Đề-Cương-Ôn-Tập-Công-Nghệ-Sữa-Chữa (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

1.Những khái niệm và định nghĩa cơ bản về sửa chữa?

-Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay
thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật…) nhằm
khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa.

-Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng các cấp.Sửa
chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà nước ban hành.

-Sửa chữa gồm 2 cấp:

+Sửa chữa thường xuyên: Sửa chữa thường xuyên ước lượng tính cho 1000 km xe chạy

+Sửa chữa lớn.

-Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch, sửa chữa triệt để nhất: thao tác rời toàn bộ xe,
kiểm tra, phân loại, phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, tổng thành; lắp ghép thử nghiệm theo
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

-Sửa chữa tổng thành được tiến hành giữa hai kỳ sửa chữa lớn, hình thức này thường áp dụng
cho động cơ, ly hợp…

-Sửa chữa máy : làm các công việc cần thiết với mục đích loại bỏ những hư hỏng của máy để
phục hồi khả năng làm việc của máy.

-Tính hợp lý sửa chữa : thể hiện bằng tính thích ứng để việc phòng ngừa , phát hiện
hoặc khắc phục các hư hỏng bằng cách thực hiện bảo dưỡng , sửa chữa.

2.Những nguyên nhân gây hư hỏng máy?


-Nguyên nhân chủ quan: do người vận hành, khai thác không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do
hãng chế tạo đề ra. Vd: vận hành không đúng, chở quá tải, chế độ bơi trơn ko hợp lý …
-Nguyên nhân khách quan:

-Mài mòn cơ học: trên các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy xảy ra hiện tượng cơ học
thuần túy, hiện tượng cắt vật liệu, hiện tượng tróc của các phần tử.

-Mài mòn cơ phân tử (hiện tượng dính bám)

-Do tác động của môi trường: gỉ, mục nát do các chi tiết và cụm làm trong nhưng điều

khác nhau như nhiệt độ, độ cao, bụi, …

-Hao mòn cơ học: các loại ma sát. để giảm ma sát thì phải nâng cao độ nhẵn bóng và

chất lượng bôi trơn.


1
-Hao mòn cơ phần tử: (dính bám).

-Hao mòn do mục nát hen gỉ dùng vật liệu chống ăn mòn tốt

-Do sự mỏi của vật liệu: bắt đầu từ những rạn nứt làm cho các chi tiết bị tróc.

a. Nắp máy:

-Nắp máy bị cong vênh, rạn nứt vùng buồng đốt bị cháy rỗ bám muội than
-Khoang chứa nước bị ăn mòn
-Các mối ghép ren bị hỏng
-Các đệm bị hỏng
b. Thân máy:
-Thân máy bị nứt, vỡ
-Đường ống dẫn nước, vùng chứa nước thường bị ăn mòn hóa học gây tắc hoặc làm thủng
đường ống dẫn nước làm mát
-Các đường dẫn dầu bôi trơn bị bẩn, tắc
-Các lỗ bắt ren bị hỏng
c. Xilanh:

-Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều ngang không bằng nhau tạo nên độ ôvan

-Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều dọc không bằng nhau tạo nên độ côn

-Xilanh bị cào xước


-Bề mặt làm việc của xilanh bị cháy rỗ và ăn mòn hóa học
-Xilanh đôi khi còn bị nứt vỡ:
d.Xéc măng:
-Hư hỏng chủ yếu là mòn do ma sát với thành xylanh, mòn mặt cạnh do va đập giữa xéc măng
và rãnh
-Trong một bộ thì xéc măng trên cùng bị mòn nhiều nhất, làm khe hở xéc măng tăng làm giảm
độ kín khít gây va đập xéc măng và rãnh
-Xéc măng đôi khi bị bó kẹt, gãy
e. Piston:
-Phần thân piston: Bị mòn, piston bị mòn và giảm đường kính thay đổi độ côn và độ ô van, khe
hở giữa piston và xy lanh tăng, piston chuyển động không vững chắc trong xy lanh gây ra va
đập khi làm việc. Thân piston bị cháy rỗ cào xước, đôi khi piston còn bị nứt vỡ
+Rãnh lắp xéc măng: Bị mòn trong đó rãnh trên cùng mòn nhiều nhất, trong cùng một rãnh thì
mặt dưới bị mòn nhiều hơn.
2
+Lỗ bệ chốt: Bị mòn côn hoặc ô van
+Đỉnh piston: Bị cháy rỗ, ăn mòn hoá học
f. Chốt piston
-Chốt piston bị mòn ở vị trí lắp với đầu nhỏ thanh truyền, tạo lên độ côn và độ ô van. Chốt bị
mòn làm tăng khe hở với bạc lót gây va đập khi động cơ làm việc (gọi là gõ ắc)
g. Thanh truyền:
-Thanh truyền bị cong
-Thanh truyền bị xoắn
-Thanh truyền bị đứt gãy bu lông, ê cu bị trờn, gãy do piston bị bó kẹt trong xy lanh.
h. Trục khuỷu:

-Bề mặt làm việc của các cổ trục và cổ biên bị cào xước.

-Các vị trí cổ trục, cổ biên bị mòn côn và ôvan.

-Bề mặt làm việc của bạc bị cháy xám, tróc rỗ.

-Trục bị bó cháy lớp kim loại trên bề mặt làm việc

-Cổ trục bị cong, xoắn

-Đường dầu bị tắc

-Trục bị nứt, gãy.

j. Xupap, Trục cam:

-Xupap:

+Mặt nghiêng hay côn ở đầu xupáp bị mòn, cháy rổ, rạn nứt và bám muội than...

+Thân xupáp bị mòn ở mặt tiếp xúc ống dẫn hướng, bị cong. Động cơ để lâu ngày
không dùng làm cho xupáp bị rỉ dính vào ống dẫn hướng, mặt nghiêng của đế xupáp không
đồng tâm với thân xupáp.

+Đuôi xupáp bị mòn


-Trục cam:
+Trục cam bị cong và các cam bị mòn
+Trục cam có thể bị nứt gãy, mòn cam lệch tâm dẫn động bơm nhiên liệu, mòn gãy các
răng của bánh răng dẫn động bơm dầu, cháy hỏng ren và rãnh then.
+Bánh răng dẫn động trục cam có thể bị mòn, tróc rỗ và dính, bị gãy răng
+Xích bị mòn nhiều, đặc biệt là bạc và chốt xích
k. Bạc lót của các chi tiết quay:

3
-Bề mặt làm việc của bạc bị cào xước thành những đường tròn.

-Bề mặt làm việc của bạc bị mòn côn, ôvan

-Bề mặt làm việc của bạc bị cháy xám, tróc rỗ

-Bạc bị bó, cháy lớp hợp kim ở trên bề mặt làm việc của bạc.

-Bạc bị xoay lưng

l.Các ổ bi và phớt chắn dầu trục khuỷu:

-Các ổ bi bị mòn, vỡ bi, thiếu mờ bôi trơn

-Phớt chắn dầu không kín làm rỉ dầu, phớt bị chai cứng.

3.Các dạng hư hỏng của ô tô:


Hao mòn hữu hình: những hao mòn làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của xe.
Đó là kết quả của sự phá hủy vật chất 1 cách từ từ hoặc 1 cách nhanh chóng (dập, gẫy và các
dạng thay đổi tính chất cơ lý) của các thành phần khác nhau của xe mà nguyên nhân là xe phải
thỏa mãn các yêu cầu khai thác.

Hao mòn vô hình là những hao mòn không cụ thể hóa về hình dáng và kích thước mà do sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của máy móc có năng xuất.

Các dạng hư hỏng của ô tô:

-Hư hỏng hao mòn do ma sát

-Hư hỏng do hóa nhiệt

-Hư hỏng do tai nạn, va chạm

Một số hư hỏng thường gặp ở các tổng thành ô tô:

-Hư hỏng động cơ:

+Hư hỏng nhóm piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, thanh truyền

+Hư hỏng hệ thống bôi trơn: Chỉ số áp suất dầu bôi trơn quá thấp hoặc quá cao hoặc luôn
dao động không ổn định, chảy dầu bôi trơn ra bên ngoài, các chi tiết làm việc ồn do thiếu dầu
bôi trơn, nhiệt độ dầu tăng cao, hao dầu

+Hư hỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu: Động cơ khó hoặc không khởi động được, tiêu thụ
nhiều xăng, động cơ mất công suất ở tốc độ cao, xe không vọt, chạy không tải không ổn định,

4
+Hư hỏng hệ thống làm mát: Rò rỉ nước làm mát, nước mau sôi làm động cơ quá nhiệt, thời
gian chạy ấm máy lâu, động cơ ồn, chỉ số nhiệt trên đồng hồ nằm ngoài khoảng qui định

+Hư hỏng hệ thống phối khí

+Hư hỏng hệ thống đánh lửa: Accu hỏng; biến áp đánh lửa có thể bị thủng, cháy, đứt, chập
mạch các vòng dây, nứt thân hoặc nắp; bộ chia điện có thể bị mòn, cháy, gỉ các mặt tiếp xúc,
mòn các ống lót trục dẫn, gãy lò xo bộ chỉnh góc đánh lửa sớm, nứt nắp cách điện, con quay;
hỏng dây cao áp, bugi

-Hư hỏng hệ thống truyền lực:

+Li hợp:li hợp bị trượt, li hợp ngắt không hoàn toàn, li hợp đóng đột ngột, phát ra tiếng kêu,
li hợp mở nặng.

+Hộp số: Sang số khó, vào số nặng, tự động nhảy số, có va đập khi sang số, dầu bị rò rỉ.

+Hỏng các đăng, cầu…

-Hư hỏng hệ thống treo, chạy: Hư hỏng của giảm chấn, bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng,
Các trục bánh xe, bạc đạn, moay ơ bánh xe, lốp…

-Hư hỏng hệ thống lái: mòn cơ cấu lái, rạng nứt gãy trong cơ cấu lái, thiếu dầu mỡ trong cơ
cấu lái, Rơ lỏng các liên kết trong hệ thống lái, hư hỏng bơm, van trợ lực, mòn lốp xe không
đều.

-Hư hỏng hệ thống phanh: hỏng bộ trợ lực phanh, mòn các má phanh các bánh xe, hỏng các
cụm xilanh hệ thống phanh, mất ma sát cơ cấu phanh.

-Hư hỏng hệ thống điện của ô tô: Hỏng hệ thống chiếu sáng, làm mát, hệ thống khởi động, các
hệ thống điện phụ…

4.Công nghệ phục hồi các chi tiết ô tô:


Mục đích:phục hồi lại khả năng làm việc của các chi tiết,đảm bảo điều kiện làm việc bình
thường của các chi tiết máy móc đã qua sử dụng

Đặc điểm:

-Trong quá trình sử dụng các chi tiết máy,cụm chi tiết cần được bảo dưỡng,sửa chữa,phục hồi
ở các mức độ khác nhau.Bảo dưỡng,tiểu tu,trung tu,đại tu đều đóng vai trò rất quan trọng.

-Nhiệm vụ của phục hồi chi tiết là chỉnh sửa hình dáng,kích thước,phục hồi các bề mặt làm
việc… đảm bảo mối lắp ghép tốt,vận hành bình thường

-Phục hồi chi tiết có thể làm ra các chi tiết làm việc tốt hơn các chi tiết mới
5
-Giá thành phục hồi chi tiết sẽ có giá thành thấp hơn chi tiết mới

Phân loại phương pháp phục hồi chi tiết:

-Gia công áp lực:Nong,chồn,tốp

-Gia công cơ khí:Sửa chữa theo kích thước sửa chữa,thêm chi tiết phụ

-Hàn đắp:hàn điện,hơi,ngàm,rung,mỏ đốt

-Phun kim loại:khí,cháy,điện,plasma

-Mạ điện:mạ Cr,Cu,Ni,Thiếc

-Gia công điện:dùng tia lửa điện

-Keo hóa học:Bơm,vá,đắp

-Hợp kim chống mòn:Bơm,vá,đắp

Ưu điểm:

-Tận dụng phụ tùng cũ

-GIảm chi phí sửa chữa

-Tiết kiệm được kim loại

-Giảm gánh nặng cho nhà máy chế tạo

-Giảm ngoại tệ do nhập phụ tùng

-Giảm thời gian xe nằm chờ sửa

5.Tại sao xilanh lại bị mòn nhiều nhất và thành gờ ĐCT của xéc
măng thứ nhất? những nguyên nhân gây mài mòn bất thường
cho xilanh?
do điều kiện làm việc: Xilanh làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, chịu nhiệt độ cao và áp
suất lớn, chế độ bôi trơn khó khăn

- chịu nhiệt độ cao và biến thiên không đều: nhiệt độ và áp suất tại vùng xéc măng thứ nhất rất
cao.

- chịu ma sát lớn: ở khu vực buồng cháy thường phải chịu ma sát khô, và ma sát nữa ướt, tạo
nên độ côn theo chiều dọc . ma sát giữa xéc măng và xi lanh phụ thuộc vào lực ép của xéc
măng lên xilanh do lực ngang N gây ra. Lực ép này tại vùng ĐCT cao hơn ở các vùng còn lại
6
- môi trường sản vật cháy chứa các chất căn mòn như CO2, NO, NO2….. kết hợp với nước tạo
thành các axit.

- chịu tải trọng lớn và thay đổi theo chu kì

*** nguyên nhân gây mòn bất thường:

 Lực ngang tác dụng theo phương vuông góc với chốt piston tạo nên độ ôvan
 Xi lanh bị xước, bề mặt làm việc bị cháy rỗ và ăn mòn hóa học, bị nứt vỡ, nguyên nhân
là do mạt kim loại có lẫn trong dầu bôi trơn hoặc xécmăng bị gãy. Do tiếp xúc với sản
vật cháy, do piston bị kẹt trong xialanh, do chốt piston thúc vào hoặc tháo lắp không
đúng kỹ thuật hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.
 Chất lượng dầu không đúng yêu cầu
 Gia công hay tháo lắp không đúng
 Dầu bôi trơn không đủ

6.Nêu quy tắc thay và lắp xéc măng? Nguyên tắc đặt miệng xéc
măng lệch nhau ntn?
Quy tắc thay:

- Tháo bạc cũ ra khỏi piston bằng kìm mũi nhọn hoặc dụng cụ chuyên dùng, đừng làm
xước piston
- Làm sạch các rãnh bạc, có thể dùng vòng bạc cũ hay cạo kim loại nhỏ để lấy các kim
loại và cặn bẩn trong rãnh bạc ra sau đó dùng một miếng vải sạch khô lau sạch
- Tra dầu trước khi lắp bạc mới và thì cần phải tra dầu cho piston và các rãnh bạc để dễ
lắp bạc và trong rãnh
- Lắp bạc mới vào.

Quy tắc lắp và đặt miệng xéc măng

Xéc măng được chế tạo cùng cỡ cho từng loại piston nên trên xéc măng thường có ghi cỡ
giống như piston. Lúc lắp vào nhớ để mặt chữ hướng lên đầu piston

Các bạc đều có dấu để tránh lắp lẫn lộn nhau VD: bạc 1 sẽ có 1 (.) gần miệng bạc

Lắp xéc măng theo vị trí góc lệch cảu các khe miệng

+ 2 khe của 2 xéc măng hơi kề nhau lệch nhau 1800

+ 2 khe của 2 xéc măng dầu kề nhau lệch nhau 1800 ( trong trường hợp có 2 xéc măng dầu)

+ 2 khe của xéc măng dầu và xéc măng hơi lệch nhau 900

7
Định vị khe đối vs trục chốt piston

+ Khe xéc-măng hơi trên cùng lệch với trục chốt piston 1 góc 45 độ

+ Khe xéc-măng hơi thứ 2 lệch với khe xéc-măng trên cùng 180 độ, nên cũng lệch so với
trục chốt piston 1 góc 45 độ..

+ Tương tự 2 xéc-măng dầu cũng lệch với xéc-măng hơi 1 góc 45 độ, nên cũng lệch so với
trục chốt piston 1 góc 45 độ.

LƯU Ý:

+ Xéc-măng có 2 mặt trên, dưới. Khi lắp phải lắp đúng mặt có chữ và số hướng lên đỉnh
đầu piston (tức đây là mặt trên xéc-măng)

+ Không được lắp lẫn lộn vị trí 2 xéc-măng hơi trên và dưới. Vì xéc-măng hơi trên cùng
chịu áp suất và nhiệt độ trực tiếp, cao hơn, nên được chế tạo bằng thép hợp kim, khác với
xéc-măng bên dưới được chế tạo bằng gang hợp kim. Nếu thả rơi 2 loại xéc-măng này
xuống nền xi-măng, xéc-măng bằng thép sẽ nghe tiếng vang trong trẻo hơn xéc-măng bằng
gang.

7.Nêu các hư hỏng của bơm dầu và quy tắc kiểm tra?
Các hư hỏng thường gặp

- Mòn cặp bánh răng hoặc roto ăn khớp do ma sát với các bề mặt làm việc
- Mòn hỏng nắp bơm, lòng thân bơm do ma sát với dầu có áp suất cao
- Mòn hỏng van an toàn, lò xo yếu, gẫy do mài mòn, va đập, lò xo mỏi, giảm tính đàn hồi
khi làm việc lâu ngày
- Mòn hỏng bạc, cổ trục bơm do ma sát, chất lượng dầu bôi trơn kém.
- Mòn tai ăn khớp của rôto với rãnh trục.
- Áp suất đầu ra của bớm không đủ, hoặc bằng không

Quy tắc kiểm tra:

Khi kiểm tra và điều chỉnh van hạn chế áp suất trước nếu không hiệu quả mới tháo bơm để
kiểm tra chi tiết.

- Thân và nắp bơm được chế tạo bằng gang nên có hiện tượng nứt vở. nếu không thấy nứt
vở thì mới kiểm tra sự mài mòn của các chi tiết bằng thước lá và theo nguyên lí kiểm tra
mặt phẳng. độ mòn không vượt quá 0.1mm
- Kiểm tra mòn của bánh răng và thân bơm
- Kiểm tra khe hở giữa hai bánh răng ăn khớp được thực hiện ít nhất ở ba chỗ cách đều
nhau theo vòng đỉnh răng. Khe hở tối da không được vượt quá 0.35mm

8
- Khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ được kiểm tra ở tất cả các răng khe hở tối da không
vượt quá 0.1mm
- Kiểm tra Độ mòn mặt đầu bánh răng: dùng thanh thẳng chẩn đặt ngang qua mặt lắp
ghép của bơm dùng thước lá đo khe hở giữa mặt thanh kiểm và mặt đầu thanh răng.
Khe hở tối đa không vượt quá 0.1mm
- Đối với bánh răng ăn khớp khe hở kiểm tra không vượt quá 0.3mm
 Sau khi kiểm tra thay mới các chi tiết thì tiến hành chạy thử.

8.Nêu quy trình chung kiểm tra. Xác định hư hỏng trong hệ
thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng?
Xác định hư hỏng:

- Động cơ khó hoặc không khởi động được


+ không có hòa khí và xilanh
+ hết xăng
+ van không khí ở nắp xăng bị kẹt
+ tắc bình lọc xăng
+ van kim trong buồng phao bị kẹt
+ bầu lọc không khí bị tắc
- Tiêu thụ nhiều xăng
+ Gic lơ chính mòn lớn
+ van làm đậm đóng không kín
+ tốc độ không tải quá cao
+ lọc không khí bị tắc
- Động cơ bị mất công suất
+ bơm bị mòn
+ mạch xăng chính bị tắc
+ mức xăng thấp
+ lọc khí tắc
+ đường ống nạp phía sau BCHK bị hở
- Chạy không tải không ổn định
+ hiệu chỉnh vít xăng vít gió không đạc chuẩn
+ mach xăng không tải bị nghẽn

Nếu là phung xăng điện tử có thể dùng máy chuẩn đoán để xác định lỗi.

Quy trình chung kiểm tra hệ thống

1. Kiểm tra bơm điện (áp suất bơm, lưu lượng bơm, dòng điện qua bơm)
2. Kiểm tra hệ thống nhanh bằng mắt, hoặc sờ thử vào.

9
3. Kiểm tra áp suất nhiên liệu
4. Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ điều chỉnh áp suất
5. Kiểm tra các thông số điện của vòi phun
6. Kiểm tra các cảm biến (nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ khí nạp, độ mở bướm ga…..)

8.Nêu quy trình chung để kiểm tra. Xác định các hư hỏng trong hệ thống cung
cấp nhiêu liệu động cơ xăng

1- SỬA CHỮA BẦU LỌC XĂNG:


* Nhưng hư hỏng

 Vỏ bầu lọc bị nứt vỡ, các đầu nối ren bị chờn, đệm làm kín giữa vỏ và nắp bị rách
 Lõi lọc bị bẩn, tắc
 Những hư hỏng trên làm cho nhiên liệu không được cấp đủ cho động cơ

2- SỮA CHỮA BƠM XĂNG:


* Những hư hỏng Màng bơm bị trùng, rách rão màng bị biến cứng bơm xăng yếu

 Lò xo màng bươm gẫy yếu các van mòn không đóng kín, lò xo van yếu
 Các mặt nắp ghép của vỏ bơm bị cong vênh
 Vỏ bơm bị nứt, lỗ ren bị trờn
 Lưới lọc bám nhiều cặn bẩn làm giảm lưu lượng xăng bơm lên bộ chế hòa khí

* Yêu cầu kỹ thuật:

 Dùng đồng hồ đo áp lực bơm xăng phải đạt 0,2- 0,3 kg/cm2 ( một số xe hiện đại
2-3 kg/cm2 )
 Lắp vào động cơ và dùng tay quay quay động cơ và quan sát tình hình phun xăng
 Xăng phun ra phải đầy ống và phải bắn ra xa miệng ống từ 60-70mm là đạt

3- SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ (bộ chế hòa khí thông thường)
1- Thao lắp bộ chế hòa khí:

 Trước khi tháo phải rửa sạch sẽ bên ngoài rồi mới tiến hành tháo( chú ý khi tháo
trên xe xuống phải nút giẻ các đường ống
 Phải nghiên cứu và tìm hiểu kết cấu của nó chắc chắn để khi nắp cho đúng
 Tháo rời các chi tiết phải sử dụng dụng cụ thích hợp
 Các chi tiết tháo rời phải có khay sạch để bảo quản, chú ý các gioăng đệm
 Khi tháo các vít phải ốc phải nới lỏng rồi mới tháo hẳn tránh bi cong vênh, các bề
mặt lắp ghép
 Các chi tiết tháo ra phải rửa băng xăng sạch và dùng khí nén thổi lại

10
 chỉ nên tháo những bộ phận cần sửa chữa
 Sau khi tháo xong và sửa chữa lắp lại theo quy trình ngược lại

2- Kiểm tra sửa chữa:

 Thông thường làm sạch các giclơ là chủ yếu


 Nếu lỗ giclơ quá lớn thì phải khoan rộng rồi nút đồng sau đó khoan lỗ theo tiêu
chuẩn hoặc có thể thay giclo

3- Sửa chữa phao xăng:

 Nếu phao xăng bị bẹp thì phải nắn lại bằng cách cho phao xăng vào nước đun sôi
cho phao phồng lên
 Kiểm tra xăng xem phao có phải ngấm xăng hay không nếu bị ngấm xăng thì phải
khoan lỗ nhỏ lấy hết xăng ra rồi hàn lại bằng thiếc
4- Kiểm tra sửa chữa bộ van kim:

 Kiểm tra độ kín của van kim

Lắp bộ van kim vào bộ chế hòa khí để kiểm tra lại mức xăng.

9. Nêu các hư hỏng của hệ thống lái và phương pháp sửa chữa
Hư hỏng chính của hệ thống lái gồm:
+ Mòn trục vít và con lăn của trục đòn quay đứng
+ Mòn các ống lót, vòng bi và ổ lắp vòng bi
+ Sứt mẻ hoặc nứt vỡ các mặt bích và thân hộp tay lái, mòn các chi tiết khớp cầu của
các thanh dẫn động, các thanh kéo bị cong.

- Trục vít nếu bị mòn thấy rõ hoặc có hiện tượng tróc rỗ bề mặt thì phải thay mới. Khi thay,
phải thay cả cặp trục vít – con lăn
- Đối với thân hộp tay lái, những chỗ sứt mẻ hoặc nứt nhỏ trên thân được hàn phục hồi
- Đối với cơ cấu dẫn động lái, các hư hỏng thường là mòn các khớp cầu và máng lót, cong các
thanh kéo. Khi các chốt cầu bị mòn, có thể thay cả cụm chốt cầu, máng lót và lò xo
- Đối với cơ cấu lái có trợ lực, nếu thấy mất trợ lực, trợ lực yếu hoặc không đều khi quay vành
tay lái qua lại là hệ thống trợ lực bị hỏng. Để khắc phục, cần phải xả dầu, tháo rời bơm và các
chi tiết của cơ cấu, rửa sạch và kiểm tra hỏng hóc. Chi tiết không đạt yêu cầu phải được thay
mới. Sau khi lắp, cần chạy bơm trên bàn thử; kiểm tra lưu lượng và áp suất dầu cung cấp của
bơm. Sau khi kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp các chi tiết của cơ cấu, kiểm tra lại sự làm việc của
hệ thống trợ lực, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

11
10.Tại sao phải chạy rà động cơ? Quy trình chạy rà động cơ
*Vì các chi tiết sau khi chế tạo, sửa chữa trên bề mặt của nó có nhấp nhô. Vì vậy khi lắp ráp
với nhau, diện tích tiếp xúc không đạt theo yêu cầu, nếu không tiến hành chạy rà để san bằng
phẳng nhấp nhô trên bề mặt chi tiết thì khi chi tiết làm việc sẽ chịu tải phụ tải cục bộ gấp nhiều
lần tải cho phép. Do đó dễ phá hủy các bề mặt làm việc của chi tiết làm tăng nhanh quá trình
mài mòn của chi tiết, tăng nhanh khe hở lắp ghép, giảm tuổi thọ của tổng thành, chạy rà nhằm
tiếp tục gia công các bề mặt chi tiết, đảm bảo được độ chính xác trong quá trình lắp ráp và
ngăn ngừa các hiện tương hư hỏng nêu trên

* Quy trình chạy ra động cơ:

- Chạy rà nguội

Sau khi lắp ráp động cơ xong thì ta dùng động cơ điện để kéo làm cho động cơ làm việc
Nguội kín: chạy khi cho động cơ đã lắp nắp máy
Nguội hở: chạy khi động cơ không lắp nắp máy ( đối với động cơ có xupap đặt )
Nhằm tiếp tục gia công các bề mặt quan trọng của động cơ như: piston – xylanh – xecmăng, cổ
trục và máng đệm, trục cam và cổ trục khi chạy rà nguội thì chạy với tốc độ (600-
800)vòng/phút và thời gian ra (30-45) phút. Sau khi chạy rà nguội xong phải rửa sạch, tháo dầu
bơm ra và thay dầu mới rồi chuyển sang chạy ra nóng

- Chạy rà nóng

Lắp hoàn chỉnh động cơ để động cơ có thể tự nổ


Có 2 giai đoạn:
+ Chạy rà nóng không tải:
Cho động cơ chạy ở chế độ không tải nhằm kiểm tra lại việc lắp ráp các cơ cấu, hệ thống trong
động cơ có gì sai sót hay không.
Các bề mặt tiếp tục gia công : piston – xylanh – xecmăng, chốt khuỷu, cổ trục và máng đệm,
trục cam…
Thời gian chạy: 15-20 phút chế độ vòng quay trục khuỷu 400-600 vòng/phút. Sau khi chạy
không tải chuyển sang chạy có tải
+ Chạy rà nóng có tải:
Để động cơ ở chế độ phụ tải khác nhau nhằm kiểm tra sự làm việc của các hệ thống và điều
chỉnh lại sự hoạt động của các hệ thống như: hệ thống đánh lửa, hệ thống cung cấp nhiên liệu,
hệ thống phân phối khí…
ở các chế độ vòng quay như sau:
1200-1400 v/p 15p
1400-1600 v/p 10p
2500 v/p 5p

12
11.Nêu đặc điểm hư hỏng của Ly Hợp ma sát và phương pháp
kiểm tra, điều chỉnh
* Đặc điểm hư hỏng:

- Ly hợp bị trượt:

Hiện tượng
- Biểu hiện khi ga, tốc độ xe không tăng theo tương ứng.\
- Có mùi khét
Nguyên nhân
- Đĩa ma sát và đĩa ép bị mòn nhiều, lò xo ép bị gãy hoặc yếu.
- Đĩa ma sát bị dính dầu hoặc bị chai cứng
- Bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do, ly hợp bị nóng.
Ly hợp ngắt không hoàn toàn:
Hiện tượng
Biểu hiện sang số khó, gây va đập ở hộp số.
Nguyên nhân
- Hành trình tự do bàn đạp quá lớn
- Đĩa ma sát bị cong vênh, Đĩa ép bị vênh
- Moayơ đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Khi ngắt li hợp có vật cứng rơi vào
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau

- Ly hợp đóng đột ngột:

- Đĩa ma sát mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt


- Do lái xe thả nhanh bàn đạp
- Theo hoa moayơ đĩa ly hợp bị mòn
- Mối ghép giữa moayơ với đĩa ma sát bị lỏng

- Ly hợp phát ra tiếng kêu:


Thường thấy ở 2 trường hợp:
Ly hợp ở trạng thái đóng
Nguyên nhân
- Lò xo ép bị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gãy
- Các bu-lông bắt không chặt
Ly hợp ở trạng thái mở

Nguyên nhân
13
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Ly hợp mở nặng
Trợ lực không làm việc, do không có khí nén hoặc khí nén bị rò rỉ ở xi lanh trợ lực hay van
điều khiển
* Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh
Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các đòn mở
Kiểm tra: Đối với ly hợp có đòn mở sau khi lắp lên bánh đà xong phải kiểm tra điều chỉnh
chiều cao các đầu đòn mở. Dùng thước cặp đo khoảng cách của các đầu đòn mở tới tới bề mặt
làm việc của đĩa ép, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong phạm vi cho phép đối với
từng loại ly hợp do nhà chế tạo quy định. Nếu khoảng cách này không bằng nhau thì phải điều
chỉnh lại, cho phép chêch lệch không quá 0,3 mm.
Điều chỉnh: Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông
bắt vào vỏ của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Nếu tại đầu đòn mở bố trí các
bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi
khoảng cách cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm
Kiểm tra điều chỉnh hành trình tổng cộng và hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Kiểm tra điều chỉnh hành trình tống cộng
- Đo độ cao của bàn đạp: Dùng thước đặt vuông góc với sàn xe, đo chiều cao này.
- Chiều cao này phải đúng trị số quy định cho từng loại xe. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằn
cách thay đổi chiều dài của bu lông tỳ cần bàn đạp
Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp
- Đặt thước lá theo chiều tiến của bàn đạp li hợp với mốc là vị trí ban đầu của bàn đạp
- Đạp bàn đạp từ từ cho tới lúc bắt đầu cảm giác thấy cứng thì dừng lại
- Đo khoảng cách từ vị trí ban đầu tới vị trí này của bàn đạp. Hành trình tự do phải trong phạm
vi cho phép. Nếu không đúng cần điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng
vít chỉnh hoặc chiều dài của dây cáp

12. Các hư hỏng của hệ thống phanh hơi? Phương pháp sữa
chửa
- Bàn đạp phanh và ty đẩy:

Hư hỏng: cong, nứt và mòn lỗ, chốt của ty đẩy

Sửa chữa: Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ, bị cong vanh
tiến hành nắn hết cong

- Van điều khiển:

14
Hư hỏng: nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo.

Sửa chữa: thay thế đúng loại

- Bầu phanh bánh xe

Hư hỏng: nứt, thủng màng bơm và vỏ, gãy lò xo, cong cần đẩy
Sửa chữa: bị nứt tiến hành hàn đắp, màng thủng và lỗ gảy yếu cần thay thế, cần đẩy cong phải
nắn lại

- Máy nén khí

Hư hỏng: nứt, mòn rỗ trục khuỷu, vòng bi, xi lanh, pít tông, xéc măng, puly và các van.
Sửa chữa: gia công sửa chữa ( hàn, doa, mài…) hoặc thay mới

- Van an toàn và điều chỉnh áp suất

Hư hỏng: nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo.
Sửa chữa: thay thế đúng loại

- Bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén

Hư hỏng: nứt, rỉ thủng và cong, chờn hỏng ren làm hở khí nén ra ngoài
Sửa chữa: bị nứt, rỉ thủng và cong, chờn hỏng ren được tiến hành hàn đắp sửa nguội và gò nắn
hết cong. Bình chứa đã hàn và rỉ sâu 0,5 mm cần phải thay mới.

- Guốc phanh

Hư hỏng: vênh, nứt và mòn lắp chốt lệch tâm


Sửa chữa: có thể hàn đắp gia công lại

- Má phanh

Hư hỏng: nứt, mòn bề mặt tiếp trống phanh


Sửa chữa: tiện láng hết vênh, má phanh bị nứt , mòn nhiều phải thay mới và Các đinh tán đứt,
lỏng phải thay thế

- Chốt lệch tâm, cam lệch tâm, lò xo

Hư hỏng: mòn chốt và cam lệch tâm, chờn hỏng các ren, gãy yếu lò xo
Sửa chữa: Chốt lệch tâm và cam lệch tâm mòn, có thể hàn đắp và gia công đúng kích
thước,hình dạng ban đầu
Lò xo guốc phanh mòn, phải thay thế đúng loại

- Mâm phanh và tang trống


15
Hư hỏng: mòn, nứt tang trống và nứt và vênh mâm phanh

Sửa chữa: Tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải thay thế.
Mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đó sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết vênh

13. Nêu các phương pháp rửa và làm sạch các chi tiết của động
cơ:
* Rửa thủ công:

Phổ biến trong sửa chữa các hư hỏng nhỏ và bất thường của ô tô. Dụng cụ gồm giẻ lau,
bàn chải với dầu diesel hoặc dung dịch rửa. Trước tiên, ngâm chi tiết vào dầu rửa hoặc dung
dịch rửa khoảng 30 phút, sau đó dùng giẻ hoặc bàn chải cọ sạch các chất bẩn bám trên bề mặt
cũng như trong các ngóc ngách của chi tiết rồi rửa lại bằng nước ấm và dung khí nén thổi khô.
Khi dùng dung dịch hóa học để rửa, phải dùng bàn chải có cán để tránh tay tiếp xúc trực tiếp
vớo dung dịch, làm hỏng da và hại đến sức khỏe.

Với các đường dầu trong thân máy và trong các trục, cần phải thông, rửa bằng dung
dịch rửa, sau đó thổi bằng khí nén.

Với cáu bẩn là muội than bám trên nắp xilanh, pít-tông, xupáp và thành ống xả phải
dùng bàn chải cứng để cọ, có thể lắp bàn chải lên mô tơ điện cầm tay để tang tốc độ cọ rửa. Có
thể dùng dao nạo để cạo muội than bám trên các bề mặt phẳng như một lắp ghép của cụm ống
xả, mặt nắp xupáp, sau đó dùng bàn chải cọ sạch rồi rửa lại bằng nước và thổi khô.

* Rửa bằng các thiết bị rửa và làm sạch:

Là phương pháp rửa phổ biến để rửa chi tiết là các thùng rửa. Các thùng này chứa dung
dịch rửa lạnh( ở nhiệt độ thường) hoặc nóng ( ở nhiệt đột trên 60oC) Chi tiết rửa được đặt trên
bàn lưới ngâm trong dung dịch. Trong thùng rửa có hệ thống bơm tạo ra các dòng dung dịch
rửa chuyển động rối hoặc có hệ thống thống lắc giác đặt chi tiết tạo ra chuyển động tương đối
giữa chi tiết và dụng dịch rửa nên chi tiết được làm sạch rất nhanh.

Để tăng độ va đập của dung dịch lên mặt chi tiết, có thể dung sống siêu âm. Người ta
đưa sóng siêu âm vào thùng rửa bằng nhiều phương pháp khác nhau.

1. Khử dầu mỡ:

- Các màng dầu và các loại keo bẩn bám quanh chi tiết, gây khó khăn cho công tác kiểm
tra. Do đó cần phải khử sach dầu mỡ và keo bẩn. Công tác này là một quá trình hóa lý bao
gồm: Dung dịch rửa, áp lực lhun, gia tăng nhiệt độ,...

- Các phương pháp:

16
a. Dùng dung dịch hòa tan: xăng, dầu hỏa, dầu diesel:

- Nhược điểm:

+ Dung dịch đắt tiền. + Không rửa sạch được nước axit bám trên bề mặt chi tiết.

=> Thường dùng để rửa các chi tiết nhỏ của bộ chế hòa khí, bơm cao áp, vòi phun.

b. Dùng chất hóa học:

- Dùng các chất:

+ NaOH, xà phòng: Đẩy nhanh quá trình hòa tan dầu mỡ vào bể dung dịch.

+ Na2CO3: Khử sach keo dầu.

+ K2Cr2O3: Chống rỉ cho chi tiết.

* Đối với nhôm không được dùng các dung dịch kiểm để rửa mà phải dùng dung dịch riêng.

c. Dùng sóng siêu âm:

- Phát sóng siêu âm trong dung dịch rửa nhờ máy phát sóng có tần số cao (8000..70000Hz).
Khi các sóng này va đập vào màng dầu trên các chi tiết thì nó kéo các màng dầu co dãn tạo
thành các bóng khí. Bóng khí bị vỡ=> màng dầu rời ra khỏi chi tiết => nổi lên bề mặt dung
dịch=> chi tiết được rửa sạch.

* Hiệu quả cao nhất.

2. Khử mụi than:

- Mụi than hình thành do đốt cháy nhiên liệu, bám vào đỉnh và nắp quylat. Làm giảm khả năng
truyền nhiệt=> Kích nổ. Rơi vào các chi tiết gây mài mòn, rơi xuống cacte=> biến chất dầu bôi
trơn.

a. Dùng dung dịch hóa học:

- Ngâm chi tiết có bám mụi than vào bể dung dịch rửa nóng có t=80-90oC trong tg 1-3h. Lớp
mụi than trên chi tiết mềm ra, sau đó nhấc chi tiết khỏi bể dung dịch dùng giẻ sạch lau sạch lớp
mụi than. Sau đó rửa lại với nước sạch có K2Cr2O3, rồi thổi khô bằng khí nén.

* Khó áp dụng với kết cấu phức tạp.

b. Dùng chổi kim loại màu:

- Lắp chổi lên đầu mũi khoan để làm sạch mụi than.

-Nhược: Không sạch và dể gây xước bề mặt chi tiết.


17
c. Dùng hạt nhựa, hạt gỗ cứng:

- Dùng súng phun áp lực cao phun các hạt bắn vào bề mặt làm cho lớp mụi than bong ra.

* Năng suất cao.

3. Khử cặn nước:

- Sau khi sử dụng, trên thành áo nước và ống nước bị bám cặn. Giảm khả năng tản nhiệt=>
động cơ nhanh nóng=> giảm công suất.

a. Phun nước ngược: làm cho các cặn bị bong ra(bong vảy cá).

b. Dùng dung dịch hóa học:

- Thường dùng HCl(5-10%) và H2CrO4, khi dùng phải pha thêm chất hãm để chống ăn mòn
kim loại.

- Đối với hợp kim nhôm: H3PO4 và CH3CHOH-COOH)

* Sau khi dùng hóa chất để rửa, cần phải rửa sạch lại bằng nước nóng để tẩy sạch lớp hóa chất.

c. Tháo rời mặt trên và mặt dưới của két nước, dùng que tre đẩy sạch các ống dẫn và các
cánh tản nhiệt.

14. Bơm nước làm mát thường có những hư hỏng gì? Cách kiểm
tra và sửa chữa ntn?
- Bơm nước được coi là hư hỏng khi dung lượng nước không đảm bảo, khi có hiện tượng rò
nước ra phía ngoài .

-Sự tổn thất dung lượng của bơm có thể do hư hỏng ổ đỡ. Sự hư hỏng ổ đỡ sẽ làm tăng khe hở
giữa cánh bơm và vỏ bơm do đó làm giảm lực ly tâm .

- Sự hư hỏng ổ đỡ có thể do đệm không đảm bảo, nước làm mát lọt vào các ổ đỡ. Ngoài ra còn
có các nguyên nhân khác như dây đai truyền động căng quá mức, sự rung động của trục bơm,
sự quá nhiệt của nước làm mát do tắt động cơ khi còn nóng.

- Đệm kín không đảm bảo làm kín, có thể do quá nhiệt, nước làm mát bị bẩn, rỉ rét, cặn nước
tích tụ và mài mòn cao.

- Vỏ bơm và cánh bơm bị nứt, vỡ do ổ đỡ bị lỏng trong vỏ bơm hoặc ở trục làm cho cánh bơm
va đập vào vỏ bơm.

18
Ngoài ra còn có một số hiện tượng hư hỏng như : Dây đai bị mòn, đứt do điều chỉnh dây đai
quá căng. Puly bị nứt,vỡ, mòn do chịu va đập, tháo lắp không đúng kỹ thuật...

Phương pháp kiểm tra:


- Ở trạng thái lắp chung không thể đánh giá chính xác lượng mòn của các chi tiết cánh bơm,
thân bơm, vòng bi, các bộ phận bao kín. Vì vậy, chỉ có thể kiểm tra tình trạng rò nước qua lỗ
thăm ở thân lắp trục bơm và lắc ngang để kiểm tra mức độ rơ của trục bơm.

- Muốn kiểm tra cụ thể hư hỏng của từng chi tiết thì phải tháo rời bơm nước và sử dụng các
dụng đo chính xác như đồng hồ so hoặc thước cặp để xác định mức độ mòn bi, mòn cánh bơm
và vỏ bơm và các hư hỏng khác.

- Ngoài việc quan sát để phát hiện vết nứt bên ngoài, còn phải kiểm tra các vết rạn nứt rất nhỏ,
bằng cách cho động cơ ở vào trạng thái nóng, rồi bôi một lớp bột trắng bên ngoài, sau 5- 10
phút quan sát để phát hiện vết nứt nếu có hiện tượng bột trắng bị thấm ướt.

Phương pháp sửa chữa:


- Thân bơm: Khi mặt bích thân bơm bị vỡ hay nứt thì có thể hàn rồi gia công lại. Nếu chỗ lắp ổ
bi và vòng đệm chắn dầu bị mòn hoặc bề mặt lắp ghép giữa cánh bơm và thân bơm bị mòn thì
có thể doa lại rối ép vòng thép mới vào để hồi phục.

- Cánh bơm: Khi cánh bơm bị nước làm xói mòn nhiều thì phải thay mới hoặc hàn đắp rồi gia
công lại.

- Trục bơm: Khi trục bơm bị mòn nhiều hoặc bị rạn nứt thì phải thay mới. Trường hợp trục
bơm bị mòn ít thì có thể hàn đắp, mạ crôm …Sau đó gia công lại theo kích thước quy định.

- Vòng đệm: Khi vòng đệm hay roăng bị mòn hoặc thủng thì phải thay mới và phải lắp thử,
nếu không bằng phẳng thì phải rà lại bằng vải nhám. Trường hợp không có vòng đệm mới để
thay, có thể lật ngược vòng đệm cũ để dùng tạm.

15. Các phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật ô tô:


Tùy theo trình độ tổ chức và khả năng thợ, tính chất chuyên môn hóa của thợ:

1. Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa:

- Tất cả các công nhân trong xưởng được phân thành tổ chuyên môn hóa:

VD: Tổ 1: Bảo dưỡng thường xuyên ( CHỉ có trong các xí nghiệp vận tải)

Tổ 2: bảo dưỡng gầm.

Tổ 3: Bảo dưỡng động cơ.

- Phương pháp này có các đặc điểm sau:


19
+ Các công nhân có tay nghề khác nhau.

+ năng suất cao, định mức thời gian lao động dễ.

+ Thiếu trách nhiệm với hoạt động của xe trên tuyến.

+ kết quả lao động được đánh giá bằng số lượng xe bảo dưỡng. Chỉ thực hiện phần việc của
mình, không có liên kết với phần việc của các tổ khác. Không phân tích được nguyên nhân của
tổng thành bị loại.

+ không thực hiện khi giải quyết nhiều loại xe khác nhau( công việc khó).

2. Phương pháp tổ chức riêng xe:

- CÔng nhân trong xưởng thuộc các tổ tổng hợp, gồm các công nhân có tay nghề trong nhiều
công việc. Công việc thực chất: bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vặt ghép lại.

- Ưu: Quy định được mức độ trách nhiệm.

-Nhược: Do phải phân chia dụng cụ và thiết bị => Sử dụng dụng cụ không hiệu quả, không áp
dụng được dây chuyền, khó khăn trong việc sử dụng phụ tùng thay thế.

3. Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành:

- là phương pháp tiên tiến. Thực hiện tách đoạn sản xuất chuyên môn hóa. Mỗi đoạn thực hiện
các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các cụm tổng thành, cơ cấu đã định cho đoạn ấy. Số lượng
đoạn phụ thuộc vào quy mô của xí nghiệp, loại xe, tình trạng khi đưa vào.

- Thường phân thành 6 đoạn chính và 2 đoạn phụ:

a. 6 đoạn chính:

1. Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ.

20
2. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu trước, sau, phanh, lái, treo.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa điện, nhiên liệu.

5. Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ, cabin, satxi, vỏ xe.

6. bảo dưỡng và sửa chữa lốp xe.

b. 2 đoạn phụ:

1. Sửa chữa cơ nguội.

2. Rửa, lau chùi, sơn.

* Khi tổ chức theo phương pháp này, pahir thống kê toàn bộ các chi tiết trong tổng thành, xét
khối lượng công việc, sắp xếp công nhân cho mỗi đoạn ( Có thể ghép các đoạn 1-2, 3-4, 5-6 để
giảm bớt cơ cấu).

Có thể chuyên môn hóa tự động.

16. Tính chất của lớp kim loại phun đắp là gì?
- Độ cứng: Lớp kim loại phun đắp có độ cứng cao hơn nhiều so với kim loại gốc, do các hạt
nguôi nhanh nên được tôi cứng, động thời được cường hóa do các hạt bị bắng phá chồng chất
lên nhau. Tăng 30-80% so với kim loại gốc ( giòn).

- Độ chống mòn: Lớp kim loại phun đắp có tính chống mòn cao trong điều kiện bôi trơn tốt.
Tăng 2-3 lần kim loại gốc .

- TÍnh chịu mỏi: Tính chịu mỏi của lớp kim loại phun đắp kém, vì các hạt kim loại nằm chồng
chất lên nhau và biến dạng sinh nội ứng suất, vỏ các hạt bị oxy hóa, các vết nứt thường xảy ra
ở ranh giới giữa các hạt. Kém ( sinh ra nội ứng suất).

- Độ bám dính và kim loại gốc: Độ bám dính của lớp kim loại phun đắp kém hơn so với
phương pháp mạ và hàn, do các kim loại phun đắp liên kết với kim loại gốc bằng liên kết cơ
học, do đó để tăng độ bám dính phải chuẩn bị tốt bề mặt phun đắp. Cường độ 15-25 kg/cm2
phụ thuộc vào trạng thái bề mặt trước khi phun.

- Độ xốp: Phun bằng hồ quangcó độ xốp cao(15-20%).

21
Câu 17: Hồi phục các chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa
chữa.(87)
- Phương pháp kích thước sửa chữa là đem gia công một chi tiết trong số các chi tiết lắp ghép
cho đạt kích thước sửa chữa nhất định đạt độ chinh xác về hình dạng và yêu cầu kỹ thuật đề ra.

- Các chi tiết còn lại phải thay mới và kích thước tương ứng với chi tiết đã được sửa chữa. So
với ban đầu kích thước của nó có thay đổi nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và
yêu càu lắp ghép ( độ hở , độ dôi,…) nên khả năng làm việc của cụm chi tiết lắp ghép được
khôi phục.

- Để khôi phục lại hình dáng đúng của chi tiết thì ta phải tiến hành bỏ đi 1 lượng kim loại.

- Trong sửa chữa thường dùng hai loại kích thước sửa chữa:

+ kích thước sửa chữa quy chuẩn ( định trước )

+ kích thước sửa chữa tự do ( không định trước).

-kích thước sửa chữa được xác định theo điều kiện bền của chi tiết sửa chữa. Nếu kích thước
sửa chữa giữa các lần sửa chữa là không đổi thì phương pháp đó người ta gọi là sửa chữa tiêu
chuẩn và nó sẽ dễ dàng cho việc cung ứng vật tư, các phụ tùng thay thế và năng cao được tuổi
bền của chi tiết. Nó được sử dụng để phục hồi một ssos chi tiết như piston, xéc măng, chốt
piston, con đội , các bạc lót.

-Gia công phục hồi chi tiết bằng phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phục hồi các chi
tiết của oto máy kéo. Tuy nhiên nó còn có 1 số nhược điểm chẳng hạn như nó phá vỡ tinh lắp
lẫn của các chi tiết va tinh lắp lẫn đó chỉ còn tồn tại đối với một KTSC nhất định.

Câu 18: Các chế độ chạy thử động cơ đốt trong sau sửa chữa.
-chạy rà động cơ

+Chạy rà nguội : sau khi người ta lắp ráp động cơ xong thì người ta dùng động cơ điện để
kéo làm cho động cơ làm việc.

Nguội kín : chạy khi động cơ đã lắp máy

Nguội hở : chạy khi động cơ không lắp nắp máy( đối với động cơ có xupap đặt)

-Mục đích của việc chạy rà nguội động cơ là nhằm tiếp tục gia công các bề mặt quan trọng của
đọng cơ như piston-xylanh-vòng găng, cổ trục và máng đệm, trục cam và cổ trục. khi chạy rà
nguội thì chạy với tốc độ (600-800)v/p và thời gian chạy rà là (30-40) phút . sau khi chạy rà
nguội xong người ta phải rửa sạch , tháo dầu bẩn ra và thay dầu mới vào rồi chuyển sang chạy
rà nóng.
22
+chạy rà nóng: sau khi kết thúc giai đoạn chạy rà nguội thì chuyển sang giai đoạn chạy rà
nóng , để chạy rà nóng thì người ta phải lắp ráp hoàn chỉnh cho động cơ để cho đọng cơ có thể
tự nổ. chạy rà nóng có 2 giai đoạn

+Chạy rà nóng không tải : cho động cơ chạy ở chế độ không tải , mục đích là nhằm kiểm
tra lại việc lắp ráp các cơ cấu , hệ thống trong động cơ có gì sai sót hay không.

Các bề mặt chi tiết tiếp tục được gia công như bề mặt piston-xylanh-vòng găng, chốt khuỷu ….

Thời gian chạy rà nóng 15 – 20 phút chế độ vòng quay trục khuỷu là 400 – 600v/p. sau khi
chạy không tải xong thì chuyển sang giai đoạn chạy có tải.

+Chạy rà nóng có tải : để động cơ chạy ở chế độ phụ tải khác nhau nhằm kiểm tra sự làm
việc của các hệ thống và điều chỉnh lại sự hoạt động của các hệ thống như hệ thống đánh lửa,
hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí….

Chế độ vòng quay như sau:

12000 – 1400v/p trong 15phút

1400 – 1600 v/p trong 10 phút

2500v/p trong 5 phút

+ Chạy rà và chạy thử các bộ phận truyền động

- Trong các nhà máy sửa chữa xe – máy thi công, cần chạy rà và chạy thử với các chi tiết: Cầu
chủ động, hộp giảm tốc, bộ truyền động chính, bộ truyền động biên, hộp trích công suất, hộp
giảm tốc của bộ tời… Đa số các trường hợp chạy rà và chạy thử đều được thực hiện với chế độ
không tải và có tải. Để làm việc này người ta sử dụng các bệ thử có tải trọng bằng phanh hoặc
bệ thử tuần hoàn công suất theo vòng khép kín.

+ Chạy rà và chạy thử máy

- Tất cả xe- máy sau khi sửa chữa xong, cần phải được nạp nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, nước
làm mát và tiến hành chạy rà chạy thử.

Trong các nhà máy sửa chữa, cần phải sử dụng các bệ thử chuyên dùng để chạy rà máy và có
thể chạy thử bằng cơ cấu di chuyển của chính bản thân xe- máy đó. Để chạy rà các máy bánh
lốp có thể sử dụng các bệ thử kiểu tang trống. Trên bệ thử để chạy rà các xe- máy bánh xích
người ta dùng dải xích di chuyển có dẫn động từ bên ngoài.

- Chạy rà hộp số cầu sau:

23
+ đối với tổng thành hộp số và cầu sau, khi lắp ráp xong người ta tiến hành chạy rà để tiếp
tục gia công các bề mặt lắp ráp và kiểm tra chất lượng công việc sửa chữa phục hồi.

Kiểm tra độ kín dầu của cầu sau và hộp số

Kiểm tra sự làm việc của các bánh răng

Kiểm tra việc sang số ở các tay số, có hiện tượng nhảy số không

Kiểm tra độ phát nhiệt ở các vòng bi đóng.

Khi chạy rà hộp số và cầu sau thường ở chế độ 1400 – 1800 v/p , thời gian 20 – 25 phút.

-Thử xe trên đường

+Chất tải 75%

+ Vận tốc 30km/h ( đường bằng)

- Kiểm tra trước khi ra đường :

+ Tình trạng động cơ : dễ khởi động , tiếng nổ tròn đều , số vòng quay nhỏ, vù ga dễ bóc
máy, giảm ga đột ngột không chết máy, nghe tiếng gõ, va đập , để ý các mối ghép , kiểm tra
các thông số, nhiệt độ dầu , nhiệt độ nước, số vòng quay của động cơ.

+ Kiểm tra sự làm việc bình thường của các hệ thống: đèn , còi

+ Trình trạng hệ thống lái : không rơ , nhẹ nhàng , đầu xe phải quay tới góc giới hạn

+ Tình trạng hệ thống phanh; có áp suất, không rò rỉ

+Các thao tác khác: đóng mở cửa bình thường

_ kiểm tra khi chạy trên đường:

+ Cho xe chạy tốc độ khoảng 15 – 20 km/h . thay đổi , kiểm tra sự tăng tốc độ, chạy chậm,
thử phanh. Yêu cầu thử phanh

- Hoa lốp

+bánh trước in hoa lốp

+bánh sau lết trên đường

+hai bên giống nhau

24
Câu 19: Khái niệm về sửa chữa theo kích thước sửa chữa.
- Sửa chữa theo kích thước sửa chữa là phương pháp dùng các máy gia công cơ để cắt đi một
lượng kim loại trên chi tiết , khôi phục lại hình dáng đúng của chi tiết và chi tiết có kích thước
mới theo yêu cầu . kích thước đó gọi là kích thước sửa chữa.

+ Kích thước sửa chữa đối với trục < kích thước đầu.

+ Kích thước sửa chữa đối với lỗ > kích thước ban đầu.

- Đối với chi tiết khác nhau thì kích thước sửa chữa và số lần sửa chữa cũng khác nhau và
thường được quyết định bỡi 3 nhân tố

+ lượng hao mòn của chi tiết khi đưa vào phục hồi.

+ chọn phương pháp gia công.

+ cường độ an toàn của chi tiết.

- Mục đích của sửa chữa là nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của
ô tô đã bị hư hỏng.

Câu 20: Nêu phương pháp kiểm tra , sửa chữa két nước làm
mát.
- Kiểm tra nắp két nước:
+ Nắp két nước được kiểm tra độ kín của roăng cao su, độ kín và sự hoạt động của các van
hơi, van khí trên nắp.
+ Để kiểm tra áp suất mở van có thể sử dụng dụng cụ kiểm tra.
+ Tháo nắp ra khỏi két nước, lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút , dùng tay kéo
piston để tạo và kiểm tra độ chân không trong khoang bơm
+ Lọt khí cháy sang đường nước làm mát

+ Két nước bị nứt, thủng

* Thể kiểm tra bằng cách: Cho nước nóng vào két nước rồi kiểm tra các chỗ bị rò rỉ. Đây
là cách kiểm tra đơn giản nhưng cũng khó phát hiện được các kẽ nứt nhỏ, nên có thể kiểm
bằng áp lực khí.

* Phương pháp kiểm tra bằng khí tiến hành như sau: Đặt két nước vào trong thùng chứa
đầy nước, nếu không có bọt khí xuất hiện trên mặt nước là được.

- Kiểm tra hiện tượng tắc két nước :

25
Nếu két nước có biểu hiện tắc ( nhiệt độ nước cao, mở nắp két nước ra thấy két nước trào ra,
đặc biệt là khi tăng tốc động cơ nước trào ra mạnh) thì cần kiểm tra để khắc phục. việc kiểm
tra được thực hiện như sao.

+ xả nước động cơ và tháo cả hai ống nối phía trên và phía dưới của két khỏi động cơ rồi bụt
kín cả hai đầu nối trên két.

+ Đổ nước vào đầy két rồi mở nút bịt ở đầu ống nói phía dưới.

+ Quan sát hiện tượng nước chảy ra, nước trong két phải chảy hết rất nhanh trong vòng vài
giây. Nếu thấy lưu lượng nước chảy ra nhỏ hơn khả năng thông qua của ống thoát ( chảy
không mạnh ) là két bị tắc một phần , cần phải thông rửa két.

- Sửa chữa két nước:

+ phải tháo két nước xuống để sửa chữa cần phải kiểm tra lại sự rò rỉ để xác định chính xác
lỗ rò để hàn lại, đồng thời kiểm tra hiện tượng tắc két để khắc phục.

+ Nếu ống nước bị nhả mối hàn ở chỗ nối của ngăn trên và ngăn dưới làm cho nước bị rò thì
dùng mỏ hàn thiếc chuyên dùng để hàn lại.

+ Nếu ống nước bị rò ở lớp ngoài két nước thì hàn trực tiếp vào đó.

+ Nếu bị rò ở lớp trong thì phải rút ống nước ra ngoài để sửa chữa hoặc thay ống mới. Khi
rút ống trước tiên phải dùng dao cạo cạo sạch thiếc ở hai đầu ống, chọn một que sắt có đường
kính nhỏ hơn đường kính ống, nung nóng 800 – 8500C rồi thọc vào trong ống làm cho mối hàn
ở ống và ở các lá tản nhiệt bị nóng chảy, rồi dùng kìm kéo cả ống nước và que sắt ra. Cũng có
thể dùng tấm crôm niken có bôi sơn cách điện cho vào trong ống, thông điện vào hai đầu ống
làm cho thiếc hàn bị nóng chảy.

+Các ống được sửa chữa hoặc thay mới cần dùng giấy nhám đánh sạch sau đó phủ một lớp
thiếc hàn và cắm vào trong lá tản nhiệt, sau đó nung nóng, đợi thiếc nóng chảy mới lấy que sắt
ra. Sau khi nguội hẳn cần kiểm tra lại có bị rò nước không.

- Nếu đầu cuối của ống nước bị nứt thì phải cạo sạch các cặn bẩn bám xung quanh vết nứt cho
bề mặt thật sạch bóng rồi bôi kẽm ôxít và hàn đắp lên vết nứt.

- Trường hợp không có ống thay thế có thể bằng cách nối hai nửa ống bằng măng xông, chiều
dài măng xông không nhỏ hơn 30 mm. Trước khi nối một đầu ống phải tóp lại và một đầu
nong rộng ra với độ côn như nhau, rồi tráng thiếc hai đầu ống, sau đó hàn lại.

+ Nếu két bị thủng hoặc tắc nhiều có thể phải gỡ mối hàn của phần ống tản nhiệt với thùng
chưá phía trên và phía dưới để trách phần giàn ống ra sửa chữa. Dùng que sắt dẹt phù hợp để
thông cặn trong các ống và dùng mỏ hàn thiếc hàn và các ống bị thủng. nếu các ống bị thủng
26
nằm ở dãy giữa không thể hàn và vá được thì có thể hàn tịt lại ở hai đầu. số lượng ống cho
phép hàn tịt không quá 10% tổng số ống của két. Các cánh tản nhiệt nếu bị bẹp , dập cần phải
nắn lại. Sau khi thông rửa và xử lý các ống bị thủng hoặc tắc, két được hàn lại và kiểm tra độ
kín lần cuối

Các lá tản nhiệt: Trường hợp các lá tản nhiệt bị cong vênh thì nắn lại như cũ bằng dụng cụ
chuyên dùng kiểu răng lược.

Nắp két nước: Doăng cao su, van hơi và van khí của nắp bị hỏng phải thay mới.

27

You might also like