Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận)

I. Tác giả: Huy Cận


Quê Hà Tĩnh
Là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền thơ hiện đại VN.
Thơ của ông giàu cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú.
Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
II. Tác phẩm:
a. HCST: Sáng tác năm 1958, khi miền Bắc đi vào xây dựng cuộc sống mới.
Sau chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh.
b.Xuất xứ: in trong tập “Trời mỗi ngày lại một sáng”.
c. Thể thơ + PTBĐ: 7 chữ có sự đan xen của hai phương thức miêu tả và biểu cảm.
d. Chủ đề: Bài thơ tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào một đem trăng tại vùng biển Hạ Long.
Tác giả ca ngợi biển cả quê hương giàu đẹp
Người dân chài hăng say lao động để xây dựng cuộc sống mới ấm no, hp.
e. Cảm hứng sáng tác: cảm hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
cảm hứng trước cuộc sống lao động mới.
 2 nguồn cảm hứng này bao trùm, hài hòa với nhau tạo ra những H/ảthơ đẹp như một bức tranh sơn mài.
g. Bố cục:
2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi hoàng hôn.
4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh.
 Bố cục đã tạo ra một không gian và thời gian rất đáng chú ý:
Không gian: rộng lớn, bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió.
Thời gian: là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền:
mặt trời xuống biển, cả đất trời vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa…rồi sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới. Điểm nhịp
thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ.
h. Mạch cảm xúc: theo trình tự thời gian hành trình chuyến ra khơi đánh cá từ khi căng buồm ra khơi đánh cá lúc hoàng
hôn  đánh cá trong đêm trăng  trở về lúc bình minh.
i. Nhan đề gợi H/ảnhững người dân chài đánh cá trên biển rất hăng say.
thể hiện không khí lao động tập thể sôi nổi của nhân dân miền Bắc khi đi lên xây dựng CNXH.
III. PHÂN TÍCH:
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi hoàng hôn (Khổ 1+ 2)
a. Khổ 1:Nhà thơ HC đã vẽ lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống
* 2 câu thơ đầu: Cảnh hoàng hôn trên biển: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
So sánh liên tưởng “mặt trời xuống biển” như “hòn lửa”:
+ h/ả mặt trời giống như một hòn than đỏ rực, đang từ từ lặn xuống đáy đại dương  biển cả không tối tăm,
lạnh lẽo mà ngược lại nó như ấm nồng hơn, rực rỡ và tráng lệ.
+ Gợi tả được cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lệ, kì vĩ nhưng cũng thật gần gũi, thân thiết; gián tiếp thể hiện
tầm vóc lớn lao của con người lao động.
+ Thấy được vị trí quan sát miêu tả của nhà thơ: trên con thuyền ra khơi đánh cá.
Nghệ thuật nhân hóa: “sóng- cài then”, “đêm- sập cửa” đã ví:
+ những lượn sóng chạy ngang trên mặt biển giống như chiếc then để cài cánh cửa lại.
+ màn đêm buông xuống như cánh cửa khổng lồ đang đóng sập lại trước mắt. ĐT “sập” gợi tả màn đêm kéo đến
nhanh, đột ngột.
 Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ che chở cho người dân chài trong chuyến đi đánh cá trên biểm
đêm.
 Tất cả hiện lên hết sức gần gũi, quen thuộc với người dân chài.
* 2 câu thơ sau: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
H/ảngười lao động được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời  làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh, tăng kích
thước, tầm vóc và vị thế của con người.
H/ảngười lao động còn được miêu tả nhịp nhàng với sự vận hành của thiên nhiên, vũ trụ;
+ Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đ/ thuyền đánh cá.
+ Từ “lại” cho thấy đây là công việc diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc.
H/ả“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là H/ảẩn dụ rất đẹp và lãng mạn, chuyển từ thính giác sang thị giác, từ cái
vô hình sang cái hữu hình. Đó là H/ảgắn kết 3 sự vật, hiện tượng là cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá.
+ H/ả thơ gợi người đọc liên tưởng đến tiếng hát khỏe khoắn vang xa, bay cao, hòa cùng gió trời, gió biển làm
căng cánh buồm, đẩy con thuyền ra khơi. Hay đó cũng là tâm trạng vui tươi, lạc quan của những người lao động đã tạo
nên sức mạnh làm căng cánh buồm đẩy con thuyền lưới nhanh trên biển.
+ Câu hát ấy là của những con người lao động được làm chủ cuộc đời, là chủ thiên nhiên, làm chủ công việc. Câu
hát ấy thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào chuyến ra khơi thành công.
b. Khổ 2: Niềm vui trong lao động
“Hát rằng: cá .. / ... như đoàn thoi”: là câu hát gọi cá, câu hát thể hiện niềm vui trong công việc lao động.
Phép tu từ liệt kê, so sánh: cá bạc (cá bạc má), cá thu – đoàn thoi: gợi tả bức tranh sinh động về các loài cá của
biển Đông  biển cả giàu đẹp.
Nhân hóa “Đến dệt lưới ta đàn cá ơi”: Tình cảm trìu mến của con người với thiên nhiên.
Tóm lại, hai khổ thơ đầu, ta cảm nhận được không khí lao động say sưa, phấn khởi, tràn đầy khí thế của người
dân chài khi bắt đầu cuộc hành trình của mình trên nền thiên nhiên thật hùng vĩ, tráng lệ.
2. Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển đêm ( khổ 3  khổ 6)
a. Khổ 3: Vẻ đẹp của con người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên
- Hai câu đầu: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng” đã sử dụng bút pháp khoa trương,
phóng đại kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.
Cụm từ “thuyền ta”: thuyền của ta  khẳng định tư thế, tầm vóc hiên ngang, làm chủ của con người lao động trước
thiên nhiên, trước cuộc đời.
H/ảnh nhân hóa “lái gió”, ẩn dụ “buồm trăng”: đã gợi tả con thuyền được đặt trong mối quan hệ hài hòa với thiên
nhiên: gió, trăng, biển, trời, mây. Con thuyến ấy ra khơi có gió làm lái, cánh buồm no gió căng phồng thấm đẫm
ánh trăng được tưởng tượng như “buồm trăng”.
ĐT “lướt”  gợi tả con thuyền ấy như đang bay lên giữa hai tầng không gian trên là mây cao, trời rộng, dưới là
mặt biển phẳng lặng, bình yên.
Hai câu thơ gợi tả không gian biển đêm bao la, khoáng đạt với biển, trời, trăng, sao đầy nên thơ, quyến rũ.
H/ả người lao động được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời, trăng , sao  làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh,
tăng kích thước, tầm vóc, vị thế của con người.
Câu thơ cũng cho thấy trong lao động con người luôn hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên trợ giúp.
- Hai câu sau “Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”:
Gợi tả người dân chài ra khơi tìm luồng cá: dò bụng biển  Gợi tả vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, táo bạo, đoàn
kết trong lao động để có những chuyến đi đánh bắt cá xa bờ thành công.
H/ả ẩn dụ “dàn đan thế trận”  gợi tả công việc đánh bắt cá trên biển đêm giống như một cuộc chiến để chinh phục
th/ nhiên trong đó mỗi ng dân chài là một ng chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, dày dạn kinh nghiệm.
con thuyền, mái chèo, lưới chính là vũ khí của họ.
ĐT “dò”, “đan”, “vây giăng”  d/tả các hành động dứt khoát, khẩn trương của ng dân chài trong cuộc chinh phục
th/ nhiên.  H/ả người dân chài hiện lên trong tư thế làm chủ thiên nhiên thật khỏe khoắn.
H/ ảnh thơ gợi không khí làm ăn tập thể của con người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
b. Khổ 4: Vẻ đẹp của những loài cá trên biển:
Hai câu đầu “Cá nhụ, cá chim cùng cá đé/ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Phép tu từ liệt kê gọi tên các loài cá quí ở biển: chim, thu, nhụ, đé, song  biển Đông đẹp, giàu có, tài nguyên
dồi dào phong phú.
+ H/ả so sánh “cá song lấp lánh” - “đuốc đen hồng”  gợi H/ảcon cá song với những sọc đen hồng, thân mình
đẫm nước dưới ánh trăng hiện lên như một bó đuối rực rỡ, lấp lánh.
+ Dùng nhiều ĐT, TT giàu sức biểu cảm: đen, hồng, lấp lánh, vàng chóe… để miêu tả những con cá thân mình
đẫm nước dưới ánh trăng thật lung linh như được dát vàng, dát bạc.
 Cách miêu tả đã tạo ra được những H/ảđặc biệt sinh động, mới lạ về loài cá biển. Đây là bức tranh sơn mài về
các loài cá có vẻ đẹp sống động, rực rỡ, huyền ảo.
Nghệ thuật nhân hóa + dùng đại từ xưng hô “em” để gọi cá  Tình cảm yêu mến của người dân chài, của nhà thơ
với biển cả, đại dương.
H/ảnh nhân hóa “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”  Biển được miêu tả như một sinh vật sống, gió đại dương là
hơi thở của biển đêm, nước biển phản chiếu ánh trăng tạo ra muôn nghìn vì sao lấp lánh  gió đại dương, sao
biển như đang đùa giỡn với sóng nước Hạ Long.
 Biển đêm không huyền bí, đáng sợ mà ngược lại rất gần gũi, quen thuộc, ấm áp và hòa nhịp với công việc đánh
cá của người dân chài.
Thể hiện niềm vui, tự hào của tác giả trước cuộc sống mới.
c. Khổ 5: Niềm vui trong lao động và lòng biết ơn, tự hào trước sự giàu đẹp của biển khơi:
Đại từ “ta”  thể hiện tư thế làm chủ vùng đất, trời, biển của những ng dân chài.
Câu hát “Ta hát bài ca gọi cá vào” là câu hát gọi cá vào lưới đầy trìu mến. Trong công việc lao động vất vả, người
dân chài vẫn cất lên câu hát đầy say mê.  Thể hiện niềm vui, niềm hân hoan trong lao động.
H/ả nhân hóa “Gõ … cao” được miêu tả thông qua sự liên tưởng, tưởng tượng thú vị. Mặt nước biển thấm đẫm ánh
trăng, những con sóng đập vào mạn thuyền tạo thành âm thanh hòa cùng câu hát của con người để gọi cá vào lưới.
 Câu thơ t/hiện sự hài hợp giữa con người với th/ nhiên, trong lao động con người được thiên nhiên trợ giúp.
H/ả so sánh “Biển … /.. buổi nào” ngợi ca biển cả bao dung, hòa phóng, nhân từ từ nghìn đời nay nuôi sống con
người bằng nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, vô tận.
t/ hiện t/cảm biết ơn, trân trọng của ng dân chài với biển cả, đại dương.
d. Khổ 6: Vẻ đẹp của người dân chài trong công việc lao động:
H/ả “Sao .. kịp trời sáng” đêm tàn, ngày mới đã bắt đầu, người dân chài kết thúc một ngày lao động.
Từ “kịp” gợi tả không khí lao động khẩn trương, chạy đua với thời gian.
Cụm từ “kéo xoăn tay” gợi h/ả nhg ng dân chài đang dồn hết sức lực vào đôi cánh tay rắn chắc kéo rất mạnh nhg mẻ
lưới đầy cá tôm lên khỏi mặt nước.  khắc họa vẻ đẹp khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống của ng dân chài.
H/ả ẩn dụ “chùm cá nặng” gợi tả nhg mẻ lưới đầy cá  đây là kết quả, công sức lao động nặng nhọc, vất vả của ng
dân chài.
H/ả “vảy bạc đuôi vàng” gợi tả những con cá mình đẫm nước lấp lánh, lung linh như dát bạc, dát vàng dưới ánh
nắng trời bình minh.
T/từ “bạc”, “vàng” còn gợi sự liên tưởng biển Đông giàu đẹp với t/nguyên p/phú.
H/ả ẩn dụ “lóe rạng đông” gợi tả bình minh, ngày mới đã bắt đầu
đồng thời chỉ cuộc sống ấm no, tươi đẹp là do chính con người lao động, tạo dựng
bằng thành quả lao động của mình.
H/ả “lưới … nắng hồng” con người đã hoàn tất mọi công việc trước khi trời sáng, chủ động đón chờ bình minh
ngày mới.
h/ả ẩn dụ “nắng hồng” chỉ tương lai tươi sáng của cuộc sống mới đang đến với làng chài.
3. Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh
H/ả ẩn dụ H/ả thơ khỏe, lạ gắn kết 3 s/v, h/tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của ng đánh cá. C/hát
“câu hát … của ng d/chài tràn đầy niềm vui chiến thắng hòa cùng gió biển, có sức mạnh thổi căng cánh
căng buồm” buồm đưa con thuyền lướt nhanh về bến.
H/ả thơ lặp lại khổ đầu  Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. Nếu khổ 1, câu hát là niềm vui, sự phấn chấn
của ng lao động khi bước vào một ngày làm việc thì ở khổ thơ này câu hát là niềm vui, niềm phấn khởi
trước thành quả lao động.
H/ả nhân hóa gợi tả khí thế lao động khẩn trương, hăng say chạy đua cùng thời gian để đưa con thuyền về
“Đoàn .. bến cho kịp trời sáng. C/thơ đồng thời cũng khắc họa tầm vóc, vị thế của người lao động.
… mặt trời” Trong cuộc chạy đua với thiên nhiên, con người đã chiến thắng.
Câu thơ cho thấy sự vận động nhịp nhàng giữa thiên nhiên vũ trụ và con người lao động.
H/ả nhân hóa g/tả b/minh rực rỡ, trong trẻo, mặt biển chan hòa ánh nắng ban mai báo hiệu một ngày
“Mặt trời .. mới lại bắt đầu.
… màu mới” Ẩn dụ một cuộc sống mới tươi đẹp, hạnh phúc đang bắt đầu trên quê hương làng biển.
H/ả hoán dụ gợi tả trên những khoang thuyền đầy ắp tôm cá mắt những con cá phản chiếu mặt trời tạo ra “mắt cá”
muôn ngàn mặt trời nhỏ lấp lánh, lung linh tỏa sáng.
H/ả ẩn dụ gợi tả thành quả sau một đêm lao động hăng say, miệt mài.
“ Mắt cá … diễn tả niềm vui, niềm lạc quan phơi phới, tin tưởng vào cuộc sống mới tươi đẹp, ấp áp, hạnh … dặm
phơi” phúc do chính bàn tay những con người lao động tạo dựng nên.
* Lưu ý: Nghệ thuật
 Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn.
 H/ảđược miêu tả qua thủ pháp phóng đại với những liên tưởng mạnh mẽ tạo bất ngờ
 con người lao động có vị thế tầm vóc lớn lao sánh ngang cùng vụ trụ
 Thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ đồng thời thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới.
 Âm hưởng, giọng điệu bài thơ:
khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng.
 Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hững (lặp lại từ “hát” 4 lần: giải thích dựa vào phân tích từ “hát” ở các khổ 1, 2, 5,
7): điệp từ “ta hát”  đây là khúc ca ca ngợi cuộc sống lao động, va ngợi thiên nhiên (biển) tươi đẹp , giàu có, hào phóng.
 Cách gieo vần biến hóa linh hoạt, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen vần cách. Vần trắc tạo sức dữ dội, vần bằng tạo sự vang xa,
bay bổng.
 Bài thơ còn là bài ca được cất lên từ chính niềm vui trong tâm hồn nhà thơ Huy Cận trước thiên nhiên, đất nước tươi đẹp, trước cuộc sống, con
người lao động mới.

You might also like