Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

THỎ, CÁO VÀ GÀ TRỐNG

"Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng,
còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn ngôi nhà của Thỏ vẫn
nguyên vẹn.
Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ, thấy nhà thỏ ấm áp lại sạch sẽ, Cáo ta liền suy nghĩ chiếm đoạt ngôi nhà của
Thỏ, Thỏ yếu hơn nên đã bị Cáo đuổi ra ngoài.
Thỏ buồn lắm, vừa đi vừa khóc. Hu, hu, hu,… tại sao anh Cáo lại lấy nhà của mình? Hu, hu, hu,...
Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó.
Bầy Chó hỏi Thỏ:
– Tại sao Thỏ khóc?
– Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa
xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu, hu…
– Thỏ ơi, đừng khóc nữa – Bầy chó an ủi Thỏ – Chúng tôi sẽ đuổi được Cáo đi, thế rồi bầy Chó cùng Thỏ đi
về nhà Thỏ.
Về đến nhà thỏ, bầy Chó quát to:
– Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút ngay đi!
Cáo nghe thấy vậy, ung dung ngồi trên bệ lò sưởi và nói vọng ra:
– Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!
Nghe thấy vậy, bầy Chó sợ quá, liền chạy mất.
Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Hu, hu, hu,... Bác gấu đi ngang qua, liền hỏi:
– Tại sao Thỏ khóc?
– Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngồi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa
xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu,
hu,...
– Thỏ ơi, đừng khóc nữa? Gấu nói – Ta sẽ giúp Thỏ đuổi được Cáo đi!
– Không! Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì làm sao bác đuổi được chứ?
– Ðuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết. Gấu và Thỏ cùng nhau đi về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên :
– Cáo kia, cút ngay!
Cáo nghe thấy tiếng bác Gấu, ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra:
– Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!
Gấu nghe thấy vậy, sợ quá liền chạy mất.
Không ai giúp tôi lấy lại được nhà ư? Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Hu, hu, hu,...Một con gà trống mào
đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi:
– Tại sao Thỏ khóc?
– Làm sao tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa
xuân đến nhà Cáo tàn thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu, hu…
– Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo thôi.
– Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không xong thì anh đuổi làm
sao mà đuổi được!
– Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi!
Thế là Gà trống và Thỏ cùng nhau đi về nhà Thỏ để đòi lại ngôi nhà cho Thỏ. Vừa đi, Gà trống vừa cất tiếng
hát:
Cúc cù cu, cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay!
Cáo nghe thấy vậy, sợ quá liền bảo:
– Tôi, tôi đang mặc quần áo.
Gà trống lại hát:
Cúc cù cu, cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay!
Cáo nói:
– Cho..cho tôi mặc áo bông đã!
Lần này thì gà quát lên:
Cúc cù cu, cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay, ra ngay!
Cáo ta sợ quá, nó từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra ngoài, và chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong
ngôi nhà của mình. Và Gà trống trở thành bạn thân thiết của Thỏ."

BÁC GẤU ĐEN VÀ HAI CHÚ THỎ


Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước
mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. Mai quá nhà của
Thỏ Nâu đây rồi !
– Cốc. cốc. cốc.
Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi.
– Ai đấy ?
Bác Gấu Đen đây ! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm. Thỏ Nâu không mở cửa, nó cào nhàu :
– Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất ! Gấu đen van nài :
– Bác không làm đổ nhà đâu. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi !
– Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ : Bác đi đi !Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không
ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa
mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng Thỏ
Trắng khe khẽ hát “Là lá la…”. Gấu Đen lại gần và rụt rè gõ cửa :
– Cốc; cốc; cốc.
– Ai đấy ?
– Bác Gấu Đen đây ! Cho bác vào trú nhờ có được không ? Thỏ Trắng bước ra mở cửa.
– Ồ ! Chào Bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi !
Thỏ Trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò. Gấu Đen hơ người một lúc, nước
mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô.
Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mời bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động
nói :
-Cảm ơn Thỏ Trắng.
Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ.
Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm cành cây kêu răng rắc. Có tiếng đập cửa thình thình :
– Bạn Thỏ Trắng ơi ! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi !
Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng.
– Hu, hu, hu,nhà bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ ! Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu:
– Cháu sưởi cho ấm người đi ! Nhà bị đổ à ? Lo gì. Sáng mai bác sẽ làm lại nhà cho cháu. Thỏ Trắng cũng nói
:
– Bạn đừng lo. Sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà !
– Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen.
Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu.
– Thỏ Nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi !
Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ ngon lành.

CẬU BÉ TÍCH CHU


Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải
làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tich Chu. Ban đêm
khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:
- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ
quên ơn bà đâu.

Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi
với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông
nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước
quá liền gọi:

- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!

Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy
bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

- Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!
- Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con
chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng
Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà
buồn nữa đâu!

- Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện
ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:

- Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà
cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu
hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu
cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:

– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.

Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.

NHỔ CỦ CẢI
Ngày xưa, có hai ông bà già và một cô cháu gái sống yên vui trong một ngôi nhà nhỏ. Trong nhà có cả chó,
mèo con và chuột nhắt nữa.
Một hôm, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông tưới nước, bắt sâu, nhổ
cỏ cho cây. Nhờ được ông chăm chút, cây cải lớn nhanh lạ thường. Đến ngày thu hoạch, ông già ra nhổ củ cải.
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Ái chà chà, ái chà chà,
Nhổ mãi nhổ mãi mà ko được.
Củ cải bướng bỉnh vẫn bám chặt vào đất. Ông già liền gọi bà già:
- Bà nó ơi! Mau tới đây giúp tôi nhổ củ cải lên! Bà già chạy ra túm áo ông già, ông già nắm cây cải. Cả hai
cùng cố hết sức nhổ củ cải:
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Ái chà chà, ái chà chà,
Nhổ mãi nhổ mãi mà ko được
Nhưng củ cải chẳng may may nhúc nhích
Bà già liền gọi cô cháu gái:
- Cháu gái ơi! Mau lại đây giúp ông bà nhổ củ cải lên!
Cháu gái chạy ra túm áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Cả ba người cùng gắm sức nhổ củ cải:
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Nhổ mãi nhổ mãi mà ko được.
Củ cải vẫn trơ trơ.
Cháu gái gọi chó con
- Chó con ơi! Mau lại đây giúp ông bà nhổ củ cải lên!
Chó con chạy ra cắn đuôi tóc cô cháu gái, cháu túm áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Cả ba người và
chó con cùng nhau kéo mãi.
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Nhổ mãi nhổ mãi mà ko được.
Chó con lại gọi mèo con:
- Mèo con ơi! Mau lại đây giúp ông bà nhổ củ cải lên nào.
Mèo con chạy ra, cắn đuôi chó con rồi cả nhà ra sức kéo củ cải.
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Nhổ mãi nhổ mãi mà củ cải vẫn đứng ì ra
Mèo con lại gọi tiếp chuột nhắt nữa.
Chuột con túm đuôi mèo con, mèo con cắn đuôi chó con, chó con cắn tóc cô cháu gái, cô cháu gái túm áo bà,
bà túm áo ông, ông nắm cây cải
Nhổ cải lên
Nhố cái lên
Ái chà chà, ái chà chà,
Nhổ mãi nhổ mãi mà …..lên được rồi.
Ông già, bà già, cháu gái cùng chó con, mèo con và chuột nhắt vui sướng nhảy múa quanh củ cải khổng lồ.

THỎ VÀ SƯ TỬ

Ở một khu rừng già có một con sư tử rất hung dữ. Mỗi ngày sư tử bắt các loài thú phải hiến cho nó một con
vật để ăn thịt.

Hôm ấy, đến lượt thỏ phải nộp mình cho sư tử. Trên đường đi thỏ gặp một cái giếng. Nó dừng lại nhảy lên
thành giếng, nhìn xuống, thấy bóng mình trong đó. Thỏ chợt nghĩ ra cách lừa sư tử, thỏ bình tĩnh đến gặp sư
tử.

Thấy thỏ đến chậm sư tử quát tháo ầm ĩ. Thỏ làm bộ sợ sệt đáp:

"Thưa ông lẽ ra tôi đến sớm. Nhưng có một ông sư tử khác giữ lại, định ăn thịt tôi. Tôi van mãi ông ấy mới
tha. Ông ấy còn bảo tôi rằng: Thằng sư tử mà mày đến gặp chỉ quen bắt nạt loài thú nhỏ. Nó có giỏi thì đến
đây gặp ta."

Nghe vậy, sư tử bắt thỏ dẫn đến gặp kẻ dám hỗn xược với nó. Khi đến chỗ thỏ bảo sư tử:

"Thưa ông, ông ấy ở trong cái hang này ạ!". Sư tử nhảy lên thành giếng. Nhìn xuống, nó thấy dưới đáy giếng
có một con sư tử khác gờm gờm nhìn nó. Tức quá, sư tử gầm lên, nhảy tòm xuống giếng. Vùng vẫy, giãy giụa
được một lúc thì sư tử chìm nghỉm.

Thỏ thích chí nghĩ thầm: Thật đáng đời con vật hung ác. Sau đó nó chạy đi báo tin vui cho tất cả các con thú
khác.

GÀ RỪNG VÀ CÁO
Gà Rừng đậu trên cây. Cáo đi tới gần và bảo:
- Chào anh bạn Gà Rừng bé bỏng của tôi! Vừa nghe thấy tiếng gáy thánh thót của bạn, tôi liền tìm đến thăm
bạn ngay.
- Cảm ơn lời khen của anh! Cáo giả bộ không nghe thấy, nó nói tiếp: - Anh bạn nói gì thế? Tôi không nghe
thấy gì. Anh bạn Gà Rừng bé bỏng của tôi, anh hãy xuống bãi cỏ này dạo chơi và trò chuyện với tôi, chứ ở
trên cây tôi chẳng nghe được anh nói gì cả.
Gà Rừng bảo: - Ồ, tôi không thể xuống bãi cỏ. Họ nhà chim muông chúng tôi mà đi dưới mặt đất thì nguy
hiểm lắm. - Hay bạn không tin tôi? Cáo hỏi.
- Không phải không tin anh, mà tôi sợ là sợ các loài thú khác. Trong rừng có nhiều thú dữ lắm. Gà rừng trả
lời.
- Anh đừng lo, anh bạn Gà Rừng bé bỏng của tôi. Vừa rồi có lệnh ban bố rằng: trên khắp mặt đất này hòa bình
rồi, các con thú không được ăn thịt lẫn nhau.
- Thế thì tốt. - Gà Rừng nói
- Hẳn nào có bầy chó đang chạy tới kia, cứ theo lệ cũ thì anh đã phải chuồn cho mau rồi, còn bây giờ thấy anh
chẳng lo sợ gì nữa. Cáo nghe nói đến chó, vểnh tai lên và toan bỏ chạy.
- Anh định đi đâu thế? - Gà Rừng nói
- Bây giờ lệnh đã ban bố rồi kia mà, chó sẽ không động đến anh đâu. - Ai mà biết được! - Cáo nói
- Nhỡ ra bọn họ chưa nghe gì về lệnh ấy thì sao. Và nó ù té chạy.

CHỊ RÙA LẮM LỜI


Có hai anh Sếu và một chị Rùa sống rất thân thiện bên bờ một cái hồ nhỏ. Một năm, trời làm hạn hán, tám
tháng liền chẳng có một giọt mưa nào. Nước hồ cứ cạn dần. Nguy quá! Họ sẽ sống ra sao đây. Hai anh Sếu có
thể bay đi nơi khác nhưng chị Rùa bò ì ạch thế, bao giờ mới đến được chỗ có nước?
Một buổi sáng, hai anh Sếu đến báo với chị Rùa: - Chúng tôi đến tạm biệt chị. Chúng tôi không thể ở lại thêm
được nữa. Các con vật trong vùng đều đã bỏ đi cả. Nếu cứ ở lại đây thì có nguy cơ chết đói, chết khát mất.
- Hai anh biết rằng tôi không thể vác cái mai nặng nề này đi đâu xa được. Vậy mà hai anh nỡ bỏ tôi lại ư? Thế
mà tôi đã tưởng hai anh là bạn tốt của tôi? Hu! Hu!...Rùa khóc ầm lên. Hai anh Sếu thấy chị Rùa khóc thì rất
áy náy nhưng chẳng biết nên làm thế nào.
Bỗng chị Rùa chợt nói: - Tại sao hai anh không mang tôi đi theo?
- Bằng cách nào mang được chị nhỉ? Nghĩ mãi, một anh Sếu nói:
- Thôi được, chúng tôi sẽ mang chị theo. Chị cắn chặt vào cái gậy to, hai chúng tôi mỗi đứa sẽ cắp một đầu
gậy. Chỉ cần chị chú ý đừng nhả ra thôi.
Chị Rùa đồng ý làm theo. Chị cắn chặt răng vào chiếc gậy để cho hai anh Sếu tha đi. Khi ba con vật bay qua
làng mạc, Rùa nghe thấy mọi người cười giễu đoàn du hành kì dị này. Quên hết cả khôn ngoan, chị Rùa bực
tức mở miệng chửi họ là đồ dốt nát. Thế là chị ta ngã nhào xuống một vũng nước đang đóng băng và kết thúc
cuộc du hành giữa đàn ếch nhái.

CHIM SẺ VÀ GẤU
Một hôm, Gấu và Sói nghe thấy tiếng chim hót.
Sói bảo: - Đấy là Chim Sẻ, chúa của các loài chim!
Gấu ngạc nhiên: - Chúa của các loài chim à? Tôi phải nhìn thấy cung điện của nó thì mới tin được.
Chưa nói xong Gấu đã ngó nhìn tổ của Chim Sẻ: - Thế này mà là cung điện của chúa các loài chim à? Mỗi ba
sợi rơm ranh!
Nghe thấy thế, Chim Sẻ phật ý. - Anh nhục mạ tôi! Muốn chiến tranh hẳn?
Gấu và Sói rất ngại vì chúng sợ sức mạnh của các loài chim. Chúng vội triệu tập những con vật bốn chân dữ
tợn nhất đến.
Cáo là giống đã quen đánh nhau, nói: - Đuôi tôi to và xù lông, tôi sẽ dùng đuôi chỉ huy trận chiến đấu. Khi
thấy đuôi tôi cụp, tức là chúng ta nguy cấp. Phía các loài chim và côn trùng rất lo vì nghĩ các con vật bốn chân
to lớn và rất khỏe.
Nhưng một chú ong bé nhỏ đã nghe được kế hoạch bên địch bèn nói: - Các bác đừng lo. Cháu đã nghĩ ra một
kế.
Cuộc chiến đấu bắt đầu. Đồng bọn của Gấu vừa đi vừa gầm thét dữ tợn. Trong lúc ấy, chú Ong bé nhỏ bay
đến cạnh Cáo, đốt thật mạnh vào đuôi cáo khiến Cáo rú lên đau đớn rồi cụp đuôi chạy. Đám thú bốn chân thấy
Cáo cụp đuôi xuống, tưởng là tình hình nguy cấp, bèn ba chân bốn cẳng hò nhau tháo chạy. Các loài chim reo
mừng chiến thắng và cuối cùng Gấu đã phải xin lỗi Chim Sẻ.

DÊ ĐEN VÀ DÊ TRẮNG
Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở
trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con
Sói ở đâu nhảy xổ ra.

Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?

Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

- Mi có gì ở chân?

- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!

- Trên đầu mi có gì?

- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...

Sói càng quát to hơn:

- Trái tim mi thế nào?

- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...

- Hahaha...

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.

Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó
quát hỏi:

- Dê kia, mi đi đâu?
Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:

- Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

- Thế dưới chân mi có gì?

- Chân thép của ta có móng bằng đồng.

- Thế...thế...trên đầu mi có gì?

- Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:

- Mi...mi...trái tim mi thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

- Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu
rừng đó nữa.

QUẠ VÀ CÔNG
Trong một khu rừng nọ, có đôi bạn thân Công và Quạ, vì hai con cùng nghĩ là mình xấu. Một hôm ngồi nói
chuyện với nhau về các loài vật trong rừng, chúng bảo nhau:
Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng, cái mình nó
quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: “Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim
chích”…
Nghĩ ngợi một lúc, Quạ bàn:
"Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay
không?"
Công được Quạ tô điểm màu sắc lóng lánh, đẹp hơn những giống chim khác nhiều. Đến lượt Công ngồi tô
điểm, vẽ vời cho Quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Chúng rủ Quạ
đi kiếm ăn. Vì quá háo hức, Quạ nói:
"Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa
mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt."
Công thấy Quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Vậy là bao nhiêu lông cánh của
Quạ toàn một màu đen như mực.”

You might also like