Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÁNH TRĂNG

I. Tác giả:
Nguyễn Quê Thanh Hóa
Duy Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
Sau chiến tranh, ông vẫn tiếp tục bền bỉ sáng tác.
Thơ ông mộc mạc, giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm và những suy tư, trăn trở, day dứt.
II. Tác phẩm
a. HCST: Năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Lúc này, tác giả sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
b. Xuất xứ: In trong thơ “Ánh trăng” (1984), tập thơ đạt giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984
c. Thể thơ Thể thơ: 5 chữ  phù hợp với những tác phẩm có tính chất tự sự, triết lí.
d. PTBĐ Tự sự kết hợp biểu cảm
e. Bố cục: 3 phần Phần 1 (khổ 1+2, 3): cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ và hiện tại.
Phần 2 (khổ 4): tình huống đối diện với vầng trăng.
Phần 3 (khổ 5+6): cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ trước vầng trăng.
g. Mạch cảm xúc Bài thơ mang dáng dấp của một câu truyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ 
hiện tại, gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời của con người.
Theo dòng tự sự ấy, mạch cảm xúc cũng đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật
mình” cuối bài thơ.
h. Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng và dòng cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy
ngẫm sâu sắc về thái độ của con người với quá khứ gian lao và tình nghĩa.
i. Nhan đề h/ả thực: chỉ ánh sáng trong mát, nhẹ nhàng, đẹp đẽ của thiên nhiên.
h/ả ẩn dụ: chỉ ánh sáng của lương tâm, đạo đức soi chiếu những góc khuất tối trong tâm hồn con
người, giúp con người nhận ra sự vô tình, bạc bẽo của mình và ăn năn hướng thiện.
III. PHÂN TÍCH:
1. Cảm nghĩ của nhà thơ về vầng trăng (Khổ 1, 2, 3)
a. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ (Khổ 1+2):
*Thời thơ ấu: “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể”

Nghệ thuật điệp ngữ nhấn mạnh hồi nhỏ gắn bó với đồng, sông, bể.
Liệt kê “đồng” mở ra trước mắt ta không gian th/ nhiên bao la, mênh mông, khoáng đạt.
“sông”, “bể” nh/mạnh sự g/bó khăng khít th/thiết giữa cậu bé với vầng trăng, với th/ nhiên đ/ nước
Ta có thể hình dung ra bóng dáng của 1 cậu bé vừa ngắm trăng trên cánh đồng, dòng sông,
bãi biển, vừa cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của TN.
Vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ ở quê nhà
*Thời chiến tranh ở rừng “hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Nhân hóa “tri kỉ” gợi H/ảtrăng giống như một người bạn gắn bó thân thiết với người lính. Theo năm tháng,
cậu bé năm xưa nay đã trở thành người lính chiến đấu nơi chiến trường nhưng trăng vẫn
là người bạn thân thiết gắn bó không rời.
gợi cảm: t/ bạn thân thiết giữa tác giả và vầng trăng khiến chúng ta thật cảm động.
Trăng thức suốt đêm cùng người lính trong những giây phút chờ giặc.
Trăng chia sẻ niềm vui chiến thắng với người lính và xoa dịu những mất mát đau thương của chiến tranh.
 Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu và QK gian lao nhưng nghĩa tình.
*Vẻ đẹp vầng trăng “Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”

Từ láy “trần trụi” con người có thể mở lòng mình với thiên nhiên, không hề có chút e dè hay ngăn cách.
So sánh gợi hình: cho ta thấy đứng trước thiên nhiên, người lính sống rất chận thật, trong sạch, vô tư không
chút toan tính.
gợi cảm: t/cảm chân thành giữa người và trăng gắn bó trong những năm tháng chiến tranh và dường
như giữa họ không có ngăn cách.
*Cảm xúc về vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhân hóa gợi hình: trăng như 1 ng bạn thủy chung nghĩa tình, trước sau như 1 ko bao giờ thay đổ
gợi cảm: t/ cảm gắn bó giữa ng lính và vầng trăng. Lúc này, trăng gắn với nhg kỉ niệm thơ ấu nơi
làng quê. Trăng là trò chơi của tuổi thơ cùng với nhg ước mơ trong sáng. Trăng là người bạn đồng
cam cộng khổ, chia sẻ mọi vui buồn với con người. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước
đường gian lao nên trăng hiện diện như là H/ảcủa quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa tình
nghĩa.
Vầng trăng như là biểu tượng cho thiên nhiên tươi đẹp, vĩnh hằng, cho quá khứ vẹn nguyên, tròn
đầy, thủy chung, tình nghĩa. Đó là vầng trăng đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc và gian lao của
mỗi con người đất nước.
Từ “ngỡ” → tưởng, nghĩ là như thế nhưng sự thật không phải thế. Từ “ngỡ” đặt ở dòng thơ cuối như báo trước
tình cảm của người lính sẽ thay đổi theo thời gian.
 Với giọng thơ thủ thỉ tâm tình, phép tu từ, nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ… hai khổ thơ đầu bài thơ là dòng cảm xúc của
Nguyễn Duy về vầng trăng trong quá khứ.
b. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại (Khổ 3):
- Khổ 3 đưa người đọc trở về hiện tại với những thay đổi trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng.
*Hoàn cảnh sống “Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương”
Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về sống nơi thành phố phồn hoa, xa rời thiên nhiên, xa những năm tháng
chiến tranh bom đạn gian khổ, ác liệt.
“ánh điện cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn
phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.
Động từ “quen” vang lên thật nhẹ, thật êm nhưng cũng thật nhói lòng.
 Hoàn cảnh sống của người lính đã thay đổi về không gian và thời gian
*Tình cảm của con người “vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Nghệ thuật nhân hóa gợi H/ảvầng trăng như 1 con người ngày ngày vẫn lặng lẽ đi qua ngõ, như 1 người bạn
thủy chung vẫn luôn đồng hành cùng con người.
cảm phục QK nghĩa tình không bao giờ thay đổi của vầng trăng.
Nghệ thuật so sánh gợi H/ảtrăng như 1 người khách qua đường xa lạ.
thái độ thờ ơ bạc bẽo lạnh nhạt của con người với vầng trăng, với người bạn thủy chung
thuở nào, với QK gian lao mà nghĩa tình→ thái độ ấy thật đáng trách.
Chính ánh sáng chói lòa của ánh điện cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng trong mát nhẹ nhàng của trăng trong tâm
hồn con người.
Con người đã quay lưng chính là quay lưng với QK, quay lưng với thiên nhiên đất nước, quay lưng lại với những
người đồng đội và với cả chính mình.
 Qua thái độ vô tình của con người đối với trăng, tác giả gửi tới người đọc một triết lí: cuộc sống vất chất đủ đầy,
con người dễ lãng quên đi quá khứ gian lao, tình nghĩa.
- Thế nên, người ta vẫn thường nhắc nhau “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay’, để không bao giờ quay lưng lại với quá khứ cao đẹp đầy
tình người.
* Lưu ý: - Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãy bày tâm sự, lời thơ
sâu lắng. Qua đó, tác giả thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành.
- Nhịp thơ chậm, những chữ đầu câu thơ không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ.
2. Tình huống bất ngờ nhà thơ đối diện với vầng trăng (Khổ 4):
- Tình huống bất ngờ làm cho chủ thể trữ tình phải thức tỉnh, gây nên những cảm xúc mạnh mẽ ở nhân vật trữ tình
chính là “thình lình đèn điện tắt”
*Thành phố mất điện “Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om”
Từ mượn “buyn đinh” nghĩa là tòa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại→ nhấn mạnh cuộc sống đầy đủ tiện nghi sang
trọng nơi phồn hoa đô thị. Sống ở TP hiện đại như thế, nhà thơ ít khi chú ý đến ánh trăng
Từ láy “thình lình” đảo lên đầu câu làm đảo ngữ → tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc TP bị mất điện đột
ngột.
*Gặp lại vầng trăng năm xưa “ vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Các từ “vội”, “bật tung” đc đặt liền nhau nhấn mạnh sự khó chịu khi thành phố bất ngờ bị mất điện, căn phòng
hiện đại trở nên tối om.
Hành động phản xạ tự nhiên khẩn trương đi tìm nguồn ánh sáng thay
thế tạm thời.
Đảo ngữ “đột ngột”  nhấn mạnh sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng và cảm xúc ngạc nhiên khi nhận ra vầng
trăng năm xưa vẫn tròn đầy, đẹp đẽ, lặng lẽ tỏa sáng và đồng hành với nhà thơ dù nhà thơ đã vô tình lãng quên
trăng.
Vầng trăng đột ngột xuất hiện đã làm thức tỉnh những kỉ niệm tưởng như đã ngủ quên trong kí ức của nhà thơ.
Nghệ thuật đối lập (ánh sáng của trăng>< phòng buyn-đinh tối om, không gian bao la của thiên nhiên >< không
gian chật hẹp của phòng buyn-đinh, vầng trăng tình nghĩa thủy chung >< con người bội bạc, vô tình ) đã gây ấn
tượng mạnh với người đọc.
Tình huống nhà thơ gặp lại vầng trăng chính là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến trong cảm xúc của tác giả.
3. Cảm xúc và suy ngẫm trước vầng trăng (Khổ 5+ 6):
a. Khổ 5 diễn tả sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ:
Nhà thơ lặng lẽ đối diện với trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính “Ngửa.. mặt”.
Từ “mặt” là từ nhiều nghĩa là gương mặt của nhà thơ
là h/ảnh nhân hóa  đó là gương mặt của người bạn tình nghĩa năm xưa.
là h/ảnh ẩn dụ  chỉ gương mặt của quá khứ để nhà thơ soi vào đó nhận ra sự
bạc bẽo của mình.
Nhà thơ đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã lãng quên; vầng trăng đối diện với con người, có nghĩa là quá
khứ đối diện với hiện tại, thủy chung nghĩa tình đối diện với bạc bẽo, vô tình và lãng quên để tự thú về sự bội bạc
của mình.
Đối diện với trăng, nhà thơ thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người và tự vấn lương tâm, hổ thẹn, ân hận về sự
thay đổi của mình.
Từ láy “rưng rưng” cho ta thấy bao cung bậc cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn nhà thơ: xúc động, nghẹn
ngào, xao xuyến, nhớ nhung, ân hận, xót xa.
Điệp ngữ “như là” + so sánh  nhấn mạnh những kỉ niệm cứ dồn dập ùa về trong kí ức của nhà thơ. Đó là
“đồng”, “sông”, “bể” là những kỉ niệm của tuổi thơ đầy gian khó nơi quê nhà. Đó là “rừng” là những kỉ niệm của
thời bom đạn ác liệt, sống hồn nhiên vô tư giữa thiên nhiên được nhân dân che chở.
“Đồng”, “sông”, “bể”, .. là các H/ảẩn dụ tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình.
 NT: cấu trúc thơ song hành, các phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp từ, liệt kê cùng với thể thơ 5 chữ làm lời bộc
bạch thêm chân thành, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, thấm thía.
b. Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng vầng trăng.
* H/ảnh vầng trăng “Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình”
Phó từ “cứ” nhấn mạnh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì vầng trăng vẫn vẹn nguyên, không bao giờ thay đổi.
“tròn vành vạnh” h/ả thực: chỉ vầng trăng luôn tròn đầy.
h/ả ẩn dụ: chỉ quá khứ mãi mãi thủy chung, không bao giờ thay đổi.
“Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ cho dù con
người có đổi thay “vô tình”.
* H/ảnh ánh trăng “ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
“im phăng phắc” nghĩa là im lặng tuyết đối không có một tiếng động.
Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tượng đến cái nhìn nghiêm khắc mà
bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung, tình nghĩa, nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô
tình lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Tình cảm của trăng, tấm lòng của trăng chính là tình cảm của những người đồng chí đồng đội, của đồng bào, của
nhân dân. Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh, cái “giật mình” của lương tâm nhà thơ thật đáng trân
trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. Đó là sự giật mình thức tỉnh của
nhân cách trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.
Xuyên suốt bài thơ là h/ả “vầng trăng” nhưng trong khổ thơ cuối nhà thơ dùng H/ả“ánh trăng”. Bởi “ánh trăng” là
thứ ánh sáng kết tinh vẻ đẹp của vầng trăng, là thứ ánh sáng của lương tri, của sự giác ngộ. Ánh trăng là ánh nhìn,
là sự nhắc nhở của quá khứ nghĩa tình đối với mỗi con người, là thứ ánh sáng soi chiếu vòa những góc tối, góc
khuất trong tâm hồn mỗi con người để từ đó con người tự thiện thiện mình, để sống tốt hơn, tình nghĩa hơn.
 là lời tự nhắc thấm thía về thái độ sống biết ơn, thủy chung tình nghĩa cùng quá khứ.
 Gợi nhắc đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

You might also like