Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

MỤC LỤC
PHẦN THỰC HÀNH ............................................................... 2
Bài thực hành 1. Một số chương trình Python đơn giản ................. 2
Bài thực hành 2. Câu lệnh rẽ nhánh – if ........................................ 8
Bài thực hành 3. Câu lệnh lặp – for ............................................. 13
Bài thực hành 4. Câu lệnh lặp – while ......................................... 17
Bài thực hành 5. Chương trình con.............................................. 21
Bài thực hành 6. Kiểu dữ liệu xâu – string .................................. 26
Bài thực hành 7. Kiểu dữ liệu danh sách – list ............................. 30
Bài thực hành 8. Kiểu tệp – file................................................... 36
Bài thực hành 9. Kiểu list 2 chiều – list của list ........................... 46
PHẦN BÀI TẬP ...................................................................... 52
Chương trình Python đơn giản .................................................... 52
Câu lệnh rẽ nhánh if .................................................................... 53
Câu lệnh lặp for .......................................................................... 54
Câu lệnh lặp lặp while ................................................................ 56
Chương trình con ........................................................................ 57
Kiểu xâu ..................................................................................... 58
Kiểu list 1 chiều .......................................................................... 59
Kiểu Tệp ..................................................................................... 60
Kiểu list 2 chiều .......................................................................... 60

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 1


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

PHẦN THỰC HÀNH


Bài thực hành 1. Một số chương trình
Python đơn giản
Ví dụ 1. Viết chương trình Python xuất ra màn hình dòng chữ "Xin chào
Python"
 Khởi động IDLE Python
 Nháy menu File  chọn New File để mở cửa sổ soạn thảo mới
 Màn hình giao diện môi trường IDLE Python:

 Các thành phần trên cửa sổ IDLE Python:


o (1) Thanh tiêu đề (Title bar): bên trái có dòng chữ untitle và bên
phải có 3 nút lệnh điều khiển cửa sổ (thu nhỏ, phóng to/phục hồi và
đóng cửa sổ chương trình Python).
o (2) Thanh bảng chọn (Menu bar) với các mục: File, Edit, Format,
Run, Options, Window, Help.
o (3) Vùng soạn thảo chương trình: cho phép người dùng soạn nội
dung chương trình viết bằng ngôn ngữ Python.
o (4) Thanh trạng thái (Status bar): cho biết vị trí (dòng, cột) hiện
tại của con trỏ soạn thảo.
 Trong vùng soạn thảo, nhập nội dung chương trình như sau:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 2


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

 Lưu trữ chương trình: vào menu File  chọn Save (hoặc nhấn tổ hợp
phím Ctrl + S). Sau đó chọn ổ đĩa và thư mục lưu trữ  đặt tên
chương trình là vidu1  nhấn Enter (hoặc nháy nút Save).

 Thực thi chương trình: vào menu Run  chọn Run Module (hoặc
nhấn F5). Trên màn hình output sẽ xuất hiện dòng chữ “Xin chào
Python”.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 3


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

 Đóng cửa sổ output, trở về cửa sổ soạn thảo.

Ví dụ 2. Viết chương trình Python nhập vào họ tên học sinh, xuất ra màn
hình câu chào: “Xin chào họ tên học sinh”

 Tạo tập tin chương trình mới: nhắp File  New File
 Trong vùng soạn thảo, nhập nội dung chương trình như sau:

 Lưu tập tin chương trình: nhấn tổ hợp phím Ctrl + S chọn ổ đĩa và
thư mục cần lưu đặt tên tập tin là vidu2  nháy nút Save (hoặc phím
Enter)
 Thực thi chương trình: nhấn F5, nhập họ tên học sinh và quan sát kết
quả

 Đóng cửa sổ output, trở về cửa sổ soạn thảo.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 4


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 3. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên. Xuất ra màn hình tổng của
2 số nguyên đó.
 Tạo tập tin chương trình mới: nhắp File  New File
 Nhập nội dung chương trình như sau:

 Nhấn F5 và nhập vào 2 số nguyên (nhấn phím Enter sau mỗi lần
nhập)  quan sát kết quả:

 Các nhóm HS có thể cho biên dịch và thực thi thêm vài lần, mỗi lần
thử nhập 2 số khác nhau và quan sát kết quả.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 5


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 4. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên. Xuất ra màn hình kết quả
của phép chia nguyên và chia dư của chúng.
 Gợi ý chương trình như sau:

 Nhấn F5  nhập vào 2 số nguyên và quan sát kết quả:

 Các nhóm HS có thể cho biên dịch và thực thi thêm vài lần, mỗi lần
thử nhập 2 số khác nhau và quan sát kết quả.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 6


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 5. Viết chương trình nhập vào độ dài cạnh hình vuông. Tính chu vi và
diện tích hình vuông đó.
 Gợi ý chương trình như sau:

 Nhấn F5  nhập độ dài cạnh hình vuông và quan sát kết quả:

Ví dụ 6. Viết chương trình nhập vào độ dài bán kính hình tròn. Xuất ra màn
hình chu vi và diện tích của hình tròn này.
Hướng dẫn:

Kết quả khi chạy chương trình:

HS làm thêm các bài tập khác theo yêu cầu của GV.
o Thoát IDLE Python: nhấn ALT + F4 (hoặc File  Exit hoặc bấm
dấu  bên phải trên cửa sổ IDLE Python)

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 7


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 2. Câu lệnh rẽ nhánh – if


Ví dụ 7. Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên. Kiểm tra số đó là số chẵn
hay số lẻ
Hướng dẫn:
Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn
Ngược lại thì a là số lẻ
Sử dụng phép toán chia lấy dư % trong Python.

Kết quả khi chạy chương trình:


Trường hợp số chẵn:

Trường hợp số lẻ:

Ví dụ 8. Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên. Kiểm tra số đó có phải số


chính phương hay không?
Hướng dẫn:
Số chính phương là số có căn bậc hai là một số nguyên.
Sử dụng hàm round (làm tròn số) và hàm sqrt (căn bậc hai) trong Python.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 8


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả khi chạy chương trình:


Trường hợp số chính phương:

Trường hợp không phải số chính phương:

Ví dụ 9. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên. So sánh hai số đó.


Hướng dẫn:
So sánh hai số nguyên a, b có 3 trường hợp xảy ra:
a<b
a>b
a=b

Kết quả khi chạy chương trình:


Trường hợp a<b:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 9


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Trường hợp a>b:

Trường hợp a=b:

Ví dụ 10. Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên. Tìm số nhỏ nhất.
Hướng dẫn:
Giả sử min=a là số nhỏ nhất
Nếu b<min thì gán min=b
Nếu c<min thì gán min=c
Kết luận: số nhỏ nhất là min

Kết quả khi chạy chương trình:

 Cách 2: sử dụng hàm min trong Python để tìm số nhỏ nhất trong các số

Ví dụ 11. Nhập vào 3 số thực a, b, c. Kiểm tra xem 3 số này có tạo thành
độ dài 3 cạnh của một tam giác không. Nếu có thì tính chu vi và diện tích
tam giác đó.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 10


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Hướng dẫn:
Nếu 3 số thực a, b, c thỏa: các số đều là số dương và tổng của 2 số bất kỳ
lớn hơn số còn lại thì đó là 3 cạnh của một tam giác.
Chu vi tam giác = tổng 3 cạnh
Diện tích tam giác sử dụng công thức Heron:
S p( p  a)( p  b)( p  c) với p là nửa chu vi

Kết quả khi chạy chương trình:


Trường hợp tạo thành 3 cạnh một tam giác

Trường hợp không tạo thành 3 cạnh một tam giác:

Ví dụ 12. Nhập vào một tháng bất kỳ trong năm 2022. Hỏi tháng đó có bao
nhiêu ngày?
Hướng dẫn:
Các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12: có 31 ngày
Các tháng 4, 6, 9, 11: có 30 ngày
Tháng 2: có 28 ngày
Các trường hợp khác: không hợp lệ

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 11


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả khi chạy chương trình:

Ví dụ 13. Giải phương trình bậc nhất ax+b=0.


Hướng dẫn:
Nếu a0 thì phương trình có nghiệm x=-b/a
Nếu a=0 và b=0 thì phương trình có vô số nghiệm
Nếu a=0 và b0 thì phương trình vô nghiệm

Học sinh tự chạy chương trình, nhập các hệ số a, b và quan sát kết quả
 Làm các bài tập tương ứng theo yêu cầu của GV.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 12


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 3. Câu lệnh lặp – for


Ví dụ 14. Xuất ra màn hình 20 dòng chữ ‘Xin chào Python.’
Hướng dẫn:
Sử dụng câu lệnh lặp xác định for (biết trước số lần lặp là 20 lần)

Ví dụ 15. Xuất ra màn hình các số nguyên từ 1 đến 20


Hướng dẫn:

Ví dụ 16. Xuất ra màn hình các số lẻ từ 1 đến 20.


Hướng dẫn:

Ví dụ 17. Xuất ra màn hình các số chẵn từ 0 đến n


Hướng dẫn:

Ví dụ 18. Tìm các ước số của n.


Ví dụ: n=10  các ước số của 10 là: 1 2 5 10
Hướng dẫn: Duyệt các số nguyên i từ 1 đến n, nếu n chia hết cho i (i là ước
số của n) thì xuất giá trị của i

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 13


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 19. Nhập vào số nguyên n. Tính S = 1 + 2 + … + n.


Ví dụ: n = 10  S = 1 + 2 + … + 10 = 55
Hướng dẫn:
Sử dụng câu lệnh lặp xác định (biết trước số lần lặp là n lần) để tính tổng liên
tục các số từ 1  n

Ví dụ 20. Nhập vào số nguyên n. Kiểm tra xem n có phải số nguyên tố


không? Ví dụ: n=7  là số nguyên tố; n=9  không phải số nguyên tố
Hướng dẫn:
Số nguyên tố là số có đúng 02 ước số là 1 và chính nó. Sử dụng vòng lặp xác
định for để duyệt các số nguyên từ 1 đến n và đếm các ước số của n, nếu có
02 ước số thì n là số nguyên tố, ngược lại thì n không phải số nguyên tố.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 14


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 21. Xuất ra màn hình bảng nhân từ 1 đến 100.


1 2 3 … 10
2 4 6 … 20
3 6 9 … 30

10 20 30 … 100
Gợi ý:

Ví dụ 22. Xuất ra màn hình hình vuông cạnh n như sau:


* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Hướng dẫn: Hình xuất ra là một hình vuông với chiều dài một cạnh là n.
Ta xuất n dòng, mỗi dòng xuất n ký tự * bằng cách sử dụng 2 vòng lặp for.

Ví dụ 23. Viết chương trình xuất ra màn hình hình vuông rỗng cạnh n sau:
* * * * * *
* *
* *
* *
* *
* * * * * *

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 15


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Hướng dẫn: Hình xuất ra là một hình vuông rỗng với chiều dài cạnh là n.
Dòng thứ 1: có n ký tự *
Từ dòng thứ 2 đến dòng thứ n-1: có 1 ký tự *, tiếp theo là n-2 ký tự dấu cách,
cuối cùng là ký tự *
Dòng thứ n: có n ký tự *

Ví dụ 24. Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên m, n.
Hướng dẫn: Sử dụng câu lệnh lặp for với biến lặp đi từ lớn đến nhỏ. Khi
gặp ước số chung đầu tiên thì ngừng, thoát khỏi vòng lặp.

Kết quả khi chạy chương trình:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 16


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 4. Câu lệnh lặp – while


Ví dụ 25. Tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên m, n.
Hướng dẫn: Có thể áp dụng thuật toán Euclide với phép chia hoặc trừ
Trong khi mn:
Nếu m>n thì gán m=m-n
Ngược lại thì gán n=n-m
Ước chung lớn nhất khi đó là m (hoặc n)

Kết quả khi chạy chương trình:

Lưu ý: Có thể sử dụng hàm gcd trong Python để tìm UCLN của các số
nguyên. Gợi ý chương trình:

Ví dụ 26. Nhập một số nguyên dương n. Hỏi n có bao nhiêu chữ số?
Hướng dẫn: Chia liên tiếp n cho 10 cho đến khi n bằng 0 thì dừng. Mỗi lần
chia thì tăng biến đếm lên 1.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 17


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả khi chạy chương trình:

Ví dụ 27. Nhập một số nguyên dương n. Xuất ra số đảo ngược của n.


Hướng dẫn: Chia liên tiếp n cho 10 cho đến khi n bằng 0 thì dừng. Mỗi lần
chia thì xuất phần dư của n chia cho 10.

Kết quả:

Ví dụ 28. Nhập vào tuổi cha và tuổi con. Hỏi.sau bao nhiêu năm nữa thì
tuổi cha gấp đôi tuổi con.
Hướng dẫn: Gọi n là số năm, ban đầu n=0
Trong khi tuổi cha chưa gấp đôi tuổi con:
- Tăng n lên 1
- Tăng tuổi cha lên 1
- Tăng tuổi con lên 1

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 18


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 29. Nhập vào số nguyên dương n. Kiểm tra xem số n có phải là số


nguyên tố không?
Hướng dẫn:
Số nguyên tố là số có đúng 2 ước số là 1 và chính nó.
Gợi ý thuật toán: Ta sử dụng một biến i để kiểm tra, lúc đầu i được gán bằng
2, ta lặp lại công việc tăng giá trị của i lên 1 cho đến khi nào n chia hết cho i
thì dừng. Có thể dùng thêm biến ok để lưu lại kết quả kiểm tra.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 19


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 30. Nhập số nguyên dương m. Tìm số nguyên n nhỏ nhất thỏa:


S=1+2+3+…+n>m
Gợi ý:

Kết quả:

Yêu cầu: HS làm tiếp các ví dụ và bài tập trong tài liệu này theo sự hướng
dẫn của GV

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 20


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 5. Chương trình con


Ví dụ 31. Viết một hàm tìm UCLN của 2 số nguyên. Viết chương trình nhập
vào 2 số nguyên. Xuất ra màn hình UCLN và BCNN cùa 2 số nguyên đó.
Hướng dẫn:

Kết quả:

Ví dụ 32. Viết một hàm tìm UCLN của 2 số nguyên, một hàm tìm BCNN của
2 số nguyên. Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên. Xuất ra màn hình
UCLN và BCNN cùa 3 số nguyên đó.
Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 21


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 33. Viết 1 hàm kiểm tra 1 số nguyên có phải số chính phương không?
Viết 1 hàm xuất các số chính phương n. Viết chương trình tìm các số
chính phương ≤n.
Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 22


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 34. Viết 1 hàm kiểm tra 1 số nguyên có phải số nguyên tố không? Viết
1 hàm xuất các số nguyên tố n. Viết một hàm đếm các số nguyên tố n.
Viết chương trình tìm và đếm các số nguyên tố ≤n.
Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 23


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 35. Viết 1 hàm giải phương trình bậc nhất, 1 hàm giải phương trình
bậc hai. Viết chương trình giải phương trình bậc hai: ax2+bx+c=0.
Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 24


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 25


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 6. Kiểu dữ liệu xâu – string


Ví dụ 36. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra độ dài của xâu đó.
Hướng dẫn:
Dùm hàm len(s) để trả về độ dài của xâu s

Kết quả:

Ví dụ 37. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra xâu được chuyển thành
chữ IN HOA.
Hướng dẫn:
Dùm hàm s.upper() để trả về xâu IN HOA của xâu s

Kết quả:

Ví dụ 38. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra mỗi ký tự một dòng.
Hướng dẫn:
Duyệt từng ký tự trong xâu và xuất ra màn hình.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 26


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 39. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra mỗi từ một dòng.
Hướng dẫn:
Duyệt từng ký tự trong xâu, nếu ký tự không phải dấu cách thì xuất ra màn
hình (sử dụng th
am số end="" để không xuống dòng), nếu ký tự là dấu cách thì xuống dòng.

Kết quả:

Ví dụ 40. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra xâu đảo ngược theo từng
ký tự.
Hướng dẫn:
Duyệt từng ký tự từ cuối xâu đến đầu xâu rồi xuất ra màn hình từng ký tự.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 27


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 41. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Xuất ra xâu đảo ngược theo từng
từ.
Hướng dẫn:
Sử dụng biến xâu st để lưu mỗi từ, biến xâu sd để lưu xâu đảo ngược. lưu ý
khi ghép xâu đảo: sd=st+ " "+sd

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 28


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 42. Nhập vào một xâu/chuỗi ký tự. Đếm xem xâu có bao nhiêu chữ
cái, bao nhiêu chữ số.
Hướng dẫn:
Sử dụng hàm isalpha() và hàm isdigit() trong Python để kiểm tra một ký tự
có phải là chữ cái hay chữ số không.

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 29


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 7. Kiểu dữ liệu danh sách –


list
Ví dụ 43. Nhập một dãy số nguyên. Tìm số nhỏ nhất, lớn nhất.
Hướng dẫn:
Sử dụng hàm min, max tìm phần tử có giá trị nhỏ nhất, lớn nhất trong danh
sách

Kết quả:

Ví dụ 44. Nhập một dãy số nguyên. Sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần, giảm
dần.
Hướng dẫn:
Sử dụng hàm sort() và sort(rerverse=True) để sắp xếp tăng dần, giảm dần một
dãy số

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 30


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 45. Nhập một dãy số nguyên. Tính tổng các số trong dãy.
Hướng dẫn:
Sử dụng hàm sum tính tổng các phần tử trong danh sách

Kết quả:

Ví dụ 46. Nhập một dãy số nguyên. Tìm các số chẵn trong dãy.
Hướng dẫn:
Duyệt từng phần tử trong dãy, nếu là số chẵn thì xuất ra màn hình.

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 31


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 47. Nhập một dãy số nguyên. Tìm và đếm các số chính phương trong
dãy.
Hướng dẫn:
Sử dụng thêm biến dem (để đếm các số chính phương).
Duyệt từng phần tử trong dãy, nếu là số chính phương thì xuất ra màn hình
và tăng biến dem lên 1.

Kết quả:

Ví dụ 48. Nhập một dãy số nguyên. Tìm và đếm các số nguyên tố trong dãy.
Hướng dẫn:
Viết một hàm kiểm tra một số có phải số nguyên tố hay không.
Sử dụng thêm biến dem (để đếm các số nguyên tố).

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 32


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Duyệt từng phần tử trong dãy, nếu là số nguyên tố thì xuất ra màn hình và
tăng biến dem lên 1.

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 33


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 49. Nhập một dãy số nguyên và một số nguyên x. Tìm vị trí xuất hiện
(đầu tiên) nếu có của x trong dãy số đó.
Hướng dẫn:
Sử dụng biến vt để lưu lại vị trí tìm thấy x. ban đầu gán vt=-1.
Duyệt từng phần tử trong dãy, nếu phần tử đang xét bằng với x thì lưu lại vị
trí tìm thấy và dừng việc tìm kiếm.
Nếu sau khi dừng việc tìm kiếm mà biến vt=-1 thì thông báo không tìm thấy
x trong dãy. Ngược lại thì vt chính là vị trí đầu tiên tìm thấy x.

Kết quả:

Ví dụ 50. Nhập một dãy số nguyên. Sắp xếp dãy theo thứ tự như sau: số lẻ
ở đầu dãy và sắp tăng dần, số chẵn ở cuối dãy và sắp giảm dần.
Hướng dẫn:
Sử dụng dãy a lưu các số lẻ, dãy b lưu các số chẵn. Sau đó sắp xếp tăng dần
dãy a và giảm dần dãy b rồi xuất dãy a, dãy b ra màn hình.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 34


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 35


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 8. Kiểu tệp – file


Ví dụ 51. Xuất ra tệp VIDU51.TXT dòng chữ “Xin chào Python”.
Hướng dẫn:

Kết quả: xem trong tệp VIDU51.TXT

Ví dụ 52. Xuất ra tệp VIDU52.TXT 20 dòng chữ “Xin chào Python”.


Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 36


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 53. Cho trước tệp VIDU53.INP chứa một số nguyên n. Kiểm tra xem
số n là chẵn hay lẻ, kết quả xuất ra tệp VIDU53.OUT
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU53.INP chứa một
số nguyên n, ví dụ số 5.

Chương trình Python:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 37


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 54. Cho trước tệp VIDU54.INP chứa hai số nguyên. Tìm các ước số
chung của hai số đó, kết quả xuất ra tệp VIDU54.OUT
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU54.INP chứa hai
số nguyên, ví dụ số 20 30.

Chương trình Python:

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 38


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 55. Cho trước tệp VIDU55.INP chứa một số nguyên dương n. Tìm
các số nguyên tố ≤n, kết quả xuất ra tệp VIDU55.OUT.
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU55.INP chứa một
số nguyên n, ví dụ số 20.

Chương trình Python:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 39


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 56. Cho trước tệp VIDU56.INP chứa một xâu ký tự. Tìm số lẻ lớn
nhất trong xâu, kết quả xuất ra tệp VIDU56.OUT. Nếu không tìm thấy số
lẻ thì xuất -1.
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU56.INP chứa một
xâu, ví dụ “Long Thành 2022-2023”

Chương trình Python:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 40


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 41


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 57. Cho trước tệp VIDU57.INP chứa một dãy số nguyên. Tìm số nhỏ
nhất, số lớn nhất và xuất ra tệp VIDU57.OUT.
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU57.INP chứa một
dãy số nguyên, ví dụ:

Chương trình Python:

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 42


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 58. Cho trước tệp VIDU58.INP chứa một dãy số nguyên. Tìm số chính
phương lớn nhất trong dãy và xuất ra tệp VIDU58.OUT.
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU58.INP chứa một
dãy số nguyên, ví dụ:

Chương trình Python:

Kết quả:

Ví dụ 59. Cho trước tệp VIDU59.INP chứa một dãy số nguyên. Tìm hai số
liên tiếp trong dãy có tổng lớn nhất và xuất ra tệp VIDU59.OUT..
Hướng dẫn:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 43


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU59.INP chứa một
dãy số nguyên, ví dụ:

Chương trình Python:

Kết quả:

Ví dụ 60. Cho trước tệp VIDU60.INP chứa một một dãy số nguyên. Sắp xếp
dãy theo thứ tự: số lẻ đầu dãy và sắp tăng dần rồi đến số chẵn cuối dãy
và sắp giảm dần. Kết quả xuất ra tệp VIDU60.OUT..
Hướng dẫn:
Tạo tệp VIDU60.INP chứa một bảng mxn số nguyên, ví dụ:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 44


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Chương trình Python:

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 45


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Bài thực hành 9. Kiểu list 2 chiều – list của


list
Ví dụ 61. Nhập một bảng (list 2 chiều) kích thước m dòng, n cột chứa các
số nguyên. Xuất ra màn hình bảng số nguyên vừa nhập.
Hướng dẫn:
Chương trình Python:

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 46


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 62. Nhập một bảng (list 2 chiều) kích thước m dòng, n cột chứa các
số nguyên. Tính tổng các số trong bảng.
Hướng dẫn:
Chương trình Python:

Kết quả:

Ví dụ 63. Cho trước tệp VIDU63.INP chứa một bảng kích thước m dòng x
n cột các số nguyên. Tìm số nhỏ nhất trong bảng và xuất ra tệp
VIDU63.OUT.
Hướng dẫn:
Sử dụng ứng dụng Notepad trong Windows để tạo tệp VIDU63.INP chứa một
bảng mxn số nguyên, ví dụ:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 47


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Chương trình Python:

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 48


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ 64. Cho trước tệp VIDU64.INP chứa một bảng kích thước m dòng x
n cột các số nguyên. Tìm và đếm các số chẵn trong bảng. kết quả xuất ra
tệp VIDU64.OUT.
Hướng dẫn:
Tạo tệp VIDU64.INP chứa một bảng mxn số nguyên, ví dụ:

Chương trình Python:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 49


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Ví dụ 65. Cho trước tệp VIDU65.INP chứa một bảng kích thước m dòng x
n cột các số nguyên. Sắp xếp bảng tăng dần theo từng dòng và xuất ra
tệp VIDU65.OUT.
Hướng dẫn:
Tạo tệp VIDU65.INP chứa một bảng mxn số nguyên, ví dụ:

Chương trình Python:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 50


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Kết quả:

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 51


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

PHẦN BÀI TẬP


Chương trình Python đơn giản
(1) Viết chương trình xuất ra màn hình các dòng chữ sau:
* * * * * * * * * * * * * *
* CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI *
* NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH *
* PYTHON *
* * * * * * * * * * * * * *
(2) Viết chương trình nhập vào 2 cạnh của hình chữ nhật. Tính chu vi và
diện tích hình chữ nhật đó.
(3) Viết chương trình nhập vào độ dài cạnh tam giác đều. Tính chu vi và
diện tích tam giác đều đó.
(4) Viết chương trình nhập vào 3 cạnh của một tam giác. Xuất ra màn hình
chu vi và diện tích tam giác. Gợi ý sử dụng công thức heron để tính diện tích
tam giác S  p( p  a)( p  b)( p  c) , trong đó p là nửa chu vi.
(5) Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên dương a,b. Xuất ra màn hình
giá trị 2 số sau khi hoán đổi giá trị cho nhau. Ví dụ: a=3, b=5  in ra: a=5,
b=3
(6) Viết chương trình nhập vào giờ, phút bắt đầu và giờ, phút kết thúc. Xuất
ra màn hình tổng số phút tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Ví dụ: giờ, phút
bắt đầu: 7 35, giờ, phút kết thúc: 9 30  tổng số phút là: 115 phút
(7) Viết chương trình nhập vào 1 số có 2 chữ số. Xuất ra màn hình tổng các
chữ số trong số đó. Ví dụ: số 78 có tổng các chữ số là: 7 + 8 = 15
(8) Viết chương trình nhập vào 1 số có 3 chữ số. Xuất ra màn hình tổng các
chữ số trong số đó. Ví dụ: số 453 có tổng các chữ số là: 4 + 5 + 3 = 12
(9) Viết chương trình nhập vào số giây n. Đổi số giây này sang giờ, phút,
giây và xuất ra màn hình. Ví dụ: n=4000  xuất ra ‘1 giờ 6 phút 40 giây’
(10) Viết chương trình nhập vào số tiền n, đổi số tiền n thành các tờ 10, 5, 2,
1 đồng. Ví dụ: 348 đồng  đổi thành 34 tờ 10 đồng + 1 tờ 5 đồng + tờ 2
đồng + 1 tờ 1 đồng

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 52


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Câu lệnh rẽ nhánh if


(11) Viết chương trình nhập vào 4 số nguyên. Xuất ra màn hình số nhỏ nhất,
số lớn nhất.
(12) Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. So sánh 2 số đó. Ví
dụ: a,b=3 5  3<5
(13) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương n. Kiểm tra xem n có phải
là số chính phương không (số chính phương là số mà căn bậc hai của nó là
một số nguyên). Ví dụ: 9 là số chính phương.
(14) Viết chương trình nhập vào điểm trung bình môn Tin học của
một học sinh. Xếp loại học lực môn Tin học của học sinh đó. Biết:
Nếu đtb ≥ 8 thì xếp loại “Giỏi”;
Nếu 6.5≤đtb < 8 thì xếp loại “Khá”;
Nếu 5≤đtb <6.5 thì xếp loại “TB”;
Nếu 3.5≤đtb <5 thì xếp loại “Yếu”;
Nếu đtb<3.5 thì xếp loại “Kém”;
Ví dụ: điểm trung bình = 7.7  Khá
(15) Viết chương trình tính tiền điện phải trả của một hộ gia đình khi biết chỉ
số điện kế tháng trước và chỉ số điện kế tháng này. Biết giá điện cụ thể như
sau:
100 KW đầu tiên: 1000 đ/KW
100 KW kế tiếp: 1200 đ/KW
Từ KW 201 trở lên: 1500 đ/KW
(16) Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n (n < 1000000). Hỏi
số n có bao nhiêu chữ số.
(17) Viết chương trình giải phương trình bậc nhất: ax+b=0
(18) Viết chương trình giải bất phương trình bậc nhất: ax + b > 0
(19) Viết chương trình giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0
a1 x  b1 y  c1
(20) Viết chương trình giải hệ phương trình bậc nhất 
a2 x  b2 y  c2
(21) Nhập 3 số thực a,b,c. Kiểm tra xem 3 số đó có tạo thành độ dài 3 cạnh
của một tam giác không, nếu có thì đó là tam giác gì (đều, cân, vuông, vuông
cân, thường).
(22) Viết chương trình nhập vào 1 tháng bất kỳ trong năm 2022. Hỏi tháng
này có bao nhiêu ngày

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 53


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(23) Viết chương trình nhập vào một năm bất kỳ. Hỏi đây có phải là năm
nhuận không.
(24) Viết chương trình nhập vào 1 tháng của năm bất kỳ. Hỏi tháng này có
bao nhiêu ngày
(25) Viết chương trình nhập vào ngày, tháng của năm 2022. Chuyển ngày này
sang thứ trong tuần và xuất ra màn hình
(26) Viết chương trình nhập vào ngày, tháng, năm bất kỳ. Chuyển sang thứ
trong tuần và xuất ra màn hình

Câu lệnh lặp for


(27) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Xuất ra màn hình các số lẻ nhỏ
hơn n.
Ví dụ: n=10  các số lẻ < 10 là: 1 3 5 7 9
(28) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Xuất ra màn hình các ước số
của n.
Ví dụ: n=10  các ước số của 10 là: 1 2 5 10
(29) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Xuất ra màn hình các số chia
hết cho 3 và nhỏ hơn n.
Ví dụ: n=10  các số chia hết cho 3 và nhỏ hơn n là: 3 6 9
(30) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Xuất ra màn hình các ước số
của n, và tính tổng các ước số này.
Ví dụ: n=20  các ước số của 20 là: 1, 2, 4, 5, 10, tổng các ước này bằng 22
(31) Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n. Kiểm tra xem n có
phải là số hoàn hảo không. Biết số hoàn hảo là số có tổng các ước số (nhỏ
hơn nó) bằng chính nó.
Ví dụ: 6 là số hoàn hảo vì 6 có các ước số là 1, 2, 3 và 1+2+3=6.
(32) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Xuất ra màn hình và đếm các
ước số của n.
Ví dụ: n=10  các ước số của 10 là: 1, 2, 5 ,10  có 4 ước số
(33) Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n. Kiểm tra xem n có
phải là số nguyên tố hay không. Biết số nguyên tố là số có đúng hai ước số
là 1 và chính nó. Số nguyên tố nhỏ nhất là 2.
Ví dụ: n= 7  7 là số nguyên tố
(34) Viết chương trình tính n! (n nhập từ bàn phím), trong đó n!=1.2.3…n.
Ví dụ: n=5  5!=120
(35) Viết chươn gtrình tính an. Ví dụ: a,n=2,3  23=8

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 54


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(36) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình tổng
S  13  23  33  ...  n3 .
Ví dụ: n = 4  S  13  23  33  43  100
(37) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình
tổng S = 1 + 3 + 5 + … + n.
Ví dụ: n=5  S = 1 + 3 + 5 = 8
(38) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình
tổng S = 1 -2 + 3 - 4 + 5 - … +/- n.
Ví dụ: n=10  S = -5
(39) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình
tổng S  12  32  52  ...  (2n  1) 2 .
Ví dụ: n = 4  S  12  32  52  72  84
(40) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình tổng
S  22  42  62  ...  2n2 .
Ví dụ: n = 4  S  22  42  62  82  120
(41) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình tổng
S = 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n.
Ví dụ: n=4  S = 2.08
(42) Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính và xuất ra màn hình tổng
S = 1 + 1.2 + 1.2.3 + … + 1.2.3…n
Ví dụ: n=4  S = 33
(43) Viết chương trình xuất ra màn hình các hình sau:
* * * * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * m * * m
* * * * * * * * * * * * * *

n n

(44) Viết chương trình xuất ra màn hình các hình sau:
* *
* * * *
* * * m * * n
* * * * * *
* * * * * * * * * *
m
n

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 55


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(45) Viết chương trình xuất ra màn hình các hình sau

* *
* * * * * n
n
* * * * * * *
* * * * * * * * * * * * * *

2n-1 2n-1
(46) Viết chương trình xuất ra bảng cửu chương.
(47) Viết chương trình tìm tất cả các số có 3 chữ số sao cho tổng các lập
phương của các chữ số thì bằng chính số đó.
Ví dụ: n=153  13 + 53 + 33 = 153
(48) Viết chương trình nhập vào xuất ra màn hình các số hoàn hảo nhỏ hơn
n.
Ví dụ: n=100  các số hoàn hảo <=100 là: 6 28

Câu lệnh lặp lặp while


(49) Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n. Đếm xem n có bao
nhiêu chữ số.
Ví dụ: n=5344  có 4 chữ số.
(50) Viết chương trình nhập vào một số nguyên. Xuất ra màn hình số đảo
ngược của số đó.
Ví dụ: 32767  xuất ra là 76723
(51) Viết chương trình kiểm tra xem một số có phải là số đối xứng hay không.
Ví dụ: 12321 là số đối xứng, 123321 cũng là số đối xứng, 123421 không phải
là số đối xứng.
(52) Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên từ bàn phím cho đến khi
gặp số 0. Xuất ra màn hình tổng các số dương và trung bình cộng các số âm.
(53) Viết chương trình nhập vào tuổi của cha và tuổi của con (điều kiện: tuổi
cha > 2 lần tuổi con). Hỏi sau mấy năm nữa tuổi cha gấp đôi tuổi con.
Ví dụ: tuổi cha = 50, tuổi con = 23  sau 4 năm nữa tuổi cha gấp đôi tuổi
con.
(54) Viết chương trình nhập vào số tiển gửi ngân hàng ban đầu của một khách
hàng. Cho biết lãi suất gửi là k=5%/tháng và được tính lũy tiến (tức là tiền
lãi tháng này dựa trên số tiền có được ở tháng trước). Hỏi sau bao nhiêu tháng
gửi thì khách hàng này có được số tiền b (nhập từ bàn phím).

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 56


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

Ví dụ: Số tiền gửi ban đầu = 1000000, số tiền cần có = 1250000  số tháng
phải gừi: 5
(55) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương n. Xuất ra màn hình các
số nguyên tố nhỏ hơn n.
Ví dụ: n=20  các số nguyên tố <=20 là: 2 3 5 7 11 13 17 19
(56) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương n. Xuất ra màn hình n số
nguyên tố đầu tiên.
Ví dụ: n= 6  6 số nguyên tố đầu tiên : 2,3,5,7,11,13
(57) Viết chương trình tính tổng của n số nguyên tố đầu tiên. Ví dụ: n = 10
 n nguyên tố đầu tiên là: 2 3 5 7 11 13 17 19 23 29
(58) Viết chương trình tìm số nguyên tố lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng n.
Ví dụ: n=20  số nguyên tố lớn nhất <=20 là: 19
(59) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương x. Tìm số nguyên dương
n nhỏ nhất thỏa s=1+2+3+…+n ≥ x
(60) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương x. Tìm số nguyên dương
n lớn nhất thỏa s=1+2+3+…+n ≤ x
(61) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương x. Tìm số nguyên dương
n nhỏ nhất thỏa s=1.2.3…n ≥ x
(62) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương x. Tìm số nguyên dương
n lớn nhất thỏa s=1.2.3…n ≤ x

Chương trình con


(63) Viết một hàm tìm số nhỏ hơn trong 2 số. Viết chương trình nhập vào 3
số nguyên, xuất ra màn hình số nhỏ nhất bằng cách sử dụng hàm trên.
(64) Viết một hàm tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương. Viết
chương trình tìm ước chung lớn nhất của 3 số nguyên dương bằng cách sử
dụng hàm trên.
(65) Viết 1 hàm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên, 1 hàm tìm bội chung
nhỏ nhất của 2 số nguyên. Viết chương trình tìm UCLN, BCNN của 3 số
nguyên.
(66) Viết một hàm kiểm tra 1 số nguyên có phải số chính phương không?
Viết chương trình tìm các số chính phương ≤n.
(67) Viết một hàm kiểm tra 1 số nguyên có phải số nguyên tố không?
Một hàm tìm các số nguyên tố ≤n. Một hàm đếm các số nguyên tố ≤n.
Viết chương trình tìm và đếm các số nguyên tố ≤n.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 57


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(68) Viết một hàm kiểm tra 3 số thực có tạo thành độ dài 3 cạnh của một tam
giác không, viết một hàm tính chu vi tam giác, một hàm tính diện tích tam
giác. Viết chương trình nhập vào 3 số thực a,b,c, kiểm tra và xuất ra màn hình
chu vi, diện tích tam giác nếu chứng tạo thành độ dài 3 cạnh của tam giác.
(69) Viết các thủ tục nhập mảng, xuất mảng, đảo ngược các phần tử trong
mảng. Viết chương trình nhập vào mảng a có n phần tử nguyên dương. Xuất
ra màn hình mảng sau khi đảo ngược (sử dụng các thủ tục trên).
(70) Giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0 có sử dụng chương trình
con.
(71) Viết chương trình tính n! có sử dụng chương trình con.
(72) Viết chương trình đảo ngược một số nguyên dương n có sử dụng chương
trình con.
(73) Viết chương trình nhân, chia hai đa thức.

Kiểu xâu
(74) Viết chương trình nhập vào 1 xâu. Xuất ra màn hình mỗi từ một dòng.
Vd: xâu: toi di hoc
 xuất ra:
toi
di
hoc
(75) Viết chương trình nhập vào 1 xâu. Đếm xem câu có bao nhiêu từ.
Vd: xâu: toi di hoc  có 3 từ
(76) Viết chương trình nhập vào 1 xâu. Xuất ra màn hình câu đó thỏa yêu
cầu: bỏ đi các khoảng trắng thừa, chuyển mỗi chữ đầu một từ thành chữ in
hoa.
Ví dụ: xâu: ‘hom nay toi di hoc’  ‘Hom Nay Toi Di Hoc’.
(77) Viết chương trình nhập vào một xâu. Xuất ra màn hình các chữ đầu tiên
của từng từ.
Ví dụ: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam  xuất ra: CHXHCNVN
(78) Viết chương trình nhập vào 1 xâu. Tìm chữ số lớn nhất trong xâu.
Vd: xâu: Long Thành 2022-2023  chữ số lớn nhất là: 3
(79) Viết chương trình nhập vào 1 xâu. Tìm từ dài nhất trong xâu chứa toàn
chữ cái.
Vd: xâu: Long Thành 2022-2023  từ dài nhất là: Thành
(80) Viết chương trình tìm số nguyên lớn nhất có trong một xâu.
Ví dụ: xâu “Năm học 2022-2023” có số nguyên lớn nhất là 2023.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 58


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(81) Viết chương trình tìm số chính phương lớn nhất có trong một xâu.
Ví dụ: xâu “Lớp 12A9” có số chính phương lớn nhất là 9.
(82) Viết chương trình tìm số nguyên tố lớn nhất có trong một xâu.
Ví dụ: xâu “Năm học 2022-2023” có số nguyên tố lớn nhất là 23.
(83) Viết chương trình nhập vào một xâu. Xuất ra màn hình số lượng từng
chữ cái trong câu.
Ví dụ: câu ‘Hom nay toi di hoc’ có 1 chữ a, 1 chữ c, 1 chữ d, 2 chữ h, 2 chữ
i, 1 chữ m, 1 chữ n, 3 chữ o, 1 chữ t và 1 chữ y.
(84) Viết chương trình chuyển đổi một dãy số nhị phân thành số thập phân.
(85) Viết chương trình chuyển đổi một số thập lục phân thành số thập phân.
(86) Viết chương trình chuyển đổi một số thập lục phân thành dãy số nhị
phân.
(87) Viết chương trình chuyển đổi một dãy số nhị phân thành số thập lục
phân.
(88) Viết chương trình tính tổng, hiệu hai số nhị phân.

Kiểu list 1 chiều


(89) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm số lẻ lớn nhất trong dãy
(90) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm và đếm các số chính phương trong dãy.
(91) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm số chính phương lớn nhất trong dãy
(92) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm và đếm các số nguyên tố trong dãy.
(93) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm số nguyên tố lớn nhất trong dãy
(94) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm 2 số có tổng lớn nhất trong dãy.
(95) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm 2 số có tích lớn nhất trong dãy.
(96) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm 2 số liên tiếp có tổng lớn nhất trong dãy.
(97) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm 3 số liên tiếp có tích lớn nhất trong dãy.
(98) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm 3 số có tích lớn nhất trong dãy.
(99) Nhập 1 dãy số nguyên và một số nguyên k. Tìm k số liên tiếp có tổng
lớn nhất trong dãy.
(100) Nhập 1 dãy số nguyên và 1 số nguyên x. Tìm vị trí xuất hiện (đầu
tiên) nếu có của x trong dãy số đó.
(101) Nhập 1 dãy số nguyên và 1 số nguyên x. Tìm các vị trí xuất hiện (nếu
có) của x trong dãy số đó.
(102) Nhập 1 dãy số nguyên. Sắp xếp dãy như sau: số lẻ ở đầu dãy và tăng
dần, số chẵn ở cuối dãy và giảm dần.
(103) Nhập 1 dãy số nguyên. Sắp xếp dãy như sau: số lẻ xen kẽ với số
chẵn, số lẻ tăng dần, số chẵn giảm dần.

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 59


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

(104) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm dãy con liên tiếp dài nhất chứa các số lẻ.
(105) Nhập 1 dãy số nguyên. Tìm dãy con liên tiếp tăng dần dài nhất.

Kiểu Tệp
(106) Giải lại một số bài tập trên theo cách nhập/xuất tệp.

Kiểu list 2 chiều


(107) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tìm số lẻ lớn
nhất trong bảng.
(108) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tính tổng các
số chẵn trong bảng.
(109) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Sắp xếp tăng
dần theo từng dòng.
(110) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Sắp xếp tăng
dần theo từng cột.
(111) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Sắp xếp tăng
dần từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
(112) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Sắp xếp tăng
dần các phần tử trong bảng theo kiểu ziczac (dòng tăng, dòng giảm).
(113) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Sắp xếp tăng
dần các phần tử trong bảng theo kiểu xoắn ốc.
(114) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tìm các phần
tử yên ngựa nếu có. Biết phần từ yên ngựa là phần tử nhỏ nhất trên dòng
và lớn nhất trên cột chứa phần tử đó.
(115) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tìm và đếm
các số nguyên tố trong bảng.
(116) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tìm bảng con
kích thước 2x2 phần tử có tổng lớn nhất.
(117) Nhập 1 bảng kích thước mxn phần tử là các số nguyên. Tìm bảng con
kích thước kxk phần tử có tổng lớn nhất.
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 60


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 61


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 62


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 63


Trường THPT Long Thành Tổ Toán – Tin

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
---HẾT---

Tài liệu Lập trình Python cơ bản Trang 64

You might also like