1721185657780-de-buoi-1-pdf

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA&APT 2025 - TEN+

PHONG TỎA KIẾN THỨC BUỔI HỌC


KỲ THI ĐGNL HSA - APT 01

ĐỀ LÀM QUEN 01
Câu 1. “ Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể
hiện rõ nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu”.
Câu trên là câu:
A. Sai logic. B. Thiếu chủ ngữ. C. Thiếu vị ngữ. D. Đúng.
Câu 2. “ Ðừng tưởng rằng bàn đá chông chênh là bàn đá kê không vững thì chỉ đúng là một phần thôi, mà còn
là cái khó khăn của cách mạng buổi đầu.”.
Câu trên là câu:
A. Có thành phần cùng chức không đồng loại. B. Sắp xếp sai vị trí các thành phần.
C. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ. D. Rối cấu trúc ngữ pháp.
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào diễn đạt thiếu logic?
A. Thằng bé ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn con chim, đập cánh liên hồi.
B. Hè về, bãi biển nhộn nhịp bước chân những người tứ xứ đến chơi.
C. Phía chân trời, mây trắng đùn lên như những núi bạc.
D. Mai ngừng đọc sách, ngước nhìn lên vòm trời trong xanh.
Câu 4. Sử thi Đăm – Săn là của dân tộc nào?
A. Hơ – Mông. B. Gia – Rai. C. Ê – Đê. D. Ba – Na.
Câu 5. Trong các thể loại sau, thể loại nào bao gồm các tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần,
nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của
con người thời cổ đại?
A. Thần thoại. B. Cổ tích. C. Truyền thuyết. D. Sử thi.
Câu 6. Đáp án nào đúng nhất ý nghĩa chữ Nhàn trong bài thơ?
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,

1|5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA&APT 2025 - TEN+

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”


( Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
A. Tâm sự về cuộc sống, sở thích và quan niệm nhân sinh của tác giả.
B. Triết lí, thái độ sống của lớp nhà nho muốn thoát li, trốn tránh thực tại.
C. Tâm trạng, hành động của lớp nhà nho muốn từ quan về ở ẩn để nhàn hạ.
D. Triết lí, thái độ sống của lớp nhà nho chán ghét thực tại, tìm đến cách sống tu tiên nhàn rỗi.
Câu 7. Qua truyện ngắn Chữ người tử tù và tuỳ bút Người lái đò sông Đà, em thấy nhận xét nào không đúng
về đặc điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Uyên bác trong cách viện dẫn, trong lối trình bày sự vật, hiện tượng.
B. Mộc mạc, dân dã trong cách khắc hoạ cảnh vật và con người.
C. Luôn khám phá và miêu tả sự vật trên phương diện văn hoá, mỹ thuật.
D. Tài hoa trong cách dựng người, dựng cảnh với những liên tưởng táo bạo.
Câu 8. Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), câu nào sau đây thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa hồn nhiên,
tinh nghịch, vừa đậm chất lính?
A. Mường Lát hoa về trong đêm hơi. B. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
C. Heo hút cồn mây súng ngửi trời. D. Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Câu 9. Trong hai câu thơ:
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong?
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của người viết là:
A. Cho hay. B. Hữu tình. C. Đố ai. D. Cho xong.
Câu 10. “ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường?
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
( Bà huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)
Hình ảnh “hồn thu thảo” của nhân vật trữ tình được nêu trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Tâm trạng nhớ về một nơi xa. B. Vẻ thê lương, vàng vọt của cảnh vật.
C. Cây cỏ trở nên buồn bả trước không gian. D. Cây cỏ trở nên có hồn trong mùa thu.
Câu 11. Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. cây dong. B. dằm tre. C. giằn dỗi. D. dặn dò.
Câu 12. Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Anh ấy là một chàng trai hiền lành, dễ thuơng.

2|5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA&APT 2025 - TEN+

B. Anh ấy tuy có giọng nói sang sảng nhưng lại rất hiền lành.
C. Anh ấy là một người hiền lành, chất phát.
D. Anh ấy có một giọng nói sang sảng và sức khỏe cường tráng.
Câu 13.
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.”
( Tố Hữu, Từ ấy)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Nhân hóa. D. Nói quá.
Câu 14. Cụm từ nào có thể điền vào chỗ trống trong hai câu ca dao sau?
“.......như cái quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.”
A. Tình ta. B. Tình anh. C. Tình em. D. Thân em.
Câu 15. Trong truyện ngắn Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), chi tiết cây si cổ thụ bị bão đánh bật rễ rồi lại
hồi sinh có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt của người Hà Nội.
B. Ngợi ca tinh thần gìn giữ, bảo vệ môi trường ở Hà Nội.
C. Khẳng định chất Hà Nội có thể mai một nhưng Hà Nội vẫn sẽ đi lên.
D. Nói lên sức mạnh của truyền thống đối với Hà Nội hôm nay.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20:
“Bên ngoài vẫn im ắng. Từ mười giờ sáng đến giờ, máy bay không bay qua cao điểm. Bom chỉ bỏ ở mạn
trong, nghe âm âm. Chính cái âm thanh trầm trầm có vẻ thanh mảnh ấy bay đến, sự im lặng ở đây lại
căng chùng, như báo hiệu một cái gì dữ dội. Nắng rất gắt. Gió khô. Nhưng trong hang mát. Nho đang
thêu gối. Mỗi đứa một ý thích riêng. Nho thêu. Còn chị Thao thì chép bài hát vào quyển sổ nhỏ để trên
đùi. Hai người đang nói chuyện bình thường, tôi không nghe từ đầu.
Tôi bỗng chú ý lắng tai:
- Bao giờ thì xong nhỉ? - Nho hỏi.
- Cái gì xong? - Chị Thao không ngẩng lên, nhưng giọng thì tỏ vẻ ngạc nhiên.
Nho ngáp. Rồi im. Tôi biết nó nói gì rồi. Nó sẽ bảo: xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thuỷ điện
lớn. Nó làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy. Nó sẽ đập thật giỏi. Và biết đâu lại
sẽ được người ta tuyển vào đội bóng chuyền miền Bắc. Còn chị Thao thì muốn làm y sĩ. Chồng chị sẽ là
một anh bộ đội đeo quân hàm đại uý, hay đi xa và có râu quai nón. Chị không thích sống cạnh chồng
hàng ngày, vì như thế, tình yêu sẽ chóng vô vị.”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi).
Câu 16. Đoạn văn trên được viết theo phuơng thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
3|5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA&APT 2025 - TEN+

Câu 17. Câu hỏi của Nho “ Bao giờ thì xong nhỉ!” cho thấy tâm trạng gì?
A. Phân vân, buồn, không biết bao giờ xong công việc của mình.
B. Phân vân, thắc mắc không biết bao giờ chiến tranh sẽ kết thúc.
C. Phân vân, lo nghĩ, tiếc nuối vì chiến tranh khiến tuổi xuân qua nhanh.
D. Phân vân, suy nghĩ, lo xa sợ chiến tranh không kết thúc.
Câu 18. “Bao giờ thì xong nhỉ? - Nho hỏi.” Trong câu trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu:
A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật.
Câu 19. Câu trả lời nào sau đây không thể hiện nội dung đề cập trong đoạn văn trên?
A. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong đầy giản dị, tươi vui.
B. Những ước mơ về cuộc sống tương lai của các cô gái thanh niên xung phong.
C. Hiện thực chiến tranh khốc liệt nhưng con người luôn có tinh thần lạc quan.
D. Sự lo sợ không biết bao giờ chiến tranh kết thúc của các cô gái thanh niên.
Câu 20. Có bao nhiêu từ láy tượng thanh có trong đoạnvăn trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó
đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy
mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con,
vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười
đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi
ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi
ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái
đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết
nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự
nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã
thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.”
( Nam Cao, Một bữa no).
Câu 21. : Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?
A. Trữ tình. B. Hiện thực. C. Lãng mạn. D. Bi hùng.
Câu 22. Người vợ đã có những hành động nào sau khi mới xong tang chồng?
A. Đi lấy chồng khác và giả con gái lại cho bà.
B. Đi làm ăn xa và giả nhờ bà trông con gái giúp.
C. Vẫn chăm sóc mẹ chồng, con cái một cách đàng hoàng.
D. Đi lấy chồng khác và mang theo con đi.
Câu 23. “ Sung sướng gì đâu!” trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng kiểu câu:
A. Câu cảm thán. B. Câu cầu khiến. C. Câu nghi vấn. D. Câu đặc biệt.
4|5
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA&APT 2025 - TEN+

Câu 24. : Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?
A. Hoàn cảnh khốn khổ của bà lão sau khi đứa con trai đã mất.
B. Sự cảm thông đối với người phụ nữ đã già yếu nhưng vẫn còn phải vất vả mưu sinh.
C. Phản ánh cuộc đời lam lũ, vất vả, sự buồn tủi, cô đơn của bà lão.
D. Sự chán chường cuộc sống thực tại tuy nhiên bà lão vẫn gắng gượng sống tiếp.
Câu 25. “Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh.”. Câu văn trên, tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ gì?
A. So sánh. B. Hoán dụ. C. Nhân hóa. D. Ẩn dụ.
Câu 26. Xác định từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách : “ Thông qua bản hiệp
định, Hùng với Linh quyết định chia cắt bánh làm ba”
A. Thông qua. B. Hiệp định. C. Cắt. D. Đáp án khác.
Câu 27. Xác định từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách “ Đáp ứng theo nhu cầu
điểm yếu của người tiêu dùng,các mặt hàng đã được mở bán thêm tại siêu thị.”
A. Nhu cầu. B. Điểm yếu. C. Tiêu dùng. D. Mở bán lại.
Câu 28. Xác định từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách “ Để thống nhất trách nhiệm
của mỗi cá thể, nhóm trưởng đã nhờ sự trợ giúp của cô chủ nhiệm”
A. Thống nhất. B. Trách nhiệm. C. Cá thể. D. Trợ giúp.
Câu 29. Điền từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây ““Thi ca là cái .... được
chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng”.”
A. ngòi bút. B. bóng tối. C. bóng. D. khao khát.
Câu 30. Điền từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây “Một tác phẩm thật giá trị,
phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái
gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa .... vừa .... Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình. Nó
làm người gần người hơn”
A. đau đớn – khát vọng. B. đau đớn – phấn khởi.
C. khổ đau – khát vọng. D. khổ sau – phấn khởi.
----HẾT---

5|5

You might also like