Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 35

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2014

THUYẾT MINH CHI TIẾT NỘI DUNG


Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

I. CẤU TRÚC VÀ SỐ LƯỢNG ĐIỀU KHOẢN


Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bao gồm 10 chương và 222 điều. So
sánh với Luật doanh nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cơ bản giữ
nguyên cấu trúc, gồm 10 chương. Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung
thêm Chương IV về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu; sáp nhập hai chương cũ của Luật Doanh nghiệp 2005 là “Chương IX
quản lý nhà nước” và “Chương X điều khoản thi hành” thành Chương IX về tổ
chức thực hiện.
Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tăng 42 điều
mới; có 132 điều được sửa đổi, bổ sung; có 39 điều được giữ nguyên; bãi bỏ 5
điều.1 Cơ cấu của dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cụ thể như sau:
- Chương I: Những quy định chung.
- Chương II: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Chương III: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Chương này gồm ba mục:
+ Mục I: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Mục II: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chương IV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu
- Chương V: Công ty cổ phần
- Chương VI: Công ty hợp danh
- Chương VII: Doanh nghiệp tư nhân
- Chương VIII: Nhóm công ty
- Chương IX: Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp
- Chương X: Tổ chức thực hiện

II. NHỮNG NỘI DUNG THAY ĐỔI CỤ THỂ


1
Xem thống kê chi tiết các điều khoản bổ sung mới, sửa đổi và bãi bỏ trong nội dung các chương phần tiếp theo
Những điều khoản được trích dẫn trong báo cáo này, những phần chữ gạch
chân là nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Doanh nghiệp 2005. Cụ thể,
những thay đổi cơ bản trong nội dung dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) so với
Luật Doanh nghiệp 2005, như sau.
1. Chương I: Những quy định chung.
Chương này bao gồm 20 điều, từ Điều 1 đến 20. Dự thảo Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi) đã sửa đổi cơ bản 3 Điều (các Điều 3, 4 và 7) và bổ sung thêm 5 Điều
mới (các Điều 11, 12, 13, 16, 17, 18, 19 và 20).
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Điều 3: Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan (Điều 3 Luật
Doanh nghiệp 2005).
Quy định như hiện nay của Luật Doanh nghiệp (Điều 3) đã làm cho phạm vi
áp dụng Luật Doanh nghiệp đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp bị thu hẹp
đáng kể bởi các Luật chuyên ngành. Do đó, sửa đổi Luật Doanh nghiệp được thực
hiện theo nguyên tắc tác bạch giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục cấp
giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; áp dụng thống
nhất thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành
nghề, lĩnh vực; chỉ áp dụng quy định của Luật chuyên ngành nếu có sự khác nhau
về nội dung tổ chức quản lý do tính chất đặc thù của doanh nghiệp có liên quan.
Do đó, Điều 3 được sửa đổi lại thành:
“Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên
quan
1. Việc thành lập,Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định khác về tổ chức
quản lý và hoạt động của đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp
dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động
của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật
đó.”
Điều 4: Giải thích từ ngữ (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005)
Bổ sung thêm 7 giải thích từ ngữ (các khoản 11, 14, 15, 16, 23, 24 và 25) và
sửa đổi 7 từ ngữ (các khoản 4, 5, 6, 9, 10, 12, 13 và 21). Mục tiêu sửa đổi, bổ sung
nhằm tạo cách hiểu chính xác hơn, đầy đủ và rõ ràng hơn một số khái niệm được
sử dụng nhiều lần trong Luật.
Các thuật ngữ quan trọng được sửa đổi và làm rõ là các khái niệm về vốn
của công ty, cụ thể các khoản 4, 5 và 6:
“4. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các
chủ sở hữu chungtạo thành vốn điều lệ của công ty. Tài sảnGóp vốn bao gồm góp
vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi
trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn để thành lập doanh
2
nghiệp mới hoặc tăng thêm vốn điều lệ của công tydoanh nghiệp đã được thành
lập.
5. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công
ty góp vào vốn điều lệtổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết
góp khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty
hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và
vốn điều lệ công ty.
6. Vốn điều lệ là số vốntổng giá trị tài sản do các thành viên, cổ đôngchủ doanh
nghiệp tư nhân đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi
vào Điều lệ công ty.
7. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật đểkhi
thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và
doanh nghiệp tư nhân; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã phát hành đối với công
ty cổ phần.”
Điều 7: Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh (Điều 7 dự thảo Luật)
Một trong những thay đổi quan trọng trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa
đổi) là đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên nguyên
tắc doanh nghiệp được quyền chủ động kinh doanh tất cả những ngành, nghề mà
pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Để thực hiện được nguyên tắc này thì
đòi hỏi danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và các điều
kiện kinh doanh tương ứng phải được xác định rõ ràng, cập nhật, công bố công
khai để mọi doanh nghiệp dễ dàng nhận biết và thực hiện. Do đó, Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung thêm khoản 4 Điều 7 nhằm xác định rõ trách nhiệm
của các bộ, ngành có liên quan trong tập hợp, công bố và cập nhật danh mục các
ngành, nghề kinh doanh bị cấm, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều
kiện kinh doanh tương ứng do luật, pháp lệnh hoặc nghị định quy định trong các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước.
Các nội dung bổ sung mới
Điều 11: về doanh nghiệp xã hội
Tương tự như nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, trong thời gian
gần đây ở nước ta số doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã ngày càng gia tăng và hoạt
động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Đây là doanh nghiệp mà lợi
nhuận thu được chủ yếu dùng để tái đầu tư giải quyết vấn đề xã hội hoặc môi
trường. Theo điều tra sơ bộ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, hiện
có khoảng vài trăm DNXH hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo
nghề, chăm sóc các nhóm người yếu thế, giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ
môi trường và xóa đói, giảm nghèo, v.v… .
Doanh nghiệp xã hội trước hết là doanh nghiệp. So với doanh nghiệp thông
thường, điểm khác biệt là doanh nghiệp này hoạt động trước hết vì mục tiêu xã hội;
tức là lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư trở lại để giải quyết vấn đề xã hội hay môi
trường đã đăng ký, không chia cho các thành viên, cổ đông như doanh nghiệp bình
3
thường. Như vậy, doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình pháp lý mới về
doanh nghiệp và trên thực tế đang được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, đó là:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân. Do đó,
việc bổ sung thêm định nghĩa về doanh nghiệp xã hội không phải bổ sung thêm đối
tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Doanh nghiệp xã hội cũng khác với “các hoạt động mang tính vì cộng đồng”
của doanh nghiệp thông thường. Các hoạt động như làm từ thiện, hay trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp là các hoạt động xã hội bổ sung thêm của các doanh
nghiệp thông thường; còn đối với doanh nghiệp xã hội, thì tôn chỉ, mục đích và
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp là để giải quyết vấn đề xã hội hay môi trường
đã xác định ngay từ khi thành lập.
Khảo sát thực tế và tham vấn chính sách cho thấy chủ sở hữu, người quản lý
và các bên có liên quan đều mong muốn DNXH được quy định và thừa nhận về
mặt pháp lý. Sự thừa nhận đó cũng là để làm rõ, phân biệt loại doanh nghiệp này
với doanh nghiệp thông thường, thuần túy thương mại. Mong muốn nói trên là
chính đáng; vì nếu được như vậy, DNXH ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn
để phát triển để trở thành lực lượng bổ sung cho Nhà nước, đồng hành cũng nhà
nước trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường của đất nước.
Do đó, khoản 1 Điều 11 dự thảo Luật đã xác định: Doanh nghiệp xã hội là
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm giải quyết một hoặc một số vấn
đề xã hội và môi trường; ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp
được sử dụng để tái đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường đã đăng
ký. Đồng thời, khoản 2 Điều 11 đã xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
Doanh nghiệp xã hội; trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ có chính sách phù hợp khuyến
khích phát triển doanh nghiệp xã hội phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.
Điều 16: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Điều 17: Bổn
phận người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đây là 2 điều khoản được bổ sung mới nhằm xác định rõ ràng và thống nhất
cách hiểu địa vị pháp lý, vai trò và bổn phận của người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được xác định rõ là cá
nhân và là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên
đơn, bị đơn trước tòa án (khoản 1 Điều 16 dự thảo Luật).
Ngoài ra, dự thảo Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể có
nhiều hơn một đại diện theo pháp luật. Về nội dung này, cũng có ý kiến cho rằng
dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) không nên quy định cụ thể mà chỉ nên đưa ra
quy định mang tính dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự về vấn đề doanh nghiệp có thể
có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý
kiến này và sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để có phương án sửa đổi phù hợp

4
nhất đảm bảo tương thích giữa Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Dân sự (sửa
đổi).
2. Chương II: Thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp
Chương II bao gồm 29 điều, từ Điều 21 đến 49. Dự thảo Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi) đã sửa đổi 16 Điều (các Điều: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 37,
39, 41, 43, 45, 47) và bổ sung thêm 4 Điều mới (các Điều: 33, 35, 44 và 49) và bãi
bỏ một Điều (Điều 20 Luật doanh nghiệp 2005).
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Điều 23: Trình tự đăng ký doanh nghiệp (Điều 15 Luật Doanh nghiệp
2005)
Thực tế cho thấy những cải cách đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 đã tạo ra bước đột phá trong cải
thiện môi trường kinh doanh, huy động vốn, phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng
đóng góp cho ngân sách. Tuy vậy, xét theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, mức độ
thuận lợi trong thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh vẫn thấp hơn chuẩn
mực trung bình của quốc tế. Vì vậy, cần phải có thay đổi theo hướng tiếp tục đơn
giản hóa thủ tục hành chính, giảm hồ sơ, giảm thủ tục, giảm thời gian đăng ký
thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh. Thay đổi trong dự thảo Luật doanh
nghiệp (sửa đổi) là tiếp tục đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục thành lập doanh
nghiệp; kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký doanh nghiệp với các thủ tục về thuế,
đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội.
Do đó, dự thảo Luật đã bổ sung khoản 3 Điều 23 quy định “Đồng thời với
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi bản
sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện
thủ tục đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp”. Chi tiết cách thức
phối hợp giữa các cơ quan này sẽ giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết. Khoản 5
Điều 23 quy định “5. Chính phủ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa
các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, nộp thuế
môn bài, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử.”
Các Điều điều 24, 25, 26 và 27 về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và
công ty cổ phần (các Điều 16, 17, 18 và 19 Luật doanh nghiệp 2005).
Quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2005 không tách biệt rõ giữa
yêu cầu thành lập doanh nghiệp và yêu cầu về điều kiện kinh doanh đối với ngành
nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
Luật đã yêu cầu phải có một số điều kiện kinh doanh như bản sao chứng chỉ hành
nghề của người quản lý và xác nhận về vốn pháp định tại thời điểm đăng ký thành
lập doanh nghiệp. Quy định nói trên đã tỏ ra không hợp lý, không có hiệu lực quản

5
lý nhà nước, nhưng lại gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư và
thành lập doanh nghiệp mới.
Thay đổi của dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là tách bạch giữa thủ tục
thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh và
đồng thời tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Dự thảo
Luật đã bãi bỏ các yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải nộp các giấy tờ như
chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định, v.v... trong hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp (các điều 24, 25, 26, 27 dự thảo Luật).
Điều 20 (Luật doanh nghiệp 2005): Hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và
nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên
đầu tư vào Việt Nam.
Các quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005
cho thấy sự khác biệt không cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ
phần, phần vốn góp, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm
trụ sở chính, chuyển nhượng vốn,... giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thủ tục nói trên áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài phức tạp hơn, khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với doanh
nghiệp trong nước. Nguyên nhân chính của bất cập này là việc coi Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại
Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2005.2
Để khắc phục bất cập nói trên, phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên tắc
đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế không phân biệt nguồn gốc sở hữu
như nêu trong Hiến pháp năm 2013, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bãi
bỏ Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2005; theo đó sẽ áp dụng thống nhất một thủ tục
thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp, không phân biệt nhà
đầu tư trong nước hay nước ngoài.
Ngoài ra, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đã bổ sung thêm khoản
3 Điều 39 yêu cầu mọi hoạt động thanh toán mua, bán, chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện
thông qua tài khoản vốn mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán
bằng tài sản (khoản 3 Điều 39 dự thảo Luật).
Điều 32: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 25 Luật
doanh nghiệp 2005).
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 7 Nghị định
43/2010/NĐ-CP thì việc ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau:
- Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam,
2
Và Điều 50 Luật Đầu tư 2005
6
trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh. Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh
doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác
thống kê.
- Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh
nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi
ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
Cách thức và yêu cầu đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mã
ngành kinh tế quốc dân như nêu trên là chưa thật hợp lý, chưa đảm bảo nguyên tắc
“doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm, hoặc không hạn chế”; đồng thời, gây thêm phiền hà, tăng thêm rủi ro, chi phí
tuân thủ cho doanh nghiệp. Ngoài những cải cách về thủ tục đăng ký doanh nghiệp
như trình bày trên, một trong những thay đổi quan trọng của dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) là tiếp tục đơn giản hóa nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi ngành nghề kinh doanh mà
người thành lập doanh nghiệp dự kiến kinh doanh là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện theo quy định của pháp luật. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp bao gồm (Điều 32):
+ Mã số và tên doanh nghiệp.
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Vốn điều lệ doanh nghiệp.
+ Ngành nghề kinh doanh, nếu kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện theo quy định của pháp luật.
Phương án không ghi ngành nghề kinh doanh tên Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp với thông lệ
quốc tế tốt ở nhiều nước. Phương án này sẽ là một bước đột phá mạnh mẽ trong
hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp như quy
định của Hiến pháp mới được bổ sung, sửa đổi. Đồng thời, đổi mới này không làm
giảm hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bởi các lý do sau đây.
Một là, hiện nay hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp đã kết nối
giữa cơ quan đăng ký doanh nghiệp và cơ quan thuế, giữa trung ương và địa
phương, có khả năng thu thập và cập nhật thông tin của tất cả các doanh nghiệp
đăng ký trên địa bàn cả nước. Hệ thống này sẽ công khai hóa không chỉ các thông
tin đăng ký, mà cả các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, nộp thuế, các
thông tin về tuân thủ các điều kiện kinh doanh đối với việc kinh doanh các ngành
nghề có điều kiên. Bất kỳ ai có quan tâm, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan từ trung ương đến địa phương có thể chủ động tiếp cận, cập nhật thông
tin và theo dõi doanh nghiệp có liên quan thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, hệ
7
thống thông tin nói trên tạo thuận lợi và giúp nâng cao hiệu lực giám sát của xã hội
nói chung và cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; do đó, vẫn tiếp tục
duy trì và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Hai là, những đổi mới tương ứng về nội dung và phương thức quản lý nhà
nước đối với ngành nghề kinh doanh như quy định trong dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với ngành
nghề kinh doanh có điều kiện. Những thay đổi đó là tăng cường chia sẻ thông tin
và phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý trực tiếp về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cơ quan có liên quan. Dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung điểm (b) khoản 1 Điều 217 đã yêu cầu các bộ, cơ quan
ngang bộ sao gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở
chính bản sao giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã cấp cho doanh
nghiệp để cập nhật và bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; đồng thời sao gửi
cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng
cấp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 43: Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của
doanh nghiệp (Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2005)
Dự thảo Luật đã xác định rõ ràng năm loại ngôn ngữ có thể dùng để đặt tên
bằng tiếng nước ngoài cho tên doanh nghiệp là: Anh, Pháp, Nga, Nhật, Hàn Quốc.
Đây là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở Liên hợp quốc và của quốc gia đứng
đầu danh sách đầu tư vào Việt Nam.
Khoản 1 Điều 43 được sửa đổi thành “1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng
nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang một trong những tiếng
nước ngoài tương ứnglà Anh, Pháp, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi dịch sang
tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo
nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.”
Các nội dung bổ sung mới
Điều 33: Mã số doanh nghiệp
Điều khoản này được luật hóa từ quy định tương ứng của Nghị định
43/2010/NĐ-CP về hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành mã số
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số duy nhất và mã số này không
được dùng để cấp cho doanh nghiệp khác ngay cả khi doanh nghiệp đã giải thể
hoặc pháp sản; đồng thời quy định này là cơ sở để quy định liên thông các thủ tục
gia nhập thị trường và thành lập doanh nghiệp.
Điều 35: Trình tự thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Có hai thay đổi quan trọng của quy định mới trong dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) liên quan đến thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp, là:

8
+ Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được sửa đổi
theo nguyên tắc là thủ tục “tự động”, trừ trường hợp thay đổi nội dung ghi trên
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, đăng ký thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp được coi là hoàn thành nếu cơ quan đăng ký kinh doanh không
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ trong trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày
nhận được thông báo thay đổi của doanh nghiệp; trường hợp thay đổi nội dung ghi
trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp bổ sung
thay đổi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 35 dự thảo
Luật).
+ Bổ sung quy định chi tiết hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của tòa án, trọng tài hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (khoản 4 Điều 35 dự thảo Luật).
Các Điều 38: Tài sản góp vốn, Điều 44. Tên chi nhánh, văn phòng đại
diện; Điều 49. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Đây là các Điều được bổ sung mới trong Luật, nhưng nội dung là được “luật
hóa” các quy định tương ứng trong các Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
về đăng ký doanh nghiệp.
3. Chương III, Mục I: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên.
Mục này bao gồm 25 điều, từ điều 50 đến điều 75. So với Luật Doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 11 Điều (các Điều:
51, 52, 53, 56, 59, 62, 63, 64, 65, 68, 73) và bổ sung thêm 3 Điều mới (các Điều:
66, 74 và 75).
Các nội dung sửa đổi cơ bản:
Điều 51: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp (Điều 39 Luật doanh nghiệp 2005).
Theo quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định
102/NĐ-CP, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể góp vốn dần theo
nhiều tiến độ trong thời hạn không quá 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn góp vốn
theo tiến độ kéo dài đến 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn đã không đạt được mục tiêu dự
kiến mà còn gây ra tác động không mong muốn như: nhầm lẫn về vốn điều lệ, cơ
cấu sở hữu thực tế3. Qua đó, đã làm phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp không
đáng có trong nội bộ công ty có liên quan.4
3
Khái niệm vốn điều kiện và vốn kinh doanh là hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ chỉ là một nguồn vốn kinh doanh
được các thành viên công ty góp vào công ty. Vốn đầu tư kinh doanh bao gồm cả vốn mà doanh nghiệp vay để triển
khai dự án đầu tư cụ thể.
4
Mục tiêu của quy định cho phép thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được góp vốn theo tiến độ và phải góp đủ
trong thời hạn tối đa 3 năm là nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư sử dụng vốn vốn một cách có hiệu quả, phù hợp với
9
Để giải quyết bất cập nói trên, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa
đổi quy định này như sau:
+ Một là, rút ngắn thời hạn thành viên phải thanh toán đủ phần vốn góp khi
thành lập công ty và quy định rõ quyền và lợi ích của các thành viên trong thời hạn
đang góp đủ vốn.
Khoản 2 điều 49 dự thảo Luật được sửa đổi là: Người đại diện theo pháp luật của
công ty “Thành viên phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp thanh toán phần vốn
góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký đến cơ quan
đăng ký kinhthành lập doanh nghiệp trong thời hạn mười lăm90 ngày, kể từ ngày
cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được thanh toán phần vốn góp cho
công ty bằng các thiệt hại cho công ty và ngườitài sản khác do thông báo chậm trễ
hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốnvới loại tài sản đã
cam kết thì số vốn chưa gópnếu được coi là nợsự đồng ý của các thành viên đó đối
với công ty;còn lại. Trong thời hạn này, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốncó các quyền và
nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định khác.”
+ Hai là, xác định rõ trách nhiệm của các thành viên không góp vốn hoặc
chưa góp đủ vốn quá thời hạn cuối cùng. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa
góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã
cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước
ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên (khoản
3 điều 51 dự thảo Luật).
Điều 62: Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên (Điều
51 Luật doanh nghiệp 2005)
Thực tế đánh giá thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho thấy một số quy
định của Luật Doanh nghiệp 2005 về trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định
trong công ty đã không còn phù hợp, tỏ ra lạc hậu so với sự phát triển của công
nghệ thông tin, nhất là khi có mạng Internet; chưa thực sự tạo thuận lợi, giảm chi
phí tuân thủ trong quản trị công ty. Một số quy định khác như yêu cầu triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên còn cứng nhắc; nhiều trường hợp
phải triệu tập họp tới lần thứ ba mới có thể tiến hành họp đã gây chậm trễ và tốn
kém trong việc ra các quyết định kinh doanh cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp có nhiều cổ đông, thành viên.
Do đó, khoản 2 điều 62 được sửa đổi theo hướng cho phép công ty linh hoạt
hơn và hoàn toàn tự chủ trong quy định điều kiện và trình tự triệu tập họp Hội
tiến độ triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, thủ tục tăng vốn, bổ sung thêm vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
là dễ dàng và thuận lợi; vì vậy, không nhất thiết phải có các quy định về kéo dài thời hạn góp vốn. Riêng đối với
công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2005 đã yêu cầu các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
10
đồng thành viên trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến
hành họp; chỉ áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp nếu Điều lệ công ty không
có quy định hoặc không quy định khác. Khoản 2 Điều 62 được sửa đổi lại thành
“TrườngNếu Điều lệ không quy định hoặc không có quy định khác, triệu tập họp
Hội đồng thành viên trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện
tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệuthực hiện như sau:
a) Triệu tập họp lần thứ hai phải được thực hiện trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập
lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn
điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3.b) Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy
định tại điểm (a) khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn
mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này,
cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự
họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.”
Điều 63: Quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 52 Luật doanh
nghiệp 2005)
Như phân tích trên, đánh giá thực tế thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 cho
thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong triệu tập họp và ra
quyết định nếu tuân thủ đúng theo quy định của Luật. Khó khăn này thường gặp ở
những công ty lớn với số lượng cổ đông nhiều. Khó khăn trong ra quyết định đã
gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, như chi phí triệu tập họp: thuê địa điểm họp,
chi phí in ấn tài liệu, chi phí gửi tài liệu cho cổ đông, … hoặc có thể mất cơ hội
kinh doanh do chậm chễ trong ra quyết định kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân
của bất cập này và một trong những nguyên nhân đó là yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ
biểu quyết thông qua quyết định của Hội đồng thành theo Luật Doanh nghiệp là
cao; do đó không phù hợp với thực tế đa dạng của doanh nghiệp. Theo điều 52 của
Luật Doanh nghiệp thì yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định
của Hội đồng thành viên là 65% phần vốn góp đối với quyết định thông thường và
75% đối với quyết định ‘quan trọng’.
Để giải quyết bất cập này, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã hạ thấp
yêu cầu tối thiểu tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Hội đồng thành viên xuống
51% (từ 65% theo Luật doanh nghiệp 2005) đối với quyết định thông thường và
65% (từ 75% theo Luật doanh nghiệp 2005) đối với quyết định “quan trọng”.
Khoản 2 Điều 63 được sửa đổi lại thành:
“2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong
các trường hợp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 6551% tổng số vốn góp của các thành viên
dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trừ các trường hợp
quy định tại điểm (b) khoản này;

11
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 7565% tổng số vốn góp của các thành viên
dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ, hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty,; sửa đổi, bổ sung Điều
lệ công ty,; tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”
Ngoài ra, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) khuyến khích và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản trị doanh nghiệp nhằm
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Dự thảo Luật bổ sung quy định thừa nhận giá trị
pháp lý của cuộc họp Hội đồng thành viên dưới hình thức hội nghị trực tuyến hoặc
phương tiện thông tin tương tự khác. Khoản 3 điều 63 dự thảo Luật quy định:
“Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên
trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức
khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua bản fax, thư điện
tử.”“Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành
viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp.
b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức
khác.
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua bản fax, thư điện tử.”
Nội dung bổ sung mới
Các Điều 66: Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
Điều 74: Bổn phận của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng Giám
đốc, người đại diện theo pháp luật, kiểm soát viên và cán bộ quản lý khác và
Điều 75: Khởi kiện người quản lý.
Có ba điều khoản mới được bổ sụng mới vào dự thảo Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi), bao gồm các Điều 66, 74 và 75, thực chất là “luật hóa” quy định tương
ứng trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
Luật Doanh nghiệp quy định về hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên và nghĩa vụ của người quản lý.
4. Chương III, Mục II: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Mục này bao gồm 14 điều, từ Điều 76 đến Điều 90. So với Luật Doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 11 Điều (các Điều:

12
79, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90) và bổ sung thêm 2 Điều mới (các Điều:
77, 80).
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Điều 81: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là tổ chức (Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2005) .
Điều này được sửa đổi để thể hiện rõ hơn hai mô hình quản trị đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cụ thể, khoản 1 Điều 81 quy định:
“1. Công ty trách nhiệm hứu hạn một thành viên là tổ chức có thể được tổ
chức quản lý và hoạt động theo một trong hai cách sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong
trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.
4. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì
người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc , Tổng giámGiám đốc và Kiểm
soát viên.”
Điều 85: Kiểm soát viên (Điều 71 Luật doanh nghiệp 2005).
Đánh giá tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy quy định về cơ
cấu và tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát chưa bảo đảm được tính độc lập của
Ban kiểm soát; chưa đảm bảo để Ban kiểm soát có đủ năng lực, trình độ chuyên
môn nghề nghiệp và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định.
Ngoài ra, chưa có cơ chế để Ban kiểm soát sử dụng để buộc Hội đồng quản trị phải
thực hiện kiến nghị của mình trong trường hợp thực sự cần thiết và giám sát có
hiệu quả đối với hoạt động của người quản lý công ty.
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã khắc phục những bất cập này theo
cách bổ sung quy định chi tiết hơn và bổ sung một số quyền cho kiểm soát viên,
như: tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc họp của
công ty; xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi
nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Khoản 3 Điều 85 đã được sửa đổi, bổ sung
thêm nội dung sau:
“3. Kiểm soát viên có quyền sau đây:
a) Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi
nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung
cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều
hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;
b) Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc
họp khác trong công ty;

13
c) Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ công tyb) Tham dự và thảo luận
tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;
c) Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Điều 90: Tăng, giảm vốn điều lệ (Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2005)
Điều khoản này có hai thay đổi cơ bản.
Một là, cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm
vốn điều lệ tương tự như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên. Khoản 1 Điều 90 quy định:
“1. Theo quyết định của Chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên không được giảm vốn điều lệ theo cách sau:
a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt
động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp;
đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
sau khi đã hoàn trả cho thành viên;”
Hai là, khoản 2 điều luật này được sửa đổi theo cách bãi bỏ thủ tục đăng ký
chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên trở lên trong trường hợp công ty kết nạp thêm thành viên 5. Công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên chỉ phải yêu cầu thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động
theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp kết nạp thêm thành viên. Thay
đổi này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí thực hiện thủ tục hành chính chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp.
Các nội dung bổ sung mới
Điều 77: Thực hiện góp vốn thành lập công ty
Tương tự như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, dự
thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung quy định xác định rõ thời thời hạn thanh
toán đủ vốn điều lệ khi thành lập công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 2 Điều 77 quy định: “2. Chủ sở hữu
phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.”
Ngoài ra, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã áp dụng nguyên tắc “phá
vỏ bọc công ty” để quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm chủ sở hữu công ty góp vốn
đủ và đúng hạn. Khoản 3 và 4 Điều 77 quy định:
“3. Trường hợp Chủ sở hữu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90
ngày quy định tại khoản 2 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ

5
Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp
của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
14
bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách
nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của
công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và
chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại xảy ra do không góp đủ và đúng hạn vốn
điều lệ công ty.
4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm cá nhân đối với các nghĩa vụ tài chính của
công ty và thiệt hại xảy ra do không góp vốn điều lệ.”
Điều 80: Quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt.
Nội dung bổ sung nhằm quy định rõ nguyên tắc thực hiện quyền chủ sở hữu
trong một số trường hợp đặc biệt như chủ sở hữu: chết, mất tích, bị kết án tù, giải
thể hoặc phá sản. Đây là những nội dung chưa được quy định trong Luật Doanh
nghiệp 2005.
5. Chương IV: Doanh nghiệp nhà nước
Một trong số các mục tiêu hàng đầu của Luật Doanh nghiệp 2005 là tạo lập
khung khổ pháp lý áp dụng thống nhất khung quản trị theo loại hình doanh nghiệp
không phân biệt nguồn gốc sở hữu và đồng thời đổi mới cơ chế quản trị đối với
doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. 6 Tuy vậy,
thực tế cho thấy việc triển khai áp dụng các nguyên tắc mới về quản trị doanh
nghiệp nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ. Thực tế nói trên do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân là những vấn đề đặc thù trong quản trị doanh
nghiệp nhà nước chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng trong Luật
Doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Chưa quy định về mục đích hoạt động và giới hạn phạm vi ngành, nghề
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vai trò, chức năng của nhà
nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
- Chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Chính phủ nói chung trong
vai trò đại diện chủ sở hữu theo ủy quyền của Quốc hội.
- Chưa quy định cụ thể thẩm quyền, cách thức xác định mục tiêu, chỉ tiêu
đối với từng doanh nghiệp cụ thể; chưa xác định cơ quan thực hiện quyền chủ sở
hữu và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước,
v.v...
- Chưa quy định đặc thù trong tổ chức, hoạt động và quy trình ra quyết định
đối với hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước và
mối quan hệ giữa cơ quan chủ sở hữu nhà nước và người trực tiếp đại diện quyền
chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, v.v…
- Chưa quy định yêu cầu tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với
chức năng quản lý hành chính và các chức năng khác của nhà nước trong thực hiện
quyền chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
6
Điều 168 Luật Doanh nghiệp quy định 5 nguyên tắc chung của cơ chế quản trị mới đối với doanh nghiệp nhà
nước.
15
- Chưa có quy định về giám sát, đánh giá trong hệ thống đại diện chủ sở
hữu: Quốc hội đối với Chính phủ, Chính phủ đối với cơ quan (hay các cơ quan chủ
sở hữu), cơ quan chủ sở hữu đối với người đại diện trực tiếp thực hiện quyền chủ
sở hữu; nhất là chưa quy định về giám sát, đánh giá trực tiếp, chủ động và thường
xuyên của cơ quan chủ sở hữu đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và
người quản lý doanh nghiệp. Khiếm khuyết nói trên đã góp phần làm cho giám sát,
đánh giá nội bộ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trở nên
lỏng lẻo và kém hiệu lực.
- Quy định yêu cầu doanh nghiệp nhà nước công khai hóa và minh bạch hóa
tương tự như đối với các doanh nghiệp khác cùng loại cũng đã chứng tỏ chưa phù
hợp cả về lý luận và thực tiễn. Công khai hóa và minh bạch hóa thông tin “dưới
chuẩn” đã không phát huy được tác động tích cực của giám sát bên ngoài, giám sát
của thị trường, của các nhà đầu tư, khách hàng, đặc biệt là của nhân dân đối với
doanh nghiệp nhà nước và cách thức, hiệu quả thực hiện quyền chủ sở hữu của nhà
nước tại doanh nghiệp.
Do đó, việc xây dựng và ban hành các quy định về nội dung phân tích trên là
cần thiết. Hiện nay, Chính phủ được giao soạn thảo đồng thời hai dự án luật là (i)
Luật đầu tư và quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp và (ii) Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi). Để đảm bảo tính tương thích giữa các luật và phù hợp với nội dung, chức
năng và cấu trúc của Luật Doanh nghiệp, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã
bổ sung Chương IV về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu. Chương này gồm 24 điều, từ điều 91 đến điều 115. Toàn bộ nội
dung của chương này được bổ sung mới vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Chương IV quy định về nguyên tắc quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước
sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên. Chương này bao gồm quy định “đặc thù”, cần có quy định chi tiết
hơn hoặc chặt chẽ hơn (so với quy định tương ứng trong Mục II Chương III về
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) về các nguyên tắc quản trị trong công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu là nhà nước, ví dụ như: quy
định về tiêu chuẩn về điều kiện người quản lý, thành viên ban kiểm soát, v.v...
Ngoài ra, chương này quy định về yêu cầu công khai hóa thông tin đối với doanh
nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước theo thông lệ quốc tế tốt về quản trị doanh nghiệp
nhà nước và khắc phục bất cập hiện nay; theo đó doanh nghiệp nhà nước sẽ phải
công khai hóa thông tin một cách định kỳ và bất thường. Cuối cùng, trường hợp có
sự khác nhau giữa các quy định của chương này và các quy định có liên quan khác
của Luật Doanh nghiệp, thì áp dụng quy định của chương này.
Nội dung cơ bản của Chương IV bao gồm như sau.
- Giao quyền cho chủ sở hữu quyết định mô hình tổ chức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo một trong hai mô
hình sau (Điều 91):

16
+ Mô hình tổ chức gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng Giám đốc và
Kiểm soát viên;
+ Mô hình tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng Giám đốc và
Kiểm soát viên.
- Quy định cụ thể và chi tiết hóa các quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành
viên (so với quy định tương ứng tại Điều 80 quy định chung về Hội đồng thành
viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) (Điều 93).
- Quy định cụ thể và chi tiết hóa các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội
đồng thành viên và thành viên của Hội đồng thành viên (Điều 93 và 94).
- Bổ sung thêm các điều kiện, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thành
viên, như: không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các
doanh nghiệp thành viên; chưa từng bị miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, hoặcChủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) tại Công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước
khác, …. (Điều 95)
- Quy định chi tiết chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội
đồng thành viên (quy định tương ứng trong mục II, chương III về công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên giao cho Điều lệ công ty quy định chi tiết về nội dung
này) (Điều 100).
- Bổ sung thêm tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc/Tổng giám đốc; chặt
chẽ hơn so với tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng đối với Giám đốc/Tổng giám đốc
trong công ty thông thường (Khoản 3 Điều 102).
- Quy định chi tiết quyền, nhiệm vụ, chế độ làm việc và tiêu chuẩn, điều
kiện đối với thành viên Ban kiểm soát và Ban kiểm soát (không có quy định chi
tiết tương ứng trong mục II, chương III về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên) (các Điều 104, 105, 106 và 107).
- Tăng cường yêu cầu không khai hóa và minh bạch hóa thông tin đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (từ Điều
111 đến Điều 115). Theo đó, ngoài yêu cầu công khai hóa thông tin như một doanh
nghiệp thông thường, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
làm chủ sở hữu phải công khai hóa thông tin theo hai chế độ là định kỳ và bất
thường.
+ Điều 114 quy định chế độ công bố thông tin định kỳ như sau:
“1. Công ty phải công bố thông tin định kỳ sau đây trên trang thông tin điện
tử của công ty và của Cơ quan chủ sở hữu:
a) Sứ mệnh, mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể h ằng năm của kế
hoạch kinh doanh;

17
b) Bản toàn văn và tóm tắt Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi Tổ
chức kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 120 ngày kể từ khi kết thúc năm
tài chính;
c) Bản toàn văn và tóm tắt Báo cáo tài chính bán niên đã được kiểm toán bởi
tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 07 hàng
năm;
Nội dung công bố thông tin quy định tại điểm b và c khoản này bao gồm
Báo cáo tài chính của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất.
đ) Toàn văn Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh;
e) Báo cáo toàn văn kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích (được giao
theo kế hoạch hoặc đấu thầu, nếu có) và trách nhiệm xã hội khác;
g) Báo cáo về thực trạng cơ cấu tổ chức công ty, bao gồm cả cơ cấu tổ chức
của tập đoàn, tổng công ty.”
+ Điều 115 quy định chế độ công bố thông tin bất thường như sau:
“Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm của công ty
các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự
kiện sau đây:
1. Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt
động trở lại sau khi bị phong tỏa;
2. Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoặc giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc bất kỳ một loại giấy phép khác liên
quan đến kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Có bổ sung, sửa đổi nội dung giấy chưng nhận đăng ký doanh nghiệp,
giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt đồng hoặc bất kỳ giấy pháp khác
có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
4. Có quyết định mới của Cơ quan chủ sở hữu hoặc của Hội đồng thành
viên, chủ tịch công ty;
5. Có thay đổi cán bộ quản lý chủ chốt, gồm thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám
đốc), thành viên Ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, trưởng phòng
tài chính kế toán;
6. Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với
một trong số các cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp;
7. Có kết luận của thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp;

18
8. Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc bị từ chối kiểm
toán báo cáo tài chính;
9. Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty
con; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.”
6. Chương V: Công ty cổ phần
Chương này bao gồm 62 điều, từ Điều 116 đến điều 177. So với Luật Doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 32 Điều (các Điều:
120, 121, 123, 127, 130, 132, 133, 137, 138, 140, 142, 143, 145, 146, 147, 148,
149, 150, 152, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 166, 167, 170, 171, 172, 173,
177) và bổ sung thêm 8 Điều mới (các Điều: 117, 118, 128, 129, 131, 154, 155,
168).
Như phân tích những bất cập về quản trị đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn nêu trên, thực tế thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy những bất cập
tương tự như sau đối với công ty cổ phần.
- Một số quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về trình tự, thủ tục triệu tập
họp và ra quyết định trong công ty đã không còn phù hợp, tỏ ra lạc hậu so với sự
phát triển của công nghệ thông tin, nhất là khi có mạng Internet; chưa thực sự tạo
thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ trong quản trị công ty. Một số quy định khác như
yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông tới 3 lần trong một số trường hợp gây
chậm trễ và tốn kém trong việc ra các quyết định kinh doanh cần thiết.
- Quy định bắt buộc áp dụng nguyên tắc bầu dồn phiếu đối với bầu thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty cổ phần tuy ở mức độ nhất định
đã góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, nhưng lại gây ra sự thiếu kết
dính trong hội đồng quản trị; làm cho việc ra quyết định trong một số trường hợp
kéo dài, tốn kém, thậm chí không thông qua được.
- Quy định các tỷ lệ số phiếu bắt buộc tối thiểu phải có để thông qua quyết
định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần chưa đạt được mục tiêu là bảo vệ
quyền lợi của cổ đông thiểu số, mà còn tạo ra sự cứng nhắc, tốn kém quá mức về
thời gian và tiền bạc trong tổ chức họp và ra các quyết định của Đại hội đồng cổ
đông, nhất là các công ty đại chúng; gây bất lợi cho công ty và cổ đông của công ty
nói chung.
- Tuy đã có những nỗ lực lớn về hoàn thiện chính sách, luật pháp liên quan,
nhưng mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư ở nước ta vẫn liên tục bị xếp hạng rất
thấp so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng
thế giới, mức độ bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta được xếp thứ 160 trong 189 quốc gia,
nền kinh tế.7 Đối với Luật doanh nghiệp, một số quy định liên quan chưa tạo thuận
lợi cho cổ đông thực hiện quyền khởi kiện người quản lý trong trường hợp cần
thiết; trình tự, thủ tục khởi kiện còn phức tạp, kéo dài, tốn kém.

7
Báo cáo kinh doanh 2014 của Ngân hàng thế giới
19
Để giải quyết các bất cập nêu trên Chương IV dự thảo Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi) đã được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau.
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Điều 125: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Điều 84 Luật Doanh
nghiệp 2005)
Khoản 4 được sửa đổi theo cách thu hẹp hạn chế đối với chuyển nhượng cổ
phần của cổ đông sáng lập. Các quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ
đông sáng lập không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập mua thêm sau
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển
nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Khoản 4 Điều 125 được sửa đổi lại như sau: “4. Các hạn chế đối với cổ phần
phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công
ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các nghiệp. Các hạn chế của
quy định này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông của mà cổ đông sáng lập
đều được bãi bỏmua thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà
cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập
của công ty.”
Các Điều 131 và 132: Bán và chuyển nhượng cổ phần (Điều 87 Luật
doanh nghiệp 2005)
Có hay sửa đổi cơ bản của Điều luật này, là:
+ Tách điều 87 của Luật Doanh nghiệp 2005 thành 2 điều khoản riêng: Điều
131: Bán cổ phần và Điều 132: Chuyển nhượng cổ phần.
+ Áp dụng nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông; đồng
thời tôn trọng quyền thỏa thuận dân sự giữa các cổ đông nếu họ tự nguyện hạn chế
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
Khoản 1 Điều 132 đã được sửa đổi thành: “1. Các cổ phần được tự do
chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều
84100125 của Luật này. và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ
phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần
thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần
tương ứng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bảnhợp đồng theo cách
thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được
bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký.
Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên
củathông tin về người nhận chuyển nhượngmua quy định tại khoản 2 Điều 126 của
Luật này được đăng kýghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”
Điều 132 đã bổ sung thêm quy định hướng dẫn chuyển nhượng cổ phần
trong trường hợp cổ đông chết, mất tích, giải thể, phá sản, cho, tặng,…. Các khoản
2 đến 8 Điều 132 quy định:

20
“Trường hợp2. Trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết hoặc bị Toà án
tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông
đó là cổ đông của công ty.
3. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa
kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần
đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Trường hợp cổ đông là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản thì người nhận
chuyển nhượng số cổ phần đó là cổ đông của công ty.
5. Trong trường hợp cổ đông bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
thì quyền và nghĩa vụ của cổ đông đó trong công ty được thực hiện thông qua
người giám hộ.
6. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại
công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trong trường hợp này, người
được tặng, cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.
7. Trường hợp cổ đông chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có
ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ
phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
6. Điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện
theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

8. Người nhận cổ phần trong các trường hợp điều này chỉ trở thành cổ đông
công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật
này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”
Điều 138: Trả cổ tức (Điều 93 Luật doanh nghiệp 2005)
Dự thảo Luật đã bổ sung thêm khoản 5 Điều 138 hướng dẫn chi tiết về việc
trả cổ tức bằng cổ phần. Trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phần, công ty
không phải làm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ. Công ty phải đăng ký tăng vốn
điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần đã chi trả cổ tức trong thời
hạn 5 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Điều 140: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần (Điều 95 Luật Doanh
nghiệp 2005)
Thông lệ quốc tế cho thấy hiện nay có 2 mô hình quản trị công ty cổ phần
phổ biến là, mô hình đơn hội đồng (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám
đốc/Tổng giám đốc) và mô hình đa hội đồng (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và giám đốc, Tổng giám đốc) như miêu tả trong sơ đồ sau
đây.
Mô hình tổ chức công ty cổ phần đa hội đồng
Đại hội đồng cổ đông

21
Hội đồng quản trị Ban kiểm sóat

Giám đốc/Tổng giám đốc


Mô hình tổ chức công ty cổ phần đơn hội đồng

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị


Thành viên điều hành Thành viên độc lập

Giám đốc/Tổng giám đốc

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần được tổ chức theo
một mô hình duy nhất là mô hình đa hội đồng. Thực tế cho thấy áp dụng duy nhất
mô hình quản trị đa hội đồng như hiện nay không còn phù hợp thực tế đa dạng của
doanh nghiệp về quy mô, tính chất sở hữu và sự đa dạng của cách thức quản trị
công ty. Ngoài ra, quy định này của Luật doanh nghiệp không phù hợp phát triển
thông lệ quốc tế tốt khi nhiều quốc gia cho phép công ty cổ phần được tùy ý lựa
chọn áp dụng một trong hai mô hình quản trị nói trên.
Do đó, nội dung sửa đổi cơ bản của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là bổ sung
thêm mô hình quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản trị đơn hội đồng đối với
công ty cổ phần để phù hợp với thực tiễn tốt của quốc tế và tăng thêm lựa chọn cho
nhà đầu tư. Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), công ty cổ phần toàn quyền
lựa chọn áp dụng mô hình quản trị đơn hội đồng hoặc đa hội đồng.
Điều 140 quy định: “1. Công ty cổ phần có thể được lựa chọn tổ chức quản
lý và hoạt động theo một trong hai cách sau:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc, Tổng
giámGiám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc
có một cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có
Ban kiểm soát.; hoặc
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc, Tổng Giám đốc;
trong trường hợp này ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập, không điều hành và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội

22
đồng quản trị. Các thành viên độc lập không điều hành thực hiện chức năng giám
sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.”
Điều 146: Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 101 Luật
doanh nghiệp 2005); Điều 159: Cuộc họp Hội đồng quản trị (Điều 112 Luật
doanh nghiệp 2005).
Nội dung thay đổi cơ bản là Luật doanh nghiệp khuyến khích và tạo điều
kiện doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí cho
doanh nghiệp. Khoản 3 điều 146 và khoản 9 điều 159 dự thảo Luật đã được bổ
sung thêm để thừa nhận giá trị pháp lý như nhau giữa cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị theo cách thông thường và dưới hình thức hội nghị trực
tuyến hoặc phương tiện thông tin tương tự khác.
+ Khoản 3 Điều 146 quy định:
“3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức
khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, bản fax, thư điện
tử.”
+ Khoản 9 Điều 159 quy định:
“9. Thành viên khôngdự họp Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu
quyết tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp dựtại cuộc họp có;
b) Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 điều
này.
c) Tham dự và biểu quyết thông qua bỏhội nghị trực tuyến hoặc hình thức
tương tự khác;
d) Gửi phiếu bằng văn bản. Phiếubiểu quyết đến cuộc họp thông qua bưu
điệngửi thư, fax, thư điện tử.”
Các Điều 149: Hình thức thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội
đồng cổ đông; Điều 150: Điều kiện để nghị quyết, quyết định được thông qua
(Điều 104 Luật doanh nghiệp 2005)
Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 được tách thành hai điều 149 và 150
nhằm quy định rõ ràng hơn trình tự, thủ tục và điều kiện thông qua quyết định của
Đại hội đồng cổ đông.

23
So với Luật Doanh nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã hạ
thấp yêu cầu về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Đại hội đồng cổ đông xuống
51% đối với quyết định thông thường và 65% đối với quyết định “đặc biệt” (tỷ lệ
tương ứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 là 65% và 75%). Nội dung
sửa đổi này nhằm giảm bớt khó khăn, tốn kém cho công ty cổ phần trong họp Đại
hội đồng cổ đông và để phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt đối với công ty cổ
phần có số lượng cổ đông lớn.
Khoản 1 và 2 Điều 150 quy định: “1. Nghị quyết, quyết định về nội dung sau đây:
a) Được được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty
quy định;
b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư
hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy
định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;.
c) Việca) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị
khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định.
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết, quyết định khác được thông qua khi được số cổ đông đại
diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng cho phép công ty linh hoạt hơn trong việc áp
dụng nguyên tắc bầu dồn phiếu trong bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát. Khoản 3 Điều 150 quy định:
“3. Nếu điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn
phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ
phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban
kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc
một số ứng cử viênhoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một
số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban
kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng
cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ
24
công ty. Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau
cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến
hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn
theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.”
Điều 156: Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị (Điều 109
Luật doanh nghiệp); Điều 157: Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên
Hội đồng quản trị (Điều 110 Luật doanh nghiệp)
Thay đổi cơ bản của hai Điều khoản này là bổ sung thêm nội dung về thành
viên độc lập Hội đồng quản trị để phù hợp với nội dung sửa đổi của dự thảo Luật
Doanh nghiệp (sửa đổi) tại Điều 140 về bổ sung mô hình quản trị đơn hội đồng để
thêm lựa chọn cho các công ty.
Điều 156 được bổ sung thêm các khoản 3, 4, 5 và 6; do đó, được sửa cụ thể
như sau:
“1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, Hội đồng quản trị có không ít
hơntừ ba thành viên, không quá đến mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác. Số.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng
quản trị không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải
thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm;
2. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với sốcùng
kết thúc nhiệm kỳkhông hạn chế.
2. thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa
kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị có thành viên mới được
bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định
khác.
3. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị
miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là
thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trịThành viên Hội đồng quản trị gồm
thành viên điều hành và có thể có thành viên độc lập. Trường hợp Hội đồng quản
trị bao gồm cả thành viên điều hành và thành viên độc lập thì trong Điều lệ và giấy
tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ thành viên độc lập trước họ tên của thành viên
Hội đồng quản trị tương ứng.
4. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Điều 110. Tiêu4. Hội đồng quản trị phải có ít nhất 30% tổng số thành viên là
thành viên độc lập trong trường hợp công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo
quy định tại điểm (b) khoản 1 Điều 11540 của Luật này. Số lượng cụ thể thành
viên độc lập trong Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định.

25
5. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị là thành viên không có lợi ích trực
tiếp hoặc gián tiếp đối với công ty trừ lợi ích là thành viên Hội đồng quản trị.
Thành viên Hội đồng quản trị được quyền tham gia và thảo luận các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường
hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
6. Quyền hạn và nhiệm vụ của thành viên độc lập Hội đồng quản trị tương
ứng với nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát. Điều lệ công ty quy định cụ thể
nhiệm vụ, trách nhiệm, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành
viên độc lập Hội đồng quản trị.”
Điều 157 đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của thành
viên độc lập Hội đồng quản trị. Điều 157 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có ít nhất các tiêu chuẩn và điều kiện
sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc
người khác cóCó trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc
trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác
quy định tạivà không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định khác.
2. c. Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên
hội đồng quản trị của công ty khác, nhưng tối đa không quá bốn.
2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm (b) khoản 1
Điều 140 Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm việc cho chính công ty, công ty con của
công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công
ty ít nhất trong ba năm liền trước đó.
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản
phục cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ, chồng, bố, mẹ và anh, chị em ruột là cổ đông
lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát của công ty ít nhất trong năm năm liền trước đó.
4. Đối với công ty con là công ty mà nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50%
vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là ngườilà vợ hoặc chồng,
cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của Giám dốc, Tổng

26
giám đốc và cán bộ quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan
của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.”
Điều 165: Công khai các lợi ích liên quan (Điều 118 Luật doanh nghiệp
2005); Điều 166: Bổn phận của người quản lý công ty (Điều 119 Luật doanh
nghiệp 2005); Điều 167: Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 120 Luật doanh nghiệp 2005).
Như trên đã phân tích, mặc dù đã có những nỗ lực lớn về hoàn thiện chính
sách, luật pháp liên quan, nhưng mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư ở nước ta
vẫn liên tục bị xếp hạng rất thấp so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Do
đó, để khắc phục bất cập này, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi các
nội dung sau:
+ Bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể cách thức công khai hóa lợi ích có liên
quan (khoản 3 Điều 165).
+ Quy định chi tiết hơn về bổn phận người quản lý công ty; luật hóa và đơn
giản hóa trình tự, thủ tục khởi kiện người quản lý nhằm tạo thuận lợi hơn cho cổ
đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết. Cổ đông, nhóm
cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có
quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 167). So với Luật
doanh nghiệp 2005, thì trình tự khởi kiện người quản lý của cổ đông đã được đơn
giản hóa và tạo thuận lợi hơn cho các cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, cổ
đông, nhóm cổ đông chỉ được khởi kiện người quản lý, giám đốc/tổng giám đốc
nếu Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu của cổ đông/nhóm cổ đông.
+ Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân
danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty (khoản 2 Điều 167).
Các Điều 171: Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát (Điều 123 Luật
doanh nghiệp 2005); Điều 172. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm
soát (Điều 124 Luật doanh nghiệp 2005)
Nhằm khắc phục hạn chế và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của Ban kiểm
soát, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung quy định chi tiết hơn và bổ sung một
số quyền của Ban kiểm soát, như: tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Hội
đồng thành viên, cuộc họp của công ty; nhiệm vụ đánh giá hiệu lực và hiệu quả của
hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của
công ty.
Khoản 4, 7 và 9 Điều 171 quy định:
“4. Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
7. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty.
27
89. Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.”
Ngoài ra, khoản 2 điều 172 được bổ sung nhằm mở rộng quyền tiếp cận
thông tin cho Ban kiểm soát; theo đó, các nghị quyết, quyết định và biên bản họp
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải được gửi đến cho các thành viên
Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với cổ đông, thành
viên Hội đồng quản trị. Khoản 2 Điều 172 quy định:
“2. Các nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị phải được gửi đến cho các thành viên Ban kiểm soát cùng thời
điểm và theo phương thức như đối với cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị.”
Điều 177: Công khai thông tin công ty cổ phần (Điều 129 Luật doanh
nghiệp 2005)
Điều khoản này đã được sửa đổi cơ bản nhằm bổ sung yêu cầu công khai
hóa thông tin kịp thời và đầy đủ đối với công ty cổ phần để tương thích với thông
lệ quốc tế tốt, như yêu cầu công khai hóa: điều lệ doanh nghiệp, thông tin cá nhân
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, thành viên ban kiểm soát,
cổ đông nước ngoài, …
Điều 177 đã được sửa đổi như sau:
“1. Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội
đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
2. Tóm tắt nội dung báo Công ty cổ phần phải công bố trên trang thông tin
điện tử mình hoặc Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia các thông tin sau
đây:
a) Điều lệ công ty;
b) Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, giám đốc, tổng giám đốc
công ty;
c) Báo cáo tài chính hằnghàng năm phảiđã được thông báo đến tất cảĐại hội
đồng cổ đông. thông qua;
3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền xem hoặc sao chép báod) Báo cáo tài
chính hằngđánh giá kết quả hoạt động hàng năm của công ty cổ phần tạiHội đồng
quản trị và Ban kiểm soát.
3. Công ty cổ phần niêm yết thực hiên công bố, công khai hóa thông tin theo
quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty cổ phần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất ba ngày sau khi có thẩm quyềnhoặc có thay
đổi các thông tin về họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần
và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa
28
chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa
chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài.”
Các nội dung bổ sung mới
Điều 117: Vốn công ty cổ phần
Một trong những hạn chế của Luật Doanh nghiệp 2005 là các khái niệm về
vốn công ty, đặc biệt đối với công ty cổ phần chưa đủ rõ ràng, chưa thật chặt chẽ
và có sự chưa thống nhất giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng
dẫn thi hành. Do đó, gây khó khăn, không thống nhất trong thực hiện; dễ bị lạm
dụng, gây nhầm lẫn cho các bên có liên quan. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “vốn khống” của nhiều công ty.
Do đó, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung quy định mới nhằm
quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần. Cụ
thể, Điều 117 quy định:
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các
loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp
là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi
trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã phát hànhbán là số cổ phần được quyền phát hànhchào bán đã
được các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty, trừ trường hợp theo quy định tại
khoản 1 Điều này. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã phát
hànhbán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền phát hànhchào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ
phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hànhchào bán để huy
động vốn, bao gồm cổ phần đã phát hành và cổ phần chưa phát hành. Số cổ phần
được quyền phát hànhchào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh
nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ phát hànhchào bán để huy động
vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa phát hànhbán là cổ phần được quyền phát hànhchào bán
nhưng chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ
phần chưa phát hànhbán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký
mua.
“1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi
trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã phát hành là số cổ phần được quyền phát hành đã được các cổ
đông đã thanh toán đủ cho công ty, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 1
Điềunày. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã phát hành là
tổng số cổ phần đã được đăng ký mua.

29
3. Cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là tổng số cổ phần mà
Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động vốn, bao gồm cổ phần
đã phát hành và cổ phần chưa phát hành. Số cổ phần được quyền phát hành của
công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần mà công ty
sẽ phát hành để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã đăng ký mua và cổ phần chưa
được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa phát hành là cổ phần được quyền phát hành nhưng chưa
được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa phát
hành là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.”
Điều 118: Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh
nghiệp.
Điều luật này được bổ sung thêm vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
nhằm xác định rõ hơn trách nhiệm, thời hạn và quyền, nghĩa vụ của các bên liên
quan trong thanh toán đủ cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm thành lập doanh
nghiệp. Điều 118 đã được bổ sung nhằm xác định rõ trách nhiệm Hội đồng quản trị
chịu trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã
đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các Điều 128: Chào bán cổ phần; Điều 129: Chào bán cổ phần riêng lẻ
của công ty cổ phần không phải công ty cổ phần đại chúng.
Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định đầy đủ, cụ thể về chào bán cổ
phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần; do đó đã gây khó khăn, thậm chí cản trở
việc huy động thêm vốn, mở rộng kinh doanh của không ít công ty cổ phần.8
Do đó, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung quy định về chào
bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng một
cách hợp lý, đơn giản so với quy định hiện hành. Công ty có quyền tiến hành tổ
chức thực hiện bán cổ phần sau 20 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo cho cơ
quan đăng ký kinh doanh nếu không nhận được ý kiến phản đối của cơ quan đăng
ký kinh doanh, trừ trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo chấp thuận
việc chào bán cổ phần riêng lẻ trong một thời hạn sớm hơn (khoản 3 Điều 129)
6. Chương VI: Công ty hợp danh (từ điều 178 đến 188)
Chương này bao gồm 11 điều, từ Điều 178 đến 188. Về cơ bản chương này
không có thay đổi so với Luật Doanh nghiệp 2005.
7. Chương VII: Doanh nghiệp tư nhân (từ điều 189 đến 193)
Chương này bao gồm 5 điều, từ Điều 189 đến 193. Dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 2 Điều là Điều 189 và 193 dự thảo Luật.
Điều 189: Doanh nghiệp tư nhân (Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005)
8
Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định cụ thể về nội dung này mà giao cho Chính phủ hướng dẫn. Việc phát
hành cổ phần riêng lẻ hiện được thực hiện theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
30
Nội dung sửa đổi cơ bản là xác định rõ hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư
nhân: không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần.
Về nội dung này có Ý kiến cho rằng không nên đưa quy định cấm doanh
nghiệp tư nhân góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Về bản chất, doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không thể đứng tên để góp vốn
hoặc mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, quy định này
không hạn chế chủ doanh nghiệp tư nhân đó góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn
góp vào doanh nghiệp khác.
7. Chương VIII: Nhóm công ty (từ Điều 194 đến 200)
Chương này bao gồm 7 điều, từ Điều 194 đến 200. So với Luật Doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 2 Điều (các Điều:
194 và 198) và bổ sung thêm 3 Điều mới (các Điều: 195, 199, 200).
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Điều 194: Nhóm công ty (Điều 146 Luật doanh nghiệp 2005)
Thay đổi cơ bản trong điều luật này là xác định rõ khái niệm nhóm công ty;
theo đó nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Các nội dung bổ sung mới
Điều 195: Nhóm công ty mẹ - công ty con
Bổ sung quy định nhằm xác định rõ đặc điểm nhóm công ty theo mô hình
công ty mẹ - công ty con. Đồng thời, bổ sung quy định nhằm hạn chế rủi ro từ sở
hữu chéo giữa các công ty của nhóm công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty
con. Khoản 4, 5 và 6 Điều 195 quy định:
“4. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
của nhóm công ty;
5. Các công ty con trong cùng một nhóm công ty không được cùng nhau góp
vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
6. Các công ty con trong cùng một nhóm công ty mà công ty mẹ là doanh
nghiệp có sở hữu trên 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập
doanh nghiệp theo quy định của Luật này.”
+ Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
của nhóm công ty;
+ Các công ty con trong cùng một nhóm công ty không được cùng nhau
góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

31
+ Các công ty con trong cùng một nhóm công ty mà công ty mẹ là doanh
nghiệp có sở hữu trên 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn
thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này..
Điều 198, 199 và 200: Về tập đoàn kinh tế
Hai điều được bổ sung mới về tập đoàn kinh tế là điều 199 và 200. Điều 198
được sửa đổi cơ bản từ Điều 149 Luật doanh nghiệp 2005. Nội dung thay đổi của
các điều luật này nhằm làm cho tập đoàn kinh tế trở nên rõ ràng hơn và minh bạch
hơn cho các bên có liên quan, cụ thể là:
+ Bổ sung quy định nhằm làm rõ hơn đặc điểm, cơ cấu và mối quan hệ giữa
các công ty trong tập đoàn (Điều 199)
+ Bổ sung quy định xác định rõ quyền và nhiệm vụ của công ty mẹ trong tập
đoàn kinh tế (Điều 200).
+ Bổ sung quy định hướng dẫn nguyên tắc phối hợp trong tổ chức quản lý và
hoạt động của tập đoàn kinh tế (Điều 200).
8. Chương IX: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp (từ Điều
2001 đến 216)
Chương này gồm 16 điều, từ Điều 201 đến điều 216. So với Luật doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 9 Điều (các Điều:
201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 211) và bổ sung thêm 3 Điều mới (các
Điều: 212, 213, 215).
Các nội dung sửa đổi cơ bản
Các điều 201: Chia doanh nghiệp (Điều 150 Luật doanh nghiệp 2005);
điều 202: Tách doanh nghiệp (Điều 151 Luật doanh nghiệp 2005); Các điều
203: Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 152 Luật doanh nghiệp 2005); Điều 204:
Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 153 Luật doanh nghiệp 2005);
Đánh giá thi hành Luật doanh nghiệp 2005 về quy định chia, tách, hợp nhất
và sáp nhập doanh nghiệp cho thấy hạn chế sau:
- Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp chỉ áp dụng
cho doanh nghiệp cùng loại đã chứng tỏ là không còn phù hợp với thực tế; đang
hạn chế, cản trở việc thay đổi hoặc mở rộng kinh doanh theo cách thức sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp.
- Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ quy định chung về hồ sơ, thủ tục khi
đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp sau khi chia, tách, hợp nhất và sáp nhập;
chưa xác định rõ các phương thức sáp nhập, hợp nhất; chưa có hướng dẫn chi tiết,
cụ thể về đăng ký doanh nghiệp sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập như thay đổi
về vốn điều lệ hay thay đổi thành viên, cổ đông... Bất cập này đã dẫn đến lúng túng
và khó khăn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục liên
quan.

32
Do đó, sửa đổi cơ bản của các điều luật này là mở rộng đối tượng được
quyền hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty. Cho phép các công ty có cùng bản
chất (có thể khác loại hình thức tổ chức) có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
Ngoài ra, bổ sung thêm quy định hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục về phương thức
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp và đăng ký lại doanh nghiệp sau khi
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
Điều 211: Thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 158 Luật Doanh nghiệp
2005)
Thực tế cho thấy việc giải thể doanh nghiệp có thể có nhiều lý do khác nhau.
Do đó, trong nhiều trường hợp, giải thể doanh nghiệp được coi là một hoạt động
bình thường, ví dụ nhà đầu tư thôi không muốn kinh doanh nữa hay chấm dứt hoạt
động kinh doanh này để chuyển sang hoạt động kinh doanh khác có hiệu quả hơn.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, do những khó khăn về kinh tế, số lượng doanh
nghiệp rơi vào tình trạng giải thể, phá sản là lớn và ngày càng tăng lên. Tuy vậy,
rất nhiều doanh nghiệp như vậy đã cho rằng họ gặp khó khăn trong thực hiện thủ
tục giải thể.
Thay đổi cơ bản trong quy định thủ tục giải thể theo dự thảo Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) là xác định rõ hơn và hợp lý hơn thủ tục giải thể so với trước đây.
Trình tự giải thể được quy định theo các bước: (i) quyết định giải thể, (ii) công bố
tình trạng doanh nghiệp đang giải thể, (iii) yêu cầu xóa tên doanh nghiệp. Về trình
tự xóa tên doanh nghiệp, khoản 8 Điều 211 quy định: sau thời hạn 180 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định giải thể và không nhận được thông tin phản đối việc
giải thể từ doanh nghiệp hoặc bên có liên quan hoặc trong năm ngày làm việc kể từ
ngày yêu cầu giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ
đăng ký doanh nghiệp và thông báo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.
Các nội dung bổ sung mới.
Điều 212 (Dự thảo Luật): Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu
hồi đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của tòa án.
Đây là quy định nhằm bổ sung hướng dẫn giải thể doanh nghiệp trong
trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định
của tòa án. Luật doanh nghiệp 2005 không có hướng dẫn thủ tục giải thể trong
trường hợp này.
Điều 213 (dự thảo Luật): Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Quy định này là “luật hóa” quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp đã được
hướng dẫn chi tiết trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP và đồng thời để phù hợp với
quy trình mới về giải thể doanh nghiệp.
11. Chương X. Tổ chức thực hiện.

33
Chương này bao gồm 6 điều, từ Điều 217 đến 222. So với Luật doanh
nghiệp 2005, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã sửa đổi 3 Điều (Điều 217,
221 và 222); bãi bỏ 4 điều 161, 166, 167 và 168 Luật Doanh nghiệp 2005.
Xét về bản chất, toàn bộ quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa
đổi) đã thể hiện nội dung quản lý nhà nước đối với các hoạt động thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Do đó, nội dung chương IX về
quản lý nhà nước và chương X về điều khoản thi hành của Luật doanh nghiệp 2005
đã được nhập lại thành chương IX về Tổ chức thực hiện (dự thảo Luật) để phù hợp
hơn với nội dung chương này.
Điều 217: Trách nhiệm cơ quan có liên quan (Điều 162 Luật Doanh
nghiệp 2005)
Bổ sung quy định yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan sao gửi cho cơ quan
đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính bản sao giấy phép kinh
doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng
nhận hoặc giấy xác nhận đã cấp cho doanh nghiệp để cập nhật và bổ sung vào hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp; đồng thời sao gửi cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
(điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 217). Quy định này được bổ sung nhằm
tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong theo dõi, giám sát hoạt
động doanh nghiệp sau khi thành lập, để phù hợp cải cách thủ tục gia nhập thị
trường trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Điều 220: Xử lý vi phạm (Điều 165 Luật doanh nghiệp 2005)
Thay đổi quan trọng nhất trong chương này thu hẹp các trường hợp thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chỉ áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp thật cần thiết, buộc doanh nghiệp phải
chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động (Điều 220 dự thảo Luật). Doanh nghiệp bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
(1) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực
hoặc giả mạo;
(2) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo
khoản 2 Điều 13 của Luật này thành lập;
(3) Không liên lạc hoặc giao dịch được với doanh nghiệp tại địa chỉ trụ sở
chính đã đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục;
(4) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với
cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
(5) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
226 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ
ngày có yêu cầu bằng văn bản;
(6) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

34
(7) Trường hợp khác theo quyết định của tòa án.
Điều 222: Hiệu lực thi hành (Điều 169 Luật doanh nghiệp 2005)
Quy định này xác định rõ hiệu lực thi hành của Luật doanh nghiệp (sửa
đổi) cho phù hợp với nội dung thay đổi của Luật. Theo đó, Luật này thay thế
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 trừ các.trường hợp sau đây.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày Luật này
có hiệu lực, thời hạn thanh toán vốn Điều lệ thực hiện theo quy định tương
ứng của Luật Doanh nghiệp 2005.
+ Các nhóm công ty đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực
phải thực hiện tái cấu trúc để đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại khoản 4 và
5 điều 195 kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2017.
Ngoài ra, dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) đã bãi bỏ các điều 161, 166,
167 và 168 Luật doanh nghiệp 2005 về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang
hoạt động theo Luật doanh nghiệp, do không còn phù hợp.
___________________________

35

You might also like