinh và /hoặc Hợp (cùng kinh âm hoặc cùng kinh dương).
KINH ÂM TAY
Kinh Âm Tỉnh Mộc Vinh Hoả Du Thổ Kinh Kim Hợp Thuỷ
Phế kim Thiếu thương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch
Tâm bào hoả Trung xung Lao cung Đại lăng Gian sử Khúc trạch
Tâm hoả Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải
KINH DƯƠNG TAY
Kinh dương Tỉnh Kim Vinh Thuỷ Du Mộc Kinh Hoả Hợp Thổ
Đại trường kim Thương dương Nhị gian Tam gian Dương khê Khúc trì
Tam tiêu hoả Quan xung Dịch môn Trung chữ Chi câu Thiên tỉnh
Tiểu trường hoả Thiếu trạch Tiền cốc Hậu khê Dương cốc Tiểu hải
KINH ÂM CHÂN
Kinh Âm Tỉnh Mộc Vinh Hoả Du Thổ Kinh Kim Hợp Thuỷ
Can mộc Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc tuyền
Tỳ thổ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng tuyền
Thận thuỷ Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc
KINH DƯƠNG CHÂN
Kinh dương Tỉnh Kim Vinh Thuỷ Du Mộc Kinh Hoả Hợp Thổ
Đởm mộc Khiếu âm Hiệp khê Lâm khấp Dương phụ Dương lăng tuyền
Vị thổ Lệ đoài Nội đình Hãm cốc Giải khê Tam lý
Bàng quang thuỷ Chí âm Thông cốc Thúc cốt Côn luân Uỷ trung

2. Các bước xây dựng liệu trình


B
0
3
2

a) Ba đường kinh riêng biệt cùng là kinh Âm hoặc cùng là kinh dương được
chọn ở mỗi chi.
Ví dụ
Tay phải: Phế, TBL, Tâm;
Tay trái: ĐTR, Tam tiêu, TTR;
Chân trái: Tỳ, Can, Thận;
Chân phải: Vị, Đởm, Bàng quang.

124
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

b) Có thể bắt đầu 1 tại bất cứ chi nào


Ví dụ
c) Chọn các du huyệt theo từng nhóm tương quan phù hợp
Ví dụ
Thời 1- Tay phải: Phế (Thiếu thương hoặc Ngư tế), TBL (Trung xung hoặc Lao
cung), Tâm (Thiếu xung hoặc Thiếu phủ).
Thời 2- Tay trái: ĐTR (Nhị gian hoặc Tam gian), Tam tiêu (Dịch môn hoặc
trung chử), TTR (Tiền cốc hoặc Hậu khê).
Thời 3- Chân trái: Tỳ (Thái bạch hoặc Thương khâu), Can (Thái xung hoặc
Trung phong), Thận (Thái khê hoặc Phục lưu).
Thời 4- Chân phải: Vị (Giải khê hoặc Túc tam lý), Đởm (Dương phụ hoặc Dương
lăng tuyền), Bàng quang (Côn luân hoặc Uỷ trung).
d) Các thời đi từ 1-4 theo chiều tăng của Ngũ du huyệt
Tuỳ chọn thời 1 từ chi nào, đi ngược hoặc xuôi chiều kim đồng hồ. Chọn thời 1
từ kinh âm hoặc kinh dương đều được
Ví dụ
Thời 1- Tay trái: ĐTR, Tam tiêu, TTR (Tỉnh/Vinh)
Thời 2- Chân trái: Tỳ, Can, Thận (Vinh/Du)
Thời 3- Chân phải: Vị, Đởm, Bàng quang (Du/Kinh)
Thời 4- Tay phải: Phế, TBL, Tâm (Kinh/Hợp).
Hoặc
Thời 1- Tay trái: ĐTR, Tam tiêu, TTR (Tỉnh/Vinh)
Thời 2- Tay phải: Phế, TBL, Tâm (Vinh/Du)
Thời 3- Chân phải: Vị, Đởm, Bàng quang (Du/Kinh)
Thời 4- Chân trái: Tỳ, Can, Thận (Kinh/Hợp).
Hoặc
Thời 1- Tay phải: ĐTR, Tam tiêu, TTR (Tỉnh/Vinh)
Thời 2- Tay trái: Phế, TBL, Tâm (Vinh/Du)
Thời 3- Chân trái: Vị, Đởm, Bàng quang (Du/Kinh)
Thời 4- Chân phải: Tỳ, Can, Thận (Kinh/Hợp)

125
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

V. MỘT SỐ HÌNH TOÀN TỨC


B
1
6

126
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

127
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

128
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN E. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC


B
4

I. CHỌN HUYỆT THEO LUẬT ĐỐI ỨNG


B
2
6

(Trích trong tài liệu của dịch giả Trần Hồ Thạnh Phú - Sách Y Phú: “Châm cứu
Đổng thị cơ sở lý thuyết, huyệt vị và cơ chế tác dụng”)
(1). CHỌN HUYỆT Ở CÙNG ĐỘ CAO
Đau bên trái, chọn huyệt ở vị trí tương đồng độ cao bên phải, đau bên phải chọn
huyệt bên trái. Ví dụ huyệt Khúc trì đau bên trái thì chọn huyệt Khúc trì bên phải. Ứng
dụng rộng rãi trong chữa bệnh nội khoa.
(2). ĐÁP ỨNG CÙNG HƯỚNG GIỮA TAY VÀ CHÂN

Chi trên và chi dưới cùng chiều. Chọn khuỷu tay và gối là một cặp đối ứng; vai
và hông, cánh tay trên và đùi, cẳng tay và cẳng chân, bàn tay và bàn chân. Khi bệnh ở

129
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

hông, chọn châm huyệt ở vai (ví dụ: Kiên trung). Khi bị bệnh ở gối, chọn Khúc trì hoặc
Xích trạch. Ngược lại bệnh ở vai chọn huyệt ở hông, bệnh ở khuỷu tay chọn huyệt ở
gối.
(3). ĐÁP ỨNG NGHỊCH HƯỚNG GIỮA TAY VÀ CHÂN
Chi trên và chi dưới nghịch chiều. Cặp đối ứng như sau: Vai và bàn chân, cánh
tay trên và cẳng chân, khuỷu tay và gối, cẳng tay và đùi, bàn tay và hông. Ví dụ bệnh
ở mắt cá, chọn châm huyệt ở vai, nếu bệnh ở đùi chọn huyệt ở cẳng tay; ngược lại bệnh
ở vai chọn huyệt ở bàn chân, bệnh ở cẳng tay chọn huyệt ở đùi.
(4). ĐÁP ỨNG CÙNG HƯỚNG GIỮA CHI TRÊN VÀ THÂN NGƯỜI
Cánh tay trên với ngực (lưng) hoặc bụng trên, khuỷu tay và rốn (thắt lưng), cẳng
tay và bụng dưới (vùng thắt lưng, cùng), bàn tay với cơ quan sinh dục. Ví dụ: nếu có
bệnh ở vùng thắt lưng - cùng hoặc bụng dưới chọn huyệt ở cẳng tay. Có bệnh ở cẳng
tay chọn huyệt ở vùng thắt lưng - cùng hoặc bụng dưới.
(5). ĐÁP ỨNG NGƯỢC HƯỚNG GIỮA CHI TRÊN VÀ THÂN NGƯỜI
Bàn tay và cổ tay với đầu và cổ; cẳng tay với ngực lưng hoặc bụng trên; khuỷu
tay với rốn; cánh tay trên với bụng dưới và vùng thắt lưng - cùng; vai với cơ quan sinh
dục. Ví dụ châm huyệt Thiên tôn và Vân bạch chữa các bệnh ở âm đạo. Châm huyệt
bàn tay chữa bệnh vùng đầu.
(6). ĐÁP ỨNG CÙNG HƯỚNG GIỮA CHI DƯỚI VÀ THÂN NGƯỜI
Đùi với ngực; lưng với bụng trên; gối với rốn và thắt lưng; cẳng chân với bụng
dưới và vùng thắt lưng - cùng; bàn chân với cơ quan sinh dục. Ví dụ Tứ mã ở đùi châm
để chữa bệnh phổi; Môn kim ở bàn chân để chữa đau bụng kinh.

(7). ĐÁP ỨNG NGƯỢC HƯỚNG GIỮA CHI DƯỚI VÀ THÂN NGƯỜI
Bàn chân với đầu; mắt cá với gáy; cẳng chân với ngực, lưng với bụng trên; gối
với rốn và thắt lưng; đùi với bụng dưới và vùng thắt lưng - cùng. Ví dụ: châm Chính
cân và Chính tông chữa bệnh gáy, châm Túc lâm khấp chữa đau nửa đầu.
(8). ĐÁP ỨNG CÙNG HƯỚNG GIỮA ĐẦU VÀ XƯƠNG CÙNG
Ví dụ huyệt Trường cường trị chứng điên cuồng, huyệt Bách hội trị sa trực tràng.
(9). ĐÁP ỨNG GIỮA ĐẦU VÀ BÀN CHÂN

130
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Dũng tuyền ở dưới lòng bàn chân là một ví dụng
đáp ứng giữa đỉnh và đáy. Huyệt dũng tuyền chữa bệnh não và chứng đau đỉnh đầu
(10). ĐÁP ỨNG GIỮA VÙNG TRƯỚC VÀ VÙNG SAU CƠ THỂ
Như ngực - lưng, bụng - eo và thắt lưng, miệng - cổ. Ví dụ: Huyệt Thừa tương
chữa cứng cổ, huyệt Tổng xu chữa chứng nôn ói hoặc yếu giọng (phát âm vô lực).
LƯU Ý
- Chữa chứng đau nên châm ở phần thân đối diện.
- Chữa các rối loạn chức năng: có thể chọn bên đối hay bên phần thân bị bệnh.
Nếu rối loạn kèm thêm chứng đau thì chọn huyệt bên phần thân đối diện là hiệu quả
hơn.
- Chích lể chọn thực hiện bên phần thân bị bệnh.
- Kỹ thuật bổ hay tả thường chọn huyệt ở phần thân bị bệnh.
- Cứu ngải thường chọn huyệt ở gần và ở bên phần thân bị bệnh.
- Khi thực hành cần linh hoạt áp dụng tuỳ bệnh tình, thể trạng từng bệnh nhân.
II. ĐỒ HÌNH PHẢN XẠ THẦN KINH BẠCH HUYẾT (Neurolymphatic
B
3
6

Reflexes)
(Phùng Văn Chiến chế bản Việt hoá)
Kích thích các phản xạ này bằng cách xoa bóp sâu, xoay làm tăng dẫn lưu bạch
huyết từ các cơ quan liên quan, do đó thúc đẩy môi trường tế bào kẽ lành mạnh hơn;
một cơ yếu có thể được tăng cường bằng cách xoa bóp phản xạ tương ứng của nó.
KỸ THUẬT ĐIỂM PHẢN XẠ THẦN KINH BẠCH HUYẾT (Neurolymphatic
Reflex Point Technique)
Thử nghiệm để xác định xem massage điểm phản xạ thần kinh bạch huyết
(NL: neurolymphatic reflex points) có tăng cường cơ thử nghiệm yếu hay không:
1. Kiểm tra cơ.
2. Khi một cơ kiểm tra yếu, hãy cho bệnh nhân định vị (chạm) một trong những
điểm bạch huyết thần kinh liên quan đến cơ kiểm tra yếu. Bệnh nhân thường dễ chạm
vào điểm trước hơn điểm sau.
3. Trong khi bệnh nhân chạm điểm, thử lại cơ.
4. Nếu bây giờ cơ bắp khỏe mạnh, nó có thể được tăng cường bằng cách xoa bóp
thần kinh bạch huyết.
Điều chỉnh:
Xoa bóp cả hai huyệt thần kinh trước và sau cho cơ yếu với áp lực chuyển động
mạnh. Những điểm rất mềm nên được xoa bóp nhẹ nhàng hơn và kéo dài hơn. Thời
gian để xoa bóp hiệu quả có thể thay đổi từ 15 giây đến vài phút.

131
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Xác nhận điều chỉnh:


1. Kiểm tra lại cơ. Nếu vẫn còn yếu và liệu pháp định vị điểm thần kinh bạch
huyết làm cho nó mạnh trở lại, thì điểm đó cần được kích thích thêm. Nếu định vị trị
liệu NL không còn tăng cường sức mạnh cho cơ, thì nó cần một số loại kỹ thuật tăng
cường sức mạnh khác.
2. Nếu bây giờ cơ bắp kiểm tra sức mạnh, một lần nữa điều trị tại chỗ? điểm thần
kinh và kiểm tra lại cơ.
3. Nếu cơ vẫn khỏe, việc xoa bóp NL đã đầy đủ và thành công.
4. Nếu cơ bắp được tăng cường lại yếu đi khi định vị trị liệu của NL, thì cần phải
kích thích thêm vào cùng một điểm.
5. Khi định vị trị liệu của NL không còn làm suy yếu cơ đã được tăng cường
trước đó, quá trình điều chỉnh NL hoàn tất.

132
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

III. ĐỒ HÌNH PHẢN XẠ NỘI TẠNG


B
4
6

(Phùng Văn Chiến chế bản Việt hoá từ “Somatic location of osteopathic
viscerosomatic reflexes”)
Theo “Chapman points”: Các điểm Chapman là những vùng riêng biệt có thể sờ
thấy được, nằm ở những vị trí có thể dự đoán được, đó là biểu hiện của rối loạn chức
năng cơ thể nội tạng. Chúng đại diện cho sự tắc nghẽn bạch huyết ở lớp cơ bên dưới
tại khu vực đó. Những điểm này biểu hiện dưới dạng các nốt nhỏ, đường kính 2–3 mm,
thường gây đau (không lan toả (without radiation), sưng thũng. Vì chúng luôn được
tìm thấy ở cùng một vị trí, nên chúng có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh nội khoa và giúp
thu hẹp chẩn đoán phân biệt. Nhiều huyệt Chapman phía trước nằm ở khoảng liên sườn,
trong khi hầu hết các huyệt phía sau nằm ở mỏm gai ngang.

IV. QUY KINH CÁC NHÓM CƠ - TẠNG PHỦ/TUYẾN LIÊN QUAN


B
5
6

(Tóm tắt theo tài liệu Applied Kinesiology - Touch For Health của thầy An Lê)
Phản xạ
Tạng phủ/
TK Giờ
TT Tên cơ Tuyến liên Đường kinh Bổ Tả Hành
c.sống vượng
quan
(khí)
1 Cơ trên gai Não Nhâm - Âm C1-C2 20
Đốc -
2 Cơ tròn lớn Cột sống T2 24
Dương
3 Cơ ngực lớn bó đòn Dạ dày Vị - Dương T5 1. Giải khê (h) 1. Lệ đoài (k) 7-9 Thổ

133
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Phản xạ
Tạng phủ/
TK Giờ
TT Tên cơ Tuyến liên Đường kinh Bổ Tả Hành
c.sống vượng
quan
(khí)
4 Cơ nâng vai Dạ dày Vị - Dương C5-T8 + Dương cốc (h). + Thương dương
Nhóm cơ gấp cổ 2. Hãm cốc (m) (k).
5 Xoang Vị - Dương C2 + Túc lâm khấp 2. Hãm cốc (m)
(Ức đòn chũm)
(m) +Túc lâm khấp
Nhóm cơ duỗi cổ
(m)
(Gối đầu, gối cổ,
6 Xoang Vị - Dương C2
bán gai đầu, bán
gai cổ)
7 Cơ cánh tay xoay Dạ dày Vị - Dương T12
8 Cơ lưng rộng Tụy Tỳ - Âm T7
9 Cơ thang giữa Lá lách Tỳ - Âm T1-T4 1. Thương khâu
1. Đại đô (h)
(k)
10 Cơ thang dưới Lá lách Tỳ - Âm T5-T12 + Thiếu phủ (h).
+ Kinh cừ (k). 9-11 Thổ
Cơ đối ngón cái - 2. Ẩn bạch (m)
11 Lá lách Tỳ - Âm C4 2. Ẩn bạch (m)
ngón út + Đại đôn (m)
+ Đại đôn (m)
12 Cơ tam đầu Tụy Tỳ - Âm T1
1. Thiếu xung 1. Hậu khê (m)
(m) + Túc lâm khấp
13 Cơ dưới vai Tim Tâm - Âm T2 + Đại đôn (m). (m). 11-13 Hỏa
2. Thiếu hải (t) 2. Tiền cốc (t)
+ Âm cốc (t) + Thông cốc (t)
Tiểu trường 1. Hậu khê (m)
14 Cơ tứ đầu đùi Ruột non T10 + Túc lâm khấp 1. Tiểu hải (-)
- Dương +Túc tam lý (-).
(m). 13-15 Hỏa
Tiểu trường 2. Tiền cốc (t)
15 Cơ bụng Ruột non T6 2. Tiền cốc (t)
- Dương + Thông cốc (t)
+ Thông cốc (t)
Bàng Bàng quang
16 Cơ mác T12
quang - Dương
Bàng Bàng quang 1. Chí âm (k) 1. Thúc cốt (m)
17 Cơ dựng sống T12 + Thương dương + Túc lâm khấp
quang - Dương
(k). (m). 15-17 Thủy
Bàng Bàng quang 2. Uỷ trung (-) 2. Uỷ trung (-)
18 Cơ chày trước L5
quang - Dương + Túc tam lý (-) + Túc tam lý (-)
Bàng Bàng quang
19 Cơ chày sau L5
quang - Dương
20 Cơ thắt lưng Thận Thận - Âm T12
1. Phục lưu (k) 1. Dũng tuyền (m)
21 Cơ thang trên Tai & mắt Thận - Âm C7
+ Kinh cừ (k). Đại đôn (m).
Van hồi 17-19 Thủy
2. Thái khê (-) 2. Thái khê (-)
22 Cơ chậu manh Thận - Âm T11 + Thái bạch (-) + Thái bạch (-)
tràng
Tâm bào lạc
23 Cơ mông nhỡ Sinh dục L5
- Âm
Tâm bào lạc 1. Trung xung
24 Nhóm cơ khép Sinh dục L1 1. Đại lăng (-)
- Âm (m)
+ Thái bạch (-).
+ Đại đôn (m). 19-21 Hỏa
Tâm bào lạc 2. Khúc trạch (t)
25 Cơ hình lê Sinh dục S1 2. Khúc trạch (t)
- Âm + Âm cốc (t)
+ Âm cốc (t)
Tâm bào lạc
26 Cơ mông lớn Sinh dục C2
- Âm
27 Cơ tròn bé Tuyến Tam tiêu - T2 1. Trung chữ (m) 1. Thiên tỉnh (-) 21-23 Hỏa

134
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Phản xạ
Tạng phủ/
TK Giờ
TT Tên cơ Tuyến liên Đường kinh Bổ Tả Hành
c.sống vượng
quan
(khí)
giáp Dương + Túc lâm khấp + Túc tam lý (-).
Thượng Tam tiêu - (m). 2. Dịch môn (t)
28 Cơ may T11 2. Dịch môn (t) + Thông cốc (t)
thận Dương
+ Thông cốc (t)
Thượng Tam tiêu -
29 Cơ thon T12
thận Dương
Thượng Tam tiêu -
30 Cơ dép T11-T12
thận Dương
Thượng Tam tiêu -
31 Cơ bụng chân T11-T12
thận Dương
Đởm - 1. Hiệp khê (t) 1. Dương phụ (-)
32 Cơ Delta trước Mật T4 + Thông cốc (t). + Dương cốc (-).
Dương
2. Túc khiếu âm 2. Túc khiếu âm
23-1 Mộc
Đởm - (k) (k)
33 Cơ khoeo Mật T12 + Thương dương + Thương dương
Dương
(K) (K)
1. Khúc tuyền (t)
34 Cơ ngực lớn bó ức Gan Can - Âm T5 1. Hành gian (h)
+ Âm cốc (t).
+ Thiếu phủ (h).
2. Trung phong 1-3 Mộc
2. Trung phong (k)
35 Cơ trám Gan Can - Âm T5 (k)
+ Kinh cừ (k)
+ Kinh cừ (k)
36 Cơ răng trước Phổi Phế - Âm T3-T4 1. Thái uyên (-) 1. Xích trạch (t)
37 Cơ quạ cánh tay Phổi Phế - Âm T2 + Thái bạch (-). Âm cốc (t).
3-5 Kim
38 Cơ Delta (giữa, sau) Phổi Phế - Âm T3-T4 2. Ngư tế (h) 2. Ngư tế (h)
39 Cơ hoành Phổi Phế - Âm T12 Thiếu phủ (h) Thiếu phủ (h)
Đại trường -
40 Cơ căng mạc đùi Ruột già L2
Dương 1. Khúc trì (-) 1. Nhị gian (t)
Đại trường - + Túc tam lý (-). + Thông cốc (t).
41 Cơ Hamstring Ruột già L4-L5 5-7 Kim
Dương 2. Dương khê (h) 2. Dương khê (h)
Đại trường - + Dương cốc (h) + Dương cốc (h)
42 Cơ vuông thắt lưng Cột sống L4-L5
Dương

135
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

V. ĐƯỜNG THÁI DƯƠNG BƯỚM


B
6

136
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

VI. ĐIỂM PHẢN XẠ THẦN KINH MẠCH MÁU


B
7
6

VII. HỆ THỐNG THẦN KINH TỰ CHỦ


B
8
6

(Phùng Văn Chiến chế bản Việt hoá từ “SEELEY’S ANATOMY &
PHYSIOLOGY”)
GIAO CẢM:
Chức năng chung: "Chiến đấu hay bỏ chạy"; chuẩn bị cho cơ thể hoạt động thể
chất. Những hành động này bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp, làm giãn đường hô hấp
để tăng luồng không khí và kích thích giải phóng glucose từ gan để lấy năng lượng.
Đồng thời gây ức chế hoạt động tiêu hóa. Giao cảm làm giảm hoạt động của các cơ
quan không thiết yếu.
ĐỐI GIAO CẢM:
Chức năng chung: "Nghỉ ngơi và tiêu hóa"; kích thích các hoạt động không tự
chủ của cơ thể, chẳng hạn như tiêu hóa, thường liên quan đến cơ thể khi nghỉ ngơi.

137
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

VIII. SƠ ĐỒ VÙNG ĐAU QUY CHIẾU


B
9
6

(Phùng Văn Chiến chế bản Việt hoá từ: Human Physiology The Mechanisms of
Body Function)
Hình các khu vực trên bề mặt cơ thể phân bố nơi chúng ta thường cảm nhận cơn
đau quy chiếu từ các cơ quan nội tạng. Sự phân bố khu vực chính xác khác nhau giữa
các cá nhân. Cảm giác đau được trải nghiệm ở một vị trí không phải là mô bị thương
hoặc bị bệnh. Ví dụ, trong cơn đau tim, một người có thể bị đau và áp lực ở nhiều vùng
cơ thể khác nhau, thường bao gồm phía trước ngực, lưng trên, vai, cánh tay (phổ biến
nhất là bên trái), hàm hoặc dạ dày.

138
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

139
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

IX. NGUYÊN UỶ BÁM TẬN MỘT SỐ CƠ VÙNG LƯNG


B
0
7

(Việt hoá từ: "Atlas der Anatomie des Menschen")

140
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

X. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG NÔNG PHÍA SAU)


B
1
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

141
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XI. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG NÔNG PHÍA TRƯỚC)


B
2
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

142
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XII. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG PHẦN BÊN)


B
3
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

143
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XIII. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG XOẮN ỐC)


B
4
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

144
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XIV. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (CÁC ĐƯỜNG CƠ CÁNH TAY)


B
5
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

145
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XV. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (CÁC ĐƯỜNG CHỨC NĂNG)


B
6
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

146
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XVI. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG SÂU PHÍA TRƯỚC)


B
7

(Phùng Văn Chiến chế bản từ nguồn: Anatomy Trains Myofascial Meridians for
Manual Therapists and Movement Professionals - Thomas W. Myers)

147
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

148
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

PHẦN F. MỘT VÀI PHƯƠNG ỨNG DỤNG


B
5

1. CỨU NÓNG ĐIỂM Ở GAN BÀN CHÂN CHỮA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
B
1
3
2

Triệu chứng: nhức đầu, sốt khó chịu, đau bụng, nôn
ọe rồi tháo dạ. Có trường hợp còn bị thoát dương.
CÁCH CỨU:
Trước hết đánh một dấu chấm mực vào chỗ cao ở
đầu lòng ngón chân thứ hai, cạnh ngón cái, gấp ngón chân
đó lại, vết mực dây vào gan bàn chân, chỗ ấy là huyệt. Khi
ngộ độc thức ăn, cứu nóng huyệt này rất hiệu nghiệm. Khi
ngộ độc không cảm thấy nóng lắm, vì vậy phải cứu cho đến khi thấy nóng, tức là cứu
tới vài mồi. Đến khi nào chỗ ấy nóng rẫy mới thôi.
2. MÁU TỤ TRONG NÃO (Do tai nạn chấn thương)
B
3
2

🔹🔹 Lấy 6-7 giọt nhựa cây duối hoà chén


rượu cho uống, rất tốt. (Bài này của võ sư Đinh
Diệp Hoà).
🔹🔹 Châm bổ huyệt Túc lâm khấp và huyệt
Tuyệt cốt (châm cả 2 bên chân). Lưu ý châm lưu
kim, vê bổ theo từng đợt, nghỉ, rồi lại vê.
☀ LƯU Ý: Đây là bài tôi (P.V. Chiến) đã
dùng cho bản thân, người nhà và đồng nghiệp
thấy rất hiệu quả. Bài này trường hợp một đồng nghiệp cùng cơ quan bị tai nạn do va
chạm với ô tô khi chụp, chiếu có máu tụ, khi châm và uống hôm sau chụp chiếu lại
thấy đã tan. Tuy nhiên, không khuyến khích tự chữa, nên thăm khám theo sự chỉ định
của bác sĩ. Chỉ dùng trong trường hợp chưa kịp hoặc không thể đi viện.
3. CHÂM CỨU CHỮA BONG GÂN, CHẤN THƯƠNG
B
3
2

(Bài của thầy Lê Văn Sửu)

Ôn châm huyệt Túc Lâm khấp và một huyệt tại vùng đau. Tiêu sưng giảm đau
rất nhanh.

149
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. BỘ HUYỆT CẦM MÁU HIỆU NGHIỆM CỦA DIỆN CHẨN


B
4
3
2

(Nguồn http://taminhdc.blogspot.com/)
Dùng các huyệt 61, 16 và 0. Chảy máu bên nào,
dùng huyệt bên đó. Nếu chảy máu trong nội tạng nên
dùng cả 2 bên.
Nếu tự bấm cho mình. Dùng bàn tay bên này
bấm các huyệt ở bên kia mặt là dễ nhất. Đặt đầu ngón
tay cái vào huyệt 61, ngón trỏ vào huyệt 16, ngón áp
út vào huyệt 0. Đặt nhẹ thôi, không cần bấm cho đau
đâu nhé.
Trải nghiệm cá nhân (P.V.Chiến) khi dùng bộ
huyệt này: Có người nhà bị chảy máu chân răng không
cầm, liên tục nhổ ra từng bụm máu, mặt mũi tái nhợt.
Dùng kim châm 3 huyệt này chưa đầy 1 phút đã dừng
chảy máu.
5. CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG BẰNG CHÂM CỨU
B
5
3
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ - bài đăng lại)

CHÂM CỨU: Đại chuỳ, Thiếu xung, Ôn lưu, Chiếu hải, Công tôn, Khổng tối,
Ngoại quan, Hợp cốc, Thông lý, Giải khê. Có thể dùng cao Salonpas dán hoặc cứu các
huyệt trên.
CHỦ TRỊ: Cảm Can, Tam tiêu, cảm phong. Bốn mùa cảm mạo, đầu ê nhức
choáng váng, hoa mắt mình đau. Dùng thang này còn phát tán nữa.
150
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

6. CẢM LÂU DÀI CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI


B
6
3
2

Đánh dấu điểm dưới lồi xương sống D2 và D3. Lấy điểm giữa hai dấu đó sang mỗi
bên khoảng 3 cm là hai huyệt (chấm đỏ trong hình). Cứu 7-10 mồi, làm liền vài ngày.
7. SỐT CAO
B
7
3
2

(6 mạch đều phù - Điều chỉnh mạch theo Y dịch lục


khí)
Châm tả Uyển cốt, Điều khẩu. Theo kinh nghiệm cá
nhân tôi (Phùng Văn Chiến) sau khi rút kim là hạ sốt. Tôi
thường châm 1 bên, châm tả vê kim hết huyệt này rút kim
cắm tiếp huyệt khác vê xong rút kim không lưu. Có thể dán
cao Salonpas nhưng hiệu quả không nhanh bằng châm.
Cách tìm huyệt (xem hình):
- Uyển cốt: Cạnh ngoài bàn tay, phía trước xương cổ
tay, chỗ lõm.
- Điều khẩu: Dưới Độc tỵ 8 thốn.
8. XỬ LÝ CHỨNG RÉT, ĐAU NHỨC MỎI KHI
B
8
3
2

MẮC VI-RÚT, SỐT RÉT


(Kinh nghiệm cá nhân Phùng Văn Chiến khi xử lý cho bản thân và gia đình bị
mắc covid 19)
1. Cứu vùng gốc ngón chân thứ hai
(xem hình vẽ) cho tới khi cảm thấy nóng
giẫy (khi không có điếu ngải có thể dùng
máy sấy tóc). Đây cũng chính là huyệt
(kinh nghiệm của người Nhật) chuyên trị
ngộ độc thức ăn bị đi ngoài, nôn mửa,
thoát dương, người rét, lả đi.
2. Dùng điếu ngải cứu hơ mắt cá
phía ngoài bên chân trái tới khi nóng ấm,
vùng da hồng lên, sau đó hơ sang mắt cá
151
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

ngoài bên chân phải như vậy (khi không có điếu ngải có thể dùng máy sấy tóc). Nguồn
gốc bài này của thầy LÊ VĂN SỬU dùng chữa các chứng đau mỏi toàn thân, dịch đưa
lên não kém, mất cân bằng điện giải do mất nước.
Tuỳ mức độ nặng nhẹ, trong ngày có thể làm một vài lần.
Sốt rét làm bài này cũng đỡ rất nhanh.
9. SỐT XUẤT HUYẾT
B
9
3
2

PHƯƠNG HUYỆT: Tả Khúc trì, Huyết hải (kinh nghiệm của thầy Lê Văn Sửu).
GIA GIẢM:
• Sốt cao: Tả Uyển cốt và Điều khẩu, rút kim là hạ sốt (kinh nghiệm cá nhân
Phùng Văn Chiến). Hoặc chích Nhĩ tiêm nặn máu (kinh nghiệm của thầy Lê Văn Sửu).
• Có dấu hiệu xuất huyết: Cứu Ẩn bạch, Đại đôn (thầy Lê Văn Sửu). Hoặc
châm bộ huyệt cầm máu của diện chẩn 61, 16, 0.
• Ra mồ hôi nhiều: Tả Hợp cốc, Bổ Phục lưu (kinh nghiệm của thầy Lê Văn
Sửu).
• Hạ thân nhiệt: cứu Thái khê, Côn luân (kinh nghiệm của thầy Lê Văn Sửu).
Cá nhân tôi (P.V.Chiến) hay dùng thổi hương vào rốn (một cách làm của môn "thần
quyền") tôi đã từng dùng cứu người thoát dương.

HỖ TRỢ (Phùng Văn Chiến chế thơ kinh nghiệm của thầy Phạm Kim Tám):
“Đang khi SỐT NÓNG, tiểu vàng
Hai chân ấm nóng, chán ăn, thèm đường.
Nước chanh ngọt uống thường xuyên,
Kèm thêm nước lọc, cháo đường cho ăn
Còn khi SỐT LẠNH mùa đông
Đầu tới bụng nóng, lạnh chân, tiểu nhiều
152
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Muối, đường, gừng uống nóng mau


Ăn đủ đạm, béo bệnh tiêu hết liền”.
10.SỐT XUẤT HUYẾT
B
0
4
2

(Kinh nghiệm của lương y Huy Duong)


Ấn day huyệt Nội quan, Túc tam lý; mỗi huyệt day 100 cái theo chiều kim đồng
hồ. Day huyệt Nội quan tay trái trước, tay phải sau; day huyệt Túc tam lý chân trái
trước, chân phải sau. Lưu ý day hơi mạnh tay cho đau.

Thường làm xong hạ sốt nhanh, nhưng không dứt ngay, phải làm thêm vài lần.
Muốn dứt hẳn thì cứu thêm hai huyệt Ẩn bạch và Đại đôn.
11.CHÂM CỨU GIẢI SAY RƯỢU
B
1
4
2

Châm huyệt Suất cốc để giải toả thần kinh (theo kinh nghiệm của thầy Lê Văn
Sửu). Kết hợp châm huyệt Dịch môn (Tam xoa 3) để giải chứng buồn nôn mà không
nôn được (kinh nghiệm cá nhân PVChiến: Sau khi châm bệnh nhân có thể sẽ nôn ra
ngay hoặc không nôn nhưng sẽ hết buồn nôn).

153
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

12.CHỐNG VIÊM PHỔI VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH BẰNG
B
4
2

ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT


(Phùng Văn Chiến trích từ nguồn:
https://www.facebook.com/groups/2250192911945840/permalink/2494723827492746/)

VỊ TRÍ HUYỆT: Bắt đầu từ ngón tay, kẻ các đường nối dài đến mặt trong cẳng
tay. Như trong hình vẽ: vạch đỏ là đường nối tới ngón giữa, vạch vàng là đường nối
tới ngón trỏ, vạch xanh là đường nối tới ngón nhẫn. Từ nếp gấp khuỷu tay đến nếp gấp
cổ tay chia làm bốn phần bằng nhau:
- Tại điểm chia trên đường vàng (3 vòng tròn màu tím) là các huyệt Nhân sĩ, Địa
sĩ, Thiên sĩ: có thể điều hoà Phế (các bệnh liên quan đến Phế).
- Tại điểm chia trên đường xanh (3 tam giác màu tím) là các huyệt Can linh 1,
2, 3: Có thể điều hoà Can (chữa các bệnh liên quan đến Can).
- Vạch màu xanh da trời cách nếp gấp khuỷu tay bằng bề rộng 2 ngón tay; chia
đường xanh da trời thành 4 phần bằng nhau: tại điểm chia (hình ngôi sao màu tím): là
các điểm tốt cho họng.
CÁCH LÀM
1. Sử dụng kim châm cứu trực tiếp, hoặc dùng kim châm tai lưu trong thời gian
dài.
2. Có thể dán hạt từ tính, hoặc những thứ tương tự như thế. (Làm theo hướng
dẫn của từng công cụ).
3. Có thể dán cao dán giảm đau.
4. Bạn có thể ấn day, xoa bóp, hoặc đơn giản là dùng tay xoa cả đường dây này.

154
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

5. Cách đơn giản nhất: chỉ cần xoa vào bên trong toàn bộ cẳng tay cho đến khi
nó ấm nóng.
Những cách này giúp cải thiện khả năng miễn dịch, và phục hồi nhanh hơn. Một
người bạn ho và không thể nói trước khi anh ấy lên sân khấu. Được nắn tại các đường
vàng và xanh trên tay của anh ấy, anh ấy đã có thể nói bình thường trở lại.
Khi bị ho do cảm lạnh cứu ngải (dùng máy sấy) các huyệt này bệnh cũng nhanh
khỏi.
13.Tham khảo: CÁC HUYỆT CẦN DÙNG CHỮA VIÊM PHỔI DO COVID-
B
3
4
2

19
(Trích trong sách của dịch giả Sách Y Phú - “Châm cứu Đổng thị cơ sở lý
thuyết, huyệt vị và cơ chế tác dụng - GS: Dương Duy Kiệt” -
https://www.facebook.com/sachy.phu.7/posts/793395421317116)
PHƯƠNG HUYỆT: Châm huyệt Ngư tế, Dịch môn/Tam xoa 3 (châm xuyên
Thiếu phủ), Thuỷ kim (hoặc Xích trạch), Phục lưu.
GIẢI THÍCH:
Huyệt Ngư tế: Là huỳnh huyệt của kinh Phế, tạng Phế chủ biểu và vệ khí. Có
chức năng điều tiết mồ hôi. Là hoả huyệt có tính chất ôn (cay và ôn ấm). Huỳnh huyệt
có khả năng kiểm soát và phản ứng với nhiệt tà trong cơ thể. Vì vậy huyệt có khả năng
điều tiết theo hai hướng và có thể chữa thành công chứng viêm phổi có biểu hiện sốt,
đồng thời có thể giúp bình suyễn
Huyệt Dịch môn/Tam xoa 3: là huỳnh huyệt của kinh Tam tiêu, rất hữu ích để
chữa các bệnh do ngoại tà như cảm mạo, cảm cúm và giúp hạ sốt. huyệt có thể trừ thấp
và chữa chứng mệt mỏi kiệt sức (là biểu hiện của thấp tà tích tụ nhiều và là một trong
những dấu hiệu quan trọng liên quan đến covid-19).

Khi huyệt Tam xoa 3 được châm xuyên qua huyệt Trung chữ có khả năng giúp
loại bỏ chất dịch ra khỏi cơ thể. Nếu huyệt Tam xoa 3 châm sâu hơn nó sẽ đến huỳnh
huyệt của kinh Tâm là huyệt Thiếu phủ cố thể giúp cường Tâm, hồi dương cứu nghịch,
ngoài ra hai huyệt này đều là huỳnh huyệt nên có thể giải nhiệt và chữa chứng nhiệt trệ
ở bên trong, vì vậy giúp trừ được đàm nhớt.
155
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Phối hợp Ngư tế và Dịch môn đặc biệt hiệu quả chữa đau họng; không chỉ có
hiệu quả giúp chữa bệnh cúm và viêm phổi cấp tính, mà nó còn có hiệu quả như một
liệu pháp để phòng bệnh.
Huyệt Xích trạch (thuỷ huyệt trên đường kinh Phế kim): Trong trường hợp có
biểu hiện hen suyễn nặng thì huyệt có hiệu quả chữa chứng Phế nhiệt. Cũng là hợp
huyệt, được sử dụng để chữa khí nghịch và có thể khử tà, vì vậy có hiệu quả rất tốt
chữa ho và suyễn. Rất hiệu quả cho chứng ho ban đêm và chứng ho/háo/suyễn tăng
nặng khi bệnh nhân ở tư thế nằm.
Huyệt Thuỷ kim: Nếu ho và suyễn rất nghiêm trọng thì phối Xích trạch với
Thuỷ kim sẽ cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn
Huyệt Phục lưu (kim huyệt trên kinh Thận thuỷ): Kinh huyệt chữa ho, háo
suyễn, nhiệt và hàn vì vậy có hiệu quả chữa chứng sốt với cảm giác sợ lạnh, đồng thời
đặc biệt hiệu quả giúp bình ổn chứng háo suyễn. Là mẫu huyệt giúp củng cố sức khoẻ
cho người già và những người suy yếu ở kinh Thiếu âm. Phối Xích trạch phần trên cơ
thể với Phục lưu ở bắp chân còn thu được hiệu quả cao hơn nhờ phối trên dưới và lượi
dụng chức năng củng cố liên kết lẫn nhau giữa hai huyệt kim và thuỷ, giúp tạo ra hiệu
quả tốt hơn vì có tác dụng trị liệu cho toàn cơ thể.
14.Kinh nghiệm lâm sàng: XỬ LÝ MỘT CA BỆNH NHÂN KHÓ THỞ
B
4
2

(Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Xuân Hưng)


Bệnh nhân bị covid 19 khó thở, Spo2 còn 87%.
CHÂM CỨU: Quan nguyên - Đản trung, Khổng tối, Liệt khuyết, Đại bạch
hướng linh cốt, Tam xoa 3, Nội quan.
Kết quả sau xử trí 20 phút : SpO2 lên 96%. Sau 10 phút lấy SpO2 đo lại lên 99%
hết ho và khó thở.

156
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

15.GIẢM BỚT SỰ KHÓ CHỊU DO NHIỄM COVID 19, HO KHAN, ĐAU


B
5
4
2

HỌNG, SỐT, ĐAU CƠ VÀ MỆT MỎI KHẮP CƠ THỂ


(Phùng Văn Chiến trích từ http://www.360doc.com/)
Châm huyệt Ấn Đường và 02 huyệt Đại Lăng, tổng cộng có ba kim.
Huyệt Đại Lăng châm 1,5 thốn hướng về phía đầu ngón giữa, huyệt Ấn đường
châm hướng xuống dưới.
Huyệt Ấn đường có rất nhiều tác dụng kỳ diệu, bệnh nhân đau thắt lưng, bệnh
nhân khó chịu cột sống cổ, bệnh nhân tức ngực, và thậm chí cả bệnh nhân ho, khí
công... Nó có tác dụng điều trị các cơ quan nội tạng của toàn bộ cơ thể.

16.DAY HUYỆT CẦM ỈA CHẢY


B
6
4
2

(Bài của CHƯ-NÔ-ĐA A-KI-RA)


Bị ỉa chảy, khi đã tống chất độc hết rồi mà vẫn còn ỉa chảy, thì dùng phương
pháp dưới đây chắc chắn cầm ngay:

🔹🔹 1. Ngồi ghế, chọn chân trái hoặc phải để làm như sau:
🔹🔹 2. Đặt ngón út tay trái, vào khe giữa ngón cái chân phải và ngón bên cạnh.
Rồi chìa tất cả ngón tay ra, lấy vùng đầu ngón trỏ làm điểm. Đánh dấu điểm đó (ở
khoảng ngón chân thứ tư và ngón út) ấn điểm này thấy đau.

157
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

🔹🔹 3. Đánh dấu cả chân trái, chân phải rồi ấn mạnh bằng ngón trỏ. Nó ảnh hưởng
đến ruột, cầm ỉa chảy.
17.TRĨ LÒI DOM (THOÁT GIANG)
B
7
4
2

Lòi dom là hiện tượng bị sa một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng ra ngoài
hậu môn. Những trường hợp cơ thể suy dinh dưỡng, bị bệnh trĩ, bệnh lỵ lâu ngày sẽ dễ
mắc chứng lòi dom. Dùng điếu ngải cứu huyệt Hội âm dom sẽ tụt ngay vào trong khi
đang cứu.

18.TRỊ TÁO BÓN


B
8
4
2

Phép châm đại minh nguyệt gia cường đối ứng hình ảnh đường ruột.
(Phùng Văn Chiến lược dịch từ http://www.360doc.com/)

19.TÁO BÓN LÂU DÀI (rối loạn cơ năng Đại trường)


B
9
4
2

(Thầy Lê Văn Sửu)


Châm bổ huyệt Đại chung (xem hình)

158
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

20.BỘ HUYỆT CHÂM CHỮA SUY THẬN


B
0
5
2

(Kinh nghiệm của thầy Lê Văn Sửu)


Châm bổ các huyệt Âm lăng tuyền, Âm cốc, Khúc tuyền, Phục lưu. Vào kim,
lay động kim khi thấy đắc khí thì vê bổ mạnh. Rất hiệu quả.

21.HÔN MÊ GAN
B
1
5
2

(Bài của thầy Lê Văn Sửu)

Chích huyệt Nhĩ tiêm nặn máu (Nhĩ Tiêm: Ở trên đỉnh tai, gấp tai lại, đỉnh cao
159
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

nhất là huyệt). Tả huyệt Suất cốc để giải độc thần kinh (Suất cốc: Đỉnh tai thẳng lên
1,5 thốn = khoảng bề rộng 2 ngón tay trỏ và giữa).
22.CỨU NÓNG CHỮA GAN
B
5
2

(Bài của CHƯ-NÔ-ĐA A-KI-RA)


🔹🔹 Bệnh gan có nhiều loại, loại thường thấy nhất là viêm gan và xơ gan. Viêm
gan do siêu vi trùng, do ngộ độc. Nó tiến triển từ viêm cấp đến viêm mãn, đến xơ cứng,
rất khó chữa. Tuy vậy có thể chữa được bằng cứu nóng.
🔹🔹 XÁC DỊNH HUYỆT: Từ điểm trung tâm mắt cá trong của bệnh nhân gan, ta
khuyên một vòng tròn khoảng 2cm đường kính, rồi đánh một dấu chấm ở ngay sát phía
dưới khuyên đó. Coi dấu đó là điểm đỉnh để vẽ hình tam giác đều. Đáy hình tam giác
là một đường từ da ở mặt trong bàn chân (phía ngón cái) đến chỗ da dày gót bàn chân.
Huyệt là 3 đỉnh tam giác.

🔹🔹 CÁCH CỨU: Cứu nóng cả 3 điểm của hình tam giác, mỗi điểm từ 5 - 7 mồi.
Ba điểm ở chân trái, ba điểm ở chân phải, tổng cộng là 6 điểm. Khi cứu ở đây, cảm
thấy rất nóng, vì thế mồi cứu phải nhỏ (mồi ngải hình kim tự tháp). Cứu ở đỉnh điểm
mồi cho đến khi nào ngọn lửa vòng xuống quanh đáy mồi ngoài, cảm thấy nóng bỏng
là được. Ngày nào cũng cứu cho đến khi khỏi bệnh mới thôi. Có vậy mới chữa được
bệnh nan y, chỉ phải tội hơi mất thì giờ.
23.XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
B
3
5
2

(Phương huyệt của thầy Lê Văn Sửu)

Tả Đại lăng, Khích môn. Cứu Ẩn bạch, Đại đôn.


160
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

24.ĐAU DẠ DÀY CẤP, NẤC CỤT, VƯỚNG ĐỜM Ở CỔ HỌNG NUỐT


B
4
5
2

KHÔNG TRÔI
(Kinh nghiệm của bạn Bạch Xuân Phúc)
Châm sau 1 lần gần như hết hẳn.

25.CƠN ĐAU BAO TỬ


B
5
2

(Bài của Tan Thach Phan)


Đau oằn oại. Kèm đau bụng.
Huyệt này nằm ở xương sườn cuối cùng kế cột sống. Bấm trúng rất đau. Ấn day
7 cái liên tục. Ngày 3 lần.

26.ĐIỀU ĐẠT KHÍ CƠ TOÀN THÂN


B
6
5
2

(Kinh nghiệm của thầy Lê Văn sửu)


Tả huyệt Hợp cốc, huyệt Thái xung.
27.ĐAU LƯNG CẤP DO BONG GÂN
(Bài của thầy Lê Văn Sửu)
Châm cứu, hoặc day ấn 1-2 phút nơi huyệt Khí Hải (dưới rốn khoảng 1 đốt ngón

161
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

tay, vùng này có điểm phản ứng đau). Rất hiệu quả.

28.CẶP HUYỆT CHỮA ĐAU THẮT LƯNG


B
7
5
2

(Trích trong sách của dịch giả Sách Y Phú - “Châm cứu Đổng thị cơ sở lý
thuyết, huyệt vị và cơ chế tác dụng” -
https://www.facebook.com/sachy.phu.7/posts/793395421317116)
PHƯƠNG HUYỆT: Châm huyệt Tâm môn và Trung chử.
GIẢI THÍCH
• Huyệt Tâm môn tương ứng với vùng thắt lưng (bên dưới đường eo - rốn) dựa
theo cách nhìn thuận của hệ thống thái cực và tương ứng vùng thắt lưng (bên trên đường
eo - rốn) dựa theo cách nhìn nghịch của hệ thống thái cực.
• Huyệt Trung chử nằm ở đường tương ứng với đường eo - phản chiếu lên trên
lòng bàn tay (là đường nằm giữa huyệt Tam gian và huyệt Hậu khê.
Khi sử dụng cả hai huyệt này phối hợp với nhau, cả vùng thắt lưng (trên và dưới)
đều được tác động.

162
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

29.ĐAU LƯNG
B
8
5
2

Bệnh nhân bị đau vùng lưng đã lâu. Khoảng vài tuần gần đây toàn bộ cơ vùng
lưng co cứng, cả lưng cứng thẳng đơ như tấm phản. Người không quay, không cúi
được; muốn ngồi xuống cũng phải rất vất vả, khi đi đuồn đuỗn như tượng gỗ. Do chỗ
đông người nên không châm cực dịch được, phải dùng âm dương cửu châm.

Châm Chỉ thống tam châm, Bối tam châm và biến thể của Bối tam châm (hình
vẽ).
Cắm kim xong bảo bệnh nhân vận động từ từ, bệnh nhân đi lại ve vẩy dược 2
tay, quay người qua lại được chút, người đỡ cứng, sau khoảng 5-10 phút đã cúi từ từ
được; sau 30 phút rút kim đã cúi được gần 90 độ. Người đi lại tự nhiên, tuy vẫn hơi
gượng do vẫn sợ.
Hôm sau đến bệnh nhân đã đi lại bình thường. Châm lần 2, cắm kim xong cho
vận động đã cúi tay chạm đất, vận động không thấy trở ngại.
Ngày thứ 3, bệnh nhân đã đi làm, bảo không cần châm nữa.
30.CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN
B
9
5
2

Một hôm gặp đồng nghiệp tập thể thao bị chấn thương khớp cổ chân đã hai tuần;
hai cổ chân sưng vù, đi lết từng bước đau đớn.
Châm kim huyệt Khoả linh ở tay đối bên với chân đau hơn, vê kim bảo vận động
nhẹ nhàng cổ chân; khoảng 2 phút bệnh nhân nói hình như đỡ vướng, day gạt “hạch
thần kinh” vùng ngón chân áp út (xem hình) mỗi chân khoảng 2-3 phút, bệnh nhân
đứng dậy đi bình thường, không còn vướng đau.
Lưu kim, thỉnh thoảng vê, tổng thời gian từ lúc bắt đầu châm đến khi rút kim
khoảng 15 phút. Bệnh nhân nói đã hết đau, mấy hôm sau không thấy đau lại.

163
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

31.BỘ HUYỆT ĐẶC HIỆU TIÊU VIÊM, MỤN, NHỌT, ÁP XE, NHIỄM
B
0
6
2

TRÙNG...
(Đây là bộ huyệt kinh nghiệm của cá nhân tôi (Phùng Văn Chiến) vận dụng theo
Y dịch lục khí)
Châm tả 5 huyệt Khúc trì, Dưỡng lão, Tam âm Giao, Hành gian, Công tôn.

Thường đang đau nhức, sau khi châm rút kim ra một lát đã đỡ nhức, châm thêm
1-2 ngày nữa là hết.
Đã châm cứu hiệu quả cho người bị dẫm ván thôi nhiễm trùng, người bị áp-xe
sưng cứng đau nhức cả 2 bên đùi sau 15 phút hết nhức, người bị nhọt to bằng quả táo,
hậu bối, hồng ty đinh (红丝疔 viêm mạch bạch huyết cấp tính), chắp, lẹo...

164
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Tham khảo ứng dụng trong trường hợp khẩn cấp chưa kịp đến viện: Một người
bạn tôi đã ứng dụng chữa thành công cho trường hợp nhiễm trùng máu (đã xét nghiệm
tại bệnh viện, bệnh nhân tự nguyện chỉ châm cứu).
32.ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BẰNG HUYỆT CHỈ DIÊN
B
1
6
2

(Phùng Văn Chiến trích từ nguồn: Master


Tung's Acupuncture Case Studies)
Vết thương này đã phát triển và mưng mủ
trong 1 tháng. Trong 25 phút châm 2 kim huyệt
Chỉ diên. Các mô xung quanh và bên trong vết
thương đã thay đổi đáng kể. (Lúc đầu định chọn
huyệt Chế ô, nhưng bệnh nhân phàn nàn về việc
vết thương liên tục chảy nước và đau chảy nước
mắt đến nỗi không thể mặc áo. Vị trí của vết
thương trên người cũng tương ứng hoàn hảo với
những huyệt Chỉ diên này về hình ảnh (toàn tức).
33.BỘ HUYỆT ĐẶC HIỆU TRỊ DỜI
B
6
2

LEO, ZONA THẦN KINH


(Đây là bộ huyệt kinh nghiệm của cá nhân tôi (Phùng Văn Chiến) vận dụng theo
Y dịch lục khí)
Châm tả các huyệt: Khúc trì, Dưỡng lão, Tam âm giao, Hành gian, Công tôn và
Khích môn. Thường 1-2 ngày là hết.
Các huyệt Khúc trì, Dưỡng lão, Tam âm giao, Hành gian, Công tôn có tác dụng
tiêu viêm. Huyệt Khích môn chữa nốt phỏng và đau nhức rát do Zona, dời leo (khi vừa
bị bỏng châm ngay huyệt Khích môn sẽ không bị phồng và hết rát, bị rồi châm sẽ nhanh
lành vết bỏng).

165
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

34.TRỊ BỆNH HERPES ZOSTER, BỆNH ZONA


B
3
6
2

(Phùng Văn Chiến lược dịch từ http://www.360doc.com)


Xin tham khảo hai cách châm sau (xem hình)

35.TRỊ ĐAU THẦN KINH SAU KHI BỊ BỆNH HERPES ZOSTER (ZONA)
B
4
6
2

(Phùng Văn Chiến lược dịch từ http://www.360doc.com)


Châm: ĐẠI LĂNG, ẤN ĐƯỜNG (nguyên đầu hoạt thuỷ) và BÁT TÀ.
Sau khi đâm bộ kim này, bệnh nhân hết đau.

LÝ GIẢI:
1. Châm cứu huyệt ĐẠI LĂNG: Theo lý thuyết toàn tức, gốc của lòng bàn tay
tương ứng với bụng dưới của cơ thể con người, châm cứu huyệt Đại lăng có thể thúc
đẩy quá trình khí hóa chất âm trong bụng, từ đó tăng cường năng lượng dương của cơ
thể con người, đối với bệnh nhân không đủ dương khí và sáu mạch vô lực, châm cứu
166
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

huyệt Đại lăng, mạch có thể thay đổi nhanh chóng, khi đối mặt với bệnh nhân đau dây
thần kinh này, trước tiên châm vào huyệt Đại lăng hai bên. Sau hai mũi châm dường
như mạch của bệnh nhân đã thay đổi.
2. Tiếp theo, châm huyệt ẤN ĐƯỜNG (nguyên đầu hoạt thuỷ), khai thông chính
giữa lưng, để khí Đốc mạch vận hành trôi chảy, và việc truyền năng lượng của các dây
thần kinh thông thuận hơn. Tất cả các dây thần kinh được phân bố từ hai bên cột sống,
vì vậy điều chỉnh Đốc mạch và đường giữa của cột sống rất cần thiết cho đau dây thần
kinh.
3. Châm huyệt BÁT TÀ: Vì nó là hậu đau dây thần kinh, điều đó có nghĩa là
chất độc còn sót lại có thể vẫn tồn tại, năng lượng ở đó, kinh được mở ra, tà khí có lối
thoát, làm sạch chất độc còn sót lại.
36.NHỊ LONG HÔ CHÂU (二龙戏珠)
B
5
6
2

(Phùng Văn Chiến lược dịch từ http://www.360doc.com)


Phương pháp châm cứu này là châm tổ hợp, tổng cộng có ba kim, hai kim ở
huyệt Thiên Môn và một kim ở huyệt Bách Hội.

CHỈ ĐỊNH: Điều chỉnh Âm Dương đảo ngược thích hợp người bệnh cường
dương (dương khí thượng kháng 阳气上亢), thượng nhiệt, hạ hàn; phương pháp này
thích hợp người bệnh hai mạch thốn bất túc, thanh dương không thăng, phương pháp
này cùng đảo ngược âm dương, là một cặp, một âm một dương. Mọi chứng thanh dương
không thăng (清阳不升) đều có thể dùng.
YẾU QUYẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP:
- Đặc điểm của tượng mạch: hai Thốn bất túc;
- Chứng bệnh: thanh dương không thăng (清阳不升), thượng hư hạ thực (上虚下实).
Phương pháp này huy động sức mạnh trung tiêu trong cơ thể, giải phóng năng
lượng theo lưng hướng lên trên và ra ngoài, vì thế đều có tác dụng nhanh chóng với
người bệnh viêm khớp vai (kiên chu viêm 肩周炎), đốt sống cổ (cảnh truỳ 颈椎), công

167
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

năng tim kém (tâm tạng dương khí bất túc 心脏阳气不足), công năng của phổi kém (phế
bộ dương khí bất túc 肺部阳气不足), đầu não dương khí bất túc (头脑阳气不足).
Vì châm huyệt Bách hội có thể dẫn dương khí lên đỉnh, do đó bệnh nhân phiền
muộn lâu ngày (trường kỳ áp ức 长期压抑), thanh dương không thăng, hay lo lắng bồn
chồn (tiêu lự phiền táo 焦虑烦躁), có thể dùng phương pháp này.
Cũng có thể tác dụng nhanh đối với chứng sau khi nhiễm lạnh đau cứng cổ (thụ
hàn hậu cảnh truỳ cương thống 受寒后颈椎僵痛), thanh dương không thăng, nghẹt mũi
(tị tắc 鼻塞) chóng mặt (đầu hôn 头昏), ngáp liên tục (cáp khiếm liên liên 哈欠连连).
Do hai huyệt Thiên môn được mở ra, nên năng lượng hai bên cơ thể được truyền
lên đầu, giống như hai con rồng vươn lên đỉnh, hình thành trạng thái đôi rồng vờn chuỗi
hạt, nên gọi là nhị long hô châu (二龙戏珠).
37.TRỊ BỆNH VÚ (乳腺疾病)
B
6
2

(Phùng Văn Chiến trích từ nguồn https://www.xuehua.us/)


Các vấn đề về vú thường gặp: Bệnh tăng sinh mô vú (乳腺增生 cyclomastopathy),
vú căng sữa (乳母涨奶), căng tức vú (乳房胀痛), v.v... Các vùng tương ứng thường được
sử dụng trong âm dương cửu châm như hình vẽ.

Ba phương pháp châm cứu âm dương cửu châm thường dùng:


1. Trong vùng tương ứng, tìm đến điểm kết, điểm đau, châm ngang kim.
2. Không có điểm kết hoặc điểm đau, châm kim tại đường 1/4 ngoài, đâm ngang
qua khớp bàn ngón.

168
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

3. Trong vùng tương ứng châm 5 kim vây quanh.


� Trung tâm vân tay ngón giữa châm thẳng 1 kim.
38.CẶP HUYỆT CHỮA HIẾM MUỘN
B
7
6
2

(Trích trong sách của dịch giả Sách Y Phú - “Châm cứu Đổng thị cơ sở lý
thuyết, huyệt vị và cơ chế tác dụng”)
PHƯƠNG HUYỆT: Châm huyệt
Phụ khoa làm huyệt chính phối hợp với
Hoàn sào. Tác giả Dương Duy Kiệt đã sử
dụng cho hiệu quả rất tốt, chữa thành công
khoảng 100 bệnh nhân.
CÁCH CHÂM:
Chọn huyệt Phụ khoa ở một bên,
chọn huyệt Hoàn sào ở bên đối diện và cứ
luân phiên như thế trong những lần trị liệu
khác nhau.
GIẢI THÍCH: Huyệt Phụ khoa nằm ở mặt dương của ngón tay, huyệt Hoàn sào
nằm ở mặt âm của ngón tay. Vì vậy âm dương có thể cân bằng với nhau khi phối hợp
hai huyệt cùng một lúc
39.CHỮA DƯƠNG NUY, YẾU
B
8
6
2

SINH LÝ
(Tác giả: Nguyễn Văn Thành)
Chỉ cần châm:
Tay trái: Trung bạch (Đổng thị);
Chân phải: Phục lưu (Chính
kinh).
40.PHƯƠNG PHÁP CHÂM
B
9
6
2

CỨU NÂNG NGỰC


(Phùng Văn Chiến lược dịch từ
http://www.360doc.com/)
Phương pháp châm cứu này không đau, không rủi
ro và hiệu quả nhanh chóng. Nói chung là tăng 2cm mỗi
lần (hiệu quả nhất đối với phụ nữ dưới 40 tuổi).
Sử dụng kim 0,25x40.
Lấy huyệt: Bắt đầu từ Trung cực tới dưới Thần
khuyết (rốn), tổng cộng châm ba kim, châm kim nằm
ngang dưới da hướng mũi kim từ dưới lên trên. Ở phần
trên Thần khuyết đến Nhũ căn, mỗi bên bốn kim. Lưu
kim trong 55 phút.
169
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

Liệu trình: 03 lần một liệu trình; liên tục 3 ngày, nghỉ 07 ngày, lại châm 03
ngày...
41.SUY TUYẾN THƯỢNG THẬN
B
0
7
2

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận, uống thuốc tây vài năm nhưng chỉ số coóc-ti-
zôn xét nghiệm chỉ là 5 (mình không học y, bệnh nhân đưa kết quả chỉ cho mình thấy
đề như vậy).
Kết hợp châm theo Âm dương cửu châm theo từng buổi: Bối tam châm, Thiên
nhất sinh thuỷ, Dương trì tam sinh vạn vật, Tả mạch. Cách 1-3 ngày châm 1 lần.
Khoảng 3 tuần bệnh nhân đi kiểm tra về khoe chỉ số lên 198.

42.TỨ QUÂN TỬ THANG BẰNG CHÂM CỨU


B
1
7
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ)


CHÂM BỔ: Thái bạch, Đại lăng (hoặc Nội quan), Linh đạo (hoặc Khúc tuyền),
Công tôn. Có thể dùng cao Salonpas dán hoặc cứu các huyệt trên.
CHỦ TRỊ: Bổ khí, điều lý Tỳ Vị, dùng cho đàn ông, trị bệnh thiếu hơi, khí suy,
dương kém, ho, đờm, mệt tim, chóng mặt, hồi hộp.

170
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

43.BÀI LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN BẰNG CHÂM CỨU


B
7
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ)


CHÂM BỔ: Đại chung (hoặc Phục lưu), Đại lăng, Dịch môn, Âm lăng tuyền,
Ngoại khâu, Thái bạch. Có thể dùng cao Salonpas dán các huyệt trên.
CHỦ TRỊ: Tinh khí không kiên, hay đi tiểu, tai ù điếc do lớn tuổi Thận kém, mắt
vàng do Can hư. Trị âm hư, Thận tinh thiếu, hư hoả xông lên, đau thắt lưng, gối mỏi,
đái són, di mộng tinh, đàm nhớt đưa lên, đổ mồ hôi dầm, mắt mờ, tai nặng, mạch tả
xích sác vô lực, hạ áp huyết, cổ khô, kinh nguyệt không đều. Tả hoả, bỏ thận âm.

44.BÁT TRÂN THANG BẰNG CHÂM CỨU


B
3
7
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ)


CHÂM CỨU: Thái bạch, Đại lăng, Khúc tuyền (hoặc Linh đạo), Công tôn,
Thông lý, Đại chung (hoặc Chiếu hải), Thần môn, Ôn lưu. Có thể dùng cao Salonpas
dán hoặc cứu các huyệt trên.
CHỦ TRỊ: Khí huyết đều suy kém, tâm phế hư tổn.

171
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

45.THẬP TOÀN ĐẠI BỔ BẰNG CHÂM CỨU


B
4
7
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ)

PHƯƠNG HUYỆT: Châm cứu (hoặc có thể dán cao salonpas) 10 huyệt sau:
Thái bạch (Đảng sâm), Đại lăng (Phục linh), Khúc tuyền (Bạch truật), Công tôn (Cam
thảo), Thông lý (Đương quy), Đại chung (Thục địa), Thần môn (Bạch thược), Ôn lưu
(Xuyên khung), Thông cốc (Hoàng kỳ), Quan nguyên hoặc Thương khâu (Nhục quế).
CHỦ TRỊ: Các bệnh khí huyết hư tổn, u nhọt thoát huyết vừa khỏi hay sau khi
giải phẫu, nhan sắc tàn tạ, mệt mỏi, choáng váng hoa mắt, xanh xao, lao thương suy
yếu, mạch nhu nhược, làm việc mau mệt, thở dốc.

172
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

46.BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG BẰNG CHÂM CỨU


B
5
7
2

(Bài của thầy Phan Văn Sỹ)


PHƯƠNG HUYỆT: Châm cứu (hoặc có thể dán cao salonpas) 08 huyệt sau:
Thái bạch (Nhân sâm), Thông cốc (Hoàng kỳ), Thông lý (Đương quy), Công tôn (Cam
thảo), Gian sử (Thăng ma), Chi chính (Sài hồ), Khúc tuyền (Bạch truật), Phong long
(Trần bì).
CHỦ TRỊ: Bệnh nội thương do lao lực quá độ, ăn uống thất thường, tứ chi mệt
mỏi, mình nóng bứt rứt, nhức đầu, sợ lạnh, biếng nói, biếng ăn, suyễn, khát, tự hãn. Trị
các chứng khí hư, hạ hãm, trung khí bất túc.

47.TRỊ CHỨNG RA MỒ HÔI TAY


B
6
7
2

Châm các huyệt Tam gian, Quan xung, Thiếu trạch, Hậu khê.

173
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

48.Tham khảo: ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT GIÚP GIẢM TÁC DỤNG PHỤ
B
7
2

CỦA VẮC-XIN
(Phùng Văn Chiến lược dịch bài của thầy Alvin Cheng -
https://www.facebook.com/groups/2250192911945840/)

174
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

1. Trước khi tiêm vắc-xin (dịch miêu 疫苗) có thể dùng các huyệt Thượng tam
hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng), Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng,
Nhân hoàng), Tứ mã, Tứ hoa, Đại tam thông (Thông quan, thông sơn, thông thiên),
Thuỷ kim, Thuỷ thông, Thần nhĩ, Linh cốt, Đại bạch có thể giảm bớt nguy cơ xuất hiện
tác dụng phụ.
2. Sau khi tiêm vắc-xin (dịch miêu 疫苗) lại sử dụng các huyệt trên cũng có thể
giúp giảm tác dụng phụ.
3. Nếu người phát sốt có thể chích Đại chuỳ hoặc Nhĩ tiêm. Nếu rét lạnh có thể
dùng nhiều hơn các huyệt Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng), Thần
nhĩ, Uyển thuận.
4. Nếu phản ứng nghiêm trọng có dị ứng sưng đỏ, có thể lấy các huyệt giải độc
Thủ giải, Cốt quan, Mộc quan, Mộc linh, Song linh, Chế ô.
5. Cổ họng hoặc phổi có triệu chứng, có thể lấy huyệt Hầu linh, Tam kim (Nội
kim, Phân kim, Hợp kim), hoặc Khúc lăng, Kiến lực, Trung lực, Tứ mã.
6. Tăng cường chức năng Can và Thận: Huyệt Thượng tam hoàng (Thiên
hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng), Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng).
Tăng cường chính khí: Huyệt Thần nhĩ, Thuỷ kim, Thuỷ thông. Có thể sử dụng tất cả
những nội dung này.
Trên đây là các huyệt thường dùng để giảm tác dụng phụ của vắc-xin, đã có
nhiều người sử dụng có hiệu quả, có thể xem triệu chứng điều chỉnh chọn lựa, vui lòng
chọn lựa huyệt phù hợp vưới mỗi người.
TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN DÙNG ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT GIÚP
GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC-XIN:
Tối hôm trước châm các huyệt: Thượng tam hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng,
Kỳ hoàng), Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng), Tứ mã, Tứ hoa, Đại
tam thông (Thông quan, thông sơn, thông thiên), Thuỷ kim, Thuỷ thông, Thần nhĩ,
Linh cốt, Đại bạch.
Sáng hôm sau tiêm vắc-xin, cả ngày người nhẹ nhàng, vết tiêm không đau. Chủ
quan không châm cứu sau khi tiêm như hướng dẫn, tới đêm người và đầu đau nhức
mỏi vật vã như khi bị cúm, không sốt. Không chịu được phải dậy lấy kim châm: Thượng
tam hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng), Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa
hoàng, Nhân hoàng), Tứ mã, Tứ hoa, Đại tam thông (Thông quan, thông sơn, thông
thiên), Thuỷ kim, Thuỷ thông, Thần nhĩ, Linh cốt, Đại bạch. Thật kỳ lạ, châm xong
người nhẹ nhõm ngay, không còn cảm giác đau mỏi nữa. Hôm sau châm thêm một lần
cho yên tâm, từ đó người hoàn toàn thoải mái, bình thường, không thấy tác dụng phụ
khác.
49.CÁC HUYỆT GIẢI
B
8
7
2

Nguồn từ sách Y dịch lục khí của thầy Phan Văn Sỹ

175
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

176
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

50.TRẢI NGHIỆM MỘT CA ĐAU VAI CHÂM THEO BÌNH HOÀNH


B
9
7
2

THIÊN ỨNG (Kết hợp kiểm tra bằng số đo kinh lạc)


Bệnh nhân đau vai phải trên kinh Tiểu trường: cơ bó kết lại khu vực Kiên trung
du (đã vài năm, do lệch đốt sống D1) kéo lên khoảng Thiên song, đau nhức nhối vận
động cổ khó. Theo hệ thống ta có:
HT1: Bàng quang HT4: Can
HT2: Phế HT5: Bàng quang
HT3: Tâm
Chọn châm huyệt phản ứng: Tâm và Phế vùng cổ tay trái, Bàng quang vùng cẳng
chân trái (vì theo số đo kinh lạc ba kinh Bàng quang, Tâm và Phế biến động giữa hai
bên phải trái nhiều nhất).
Kết quả sau khi châm: Tuy cơ bị kết chưa rã ra, nhưng bệnh nhân đỡ bị bó cổ,
mức độ đau giảm khoảng 60%-70%.
Số đo kinh lạc sau khi châm: biến động giữa hai bên phải trái các kinh Tiểu
trường, Bàng quang và Phế tương đối cân bằng (Tham khảo số đo trước và sau khi
châm).
(Sách tham khảo để châm: "TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG BÌNH HOÀNH
THIÊN ỨNG" của thầy Đỗ Mạnh Cường - Minh Hải - Vĩnh Minh - Lê Quý Ngưu)

177
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

MỤC LỤC
PHẦN A. CHÂM CỨU CỰC DỊCH ........................................................................................... 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÂM CỨU CỰC DỊCH............................................................... 4
I. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................................... 4
1. Thầy LƯU TRIỀU LONG .......................................................................................................................... 4
2. Bác sĩ DENNIS QUACH ........................................................................................................................... 4
II. NGUYÊN LÝ .................................................................................................................................................... 5
III. CƠ CHẾ BỆNH LÝ: ........................................................................................................................................ 5
IV. KIM - ĐỘ SÂU - LƯỢNG KÍCH THÍCH ....................................................................................................... 5
V. PHÂN THEO LỚP ........................................................................................................................................... 6
VI. CHÂM HIỆU QUẢ TRONG CỰC DỊCH ....................................................................................................... 6
VII. THỦ PHÁP ....................................................................................................................................................... 7
1. Thủ pháp phổ thông (普通手法) .............................................................................................................. 7
2. Châm thái cực (thủ pháp điều hình)太极刺(调形手法) ......................................................................... 7
3. Châm dịch khí (易炁刺) (Thủ pháp điều khí 调气手法). ....................................................................... 7
VIII. HIỆU ỨNG “CỘNG HƯỞNG” 共振 .............................................................................................................. 8
IX. ĐIỆN CHÂM ..................................................................................................................................................... 8
X. NGŨ VẬN LỤC KHÍ - 五运六气 ..................................................................................................................... 8
Ngũ vận Lục khí: ...................................................................................................................................................... 8
XI. Vận dụng Ngũ vận Lục khí Trong Cực Dịch ............................................................................................... 9
XII. KẾT CẤU BỘ VỊ PHÂN THEO NGŨ HÀNH - NGŨ VĨ (五纬) ................................................................. 11
XIII. LẠC THƯ - HÀ ĐỒ........................................................................................................................................ 11
XIV. HUYỆT PHÂN BỔ THEO BÁT HƯ - TÁM KHỚP .................................................................................... 13
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DẶC BIỆT TRONG CHÂM CỨU CỰC DỊCH 14
I. “NHẤT KHÍ CHU LƯU” HOÀNG NGUYÊN NGỰ..................................................................................... 14
II. VỌNG CHẨN TRONG CỰC DỊCH ............................................................................................................. 15
1. Mắt ............................................................................................................................................................. 17
2. Xem lưỡi ................................................................................................................................................... 17
3. Tư thế đứng: Đứng thẳng, hai chân sát vào nhau ............................................................................. 17
4. Đứng chụp X-ray ..................................................................................................................................... 18
5. Tư thế nằm: Nằm ngửa, hai chân thả lỏng, ngón út chân nào gần giường nhất là chân Dương
70% 19
6. Nằm úp xem lưng và chân ..................................................................................................................... 20
7. Thực nghiệm chân hình số 4 ................................................................................................................. 20
CHƯƠNG III. HUYỆT VỊ ..................................................................................................................... 21
I. HUYỆT HOẢ .................................................................................................................................................. 23
II. HUYỆT KIM.................................................................................................................................................... 24
III. HUYỆT MỘC ................................................................................................................................................. 25
IV. HUYỆT THỔ .................................................................................................................................................. 26
V. HUYỆT THUỶ ................................................................................................................................................ 27
CHƯƠNG IV. BỆNH HỌC .................................................................................................................. 28
I. BỘ HOẢ, KIM, MỘC (CƠ, XƯƠNG KHỚP) ............................................................................................. 28
1. ĐAU VAI GÁY .......................................................................................................................................... 28
2. CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG CỔ ....................................................................................... 29
3. VIÊM QUANH KHỚP VAI ...................................................................................................................... 31
4. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY, NGÓN TAY CÒ SÚNG ........................................................................ 32
5. ĐAU KHUỶU TAY ................................................................................................................................... 33
6. ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN ............................................................................................................. 34
II. BỘ MỘC ......................................................................................................................................................... 34
1. ĐAU LƯNG, LỆCH, THOÁT VỊ, PHÌNH ĐĨA ĐỆM ............................................................................. 35
2. CHƯỚNG NGẠI CHỨC NĂNG TÌNH DỤC......................................................................................... 37
3. CONG VẸO CỘT SỐNG LƯNG (ĐĨA ĐỆM L1 - L5).......................................................................... 39
4. ĐAU CÁC NHÓM CƠ VÙNG BỤNG .................................................................................................... 40
III. BỘ THỔ .......................................................................................................................................................... 40
1. HỘI CHỨNG CƠ HÌNH LÊ, VIÊM KHỚP VÙNG CHẬU ................................................................... 41
2. THẦN KINH TOẠ ..................................................................................................................................... 42
3. HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI ............................................................................................................. 43

178
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

4. LƯNG ĐẾN CHÂN (CẢ GIÃN TĨNH MẠCH, KHỚP GỐI) ................................................................. 45
5. ĐAU CỔ CHÂN, ĐAU DÙI, ĐAU GỐI, TÊ CHÂN, TRẬT KHỚP CỔ CHÂN, TRÀN DỊCH KHỚP
GỐI, TÊ BÌ CHÂN, LẠNH CHÂN ................................................................................................................... 47
6. VIÊM GỐI, ĐAU GỐI............................................................................................................................... 49
7. CHÂN VÒNG KIỀNG (HÌNH CHỮ O) .................................................................................................. 51
8. MASSAGE - CẠO GIÓ - TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG - GIÁC HƠI - CHÍCH LỀ - ĐẮP THUỐC -
CẤY CHỈ - MÁY XUNG ĐIỆN… ..................................................................................................................... 52
IV. NỘI KHOA ...................................................................................................................................................... 53
1. THỔ - VẠN BỆNH CHI MẪU (土-万病之母) ........................................................................................ 53
2. MẤT NGỦ, ĐAU ĐẨU, CHÓNG MẶT, CĂNG THẲNG THẨN KINH, STRESS, RỐI LOẠN LO ÂU
53
3. MẤT NGỦ ................................................................................................................................................. 54
4. GIẢM THÍNH LỰC, Ù TAI, ĐIÊC TAI, HỘI CHỨNG MENIERE, ĐAU THẦN KINH TAM THOA 56
5. LIỆT MẶT VII ............................................................................................................................................ 57
6. VIÊM MŨI DỊ ỨNG, VIÊM XOANG ....................................................................................................... 58
7. THỊNH (THỰC 实) - SUY (HƯ虚) ........................................................................................................ 59
8. DI CHỨNG SAU TAI BIẾN..................................................................................................................... 60
9. MẠCH NHÂM, MẠCH ĐỐC ................................................................................................................... 61
10. BỆNH NỘI KHOA HÔ HẤP, TIM MẠCH: ĐAU TỪC NGỰC, KHÓ THỞ, VIÊM ĐƯỜNG HÔ
HẤP, HO, ĐAU HỌNG, BỆNH TIM MẠCH .................................................................................................. 62
11. NẤC CỤT .................................................................................................................................................. 63
12. NẤC CỤT MÃN TÍNH .............................................................................................................................. 64
13. HUYẾT ÁP ................................................................................................................................................ 64
14. MẮT, MIỆNG GIẬT .................................................................................................................................. 64
15. PARKINSON ............................................................................................................................................ 64
16. BỆNH NỘI KHOA TIÊU HOÁ: ĐAU DẠ DÀY, TÁO BÓN, TIÊU CHẢY, HỘI CHỨNG RUỘT
KÍCH THÍCH, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN... ........................................................................... 65
17. BÍ TIỂU, TIỂU ĐÊM................................................................................................................................. 67
18. ĐAU BỤNG KINH, TRĨ NỘI ................................................................................................................... 68
19. DỊCH KHÍ TỨ CHÂM .............................................................................................................................. 69
20. U XƠ TỬ CUNG ...................................................................................................................................... 70
CHƯƠNG V. KINH NGHIỆM TRONG CHỮA TRỊ ......................................................................... 70
I. GIAO TIẾP TRƯỚC VỚI BỆNH NHÂN..................................................................................................... 70
II. PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN SAU KHI CHÂM - CHÂM SAI CHẨN ĐOÁN .................................... 70
III. CHÂM ĐÚNG CHẨN ĐOÁN ........................................................................................................................ 71
IV. CHÂM ĐÚNG CHẨN ĐOÁN NHƯNG HIỆU QUẢ KÉM.......................................................................... 71
V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ - LIỆU TRÌNH ........................................................................................................... 71
VI. HƯỚNG DẪN TƯ DUY PHỐI HỢP PHƯƠNG HUYỆT TRONG LÂM SÀNG .................................... 72
PHẦN B. ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM ...................................................................................... 73
CHƯƠNG I. ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM KHÁI THUẬT ................................................................ 73
I. NGUYÊN TẮC CHÂM .................................................................................................................................. 73
II. TOÀN TỨC ĐỐI ỨNG THÂN THỂ TRÊN NGÓN TAY CÁI ................................................................... 74
1. Mặt lưng ngón tay cái ............................................................................................................................. 74
2. Mặt bụng ngón tay cái............................................................................................................................. 75
3. Cạnh bên ngón tay cái ............................................................................................................................ 76
4. Đối ứng tứ chi .......................................................................................................................................... 77
III. THẬN TRỌNG, LƯU Ý KHI DÙNG ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM ............................................................. 77
CHƯƠNG II. PHÉP CHÂM SƠ CẤP ............................................................................................... 78
1. THÔNG THIÊN TRIỆT ĐỊA .................................................................................................................... 78
2. PHI LONG TẠI THIÊN ............................................................................................................................ 78
3. ĐẠO LONG NHẬP HẢI ........................................................................................................................... 79
4. KHÁNG LONG HỮU HỐI ....................................................................................................................... 79
5. THIÊN NHÂN HỢP NHẤT ..................................................................................................................... 80
6. THÔNG NHÂN HOÀ ............................................................................................................................... 80
7. XUÂN PHONG PHÙ LIỄU ..................................................................................................................... 81
8. THU PHONG TẢO DIỆP ........................................................................................................................ 81
9. HẢI THƯỢNG MINH NGUYỆT ............................................................................................................. 82
CHƯƠNG III. PHÉP CHÂM TRUNG CẤP ....................................................................................... 82
1. NGUYÊN ĐẦU HOẠT THUỶ ................................................................................................................. 82

179
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

2. THIÊN NHẤT SINH THUỶ ..................................................................................................................... 82


3. DẪN HOẢ QUY NGUYÊN ...................................................................................................................... 83
4. ĐIÊN ĐẢO ÂM DƯƠNG ......................................................................................................................... 83
5. DOÃN THẾ QUYẾT TRUNG ................................................................................................................. 83
6. TAM DƯƠNG KHAI TẤU ....................................................................................................................... 84
7. ÂM DƯƠNG PHẢN PHỤC .................................................................................................................... 84
8. NHỊ LONG HÔ CHÂU ............................................................................................................................. 84
9. TRÍ TÂM NHẤT XỨ ................................................................................................................................. 85
CHƯƠNG IV. PHÉP CHÂM CAO CẤP ............................................................................................ 85
1. THÂN TÂM HỢP NHẤT ......................................................................................................................... 85
2. DẪN KHÍ HOÁ TINH ............................................................................................................................... 86
3. DẪN KHÍ QUY THẦN .............................................................................................................................. 86
4. DẪN KHÍ THÔNG ĐỐC .......................................................................................................................... 86
5. LUYỆN TINH HOÁ KHÍ........................................................................................................................... 87
6. NINH TÂM AN THẦN .............................................................................................................................. 87
7. PHÙ DƯƠNG ỨC ÂM ............................................................................................................................ 87
8. VÔ TRUNG SINH HỮU .......................................................................................................................... 88
9. NỮU CHUYỂN CÀN KHÔN................................................................................................................... 88
CHƯƠNG V. TỔ HỢP CHÂM PHÁP ............................................................................................... 89
1. NĂNG LƯỢNG TỔ ................................................................................................................................. 89
2. TIỂU CHU THIÊN .................................................................................................................................... 90
3. TẢ XUÂN PHONG HỮU THU PHONG................................................................................................ 90
4. PHI LONG TẢO DIỆP ............................................................................................................................. 91
5. XUÂN PHONG TRIỆT ĐỊA ..................................................................................................................... 91
6. BỐI CHU THIÊN ...................................................................................................................................... 91
7. CHỈ THỐNG TAM CHÂM ....................................................................................................................... 92
8. ĐIỀU KHÍ TAM CHÂM ............................................................................................................................ 92
9. LẠP CUNG XẠ TIỄN ............................................................................................................................... 92
10. ĐỈNH TAM CHÂM .................................................................................................................................... 92
11. THỦ TRUNG CHÂM PHÁP.................................................................................................................... 93
12. TUẦN DƯƠNG CHÂM ........................................................................................................................... 94
13. NHẤT KHÍ CHU LƯU CHÂM ................................................................................................................. 94
14. TẾ ÂM CHÂM ........................................................................................................................................... 95
15. TẢ MẠCH HỮU MẠCH CHÂM .............................................................................................................. 95
16. CỬU CHÂM TRẬN PHÁP ...................................................................................................................... 95
17. DƯƠNG TRÌ TAM SINH VẠN VẬT ...................................................................................................... 96
CHƯƠNG VI. TẠP BỆNH CHÂM PHÁP .......................................................................................... 97
1. NHĨ BỆNH CHÂM .................................................................................................................................... 97
2. ĐẦU THỐNG CHÂM ............................................................................................................................... 97
3. NHÃN TẬT CHÂM ................................................................................................................................... 97
4. TỊ TAM CHÂM .......................................................................................................................................... 98
5. THỦ TỊ CHÂM .......................................................................................................................................... 98
6. THIỆT TIÊM THỐNG .............................................................................................................................. 98
7. NHA THỐNG CHÂM ............................................................................................................................... 99
8. CẢNH CHUỲ THỐNG CHÂM ................................................................................................................ 99
9. KIÊN THỐNG CHÂM (1) ........................................................................................................................ 99
10. KIÊN THỐNG CHÂM (2) ...................................................................................................................... 100
11. THƯỢNG CHI THỐNG CHÂM ........................................................................................................... 100
12. THỦ CHỈ MA MỘC CHÂM (Viêm bao gân) ....................................................................................... 101
13. YÊU THỐNG, HẠ CHI BẤT THÍCH CHÂM........................................................................................ 101
14. TẤT THỐNG CHÂM .............................................................................................................................. 101
15. CƯỚC KHOẢ CHÂM ............................................................................................................................ 102
16. CƯỜNG TÂM CHÂM ............................................................................................................................ 102
17. NHŨ TUYẾN CHÂM .............................................................................................................................. 102
18. VỊ TAM CHÂM........................................................................................................................................ 103
19. TIÊU BĨ CHÂM ....................................................................................................................................... 103
20. HẠ TIÊU CHÂM ..................................................................................................................................... 104
21. VỰNG XA CHÂM .................................................................................................................................. 104
22. TRÚNG PHONG CHÂM ....................................................................................................................... 104
23. QUÁ MẪN CHÂM (dị ứng) ................................................................................................................... 105

180
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

24. THẤT MIÊN CHÂM ............................................................................................................................... 105


25. CAN ĐỞM CHÂM .................................................................................................................................. 105
26. YẾT TAM CHÂM.................................................................................................................................... 106
27. KHÁI TAM CHÂM .................................................................................................................................. 106
28. ÁCH NGHỊCH CHÂM ............................................................................................................................ 106
CHƯƠNG VII. MẠCH VÀ ÂM DƯƠNG CỬU CHÂM .................................................................... 107
1. Song mạch thượng việt (thốn cường xích nhược): .......................................................................... 107
2. Tả mạch thượng việt: ............................................................................................................................ 107
3. Hữu mạch thượng việt:......................................................................................................................... 107
4. Song mạch hạ hãm: .............................................................................................................................. 108
5. Tả mạch hạ hãm: ................................................................................................................................... 108
6. Hữu mạch hạ hãm:................................................................................................................................ 108
7. Song mạch ngoại việt: .......................................................................................................................... 109
8. Song mạch nội hãm: ............................................................................................................................. 109
9. Song thốn kháng thịnh: Kháng long hữu hối .................................................................................... 109
10. Song thốn bất túc: ................................................................................................................................. 109
11. Tả thốn kháng thịnh, hữu xích bất túc: Dẫn hoả quy nguyên ........................................................ 110
12. Hữu thốn kháng thịnh, tả xích bất túc: Thiên nhất sinh thuỷ ......................................................... 110
13. Tả thốn bất túc, tả quan, xích uất đại: Tam dương khai thái/tấu .................................................. 110
14. Tả quan uất đại: ..................................................................................................................................... 110
15. Hữu quan uất đại: .................................................................................................................................. 110
16. Tả quan uất kháng: ............................................................................................................................... 111
17. Hữu quan hư uất: .................................................................................................................................. 111
18. Song quan uất đại: ................................................................................................................................ 111
19. Song quan uất đại, thốn xích bất túc: ................................................................................................. 111
20. Song xích dị thường:............................................................................................................................. 112
21. Tả mạch dị thường: ............................................................................................................................... 112
22. Mạch thế vô lực: .................................................................................................................................... 112
PHẦN C. Y DỊCH LỤC KHÍ TRONG CHÂM CỨU ............................................................ 113
I. SƠ LƯỢC VỀ BỘ MẠCH Y DỊCH LỤC KHÍ ........................................................................................... 114
II. HUYỆT CHÍNH KINH XẾP VÀO BỘ MẠCH Y DỊCH LỤC KHÍ ............................................................ 115
III. THẾ LUÂN CHUYỂN ĐƠN HUYỆT ......................................................................................................... 116
IV. CHẮP KINH CHỮA TRỊ ĐAU NHỨC THEO Y DỊCH LỤC KHÍ ........................................................... 116
PHẦN D. CHÂM CỨU BÌNH HOÀNH THIÊN ỨNG .......................................................... 118
I. ĐỒ HÌNH CHÂM CỨU BÌNH HOÀNH THIÊN ỨNG .............................................................................. 118
II. BẢNG CHÂM CỨU THEO BÌNH HOÀNH ............................................................................................... 119
III. 12 MÔ HÌNH TỔNG THỂ BÌNH HOÀNH ................................................................................................. 120
1. Dương minh (mặt trước) ...................................................................................................................... 120
2. Thiếu dương (hai bên) .......................................................................................................................... 121
3. Thái dương (mặt sau) ........................................................................................................................... 122
IV. CHIẾN LƯỢC 12 DIỆU HUYỆT ............................................................................................................... 124
1. Các thời ................................................................................................................................................... 124
2. Các bước xây dựng liệu trình .............................................................................................................. 124
V. MỘT SỐ HÌNH TOÀN TỨC ....................................................................................................................... 126
PHẦN E. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC ............................................................................. 129
I. CHỌN HUYỆT THEO LUẬT ĐỐI ỨNG ................................................................................................... 129
II. ĐỒ HÌNH PHẢN XẠ THẦN KINH BẠCH HUYẾT (Neurolymphatic Reflexes) ................................... 131
III. ĐỒ HÌNH PHẢN XẠ NỘI TẠNG................................................................................................................ 133
IV. QUY KINH CÁC NHÓM CƠ - TẠNG PHỦ/TUYẾN LIÊN QUAN ......................................................... 133
V. ĐƯỜNG THÁI DƯƠNG BƯỚM ............................................................................................................... 136
VI. ĐIỂM PHẢN XẠ THẦN KINH MẠCH MÁU.............................................................................................. 137
VII. HỆ THỐNG THẦN KINH TỰ CHỦ ........................................................................................................... 137
VIII. SƠ ĐỒ VÙNG ĐAU QUY CHIẾU ............................................................................................................. 138
IX. NGUYÊN UỶ BÁM TẬN MỘT SỐ CƠ VÙNG LƯNG ........................................................................... 140
X. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG NÔNG PHÍA SAU) ........................................................................... 141
XI. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG NÔNG PHÍA TRƯỚC)..................................................................... 142
XII. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG PHẦN BÊN) ....................................................................................... 143
XIII. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG XOẮN ỐC) ......................................................................................... 144
XIV. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (CÁC ĐƯỜNG CƠ CÁNH TAY) ...................................................................... 145
XV. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (CÁC ĐƯỜNG CHỨC NĂNG) ......................................................................... 146

181
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XVI. MỘT SỐ ĐƯỜNG CƠ (ĐƯỜNG SÂU PHÍA TRƯỚC) ........................................................................ 147


PHẦN F. MỘT VÀI PHƯƠNG ỨNG DỤNG ....................................................................... 149
1. CỨU NÓNG ĐIỂM Ở GAN BÀN CHÂN CHỮA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ....................................... 149
2. MÁU TỤ TRONG NÃO (Do tai nạn chấn thương) ............................................................................ 149
3. CHÂM CỨU CHỮA BONG GÂN, CHẤN THƯƠNG ........................................................................ 149
4. BỘ HUYỆT CẦM MÁU HIỆU NGHIỆM CỦA DIỆN CHẨN ............................................................. 150
5. CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG BẰNG CHÂM CỨU .................................................................. 150
6. CẢM LÂU DÀI CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI ......................................................................................... 151
7. SỐT CAO ................................................................................................................................................ 151
8. XỬ LÝ CHỨNG RÉT, ĐAU NHỨC MỎI KHI MẮC VI-RÚT, SỐT RÉT ......................................... 151
9. SỐT XUẤT HUYẾT ............................................................................................................................... 152
10. SỐT XUẤT HUYẾT ............................................................................................................................... 153
11. CHÂM CỨU GIẢI SAY RƯỢU ............................................................................................................ 153
12. CHỐNG VIÊM PHỔI VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH BẰNG ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT. 154
13. Tham khảo: CÁC HUYỆT CẦN DÙNG CHỮA VIÊM PHỔI DO COVID-19 ................................. 155
14. Kinh nghiệm lâm sàng: XỬ LÝ MỘT CA BỆNH NHÂN KHÓ THỞ ................................................ 156
15. GIẢM BỚT SỰ KHÓ CHỊU DO NHIỄM COVID 19, HO KHAN, ĐAU HỌNG, SỐT, ĐAU CƠ VÀ
MỆT MỎI KHẮP CƠ THỂ ............................................................................................................................. 157
16. DAY HUYỆT CẦM ỈA CHẢY ................................................................................................................ 157
17. TRĨ LÒI DOM (THOÁT GIANG) .......................................................................................................... 158
18. TRỊ TÁO BÓN ........................................................................................................................................ 158
19. TÁO BÓN LÂU DÀI (rối loạn cơ năng Đại trường)........................................................................... 158
20. BỘ HUYỆT CHÂM CHỮA SUY THẬN .............................................................................................. 159
21. HÔN MÊ GAN ........................................................................................................................................ 159
22. CỨU NÓNG CHỮA GAN ..................................................................................................................... 160
23. XUẤT HUYẾT DẠ DÀY......................................................................................................................... 160
24. ĐAU DẠ DÀY CẤP, NẤC CỤT, VƯỚNG ĐỜM Ở CỔ HỌNG NUỐT KHÔNG TRÔI ................. 161
25. CƠN ĐAU BAO TỬ............................................................................................................................... 161
26. ĐIỀU ĐẠT KHÍ CƠ TOÀN THÂN ........................................................................................................ 161
27. ĐAU LƯNG CẤP DO BONG GÂN ...................................................................................................... 161
28. CẶP HUYỆT CHỮA ĐAU THẮT LƯNG ............................................................................................ 162
29. ĐAU LƯNG............................................................................................................................................. 163
30. CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN ................................................................................................... 163
31. BỘ HUYỆT ĐẶC HIỆU TIÊU VIÊM, MỤN, NHỌT, ÁP XE, NHIỄM TRÙNG... ............................ 164
32. ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BẰNG HUYỆT CHỈ DIÊN ....................................................................... 165
33. BỘ HUYỆT ĐẶC HIỆU TRỊ DỜI LEO, ZONA THẦN KINH ............................................................ 165
34. TRỊ BỆNH HERPES ZOSTER, BỆNH ZONA ................................................................................... 166
35. TRỊ ĐAU THẦN KINH SAU KHI BỊ BỆNH HERPES ZOSTER (ZONA) ........................................ 166
36. NHỊ LONG HÔ CHÂU (二龙戏珠) ....................................................................................................... 167
37. TRỊ BỆNH VÚ (乳腺疾病) ..................................................................................................................... 168
38. CẶP HUYỆT CHỮA HIẾM MUỘN ...................................................................................................... 169
39. CHỮA DƯƠNG NUY, YẾU SINH LÝ ................................................................................................. 169
40. PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU NÂNG NGỰC................................................................................... 169
41. SUY TUYẾN THƯỢNG THẬN ............................................................................................................ 170
42. TỨ QUÂN TỬ THANG BẰNG CHÂM CỨU ...................................................................................... 170
43. BÀI LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN BẰNG CHÂM CỨU ...................................................................... 171
44. BÁT TRÂN THANG BẰNG CHÂM CỨU ............................................................................................ 171
45. THẬP TOÀN ĐẠI BỔ BẰNG CHÂM CỨU ......................................................................................... 172
46. BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG BẰNG CHÂM CỨU ........................................................................... 173
47. TRỊ CHỨNG RA MỒ HÔI TAY ............................................................................................................ 173
48. Tham khảo: ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT GIÚP GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC-XIN ................... 174
49. CÁC HUYỆT GIẢI .................................................................................................................................. 175
50. TRẢI NGHIỆM MỘT CA ĐAU VAI CHÂM THEO BÌNH HOÀNH THIÊN ỨNG (Kết hợp kiểm tra
bằng số đo kinh lạc) ...................................................................................................................................... 177
MỤC LỤC 178

182
Phùng Văn Chiến (biên soạn) CẨM NANG CHÂM CỨU KỲ HIỆU

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

183

You might also like