Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


----------

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


THỰC TIỄN

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ


GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHÂN
SỰ TRONG NGÀNH NHÀ
HÀNG HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: GV Lý Liệt Thanh


LỚP HỌC PHẦN: 233HOS45202

TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng 6/2024


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
----------

KHOA DU LỊCH

HỌC PHẦN
CHUYÊN ĐỀ 1

NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM


HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng 4/2024


ii
ĐIỂM KẾT LUẬN CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ CHẤM
THI
CBCT 1:

CBCT 2:

(ghi bằng số) (ghi bằng chữ)

STT Tiêu chí Thang điểm Điểm chấm Ghi


chú
1 Hình thức trình bày
- Trình bày đúng quy định 1,0đ - max
hướng dẫn (phông chữ, số
trang, mục lục, bảng biểu …)
- Không có lỗi chính tả, lỗi 1,0đ – max
đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu
tham khảo. Văn phong trong
sáng không tối nghĩa, Báo cáo
trích dẫn nguồn đầy đủ, đảm
bảo đạo đức trong học thuật
2 Nội dung:
Câu 1: 4đ
Câu 2: 4đ
Tổng điểm (điểm số) 10đ – max

iii
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................vi
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................vii
1. PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI:...........................................................................................1
1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt Nam
hiện nay và tương lai:............................................................................................................1
1.1.1 Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch:.......................1
1.1.2 Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt Nam hiện
nay:......................................................................................................................................1
1.1.2.1. Ảnh hưởng về mặt tích cực:.............................................................................1
1.1.2.2. Ảnh hưởng về mặt tiêu cực:.............................................................................2
1.1.3. Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt Nam
tương lai..............................................................................................................................3
1.1.3.1. Ảnh hưởng về mặt tích cực:.............................................................................3
1.1.3.2. Ảnh hưởng về mặt tiêu cực:.............................................................................4
1.2 Đề xuất giải pháp gì góp phần cho sự phát triển của nền văn hóa ẩm thực trong
ngành du lịch Việt Nam trong tương lai:.............................................................................5
2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH THÔNG MINH VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ HỘI,
THÁCH THỨC MÀ DU LỊCH THÔNG MINH MANG LẠI CHO NGÀNH DU LỊCH THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM:.................................................................................................................6
2.1 Phân tích tổng quan về du lịch thông minh:.................................................................6
2.1.1 Khái niệm về du lịch thông minh:..........................................................................6
2.1.2 Đặc điểm của du lịch thông minh:...........................................................................7
2.1.3 Lợi ích của du lịch thông minh:...............................................................................7
2.1.3.1 Lợi ích đối với khách du lịch:...........................................................................7
2.1.3.2 Lợi ích đối với ngành du lịch:...........................................................................7
2.1.3.3 Lợi ích đối với địa phương:...............................................................................8
2.1.4 Ví dụ về du lịch thông minh:....................................................................................8
2.2 Cơ hội, thách thức mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới và
Việt Nam:................................................................................................................................8

iv
2.2.1 Cơ hội mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới và Việt
Nam:....................................................................................................................................8
2.2.2 Thách thức mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới và Việt
Nam:..................................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................11

v
LỜI MỞ ĐẦU

Trong một thời đại mà ngành du lịch trở thành một trong những lực lượng chính của
nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của mình trong lĩnh
vực này. Đất nước Việt Nam không chỉ đẹp về cảnh quan tự nhiên mà còn giàu về bản
sắc văn hóa sâu sắc. Đặc biệt là trong ngành văn hóa ẩm thực đã trở thành một phần
quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu và điểm nhấn ấn tượng để thu
hút khách du lịch; gia tăng lợi ích cho đất nước.
Tuy nhiên, để khai thác hoàn toàn tiềm năng của ngành du lịch, cần có sự đổi mới và
sáng tạo trong cách tiếp cận và quản lý. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ
4.0, hình thức du lịch thông minh càng trở nên phổ biến, giúp cho việc du lịch trở nên
tiện lợi và dễ tiếp cận hơn.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những giải pháp cụ thể để phát triển
ngành du lịch Việt Nam, từ việc tìm hiểu và nâng cao, phát triển ngành văn hóa ẩm
thực cũng như về hình thức du lịch thông minh để quảng bá hình ảnh đất nước trên
bước đường hội nhập và phát triển quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một ngành
du lịch bền vững, mang lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa
phương mà còn cho toàn xã hội Việt Nam.

vi
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Hiền, giảng viên
bộ môn Báo cáo chuyên đề 1, người đã tận tâm dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt học phần vừa qua. Nhờ sự tận tâm của cô, em đã được truyền cảm hứng học
tập và được trang bị những kiến thức chuyên sâu về môn Báo cáo chuyên đề 1, vốn là
nền tảng vững chắc cho tương lai của chúng em trong lĩnh vực du lịch.
Em xin gửi đến cô bài tiểu luận kết thúc học phần, đây là thành quả từ việc áp dụng các
kiến thức đã học vào thực tế. Kiến thức nhân loại là vô tận, những bước đầu tìm hiểu
và nghiên cứu của chúng em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em mong muốn
được tiếp thu những lời nhận xét và góp ý quý báu từ cô để hoàn thiện và nâng cao
kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.
Cuối cùng, em xin kính chúc cô sức khỏe dồi dào, thành công vang dội trên con đường
cao cả - truyền lửa đam mê và tri thức cho thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

vii
1. PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TÁC ĐỘNG
ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI. ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA ẨM
THỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI:

1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt
Nam hiện nay và tương lai:

1.1.1 Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch:

Trong suốt nhiều thập kỉ qua, ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng trong việc
xây dựng hình ảnh, thương hiệu và điểm nhấn ấn tượng để thu hút khách du lịch; gia
tăng lợi ích cho đất nước. Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể thiếu của du
lịch. Văn hóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm nhiều khách du
lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu
du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương. Văn hóa ẩm thực đang được khai thác hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt trong các chương trình du lịch trải
nghiệm văn hóa bản địa. Với mục đích giới thiệu văn hóa truyền thống của vùng miền,
văn hóa ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các dịch vụ du lịch để
hình thành sản phẩm du lịch thu hút du khách.

1.1.2 Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt Nam
hiện nay:

1.1.2.1. Ảnh hưởng về mặt tích cực:

 Thu hút du khách quốc tế: Ẩm thực Việt Nam ngày nay được cộng đồng quốc
tế đánh giá cao như một kho tàng phong phú, sở hữu đa dạng các món ăn đặc
sắc. Từ món quốc hồn quốc túy phở đến hương vị đậm đà của bún chả, sự giòn
rụm của bánh xèo cho đến hàng loạt món ăn hấp dẫn khác, ẩm thực Việt Nam đã
tạo nên một bức tranh ẩm thực đa màu sắc. Sự phong phú và đa dạng này chính
là động lực thúc đẩy du khách quốc tế đến Việt Nam để hòa mình vào hành trình
khám phá độc đáo này. Từng món ăn không chỉ là một trải nghiệm ẩm thực đơn
thuần mà còn là một câu chuyện kể về văn hóa, lịch sử và bản sắc Việt. Nhờ đó
du khác quốc tế càng ngày đến Việt Nam càng nhiều vì độ thu hút của các món
ăn đặc trưng nơi đây.

 Nâng cao trải nghiệm du lịch: Thưởng thức ẩm thực là một khía cạnh thiết yếu
của trải nghiệm du lịch, đóng vai trò như một cầu nối đưa du khách đến gần hơn
với văn hóa và lối sống bản địa. Qua việc đắm mình trong các hương vị đa dạng,
du khách không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn khám phá những nét văn hóa đặc
trưng của một vùng đất. Trải nghiệm ẩm thực tại các nhà hàng truyền thống ẩn
chứa một thế giới hương vị mang đậm bản sắc dân tộc. Từ những món cung
đình tinh tế đến các món ăn dân dã mộc mạc, mỗi món ăn đều kể một câu
chuyện về truyền thống và văn hóa lâu đời. Hòa mình vào nhịp sống sôi động
của các quán ăn ven đường và chợ đêm, du khách có thể cảm nhận không khí
náo nhiệt và thưởng thức những món ăn đường phố trứ danh, phản ánh nhịp
sống thường nhật của người dân.

 Phát triển nền kinh tế địa phương: Văn hóa ẩm thực Việt Nam đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của ngành du lịch, cả hiện tại và tương lai.
Nó tạo ra nguồn doanh thu đáng kể thông qua việc thu hút khách du lịch quốc tế
và trong nước. Mỗi món ăn Việt đều mang một hương vị đặc trưng, mang đến
trải nghiệm thú vị và độc đáo cho thực khách. Ngoài ra, việc gìn giữ và quảng
bá các giá trị văn hóa ẩm thực cũng củng cố hình ảnh của Việt Nam. Nó thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với các quốc gia
khác. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực còn tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn
định cho người dân Việt Nam. Du lịch ẩm thực góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững cộng đồng bằng cách tạo cơ hội việc
làm cho người dân địa phương trong các nhà hàng, khách sạn và các hoạt động
liên quan. Do đó, văn hóa ẩm thực Việt Nam là một yếu tố không thể thiếu trong
sự phát triển kinh tế của ngành du lịch Việt Nam, cả hiện tại và tương lai.

1.1.2.2. Ảnh hưởng về mặt tiêu cực:

 Thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh: Một số cơ sở ẩm thực như nhà hàng,
quán ăn ven đường phục vụ thức ăn kém chất lượng, không vệ sinh, gây nguy
cơ sức khỏe cho du khách. Điều này là 1 phần có thể làm hỏng trải nghiệm của
du khách và gây ấn tượng xấu về ngành du lịch Việt Nam.

2
 Giá cả bất hợp lý: Tại một số điểm du lịch ở Việt Nam hiện nay, giá cả thực
phẩm có thể bị thổi phồng, vượt quá giá trị thực tế khi bán cho du khách nước
ngoài do người bán hàng muốn tăng thêm về lợi nhuận. Điều này có thể khiến
du khách cảm thấy bị lừa và mất lòng tin vào các gian hàng bán ven đường ở địa
phương.

 Mất bản sắc ẩm thực: Một số nhà hàng và quán ăn đang phục vụ các món ăn
theo hướng "phương Tây hóa", đánh mất đi hương vị và bản sắc ẩm thực truyền
thống Việt Nam. Điều này làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách trong nước
tìm kiếm trải nghiệm ẩm thực Việt Nam đích thực.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tiêu thụ quá nhiều các món ăn đường phố, đặc biệt
là những món chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe
cho du khách. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và dẫn
đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

1.1.3. Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực tác động đến ngành du lịch Việt Nam
tương lai:

1.1.3.1. Ảnh hưởng về mặt tích cực:

 Tính hấp dẫn văn hóa độc đáo:


Ẩm thực Việt Nam được công nhận toàn cầu vì sự đa dạng và phong phú về hương vị,
nguyên liệu thành phần và kỹ thuật chế biến.
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực đích thực có thể thu hút du khách tò mò và muốn khám
phá những nét văn hóa độc đáo mới mẻ của Việt Nam.

 Tăng cường sức hấp dẫn của điểm đến:


Ẩm thực đóng vai trò là một trong những nhân tố chính trong việc thu hút khách du
lịch ở mọi nơi đến các điểm đến khác nhau tại Việt Nam.
Các tour du lịch ẩm thực và lớp học nấu ăn có thể mang đến những trải nghiệm đắm
chìm, cho phép du khách tiếp cận sâu hơn với ẩm thực của văn hóa địa phương.

 Phát triển du lịch bền vững:

3
Ẩm thực Việt Nam sử dụng nhiều nguyên liệu tươi mới theo mùa và các phương
pháp nấu ăn truyền thống mang đến những món ăn độc đáo và ngon miệng.
Việc quảng bá ẩm thực địa phương có thể hỗ trợ sản xuất thực phẩm địa phương và
bền vững, góp phần bảo tồn các tập quán nông nghiệp truyền thống.

 Tạo ra trải nghiệm du lịch có ý nghĩa:


Đối với nhiều du khách, ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những ấn
tượng, kỷ niệm lâu dài và có ý nghĩa.
Trải nghiệm ẩm thực đích thực có thể giúp du khách hiểu sâu hơn về lối sống, phong
tục ăn uống và truyền thống của người Việt Nam.

 Nâng cao lợi thế cạnh tranh:


Văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam có thể giúp đất nước khác biệt so với các
điểm đến du lịch khác trong khu vực.
Bằng cách tận dụng thế mạnh về ẩm thực, Việt Nam có thể thu hút du khách tìm kiếm
trải nghiệm ẩm thực đích thực và không thể nào quên
.
 Những thách thức cần giải quyết:
Duy trì tính xác thực và tính toàn vẹn của ẩm thực Việt Nam.
Vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Phát triển cơ sở hạ tầng ẩm thực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Sáng tạo thêm nhiều món ăn mang tính mới mẻ, bắt kịp theo xu hướng hiện nay
nhưng vẫn mang hơi hướng của văn hóa Việt Nam.
1.1.3.2. Ảnh hưởng về mặt tiêu cực:

 Chất lượng thực phẩm không đạt chuẩn:


Trong tương lai đối mặt với nhu cầu du lịch của du khách ngày càng tăng, một số
nhà hàng và quán ăn tập trung vào số lượng hơn chất lượng dẫn đến tình trạng chất
lượng dịch vụ và sản phẩm có thể đi xuống.
Thực phẩm kém vệ sinh, không an toàn có thể gây các vấn đề sức khỏe cho du khách,
ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch của họ.

 Giá cả tăng cao:


Sự phổ biến của du lịch ẩm thực đã dẫn đến giá cả thực phẩm tăng vọt không kiểm
soát tại các điểm đến du lịch phổ biến trong nước.

4
Điều này có thể khiến du khách phải chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, làm giảm khả
năng chi tiêu cho các hoạt động khác.

 Quá tải cơ sở hạ tầng:


Việc tăng cường du lịch ẩm thực có thể dẫn đến quá tải cơ sở hạ tầng không đủ cung
cấp cho du khách tại các điểm đến du lịch.
Nhà hàng đông đúc, thời gian chờ đợi bàn lâu và hỗn loạn có thể khiến du khách
không hài lòng điểm đến đó và khó có thể quay lại trong thời gian tới.

 Tác động đến môi trường:


Việc sản xuất thực phẩm cho du lịch ẩm thực có thể gây áp lực lên môi trường, chẳng
hạn như tăng lượng rác thải, tiêu thụ nước và phá rừng.
Các phương pháp nấu nướng, chế biến thực phẩm không đủ tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường có thể góp phần vào ô nhiễm không khí và nước thải.

1.2 Đề xuất giải pháp gì góp phần cho sự phát triển của nền văn hóa ẩm thực
trong ngành du lịch Việt Nam trong tương lai:

 Bảo tồn và quảng bá các món ăn truyền thống:


Đào tạo và hỗ trợ các đầu bếp trẻ trong tương lai để lưu giữ và truyền bá các món ăn
truyền thống.
Tạo ra các chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của các
món ăn Việt Nam.
Phát triển các nền trực tuyến trên mạng xã hội để du khách có thể tìm hiểu và khám
phá them nhiều các món ăn truyền thống.

 Khuyến khích sự đổi mới ẩm thực:


Cung cấp các khoản tài trợ và cơ hội đào tạo cho các đầu bếp để sáng tạo các món ăn
mới dựa trên nền tảng ẩm thực truyền thống.
Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến ẩm thực để phát triển các sản
phẩm và dịch vụ sáng tạo.
Tổ chức các cuộc thi nấu ăn và chương trình thực tế để thúc đẩy sự đổi mới và tìm
kiếm các tài năng ẩm thực mới.

 Phát triển các tour du lịch ẩm thực:

5
Tạo các tuyến du lịch ẩm thực giới thiệu các món ăn địa phương, nhà hàng nổi tiếng
và chợ truyền thống.
Hợp tác với các công ty du lịch để đưa các trải nghiệm ẩm thực vào các gói du lịch.
Phát triển các ứng dụng du lịch cung cấp thông tin về nhà hàng, món ăn và sự kiện ẩm
thực địa phương.

 Xây dựng thương hiệu và tiếp thị:


Phát triển nhiều thương hiệu mạnh mẽ cho nền ẩm thực Việt Nam để quảng bá trên
khắp thế giới.
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội, phương tiện truyền thông và các sự kiện để quảng
bá các món ăn và đầu bếp Việt Nam.
Hợp tác với các đầu bếp và chuyên gia ẩm thực nước ngoài để trau dồi thêm các kĩ
năng chế biến thức ăn và học hỏi them nhiều kinh nghiệm nâng cao nhận thức về ẩm
thực Việt Nam.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:


Đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho đầu bếp, bồi bàn và chuyên
gia ẩm thực khác.
Thúc đẩy nhu cầu tiếp tục giáo dục thông qua các lớp học nấu ăn, hội thảo và chương
trình chứng nhận.
Hỗ trợ các trường đào tạo nghề và trường đại học

2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH THÔNG MINH VÀ CÁC YẾU TỐ
CƠ HỘI, THÁCH THỨC MÀ DU LỊCH THÔNG MINH MANG LẠI CHO
NGÀNH DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:

2.1 Phân tích tổng quan về du lịch thông minh:

2.1.1 Khái niệm về du lịch thông minh:

Du lịch thông minh là mô hình dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông cùng
với sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, giúp du khách tiếp cận
thông tin nhanh chóng và đa dạng nhất. Nó tận dụng dữ liệu, kết nối và công nghệ tự
động hóa để tạo ra một hệ sinh thái du lịch hiệu quả, thuận tiện và thân thiện với môi
trường.

6
2.1.2 Đặc điểm của du lịch thông minh:

Giúp tối ưu hóa các trải nghiệm du lịch: cung cấp các thông tin về hành trình đi,
hướng dẫn cá nhân hóa, đặt chỗ dễ dàng và kết nối với các dịch vụ du lịch khác.
Cải thiện năng suất quản lý: Sử dụng nguồn dữ liệu lớn, phân tích và tự động hóa để
tối ưu hóa quản lý điểm đến, phân phối tài nguyên và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Phát triển bền vững: Thúc đẩy thực hành du lịch có trách nhiệm, giảm tác động đến
môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.

2.1.3 Lợi ích của du lịch thông minh:

2.1.3.1 Lợi ích đối với khách du lịch:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí:


Đặt vé máy bay, phòng khách sạn và tua nhanh chóng và dễ dàng trên ứng dụng hoặc
trang web trực tuyến.
Tận dụng các khuyến mãi và giảm giá dành riêng cho du khách thông minh.
Tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ tại sân bay hoặc địa điểm tham quan.

- Thông tin nhanh chóng:


Truy cập thông tin cập nhật về điểm đến, đánh giá và khuyến nghị.
Theo dõi các thay đổi về lịch trình chuyến bay hoặc tình hình thời tiết.
Kết nối với các diễn đàn du lịch và du khách khác để trao đổi lời khuyên và thông tin.

- An toàn và thuận tiện:


Dịch vụ đặt xe và định vị giúp bạn đi lại an toàn và dễ dàng.
Thanh toán không cần dùng tiền mặt và dịch vụ hỗ trợ 24/7 đảm bảo an toàn và tiện
lợi.
Cung cấp các thông tin về bảo hiểm du lịch và các biện pháp phòng ngừa an toàn khi
đi du lịch được đảm bảo hơn.

2.1.3.2 Lợi ích đối với ngành du lịch:

- Tăng hiệu quả hoạt động: Tự động hóa các tác vụ như đặt phòng, quản lý tài
chính và giao tiếp với khách hàng.

7
- Mở rộng phạm vi tiếp cận: Sử dụng kênh kỹ thuật số và phân tích dữ liệu để
tiếp cận đối tượng rộng hơn và thu hút nhiều du khách hơn.
- Phát triển bền vững: Giảm tác động môi trường thông qua các giải pháp quản lý
tài nguyên và phương tiện giao thông thông minh.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Nâng cao tính đổi mới và cạnh tranh của ngành du
lịch Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

2.1.3.3 Lợi ích đối với địa phương:

- Quản lý điểm đến hiệu quả hơn: Giúp các nhà quản lý theo dõi lưu lượng du
khách, dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định kịp thời.
- Tăng doanh thu du lịch: Thu hút nhiều du khách hơn và khuyến khích họ chi
tiêu nhiều hơn nhờ các dịch vụ được cá nhân hóa.
- Bền vững môi trường: Giảm tác động môi trường bằng cách tối ưu hóa hiệu
suất năng lượng, quản lý chất thải và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển cộng đồng: Tạo thêm nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp địa
phương và thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa.

2.1.4 Ví dụ về du lịch thông minh:

Nền tảng đặt phòng trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa giá phòng
và trải nghiệm của du khách.
Các thành phố thông minh sử dụng cảm biến để theo dõi lượng khách, quản lý giao
thông và cung cấp thông tin du lịch có liên quan.
Chương trình du lịch cộng đồng kết nối du khách với các doanh nghiệp địa phương,
hướng dẫn viên địa phương và các hoạt động văn hóa.
Dịch vụ mua vé online cho phép du khách mua và quản lý vé tham quan, phương tiện
giao thông và sự kiện một cách thuận tiện.

2.2 Cơ hội, thách thức mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới
và Việt Nam:

2.2.1 Cơ hội mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới và Việt
Nam:
- Tăng cường trải nghiệm du lịch:

8
Công nghệ thông tin đã mở ra một loạt các cơ hội để cải thiện trải nghiệm du
lịch. Từ ứng dụng di động giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin về điểm đến,
đặt phòng khách sạn, đặt vé và thậm chí tìm kiếm hướng dẫn du lịch địa phương.
- Quản lý và vận hành tối ưu hóa:
Du lịch thông minh cung cấp nhiều công cụ và phương pháp để tối ưu hóa các
hoạt động quản lý, vận hành của các doanh nghiệp du lịch. Việc thu thập và phân
tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau (IoT, dữ liệu lớn...) sẽ giúp các nhà quản lý
đưa ra quyết định chiến lược và vận hành dựa trên dữ liệu, thay vì dựa trên kinh
nghiệm trực tiếp hay phản hồi trực tiếp từ khách hàng.

- Cải thiện an ninh và an toàn du lịch:


Công nghệ được sử dụng để cải thiện an ninh và an toàn cho du khách thông qua
hệ thống theo dõi GPS, camera giám sát, và ứng dụng di động cho việc báo cáo sự
cố hoặc khẩn cấp.

- Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững:


Du lịch thông minh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp phát triển du lịch
bền vững thông qua các giải pháp công nghệ. Các công nghệ như IoT, năng lượng
tái tạo, quản lý chất thải... có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của môi trường
du lịch, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bên cạnh đó, du lịch
thông minh vẫn có thể cung cấp sự tham gia và chia sẻ thông tin của cộng đồng
địa phương, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo tồn tài sản và phát
triển du lịch một cách bền vững.
Ví dụ như các biến thể IoT có thể theo dõi năng lượng tiêu thụ năng lượng, nước,
lượng phát thải... tại các điểm du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và tiết
kiệm hiệu quả hơn. Việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời, gió... cũng sẽ góp phần giảm lượng thải carbon ra môi trường.

- Thúc đẩy hợp tác và kết nối:


Du lịch thông minh tạo cơ hội cho các bên liên quan như chính quyền, doanh
nghiệp, khách du lịch... tham gia vào một hệ sinh thái kết nối và chia sẻ thông tin.
Điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác và tạo ra những sáng kiến, dịch vụ du lịch mới mẻ
và sáng tạo hơn. Việc tạo ra một môi trường hợp tác và kết nối trong ngành du lịch
không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự phát triển bền
vững của ngành này.

9
Ví dụ như các cơ quan chính quyền có thể chia sẻ dữ liệu về lưu lượng du khách,
giao thông, an ninh... với các doanh nghiệp du lịch để họ có thể tăng kế hoạch và
vận hành hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp du lịch cũng có thể hợp tác với nhau để
tạo ra các gói dịch vụ kết hợp, mang lại trải nghiệm đa dạng và phong phú cho
khách hàng.

2.2.2 Thách thức mà du lịch thông minh mang lại cho ngành du lịch thế giới và
Việt Nam:

- Hạ tầng và công nghệ:


Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ như IoT, Big Data, AI, VR/AR là cần thiết.
Khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn là một thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có chiến lược và hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả.
Bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu cá nhân cần được quản lý cẩn thận để tuân thủ
các quy định về bảo mật.
- Nhân lực:
Thiếu nhân lực có kỹ năng số là một vấn đề, đòi hỏi sự đầu tư vào đào tạo và trau dồi
phát triển kỹ năng số cho nhân viên.
Thay đổi tư duy và văn hóa tổ chức để thích nghi với các công nghệ mới là một thách
thức đối với các doanh nghiệp và điểm đến du lịch.
- Quản lý và điều phối:
Phối hợp giữa các bên liên quan như chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng là cần
thiết nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Thiếu tiêu chuẩn và khung pháp lý rõ ràng về du lịch thông minh gây khó khăn cho
việc phát triển và áp dụng các giải pháp mới.
Sự chấp nhận và tin tưởng của du khách đối với việc chia sẻ dữ liệu cá nhân và sử
dụng công nghệ mới là một thách thức trong quá trình số hóa dịch vụ du lịch.

KẾT LUẬN
Văn hóa ẩm thực đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc làm nên sức hút đặc biệt
của ngành du lịch của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Không chỉ là những
món ăn ngon, mà mỗi món ăn còn là một cánh cửa mở ra văn hóa, lịch sử và tâm hồn
của người Việt. Từ bánh mì phố Hội cho đến phở bò Hà Nội, từ bánh xèo miền Nam
cho đến bánh canh cua miền Trung, mỗi món đều mang trong mình một câu chuyện

10
đặc biệt. Văn hóa ẩm thực không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng
vô tận cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm đất nước này. Đó là lý do tại sao
việc khám phá ẩm thực địa phương thường được xem là một phần không thể thiếu
trong hành trình du lịch của mọi người khi đến Việt Nam. Điều này thúc đẩy sự giao
thoa văn hóa, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và góp phần làm cho du lịch Việt Nam
trở thành một hành trình không thể quên trong lòng du khách.

Du lịch thông minh ở Việt Nam không chỉ là một xu hướng mới mà còn là một cơ hội
để khám phá và trải nghiệm đất nước một cách bền vững và sáng suốt. Với việc áp
dụng các công nghệ thông minh, khai thác tài nguyên một cách có trách nhiệm và tôn
trọng văn hóa địa phương, du lịch thông minh đã tạo ra một sự kết nối chặt chẽ giữa du
khách và cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn
thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cả hai bên. Du lịch thông minh không chỉ đem lại
trải nghiệm du lịch mới mẻ mà còn là một cơ hội để bảo tồn và tôn vinh những giá trị
văn hóa, thiên nhiên của Việt Nam. Đây là một hướng đi tích cực, đồng thời mở ra
nhiều triển vọng cho ngành du lịch của đất nước trong tương lai.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh, T. L. (2020, 10 24). Tổng quan du lịch thông minh ở Việt Nam: Cơ hội và thách
thức. Retrieved from https://vietnamtourism.gov.vn/post/34510
2. ANH, V. (2023, 03 11). Ẩm thực làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Retrieved from https://nhandan.vn/am-thuc-lam-tang-suc-hap-dan-cua-du-lich-viet-
nam-post776951.html
3. cứu, N. (2021, 08 27). Du lịch Thông minh là gì? Retrieved from
https://edition.itourism.vn/tai-nguyen/du-lich-thong-minh-la-gi-ct122.html
4. Huy, G. (2024, 02 09). Nâng tầm thương hiệu ẩm thực Việt Nam. Retrieved from
https://dangcongsan.vn/xuan-uoc-vong-2023/dang-dan-toc-va-mua-xuan/nang-tam-
thuong-hieu-am-thuc-viet-nam-659294.html
5. HUYỀN, T. P. (2023, 03 29). Một số giải pháp phát triển ẩm thực cho ngành du lịch
Việt Nam vươn tầm quốc tế. Retrieved from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-
so-giai-phap-phat-trien-am-thuc-cho-nganh-du-lich-viet-nam-vuon-tam-quoc-te-
103565.htm#:~:text=V%C4%83n%20h%C3%B3a%20%E1%BA%A9m%20th
%E1%BB%B1c%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,ngu%E1%BB%93n%20thu
%20cho%20%C4%91%E1%BB%8Ba%2
6. Linh, P. (2024, 03 22). Không bỏ lỡ cơ hội 'vàng' khai thác du lịch ẩm thực. Retrieved
from https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/khong-bo-lo-co-hoi-vang-khai-thac-du-lich-
am-thuc-post341652.html
7. Trung, N. K. (2021, 09 26). Du lịch thông minh (Smart Tourism) là gì? Cơ hội và
thách thức cho thị trường du lịch Việt Nam. Retrieved from
https://events.branddoctorgroup.com/du-lich-thong-minh/

You might also like