Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

CHỦ ĐỀ: Các vấn đề liên quan


đến Thương mại điện tử trong
LUẬT QUẢNG CÁO 2012

MÃ HỌC PHẦN

225LU0802

GIẢNG VIÊN

Th.S Phạm Mạnh Cường

THÀNH VIÊN

K214110842 - Nguyễn Trọng Nghĩa

K214110853 - Phạm Nguyễn Lan Thi

K214111326 - Nguyễn Đăng Quang


MỤC LỤC
I. Tổng quan về Luật quảng cáo 2012 ....................................................................................... 2
II. Các trường hợp vi phạm Luật quảng cáo 2012 ..................................................................... 2
1. Trường hợp 1: Các sàn thương mại điện tử vi phạm Luật quảng cáo 2012 ....................2
1.1 Vi phạm Điều 8: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo .................................... 2
1.1.1 Khoản 3 .........................................................................................................2
1.1.2. Khoản 9 ........................................................................................................4
2. Trường hợp 2: Các hành vi trong quảng cáo trên phương tiện truyền thông. .................6
2.1. Vi phạm Điều 23: Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử ............ 6
2.1.1. Điểm a ..........................................................................................................6
2.1.2. Điểm b. .........................................................................................................9
2.2. Điều 24: Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị
viễn thông khác ...........................................................................................................10
2.2.1. Điểm a ........................................................................................................10
2.2.2. Điểm b ........................................................................................................14
2.2.3. Điểm c ........................................................................................................ 17

1
I. Tổng quan về Luật quảng cáo 2012

Vào ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật quảng cáo. Chủ tịch nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật quảng cáo với 5 Chương và 43 điều,
chính thức có hiệu từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Trong những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đi cùng sự hỗ trợ
vượt bậc của công nghệ thông tin hiên đại. Các doanh nghiệp ngày nay không chỉ chú
tâm đến sản phẩm của mình phải chất lượng, giá cả hợp lí mà còn phải biết cách
quảng bá đưa sản phẩm mình đến tay người dùng. Tuy nhiên, cũng vì công nghệ phát
triển ngày càng có nhiều hành vi lợi dụng các phương tiện truyền thông, mô hình
thương mại điển tử đến quảng bá hình ảnh cá nhân, doanh nghiệm một cách bất chính
vi phạm đến Luật quảng cáo 2012. Trong bài tập dưới đây chúng em đã tập hợp những
trải nghiệm cá nhân của mình trước những hình thức quảng bá sản phẩm dịch vụ sai
cách vi phạm điều 8, 23 và 24 của Luật quảng cáo 2012.

II. Các trường hợp vi phạm Luật quảng cáo 2012


1. Trường hợp 1: Các sàn thương mại điện tử vi phạm Luật quảng cáo 2012
1.1 Vi phạm Điều 8: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1.1.1 “Khoản 3: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.”
- Nội dung quy định:
Căn cứ theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Điều 34, Khoản 4 quy định:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng,
hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu
quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

2
c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có
suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;

d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam.

- Phân tích vi phạm trong thực tế:

Ngày nay những bạn trẻ chúng ta dành hàng nhiều giờ mỗi ngày để “lang thang” trên
các app mua sắm, không thì là Facebook và Instagram để giải trí. Sàn thương mại điện
tử Lazada chắc hẳn là một cái tên quen thuộc với nhiều tín đồ mua sắm online, tuy
nhiên đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp bắt gặp những hình ảnh đồi trụy, thiếu văn
hóa tại đó chưa. Hay việc những hình ảnh nhạy cảm từ các sản phẩm trên nền tảng
Lazada được quảng cáo công khai trên Facebook dù bạn không sử dụng ứng dụng đó
đã đôi phần khiến trải nghiệm của bạn bị ảnh hưởng. Những trường hợp trớ trêu như
những quảng cáo kém thẩm mỹ như thế xuất hiện trên điện thoại của bạn mặc dù bạn
chẳng hề tìm kiếm hay có mối quan tâm đặc biệt nào về chúng cũng đôi phần khiến
bạn ngại ngùng, lúng túng khi người xem vô tình nhìn thấy.

3
Luật quảng cáo 2012 đã có quy định cụ thể về những hình ảnh được cấm khi sử
dụng quảng cáo tuy nhiên là một ứng dụng mua sắm có tiếng như Lazada việc không
kiểm duyệt hình ảnh, sản phẩm từ người bán gây nên nhiều khó chịu cho người xem.
Ngoài ra điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của các em nhỏ khi những nội
dung hình ảnh thiếu thuần phong mỹ tục này được đăng công khai trên những ứng
dụng top đầu như Facebook,… Với các quy định được đưa ra trong Nghị định
38/2021/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực vào 1/6/2021 quy định "xử phạt từ 40
triệu đến 60 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam” nhưng những hình ảnh này
vẫn không ngừng xuất hiện trên mạng xã hội, là một vấn đề nhức nhói.

1.1.2. Khoản 9 “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh,
khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì,
nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”

- Nội dung quy định:

Căn cứ theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Điều 34, Khoản 5 quy định:

4
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không
đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số
lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại,
phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký
hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4
Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.

- Phân tích vi phạm trong thực tế:

Ngoài Lazada Shopee cũng chính là một trong những sàn thương mại điện tử mang
tầm ảnh hưởng nhất tại thị trường Việt Nam. Hằng ngày, Shopee tiếp nhận hơn hàng
ngàn đơn hàng trên toàn quốc, đủ để biết sức hút và lượt truy cập của Shopee lớn đến
mức nào. Nên việc những hình ảnh, thông tin các sản phẩm, dịch vụ trên Shopee cũng
rất quan trọng và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Gần đây, xuất hiện nhiều hình ảnh
các bạn trẻ sử dụng hình ảnh không thật hoặc các sản phẩm giả đăng tải lên Shopee
nhầm “câu tương tác” đã gây ra nhiều tranh cãi. Có nhiều trường hợp đăng bán chính
mình, những sản phẩm ảo và mang chúng ra làm trò tiêu khiển.

Nhiều bạn trẻ sẽ xem đây là một cách thể hiện sự “ngầu” và “chất” và dẫn đến
việc làm theo những hành động này mà không biết được những mối nguy hại tìm ẩn ở

5
nó. Tuy đã có Luật quảng cáo 2012 nghiêm cấm các hành vi này nhưng việc chưa ý
thức được tính nghiêm trọng của vấn đề sẽ dẫn đến mức phạt từ 60 triệu đến 80 triệu
đồng theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Tuy hiện nay đã có nhiều Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, văn hóa, quảng cáo và giao dịch điện tử như Nghị định
15/2020/NĐ-CP, Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Nhưng vẫn nhận thấy các trường hợp
các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,.. vi phạm nhiều lần thì cần
phải xem xét tính phù hợp để phạt tiền các đối tượng này, nếu cố tình vi phạm cần cắt
các hợp đồng hợp tác của nhà cung cấp để răng đe. Cần tăng cường tinh thần gìn giữ
tính chất đặc thù về giá trị tốt đẹp và bản sắc dân tộc, noi gương sáng của cha ông ta
ngàn đời nay.

Thương mại điện tử ngày nay đang là xu hướng, ta dễ dàng nhận thấy các sàn thương
mại điện tử xuất hiện với đa dạng mô hình, hành vi lợi dụng hình thức kinh doanh
điện tử nhưng với mục đích buôn lậu, gian lận là vấn đề còn tồn động. Song nhiều đơn
vị trong lĩnh vực công nghệ số đã vi phạm pháp luật việc quảng cáo và sử dụng hình
ảnh phản cảm, dung tục để câu khách, bán hàng.

2. Trường hợp 2: Các hành vi trong quảng cáo trên phương tiện truyền thông.

2.1. Vi phạm Điều 23: Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử

Khoản 1. Quảng cáo trên báo điện tử phải tuân theo các quy định sau:

2.1.1. Điểm a. Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;

- Nội dung quy định:

Căn cứ quy định trên, báo điện tử được bố trí phần quảng cáo ở khu vực cố định,
riêng biệt, không lẫn vào nội dung tin bài. Đối với phần quảng cáo này, không có quy
định hạn chế về thời lượng quảng cáo cũng như không phải thiết kế để độc giả có thể
chủ động tắt hoặc mở quảng cáo.

6
Căn cứ theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, khoản 2, Điều 38 quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:

a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố
định;

b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;

c) Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.

- Phân tích trong thực tế:

Đã bao giờ bạn đang đọc những bản tin và bất thình lình những quảng cáo như ảnh
bên dưới xuất hiện chưa, và chắc hẳn rằng bạn đã cảm thấy khó chịu ít nhiều trước
những quảng cáo như vậy. Mặc dù đã được quy định rõ ràng trong bộ Luật quảng cáo
2012 nhưng ở những trang web báo không chính thống vẫn ngang nhiên chạy những
quảng cáo che mất nội dung tin.

Trái lại các trang báo điện tử chính thống của người Việt như “tuoitre.vn”,
“Kenh14”,… đã chấp hành tốt Khoản 1a, Điều 23 của bộ luật này. Dưới đây là các
hình ảnh minh họa việc chấp hành luật của một số trang báo:

7
Bạn có nhận thấy từ những ví dụ trên có đặc điểm chung là các khung quảng cáo
nằm bên phải và khoảng nhỏ bên trên các nội dung chính. Với cách bố trí thông minh
hợp lý khiến cho những quảng cáo không những không gây khó chịu cho người xem
mà còn đảm bảo đầy đủ nội dung, thông tin các các tiêu đề, hình ảnh bài báo. Và màu

8
sắc của quảng cáo cũng là một phần giúp người truy cập với tâm thê đọc báo có thể
chú ý đến các quảng cáo ngoài lề.

Luật Quảng cáo 2012 đã có các quy định cụ thể, riêng biệt với từng loại hình báo
chí nhất định, phù hợp với tính chất, chức năng, đặc điểm của mỗi loại hình, đặc biệt
là quy định về nội dung, diện tích, thời lượng, tỷ lệ quảng cáo, đảm bảo được quyền
tiếp nhận nội dung thông tin của bạn đọc. Ngoài ra, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy
định "xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng nếu báo và trang tin điện tử thiết kế, bố trí
phần quảng cáo lẫn vào nội dung tin bài" là chưa phù hợp với mọi trường hợp vì xu
hướng hướng ngành quảng cáo là làm cho quảng cáo nổi bật và nằm ngay tại những
tin tức, nội dụng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của họ để khách hàng dễ dàng
tiếp cận được. Vì vậy với những tin tức liên quan đến sản phẩm đó, quảng cáo cần
phải được chú ý hết mức có thể và khi quy định này được đưa ra sẽ có nhiều ý kiến
trái chiều xoay quanh doanh thu của ngành quảng cáo.

2.1.2. Điểm b. Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc
giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối
đa là 1,5 giây.

- Nội dung quy định:

Nghị định 38 không hạn chế hoạt động quảng cáo của báo điện tử mà quy định
quảng cáo cần đáp ứng hai yêu cầu của người xem: Một là có phím để tắt (mở), hai là
nếu có thao tác tắt (mở) thì phải đáp ứng ngay trong thời gian 1,5 giây, tránh trường
hợp độc giả phải xem quảng cáo kiểu cưỡng bức, gây ức chế, không thể tiếp nhận đầy
đủ, liên tục nguồn thông tin. Nội dung này vốn được quy định cụ thể tại Khoản 1 Ðiều
23 Luật Quảng cáo năm 2012; còn việc xử phạt vi phạm cũng đã có tại Khoản 3 Ðiều
55, Nghị định số 158/2013/NÐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

- Phân tích thực tế:

9
Một số đơn vị ở lĩnh vực quảng cáo cho rằng việc thời lượng quảng cáo 1,5s là
quá ít để người xem có thể nắm được thông tin sản phẩm. Trong khi đó, các mạng xã
hội và nền tảng số xuyên biên giới đang chiếm thị phần áp đảo trong lĩnh vực quảng
cáo như Google, Facebook hay Youtube… do cơ chế đơn giản và thuận lợi hơn báo
điện tử vì không bị điều chỉnh bởi quy định này. Quy định này tạo một nút thắt bó hẹp
dịch vụ quảng cáo báo chí, vốn đã chiếm thị phần không lớn của báo chí Việt Nam.
Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn như Google (với nền tảng Youtube) ngày
càng có xu hướng nới lỏng thời gian chờ này tới 5 giây còn Facebook, game và các
nền tảng OTT khác thậm chí còn không giới hạn. Vì vậy vô tình sẽ đẩy các đơn vị
quảng cáo cùng chuyển hướng sang các mạng lưới quảng cáo khác chứ không còn trên
báo điện tử nữa vì hiệu quả kém.

2.2. Điều 24: Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị
viễn thông khác

Khoản 1. Quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo:

2.2.1. Điểm a. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo
khi có sự đồng ý trước của người nhận;

- Nội dung quy định:

Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (hay còn gọi là phương tiện điện
tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có
kết nối với nhau,… và mạng Internet.

Thiết bị đầu cuối là những thiết bị như: điện thoại cố định, điện thoại di động,
máy tính, máy fax, USB, các thiết bị Bluetooth, máy bán hàng, … có nhiệm vụ giải
mã những tín hiệu và mã do tổng đài hoặc trung tâm chuyển mạch chuyển đến.

Căn cứ quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/10/2020)
thì Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại quảng cáo

10
đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo qua
một trong các cách sau:

a). Đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo sau khi Người quảng cáo gửi tin nhắn đăng ký
quảng cáo đầu tiên và duy nhất;

b). Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, Cổng/Trang thông tin điện tử,
các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội của Người quảng cáo;

c). Gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến tổng đài thoại của Người quảng cáo để đăng ký;

d). Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo.

Được hiểu người quảng cáo không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện
tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi không được Người sử
dụng đồng ý trước đó.

Hơn nữa, trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời
sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép
gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại
đó.

Trường hợp Người sử dụng trước đó đã đồng ý nhận các tin nhắn quảng cáo, thư
điện tử quảng cáo, cuộc gọi điện thoại quảng cáo nhưng sau đó có yêu cầu từ chối thì
Người quảng cáo phải chấm dứt việc gửi quảng cáo đến Người sử dụng.

Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa
được sự đồng ý của người nhận;

+ Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng
đồng ý một cách rõ ràng;

11
+ Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng
cáo;

+ Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả
lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt
việc gửi đến người nhận thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo ngay sau khi
nhận được yêu cầu từ chối của người nhận.

- Phân tích thực tế:

Chắc hẳn các bạn đã từ một hoặc nhiều lần nhận được những tin nhắn quảng cáo
mà bạn không biết bằng cách nào thông tin số điện thoại mình được lộ ra ngoài.
Những tin nhắn quảng cáo này chứa đầy đủ hình ảnh và đường link dẫn tới các trang
web cá độ bóng đá, cùng với đó là một số lời mời chào như "cam kết uy tín", "tặng
tiền cho người mới tham gia",… nhiều lần lừa đảo được một lượng khách hàng nhẹ dạ
cả tin và những người lớn tuổi không am hiểu công nghệ.

12
Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử đã giúp bảo vệ
quyền lợi người dùng các phương tiện điện tử trong thời đại 4.0, khi mà thông tin
người dùng bị rò rỉ khắp nơi dẫn đến việc luôn phải nhận quá nhiều tin nhắn quảng
cáo mà mình không hề muốn nhận. Cùng với sự ra đời của Nghị định 91/2020/NĐ-CP
hệ thống hành lang pháp lý về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác ngày
một hoàn thiện và giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT trong
lĩnh vực ATTT nói chung và công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
nói riêng. Theo Nghị định 91/2020 /NĐ-CP, từ 01/10/2020, các cá nhân, tổ chức có
thể bị xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi gửi tin nhắn, thư điện tử, cuộc
gọi quảng cáo đến thuê bao nằm trong danh sách không quảng cáo. Ngoài ra, Nghị
định cũng đẩy mạnh hình thức gửi tin nhắn quảng cáo bằng tên định danh, đảm bảo
việc gửi tin nhắn theo quy định, giảm quá trình phát tán tin nhắn rác, tiết kiệm thời
gian, nguồn lực cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh.

13
Ngoài việc ban hành nhà nước cần có những biệt pháp mạnh hơn để răng đe những cá
nhân tổ chức có hành vi lợi dụng quảng cáo để lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người
dân.

2.2.2. Điểm b Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi
tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin
nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không
được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến
một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với
người nhận;

- Nội dung quy định:

Với nội dung được ban hành như trên, luật quảng cáo đảm bảo duy trì một môi
trường quảng cáo lành mạnh, tránh việc làm phiền người nhận quảng cáo vào những
khoảng thời gian nhạy cảm. Thêm vào đó, nếu có hành vi nhắn tin quảng cáo sau 22h,
đơn vị quảng cáo có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng
theo quy định sửa đổi của điều 32 tại điểm q khoản 4 điều 94 Nghị định số
91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác.

- Phân tích thực tế:

Mặc dù đã có những quy định về việc ban hành bộ Luật nhưng trên thực tế vẫn có
nhiều người dùng phàn nàn về việc nhận được quá nhiều tin nhắn làm phiền thậm chí
còn ngoài khoảng thời gian từ 07 đến 22 giờ gây sự khó chịu trong thời gian nghỉ ngơi.

14
Trên thực tế điều này không khiến người dùng quan tâm hay chú ý đến sản phẩm mầ
còn khiến chúng trở nên khó chịu và cá nhân hay doanh nghiệp quảng cáo sẽ dễ dàng
rơi vào danh sách đen của người tiêu dùng.

Ngoài ra những doanh nghiệp, công ty lớn luôn lấy khách hàng làm mục tiêu phát
triển luôn có những tiêu chí tối ưu cho các hoạt động quảng cáo qua tin nhắn như
(Vinaphone, TPBank,..) tạo cho người nhận cảm giác thoải mái và thân thiện.

Tại quy định tại khoản b điều 24 Luật quảng cáo nói chung đã bảo vệ hiệu quả
quyền lợi của người nhận tin nhắn quảng cáo trên các thiết bị điện tử, đồng thời định
hướng doanh nghiệp có phương án quảng bá bằng cách gửi tin nhắn quảng cáo một
cách lành mạnh, tạo cơ sở phân định tin nhắn quảng cáo và tin nhắn rác. Nhưng cơ
bản mà nói việc quy định thời gian gửi tin nhắn là chưa đủ vì việc tin nhắn đó có được
cho là phiền toái hay không phụ thuộc vào chính người nhận chứ không nhất thiết là
trong khoảng 7 đến 22 giờ là hợp lí. Cái mà người dùng cần là nhữn thông tin quảng
cáo sạch, chất lượng và phù hợp với bản thân họ thì mới được xem là tin nhắn quảng

15
cáo hợp lý. Hơn nữa, đối với quy định “không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo
đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24
giờ” những cá nhân tổ chức có thể dễ dàng lách luật vào gửi tin nhắn từ nhiều sim rác
khác nhau để quấy nhiễu làm phiền người nhận. Song tin nhắn quảng cáo gây ảnh
hưởng đến khách hàng là một điều không tránh khỏi và gây nhức nhói.

16
Tại quy định tại khoản b điều 24 Luật quảng cáo nói chung đã bảo vệ hiệu quả
quyền lợi của người nhận tin nhắn quảng cáo trên các thiết bị điện tử, đồng thời định
hướng doanh nghiệp có phương án quảng bá bằng cách gửi tin nhắn quảng cáo một
cách lành mạnh, tạo cơ sở phân định tin nhắn quảng cáo và tin nhắn rác. Nhưng cơ
bản mà nói việc quy định thời gian gửi tin nhắn là chưa đủ vì việc tin nhắn đó có được
cho là phiền toái hay không phụ thuộc vào chính người nhận chứ không nhất thiết là
trong khoảng 7 đến 22 giờ là hợp lí. Cái mà người dùng cần là nhữn thông tin quảng
cáo sạch, chất lượng và phù hợp với bản thân họ thì mới được xem là tin nhắn quảng
cáo hợp lý. Hơn nữa, đối với quy định “không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo
đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24
giờ” những cá nhân tổ chức có thể dễ dàng lách luật vào gửi tin nhắn từ nhiều sim rác
khác nhau để quấy nhiễu làm phiền người nhận. Song tin nhắn quảng cáo gây ảnh
hưởng đến khách hàng là một điều không tránh khỏi và gây nhức nhói.

2.2.3. Điểm c: Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả
năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo
nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với
thông báo từ chối của người nhận.

Đương nhiên việc quảng cáo là hợp lí và các tổ chức, cá nhân có quyền gửi quảng cáo
nhưng vế điều kiện người nhận cũng phải có quyền được từ chối quảng cáo. Điều này
giúp người nhận có cảm giác chủ động với những tin nhắn mình sẽ nhận trong tương
lai và giúp người gửi loại bỏ những lượng khách hàng không phù hợp một cách chính
xác nhất.

17
Như ví dụ trên các đơn vị đã thực hiện đúng quy định của Điều 24, khoản 1, điểm c

Quy định trên đã bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người nhận tin nhắn quảng cáo
trên các thiết bị điện tử. Người dùng có được sự thoải mái tự do khi mình có thể chủ
động từ chối quảng cáo bất cứ lúc nào. Thế nhưng vấn đề vi phạm, tức vẫn gửi tin
nhắn khi khách hàng từ chối thể hiện sự qua loa trong công tác chấp hành Luật quảng
cáo vẫn xảy ra rất nhiều. Và người dùng vẫn chưa nắm rõ cách báo cáo hoặc chặn
những tin nhắn mình không mong muốn, dẫn đến có những trải nghiệm khó chịu.

18

You might also like