Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT


___________________

ĐỒ ÁN GIỮA KỲ

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TÌM HIỂU VỀ VI PHẠM THỰC TẾ TRONG THƯƠNG MẠI


ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
BẢN ÁN SỐ 169/2018/HS-PT NGÀY 28/03/2018

GVHD: ThS. Phạm Mạnh Cường


Mã lớp: 225LU0802
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
1. Phạm Vũ Trúc Quỳnh
2. Phan Thị Mỹ Kim
3. Ngô Huỳnh Như
4. Lê Gia Quyên
5. Nguyễn Thị Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Trước khi vào phần chính của đồ án, nhóm chúng em mong muốn gửi lời cảm ơn
đến Thầy Phạm Mạnh Cường – giảng viên môn Pháp luật về thương mại điện tử. Chúng
em cảm ơn Thầy vì đã dạy bảo, đã luôn nhiệt tình, kiên trì, quan tâm và hỗ trợ chúng em
trong suốt quá trình học tập. Trong suốt quá trình học tập, nhóm đã học tập và tiếp thu được
những kiến thức thực tế về các điều luật liên quan đến thương mại điện tử cũng như là các
giao dịch điện tử.

Trong quá trình thực hiện đồ án này, nhóm đã tiếp thu và vận dụng được các kiến
thức đã học từ môn học Pháp luật về thương mại điện tử đồng thời cập nhật, tìm hiểu các
tình hình thực tế cùng các xu hướng hiện tại, các điều luật khác có liên quan đến bản án để
áp dụng vào đồ án và trau dồi kỹ năng cho bản thân.

Sau quá trình học tập và thực hiện đồ án, chúng em đã có được những kiến thức, kỹ
năng, thái độ của từng thành viên học được và có thể áp dụng hiệu quả sau này. Đó đều là
những kinh nghiệm kinh nghiệm, bài học đáng quý.

Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại
những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó nhóm cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về mặt pháp
lý do đó bài làm của nhóm sẽ khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất
mong nhận được sự góp ý từ Thầy để nhóm có thể hoàn thiện hơn nữa. Điều này có ý nghĩa
rất to lớn đối với nhóm chúng em.

Một lần nữa nhóm chúng em gửi đến Thầy lời cảm ơn trân quý nhất vì những điều
mà Thầy dành cho chúng em trong suốt thời gian qua.

Nhóm thực hiện


Nhóm 7
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHẦN TỔNG QUAN ................................................................................. 1

1.1. Thực trạng Pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam ....................................... 1

1.2. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................... 2

1.3. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3

1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3

1.5. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 4

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG BẢN ÁN SỐ 169/2018/HS-PT .............................................. 5

2.1. Tóm tắt bản án số 169/2018/HS-PT ngày 28/03/2018 ............................................. 5

2.1.1. Bị cáo ................................................................................................................. 5

2.1.2. Diễn biến vụ án .................................................................................................. 5

2.2. Các đặc điểm cấu thành tội phạm ............................................................................. 7

2.2.1. Khách thể ........................................................................................................... 7

2.2.2. Chủ thể ............................................................................................................... 7

2.2.3. Mặt khách quan ................................................................................................. 7

2.2.4. Mặt chủ quan ..................................................................................................... 8

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC VI PHẠM BẢN ÁN ................................................... 9

3.1. Vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử ..................................................... 9

3.2. Cung cấp thông tin sai sự thật .................................................................................. 9

3.3. Vi phạm các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử .......................................... 11

3.4. Không bảo vệ các thông điệp dữ liệu ..................................................................... 12

3.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng máy tính, viễn thông ........................ 13

CHƯƠNG 4. TỔNG KẾT BẢN ÁN............................................................................... 15

4.1. Nguyên nhân ........................................................................................................... 15


4.1.1. Chủ quan .......................................................................................................... 15

4.1.2. Khách quan ...................................................................................................... 15

4.2. Hậu quả của hành vi phạm tội ................................................................................ 16

4.3. Biện pháp xử lý ....................................................................................................... 17

4.3.1. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử ............................... 17

4.3.2. Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật ............................................................ 17

4.3.3. Hành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử ...................... 18

4.3.4. Hành vi không bảo vệ các thông điệp dữ liệu ................................................. 20

4.3.5. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng máy tính, viễn thông .... 20

CHƯƠNG 5. TỔNG KẾT ............................................................................................... 23

5.1. Đánh giá quá trình thực hiện đồ án ........................................................................ 23

5.1.1. Thuận lợi .......................................................................................................... 23

5.1.2. Khó khăn và giải pháp ..................................................................................... 23

5.2. Phân công công việc ............................................................................................... 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 26


CHƯƠNG 1. PHẦN TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng Pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam

Internet đã từng bước khẳng định vị trí vô cùng quan trọng là một phương tiện phổ
biến trong việc cung cấp thông tin, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Nhờ đó, thương mại
điện tử đã dần trở thành một xu hướng lan rộng trên toàn cầu và cũng không ngoại lệ tại
Việt Nam.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển
biến đáng kể. Đầu tiên, các nhà đầu tư đã đổ lớn vốn vào hạ tầng công nghệ và việc thiết
lập hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này. Điều này cùng với nhận thức
ngày càng nâng cao của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử.

Theo một nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 do Công ty
nghiên cứu dữ liệu Metric.vn thực hiện, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành
thị trường lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia ((VECOM), 2022) nhờ sự góp
phần của nhiều biến động của nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của TMĐT dưới tác
động của đại dịch COVID-19.

Song song với sự phát triển nhanh chóng, thương mại điện tử Việt Nam đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức trong việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh
điện tử nghiêm túc, lành mạnh và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp liên tục mở rộng
thị trường, cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều hạn chế
như việc xuất hiện các trang web bán hàng ảo, hàng giả, hàng lậu và hàng vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội. Các hoạt động
thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài cũng đang ngày càng gia tăng dưới nhiều hình
thức khác nhau. Các tranh chấp với các đối tác trong thương mại điện tử, đặc biệt là trên
các mạng xã hội, cũng đang trở nên phổ biến nhưng chưa được quản lý và điều chỉnh thích
hợp. Hiện trạng tội phạm công nghệ cao lợi dụng sơ hở mạng máy tính xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân sử dụng mạng máy tính ngày càng tăng cao, đặc

1
biệt là các vấn đề liên quan đến lợi dụng sơ hở trong thương mại điện tử nhằm chiếm đoạt
tài sản, gây hại đến các đối tượng.

Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử diễn ra ngày càng phức
tạp, dẫn đến nhiều lo ngại cho người tiêu dùng trong việc mua hàng và thanh toán trực
tuyến. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thương mại điện tử, cần thiết phải có các
biện pháp hỗ trợ, kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng và sự hợp tác
chung từ các doanh nghiệp, người dùng và cộng đồng trực tuyến.

1.2. Lý do thực hiện đề tài

Theo thống kê của các chuyên gia công nghệ cho thấy, thời gian gần đây, mỗi ngày
tại Việt Nam có hàng chục ngàn ứng dụng, website không rõ nguồn gốc, chứa mã độc tấn
công vào hệ thống mạng, lợi dụng tình hình dịch lôi kéo người dân tham gia. Con số này
cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với thời điểm dịch chưa diễn ra (Anon, 2022).

Kết hợp mục đích ứng dụng kiến thức pháp luật thương mại điện tử ở môn học vào
các tình huống thực tế, nhóm đã bàn luận và thực hiện đề tài “Tìm hiểu về vi phạm thực tế
trong thương mại điện tử liên quan đến giao dịch điện tử - Bản án số 169/2018/HS-PT ngày
28/03/2018”. Và đây cũng được coi như là một cơ hội để nhóm được cọ xát với tình huống
thực tế đã xảy ra, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn và tổng quan lại kiến thức đã học. Nhờ
có bài đồ án, mỗi thành viên trong nhóm đã biết cách tìm - hiểu - áp dụng các vấn đề trong
xã hội bằng các điều luật một cách thực tế, điều này cũng sẽ giúp nhóm có kinh nghiệm để
sau khi kết thúc môn học có thể áp dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn hơn.

Ngoài ra, vấn đề được nêu trong đồ án: “Sử dụng mạng máy tính, mạng Internet
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” - hiện vẫn còn đang xảy ra nhiều trong xã hội do đó
nhóm đã đưa vào nhằm giúp các bạn hiểu được cụ thể vấn đề và hiểu hình thức, mức độ
xử lý bằng pháp luật trong những tình huống như vậy.

Đây là một bản án vi phạm có liên quan đến thương mại điện tử. Bởi hành vi của bị
cáo được thực hiện qua trang web thương mại điện tử, sử dụng hệ thống thiết bị cung cấp
sử dụng trang web, vận động và lợi dụng lòng tin người dùng để lừa gạt chiếm đoạt tài sản.

2
Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, các tội phạm
liên quan đến mạng Internet nhằm mục đích trục lợi cá nhân càng trở nên đa dạng và tinh
vi hơn. Cụ thể là trong vụ án, các bị cáo đã lợi dụng sự phát triển của Internet và công nghệ
để thực hiện hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, vụ án như một lời cảnh tỉnh giúp mọi
người nhận thức các hành vi, phương thức các tội phạm thường sử dụng để nâng cao vấn
đề tiếp nhận thông tin và quyết định thực hiện các giao dịch trên mạng. Bên cạnh đó, vụ án
liên quan đến vấn đề xây dựng mạng lưới đa cấp - một vấn đề nhạy cảm tại Việt Nam và
thường bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mọi người cần
chú ý hơn để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo đa cấp, đặc biệt khi giao dịch
trên nền tảng mạng.

Trước vấn nạn nhức nhối này, nhóm chúng em quyết định vận dụng kiến thức, hiểu
biết về pháp lý thương mại điện tử để tìm hiểu và phân tích vấn đề thành lập website thương
mại điện tử của các cá nhân, tổ chức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản làm đề tài nghiên cứu
chính cho đồ án môn học Pháp luật thương mại điện tử.

1.3. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Phân tích, ứng dụng kiến thức về pháp luật trong thương mại điện tử để
phân tích, nhận định, đưa ra cách giải quyết, và cách xét xử thỏa đáng hợp lệ cho vụ án “Sử
dụng mạng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” tại Sóc Trăng.

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phân tích các tình huống vi phạm, hành vi vi phạm dựa
trên cơ sở luật pháp nhà nước quy định đã được học và tìm hiểu. Tiến hành đề xuất cách
giải quyết và xét xử hợp lý cho các trường hợp này. Sử dụng kiến thức đã học trong môn
Pháp luật về Thương mại điện tử để thực hiện đồ án.

1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Những quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử và các tình
tiết xoay quanh Bản án 169/2018/HS-PT ngày 28/03/2018 về tội sử dụng mạng máy tính,
mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

3
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào tình tiết vụ án "Sử dụng mạng máy tính, mạng
Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" tại Sóc Trăng và đưa ra nhận định, cách giải
quyết và xét xử dựa trên cơ sở Pháp luật về thương mại điện tử thông qua các bộ luật, nghị
định liên quan. Kết hợp, áp dụng một số luật có liên quan tùy theo tình tiết và tính chất vụ
án, nhưng chủ yếu tập trung vào các khía cạnh liên quan đến thương mại điện tử.

1.5. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.


- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BTC năm 2022.
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.
- Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự
- Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT.
- Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018
- Luật Cạnh tranh 2018.
- Luật an ninh mạng 2018.

4
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG BẢN ÁN SỐ 169/2018/HS-PT
2.1. Tóm tắt bản án số 169/2018/HS-PT ngày 28/03/2018

2.1.1. Bị cáo

Bị cáo Trương Văn H cùng các anh Nguyễn Minh T1 (sinh năm 1982, đăng ký
thường trú đường R, Khóm D, Phường Đ, thành phố E, tỉnh Vĩnh Long) và Võ Thanh V
(sinh năm 1992, đăng ký thường trú ấp K, xã J, thành phố I, tỉnh Kiên Giang) quen biết
nhau do cùng bán hàng đa cấp ở địa bàn thành phố Cần Thơ.

2.1.2. Diễn biến vụ án

Cuối năm 2015, bị cáo, các anh T1 và V bàn và thống nhất thuê người lập trang web
ảo, vận động nhiều người tham gia đầu tư tài chính có lãi suất cao để lừa đảo chiếm đoạt
tiền. Ngày 14 tháng 12 năm 2015, bị cáo, các anh T1 và V đến Công ty trách nhiệm hữu
hạn giải pháp số L (Sau đây viết là Công ty) tại Thành phố Hồ Chí Minh để bị cáo ký hợp
đồng lập trang web P (Sau đây viết là Trang web) với giá 4.000 Đô-la Mỹ (tương đương
90.000.000 đồng), trả trước 30% giá trị hợp đồng. Ngày 24 tháng 02 năm 2016, sau khi lập
xong Trang web, Công ty hướng dẫn cách sử dụng, giao cho bị cáo cùng các anh T1 và V
quản lý Trang web (kèm mật khẩu đăng nhập; 01 tài khoản gốc; 03 tài khoản riêng cho bị
cáo, các anh T1 và V; mỗi người có 10.000 điểm ảo trên Trang web để vận động người đầu
tư, khi hết điểm thì chuyển tiền mặt cho bị cáo để nhận được điểm ảo rồi tiếp tục bán lại
cho người đầu tư). Bị cáo cùng các anh T1 và V dùng điện thoại di động, máy tính bảng,
máy tính xách tay kết nối Internet để hoạt động, không có địa điểm cố định.

Trang web đăng thông tin không có thật để mọi người tin tưởng tham gia đầu tư:
Trang web có trụ sở hoạt động ở Campuchia, chuyên kinh doanh lĩnh lực sòng bài, vũ
trường, du lịch, quảng cáo online nên cần nguồn vốn với lãi suất cao. Trang web đưa ra các
lợi ích cho người đầu tư, quy định: Đầu tư 100 Đô-la Mỹ vào sẽ có 100 điểm (1 Đô-la Mỹ
là 1 điểm, 1 điểm đổi được 24.000 đồng); mỗi ngày người đầu tư được thanh toán lãi, vốn
dao động từ 1 đến 3 Đô-la Mỹ (1 Đô-la Mỹ đổi được 22.000 đồng); không giao dịch ngày
thứ bảy, chủ nhật; mức thanh toán tối đa cho 01 gói đầu tư cả vốn lãi là 160% thì dừng giao

5
dịch; gói đầu tư thấp nhất là 50 Đô-la Mỹ và cao nhất là 100 Đô-la Mỹ; người giới thiệu
được hưởng hoa hồng trực tiếp 15%, gián tiếp 10% trên tổng số tiền người được giới thiệu
đầu tư.

Người nào tham gia đầu tư với bị cáo thông qua Trang web phải có người giới thiệu,
phải dùng điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính kết nối Internet. Để thiết lập tài
khoản trên Trang web (bao gồm tên đăng nhập (username) và mật khẩu (password)), người
được giới thiệu gửi tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, mật khẩu cho người giới thiệu hoặc
đăng nhập Trang web bằng tài khoản của người giới thiệu, nhận tên đăng nhập và mật khẩu
mới, chọn gói đầu tư để tạo tài khoản mới. Người đầu tư phải chuyển tiền vào tài khoản
ngân hàng của người giới thiệu (người ở tuyến trên, đầu nhánh) hoặc chuyển tiền trực tiếp
cho bị cáo để được điểm gốc. Hàng ngày, người đầu tư phải xem tài khoản của mình trên
Trang web để biết được số tiền thanh toán lãi, vốn là bao nhiêu.

Khi giao dịch với người đầu tư thông qua Trang web, bị cáo lấy tiền của người đầu
tư sau trả để trả lãi, vốn và hoa hồng cho người đầu tư trước. Đến tháng 5 năm 2016, bị cáo
gọi điện thoại cho Công ty yêu cầu dừng hoạt động Trang web (sập mạng) với lý do bị lỗi
hệ thống, lãi suất huy động vốn tăng bất thường, vượt mức quy định ban đầu, không đủ
tiền thanh toán cho người đầu tư. Sau khi Trang web ngừng hoạt động, tất cả dữ liệu của
người đầu tư trên Trang web bị mất, không hồi phục được.

Trong quá trình hoạt động và quản lý Trang web, bị cáo tham gia đầu tư với nhiều
trang web khác. Số tiền thể hiện Trang web đổi thành điểm là tiền điện tử (tiền ảo), không
có thật. Khi thanh toán lãi, hoa hồng, trao đổi, mua bán điểm, bị cáo dùng các phương thức
chuyển tiền qua ATM, Internet mobile banking, trực tiếp giao dịch với ngân hàng hoặc
dùng điểm ảo trên mạng Internet, không dùng tiền mặt. Hiện nay, không xác định được số
tiền giao dịch của bị cáo với người đầu tư vào Trang web là bao nhiêu.

Từ lúc bắt đầu đến khi dừng hoạt động Trang web, tổng số tiền có trong hai tài khoản
ngân hàng của bị cáo là 943.655.000 đồng (trong đó tài khoản gốc số X là 7.457.482.000
đồng, tài khoản cá nhân số Y là 2.486.173.000 đồng). Bị cáo rút tiền mặt từ 02 tài khoản

6
trên để cất giữ riêng cá nhân là 2.191.750.000 đồng. Hiện số dư tài khoản gốc là 0 đồng,
số dư tài khoản cá nhân là 814.991 đồng.

Tổng số tiền người đầu tư đã đầu tư thông qua Trang web là 7.149.202.000 đồng.
Bị cáo thanh toán vốn, lãi và hoa hồng cho người đầu tư là 5.939.188.000 đồng, còn lại
1.210.014.000 đồng. Sau khi Trang web ngừng hoạt động, những người đầu tư gom điểm
trên Trang web để chuyển cho bị cáo, bị cáo dùng 948.000.000 đồng trong số 1.210.014.000
đồng trả cho người đầu tư, sử dụng 262.014.000 đồng còn lại làm chi phí hội nghị khách
hàng, thuê xe, sinh hoạt cá nhân.

2.2. Các đặc điểm cấu thành tội phạm

2.2.1. Khách thể

Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền kinh doanh đúng đắn của các
doanh nghiệp, cá nhân trên website thương mại điện tử; xâm phạm đến quyền sở hữu tài
sản của người khác.

2.2.2. Chủ thể

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực hành vi trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 5
Điều 175 Bộ Luật Dân sự năm 2015 đều là chủ thể trong tình huống trên.

Cụ thể trong tình huống trên, chủ thể là:


- Anh Trương Văn H;
- Anh Nguyễn Minh T1;
- Anh Võ Thanh V.

2.2.3. Mặt khách quan

Mặt khách là của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Trong tình
huống cụ thể trên, mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi thiết lập website thương
mại điện tử và lừa đảo tài sản của người bị hại là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, mang
lại hậu quả đến người bị hại và xã hội. Đông thời, mặt khách quan còn bao gồm mối quan

7
hệ nhân quả giữa hành vi lừa đảo của các bị cáo và để lại hậu quả xấu; thời gian, địa điểm,
hình thức và phương tiện thực hiện tội phạm,...

Cụ thể những điểm vi phạm sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3: Phân tích các vi
phạm bản án

2.2.4. Mặt chủ quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Bị cáo H, T1 và
V nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là
gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người
khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

8
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC VI PHẠM BẢN ÁN
3.1. Vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử

Dựa trên nội dung bản án, nhóm đối tượng, bao gồm bị cáo Trương Văn H, anh T1
và anh V đã tiến hành thuê người lập trang web ảo. Cụ thể, ngày 14 tháng 12 năm 2015,
bị cáo, các anh T1 và V đến Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp số tại Thành phố Hồ
Chí Minh để bị cáo ký hợp đồng lập trang web ảo P. Có thể thấy, nhóm đối tượng đã có
hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử khi thành lập trang web ảo, không
thông báo với cơ quan quản lý nhà nước, quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 62 Văn bản
hợp nhất 04/VBHN-BCT 2022.

Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương
mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:

a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng
dịch vụ đến người tiêu dùng;

3.2. Cung cấp thông tin sai sự thật

Nhóm đối tượng đã sử dụng trang web đăng thông tin không chính xác nhằm mục
đích khiến mọi người tin tưởng và tham gia đầu tư. Cụ thể, nhóm đối tượng này thông tin
website có trụ sở hoạt động tại Campuchia và chuyên vận hành trong các lĩnh vực sòng
bài, vũ trường, du lịch và quảng cáo trực tuyến. Vì thế, trang web này đang cần tìm nguồn
vốn với lãi suất cao. Có thể thấy nhóm đối tượng đã có hành vi quảng cáo sai sự thật và vi
phạm các điều luật sau:

(1) Theo Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định các hành
vi bị cấm gồm: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh,
khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản

9
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì,
nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
(2) Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 thì hành vi đưa thông
tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch
vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xem là hành vi lôi kéo
khách hàng bất chính thuộc vào nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc
hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

(3) Theo Điểm b Khoản 4 Điều 16 Luật an ninh mạng 2018:

Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế

4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao
gồm:

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện
tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng
khoán.

(4) Theo Điểm c Khoản 3 Điều 62 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT 2022:

Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng
thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

10
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:

c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện
tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.

3.3. Vi phạm các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử

Nhóm bị cáo đã lợi dụng việc kinh doanh thương mại điện tử là lập ra website
chuyên kinh doanh lĩnh vực sòng bài và cần nguồn vốn có lãi suất lớn để vận động các cá
nhân tổ chức khác đầu tư vào trang web của mình bằng hình thức đầu tư đổi điểm và dùng
số điểm đó để đổi lấy tiền lãi đồng thời cũng lừa đảo để chiếm đoạt các số tiền đầu tư đó.
Căn cứ vào hành vi trên, có thể nhận định bị cáo đã vi phạm những hành vi bị cấm trong
thương mại điện tử sau:

(1) Vi phạm Điểm c Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về vi phạm hoạt
động kinh doanh trong thương mại điện tử:

Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái
phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

(2) Vi phạm Điểm a Khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về vi phạm giao
dịch trên website thương mại điện tử:

Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

Hành vi tiếp theo liên quan đến các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử có thể
thấy được là những người tham gia đầu tư vào website ảo của bị cáo phải được giới thiệu
từ những người đầu tư trước. Người giới thiệu cũng sẽ được hưởng hoa hồng nếu như giới

11
thiệu trực tiếp là 15%, gián tiếp là 10% trên tổng số tiền người được giới thiệu đầu tư. Hành
vi này đã vi phạm về các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử theo Điểm a Khoản 1
Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP

Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử

1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi
người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa
hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng
lưới;

3.4. Không bảo vệ các thông điệp dữ liệu

Bị cáo cho yêu cầu dừng hoạt động Trang web (sập mạng) với lý do bị lỗi hệ thống,
lãi suất huy động vốn tăng bất thường, vượt mức quy định ban đầu, không đủ tiền thanh
toán cho người đầu tư. Sau khi Trang web dừng hoạt động, tất cả dữ liệu của người đầu
tư trên Trang web bị mất, không hồi phục được.

Bị cáo Trương Văn H, các anh T1 và V đã lập trang web và kêu gọi đầu tư thông
qua các giao dịch được thực hiện trên trang web này. Đầu tiên, hành vi này đã có điểm vi
phạm khi bị cáo lập ra trang web với các thông điệp dữ liệu sai sự thật, nhằm thực hiện các
hành vi trái pháp luật, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tiếp đó, các dữ liệu về giao dịch được
lưu trữ trên trang web, tuy nhiên bị cáo đã cho yêu cầu dừng hoạt động trang web mà không
có thông báo cho các nhà đầu tư và làm cho tất cả dữ liệu về thông tin đầu tư của các tổ
chức, cá nhân khác đầu tư vào trang web bị mất và không thể không thể khôi phục. Hành
vi này đã vi phạm nhiều điều luật liên quan trong Luật Giao dịch điện tử 2005:

Điều 15. Lưu trữ thông điệp dữ liệu

1. Trường hợp pháp luật yêu cầu chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phải được lưu trữ thì chứng
từ, hồ sơ hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng
các điều kiện sau đây:

12
a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi
cần thiết;

b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi
tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;

c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định
nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu.

2. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của
pháp luật về lưu trữ.

Điều 45. Bảo vệ thông điệp dữ liệu

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây phương hại đến
sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Đồng thời, hành vi trên đã vi phạm Khoản 3 và 5 Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử

3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần
hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong đó, tại Khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã giải thích thuật ngữ liên
quan đến các thông tin về thông điệp dữ liệu:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử.

3.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng máy tính, viễn thông

Sau khi trang web ngừng hoạt động, những người đầu tư gom điểm trên trang web
để chuyển cho bị cáo Trương Văn H. Tổng số tiền người đầu tư đã đầu tư thông qua trang
web là 7.149.202.000 đồng. Bị cáo thanh toán vốn, lãi và hoa hồng cho người đầu tư là

13
5.939.188.000 đồng, còn lại 1.210.014.000 đồng. Tiếp đó, bị cáo dùng 948.000.000 đồng
trong số 1.210.014.000 đồng trả cho người đầu tư, sử dụng 262.014.000 đồng còn lại làm
chi phí hội nghị khách hàng, thuê xe và sinh hoạt cá nhân. Hành vi của bị cáo đã vi phạm
các điểm sau:

(1) Vi phạm Điểm c Khoản 2 Điều 288 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật
Hình sự
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
(2) Vi phạm Điểm d Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 290, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-
VPQH 2017 Bộ luật Hình sự
Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản
1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực
hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động
vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

14
CHƯƠNG 4. TỔNG KẾT BẢN ÁN
4.1. Nguyên nhân

4.1.1. Chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Về mặt ý chí của người phạm
tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa
đảo. Hành vi này xuất phát từ lòng tham của con người, khao khát sở hữu tài sản, tiền bạc
để đáp ứng các nhu cầu của bản thân. Mặc dù biết hành vi của bản thân là phạm tội, lừa
đảo, gây tổn hại tới gia đình, bạn bè, người xung quanh nhưng vẫn thực hiện vì mục đích
trục lợi cá nhân, lôi kéo người khác vào con đường lừa đảo.

Các cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo một phần chưa nắm rõ các quy định về luật,
chưa sợ sự răn đe của pháp luật hoặc quá tự tin vào khả năng đánh lừa người khác mà thực
hiện.

4.1.2. Khách quan

Người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức về các chiêu thức lừa đảo phổ biến, không
nhận ra các dấu hiệu cảnh báo, không kiểm tra thông tin hoặc chưa từng trải qua các kinh
nghiệm tiêu cực liên quan đến lừa đảo.

Công tác quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, các quy định của pháp luật
điều chỉnh chưa đầy đủ, có những lỗ hổng khiến tội phạm dễ dàng lách luật. Các hệ thống
kiểm soát và quản lý còn yếu kém, hoặc việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành
vi lừa đảo có thể không hiệu quả, chưa đủ răn đe với tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho
các kẻ lừa đảo hoạt động tự do.

Việc kiểm soát các hoạt động giao dịch trên thương mại điện tử còn gặp nhiều khó
khăn, không thể nắm được toàn bộ những diễn biến xảy ra trên mạng làm tăng nguy cơ cho
người dùng internet trở thành nạn nhân của lừa đảo.

Các kẻ lừa đảo ngày càng sử dụng các phương pháp kỹ thuật cao và khó nhận biết,
điều này khiến cho việc phát hiện và ngăn chặn hành vi lừa đảo trở nên khó khăn hơn.

15
4.2. Hậu quả của hành vi phạm tội

Ý thức chiếm đoạt tài sản của những người bị hại đã có từ khi bị cáo thành lập Trang
web và đưa ra những thông tin gian dối để huy động người đầu tư gửi tiền cho bị cáo. Trong
tổng số tiền nhận được là 7.149.202.000 đồng, bị cáo sử dụng tiền của người đầu tư tham
gia sau trả cho người tham gia trước và tiêu xài cá nhân. Việc bị cáo trả vốn, lãi và hoa
hồng với mức cao (Tổng cộng 5.939.188.000 đồng) cho những người đầu tư là thủ đoạn để
bị cáo thực hiện tội phạm, giúp thu hút và duy trì số lượng người gửi tiền vào tài khoản của
bị cáo. Do đó, cần xác định tổng số tiền người đầu tư chuyển cho bị cáo (7.149.202.000
đồng) là số tiền bị cáo đã chiếm đoạt của các bị hại. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng
trừ số tiền bị cáo đã trả vốn, lãi và hoa hồng để truy tố bị cáo về hành vi chiếm đoạt
1.210.014.000 đồng của các bị hại. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định khoản 948.000.000 đồng
không phải là tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại (vì bị cáo không có ý thức gian dối khi
đã thanh toán khoản này cho các bị hại sau khi ngừng hoạt động Trang web và trước khi
cơ quan điều tra khởi tố vụ án), từ đó khẳng định bị cáo chỉ chiếm đoạt 262.014.000 đồng.

Ngoài ra, hành vi lừa đảo còn gây ra một số hậu quả ảnh hưởng đến nạn nhân, cộng
đồng và chính bản thân các bị cáo:

Hành vi lừa đảo thông qua các loại hình giao dịch trên sàn Thương mại điện tử hiện
đã trở thành mối quan ngại rất lớn đối với người tiêu dùng, lẫn các nhà đầu tư, kinh doanh.
Hành vi này xâm phạm đến tài sản của công dân, khiến họ mất tài sản, tiền bạc, tài khoản
ngân hàng hoặc tài sản có giá trị, gây ra tình hình tài chính khó khăn và cản trở khả năng
của nạn nhân đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

Lừa đảo gây ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống kinh tế và xã hội. Xâm phạm
hoạt động quản lý của Nhà nước về thương mại điện tử, làm giảm lòng tin và tin tưởng vào
các cơ quan công an, tổ chức và hệ thống pháp luật. Đồng thời khiến người dân mất đi lòng
tin vào các sàn giao dịch thương mại, đặc biệt ảnh hưởng đến những sàn thương mại điện
tử uy tín.

16
Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về pháp luật và hành vi lôi kéo phạm tội theo “dây
chuyền”, “đâm lao phải chạy theo lao” khiến các cá nhân có hành vi phạm tội đối mặt với
sự truy tố của pháp luật, sự chỉ trích của nhân dân.

4.3. Biện pháp xử lý

Sau khi căn cứ vào tình tiết vụ án, căn cứ vào các văn bản luật: Văn bản hợp nhất
01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự, Nghị định 52/2013/NĐ- CP, Nghị định số
98/2020/NĐ-CP, Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BCT, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.
Nhóm đưa ra các hướng giải quyết sau cho từng hành vi phạm tội:

4.3.1. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử

Hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước khi thiết lập website thương mại
điện tử bán hàng để kinh doanh sẽ bị xử phạt theo Điểm a Khoản 3 Điều 62 Văn bản hợp
nhất số 04/VBHN-BCT:

Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương
mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:

a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng
dịch vụ đến người tiêu dùng;

4.3.2. Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy
định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, cụ thể Điểm b Khoản 5 Điều 51 Nghị định quy
định rằng:

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

17
b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ
chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a
Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này.

Ngoài ra, đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại
điện tử, điểm vi phạm này sẽ được xử lý theo quy định ở Điểm c Khoản 3 Điều 62 theo
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCT 2022:

Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương
mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:

c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử
bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này trong trường hợp vi
phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4.3.3. Hành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong thương mại điện tử

Đối với hành vi vi phạm Điểm c Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp
nhất số 14/VBHN-BCT về việc lợi dụng thương mại điện tử để huy động vốn trái phép và
thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng thông qua thương mại điện tử sẽ bị xử lý theo
Điểm a, b Khoản 6; Điểm a, b Khoản 7; Điểm b, c Khoản 8 Điều 63 Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-BCT

Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc
ứng dụng di động

18
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:

a) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động

b) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái
phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 5 và 6 Điều này

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng
di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 5 và 6 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 5 và 6 Điều này.

Hành vi vi phạm theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về các
hành vi bị cấm trong thương mại điện tử sẽ bị xử phạt theo Khoản 6; Điểm a, b Khoản 7;
Điểm a, b Khoản 8 Điều 64 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BCT

Điều 64. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng lưới
kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng
một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi
ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

19
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng
di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 6 Điều này.

4.3.4. Hành vi không bảo vệ các thông điệp dữ liệu

Hành vi không lưu trữ và bảo vệ các thông điệp dữ liệu sẽ bị xử phạt theo Điểm đ
Khoản 3 Điều 63 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BCT

Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc
ứng dụng di động

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:

đ) Không lưu trữ thông tin về các giao dịch hoặc dữ liệu về từng giao dịch thanh toán được
thực hiện qua website thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;

4.3.5. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng máy tính, viễn thông

Số tiền bị cáo thu được do lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân khác được nhận
định là 262.014.000. Với số tiền như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản trên của bị cáo được
xử phạt theo các điểm sau đây:

Áp dụng Điểm d Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 290 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-
VPQH 2017 Bộ luật Hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:
20
Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện
một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn,
kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Áp dụng Điểm c Khoản 2 Điều 288 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ
Luật Hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

Tuy nhiên, theo như nội dung bản án 169/2018/HS-PT ngày 28/03/2018, bị cáo có
các tình tiết được xem xét giảm nhẹ theo như quy định của Luật hình sự: bị cáo chưa có
tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và đã khắc phục một phần hậu quả,
được quy định cụ thể tại Điểm b, s Điều 51 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH 2017
Bộ luật Hình sự:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

21
Kết luận: Căn cứ vào các mức xử phạt cho các hành vi phạm tội được nêu trên, bị cáo
Trương Văn H có thể bị xử phạt hành chính từ 360.000.000 VNĐ đến 1.230.000.000 VNĐ;
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Theo đó, cũng cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ để đưa ra
mức phạt thỏa đáng cho bị cáo. Ngoài ra, website ảo của bị cáo sẽ bị buộc thu hồi tên miền
và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

22
CHƯƠNG 5. TỔNG KẾT
5.1. Đánh giá quá trình thực hiện đồ án

5.1.1. Thuận lợi

- Với những kiến thức tiếp thu được qua môn học Pháp luật về thương mại điện tử, nhóm
đã có nền tảng để tiến hành phân tích các vụ án liên quan đến thương mại điện tử.

- Các văn bản pháp lý, tài liệu luật được công khai rõ ràng, dễ dàng cho quá trình tra cứu.
- Quá trình làm việc nhóm được lên kế hoạch chỉn chu, có bảng phân công công việc cụ
thể. Sau mỗi lần họp, các công việc được đánh giá và sửa chữa kịp thời; các thành viên
giúp đỡ nhau trong việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu và hoàn thành công việc được giao.

- Các thành viên ủng hộ quan điểm của nhau tích cực, cùng nhau xây dựng, tổng hợp và
hoàn thiện đồ án đúng tiến độ. Khi có khó khăn, các thành viên đã cùng nhau hợp tác và
tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất.

5.1.2. Khó khăn và giải pháp

- Việc tìm kiếm các vụ án liên quan đến thương mại điện tử khá khó khăn bởi vì nguồn tìm
kiếm hạn chế, và nhiều vụ án chưa thực sự liên quan đến chủ đề được giao với những vấn
đề pháp lý liên quan.

- Giải pháp: Nhóm cùng nhau lên lịch họp, phân chia các thành viên tìm các vụ án liên
quan, sau đó cùng nhau xem xét các tình tiết trong bản án để cùng nhau tìm ra đề tài phù
hợp nhất.

- Thông tin từ bản án mà nhóm chọn còn hạn chế về nhiều mặt, do vậy nhóm khó có thể
xem xét để đưa ra kết luận hợp lý, chặt chẽ và đầy đủ nhất. Vì phạm trù pháp lý không phải
là chuyên môn của các thành viên nên khi thực hiện đề tài, nhóm cũng gặp không ít khó
khăn liên quan đến việc tìm hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn vào vụ án. Ngoài
ra, thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên nhóm chưa thể nghiên cứu được toàn diện các
khía cạnh mà tình huống đặt ra.

23
- Giải pháp: Dựa trên nguồn thông tin có được, nhóm tiến hành vận dụng kiến thức đã học
và cùng nhau thống nhất áp dụng các điều luật liên quan nhất để đề tài được thực hiện trên
cơ sở pháp lý xác đáng nhất.

5.2. Phân công công việc

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá thành viên nhóm:

Mã số SV Họ và Tên Vai trò Đánh giá Chữ ký

Phạm Vũ Trúc
K214110849 Nhóm trưởng 100%
Quỳnh

K214110837 Phan Thị Mỹ Kim Thành viên 100%

K214110845 Ngô Huỳnh Như Thành viên 100%

K214111265 Lê Gia Quyên Thành viên 100%

K214111963 Nguyễn Thị Thảo Thành viên 100%

Bảng phân công công việc:

Họ và Tên Phân công công việc

- Phân công công việc.


Phạm Vũ Trúc Quỳnh - Đóng góp ý tưởng, nội dung, bố cục đồ án.
- Phụ trách các phần Chương 2, Chương 3, chỉnh sửa slide.

- Đóng góp ý tưởng, nội dung, bố cục đồ án.


Phan Thị Mỹ Kim
- Phụ trách các phần Chương 1, Chương 3, Chương 5.

24
- Đóng góp ý tưởng, nội dung, bố cục đồ án.
Ngô Huỳnh Như
- Phụ trách các phần Chương 3, Chương 4.

- Đóng góp ý tưởng, nội dung, bố cục đồ án.


Lê Gia Quyên
- Phụ trách các phần Chương 3, Chương 4, Chương 5.

- Đóng góp ý tưởng, nội dung, bố cục đồ án.


Nguyễn Thị Thảo
- Phụ trách các phần Chương 3, Chương 4, tổng hợp Word.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] (VECOM), H. h. (2022, May 15). Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam
2022. Retrieved from https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-
nam-2022

[2] Anon. (2022, March 2). Tạp chí quản lý thị trường. Retrieved from
https://qltt.vn/no-ro-website-gia-mao-lua-dao-trong-mua-dich-93045.html

[3] Bản án 169/2018/HS-PT ngày 28/03/2018 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng
Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-1692018hspt-ngay-28032018-ve-
toi-su-dung-mang-may-tinh-mang-internet-thuc-hien-hanh-vi-19843

[4] Nghị định về Thương mại điện tử:


https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-52-2013-ND-CP-
thuong-mai-dien-tu-187901.aspx
[5] Văn bản hợp nhất Số: 04/VBHN-BCT:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Van-ban-hop-nhat-04-VBHN-
BCT-2022-Nghi-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-thuong-mai-506619.aspx
[6] Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao,
du lịch và quảng cáo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-158-2013-
ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-van-hoa-the-thao-du-lich-quang-cao-
213060.aspx
[7] Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-
VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx

26

You might also like