Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

“Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ dễ dàng hơn” (Albert

Einstain)
Giáo sĩ Thomas Fuller đã nói: “Chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết được giá trị của nguồn
nước cho đến khi những cái giếng cạn khô”
Henry David Thoreau (1817 - 1862) Nhà văn, nhà thơ, sử gia và triết gia người Mỹ -
Để được chấp nhận vào tổ ấm của Thiên nhiên không tốn gì cả. Không ai bị từ chối, chỉ
có người tự từ chối mình. Bạn chỉ phải kéo rèm cửa sổ.
“Câu trả lời mấu chốt cho thắc mắc vì sao đa dạng sinh học là một vấn đề cần quan tâm
là: Phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta,
nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”.
(Sylvia A.Earle)
John Muir: “Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn
những gì ta tìm kiếm”.

Chúng ta đang “vay nặng lãi” để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông.
Bạn thu được 1 đồng từ việc làm cạn kiệt nguồn nước, hủy hoại thiên nhiên bạn phải mất
hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Ngày Môi trường thế giới (5/6)
"Friluftsliv” được coi bí quyết kiến tạo nên cuộc sống hạnh phúc của người Na – uy.
Thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa đen tức là “cuộc sống tràn ngập khí trời”. Nó cổ vũ
mỗi cá nhân thay vì đóng khung bản thân trong những chiếc hộp bằng bê tông, cốt thép
thì hãy ra ngoài và cảm nhận thiên nhiên đang chuyển động quanh mình. Đây cũng là
phương pháp giải tỏa căng thẳng và chữa lành những tổn thương tinh thần hữu hiệu. Vậy
ngày hôm nay, liệu mình và mọi người đã có Friluftsliv cho riêng mình hay chưa? “Hãy
nhớ rằng Trái đất thích cảm nhận đôi chân trần và làn gió luôn thích chơi đùa với mái tóc
của bạn” (Kahil Gibran). Hãy tìm những khoảng lặng tâm hồn ngay trong khoảnh khắc
hòa mình vào thiên nhiên vũ trụ nhé!
“Một nghiên cứu tại Nhật Bản quan sát và so sánh giữa nhóm người đi dạo giữa trung
tâm thành phố và môi trường thiên nhiên. Nhóm người đi dạo giữa thiên nhiên có nhịp
tim chậm và ổn định hơn, mang tâm trạng tốt và ít căng thẳng hơn. Thiên nhiên chính là
liệu pháp giúp bạn thoải mái hơn để đối diện với mọi vấn đề, mang được cảm xúc tích
cực trong các mối quan hệ.
Một nghiên cứu ở Mỹ vào thập niên 90 cho thấy những gia đình có cửa sổ nhìn ra vườn
cây xanh thường sống hòa thuận và ít mâu thuẫn hơn những gia đình sống trong không
gian kín. Một môi trường sống gần thiên nhiên sẽ giúp bạn có được khoảng lặng để cân
bằng giữa lý tính và cảm xúc. Đó cũng là lúc bạn cho phép bản thân bỏ qua những phiền
nhiễu và lắng nghe tâm tư mình nhiều hơn. Vì thế, bạn có được sự cân bằng nội tại và dễ
dàng kiềm chế cảm xúc trong các mối quan hệ. Bạn đã có mảng xanh trong không gian
sống và làm việc của mình chưa?

Theo Liên Hợp Quốc, kế sinh nhai của hơn 3 tỉ người trên thế giới phụ thuộc vào sự đa
dạng sinh học biển và ven biển, trong khi 1,6 tỉ người kiếm sống nhờ vào rừng.

Có hai loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Và cả hai đều đang có
vấn đề. Môi trường tự nhiên chịu áp lực từ con người dẫn đến thiên tai, dịch bệnh hoành
hành khủng khiếp, đe dọa sự sống còn con người. Có thể nói khoa học kĩ thuật càng phát
triển, lại càng lộ ra giới hạn trong trí tuệ con người. Đó là lòng tham vô đáy muốn tận diệt
thiên nhiên.
Ở đây, chúng ta sẽ nhìn thấy logic của chủ nghĩa phân chia đẳng cấp loài được thể hiện
rõ. Khi con người đứng đầu chuỗi thức ăn, họ cho mình quyền đánh giá giá trị và lợi ích
của một số loài khác đối với mình.
một đề NLXH: “Con người đặt chân lên khắp mặt đất, kể cả mặt trăng, và để lại
hoang mạc sau dấu chân”. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản câu nói này hướng đến việc môi
trường đang bị hủy hoại bởi con người, nhưng lớn hơn thế: chúng ta đang đứng trước
câu hỏi lớn về vấn đề văn hóa và văn minh.

Những sự cố tràn dầu, sự tàn phá những khu rừng nhiệt đới, sự ô nhiễm chất thải
độc hại, sự tuyệt chủng của các giống loài đã lên tới một tỉ lệ chưa từng có, dự báo
về tình trạng nóng lên toàn cầu, những vấn đề cấp bách về khí thải tự động, đói
kém, hạn hán, bão lũ…

-> Môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng, tỉ lệ gia tăng sự ô nhiễm ngày càng tăng do
yếu tố khách quan và chủ quan.
● Con ngi:
- Giới trẻ thiếu các cơ hội để thử sức, sáng tạo ra những ý tưởng đổi mới
bảo vệ môi trường
- Con ngi cha hiu rõ v tm quan trng ca bo v môi trng
- Thiếu các sáng kiến, các hướng giải quyết hữu hiệu và bền vững cho các
vấn đề môi trường

Kinh nghiệm:
+ Mỗi cá nhân đều có lối sống xanh với việc làm cụ thể: phân loại rác, tái chế, hạn
chế sử dụng nhựa, trồng cây xanh,...
Each individual has a green lifestyle with specific activities: sorting garbage,
recycling, limiting plastic use, planting trees,...
+ Tham gia tích cực các hoạt động giúp bảo vệ môi trường: đổi giấy lấy cây, thu
gom pin cũ, dọn dẹp rác thải địa phương,...
Actively participate in activities to help protect the environment: exchange paper
for trees, collect old batteries, clean up local waste, ...
+ Thành lập/ Tham gia các dự án đưa ra giải pháp nâng cao ý thức người dân về ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu Organizing/Participating in projects that
offer solutions to raise people's awareness of environmental pollution and
climate change

Kết luận:

Giáo sư Cheryll Glotfelty rất đúng khi cho rằng: “Có thể bạn sẽ không bao giờ biết
được rằng, trước khi có tất cả, đã luôn có một Trái đất”.
Trái đất đang bị đe dọa, và chúng tôi-những công dân toàn cầu-lớp thanh niên
của thời đại mới-hoàn toàn không hề “ngây thơ” trước sự phá hủy ấy, không hề có
bất kì một phản ứng nào trước mọi biến động. Margaret Mead cũng đã từng nói:
“Có một sự thật không thể chối bỏ rằng một nhóm nhỏ công dân có ý thức và tận
tâm có thể thay đổi cả thế giới". Chúng tôi chính là một trong những "nhóm nhỏ"
ấy.
Với mối quan ngại sâu sắc, tình yêu và niềm đam mê với môi trường, chúng tôi
muốn đem tiếng nói, tầm nhìn, tư tưởng và giải pháp của mình để kiến tạo một
Thế giới mà ở đó Thiên nhiên là bạn để ta kết nối và gắn bó, chứ không phải là
thứ để ta moi móc và huỷ diệt.
“Homo Sapiens- Lược sử loài người”, mình rất trăn trở khi Yuval Noah Harari đã chỉ ra
rằng: 70.000 năm trước, Homo sapiens (người tinh khôn) vẫn là một loài động vật tầm
thường chỉ chú tâm đến công việc của mình ở một góc châu Phi. Trong thiên niên kỷ tiếp
theo, nó tự biến mình thành bá chủ của toàn bộ hành tinh và kẻ khủng bố đối với hệ sinh
thái. Giờ đây, nó đang đứng bên ranh giới trở thành một vị thần, sẵn sàng để có được
không chỉ sự trẻ mãi không già, mà còn cả những khả năng thần thánh của sự sáng tạo và
hủy diệt.
Đế chế Homo Sapiens chúng ta từng bước làm chủ được môi trường xung quanh, gia tăng
sản xuất lương thực, xây dựng các thành phố, thành lập các đế quốc và tạo ra mạng lưới
thương mại rộng khắp. Nhưng chúng ta có giảm được nỗi đau khổ trên thế giới? Lịch sử
đã cho thấy sự gia tăng ồ ạt trong sức mạnh của con người không hẳn đã nâng cao hạnh
phúc của từng Sapiens, và thường gây ra đau khổ to lớn cho các loài động vật khác. Tệ
hơn nữa, như Yuval Noah Harari viết: con người dường như vô trách nhiệm hơn bao giờ
hết. Chúng ta chỉ làm bạn với những vị thần tự tạo ra và các định luật vật lý, mà chẳng
đếm xỉa đến điều gì khác. Hậu quả là chúng ta đang gây nên sự hủy hoại thảm khốc
cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh, khi tìm kiếm thêm chút
thoải mái và vui sướng hơn cho riêng mình, nhưng chẳng bao giờ tìm thấy sự hài
lòng. Đi cùng với tốc độ phát triển chóng mặt, chúng ta cũng đang hủy hoại hành tinh
mình một cách nhanh chóng, phá bỏ đi nhiều thành tựu của văn hóa bao đời.
Thế nên, khi mình cho đề bài “về thời đại tốc độ, văn chương có giúp cho con người ta
tĩnh lại hay không”, mình chia cho các em một tứ mà bản thân rất tâm đắc. Cái “tĩnh” ấy
tạo nên sự kết nối với tự nhiên và kết nối với chính mình. Nhiều bạn chọn viết về thơ
Haiku và trạng thái tương giao hòa hợp với vũ trụ thực sự rất xúc động. Vào giây phút ấy,
mình nhận ra là, chỉ qua một vài dòng cảm nhận, từng chút một, chúng ta cũng có thể đến
gần hơn với tự nhiên và thế giới xinh đẹp này. Và sau cùng, hãy luôn nhớ là:
“Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm
kiếm”.

You might also like