Slide DKTG DHMT_K8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 73

BÀI GIẢNG: ĐIỀU KHÔNG THÔNG GIÓ

Lớp VLVH Miền trung_K8


GV. Vũ Văn Thảo

Hà nội, tháng 7.2024


Chương1. Khái quát chung về điều hoà không khí

1.1. Khái niệm chung


1.2. Phân loại điều hoà không khí

1.3. Không khí ẩm, các tính chất nhiệt động của không khí ẩm

1.4. Một số vấn đề chung về điều hoà không khí

1.5. Phân bố không khí trong không gian cần điều hòa
1.1. Khái niệm chung
Khái niệm về không khí ẩm: Không khí xung quanh chúng ta là hỗn hợp của nhiều chất khí, chủ yếu là
N2 và O2 ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí trơ, CO2, hơi nước . . .
- Không khí khô: Không khí không chứa hơi nước gọi là không khí khô. Trong thực tế không có không
khí khô hoàn toàn, mà không khí luôn luôn có chứa một lượng hơi nước nhất định. Đối với không khí
khô khi tính toán thường người ta coi là khí lý tưởng. Thành phần của các chất khí trong không khí khô
được phân theo tỷ lệ phần trăm sau đây
1.1. Khái niệm chung
- Không khí ẩm: Không khí có chứa hơi nước gọi là không khí ẩm. Trong tự nhiên chỉ
có không khí ẩm và trạng thái của nó được chia ra các dạng sau:
Không khí ẩm chưa bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào
được trong không khí, nghĩa là không khí vẫn còn tiếp tục có thể nhận thêm hơi nước.
Không khí ẩm bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã đạt tối đa và không
thể bay hơi thêm vào đó được. Nếu tiếp tục cho bay hơi nước vào không khí thì có bao
bao nhiêu hơi bay vào không khí sẽ có bấy nhiêu hơi ẩm ngưng tụ lại.
Không khí ẩm quá bão hòa: Là không khí ẩm bão hòa và còn chứa thêm một lượng hơi
nước nhất định. Tuy nhiên trạng thái quá bão hoà là trạng thái không ổn định và có xu 2/419
hướng biến đổi đến trạng thái bão hoà do lượng hơi nước dư bị tách dần ra khỏi không
khí . Ví dụ như trạng thái sương mù là không khí quá bão hòa.
1.1. Khái niệm chung
1.2. Phân loại điều hoà không khí

1) Theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hoà :


• Hệ thống điều hòa không khí cấp I
• Hệ thống điều hòa không khí cấp II
• Hệ thống điều hòa không khí cấp III

2) Theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm :


• Hệ thống điều hoà kiểu khô
• Hệ thống điều hoà kiểu ướt

3) Theo đặc điểm khâu xử lý nhiệt ẩm :


• Hệ thống điều hoà cục bộ
• Hệ thống điều hoà phân tán
• Hệ thống điều hoà trung tâm
4) Theo đặc điểm môi chất giải nhiệt
• Giải nhiệt bằng gió (air cooled)
• Giải nhiệt bằng nước (water cooled)
5) Theo khả năng xử lý nhiệt
• Máy điều hoà 1 chiều lạnh
• Máy điều hoà 2 chiều nóng lạnh
1.3. Không khí ẩm, các tính chất nhiệt động của không khí ẩm
1.3.1. Phương trình tính toán cho phần không khí khô:
Pk.V = Gk.Rk.T

V - Thể tích hỗn hợp, m3;


Gk - Khối lượng không khí khô trong V (m3) của hổn hợp, kgk;
Rk - Hằng số chất khí của không khí khô, Rk = 287 J/kg.K
T - Nhiệt độ hỗn hợp, T = t + 273,15, oK
- Phương trình tính toán cho phần hơi ẩm trong không khí:
Ph.V = Gh.Rh.T
(1-4)
Trong đó: Gh - Khối lượng hơi ẩm trong V
(m3) của hổn hợp, kg;
Rh - Hằng số chất khí của hơi nước, Rh =
462 J/kg.K
1.3.2. Các thông số trạng thái của không khí ẩm
a. Độ ẩm tuyệt đối:
Độ ẩm tuyệt đối là khối lượng hơi nước có trong 1 m3 không khí ẩm. Giả sử trong V (m3) không khí ẩm
có chứa Gh (kg) hơi nước thì độ ẩm tuyệt đối ký hiệu là ρh được tính như sau:

Gh
h  , kg / m3
V
b. Độ ẩm tương đối:
Độ ẩm tương đối của không khí ẩm, ký hiệu là , (%) là
tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối ρh của không khí với độ ẩm tuyệt đối
bão hòa ρmax ở cùng nhiệt độ với trạng thái đã cho.

Khi:   0 đó là trạng thái không khí khô.


0    100 đó là trạng thái không khí ẩm chưa bão hoà.
  100 đó là trạng thái không khí ẩm bão hòa.
c. Độ chứa hơi (dung ẩm):
Độ chứa hơi hay còn gọi là dung ẩm, được ký hiệu là d là
khối lượng hơi nước trong 1 kg không khí khô.

Trong đó: Gh - Khối lượng hơi nước chứa trong không khí, kgh
Gk: Khối lượng không khí khô, kgk

d. Nhiệt độ
Nhiệt độ là đại lượng biểu thị mức độ nóng lạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
đến cảm giác của con người. Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta thường sử dụng 2
thang nhiệt độ là độ C và độ F. Đối với một trạng thái không khí nhất định nào đó ngoài nhiệt
độ thực của nó trong kỹ thuật còn có các giá trị nhiệt độ có ảnh hưởng nhiều đến các hệ thống
và thiết bị là nhiệt độ điểm sương và nhiệt độ nhiệt kế ướt.

h. Entanpi – còn được gọi là nhiệt hàm, ( ký hiệu là I, đơn vị kJ/kg ).


Entanpi của không khí ẩm được tính cho lượng không khí có khối lượng phần
khô là 1 kg và có dung ẩm là d (kgh/kgk).
1.3.3. Các đồ thị của không khí ẩm
a. Đồ thị I-d của không khí ẩm
b. Đồ thị t-d của không khí ẩm
1.4. Một số vấn đề chung về điều hoà không khí
1.4.1. Hệ thống sưởi ấm

Hệ thống sưởi nhằm mục đích gia nhiệt cho không gian làm việc cao hơn nhiệt độ môi trường. Có nhiều loại
hệ thống sưởi tiêu chuẩn khác nhau. Hệ thống sưởi trung tâm thường được sử dụng ở những vùng có khí hậu
lạnh để sưởi ấm cho các ngôi nhà tư nhân và các công trình công cộng. Một hệ thống như vậy bao gồm một
nồi hơi, lò sưởi hoặc máy bơm nhiệt để làm nóng nước, hơi nước hoặc không khí, tất cả đều ở một vị trí trung
tâm trong nhà hoặc phòng cơ khí trong một tòa nhà lớn. Việc sử dụng nước làm phương tiện truyền nhiệt
được gọi là môi chất. Hệ thống cũng bao gồm hệ thống ống dẫn, cho hệ thống không khí cưỡng bức, hoặc
đường ống để phân phối chất lỏng được làm nóng và bộ tản nhiệt để truyền nhiệt ra không khí.
1.4.2. Hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió có nhiệm vụ thay đổi hoặc thay thế luồng không khí trong không gian bất kỳ để kiểm soát nhiệt
độ hoặc loại bỏ ẩm, mùi hôi, khói, nhiệt, bụi, vi khuẩn trong không khí, cacbon dioxit và để bổ sung oxy. Thông gió
bao gồm cả việc trao đổi không khí ra bên ngoài cũng như lưu thông không khí bên trong tòa nhà, phân xưởng. Đây là
một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì chất lượng không khí trong không gian điều hòa. Các phương pháp
thông gió cho tòa nhà có thể được chia thành các loại cơ học cưỡng bức và tự nhiên. Hệ thống thông gió được xem là
một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm duy trì chất lượng của không khí bên trong mỗi khu vực của các tòa nhà
và xưởng sản xuất.

1.4.3. Điều hòa không khí

Điều hòa không khí và làm lạnh đạt được thông qua việc loại bỏ nhiệt. Định nghĩa làm lạnh là loại bỏ nhiệt và tất cả
các hệ thống điều hòa không khí hoạt động trên nguyên tắc cơ bản này. Nhiệt có thể được loại bỏ thông qua quá trình
bức xạ, đối lưu và làm lạnh nhiệt thông qua một quá trình được gọi là chu trình làm lạnh. Môi trường dẫn như nước,
không khí, nước đá và hóa chất được gọi là chất làm lạnh.
Hệ thống điều hòa không khí, hoặc máy điều hòa không khí độc lập, cung cấp khả năng làm mát, thông gió và kiểm
soát độ ẩm cho toàn bộ hoặc một phần của ngôi nhà hoặc phân xưởng.
1.5. Phân bố không khí trong không gian cần điều hòa

Hệ thống điều hòa không khí là sự kết hợp của nhiều khâu khác nhau: thông gió, xử lý không khí (sưởi ấm,
gia nhiệt, hút ẩm, gia ẩm, làm sạch..) ở các thiết bị chuyên dùng, sau đó không khí được quạt vận chuyển
qua đường ống gió, phân phối vào không gian điều hòa qua các miệng thổi, miệng khuếch tán rồi quay về
đường gió hồi, xử lý lọc bụi, làm sạch để thải ra ngoài hoặc đưa về buồng trộn gió để tiếp tục chu trình xử
lý không khí.

Đối với hệ thống điều hòa không khí nhân tạo, cần thiết phải hiểu được kỹ thuật phân phối gió, luân
chuyển không khí trong phòng, cần kết hợp được tốt giữa thông gió cưỡng bức và thông gió tự nhiên để
đạt được hiệu quả tốt nhất cho hệ thống.

Trong các hệ thống phân phối gió phục vụ nhà máy dệt sợi, mỗi buồng điều không có thể phục vụ một
số khu vực có yêu cầu độ ẩm, nhiệt độ và số lần thay đổi khí khác nhau. Hệ thống phân phối không khí
thường gồm một đường ống gió chính, các đường ống gió phụ với các miệng thổi phân phối gió đều cho
mỗi gian máy. Miệng gió hồi thường bố trí dưới sàn, phía trên các kênh ngầm dẫn gió hồi về khu vực lọc
bụi, làm sạch không khí trước khi thải ra ngoài hoặc đưa vào buồng trộn để tái sử dụng
1.5.1 Các sơ đồ điều hoà không khí mùa Hè
* Sơ đồ thẳng
1. Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc hoạt động .Trong sơ đồ này toàn bộ không khí đưa vào thiết
bị xử lý không khí là không khí bên ngoài trời tức là khí tươi. Trên hình 5.1 là sơ đồ nguyên lý
và quá trình xử lý nhiệt ẩm không khí của sơ đồ này trên đồ thị I-d. Không khí bên ngoài trời
có trạng thái N(tN,ϕN) qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1 được đưa vào buồng xử lý nhiệt ẩm
2, tại đây không khí được xử lý theo chương trình định sẵn đến một trạng thái O nhất định nào
đó và được quạt 3 vận chuyển theo đường ống gió 4 vào phòng 6 qua các miệng thổi 5.
Không khí tại miệng thổi 5 có trạng thái V sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa
WT và tự thay đổi đến trạng thái T(tT, ϕT) theo tia quá trình εT = QT/WT. Sau đó không khí
được thải ra bên ngoài qua các cửa thải 7.
Sơ đồ thẳng được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi kênh gió hồi quá lớn việc thực hiện hồi gió quá tốn kém hoặc không thực hiện được do
không gian không cho phép.
- Khi trong phòng phát sinh ra nhiều chất độc hại, việc hồi gió không có lợi.
5. Ưu nhược điểm của sơ đồ thẳng
- Sơ đồ thẳng có ưu điểm là đơn giản, gọn nhẹ dễ lắp đặt;
- Không tận dụng lạnh (hay nhiệt) của không khí thải nên hiệu quả kinh tế
thấp;
- Sơ đồ thường được sử dụng trong các hệ thống nơi có phát sinh các chất
độc việc tuần hoàn gió không có lợi hoặc đường ống quá xa, cồng kềnh không
kinh tế hoặc không thể thực hiện được.
*Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp
Để tận dụng nhiệt của không khí thải người ta sử dụng sơ đồ tuần hoàn1 cấp. Đó
là sơ đồ có tuần hoàn gió từ gian máy điều hoà trở lại thiết bị xử lý nhiệt ẩm 1.
Sơ đồ nguyên lý và nguyên tác làm việc.
1.Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau: Không khí bên ngoài trời có trạng
thái N(tN,ϕN) với lưu lượng GN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1, được đưa
vào buồng hòa trộn 3 để hòa trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT,ϕT) với lưu
lượng GT từ miệng hồi gió 2. Hổn hợp hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến
thiết bị xử lý nhiệt ẩm 4, tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn
đến trạng thái O và được quạt 5 vận chuyển theo kênh gió 6 vào phòng 8. Không
khí sau khi ra khỏi miệng thổi 7 có trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa QT và
ẩm thừa WT và tự thay đổi trạng thái từ V đến T(tT, ϕT). Sau đó một phần không
khí được thải ra ngoài qua cuqra thải gió 12 và một phần lớn được quạt hồi gió
11 hút về qua các miệng hút 9 theo kênh hồi gió 10.
1.5.2.Sơ đồ thẳng mùa Đông

Nguyên lý làm việc của hệthống như sau: không khí bên ngoài có trạng thái
N(tN,ϕN) được ấy qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1 vào bộ sưởi nóng không khí.
Bộ sưởi nóng không khí có thể là bộ điện trở hoặc bộ trao đổi nhiệt kiểu bề mặt sử
dụng hơi bão hoà, hay ga nóng. Không khí được gia nhiệt đẳng dung ẩm đến trạng
thái O. Sau đó không khí được quạt 3 thổi vào phòng 6 theo hệ thống kênh gió 4 và
miệng thổi 5. Ở trong phòng không khí nhả nhiệt, hấp thụ ẩm thừa và tự thay đổi trạng
thái đến trạng thái T(tT,ϕT). Cuối cùng không khí được thải ra bên ngoài qua cửa thải 7.
Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d

- Các điểm N(tN,ϕN), T(tT,ϕT) được xác định theo các thông sốtính toán;
-Điểm O là giao của đường ε= εT= QT/WT đi qua T với đường đẳng dung ẩm qua
điểm N
-Cần lưu ý rằng đối với sơ đồmùa đông thì QT<0 và WT>0 vì vậy quá trình OT là
quá trình tăng ẩm,giảm nhiệt. Hệsốgóc tia quá trình có giá trị âm ε< 0.
Sơ đồ tuần hoàn một cấp mùa Đông

Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau: Không khí bên ngoài có trạng thái N(tN,ϕN)
được lấy qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1 và đưa vào buồng hoà trộn 3. Ở đây nó
được hoàtrộn với không khí hồi có trạng thái T(tT,ϕT) để được trạng thái C. Hổn hợp hoà
trộn được đưa vào bộ sấy không khí cấp I để sấy lên trạng thái O.Sau đó không khí được
quạt 5 thổi vào phòng 8 theo hệ thống kênh gió 6 và miệng thổi 7. Ở trong phòng không
khí nhả nhiệt,hấp thụ ẩm thừa và tự thay đổi trạng thái đến trạng thái T(tT,ϕT). Cuối cùng
một phần không khí được thải ra bên ngoài qua cửa thải 12 phần lớn được hồi trở lại
trước buồng hoà trộn.
Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d

Cách xác định tương tự sơ đồ thẳng tìm điểm C như sau:

- Các điểm N(tN,ϕN), T(tT,ϕT) được xác định theo các thông sốtính toán.
- Điểm C được xác định theo tỷlệhoà trộn như sau:

- Điểm O là giao của đường ε= εT= QT/WT đi qua T với đường đẳng dung ẩm qua
điểm C
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ VÀ CÁC CHỈ SỐ TRONG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

2.1. Nguyên lý của các quá trình điều hòa không khí

ĐN: Hệ thống điều hòa không khí là một tập hợp các thiết bị, dụng cụ.. để thực hiện các quá trình như sưởi ấm, làm
lạnh, khử ẩm, gia ẩm, làm sạch...để tạo ra và giữ ổn định các thông số trạng thái của không khí, thích hợp với con
người và công nghệ của các quá trình sản xuất, theo một chương trình định sẵn.

2.1.1. Hoà trộn hai dòng không khí

Hình 2.1 cho thấy hai dòng không khí, A và B, trộn để tạo ra
trạng thái M. Giả thiết rằng quá trình trộn là đoạn nhiệt, tức là
không có sự rò rỉ không khí vào hoặc ra khỏi hệ thống ống dẫn
và không có sự tăng hoặc thất thoát nhiệt. Bởi vì theo cách này,
biểu đồ psychrometric đã được xây dựng và từ các định luật bảo
toàn khối lượng và năng lượng, quá trình hòa trộn có thể được
vẽ như đường thẳng AMB trên biểu đồ. Nếu “x” là độ khô - tỉ số
giữa lượng không khí bão hoà khô và lượng hơi ẩm của dòng
không khí A trong tổng lưu lượng dòng khí rời khỏi hệ thống,
thì các đặc tính không khí hỗn hợp được xác định như sau: Hình 2.1
2.1.2. Gia nhiệt bằng tấm gia nhiệt khô
- Hoạt động: Trong hình 2.2, không khí đi qua một bộ gia nhiệt,
nhiệt độ nhiệt kế khô không khí tăng từ trạng thái A đến trạng
thái B, độ chứa hơi không thay đổi. Entanpi của không khí cũng
sẽ tăng lên. Khi đó, lượng nhiệt của bộ gia nhiệt được tính bởi
một trong hai phương trình sau:

- Ứng dụng: Bộ gia nhiệt có thể là một ống nước nóng hoặc hơi
nước hoặc các phần tử điện trở hoặc một trong số các thiết bị
hình 2.2
thu hồi nhiệt của không khí. Bộ gia nhiệt thường được yêu cầu
trong hệ thống điều hòa không khí để bảo vệ chống đóng băng,
như bộ gia nhiệt sơ bộ cho máy tạo ẩm và làm máy gia nhiệt sau
để duy trì nhiệt độ không gian.
2.1.3. Các quá trình làm mát
a. Làm mát bằng giảm nhiệt độ khi độ chứa hơi không đổi

Với làm mát bằng cách giảm nhiệt độ không khí cấp khi độ
chứa hơi không đổi, thì nhiệt độ bề mặt tất cả các phần của thiết
bị làm mát (phía không khí) phải cao hơn nhiệt độ điểm sương
của dòng khí đi vào. Trong hình 2.3, không khí đi qua thiết bị
làm mát, nhiệt độ nhiệt kế khô của không khí giảm từ trạng thái
A đến trạng thái B, còn độ chứa hơi không đổi. Khi đó lượng
nhiệt trên thiết bị làm mát được xác định bởi một trong các
phương trình sau:
hình 2.3

Phương trình NÀY thường được dùng để xác định lượng nhiệt thu khi không có sự trao đổi nhiệt
b. Làm mát kết hợp với quá trình hút ẩm

Trong hình 2.4, không khí đi qua thiết bị làm mát, nhiệt độ nhiệt
kế khô của không khí và độ chứa hơi thay đổi từ trạng thái A
thành trạng thái B. Nhiệt trong nước được ngưng tụ từ dòng khí
thông thường sẽ là rất nhỏ so với tổng lượng nhiệt làm mát do
đó có thể được bỏ qua trong quá trình tính toán. Khi đó lượng
nhiệt trên thiết bị làm mát được cho bởi phương trình (2.7). Để
thiết bị làm mát hút ẩm, nhiệt độ bề mặt của thiết bị (phía không
khí) phải thấp hơn nhiệt độ điểm sương của dòng khí đi vào.
Nhiệt độ trung bình của thiết bị làm mát ở trạng thái không khí
C, trên đường bão hòa, được gọi là nhiệt độ điểm sương của
thiết bị (ADP), và đường ABC được vẽ như một đường thẳng
trên biểu đồ. hình 2.4

Sơ đồ cho thấy một đường xả, bẫy hơi và bể nước để xử lý nước đã ngưng tụ từ dòng không khí. Đây là một yêu cầu thực
tế, là bẫy hơi ngăn không khí thổi ra hoặc hút vào dòng không khí. Sự ngăn cách giữa bẫy và bể nước đảm bảo hệ thống
điều hòa không khí không bị ô nhiễm qua đường xả; nó cũng cung cấp cho người vận hành nhà máy một phương tiện
thuận tiện để quan sát xem thiết bị làm mát có hút ẩm hay không.
c. Hệ số tiếp xúc của thiết bị làm mát
Đặc tính quan trọng của thiết bị làm mát là khả năng hút ẩm. Độ ẩm tối thiểu cho một thiết bị làm mát có khả năng
hút ẩm không khí hiệu quả 100% sẽ là độ chứa hơi bão hòa dC tại điểm sương của thiết bị.
Hiệu suất (thập phân) để hút ẩm, được gọi là hệ số tiếp xúc của
thiết bị làm mát, được xác định bằng một trong các phương
trình sau:
Giá trị thực tế của hệ số tiếp xúc sẽ phụ thuộc vào thiết kế của
thiết bị làm mát và tốc độ dòng khí. Các thông số quan trọng
nhất của thiết bị làm mát dạng giàn ống là:
+ Số hàng của ống;
+ Thiết kế bề mặt truyền nhiệt;
+ Vận tốc không khí qua mặt của ống;
+ Thoát nước ngưng tụ.
2.1.4. Các quá trình tạo ẩm

a. Các thiết bị tạo ẩm đoạn nhiệt: Tuần hoàn nước phun


Nhóm thiết bị tạo ẩm này bao gồm buồng phun, buồng phun mao dẫn
và buồng phun vào thiết bị làm mát. Hình 2.5 cho thấy một sơ đồ của
một thiết bị điển hình. Nước được bơm từ một bể chứa nước đặt ở dưới
cùng của thiết bị tạo ẩm buồng phun và nước không bay hơi vào dòng
không khí sẽ trở lại bể chứa để được bơm tuần hoàn qua hệ thống ống
dẫn đến các vòi phun. Đường đi quá trình lý thuyết tuân theo nhiệt độ
bão hoà quá trình đoạn nhiệt, mặc dù trong thực tế, đường này thường
được vẽ theo nhiệt độ nhiệt kế ướt của trạng thái không khí đi vào. Tuy
nhiên, một phương pháp gần đúng, hỗ trợ giải pháp của một số phép Hình 2.5
tính điều hòa, đó là xem xét quá trình xảy ra ở entanpi không đổi.
Hệ số tiếp xúc phụ thuộc vào thiết kế vòi phun, số lượng và
cách bố trí vòi phun, áp lực nước ở đầu phun. Trong loại buồng
phun mao dẫn, nước được phun vào các tế bào được đóng gói
bằng vật liệu thích hợp cho phép tiếp xúc chặt chẽ giữa không
khí và nước. Trong kiểu phun vào thiết bị làm mát, bề mặt phía
không khí được làm ướt, thiết bị làm mát có bề mặt tiếp xúc lớn,
bề mặt mà từ đó nước được bay hơi vào không khí.
b. Các thiết bị tạo ẩm dạng phun, không đoạn nhiệt

Nước bơm được làm nóng bằng một thiết bị gia nhiệt calorifier
thể hiện trong hình 2.6. Khi nhiệt lượng của gia nhiệt calorifier
tăng, nhiệt độ của nước phun tăng lên tạo ra sự gia tăng tương
ứng trong ADP, cao hơn nhiệt độ bão hòa đoạn nhiệt (điểm C)
của không khí đi vào. Đường đi của dòng không khí sẽ là một
trong một tập hợp, thường được thể hiện bởi AB1, AB2 và AB3,
tùy thuộc vào lượng nhiệt cung cấp cho nước phun. Với quá
trình AB1, sự tăng độ ẩm đi kèm với một số quá trình làm mát.

Quá trình AB2 là trường hợp đặc biệt của quá trình tạo ẩm xảy
ra ở nhiệt độ nhiệt kế khô không đổi, tức là đẳng nhiệt. Trong
quá trình AB3, quá trình tạo ẩm xảy ra với sự gia nhiệt. Trong
hình 2.6
mỗi trường hợp, lượng nhiệt trên thiết bị gia nhiệt được xác
định bởi: Hệ số tiếp xúc tạo ẩm được xác định bởi phương
trình. (2.12). Nó cũng có thể được xác định theo
sự khác biệt entanpi riêng, tức là,
c. Các thiết bị tạo ẩm phun bằng thiết bị làm mát
Hoạt động: Khi thiết bị làm mát không trao đổi nhiệt, quá trình
gia ẩm sẽ là đoạn nhiệt, với ADP ở trạng thái C. Khi thiết bị trao
đổi nhiệt (làm mát), ADP sẽ được giảm xuống bên dưới tạo ra
một tập hợp các dòng quá trình, điển hình là AB4, AB5 và AB6.
Với quá trình AB4 ở trang thái C, quá trình tạo ẩm xảy ra kết
hợp với làm mát, quá trình AB5 là trường hợp đặc biệt của làm
mát ở độ chứa hơi không đổi và quá trình AB6 là một trong
những quá trình làm mát kết hợp với quá trình hút ẩm, quá trình
tương tự được mô tả trước đây đối với thiết bị làm mát hút ẩm.

hình 2.7
d. Các thiết bị tạo ẩm đoạn nhiệt: Không tuần hoàn nước phun
Các thiết bị làm ẩm này bao gồm đĩa quay và phun nước trực
tiếp qua vòi phun. Lượng nước được cung cấp chỉ dành cho mục
đích tạo ẩm, không có nước được tuần hoàn lại và không có
lượng nước nào bị bay hơi trong quá trình này sẽ được thoát ra
khỏi đáy của thiết bị. Hiệu quả của quá trình tạo ẩm, được biểu
thị bằng hệ số tiếp xúc phụ thuộc vào độ nhỏ của các giọt nước
được tạo ra, do hoạt động của đĩa quay hoặc do nước có áp suất
trong vòi phun. Chỉ một lượng nhỏ nước được cung cấp so với
khối lượng không khí đi qua thiết bị. Do đó, việc gia nhiệt và
làm lạnh nguồn cung cấp nước sẽ không dẫn đến sự khác biệt
đáng kể so với quy trình đoạn nhiệt, và quy trình thực tế có thể
được thực hiện theo nhiệt độ nhiệt kế ướt của điều kiện không
khí đi vào.

hình 2.8
e. Thiết bị tạo ẩm bằng hơi nước
- Thiết bị phun hơi nước trực tiếp
Hơi nước được phun trực tiếp vào luồng không khí được cung
cấp từ lò hơi trung tâm hoặc qua bộ tạo hơi cục bộ được lắp đặt
như một phần của hệ thống điều hòa không khí. Với loại máy
làm ẩm này, tất cả nhiệt tiềm ẩn để bay hơi được thêm vào
luồng không khí từ bên ngoài và hơi nước được cung cấp vào
không khí làm tăng entanpi của không khí. Vì nó xảy ra ở nhiệt
độ gần ổn định, quá trình này thường được gọi là quá trình đẳng
nhiệt.

Tải trên máy tạo ẩm được đưa ra bởi:

Hơi được thiết bị tạo ẩm cung cấp được đưa ra bởi:


hình 2.9
Sự gia tăng nhiệt độ nhiệt kế khô từ máy tạo ẩm bằng hơi nước là
do hiệu ứng gia nhiệt của hơi nước. Tức là:
- Thiết bị tạo ẩm dạng bể

Thiết bị tạo độ ẩm bằng hơi nước dạng bể bao gồm một bình
chứa nước được gắn ở dưới cùng của ống dẫn khí, cùng với bộ
phận làm nóng. Khi được cung cấp nhiệt, hơi nước bốc hơi
khỏi bề mặt nước để tạo ra hiệu ứng làm ẩm. Một số quá trình
làm mát bay hơi cũng xảy ra do không khí chảy trên bề mặt
nước và do đó, nhiệt độ nhiệt kế khô của không khí sẽ giảm
xuống tương ứng. Điều này sẽ tương đương với tỷ lệ nhiệt nhận
với nhiệt tổng xấp xỉ 0,2

hình 2.10
2.2. Kiểm soát độ ẩm cho vật liệu và quá trình sản xuất
Bảng 2.1. Hàm ẩm của một số loại vật liệu ở các độ ẩm khác nhau [12]

Vật liệu Độ ẩm tương đối

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Bông 2.5 3.7 4.6 5.5 6.6 7.9 9.5 11.5 14.1

Len 4.7 7.0 8.9 10.8 12.8 14.9 17.2 19.9 23.4

Tơ tằm 3.2 5.5 6.9 8.0 8.9 10.2 11.9 14.3 18.3

Lanh 3.6 5.4 6.5 7.3 8.1 8.9 9.8 11.2 13.8

Đay 3.1 5.2 6.9 8.5 10.2 12.2 14.4 17.1 20.2

Gai 2.7 4.7 6.0 7.2 8.5 9.9 11.6 13.6 15.7

Xơ Vít cô 4.0 5.7 6.8 7.9 9.2 10.8 12.4 14.2 16.0

Xơ ammonium 1.1 1.4 1.9 2.4 3.0 3.6 4.3 5.3


Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống điều không nhà máy sợi.

Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, độ ẩm tương đối trên 70% có thể gây ngưng tụ hơi nước trên các bề mặt vật liệu.
Độ ẩm cao hơn có thể gây ra nấm mốc, ăn mòn và hư hỏng vật liệu.
Độ ẩm tương đối quá thấp có thể gây ra các vấn đề về tĩnh điện, nứt sơn và co ngót các sản phẩm đồ gỗ.
Đối với con người độ ẩm tương đối dưới 25% có cảm giác khô hanh khó chịu. Độ ẩm tương đối trên 60% tạo cảm giác
ẩm ướt khó chịu. Sự thoải mái của con người yêu cầu độ ẩm tương đối nằm trong khoảng 25 - 60%.

Để sản xuất hàng dệt có chất lượng cao với thời gian dừng máy tối thiểu và không dừng máy, cần phải duy trì kiểm soát
cả nhiệt độ và độ ẩm một cách thích hợp. Độ ẩm thích hợp và ổn định làm giảm tĩnh điện và những khó khăn kèm theo.
Ngoài ra, do ma sát đồng đều hơn giữa các sợi liền kề, có thể sức căng sợi chính xác hơn, tạo ra sản phẩm mảnh hơn. Độ
ẩm thích hợp cũng làm tăng khả năng chống mài mòn của sợi dọc và cho phép tốc độ hoạt động của thiết bị cao hơn.

2.2.1. Các bố trí thiết bị và yêu cầu công nghệ


2.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện thời tiết
2.2.3. Tác động đến năng suất và chất lượng
2.2.4. Công nghệ và quy trình kiểm soát không khí
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ MÁY SỢI, DỆT

3.1. Vai trò và yêu cầu về quản lý độ ẩm trong các nhà máy sợi, dệt
3.1.1. Độ ẩm và tính chất của xơ, sợi

- Các hệ thống điều khiển điện tử phức tạp trong máy kéo sợi
hiện đại cũng yêu cầu nhiệt độ được kiểm soát không nên vượt
quá 33°C

Xơ dệt có độ ẩm nội tại bên trong và sẽ nhận ẩm hoặc mất ẩm


tùy thuộc vào việc có cân bằng giữa độ ẩm tương đối của không
khí và độ ẩm của xơ dệt hay không.
- Nếu bề mặt của xơ tiếp xúc với không khí và có sự cân bằng
giữa hai yếu tố này, thì không có chuyển động ẩm sẽ xảy ra.
- Nếu độ ẩm tương đối của không khí thấp hơn mức lý tưởng
này, ẩm sẽ được chuyển ra bề mặt tiếp xúc của vải và bay hơi
vào không khí. Quá trình mất ẩm của xơ dệt có thể xảy ra nhanh
chóng trong quá trình gia công xử lý (hình 3.1). Bông và len có
thể mất tới 4% ẩm trong vòng chưa đầy 10 phút khi tiếp xúc với Hình 3.1. Thay đổi độ ẩm của các loại xơ dệt khi
không khí khô. Các xơ tự nhiên hút ẩm nhanh và nhả ẩm chậm. tiếp xúc với không khí khô
- Mục tiêu của việc tạo ẩm cho nhà máy sợi là để duy trì trạng
thái cân bằng giữa độ ẩm tương đối của không khí và hàm ẩm
của hàng dệt.
- Tính chất cơ học của xơ và sợi cũng phụ thuộc vào điều kiện
nhiệt độ xung quanh mà chúng tiếp xúc trong quá trình kéo sợi.
Ngoài mức độ bụi, độ dính trong một số nguyên liệu bông cũng
yêu cầu kiểm soát độ ẩm bông phù hợp. Khi bông bị dính, độ
ẩm cao hơn sẽ tạo ra sự dính của các xơ vào các trục và các bộ
phận khác của máy.

Về tính năng, xơ sợi tự nhiên dễ bị thay đổi độ ẩm hơn nhiều so


với xơ, sợi nhân tạo. Ở độ ẩm nội tại phù hợp, xơ ít bị đứt hơn
trong quá trình kéo sợi con, xe sợi. Để đạt được độ ẩm nội tại
cần thiết cho bất kỳ sản phẩm dệt nào, có thể sử dụng đồ thị
đẳng nhiệt hấp thụ để tính toán độ ẩm không khí chính xác (hình
3.2). Các đường cong cho thấy bất kỳ hàm ẩm nhất định nào của
Hình 3.2. Hàm ẩm xơ dệt trong môi
vật liệu, độ ẩm tương đối của không khí tương ứng phải là bao
nhiêu để có trạng thái cân bằng hoàn hảo. trường có độ ẩm tương đối khác nhau
- Các lý do chung để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong nhà máy sợi có thể tổng hợp như sau:
Các đặc tính của xơ dệt trong nhiều trường hợp bị ảnh hưởng mạnh bởi độ ẩm trong khí quyển. Nhiều loại xơ, đặc
biệt là các xơ tự nhiên như xơ bông, có khả năng hút ẩm, chúng có thể hấp thụ hơi nước từ môi trường ẩm và mất
nước cho môi trường khô. Lượng ẩm chứa trong xơ ảnh hưởng mạnh đến nhiều tính chất vật lý quan trọng nhất của
xơ. Mức ẩm tối ưu trong sợi ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ đều, độ bền đứt, độ giãn dài và cảm giác sờ tay của sợi
(Hình 3.3 đến hình 3.5.)

Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ Hình 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm Hình 3.5. Ảnh hưởng của độ ẩm
ẩm tương đối tới độ đều sợi tương đối đến độ bền của sợi tương đối đến độ giãn đứt của sợi
3.1.2. Độ ẩm và tĩnh điện
Độ nhạy tĩnh điện quyết định hiệu quá trình nhiễm điện tĩnh có xảy ra hay không phụ thuộc vào độ ẩm của không
khí và xơ. Khi xơ mất ẩm, điện trở của xơ tăng.
Điều này gây nguy hiểm cho nhân viên làm việc với máy móc vì không chỉ rất khó chịu khi họ bị sốc điện mà còn
có thể khiến người đó bị ngã, gây rủi ro cao khi làm việc gần máy móc
Với độ ẩm tương đối cao, một lớp màng ẩm không nhìn thấy sẽ hình thành trên các bề mặt trong gian máy. Sự có
mặt của các tạp chất bình thường làm cho màng này trở thành một chất dẫn điện truyền tĩnh điện xuống đất một
cách vô hại trước khi nó có thể gây hại. Độ ẩm tương đối thấp nhất cần thiết là 50% để giảm hoặc ngăn ngừa sự
tích tụ các điện tích tĩnh, mặc dù một số vật liệu như len và một số loại vải tổng hợp nhất định có thể yêu cầu
mức độ ẩm tương đối cao hơn. Tương tự, các máy phát sinh nhiệt có thể yêu cầu độ ẩm tương đối cao hơn để
cung cấp đủ độ ẩm gần máy để làm tiêu tan các điện tích tĩnh
Tĩnh điện cực kỳ nguy hiểm khi có khí, chất lỏng dễ bay hơi hoặc bụi nổ như trong nhà máy sản xuất vũ khí,
buồng phun sơn, nhà máy in, nhà máy dược phẩm và những nơi khác. Nhiều sản phẩm kiểm soát tĩnh (thảm đặc
biệt, thảm trải sàn, bình xịt, dây đai, v.v.) có sẵn, nhưng chúng không thể thay thế công việc được thực hiện bằng
cách tạo ẩm, kiểm soát điện tích tĩnh thụ động, để kiểm soát điện tích tĩnh, khuyến nghị duy trì độ ẩm tương đối
trong phạm vi từ 50 đến 70%.
3.1.3. Độ ẩm và sức khỏe
Nghiên cứu được thực hiện bởi ASHRAE và
các chuyên gia chất lượng không khí trong
nhà khác, cho thấy khoảng độ ẩm tương đối
tối ưu là 40–60%. Máy sấy hoặc máy làm ướt
gây ra các vấn đề khác nhau, ở mỗi mức độ.
Biểu đồ hình 3.6, dựa trên nghiên cứu được
ASHRAE tài trợ. Các phần được tô bóng chỉ
ra các vấn đề. Ví dụ, các vấn đề về vi khuẩn
sẽ ít hơn khi độ ẩm tương đối (RH) ở mức
26–60% và các vấn đề về vi rút từ 43 đến
70%. Pham vị độ ẩm tương đối từ 45% đến
55 sẽ tối ưu với vấn đề sức khỏe như có thể
thấy trong hình 3.6

Hình 3.6. Phạm vi độ ẩm tối ưu cho sự thoải mái và sức


khỏe của con người. Chiều rộng thanh giảm thể hiện giảm
hiệu quả vùng tối ưu
3.1.4. Độ ẩm và sự thoải mái của con người

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người thường cảm thấy thoải mái nhất khi độ ẩm tương đối được duy trì
trong khoảng 35% đến 55%. Khi không khí khô, ẩm bốc hơi khỏi da dễ dàng hơn, tạo ra cảm giác mát ngay
cả với nhiệt độ từ 24°C trở lên. Vì cảm nhận c ủa con người về độ ẩm tương đối thường được coi là chênh
lệch nhiệt độ, nên có thể đạt được điều kiện thoải mái với việc kiểm soát độ ẩm thích hợp ở nhiệt độ thấp
hơn

Do đó, thiết kế kỹ thuật điều không nhà máy sợi cần quan tâm đến việc kiểm soát dòng không khí trong
các gian máy để tản nhiệt sinh ra tại nguồn và thông thường sẽ đưa nhiệt thải cùng với không khí hồi đến
kênh gió hồi. Không khí hồi được hút thải ra bên ngoài hoặc được tái sử dụng một phần để kiểm soát các
điều kiện không khí bên trong.
3.1.5. Tổng hợp ảnh hưởng của độ ẩm ở công đoạn kéo sợi

a. Ảnh hưởng đến máy


Không chỉ vật liệu sợi mà máy cũng chịu tác động của độ ẩm và nhiệt độ môi trường. Cụ thể:
- Sự ăn mòn các bộ phận của máy: Nhiệt độ giảm và độ ẩm tương đối tăng dẫn đến rỉ sét và ăn mòn các bộ phận
của máy như bánh răng, trục truyền động và suốt sau. Vì vậy, độ ẩm tương đối 50-60% được duy trì ở gian máy
kéo sợi với nhiệt độ 24-27oC.
- Độ dính của bụi và bông bay: Độ dính của bụi và bông bay tăng khi độ ẩm tăng và nhiệt độ giảm. Bụi và các hạt
nhỏ có trong không khí dính vào các bộ phận của máy do độ ẩm tương đối cao và gây ra sự cố trong hoạt động của
máy. Điều này dẫn đến quá trình không cân bằng và suy giảm chất lượng.
- Hệ thống kéo dài: bộ kéo dài hiện đại có trục trên nạp khí nén có nhiều ưu điểm về công nghệ. Hệ thống này cần
cung cấp không khí liên tục trong khi chạy máy để tạo áp suất 150-300N lên các trục trên cùng của hệ thống kéo
dài. Đảm bảo không khí sử dụng cho quá trình này hoàn toàn khô ráo.
- Máy bị nóng lên và mòn: Máy bị nóng lên ở nhiệt độ cao và độ ẩm thấp do tốc độ hoạt động cao tới trên 2000
vòng/ phút. Do nhiệt độ cao, không khí bị khô, các bộ phận bị nóng lên, dẫn đến hao mòn máy nhiều hơn, dẫn đến
chi phí bảo trì nhiều hơn.
- Tuổi thọ máy: Tăng hao mòn, nóng máy và bám bụi ở nhiệt độ cao và không khí khô (độ ẩm thấp) dẫn đến giảm
tuổi thọ máy. Vì vậy, mức độ tối ưu của cả nhiệt độ và độ ẩm được khuyến nghị khi xét đến tuổi thọ của máy trong
phạm vi độ ẩm tương đối từ 50-60% và nhiệt độ 24-27oC.
- Ngưng tụ hơi ẩm: Việc tăng độ ẩm tương đối trong các giai đoạn sau chải thô cho đến điểm hình thành sợi tăng
dần. Bất kỳ sự gia tăng đột ngột nào của độ ẩm tương đối có thể dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trên trục kéo dài,
suốt da và làm giảm năng suất.
b. Ảnh hưởng đến vật liệu xử lý
Tác động chính của độ ẩm và nhiệt độ tương đối là đối với vật liệu xơ được xử lý để chuyển từ cúi sang sợi. Sợi tự
nhiên và nhân tạo bị ảnh hưởng khác nhau bởi môi trường. Vì vậy, nhiệt độ và độ ẩm tương đối ảnh hưởng đến vật
liệu phụ thuộc vào loại vật liệu. Vật liệu xơ tại máy kéo sợi bị ảnh hưởng bởi môi trường như:

- Độ gắn kết các xơ: Độ gắn kết xơ trong sợi tăng khi độ ẩm tăng và giảm khi nhiệt độ giảm đối với cả xơ bông và
xơ nhân tạo. Do có nhiều xơ gắn kết hơn, độ bền sợi tăng lên và tỷ lệ đứt sợi thấp.
- Độ dính của xơ: Trong môi trường có độ ẩm tương đối cao, xơ bắt đầu dính vào các trục kéo dài và số lượng xơ
trong tiết diện ngang của sợi bị giảm làm tăng độ không đều khối lượng. Điều này dẫn đến việc độ kéo dài bị giảm
và chất lượng sợi giảm. Cả xơ bông và nhân tạo đều chịu tác động giống nhau.
- Hàm ẩm của xơ: Hàm ẩm của xơ bông tăng trong môi trường có độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ thấp. Do độ
giành ẩm cao hơn, sợi bông có thể trương nở và trực tiếp làm giảm chất lượng. Xơ nhân tạo như polyester có hàm
ẩm rất thấp và do đó tác động của nhiệt độ và độ ẩm tương đối đối với hàm ẩm của xơ nhân tạo là rất thấp.
- Độ dẻo của xơ: Để thuận lợi cho quá trình kéo dài trên máy kéo sợi thô và sợi con, xơ phải dẻo đòi hỏi phải tăng
độ ẩm của xơ, nhiệt độ giảm dần trong các giai đoạn chuẩn bị này và độ ẩm tương đối tăng dần.
- Tĩnh điện: Vật liệu khô tạo ra nhiều ma sát hơn và dễ bị tĩnh điện hơn. Độ ẩm cao hơn làm giảm các vấn đề tĩnh
điện và làm cho vật liệu dễ quản lý hơn cho phép sản xuất hiệu quả hơn. Tĩnh điện phát sinh ở độ ẩm tương đối
thấp khi các xơ và các bộ phận khác nhau của máy (trục của bộ kéo dài, đầu gàng, gàng quay, tay ép) cọ xát với
nhau, phát sinh điện tích bên trong hoặc trên vật liệu. Các điện tích như vậy thường rò rỉ xuống đất (vật liệu dẫn
điện), dẫn đến tia lửa điện. Tĩnh điện được tạo ra tùy theo điện tích của vật liệu vì xơ bông là trung tính nhưng xơ
polyester mang điện tích âm.
- Độ bền sợi: Sợi có độ ẩm thấp sẽ yếu hơn, mảng hơn, giòn hơn và kém đàn hồi hơn. Tất cả những vấn đề này
bắt nguồn từ nhiệt độ khí quyển cao và độ ẩm tương đối thấp. Độ bền của bông tăng khi độ ẩm tương đối tăng.
Polyester gần như không bị ảnh hưởng. Nhưng trong sợi nhân tạo, độ bền viscose giảm khi độ ẩm tương đối tăng.
- Độ giãn dài của sợi: Độ giãn dài tăng lên khi độ ẩm tương đối tăng đối với hầu hết các loại xơ dệt. Với sự gia
tăng độ ẩm tương đối và nhiệt độ thấp, sợi sẽ linh hoạt hơn, đàn hồi hơn và ít bị gãy hơn.
- Độ xù lông: Ma sát của xơ với bề mặt máy giảm ở độ ẩm tương đối cao do đó độ xù lông của sợi thô giảm và các
xơ gắn kết vào nhau. Xơ nhân tạo đã có độ xù lông thấp do độ dài của xơ dài và chúng gần như không bị ảnh
hưởng trong trường hợp này.
- Trọng lượng, chi phí và sản xuất: Độ ẩm của xơ tự nhiên (bông) tăng dần từ gian cung bông đến khu vực đánh
ống để tăng trọng lượng sợi và cân bằng chi phí. Vì vậy độ ẩm tối ưu của xơ khi kéo sợi thô phải đạt độ ẩm tiêu
chuẩn 8,5% của bông. Ở công đoạn kéo sợi, bông có thể có hàm ẩm khoảng 6,5% độ ẩm bằng cách cung cấp đủ độ
ẩm tương đối. Trong trường hợp xơ nhân tạo ngoại trừ viscose và tơ nhân tạo, trọng lượng của tất cả các xơ nhân
tạo không bị ảnh hưởng do hàm ẩm thấp

c. Ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và sự thoải mái của ngường lao động
- Phát sinh tĩnh điện: Độ ẩm tương đối được khuếnh nghị trong phạm vi: từ 40 đến 70%
- Sự thoải mái và sức khỏe người lao động: Độ ẩm tương đối được khuyến nghị trong phạm vi: từ 40 đến 60%
3.1.6. Yêu cầu độ ẩm trong các gian máy của nhà máy sợi
Các yêu cầu về độ ẩm trong quá trình kéo sợi khác nhau tại các hoạt động và vật liệu khác nhau. Yêu cầu về độ ẩm
thấp hơn ở gian cung bông khoảng 45–50%, vừa phải ở các quá trình kéo sợi từ chải thô đến kéo sợi con khoảng
55%, khoảng 65% trong quấn ống. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì điều kiện độ ẩm tương đối ổn định trong
giới hạn dung sai quy định ở tất cả các bước xử lý hàng sợi.
Yêu cầu độ ẩm trong các gian máy của nhà máy sợi không chỉ đáp ứng các yêu cầu về an toàn và sức khỏe của
người lao động, về đặc tính của vật liệu, thiết bị lắp đặt mà còn hỗ trợ nâng cao hiệu suất của quá trình kéo sợi. Sơ
đồ bố trí thiết bị trong các quá trình kéo sợi cũng tác động đến yêu cầu về độ ẩm, mức sinh nhiệt và bụi khác nhau.
Bảng 3.1. Khuyến nghị chung về độ ẩm tương đối trong nhà máy sợi, dệt
Gian máy Bông (%) Xơ nhân tạo (%) Gian máy Len (%)

Cung bông 45-60 50-55 Kho len nguyên liệu 50-55

Chải thô 50-55 50-60 Pha trộn 65-70

Ghép trước 55-60 55-65 Chải len chải kỹ 60-70

Cúi chải kỹ 55-60 55-65 Chải len thô 60-75

Chải kỹ 55-65 55-65 Chải kỹ len chải kỹ -

Ghép sau 55-60 50-60 Ghép len chải kỹ 50-60

Sợi thô 55-60 50-60 Hệ thống Bradford 65-70

Sợi con 45-60 50-65 Hệ thông Pháp 65-70

Quấn ống 60-65 60-65 Kéo sợi con Bradford 50-55

Xe sợi 60-65 50-65 Pháp (mule) 75-85

Mắc sợi dọc 55-70 50-65 Len thô ( mule) 65-70

Dệt kim 60-65 50-60 Cuốn ống và đánh suốt 55-60

Dệt thoi 70-85 60-70 Mắc sợi dọc - len chải kỹ 50-55
Chương 4. Các thành phần chính của hệ thống điều không thông gió
4.1. Nguyên lý chung hệ thống điều không thông gió
1. Chớp gió ;
2. Van gió;
3. Tấm chia gió;
4. Các cột và vòi
phun của buồng
phun sương;
5. Tấm loại nước;
6. Bộ lọc nước
quay;
7. Bơm nước phun;
8. Bơm nước lạnh
hồi;
9. Bộ lọc khí hồi
dạng thùng
quay;
10. Bộ thu hồi bụi ;
11. Quạt cấp khí vào
gian máy ;
12. Quạt hút khí hồi Hình 4.1. Các thành phần chính của hệ thống điều hòa không khí trong nhà máy sợi
- Nguyên lý hoạt động

Không khí ngoài trời (khí tươi) được lấy


vào qua cửa gió (1), van chỉnh gió (2)
vào buồng trộn gió, tại đây gió tươi được
hòa trộn với gió hồi ( gió đi ra từ gian
máy đã được lọc tại bộ lọc dạng thùng
quay (9), sau đó qua tấm tấm chia gió
(3) vào buồng phun sương (4). Trong
buồng phun sương, không khí được trao
đổi nhiệt, ẩm trực tiếp với nước phun từ
các vòi phun đến trạng thái cần thiết.
Không khí ra khỏi buồng phun sương
được loại ẩm ngưng tụ tại tấm loại nước
(5) và được quạt gió cấp (11) vận chuyển
qua đường ống dẫn chính gió, rồi đi theo
các ống nhánh, qua các miệng thổi
khuếch tán gắn trên trần, đi xuống không
gian điều hòa.
4.2. Hệ thống ống và miệng cấp gió

- Phương thức hoạt động: cấp gió từ phía trên kết hợp với hút gió phía dưới, dòng không khí lưu
chuyển theo chiều dọc từ trên xuống. Không khí được bố trí thổi gió từ trên cao, còn các miệng
hút được bố trí ngầm dưới sàn, được nối vào hệ thống kênh gió hồi đặt ngầm dưới sàn. Không
khí thoát ra từ các miệng thổi có tốc độ khá lớn, tạo thành dòng đối lưu cưỡng bức, kết hợp với
dòng đối lưu tự nhiên do nhiệt thải ra từ các hoạt động của các thiết bị và con người trong gian
máy, không khí trong các gian máy của xưởng sợi bị nóng lên. Không khí chứa bụi tinh, bông
bay và bông phế sẽ được hút theo kênh gió hồi về bộ lọc bụi dạng thùng quay (lồng lờ) để xử lý
và làm sạch. Sau đó khí hồi được được hút để thải ra ngoài hoặc tận dụng nhiệt gió hồi trộn với
gió tươi vào để đạt được trạng thái cần thiết.
- Việc cấp khí vào gian máy đảm bảo nguyên tắc cân bằng áp suất: lượng cấp khí vào gian máy
bằng lượng khí đi ra khỏi gian máy
Sơ đồ lưu chuyển của không khí được điều hòa trong nhà máy sợi
Hệ thống cấp gió vào gian máy của một hệ thống điều hòa thường gồm:
- Các chớp gió (louver).
- Các van chỉnh gió (damper) cấp và van chỉnh gió hồi để điều chỉnh tỷ lệ gió tươi (gió từ bên ngoài vào) và gió hồi (
gió hồi từ gian máy đã được lọc) mong muốn.
- Hệ thống đường ống dẫn gió
- Các miệng thổi gió

Hình 4.2. Sơ đồ dòng khí trong hệ thống điều không nhà máy sợi không dùng máy lạnh
Hình 4.3. Sơ đồ dòng khí trong hệ thống điều không nhà máy sợi có sử dụng máy lạnh
4.2.1. Chớp gió (Louver)
Chớp gió là các cửa lấy gió tươi từ ngoài vào hoặc thải gió ra ngoài trời. Chớp gió thường có các cánh chớp nằm
ngang có độ nghiêng phù hợp tránh mưa hắt vào ảnh hưởng đến đường ống gió và có lưới bảo vệ chuột, chim hoặc
côn trùng từ bên ngoài lọt vào đường ống gió. Cánh chớp thường là loại cố định. không điều chỉnh được. Do phải
chịu mưa, gió ngoài trời nên các chớp gió thường làm bằng vật liệu chịu thời tiết.
4.2.2. Van chỉnh gió (damper)
Van chỉnh gió dùng để điều chỉnh lưu lượng gió. Van điều chỉnh gió có nhiều loại khác nhau. Theo hình dáng có loại
hình vuông, chữ nhật hoặc tròn. Theo số lượng lá gió điều chỉnh có thể là loại một lá (tấm), hai hoặc nhiều lá. Theo
cách vận hành có loại điều chỉnh bằng tay, có loại điều chỉnh bằng điện hoặc thủy lực, khí nén. Theo vị trí có thể để
điều chỉnh lượng gió tươi từ bên ngoài, điều chỉnh tỷ lệ gió hồi hoặc để điều chỉnh lượng không khí lưu thông trong
đường ống, hoặc các miệng thổi.

Hình 4.4. cửa cấp gió


tươi của hệ thống điều
hòa trong nhà máy sợi.
4.2.3. Phin lọc gió
Phin lọc gió ( air filter) còn gọi là phin lọc bụi hoặc là bộ lọc bụi
cho phòng điều hòa không khí, Tùy theo chức năng của phòng
và nồng độ bụi cho phép mà có thể lựa chọn các phin lọc gió có
khả năng lọc bụi khác nhau. Trong các hệ thống điều hòa trung
tâm thường dùng các loại túi vải. Với các yêu cầu cao hơn có
thể sử dụng bộ lọc tĩnh điện. Hình 4.5 giới thiệu một loại phin
lọc túi vải kiểu túi ( bag filter). Phin gồm các khung kim loại
với các túi vải xếp song song. Túi vải có thể tháo ra vệ sinh.

Hình 4.5. Ví dụ một bộ phin lọc túi vải trong hệ thống


điều hòa.
4.2.4. Buồng trộn gió
Buồng trộn gió là một không gian dùng để điều chỉnh
tỷ lệ khí tươi và khí hồi về từ gian máy. Tùy theo điều kiện thời
tiết bên ngoài và không khí trong gian máy mà người ta điều
chỉnh mức độ đóng mở các van gió cấp, van gió hồi và van gió
thải để kiểm soát các thông số của không khí trước khi đưa vào
buồng phun sương. Về vị trí, buồng trộn gió có thể được bố trí
trước buồng phun sương (air washer) hoặc sau buồng phun
sương.

Hình 4.6. Vị trí buồng trộn gió trong một hệ thống điều hòa
không khí của một nhà máy sợ
4.2.5. Hệ thống ống gió cấp
Trong nhà máy sợi, hệ thống ống dẫn gió thường gồm ống dẫn
chính và các ống nhánh dẫn gió đã xử lý sau buồng phun sương
đến các miệng gió và phân phối gió xuống không gian máy

- Ống gió mềm: Có cấu bên trong gồm một lớp bông thủy tinh cách nhiệt, có đường kính khoảng 25mm. Nhược điểm
do là dạng mềm nên sẽ gây ra bụi bẩn, cần thường xuyên vệ sinh dẫn đến tiêu tốn thời gian, chi phí và độ bền không
được cao.
- Ống gió tròn: Là sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, áp dụng cho các không gian diện tích lớn, có tốc độ làm mát
nhanh và năng suất cao. Loại ống này dễ lắp đặt, tiết kiệm chi phí, dễ vệ sinh, độ bền cao với nhiều kích thước khác
nhau phù hợp với mọi không gian.
- Ống gió chữ nhật: Vật liệu được làm từ tôn tráng kẽm, tiết diện hình chữ nhật được kết hợp với cửa gió để tạo năng
suất, điều hòa không khí. Ưu điểm với ống gió dạng chữ nhật là dễ chế tạo phù hợp với những địa hình khó, ngóc
ngách và sở hữu độ bền cao, chịu được nhiệt độ từ mội trường.
Trong hệ thống điều hòa không khí của nhà máy sợi, hệ thống ống gió thường là các hệ thống đường
ống được treo trên các giá đỡ, đặt ở những vị trí trên cao trên trần giả của nhà xưởng.

- Đặc điểm của đường ống gió treo:là đường ống cho phép điều chỉnh tiết diện để đảm bảo phân phối gió
đều trên toàn tuyến đường ống. Hình dạng đường ống rất đa dạng: chữ nhật, tròn, vuông,… Tuy nhiên
đường ống gió có tiết diện hình chữ nhật được sử dụng phổ biến hơn vì nó khá phù hợp với đặc điểm thiết
kế của công trình, dễ treo, dễ đỡ, dễ bọc cách nhiệt và dễ phối hợp với hệ thống phụ kiện đi kèm cũng như
đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị lắp đặt.
- Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống cấp gió được bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, bên ngoài
bọc một lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt. Để tránh chuột người ta có thể bọc thêm lớp tôn tráng
kẽm hoặc lưới sắt mỏng. Chiều dày lớp bông thủy tinh cách nhiệt phụ thuộc vào kích thước đường ống và
tính năng của đường ống.
- Vật liệu ống thường được chọn là loại có trọng lượng nhẹ, chịu được tác động của môi trường như ống
tráng kẽm, ống inox.
4.2.6. Miệng gió
Miệng gió thực chất là các cửa gió thực hiện chức
năng phân phối không khí một cách đồng đều tại các
vị trí khác nhau trong khu vực làm việc. Các cửa gió
được thiết kế đặc biệt tùy thuộc vào các quy trình
sản xuất như: kéo sợi, dệt thoi, dệt kim vv
- Một số loại miệng thổi thông dụng:
a. Miệng thổi kiểu khuếch tán gắn trần (Ceiling diffuser)
Là loại miệng thổi được sử dụng phổ biến nhất vì đơn giản và bề mặt đẹp. Thường được gắn trên trần,
dòng không khí khi đi qua miệng thổi sẽ được khuếch tán rộng ra theo nhiều hướng nên tốc độ không khí
tại vùng làm việc nhanh chóng giảm nhỏ và đồng đều. Miệng thổi khuếch tán thường có dạng hình
vuông, chữ nhật hoặc tròn. Lựa chọn kiểu nào là tuỳ thuộc vào công trình cụ thể. Với hình dạng như vậy
nên chúng rất dễ lắp đặt lên trần.
b. Miệng thổi có cánh chỉnh đơn và đôi (Single and double
Deflection Register):

Thường sử dụng làm miệng hút. Có thể làm miệng thổi khi cần lưu lượng lớn. Được lắp trên
trần, tường hoặc trên ống gió. Khi làm miệng hút cần lắp thêm phin lọc. Các cánh có thể điều
chỉnh góc nghiêng tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Tuỳ theo vị trí lắp đặt mà chọn loại cánh đơn hay
cánh đôi cho phù hợp
Vật liệu sử dụng: Cánh làm từ nhôm định hình dày từ 1 đến 1,5mm hoặc tôn. Khung là từ nhôm
định hình dày 1,5mm hoặc 2,0mm hoặc tôn, Sơn tĩnh điện màu trắng hoặc màu khác theo yêu
cầu khách hàng
c. Miệng thổi dài khuếch tán:
Miệng thổi dài kiểu khuếch tán làm từ vật liệu nhôm định hình. Có kích thước tương đương các hộp
đèn trần nên có khả năng tạo ra mặt bằng trần hài hoà, đẹp. Các cánh hướng cho phép dễ dàng điều
chỉnh gió tới các hướng cần thiết trong khoảng 0o đến 180o. Miệng thổi có từ 1 đến 8 khe thổi gió.
Kích thước chuẩn của các khe là 20mm và 25mm. Các cánh hướng gió còn đóng vai trò là van chặn,
khi cần thiết có thể chặn hoàn toàn một miệng thổi hay một khe bất kỳ. Có thể dễ dàng điều chỉnh
cánh hướng ngay cả khi miệng thổi đã được lắp đặt, phù hợp với tất cả các loại trần.
d. Miệng gió dài kiểu lá sách (Linear Bar Grille)
Miệng thổi dài kiểu lá sách được thiết kế từ nhôm định hình có khả năng chống ăn mòn cao. Bề mặt được
phủ lớp men chống trầy xước. Miệng thổi dài kiểu lá sách được sử dụng rất phổ biến cho hệ thống lạnh,
sưởi và thông gió. Nó được thiết kế để cung cấp lưu lượng gió lớn nhưng vẫn đảm bao độ ồn và tổn thất áp
suất có thể chấp nhận được.
Miệng thổi dài kiểu lá sách được thiết kế chủ yếu lắp đặt trên các tường cao. Có thể sử dụng làm miệng hút
hay miệng thổi. Độ nghiêng của cánh từ 0o đến 15o. Khoảng cách chuẩn giữa các tâm cánh là 12mm. Từ
phía trước miệng thổi có thể điều chỉnh độ mở của van điều chỉnh phía sau nhờ đinh vít đặt ở góc.
e. Miệng gió kiểu lá sách cánh cố định (Fixed louvre Grille ) – AFL
Miệng gió kiểu lá sách cánh cố định AFL có thể sử dụng gắn tường hay trần. Nó được thiết kế thường để làm
miệng hồi gió và hút xả, có lưu lượng gió lớn, nhưng trở lực và độ ồn thấp. Có thể sử dụng làm tấm ngăn cách
giữa các phòng mà vẫn đảm bảo thông thoáng. Các cánh miệng gió nghiêng 45o và cách khoảng 18mm từ vật
liệu nhôm định hình có độ dày từ 1,0mm đến 1,5mm. Khung làm bằng nhôm định hình hoặc tôn dày 1,5mm.
Toàn bộ được sơn tĩnh điện màu trắng hay theo yêu cầu của khách hàng
4.3. Buồng phun sương
Buồng phun sương sử dụng nước làm môi trường để làm mát đoạn nhiệt không khí (bằng cách bay hơi trực tiếp
nước vào dòng không khí để làm giảm nhiệt độ bầu khô và tăng độ ẩm không khí) được sử dụng rộng rãi trong
các hệ thống điều hòa không khí cho các nhà máy sợi,

*Ưu điểm:
- Tiết kiệm đáng kể chi phí vốn ban đầu và năng lượng với hệ thống làm mát bay hơi,.
- Giảm nhu cầu điện năng bằng việc giảm chi phí điện tối đa.
- Cải thiện chất lượng không khí do nước phun đã làm sạch không khí.
- Linh hoạt trong sử dụng nước lạnh trong buồng phun thay vì nước ở nhiệt độ bình thường, khi không khí
bên ngoài đặc biệt nóng và ẩm.
- Hệ thống tạo ẩm sử dụng nước làm môi chất làm mát thân thiện với môi trường.
Buồng phun sương là cụm thiết bị trung tâm gồm:
- Một bể chứa nước lạnh có trang bị các bộ lọc nước dạng thùng quay; hệ thống bơm nước lạnh tuần hoàn cấp
cho bộ phận phun nước
- Bộ phận phun nước
- Tấm loại mù sương ngăn chặn sự chuyển động của các giọt nước và các hạt bụi theo không khí ẩm di
chuyển vào hệ thống đường ống và gian máy
-Các chức năng của buồng phun sương:

- Làm mát không khí


- Làm ẩm không khí
- Hút ẩm không khí
- Làm sạch không khí khỏi các hạt
- Tăng ion hóa không khí
- Nguyên lý hoạt động của một buồng phun sương:
Nước được phun trực tiếp vào dòng không khí cấp đã được lọc sơ bộ. Nước sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí
và ngưng tụ hơi ẩm của không khí khi nhiệt độ nước cấp thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí đi vào. Các
vòi phun nước có thể được bố trí cùng chiều hoặc ngược chiều với dòng khí. Phía trước buồng phun thường lắp đặt
tấm lưới chia và làm đều gió. Phía sau của buồng phun sương thường lắp đặt một tấm loại nước ngưng để đảm bảo
không khí đi vào gian máy không chứa nước ngưng tụ. Tốc độ không khí, cường độ phun nước, áp suất phun và
các tiêu chí thiết kế khác được tối ưu hóa bởi mỗi nhà sản xuất, tùy thuộc vào kích thước buồng phun, kích thước
ống dẫn và kích thước đầu phun, cấu hình và thiết kế của bộ loại nước được phát triển cho các ứng dụng khác
nhau. Các thiết kế ban đầu của các buồng phun dựa trên tốc độ không khí thấp khoảng 3 m/s. Một số nhà sản xuất
đã phát triển buồng phun có tốc độ không khí cao hơn , có tốc độ dòng khí đạt 6 m/s và thậm chí lên đến 9 m/s.
Các thiết kế buồng phun có tốc độ dòng khí cao yêu cầu cấu trúc và thiết kế tấm loại nước ngưng đặc biệt. Trở lực
với dòng khí đi qua buồng phun thay đổi tùy theo loại và số lượng lưới chia gió vào, thiết kế của tấm loại mù
sương, số lượng cột vòi phun, tốc độ không khí, van điều chỉnh gió v.v.

You might also like