CỰC HẠN TỔ HỢP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

TỔ HỢP

CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ CỰC HẠN

I. Nguyên lý cực hạn


Nguyên lí cực hạn được phát biểu đơn giản như sau:
Nguyên lí 1: Trong một tập hữu hạn và khác rỗng các số thực luôn luôn có thể
chọn được số bé nhất và số lớn nhất.
Nguyên lí 2: Trong một tập khác rỗng các số tự nhiên luôn luôn có thể chọn
được số bé nhất.
Sử dụng nguyên lí cực hạn là một phương pháp được vận dụng cho nhiều lớp
bài toán khác, đặc biệt nó có ích khi giải các bài toán tổ hợp. Trong quá trình tìm
kiếm lời giải nhiều bài toán, sẽ rất có lợi nếu chúng ta xem xét các phần tử biên, phần
tử giới hạn nào đó, tức là phần tử mà tại đó mỗi đại lượng hình học cá thể nhận giá trị
lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất, chẳng hạn như cạnh lớn nhất, cạnh nhỏ nhất của một
tam giác, góc lớn nhất hoặc góc nhỏ nhất của một đa giác …. Những tính chất của
các phần tử biên, phần tử giới hạn nhiều khi giúp chúng ta tìm kiếm được lời giải thu
gọn của bài toán.
Nguyên lí cực hạn thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác,
đặc biệt là phương pháp phản chứng, được vận dụng trong trong trường hợp tập các
giá trị cần khảo sát chỉ tập hợp hữu hạn (nguyên lí 1) hoặc có thể có vô hạn nhưng
tồn tại một phần tử lớn nhất hoặc nhỏ nhất (nguyên lí 2).
Khi vận dụng nguyên lí này, ta phải tiến hành các bước sau:
 Bước 1.
Chứng minh rằng trong tất cả các giá trị cần khảo sát luôn tồn tại giá trị lớn
nhất hoặc giá trị nhỏ nhất.
 Bước 2.
Xét bài toán trong trường hợp riêng khi nó nhận giá trị này (giá trị nhỏ nhất
hoặc lớn nhất).
 Bước 3.
Chỉ ra một mâu thuẫn, chỉ ra một giá trị còn nhỏ hơn (hay lớn hơn) giá trị ta
đang khảo sát.
Theo nguyên lí của phương pháp phản chứng, ta sẽ suy ra điều phải chứng minh.
II. Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho 2011 đường thẳng phân biệt, trong đó ba đường thẳng bất kì trong số
chúng thì đồng quy. Chứng minh rằng cả 2011 đường thẳng đã cho đồng quy tại một
điểm.
1
Lời giải
A

l
B Q C D

Ta sẽ đi giải quyết bài toán bằng phương pháp phản chứng: Giả sử ngược lại
các đường thẳng đã cho không đi qua một điểm. Ta xét các giao điểm tạo nên bởi
2011 đường thẳng đã cho. Xét tất cả các khoảng cách khác 0 hạ từ các giao điểm này
tới các đường thẳng đã cho. Giả sử A là một giao điểm trong số đó và gọi AQ là
khoảng cách nhỏ nhất trong số đó vẽ từ A đến  , đường thẳng  trong số 2011 đường
thẳng nói trên. Qua A theo giải thiết, phải có ít nhất là 3 đường thẳng, và 3 đường
thẳng này cắt  lần lượt tại B, C và D. Vẽ AQ vuông góc với  , thì hai trong ba điểm
B, C, D phải nằm cùng một phía của điểm Q, chẳng hạn là C và D. Không mất tính
tổng quát, giả sử QC  QD .
Vẽ CP vuông góc với AD và QK vuông góc với AD. Suy ra CP  QK  AQ .
Điều này là vô lý vì trái với giả thiết giả sử AQ là khoảng cách bé nhất. Điều vô lí
trên chứng tỏ rằng 2011 đường thẳng đã cho đồng quy tại một điểm.

Ví dụ 2. Một nước có 80 sân bay mà khoảng cách giữa hai sân bay nào cũng khác
nhau. Mỗi máy bay cất cánh từ một sân bay và bay đến sân bay nào gần nhất. Chứng
minh rằng trên bất kỳ sân bay nào cũng không thể có quá 5 máy bay đến.

Lời giải
Từ giả thiết suy ra nếu các máy bay từ các sân bay M1 và M2 đến sân bay O thì
khoảng cách M1M2 là lớn nhất trong các cạnh của tam giác M1OM2, do đó ta được

M OM 2  600 .
1

Giả sử rằng các máy bay bay từ các sân bay M1 ; M 2 ; M 3 ; M 4 ;...; M n đến sân bay O thì
 3600
một trong các góc Mi OM j không lớn hơn với i, j, n  1;2;3;4;5;...;80 vì tổng các
n
góc đã cho bằng 3600 .
3600
Như vậy ta có  600 do đó n  6 .
n
Suy ra điều phải chứng minh.

2
Ví dụ 3. Trên mặt phẳng cho 2x2011 điểm, trong đó không có bất kỳ 3 điểm nào
thẳng hàng. Người ta tô 2011 điểm bẳng màu đỏ và tô 2011 điểm còn lại bằng màu
xanh. Chứng minh rằng bao giờ cũng tồn tại một cách nối tất cả các điểm màu đỏ với
tất cả các điểm màu xanh bởi 2011 đoạn thẳng không có điểm nào chung.

Lời giải
Y
Ta nhận thấy rằng luôn tồn tại cách nối 2011 cặp A
điểm với nhau bằng 2011 đoạn thẳng và vì có
2011 cặp điểm nên số cách nối là hữu hạn và nếu
dùng tổ hợp thì ta có thể tính được con số chính X
xác các cách nối. Và hiển nhiên là trong hữu hạn B

cách nối đó ta luôn tìm ra được một cách nối có


tổng độ dài các đoạn thẳng là ngắn nhất. Ta chứng
minh cách nối đó là cách mà chúng ta cần tìm.

Thật vậy, giả sử ngược lại ta có hai đoạn thẳng AX và BY mà cắt nhau tại điểm O
(giả sử A và B tô màu đỏ, còn X và Y tô màu xanh).

Khi đó, nếu ta thay đoạn thẳng AX và BY bằng hai đoạn AY và BX, các đoạn còn lại
giữ nguyên thì ta có cách nối này có tính chất:

AY  BX   AO  OY    BO  OX    AO  OX    BO  OY 

Từ đó ta được AY  BX  AX  BY .

Như vậy, việc thay hai đoạn thẳng AX và BY bằng hai đoạn thẳng AY và BX , ta
nhận được một cách nối mới có tổng độ dài đoạn thẳng là nhỏ hơn.

Điều này vô lý vì trái với giả thiết là đã chọn cách nối có tổng các độ dài là bé nhất.

Điều đó chứng tỏ cách nối có tổng độ dài các đoạn thẳng là ngắn nhất là không có
điểm chung.

Ví dụ 4. Trong mặt phẳng cho 2009 điểm sao cho 3 điểm bất kỳ trong chúng là 3
đỉnh của một tam giác có diện tích không lớn hơn 1. Chứng minh rằng tất cả những
điểm đã cho nằm trong một tam giác có diện tích không lớn hơn 4.

Lời giải
Trong số các tam giác tạo thành, xét tam giác ABC có diện tích lớn nhất (diện
tích S). Khi đó S  1 .

3
Qua mỗi đỉnh của tam giác, kẻ
A'
các đường thẳng song song với cạnh
đối diện, các đường thẳng này giới hạn
tạo thành một tam giác A ' B'C' (hình C B
P
vẽ). Khi đó S A' B'C'  4S ABC  4 . Ta sẽ
chứng minh tất cả các điểm đã cho nằm
trong A' B'C' .
B' A C' P'

Giả sử trái lại, có một điểm P nằm ngoài A ' B' C' chẳng hạn như trên hình vẽ.
Khi đó d  P; AB   d  C; AB  , suy ra SPAB  SCAB , mâu thuẫn với giả thiết tam giác ABC
có diện tích lớn nhất. Vậy tất cả các điểm đã cho đều nằm bên trong A ' B' C' có diện
tích không lớn hơn 4.

Ví dụ 5. Cho 2015 điểm phân biệt trên mặt phẳng sao cho trong ba điểm bất kì luôn
có hai điểm cách nhau một khoảng không vượt quá 1. Chứng minh rằng tồn tại một
đường tròn có bán kính bằng 1 chứa ít nhất 1008 điểm.

Lời giải
Nối hai điểm bất kì trong các điểm trên ta được hữu hạn các đoạn thẳng, khi đó theo
nguyên lí cực hạn thì tồn tại đoạn thẳng có độ dài lớn nhất. Không mất tính tổng quát
ta giả sử đoạn thẳng AB có độ dài lớn nhất.
Lấy điểm M trong số 2013 điểm còn lại. Khi đó trong ba đoạn thẳng AB, AM, BM
luôn tồn tại một đoạn thẳng có độ dài không vượt quá 1. Khi đó ta có các khả năng
xẩy ra như sau:
+ Nếu AB  1 thì AM  1; BM  1 .
+ Nếu AB  1 thì AM  1 hoặc BM  1 .
Như vậy trong hai đoạn AM và BM có một đoạn thẳng có độ dài không vượt quá 1.
Như vậy điểm M nằm trong đường tròn tâm A hoặc đường tròn tâm B có bán kính
bằng 1. Như vậy một trong hai đường tròn này chưa ít nhất 1008 điểm trong số 2015
điểm đã cho.

Ví dụ 6. Trong đường tròn tâm O có bán kính bằng 10 lấy 450 điểm phân biệt.
Chứng minh rằng luôn tìm được hai điểm có khoảng cách không vượt quá 1.

Lời giải
Nối hai điểm bất kì ta được một đoạn thẳng, do đó từ 450 điểm ta được hữu hạn các
đoạn thẳng. Như vậy theo nguyên lí cực hạn ta luôn tìm được đoạn thẳng ngắn nhất.
Không mất tính tổng quát ta giả sử đoạn thẳng ngắn nhất đó là AB. Đặt AB  m .
4
m
Khi đó lấy các điểm đã cho làm tâm đường tròn và lấy bán kính là thì các đường
2
tròn nhận được đôi một không cắt nhau.
450 m 2
Khi đó tổng diện tích của 450 hình tròn đó là .
4
Do 450 điểm nằm trong đường tròn bán kính là 10 nên 450 đường tròn trên nằm
2
 m  m
trong đường tròn bán kính  10  , đường tròn này có diện tích là  10  2   .
 2   
2
450 m 2  m
Từ đó ta có bất đẳng thức   10    , khi đó rút ra được m  1 .
4  2
Từ đó ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 7. Trên mỗi ô của bàn cờ 8x8 người ta viết một số sao cho mỗi số là trung bình
cộng của các số ở các ô liền kề (hai ô liền kề là hai ô có chung một cạnh). Chứng
minh rằng tất cả các số viết trên bàn cờ đều bằng nhau.

Lời giải
Ta thấy bàn cờ 8x8 có tất cả 64 ô trong đó có một số ô có bốn ô liền kề, một số ô có 3
ô liền kề, một số ô có 2 ô liền kề.
Số các số điền trên các ô bàn cờ là hữu hạn. Khi đó trong các số diền trên ô bàn cờ
tôn tại số nhỏ nhất. Giả sử số nhỏ nhất đó là m. Ta xét các trường hợp sau:
 Trường hợp 1: Nếu ô ghi số m có bốn ô liền kề.
Gọi số điền trong bốn ô liền kề với ô điền số m lần lượt là a, b, c, d.
abcd
Khi đó theo bài ra ta có m  hay 4m  a  b  c  d .
4
Mặt khác theo cách chọn m là số nhỏ nhất nên ta có a  m; b  m; c  m; d  m .
Khi đó ta lại được a  b  c  d  4m .
Kết hợp hai kết quả trên ta suy ra được m  a  b  c  d . Như vậy nếu một ô được
điền số m thì các ô liền kề cùng được ghi số m. Do đó tất cả các ô đều được ghi số m.
 Trường hợp 2: Nếu ô ghi số m có ba ô liền kề. Lập luận hoàn toàn tương tự như
trên ta suy ra được tất cả các ô đều được ghi số m.
Vậy bài toán được chứng minh.
Ví dụ 8. Cho p là số nguyên tố lớn hơn 3 và n là số tự nhiên khác 0. Chứng minh
rằng pn không thể là tổng của hai lập phương của hai số nguyên dương khác nhau.

Lời giải

5
Giả sử n là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho pn là tổng của hai lập phương của hai
số nguyên dương khác nhau. Tức là ta có pn  a 3  b3 với a, b  Z  .
Khi đó ta được pn   a  b   a 2  ab  b2  .
k
a  b  p
Do p là số nguyên tố nên từ pn   a  b   a 2  ab  b2  ta được  2 2 nk
.
a  ab  b  p
Dễ thấy a  b  2 nên k  0 .
Lại thấy a 2  ab  b2  ab  1 , do đó ta được n  k  0 hay n  k .
2
Lại có 3ab   a  b    a 2  ab  b2   p2k  pn k , do đó ta được 3ab chia hết cho p.
Do p là số nguyên tố nên a chia hết cho p hoặc b chia hết cho p. Mà ta lại có a  b  pk
nên ta được a và b cùng chia hết cho p.
Đặt a  a1p; b  b1p với a1 ; b1  N* , khi đó từ pn  a 3  b3 ta được pn 3  a13  b13 , điều này
trái với giải sử n là số tự nhiên bé nhất thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy không tồn tại số tự nhiên n thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 9. Cho 10 điểm phân biệt không có ba điểm nào thẳng hàng và nằm trong một
tam giác đều có cạnh bằng 2cm. Chứng minh rằng luôn tìm được ba điểm trong 10
điểm này sao cho ba điểm đó là ba đỉnh của một tam giác có diện tích không vượt quá
3
cm 2 và có ít nhất một góc nhỏ hoặc bằng 450 .
3

Lời giải
Nối tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều với mỗi đỉnh của tam giác đều, khi đó ta
3
được ba tam giác mà mỗi tam giác có diện tích là cm 2 . Đặt 10 điểm vào trong tam
3
giác đều khi đó theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại ít nhất bốn điểm cùng thuộc một
3
tam giác có diện tích cm 2 , như vậy luôn tồn tại một tam giác có diện tích không
3
3
vượt quá cm 2 .
3
Để chứng minh tam giác đó có ít nhất một góc nhỏ hơn hoặc bằng 450 ta gọi bốn
điểm đó là A, B, C, D và ta xét các trường hợp sau:
 Trường hợp 1:
Nếu bốn điểm A, B, C, D là bốn điểm của một tứ giác lồi.
  BCD
Ta có ABC   CDA
  DAB
  3600
  DBC
Khi đó ta được ABD   BCA
  ACD
  CDB
  BDA
  DAC
  CAB
  360 0 .

6
Theo nguyên lí cực hạn thì trong tám góc trên tồn tại một góc bé nhất không vượt quá
3600
 450 .
8
  450 . Như vậy tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Giả sử đó là góc BAC
 Trường hợp 2:
Nếu bốn điểm A, B, C, D không phải là bốn đỉnh của một tứ giác lồi. Giả sử A nằm
trong tam giác BCD. Khi đó ta có BAC   CAD
  DAB  3600 .

Khi đó trong ba góc trên tồn tại ít nhất một góc không nhỏ hơn 1200 .
.
Giả sử góc đó là BAC
  ACB
Khi đó trong tam giác ABC có ABC   600 .
 và ACB
Như vậy trong hai góc ABC  có một góc không vượt quá 300 .
  300  450 .
Giả sử góc đó là ABC
Như vậy tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 10. Trong mặt phẳng cho sáu điểm A1 , A 2 ,..., A 6 trong đó không có ba điểm nào
thẳng hàng. Với ba điểm bất kỳ trong số sáu điểm này luôn tìm được hai điểm mà
khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 671. Chứng minh trong số sáu điểm A1 , A2 ,..., A6 đã
cho, luôn tìm được ba điểm là ba đỉnh một tam giác có chu vi nhỏ hơn 2013.

Lời giải
Dễ thấy 6 điểm không thẳng hàng cho ta 20 tam giác. Mỗi tam giác có ít nhất 1
cạnh nhỏ hơn 671 (gọi là cạnh ngắn), nhưng như thế mỗi cạnh ngắn có thể đã tính 4
lần, vậy có ít nhất 5 cạnh ngắn.
Trong 5 cạnh ngắn nói trên nếu có 3 cạnh tạo thành 1 tam giác thì chu vi tam
giác đó < 671.3=2013. Nếu không có tam giác như vậy, giả sử không có 3 cạnh ngắn
nào cùng xuất phát từ 1 điểm khi đó chắc chắn sẽ tồn tại 1 đường gấp khúc nối liền 6
điểm bằng 5 đoạn ngắn. Không mất tính tổng quát gọi đường gấp khúc đó là
A1A 2 A 3 A 4 A 5 A 6 khi đó tam giác A1 A 3 A 6 không có cạnh ngắn (mâu thuẫn với đề bài).
Vậy phải tồn tại 3 đoạn ngắn cùng xuất phát từ 1 điểm. Không mất tính tổng quát giả
sử 3 đoạn đó là A1A 2 ; A1A 3 ; A1A 4 . Xét tam giác A2 A 3 A 4 , theo bài ra phải có 1 cạnh
ngắn, giả sử cạnh A 2 A 3 là cạnh ngắn thế thì tam giác A1A 2 A 3 có 3 cạnh ngắn nên chu
vi nhỏ hơn 671.3  2013 .
Từ đó ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 11. Trên mặt phẳng cho n điểm phân biệt. Chứng minh rằng tồn tại một đường
gấp khúc với các đỉnh là n điểm đã cho mà chúng không tự cắt nhau.

7
Lời giải
Xét hệ tất cả các đường gấp khúc khép kín gồm có n Ai Aj+1
khúc với n đỉnh chính là n điểm đã cho. Vì số đường gấp
khúc là hữu hạn nên tồn tại một đường có tổng độ dài bé
Aj
nhất. Gọi đường gấp khúc có tổng độ dài bé nhất là
Ai+1
A1A 2 ...A n A1 . Khi đó nó chính là một đường gấp khúc
cần tìm và không có hai cạnh nào của đường cắt nhau.
Thật vậy, ta giả sử hai cạnh của đường gấp khúc cắt nhau tại O là Ai Ai 1 và A jA j1 .
Từ đó ta có A i A i1  A jA j1  A i A j  A i1A j1 . Theo bất đẳng thức tam giác thì đường
gấp khúc nhày khép kín và A1A 2 ...Ai A jA k ...A i1A j1A j 2 ...A n A1 có tổng đội dài ngắn hơn
đường gấp khúc đã chọn. Điều này mâu thuẫn.
Do đó bài toán được chứng minh.

Ví dụ 12. Trong số những người đến dự một cuộc họp, người ta nhận thấy rằng nếu
hai người quen nhau thì cả hai người này cùng không quen một người thứ ba. Còn
nếu hai người không quen nhau thì họ cùng quen đúng hai người khác. Chứng minh
rằng trong cuộc họp này tất cả mọi người có số người quen bằng nhau.

Lời giải
Vì số người là hữu hạn nên ta có thể chọn ra một người quen nhiều người nhất. Giả sử A
là người quen nhiều người nhất.
Ta cần chứng minh mọi người quen A cũng có số A1
B1
người quen như A. Giả sử các người quen của A
là A1 ; A 2 ; ...; A n được minh họa như hình vẽ. Theo
giả thiết các Ai đôi một không quen nhau. Do A1
B2 A2
A
và A 2 cùng quen A nên A1 và A 2 cùng quen B1
khác A. A3

Do A1 và A 3 cùng quen A nên A1 và A 3 cùng quen B2 khác A.


Do A và B1 không quen nhau nên A và B1 có đúng hai người quen chung là A1 và
A 2 . Từ đó ta suy ra được B1 và A 3 không quen nhau và B1 khác B2 .
Hoàn toàn tương tự ta được A1 và A 4 cùng quen B3 ( B3 khác B1 và B2 );...; A1 và An
cùng quen Bn1 ( Bn khác B1 ; B2 ;...; Bn 1 ).
Như vậy A1 có n người quen là A; B1 ; B2 ;...; Bn 1 .
Cứ lập luận như vậy thì ta có điều phải chứng minh.

8
Ví dụ 13. Cho 19 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, nằm trong một
hình lục giác đều có cạnh bằng 1. Chứng minh rằng luôn tồn tại một tam giác mà
đỉnh là ba trong 19 điểm trên có ít nhất một góc không lớn hơn 450 và nằm trong
3
đường tròn bán kính nhỏ hơn .
5

Lời giải
Vẽ các đường chéo của lục giác đều. Các đường
A
chéo này chia lục giác đều thành 6 tam giác bằng
nhau mỗi cạnh tam giác có độ dài bằng 1. Theo
nguyên lí Dirichlet thì trong 19 điểm luôn tồn tại
bốn điểm nằm tròn một tam giác đều. B
Giả sử bốn điểm cùng nằm trong một tam giác đều D
là A, B, C, D. Ta xét các vị trí của bốn điểm A, B,
C, D theo các trường hợp sau:
 Trường hợp 1: Bốn điểm A, B, C, D tạo thành
B
 C
 D
  3600 . C
một tứ giác lồi. Khi đó ta có A
Như vậy trong bốn góc trên tồn tại một góc nhỏ hơn hoặc bằng 900 , giả sử đó là góc
  CAB
A. Khi đó ta có DAC  
  900 nên một trong hai góc DAC; CAB có một góc
không lớn hơn 450 .
Như vậy một trong hai tam giác ADC và ABD có một góc không lớn hơn 450 .
 Trường hợp 2: Trong bốn điểm A, B, C, D có một điểm nằn trong tam giác có ba
đỉnh là ba điểm còn lại. Giả sử điểm D nằm trong tam giác ABC.
  900 thì ta được DBC
+ Nếu BDC   DCB
  900
A
 DCB
nên một trong hai góc DBC;  không lớn hơn

450 . Suy ra tam giác BCD thỏa mãn yêu cầu bài
toán.
  900 thì ta được BAC
+ Nếu BDC   900 , do đó
D
  BAD
CAD   90 0
 BAD
Từ đó ta được một trong hai góc CAD; 

không lớn hơn 450 hay một trong hai tam giác B C
ADC và ADB thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Mạt khác ta giác đều có cạnh bằng một nên bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác
3 3 3
đều là . Mà  nên ta có điều phải chứng minh.
3 3 5

9
Ví dụ 14. Trên mặt phẳng cho một số điểm được tô bằng màu xanh và một số điểm
được tô bằng màu đỏ sao cho hai điểm khác màu có khoảng cách không vượt quá 1.
1
Chứng minh rằng tồn tại một đường tròn có bán kính chứa tất cả các điểm màu
2
đỏ hoặc chứa tất cả các điểm màu xanh.

Lời giải
Ta kí hiệu Đ là đường tròn có bán kính nhỏ nhất chứa tất cả các điểm màu đỏ và X là
đường tròn có bán kính bé nhất chứa tất cả các điểm màu xanh. Không mất tính tổng
quát ta giả sử bán kính của Đ không vượt quá bán kính của X.
Nếu tất cả các điểm màu xanh đều nằm trong đường tròn Đ thì đường tròn nhỏ hơn
đường tròn X chứa tất cả các điểm màu xanh. Điều này trái với giả thiết X là đường
tròn có bán kính bé nhất chứa tất cả các điểm màu xanh.
Như vậy có một điểm A màu xanh nằm trên biên của đường tròn Đ hoặc nằm ngoài
đường tròn Đ.
1
Nếu bán kính của đường tròn Đ lớn hơn thì đường tròn tâm A bán kính bằng 1
2
chứa ít hơn một nửa biên của đường tròn Đ. Ta có mội điểm màu đỏ nằm trong phần
chung của của đường tròn Đ và đường tròn tâm A bán kính bằng 1(vì khoảng cách từ
A đến một điểm màu đỏ không vượt quá 1). Hình tròn có đường kính là dây chung
của hai đường tròn Đ và (A, 1) chứa tất cả các điểm màu đỏ và nhỏ hơn đường tròn
Đ, điều này mâu thuẫn với Đ là đường tròn có bán kính nhỏ nhất chứa tất cả các điểm
màu đỏ. Vậy ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 15. Bên trong hình vuông cạnh 1 cho n điểm. Chứng minh rằng tồn tại một tam
giác có đỉnh tại các điểm đã cho hoặc đỉnh của hình vuông sao cho diện tích S của nó
1
thỏa mãn bất đẳng thức S 
2(n  1)

Lời giải
B C B C B C
An

A1 A1
A1
A2
Ak

A3 A2

A2

A D A D A D

10
Gọi A, B, C, D là bốn đỉnh hình vuông và A1 ; A 2 ;...; A n là n điểm nằm trong hình
vuông. Nối A1 với 4 đỉnh A, B, C, D. Khi đó ta được 4 hình tam giác.
+ Nếu A 2 nằm trong một trong 4 tam giác đó (giả sử A2 nằm trong tam giác ADA1 )
Ta nối A 2 với A, D và A1 . Sau khi nối xong thì số tam giác tăng thêm 2.
+ Nếu A 2 nằm trên cạnh chung nối A 2 với A và C. Khi đó số tam giác cũng tăng
thêm 2.
Như vậy trong mọi trường hợp, số tam giác sẽ tăng thêm 2. Với các điểm
A 3 ; A 4 ;...; A n ta làm tương tự.

Cuối cùng số tam giác được tạo thành là 4  2  n  1  2n  2 tam giác. Các tam giác
trên đều có đỉnh là đỉnh của hình vuông hoặc n điểm đã cho. Khi đó, tổng diện tích
của 2n  2 tam giác này bằng diện tích hình vuông(bằng 1).
Theo nguyên lý cực hạn thì tồn tại tam giác có diện tích nhỏ nhất trong 2n  2 tam
1
giác ấy. Gọi diện tích này là S thì S  .
2(n  1)
Ta có điều cần chứng minh.

Ví dụ 16. Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.


Chứng minh rằng luôn tồn tại ba trong năm điểm đã cho là ba đỉnh của một tam giác
có một góc:
a) Nhỏ hơn hoặc bằng 360 b) Lớn hơn hoặc bằng 1080
Lời giải
a) Từ năm điểm A, B, C, D, E luôn tồn tại ba A
điểm tạo thành hai tia cùng xuất phát từ một
điểm và chứa hai điểm còn lại.

Giả sử ba điểm B, C, D tạo thành góc CBD
B
chứa hai điểm A và E. Khi đó ta thấy D
  108 0 , khi đó
+ Nếu DBC
  ABE
DBA   EBC
  1080 .
C
 ABE;
Như vậy một trong ba góc DBA;  EBC

1080
không vượt quá  360 .
3
  360 , khi đó tam giác ABD thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Giả sử ABD
  1080 khi đó trong tan giác DBC có BDC
+ Nếu DBC   BCD
  720 .
 BCD
Như vậy ít nhất một trong hai góc BDC;  không vượt quá 360 .

Khi đó tam giác BCD thỏa mãn yêu cầu bài toán.
11
b) Với năm điểm A, B, C, D, E ta xét hai trường B
hợp sau:
 Trường hợp 1: Trong năm điểm đã cho tồn tại
một tam giác chứa ít nhất một trong hai điểm
còn lại. Giả sử tam giác ADE chứa điểm B. A
  EBD
Khi đó ta có ABE   DBA
  3600 . Như vậy ít
 EBD;
nhất một trong ba góc ABE;  DBA
 lớn hơn C D

1200 nên tồn tại ít nhất một góc nhở hơn 1080 .
 , khi đó tam giác ABE
Giả sử góc đó là ABE
thỏa mãn yêu cầu bài toán.
 Trường hợp 2: Năm điểm A, B, C, D, E, F tạo thành ngũ giác lồi ABCDE.
  BCD
Khi đó tổng các góc của ngũ giác lồi là ABC   CDE
  DEA
  DAB
  5400 .

5400
Như vậy ít nhất một trong năm góc trên lớn hơn  1080 .
5
  108 0 , khi đó tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Giả sử ABC

Ví dụ 17. Có 2003 vận động viên thi đấu bóng bàn (kết quả chỉ có thắng hoặc thua,
không có hòa) theo thể thức thi đấu vòng tròn (mỗi vận động viên thi đấu với các vận
động viên còn lại). Chứng minh rằng có thể xếp tất cả 2003 vận động viên theo một
hàng dọc sao cho người đứng trước thắng người đứng kề sau.
Lời giải
Xét tất cả các cách xếp một số vận động viên theo hàng dọc sao cho người đứng
trước thắng người đứng sau. Vì số cách xếp là hữu hạn nên luôn tồn tại một cách xếp
T có nhiều vận động viên nhất. Ta sẽ chứng minh cách xếp T có đủ cả 2003 vận động
viên.
Giả sử ngược lại, còn có vận động viên A không được xếp trong cách xếp T.
Giả sử trong cách xếp T có n vân động viên là A1 ; A2 ; A3 ;...; An  2  n  2002  sao cho
vận động viên A1 thắng vận động viên A 2 , vận động viên A 2 thắng vận động viên
A 3 ,..., vận động viên A n 1 thắng vận động viên A n .
Do thể thức thi đấu vòng tròn nên vận động viên A sẽ thi đấu với vận động viên A1 .
Nếu vận động viên A thắng thì A sẽ xếp trước A1 ,như vậy tồn tại cách xếp T1 là
A; A1 ; A 2 ; A 3 ;...; A n có nhiều vận động viên cách xếp T.
Điều này trái với giả sử ban đầu.
Do đó vận động viên A thua vận đông viên A1 . Như vậy A xếp sau A1 .

12
Lập luận hoàn toàn tương thự thì ta được A thu các vận động viên A2 ; A3 ;...; An . Như
vậy tồn tại cách xếp T2 là A1 ; A 2 ; A 3 ;...; A n ; A có nhiều vận động viên hơn các xếp T,
điều này trái với cách chọn T.
Như vậy cách xếp T có đủ cả 2003 vận động viên.

Ví dụ 18. Bên trong một hình vuông cạnh 1 cho n điểm sao cho không có ba điểm
thẳng hàng. Chứng minh rằng tồn tại môt tam giác có đỉnh tại các điểm đã cho và
1
diện tích S của nó thỏa mãn bất đẳng thức S 
n2

Lời giải
Xét bao lồi của n điểm nằm bên trong hình vuông. Vì không có ba điểm nào thẳng
hàng, nên bao lồi là đa giác lồi có k đỉnh  k  n  , ngoài ra các điểm đã cho hoặc là
đỉnh của đa giác lồi, hoặc nằm hẳn bên trong đa giác lồi. Chỉ có hai khả năng xảy ra:
A2 A3  Nếu k  n , khi đó số đường chéo xuất phát từ A1
của đa giác bao lồi tạo thành cùng các cạnh của đa
giác n  2 tam giác. Gọi S là diện tích tam giác nhỏ
A1
nhất trong n  2 tam giác ấy.

An

Vì tổng các diện tích của n  2 tam giác nhỏ hơn 1 (chú ý 1 là diện tích hình vuông
chứa chọn n  2 tam giác này).
1
Từ đó suy ra S  .
n2
 Nếu k  n , khi đó bên trong đa giác bao lồi A1A2 ...Ak có n  k điểm
A k1 , A k  2 ,....,A n . Nối A k 1 với các đỉnh A1 ; A 2 ;...; A k . Khi đó có k tam giác
A k 1A1A 2 ; A k 1A 2 A 3 ; ....; A k 1A k A1

A2 A3 Vì không có ba điểm nào thẳng hàng, nên các


điểm A k 2 ,..., A n phải nằm hẳn trong k tam giác
nói trên. Giả sử Ak  2 nằm hẳn trong tam giác
A1 Ak+1 nào đó. Nối Ak  2 với ba đỉnh của tam giác này
thì từ một tam giác sẽ có ba tam giác mới . Sau
mỗi lần làm số tam giác tăng lên 2. Như vậy ta
Ak
đi đến k  2  n  k – 1  2n – k – 2   n – 2    n – k 
tam giác mà bên trong mỗi tam giác này không

13
có điểm nào thuộc n điểm đã cho. Gọi S là diện
tích bé nhất trong các tam giác trên, thế thì
1 1
S 
n – 2  n – k n  2
1
Bất đẳng thức S  được chứng minh.
n2
Nhận xét: Ta có một số bài toán tương tự.
Bài toán 1. Cho n điểm nằm trong tam giác ABC có diện tích là 1cm 2 . Chứng minh
rằng từ n điểm đó cùng với 3 điểm A, B, C luôn tồn tại một tam giác có diện tích
1
không lớn hơn cm 2 .
3  2(n  1)
Bài toán 2. Cho n điểm nằm trong đa giác lồi m đỉnh có diện tích là 1cm 2 . Chứng
minh rằng từ n điểm đó cùng với m đỉnh của đa giác, luôn tồn tại một tam giác có
1
diện tích không lớn hơn cm 2 .
m  2(n  1)

Ví dụ 19. Bên trong một đường tròn có bán kính là 5 lấy bảy điểm phân biệt. Chứng
minh rằng trong bảy điểm đó luôn tồn tại hai điểm mà khoảng cách giữa chúng nhỏ
hơn 5. Kết luận bài toán còn đúng không nếu thay bảy điểm bằng sáu điểm.
Lời giải
 Chia hình tròn thành 6 hình quạt bằng nhau, khi đó theo nguyên lí Dirichlets thì tồn
tại ít nhất hai điểm cùng nằm tròn một hình quạt. Không mất tính tổng quát ta giả sử
hai điểm đó là A, B nằm trong hình quạt COD. Dễ thấy nếu hai điểm A, B trùng với
O thì bài toán được chứng minh.
Xét hai điểm A, B không trùng với O. Khi đó trên OC lấy A’ sao cho OA  OA ' . Trên
OD lấy điểm B’ sao cho OB  OB' . Từ đó ta có A ' B'  AB . Tam giác OA' B' có góc
  60 0 nên A
O '  B'
  120 0 , như vậy trong hai góc A
' và B'
 có một góc lớn hơn 60 0 .
'  600 .
Không mất tính tổng quát ta giả sử A
Từ đó ta được A'  O
 nên suy ra A ' B'  OB'  OD  5 . Như vậy AB  5 .

 Nếu thay bảy điểm bằng 6 điểm thì ta xét hai trường hợp sau:
+ Nếu trong 6 điểm đã cho tồn tại một điểm là tâm của đường tròn, khi đó bài toán
được chứng minh.
+ Nếu trong sáu điểm không có điểm nào trùng với tâm của đường tròn. Khi đó có
hai khả năng xẩy ra là
- Trong sáu điểm có hai điểm cùng nằm trên một bán kính của đường tròn, khi
đó bài toán được chứng minh.

14
- Trong sáu điểm đã cho không có hai điểm nào cùng nằm trên một bán kính.
Khi đó ta vẽ sáu bán kính đi qua sáu điểm đã cho. Cứ hai bán kính gần nhau tao ra
một góc ở tâm. Như vậy ta có sáu góc ở tâm. Theo nguyên lí cực hạn thì trong sáu
góc đó tồn tại một góc có số đo bé nhất. Mà tổng số đo của sáu góc đó là 3600 nên
  600 .
góc bé nhất không vượt quá 600 . Không mất tnhs tổng quát ta giả sử COD
Đến đây lập luận tương tự như trên ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 20. Trong mặt phẳng cho n đường thẳng mà đôi một không song song với
nhau, sao cho qua giao điểm của mỗi cặp đường thẳng thì có một đường thẳng thứ ba.
Chứng minh rằng tất cả n đường thẳng đã cho dồng quy.

Lời giải
Giả sử tất cả các đường thẳng đã cho không đồng quy tại một điểm. Xét giao điểm A
của hai đường thẳng tùy ý trong n đường thẳng đã cho.
Kí hiệu hai đường thẳng này là d1 và
d 2 . Với mỗi đường thẳng d 3 không
đi qua điểm A ta xét khoẳng cách từ A

điểm A đến đường thẳng d 3 . Trong d5

E
số các cặp điểm A và đường thẳng d 3
như vậy ta chọn cặp điểm A và B d3
C
đường thẳng d3 mà khoảng cách từ A D

đến d 3 là nhỏ nhất. d2 d4


d1

Giả sử đường thẳng d 3 cắt hai đường thẳng d1 và d 2 lần lượt tại B và C. Theo giả
thiết của bài toán thì tồn tại đường thẳng d 4 đi qua A và cắt đường thẳng d 3 lại D.
Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử D thuộc đoạn BC. Qua D tồn tại đường
thẳng d 5 cắt phần trong của đoạn thẳng AB hoặc AC. Giả sử đường thẳng d 5 cắt AC
tại E nằm trong đoạn AC. Khi đó khoảng cách từ E đến đường thẳng d3 nhỏ hơn
khoảng cách từ A đến đường thẳng d 3 , điều này mâu thuẫn với khoảng cách từ A đến
d 3 là nhỏ nhất.
Vậy tất cả các đường thẳng đã cho đồng quy tại một điểm.

Ví dụ 21. Cho 5 số tự nhiên phân biệt sao cho tổng ba số tự nhiên bất kì trong chúng
không lớn hơn tổng hai số còn lại,
a) Chứng minh rằng tất cả 5 số đó đều không nhỏ hơn 5
b) Tìm tất cả các bộ gồm 5 số thỏa mãn đề bài mà tổng của chúng nhỏ hơn 40.
15
Lời giải
a) Gọi 5 số đó là a, b,c,d,e .
Vì các số đã cho phân biệt nên không mất tính tổng quát ta giả sử a  b  c  d  e .
Theo giả thiết ta có a  b  c  d  e  a  b  c  d  e  1  a  d  e  1  b  c
Lại có d  c  b  d  c  1; d  b  2  d  b  2 và e  d  c  e  c  2  e  c  2
Do đó ta được a   d  b    e  c   1  5 , suy ra b  5; c  5; d  5; e  5
Vậy tất cả 5 số đã cho đều không nhỏ hơn 5.
b) Xét a  6 , khi đó b  7; c  8; d  9; e  10 suy ra a  b  c  d  e  6  7  8  9  10  40
trái với giả thiết. Do đó a  6 nên ta được a  5 .
Khi đó ta có b  c  5  d  e  1  b  c  d  e  4
Mà d  2  b; e  2  c  d  e  4  b  c .
Kết hợp với bất đẳng thức trên ta được b  d  2; c  e  2
31 31
Suy ra a  b  c  d  e  5  2b  2c  4  40  b  c   2b  1  b7
3 3
Nên ta được b  6; b  7
+ Nếu b  6, ta được d  8  c  7; e  9 .
Khi đó ta được bộ số  5; 6; 7; 8; 9 
+ Nếu b  7, ta được d  9; c  8; e  10 .
Khi đó ta được bộ số  5; 7; 8; 9;10  .

Ví dụ 22. Cho tập hợp A gồm 21 phần tử là các số nguyên khác nhau thỏa mãn tổng
của 11 phần tử bất kỳ lớn hơn tổng của 10 phần tử còn lại. Biết các số 101 và 102
thuộc A. Tìm tất cả các phần tử của A.
Lời giải
Giả sử A  a1 ; a 2 ; a 3; ...; a 21 với a1 ; a 2 ; a 3; ...; a 21  Z và a1  a 2  a 3  ...  a 21 .
Theo giả thiết ta có a1  a 2  a 3  ...  a11  a12  a13  ...  a 21
 a1  a12  a 2  a13  a 3  ...  a 21  a11 (1)
Mặt khác với x; y  Z và x  y thì y  x  1
 a12  a 2  10, a13  a 3  10,...,a 21  a11  10 (2)
Nên từ (1) suy ra a1  10  10  ...  10  100 nên a1  101 (vì 101  A).
 101  a12  a 2  a13  a 3  ...  a 21  a11  100 nên a12  a 2  a13  a 3  ...  a 21  a11  100 .
Kết hợp với (2) a12  a 2  a13  a 3  ...  a 21  a11  10 (3)
 10  a 12  a 2   a 12  a 11    a 11  a10   ...   a 3  a 2   10

16
 a12  a11  a11  a10  ...  a 3  a 2  1 (4)
Ta có a1  101 mà 102  A nên a 2  102
Kết hợp với (3) và (4) suy ra A  101;102;103;...; 121 .
Ví dụ 23. Trong dãy số gồm 6 số nguyên dương sắp theo thứ tự tăng dần thỏa mãn số
đứng sau là bội của số đứng trước nó và tổng của sáu số đó là 79. Tìm dãy số mà số
thứ sáu có giá trị lớn nhất.
Lời giải
Giả sử sáu số nguyên dương a1 ; a 2 ; a 3 ; a 4 ; a 5 ; a 6 thỏa mãn thỏa mãn yêu cầu bài toán
Ta có a1  a 2  a 3  a 4  a 5  a 6 và a1  a 2  a 3  a 4  a 5  a 6  79
Ta có nhận xét, nếu a 4  12 thì a 5  2a 4  24 và a 6  2a 5  48 .
Khi đó a1  a 2  a 3  a 4  a 5  a 6  12  24  48  79 không thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Do đó ta được a 4  12 .
Để ý là trừ số đầu tiên thì các số còn lại trong dãy số trên là bội của số đứng trước nó,
do đó ta có một cách chọn bốn số đầu tiên là a1  1;a 2  2; a 3  4; a 4  8 .
Ta có a 5  ma 4  8m và a 6  na 5  8mn với m, n là các số nguyên dương lớn hơn 1.
Mặt khác ta lại có a1  a 2  a 3  a 4  a 5  a 6  79 .
Từ đó ta được:
1  2  4  8  8m  8mn  79  m  1  n   8

Giải phương trình nghiệm nguyên trên kết hợp với điều kiện số thứ sáu của dãy lớn
nhất ta được m  2; n  3 nên ta được a 6  48 .
Vậy dãy số cần tìm là 1; 2; 4; 8; 16; 48.

Ví dụ 24. Cho 21 số nguyên đôi một khác nhau thỏa mãn điều kiện tổng của 11 số
nguyên tùy ý trong chúng lớn hơn tổng của 10 số nguyên còn lại. Biết rằng trong 21
số đó có một số là 101 và số lớn nhất là 2014. Tìm 19 số còn lại.
Lời giải
Gọi 21 số đó là a1 ; a 2 ; a 3 ;...; a 21 . Không mất tính tổng quát ta giả sử a1  a 2  a 3  ...  a 21 .
Khi đó ta được a 21  2014 .
Theo bài ra ta có a1  a 2  a 3  ...  a11  a12  a13  ...  a 21
Nên ta được a1   a12  a 2    a13  a 3   ...   a 21  a11  .
Do a1 ; a 2 ; a 3 ;...; a 21 là 21 số guyên đôi một khác nhau và a1  a 2  a 3  ...  a 21 nên ta suy
ra được a12  a 2  10; a13  a 3  10; ...; a 21  a11  10 .

17
Do đó ta được a1  100 nên suy ra a1  101 . Theo bài ra trong 21 số trên có một số là
101 nên từ các kết quả trên ta suy ra được a1  101 .
Và ta có 101   a12  a 2    a13  a 3   ...   a 21  a11 
Do đó 100   a12  a 2    a13  a 3   ...   a 21  a11  nên a12  a 2  a13  a 3  ...  a 21  a11  10
Từ đó ta được a11  a 21  10  2014  10  2004 .
Từ a11  2004 đến a 21  2014 có 11 số nguyên khác nhau nên ta được
a12  2005; a13  2006; ...; a 20  2013
Từ đó ta được a 2  a12  10  2005  10  1995; a 3  a13  10  2006  10  1996;...; a10  2004 .
Vậy 19 số cần tìm là 19 số nguyên liên tiếp từ 1995 đến 2013.

Ví dụ 25. Chọn 100 số tự nhiên khác nhau bất kì sao cho mỗi số đều không vượt qua
2015 và mỗi số đều chia 17 dư 10. Chứng minh rằng trong 100 số trên luôn chọn
được ba số có tổng không lớn hơn 999.
Lời giải
Giả sử n là số tự nhiên chia 17 dư 10, khi đó n  0 và n có dạng n  17k  10 với
kN.
Gọi 100 số tự nhiên được chọn là 17k1  10;17k 2  10;17k 3  10;...;17k100  10 .
Không mất tính tổng quát ta giả sử k1  k 2  k 3  ...  k100 .
Nếu k100  118 thi khi đó 17k100  10  17.118  10  2016 . Do đó k100  117 .
Ta sẽ chứng minh k 3  20 . Thật vậy, giả sử k 3  21 .
Khi đó từ k1  k 2  k 3  ...  k100 suy ra k 4  k 3  1; k5  k4  1; k6  k 5  1;...; k100  k99  1
Nên từ k 3  21 suy ra k 4  21  1  22; k5  22  1  23; k6  23  1  24;...; k100  117  1  118 ,
điều này trái với k100  118 . Do đó k 3  20 . Vì k 3  20 nên suy ra k 2  19; k1  18 .
Với kết quả trên ta chon ba số nhỏ nhất trong 100 số trên là
17k1  10;17k 2  10;17k 3  10 . Khi đó ta được
17k1  10  17k 2  10  17k 3  10   17.18  10    17.19  10    17.20  10   999

Vậy ta luôn chọn được ba số có tổng không lớn hơn 999. Bài toán được chứng minh.

Ví dụ 26. Chứng minh rằng bốn hình tròn đường kính là bốn cạnh của một tự giác
lồi thì phủ kín miền tứ giác ABCD.

Lời giải

18
Lấy M là một điểm tùy ý của tứ giác lồi ABCD. B
Có hai khả năng xảy ra:
 Nếu M nằm trên biên của đa giác (tức M nằm C
trên một cạnh của tứ giác ABCD). Khi đó M
M
nằm trong hình tròn có đường kính là cạnh ấy.
A
Trong trường hợp này kết luận của bài toán hiển
D
nhiên đúng.
 Nếu M nằm bên trong tứ giác lồi ABCD .
  BMC
Khi đó ta có AMB   CMD  DMA   3600

Theo nguyên lí cực hạn thì trong các góc


 BMC,CMD,
AMB,   DMA
 luôn tồn tại một góc có

số đo lớn nhất.
  AMB,
 BMC,CMD,
  DMA   900
 . Khi đó BMC
Giả sử MaxBMC  
Từ đó suy ra M nằm trong (hoặc cùng lắm là nằm trên) đường tròn đường kính BC.
Vậy dĩ nhiên M bị phủ bởi đường tròn này. Như thế do M là điểm tùy ý của tứ giác
ABCD, ta suy ra bốn hình tròn nói trên phủ kín tứ giác lồi đã cho.
Vậy ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 27. Trong tam giác ABC có ba góc nhọn. Lấy một điểm P bất kì trong tam
giác. Chứng minh khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ điểm P đến các
đỉnh A, B, C của tam giác không nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các
khoảng cách từ điểm P đến các cạnh của tam giác đó.

Lời giải
Dựng PA1 ,PB1 ,PC1 tương ứng vuông góc với các cạnh BC, CA, AB. Vì tam giác ABC
có ba góc nhọn nên các điểm A1 , B1 ,C1 tương ứng nằm trong đoạn BC, CA và AB.
A

Nối PA, PB, PC ta có


A1
 C
APC  A
PB  BPA  B
PC  CPB  PA  3600 B1
1 1 1 1 1 1

Suy ra góc lớn nhất trong 6 góc này không thế P

nhỏ hơn 600 . B C1 C

 là lớn nhất, khi đó APC


Không mất tính tổng quát, ta giả sử APC   600 .
1 1

PC1   cos600  1
Xét APC1 vuông tại C1 , khi đó ta có  cosAPC 1
AP 2

19
Từ đó ta được AP  PC1 . Nếu thay PA bằng khoảng cách lớn nhất trong các khoảng
cách từ P đến các đỉnh và thay PC1 bằng khoảng cách ngắn nhất từ P tới các cạnh thì
bất đắng thức càng được thỏa mãn.
Vậy bài toán được chứng minh.

Ví dụ 28. Cho tứ giác lồi ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Chứng
minh rằng nếu các bán kính của 4 đường tròn nội tiếp các tam giác EAB, ECD, EDA
mà bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình thoi.

Lời giải
Hoàn toàn không mất tính tổng quát ta có B C

thể giả sử rằng CE  AE; BE  DE . Gọi B1 và


C1 tương ứng là các điểm đối xứng của B C1 B1
và C qua tâm E, ta có tam giác C1EB1 nằm
trong miền tam giác AED. A D

Giả sử đoạn thẳng AD không trùng với


đoạn thẳng C1 B1 .
Khi đó đường tròn nội tiếp tam giác AED nằm bên trong đường tròn nội tiếp tam giác
AED, đồng dạng với đường tròn này với tâm đồng dạng E, hệ số đồng dạng lớn hơn 1.
Như vậy rAED  rC EB  rCBE ( rAED là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác AED) .
1 1

Điều này vô lí vì trái với giả thiết là rAED  rCEB .


Như vậy chứng tỏ là A trùng với C1 và D trùng với B1
Khi đó OA  OC và OB  OD nên từ giác ABCD là hình bình hành.
Trong hình bình hành ABCD có :
p1r  S AEB  S BEC  p2 r , trong đó p1 và p2 tương ứng là nửa chu vi của các tam giác
AEB và BEC.
AB  BE  EA BC  CE  BE
Suy ra ta được p1  p2 hay  nên AB  BC
2 2
Hình bình hành ABCD có AB  BC nên ABDC là hinh thoi.

Ví dụ 29. Cho tứ giác ABCD thỏa mãn điều kiện bán kính các đường tròn nội tiếp
bốn tam giác ABC, BCD, CDA và DAB bằng nhau. Chứng minh tứ giác ABCD là
hình chữ nhật.

Lời giải

20
Giả sử rABC  rBCD  rCDA  rDAB . Vẽ các B B'

hình bình hành ABB’C và ADD’C.


Suy ra tứ giác BB’D’C là hình bình E
A
hành . C

Do đó ABC  B' CB và
ADC  D' CD suy ra rABC  rB'CD và D D'

rADC  rD'CD
Mặt khác ABD  CB' D' nên
rABD  rCB' D'
Theo giả thiết rABC  rBCD  rCDA  rDAB nên rB'CB  rCB' D'  rD'CD  rCBD
Gọi E là giao điểm của BD’ và DB’. Ta chứng minh C trùng với E.
Giả sử C khác E suy ra C thuộc vào một trong bốn tam giác EBD, EBB’, EB’D’,
ED’D. Giả sử C thuộc vào miền tâm giác BDE, khi đó rBCD  rBED  rB'ED  rCB' D' , điều
này vô lí.
Như vậy chứng tỏ E trùng với C.
Suy ra B, C, D’ thẳng hàng và D, C, B’ thẳng hàng.
Ta có D’C song song với AD suy ra BC song song với AD.
Vì CB’ song song với AB nên DC song song với AB.
Suy ra ABCD là hình bình hành.
1
Ta lại có: S ABD  S ADC  S ABCD (vì ABCD là hình bình hành).
2
AB  BD  DA AD  DC  CA
Do đó ta được: rABD .  rADC .
2 2
Hay là ta được AB  BD  DA  AD  DC  CA nên BD  CA
Vậy ABCD là hình chữ nhật.

Ví dụ 30. Bên trong đường tròn tâm O bán kính R  1 có cho 7 điểm phân biệt.
Chứng minh rằng tồn tại ít nhất hai điểm trong số chứng mà khoảng cách giữa hai
điểm này nhỏ hơn 1.
Lời giải
Nhận thấy rằng có ít nhất 7 điểm trong số 8 điểm đã cho là khác tâm O.
Ta gọi các điểm đó là A1 , A 2 , A 3 , A 4 , A 5 , A6 , A7 , A8 .

21
Ta có góc nhỏ nhất trong số các góc đỉnh O và hai
 3600 A2
điểm còn lại là A i
OA k
là không lớn hơn  600 với A1
7
i  k,1  i, k  8 O

Không mất tính tổng quát ta giả sử A OA 2 là góc bé
1

nhất.

Xét A1OA 2 ta có A OA 2  60 0 nên ta được:
1

OA A  600 OA 2  A1A 2


1 2
 

 A1A 2 O  60 0
OA1  A1A 2

Mà ta có OA1  1 hoặc OA 2  1 suy ra A1A 2  1 .


Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 31. Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn tâm O. Chứng minh rằng: Nếu
các đường chéo AC và BD giao nhau tại O thì tứ giác ABCD là hình thoi.
Lời giải
Không mất tính tổng quát ta có thể D
giả sử OA  OC và OB  OD . Gọi B’
và C’ lần lượt là các điểm đối xứng
của B và C qua O nên OB  OB' và
A C
OC  OC' O

Bởi vì BC là tiếp tuyến của đường


tròn (O) nên B’C’ cũng tiếp xúc với
đường tròn (O). B

Từ đó ta được A trùng với C’ và D


trùng với B’, suy ra AO  OC và
OB  OD . Từ đây ta được tứ giác
ABCD là hình bình hành.
Mặt khác ABCD ngoại tiếp đường tròn (O) nên AB  CD  AD  BC ,
do đó AB  AD .
Do đó hình bình hành ABCD là hình thoi.

Ví dụ 32. Trên mặt phẳng cho một số hữu hạn điểm không cùng nằm trên một đường
thẳng. Chứng minh rằng tồn tại ba điểm sao cho đường tròn đi qua ba điểm đó không
chứa điểm nào ở bên trong.
Lời giải

22
A1 C

Ak

A2

Ak+1
Ak Ak+1
Ap Ap-1

Vì số các điểm đã cho là hữu hạn và chúng không cùng nằm trên một đường thẳng,
nên khi lấy bao lồi hệ điểm ta sẽ được một đa giác. Giả sử đó là đa giác lồi A1A 2 ...A p .
Như thế các điểm còn lại đã cho phải nằm trong bao lồi. Gọi Ak , Ak 1 là hai đỉnh liên
tiếp của của đa giác lồi (nghĩa là xét một cạnh tùy ý Ak Ak 1 ). Khi ấy mọi điểm đã cho
đều nằm ở một nửa mặt phẳng xác định bởi A k A k 1 . Từ giả thiết suy ra tập hợp các
điểm đã cho không thuộc A k A k 1 là khác rỗng. Vì thế theo nguyên lý cực hạn, tồn tại

C sao cho A 
CA k 1  MaxA A A , ở đây giá trị lớn nhất lấy theo mọi i  1, n mà
k k 1 k 1

i  k,i  k  1 ( giả sử A1 , A 2 ,..., A n là hệ hữu hạn điểm cho trước). Khi đó đường tròn
ngoại tiếp ta giác CA k A k 1 là đường tròn cần tìm.

Ví dụ 33. Cho tam giác ABC, lấy điểm C1 thuộc cạnh AB, A1 thuộc cạnh BC và B1
thuộc cạnh CA. Biết rằng độ dài đoạn thẳng AA1 , BB1 ,CC1 không lớn hơn 1. Chứng
1
minh rằng S ABC  ( S ABC là diện tích tam giác ABC)
3

Lời giải
Ta xét các trường hợp sau đây A

+ Trường hợp 1: Tam giác ABC không


C1
tù, khi đó trong ba góc của tam giác
B1
ABC có ít nhất một góc lớn lớn hơn
hoặc bằng 600 .
B C
Không mất tính tổng quát, giả sử A1

B
A  C
 A
  600

Kẻ các đường cao BD và CE, khi đó ta

23
1
được S ABC  BD.AC
2
1 1 1
Mà BD  BB1  1 nên ta được S ABC  BD.AC  .BB1 .AC  .AC
2 2 2
1 1
Chứng minh tương tự ta được S ABC  .AB . Do đó ta có S 2ABC  .AB.AC .
2 4

1 1 3.AB.AC
Lại có S ABC  .AB.AC.sin A  .AB.AC.sin 600 
2 2 4

3.AB.AC 1
Do đó ta được S ABC   3.S 2ABC  S ABC 
4 3
  900
+ Trường hợp 2: Tam giác ABC tù, không mất tính tổng quát ta giả sử A
  1200 , chứng minh tương tự trương hợp tam giác ABC
- Khi đó nếu 900  A
không từ.
  120 0 , trong tam giác ABB có A
- Khi A   90 0  AB
 B nên ta được
1 1

AB  BB1  1 .

  90 0  AC
Trong tam giác ACC1 có A  C nên ta được AC  CC1  1 .
1

1 1 1
  .1.1.sin 600  3 1
Ta có SABC  .AB.CK  .AB.AC.sin KAC 
2 2 2 4 3

1
Vậy ta luôn có S ABC  .
3

24
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Chứng minh rằng nếu tất cả các cạnh của một tam giác đều nhỏ hơn 1 thì diện
3
tích tam giác nhỏ hơn .
4
Bài 2. Trên mặt phẳng đã cho 2011 điểm, khoảng cách giữa chúng đôi một khác
nhau. Nối mỗi điểm trong số 2011 điểm này với điểm gần nhất. Chứng minh rằng với
mỗi cách nối đó không thể nhận được một đường gấp khúc khép kín.
Bài 3. Trên mặt phẳng cho 2011 điểm thỏa mãn ba điểm bất kì trong số chúng đều
thẳng hàng. Chứng minh rằng 2011 điểm đã cho là thẳng hàng.
Bài 4. Trên mặt phẳng có 2011 điểm bất kỳ, ít nhất ba điểm không thẳng hàng.
Chứng minh rằng luôn vẽ được một đường tròn qua ba trong số 2011 điểm đã cho mà
2008 điểm còn lại không nằm ngoài đường tròn.
Bài 5. Trên mặt phẳng cho m  n điểm phân biệt(m, n là các số nguyên dương).
Chứng minh rằng tồn tại một đường tròn không đi qua điểm nào trong các điểm trên
và chứa đúng n điểm trong m  n điểm đã cho.
Bài 6. Trong một bảng ô vuông 10x10 người ta viết 100 số nguyên từ 1 đến 100. Mỗi
hàng ta chọn ra số lớn thứ ba trong 10 số của hàng. Chứng minh rằng tổng của 10 số
được chọn không nhỏ hơn tổng của 10 số trong bất cứ một hàng nào của bảng số.
Bài 7. a) Trên một mạng lưới ô vuông vô hạn trên một mặt phẳng, đặt vào mỗi ô
vuông một số tự nhiên sao cho số trong mỗi ô bằng trung bình cộng của bốn số trong
các ô vuông có cạnh kề với ô đó. Chứng minh tất cả các số bằng nhau.
b) Nếu số trong mỗi ô bằng trung bình cộng của bốn số trong các ô vuông bốn
góc. Ta có thể đặt được tối đa bao nhiêu giá trị của các số?
Bài 8. Bảy người câu được 100 con cá. Biết rằng không có hai người nào câu được số
cá như nhau. Chứng minh rằng có ba người câu được tổng cộng không ít hơn 50 con
cá.
Bài 9. Đặt các số nguyên 1; 2; 3;...; n 2 vào một bàn cờ n.n  n  2  một cách ngẫu nhiên,
mỗi số đúng một lần, mỗi ô một số. Chứng minh rằng tồn tại hai ô vuông kề
nhau(chung cạnh hoặc chung đỉnh) mà có giá trị khác nhau ít nhất n  1 .
Bài 10. Cho trước một bảng m.n các số thực. Một phép biến đổi bảng là một lần ta
đổi dấu của tất cả các số trong một hàng hay một cột nào đó của bảng. Chứng minh
rằng ta luôn có thể thực hiện được một dãy hữu hạn các phép biến đổi bảng để kết
quả thu được là một bảng với tổng các số trong một dòng, một cột bất kì đều không
âm.
Bài 11. Trong một buổi tiệc với một số lượng người tham gia nhất định, xét quan hệ
“bạn bè” theo nghĩa: “Nếu A là bạn của B thì B cũng là bạn của A”. Chứng minh

25
rằng người trong buổi tiệc luôn có thể chia làm hai nhóm để đưa vào trong hai phòng
khác nhau sao cho: Với mỗi người trong một phòng bất kì, ít nhất một nửa số bạn của
người đó ở phòng còn lại.
Bài 12. Trong các ô của bảng vuông kích thước n.n ô vuông, người ta viết các số sao
cho tổng của các số có mặt trong các ô của một “chữ thập” (tức là hình gồm một hàng
và một cột) bất kỳ không nhỏ hơn a. Tính giá trị nhỏ nhất của tổng các ô trong bảng.
Bài 13. Lấy 2011 điểm thuộc miền trong của tứ giác để cùng với 4 đỉnh ta được 2015
điểm, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Biết diện tích của tứ giác ban đầu
là 1cm2. Chứng minh rằng tồn tại một tam giác có 3 đỉnh lấy từ 2015 điểm đã cho có
1
diện tích không vượt quá cm2.
4024
Bài 14. Trong mặt phẳng cho tập hợp P gồm hữu hạn điểm bất kỳ không cùng nằm
trên một đường thẳng. Xét tất cả các đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ của P.
Chứng minh luôn có ít nhất một đường thẳng chỉ đi qua hai điểm của P.
Bài 15. Trên mặt phẳng kẻ 2016 đường thẳng sao cho không có ba đường nào đồng
quy. Tam giác tao bởi ba đường thẳng trong các đường thẳng trên được gọi là tam
giác xanh nếu nó không bị đường thẳng cào trong số các đường thẳng còn lại cắt. Gọi
k là số tam giác xanh có thể có được từ các đường thẳng trên.
a) Chứng minh rằng số tam giác xanh không ít hơn 672.
b) Chứng minh rằng số tam giác xanh không ít hơn 1344.
Bài 16. Chứng minh rằng nếu a, b là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau thì
tồn tại các số nguyên x, y sao cho ax  by  1 .
Bài 17. Trên một vòng tròn người ta xếp ít nhất bốn số thực không âm có tổng bằng
1
1. Chứng minh rằng tổng của tất cả các tích hai số kề nhau không lớn hơn .
4
Bài 18. Cho n là một số nguyên dương và các số nguyên dương a1 ; a 2 ; a 3 ;...; a n có tổng
bằng 2n  1 . Chứng minh rằng tồn tại một số số trong các số nguyên dương trên có
tổng bằng n.
Bài 19. Cho 5 số nguyên phân biệt sao cho tổng ba số bất kì trong chúng luôn lớn
hơn tổng hai số còn lại. Tìm giá trị nhỏ nhất của tích năm số nguyên đó.

26
HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1.
Gọi A là góc nhỏ nhất của tam giác B
  600 .
ABC thì suy ra BAC
1 1
Ta có S ABC  BH.AC  AB.AC.sin A
2 2
Do đó ta được
1 1 3 3
S ABC  AB.AC.sin 600  .1.1.  C H A
2 2 2 4
Suy ra điều phải chứng minh
Bài 2.
Giả sử ngược lại với cách nối đó, chúng ta nhận B
được một đường thẳng gấp khúc khép kín.
Gọi AB là mắt lớn nhất của đường gấp khúc
A
khép kín này. Tức là đoạn thẳng lớn nhất trong
các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc trên.
Giả sử AC và BD là hai mắt kề với mắt AB. Khi D
C

đó ta thấy
 Nếu AC  AB thì B không phải là điểm gần
nhất của A.
 Nếu BD  AB Thì A không phải là điểm gần nhất của B.
Chứng tỏ rằng A và B không thể được nối với nhau. Điều này vô lí.
Từ đó ta không thể nhận được một đường gấp khúc khép kín từ cách nối trên.
Bài 3. Giả sử ngược lại là 2011 điểm đã cho không thẳng hàng.
A

B Q C D

Dựng qua mỗi cặp điểm trong số 2011 điểm này một đường thẳng. Số các đường
thẳng được nối như vậy là hoàn toàn xác định, hữu hạn. Xét các khoản cách khác 0
nhỏ nhất từ 2011 điểm đã cho đến các đường thẳng vừa dựng. Số các khoảng cách
như vậy tồn tại và hữu hạn.
Gọi khoảng cách từ A đến đường thẳng BC là bé nhất( A, B , C là ba trong số 2011
điểm đã cho) . Theo giả thiết, trên BC cón có 1 điểm thứ 3 là D khác B và C. Vẽ AQ
27
vuông góc với BC, khoảng cách AQ là bé nhất (theo giả sử) ta có trong ba điểm B, C,
D phải có ít nhất hai điểm nằm về cùng một phía của điếm Q, giả sử đó là hai điểm A
và D.
Giả sử CQ  DQ , vẽ CR vuông góc với AD, Khi đó dễ thấy CR  AQ , điều này vô lí.
Từ đó ta suy ra được 2011 điểm đã cho thẳng hàng.
Bài 4. Ta giải bài toán trong trường hợp tổng quát. Ta sẽ chứng minh khi có n điểm
 n  2  ít nhất có ba điểm không thẳng hàng, ta sẽ chứng minh tồn tại một đường tròn
đi qua ba điểm trong n điểm và n  3 điểm còn lại không nằm ngoài đường tròn này.
Ta tìm được hai điểm A1A 2 mà tất cả các điểm còn lại đều nằm trên cùng một nửa mặt

phẳng bờ là đường thẳng A1A 2 . Trong số các góc có dạng A A A 2 (với mọi i chạy từ
1 i


3 đến n) ta tìm được một điểm A k sao cho góc A A A 2 nhỏ nhất. Nên
1 k


A 
A A2  A A A 2 với mọi i chạy từ 3 đến n, do đó đường tròn ngoại tiếp tam giác
1 i 1 k


A A A 2 chứa tất cả các điểm còn lại hoặc đi qua một số điểm và chứa các điểm còn
1 k

lại. Tóm lại là không có điểm nào trong n  3 điểm nằm ngoài đường tròn này. Thật

vậy, nếu có điểm A j nào đó nằm ngoài đường tròn ngoại tiếp tam giác A A A 2 thì ta
1 k


có A 
A jA2  A A A 2 , điều này mâu thuẫn. Vậy ta chứng minh xong bài toán.
1 1 k

Bài 5. Vì m, n là các số nguyên dương nên số điểm trên mặt phẳng là hữu hạn. Nối
hai điểm bất kì trong các điểm trên ta được một số đoạn thẳng hữu hạn. Vẽ các đường
trung trực của các đoạn thẳng trên, khi đólà cũng đươch hữu hạn các đường trung
trực, như vậy tồn tại một điểm O không nằm trên đường trung trực nào. Như vậy
khoảng cách từ O đến m  n điểm phân biệt là khác nhau.
Gọi các khoảng cách đó lần lượt là r1 ; r2 ;...; rn ;...; rm  n .
Không mất tính tổng quát ta giả sử r1  r2  ...  rn  ...  rm  n .
Đến đây la chọn O là tâm và bán kính là rn  r  rn 1 để vẽ đường tròn thì đường tròn
đó không đi qua điểm nào và chứa đúng n điểm trong các điểm đã cho.
Bài 6. Giả sử trong 10 hàng ta chọn được 10 số thỏa mãn bài toán là a1 ; a 2 ; a 3 ;...; a10 .
Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử a1  a 2  a 3  ...  a10 .
Như vậy có nhiều nhất 20 số lớn hơn a10 (gồm những số lớn nhất và số lớn thứ hai ở
mỗi hàng), khi đó ta suy ra được a10  10 . Tương tự ta được a 9  72 (gồm những số lớn
nhất, số lớn thứ hai ở mỗi hàng và những số ở hàng chứa a10 có thể lớn hơn a 9 ).
Như vậy ta được a10  a 9  a 8  ...  a1  80  72   a1  7    a1  6   ...  a1  8a1  180 .
Mặt khác hàng chứa số a1 có tổng lớn nhất là

28
100  99   a1  1   a1  2   ...   a1  7   8a1  171

Dễ thấy 8a1  171  8a1  180 . Từ đó ta có điều phải chứng minh.


Bài 7. a) Tồn tại ô vuông với số được điền bé nhất, 4 ô kề cạnh cũng được đặt cùng
số bé nhất đó. Với ô vuông khác bất kì ta luôn tìm được một dãy các ô vuông kề cạnh
bắt đầu từ ô vuông đó tới ô vuông với số bé nhất, do vậy cũng được đặt số bé nhất.
Vậy tất cả các số đều bằng nhau.
b) Tô màu đen trắng theo kiểu bàn cờ, ta chứng minh được tất cả các số trong các ô
cùng màu phải bằng nhau. Tối đa đặt được 2 giá trị của các số vào mạng lưới ô
vuông.
Bài 8. Ta sắp xếp các người câu cá theo thứ tự để số cá câu được của họ giảm dần.
Như thế người thứ nhất câu được nhiều cá nhất và người thứ bảy câu được ít cá nhất.
Nếu người thứ tư câu được không ít hơn 15 con cá, thì ba người đầu câu được không
ít hơn 16  17  18  51 con cá. Nếu người thứ tư câu được 14 con cá hoặc ít hơn thì cả
bốn người sau câu được không quá 14  13  12  11  50 con. Như vậy ba người đầu
câu được không ít hơn 50 con.
Vậy ba người đầu luôn câu được tổng cộng không dưới 50 con cá.
Bài 9. Với 2 ô bất kì ta luôn tìm được một dãy không quá n các ô vuông kề nhau nối
chúng (tính cả 2 ô đó). (1) Giả sử ngược lại, hai ô vuông kề nhau bất kì có giá trị khác
nhau nhiều nhất n (2)
Xét hai ô vuông chứa số 1 và n 2 . Theo nhận xét (1) ta có một dãy không quá n ô
vuông kề nhau nối chúng. Nhưng kết hợp với điều kiện (2), giá trị hai ô này khác
nhau không quá n  n  1 . Như vậy ta thu được n 2  1  n  n  1 nên ta được n  1 .
Không thể xảy ra vì n  2 . Ta có điều phải chứng minh.
Bài 10. Nếu bảng chưa đạt yêu cầu, ta thực hiện một phép biến đổi bảng “tốt” như
sau: đổi dấu một hàng hay cột có tổng các số là âm. Xét số S là tổng tất cả các số có
trong một bảng, khi ta thực hiện một phép biến đổi “tốt”, S tăng lên thực sự. Tập các
số khi ta biến đổi bảng từ bảng ban đầu rõ ràng là hữu hạn (không thể vượt quá 2 m.n ,
giải thích tại sao?). Do vậy tồn tại một số S lớn nhất, xét bảng với số S lớn nhất có
thể này. Rõ ràng đó là bảng mà có tổng các số trong một dòng, một cột bất kì đều
không âm, vì ta không thể thực hiện thêm một phép biến đổi “tốt” từ bảng này.
Bài 11. Với một cách chia bất kì số người thành 2 nhóm, gọi là số lượng tất cả các
cặp P; Q sao cho P và Q ở khác phòng và P,Q là bạn của nhau. Xét cách chia
với m lớn nhất có thể (vì số cách chia là hữu hạn nên m nhận hữu hạn giá trị), ta
chứng minh cách chia này thỏa mãn yêu cầu.
Thật vậy, với người P bất kì, gọi a p là số bạn của anh ta trong cùng phòng và bp là số

29
bạn của anh ta khác phòng. Nếu ta chuyển P sang phòng còn lại thì ta sẽ
cộng  a p  b p  vào m. Do giả thiết chọn m là lớn nhất nên ta phải
có a p  bp  0 hay a p  bp . Vậy với cách chia mà m lớn nhất có thể thì thỏa mãn yêu
cầu.
Bài 12. Lấy một hàng có tổng các số trong hàng đó là nhỏ
nhất. Sau đó xét tổng tất cả có “chữ thập” được lập nên
từ các ô của hàng đó. Có n “chữ thập” như vậy, theo
điều kiện của bài toán. Ta suy ra, tổng các số ghi ở n
“chữ thập” ấy không nhỏ hơn n.a. Dễ thấy tổng nói
trên bằng tổng của tất cả các số trong bảng cộng thêm
 n  1 lần tổng các số trong hàng lấy ra.
Gọi tổng các số trong bảng là N, tổng các số trong
hàng lấy ra là m, từ suy luận trên ta suy ra:
N   n – 1 .m  n.a

N
Theo định nghĩa số m thì m  . Kết hợp hai kết quả trên suy ra
n
N n2
N .  n  1  n.a  N  .a
n 2n  1
a
Mặt khác, chọn tất cả các ô trong bảng đều bằng . Khi đó tổng tất cả các số ghi
2n  1
a
trong mọi hình chữ thập là  2n  1 .  a . Phép ghi như vậy là hợp lệ. Với cách
2n  1
n 2 .a
ghi này, tổng các số ghi vào các ô trong bảng là . Vậy giá trị nhỏ nhất của tổng
2n  1
n 2a
cần tìm là N min  .
2n  1
Bài 13.
Xét tứ giác ABCD có diện tích bằng 1. B

A
+ Với điểm thứ nhất M, ta có 4 tam giác đôi một
không có điểm trong chung.
N
+ Điểm thứ hai N phải là điểm trong của một trong 4 M

tam giác chung đỉnh M. Nối N với 3 đỉnh của tam D


C
giác đó, tạo nên 3 tam giác tuy nhiên số tam giác đôi
một không có điểm trong chung chỉ tăng thêm 2 vì
mất đi tam giác chứa N.

30
Số tam giác không có điểm trong chung lúc này là 4 + 2. Tương tự với 2009 điểm còn
lại, cuối cùng số tam giác đôi một không có điểm trong chung là 4  2  2009.2  4024
tam giác. Tổng diện tích của 4024 các tam giác đó bằng 1cm 2 , nên có ít nhất một tam
1
giác có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng cm 2 (đpcm).
4024
Bài 14. Giả sử điều phải chứng minh là P

sai, tức là bất kỳ bất kỳ đường thẳng nào


trong P cũng đi qua ít nhất 3 điểm. Khi l

đó ta chứng minh được tất cả các điểm C


m

B
trong P đều thẳng hàng. A

Thật vậy: Giả sử mọi đường thẳng qua 2


điểm trong S đều chứa ít nhất 3 điểm.
Một đường thẳng gọi là đường nối nếu nó
đi qua ít nhất hai điểm trong S.
Giả sử  P,1 là cặp điểm và đường nối có khoảng cách nhỏ nhất trong mọi cặp điểm -
đường nối. Theo giả thiết l đi qua ít nhất 3 điểm trong S. nên nếu hạ đường cao từ P
xuống l thì tồn tại ít nhất hai điểm nằm cùng phía của đường cao(một điểm có thể
nằm ngay đường cao). Trong hai điểm này gọi điểm nằm ở gần chân đường cao hơn
là B và điểm kia là C. Xét đường thẳng m nối PC khoảng cách từ B tới m nhỏ hơn
khoảng cách từ P tới l nên mâu thuẫn giả thiết về P và l. Một cách dễ thấy là tam giác
vuông với cạnh huyền BC đồng dạng và nằm trong tam giác vuông với cạnh huyền
PC. Do đó không thể tồn tại khoảng cách dương nhỏ nhất giữa các cặp điểm đường
nối. Nói cách khác, mọi điểm đều nằng trên đúng một đường thẳng nếu mọi đường
nối đều chứa ít nhất 3 điểm(vô lý với giả thiết) do tất cả các điểm trong P không
thẳng hàng. Suy ra giả thiết phản chứng là sai. Từ đó ta có điều phải chứng minh.
Bài 15. a) Lấy đường thẳng d bất kì. Xét các giao điểm của các đường thẳng khác
đường thẳng d. Trong các giao điểm đó tồn tại một giao điểm mà khoảng cách từ nó
đến dường thẳng d là nhỏ nhất. Khi đó giao điểm đó với hai giao điểm nằm trên
đường thẳng d là một tam giác xanh. Như vậy ứng với mỗi đường thẳng ta có một
tam giác xanh nên ứng với 2016 đường thẳng ta có 2016 tam giác xanh. Tuy nhiên
mỗi tam giác xanh trong số trong số 2016 tam giác xanh trên được tính nhiều nhất ba
lần. Do đó có ít nhất 2016 : 3  672 tam giác xanh khác nhau.

31
b) Từ kết quả câu a thì ta suy ra được về hai d3
phía của đường thẳng d đều có các giao
điểm của các đường thẳng khác. Do đó ứng
với d có ít nhất hai tam giác xanh về hai M1 M2 d4
M3
phía. Ta cần chứng minh có nhiều nhất hai
đường thẳng mà tất cả các giao điểm của d2
các đường thẳng khác nằm về một phía so
d1
với đường thẳng đó.
Thật vậy, giả sử ngược lại có d1 ; d2 ; d3 như
vậy. Gọi M1 ; M 2 ; M 3 lần lượt là giao điểm
của d 4 với d1 ; d 2 ; d 3 . Giả sử M 2 nằm giữa
M1 và M 3 .
Khi đó M1 và M3 nằm cùng phía so với d 2 , điều này vô lí.
Như vậy ứng với 2016 đường thẳng có ít nhất 2014.2  2.2  4032 tam giác xanh. Mà
mõi tam giác xanh được tình nhiều nhất ba lần nên có ít nhất  2014.2  2.2  : 3  1344
tam giác xanh khác nhau.
Bài 16. Giả sử khẳng định đề bài không đúng, tức là tồn tại hai số nguyên dương a, b
nguyên tố cùng nhau sao cho không tồn tại x, y nguyên sao cho ax  by  1 . Gọi a 0 ; b0
là một cặp số như vậy với a 0  b0 nhỏ nhất(phản ví dụ nhỏ nhất). Vì  a 0 , b0   1 và
a 0
; b 0    1; 1 (do 1.0  1.1  1 ) nên a 0  b0 . Không mất tính tổng quát, có thể giả sử

a 0  b0 . Dễ thấy  a 0  b0 , b0    a 0 , b0   1 .

Do a 0 – b0  b0  a 0  a 0  b0 nên do tính nhỏ nhất của phản ví dụ, ta suy ra


a 0
 b 0 , b0  không là phản ví dụ, tức là tồn tại x, y sao cho  a 0  b0  x  b0 y  1 . Nhưng

từ đây thì a 0 x  b0  y  x   1 . Mâu thuẫn đối với điều giả sử. Vậy điều giả sử là sai và
bài toán được chứng minh.
Bài 17. Gọi các số thực không âm được xếp trên vòng tròn là a1 ; a 2 ;...; a n với n  4
thỏa mãn
a1  a 2  ...  a n  1
1
Ta cần chứng minh được a1a 2  a 2a 3  ...  a n1a n  a na1  .
4
 Với n là số chẵn, tức là n  2m với m là số nguyên dương, khi đó đặt
a1  a 2  ...  a 2 m 1  a . Từ đó ta có
1
a 1a 2  a 2 a 3  ...  a n 1a n  a na 1   a 1  a 3  ...  a 2m 1  a 2  a 4  ...  a 2m   a  1  a   .
4
32
 Với n là số lẻ, khi đó giả sử a k là số nhỏ nhất. Để tiện cho việc chứng minh ta giả
sử 1  k  n  1 , điều này không làm mất tính tổng quát n  4 .
Đặt a i  bi với  1; 2;...; k  1 , bk  a k  a k 1 với i  k và bi  a i1 với i  k  1; k  1;...; n  1 .
Thay vào bất đẳng thức cần chứng minh ta được
1
a 1a 2  a 2a 3  ...  a k 2a k1   a k1  a k  2  b k  ...  a n 1a n  a na 1 
4
Do a k nhỏ nhất nên ta có
a k1a k  a ka k 1  a k 1a k  2  a k 1a k  a k 1a k1  a k 1a k  2   a k 1  a k 2  b k .

1
Như vậy ta cần chứng minh được b1 b 2  b2 b3  ...  b k1 bk  b k b1  với k là số chẵn.
4
Đến đây hoàn toàn tương tự như trường hợp n chẵn ta có điều phải chứng minh.
1
Đánh giá trên đây là tốt nhất và dấu bằng xảy ra khi 2 trong n số bằng , còn các số
2
còn lại bằng 0.
Bài 18. Đặt b1  a1 ; b2  a1  a 2 ;...; bn  a1  a 2  ...  a n .
Vì a1 ; a 2 ; a 3 ;...; a n là các sô nguyên dương nên ta được 1  b1  b2  ...  bn  2n  1 .
Ta xét các trường hợp sau:
+ Nếu n số nguyên dương b1 ; b2 ;...; bn khi chia cho n có các số dư khác nhau thì tồn
tại một số chia hết cho n. Không mất tính tổng quát ta giả sử số đó là bk với
k  1; 2; 3;...; n

Khi đó ta có 1  bk  2n  1 nên ta được bk  n . Do đó ta được a1  a 2  a 3  ...  a k  n .


+ Nếu n số nguyên dương b1 ; b2 ;...; bn khi chia cho n có hai số dư bằng nhau. Không
mất tính tổng quát ta giả sử số đó là bk và bl với k,l  1; 2; 3;...; n và k  l
Từ đó ta được bk  bl  n hay ta được  a1  a 2  a 3  ...  a k    a1  a 2  a 3  ...  a l  n
Từ đó ta được a l1  a l 2  ...  a k  n .
Vậy luôn tồn tại một số số trong các số nguyên dương trên có tổng bằng n
Bài 19.
Gọi 5 số nguyên phân biệt đó là a, b, c, d, e. Không mất tính tổng quát ta giả sử
a  b  c d  e.
Khi đó theo giả thiết ta có a  b  c  d  e , do đó a  d  e  b  c .
Chú ý là a, b, c, d, e là các số nguyên thỏa mãn a  b  c  d  e nên d  b  2; e  c  2 .
Suy ra d  e  b  d  4 nên ta được a  4 .
Từ đó suy ra a  5 nên ta được b  6; c  7; d  8; e  9 . Suy ra abcde  5.6.7.8.9 .

33
Vậy giá trị nhỏ nhất của tích năm số nguyên thỏa mãn yêu cầu bài toán là
5.6.7.8.9  15120 .

34

You might also like