Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Ngày 12/6

VN-Index chính thức lập đỉnh mới


Thị trường chứng khoán hôm nay đã chính thức chinh phục thành công ngưỡng kháng cự trên rất mạnh
tại 1.300 điểm. Sự giằng co trong nhiều phiên trước và ngay cả trong phiên sáng nay đều tan phiên cho
khi đến phiên chiều. Lực cầu vào tốt phiên chiều đã giúp chỉ số bật mạnh lên và dòng tiền lan tỏa ở nhiều
nhóm ngành, cũng như nhóm vốn hóa lớn để giúp chỉ số lập đỉnh mới.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng +15,78 điểm, đóng cửa tại 1.300,19 điểm. Độ
rộng thị trường đồng thuận với bên bán. Thống kê trên HOSE, thị trường hôm nay có 313 mã tăng, 64 mã
tham chiếu, trong khi chỉ có 124 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng của thị trường nghiêng về phía tích
cực với 17/18 ngành giảm điểm, trong đó dẫn đầu là nhóm ngân hàng, công nghệ, chứng khoán và
thép…; ngược lại, y tế đứng đầu các ngành giảm điểm hôm nay.

Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 12/6/2024.


Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: VPB (+2,25), VCB (+2,07), FPT (+1,77), HPG
(+0,79), BID (+0,77)… Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: SAB (-
0,19), POW (-0,08), STG (-0,05), DHG (-0,03), PLX (-0,03)…
Nhóm VN30 hôm nay cũng diễn biến tương tự nhưng lực cầu ở nhóm vốn hóa lớn đưa chỉ số này còn bật
tăng mạnh hơn. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN30-Index bật tăng tới +23,51 điểm, đạt
1.331,81 điểm. Rổ VN30 sắc xanh cũng chiếm ưu thế với 26 mã tăng, và chỉ có 4 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa trong sắc xanh. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng +1,90
điểm, đóng cửa tại 248,31 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ +0,18 điểm, đạt 99,14 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán hôm nay giảm so với phiên hôm qua. Tính riêng trên HOSE,
tổng giá trị giao dịch đạt mức 23.225 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 20.131 tỷ đồng, giảm -9,50%
so với phiên trước.
Lực đỡ chính cho thị trường trong phiên sáng nay là FPT. Cổ phiếu FPT tăng tốc ngay từ đầu phiên và
hiện đang tăng 4,7%, tạm đứng trên mức giá 132.000 đồng/CP sau gần 90 phút giao dịch, đồng thời thanh
khoản đứng ở vị trí thứ 3 thị trường với hơn 5,4 triệu đơn vị khớp lệnh. Hiện FPT đang đóng góp gần 2
điểm cho chỉ số chung. Nguyên nhân tới từ FPT và NVIDIA đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện
nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, FPT cam kết đầu tư 200 triệu USD để xây dựng
AI Factory tại Việt Nam, với mục tiêu cung cấp nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ mới nhất
của NVIDIA, bao gồm hệ thống siêu máy tính và chip GPU H100 Tensor Core.
Nhận định thị trường
Với mức đóng cửa hôm nay, chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh kế từ giữa năm 2022 và cũng là đỉnh của năm
2024 này. Chỉ số VN30 cũng vậy, cùng đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 6/2022 và cũng là cao nhất năm
2024. Đóng góp vào đà tăng của chỉ số hôm nay đầu tiên là nhóm ngân hàng và công đầu chính là VPB và
VCB. Hai mã này bật tăng và sau đó lan tỏa tốt cho nhiều mã trong ngành, riêng VPB hôm nay đóng góp
+2,25% và VCB thì +2,07% vào đã tăng của VN-Index.
Thanh khoản hôm nay chưa tăng mạnh như chỉ số. Nguyên nhân có thể là bên mua bị bất ngờ nên chưa
vào kịp. Và cũng vì thế, phiên hôm nay có thể đem lại niềm vui cho bên cầm cổ nhưng lại mang lại sự
tiếc nuối cho bên cầm tiền. Khối ngoại thì vẫn thế, miệt mài bán ròng. Tuy nhiên, áp lực bán của khố
ngoại trong những phiên gần đây có thể là do chịu sức ép đến từ hoạt động thanh lý các cổ phiếu thuộc
ETF iShares sau thông tin BlackRock giải thể quỹ này.
Thị trường hôm nay vượt đỉnh thành công hé lộ nhiều kỳ vọng cho đà tăng tiếp vẫn còn, dù tăng đó vẫn
chỉ là kỳ vọng. Thị trường hoàn toàn có thể chịu áp lực chốt lời lớn hơn hoặc thận trọng hơn khi chờ thêm
tín hiệu của dòng tiền. Và cũng bởi vậy, dòng tiền mới là yếu tố quyết định cho việc chỉ số sẽ tiếp tiếp hay
rung lắc để “test” thêm.

Ngày 13/6
VN-Index giữ được mốc đỉnh 1.300 điểm
Thị trường chứng khoán hôm nay diễn biến giằng co sau phiên tăng mạnh hôm qua. Áp lực chốt lợi có
xuất hiện nhưng không quá mạnh và dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã hỗ trợ cho tăng của thị
trường. Chỉ số VN-Index đóng chỉ tăng nhẹ nhưng cũng đủ để giữ và củng cố mức đỉnh vừa xác lập hôm
qua.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng nhẹ +1,32 điểm, đạt 1.301,51 điểm. Độ rộng
của thị trường chứng khoán hôm nay vẫn nghiêng về bên mua. Thống kê trên HOSE, thị trường vẫn có tới
246 mã tăng, 77 mã tham chiếu, 187 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng của thị trường hôm nay khá cân
bằng khi có 10/18 nhóm ngành tăng điểm nhưng mức tăng không mạnh. Trong đó ngành bán lẻ, xây dựng
và vật liệu dẫn đầu đà tăng, theo sau là du lịch và giải trí và ngân hàng; ở chiều ngược lại, 3 nhóm giảm
trên 1% là dầu khí, công nghệ thông tin và truyền thông.

Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 13/6/2024.


Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: BID (+0,64), MBB (+0,60), CTG (+0,53), LPB
(+0,32), TPB (+0,31),… Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: FPT (-
0,62), SAB (-0,43), VCB (-0,41), GVR (-0,39), PLX (-0,28)…
Nhóm VN30 cũng diễn biến giằng co và đóng cửa tăng nhẹ. Theo đó, chỉ số VN30-Index tăng điểm nhẹ
+2,04 điểm, đạt 1.333,85 điểm. Rổ VN30 khá cân bằng với 14 mã tăng, 1 mã đứng giá và 15 mã giảm giá.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng cho thấy sự giằng co và đóng cửa trái chiều nhau. Theo đó, chỉ số
HNX-Index tăng +0,05 điểm, đóng cửa tại 248,36 điểm; trong khi chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ -0,12
điểm, còn 99,02 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức khá tốt. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức
23.020 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 21.250 tỷ đồng, tăng +5,49% so với phiên trước.
Viettel Construction (mã chứng khoán HoSE: CTR) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2024 với
doanh thu đạt 998,4 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 54,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ, doanh thu và lợi
nhuận trước thuế đều tăng trưởng 10% và 6% tương ứng.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của Viettel Construction đạt hơn 4.606 tỷ đồng, tăng 10% so
với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 249,7 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng giai đoạn.
Với kết quả này, Viettel Construction đã hoàn thành 36% kế hoạch doanh thu và 37% mục tiêu lợi nhuận
trước thuế cho năm 2024 và điều này đã khiến cho mã chứng khoán CTR tăng trần.
Dòng tiền nội vẫn cho thấy sự vững vàng
Thị trường chứng khoán hôm nay không khác nhiều với dự báo. Chỉ số VN-Index giằng co sau phiên tăng
mạnh và lập đỉnh cũng hoàn toàn bình thường. Biên độ biến động điểm số không lớn và thanh khoản giữ
được nhịp ổn định là tín hiệu tích cực.
Thị trường hôm nay có 2 nhịp giảm, 1 vào phiên sáng và 1 vào phiên chiều. Áp lực chốt lời xuất hiện
phiên chiều rõ hơn, nhưng cũng không quá mạnh khiến thị trường giảm sâu. Chỉ số VN-Index có lúc về
dưới mốc 1.300 điểm, nhưng sự trở lại của nhóm “bank” đã giúp chỉ số hồi phục và đóng cửa vừa đủ để
củng cố nhẹ cho mức đỉnh. Thực tế, toàn bộ Top 5 cổ phiếu góp công lớn nhất cho đà tăng của VN-Index
đều là từ nhóm ngân hàng: BID (+0,64), MBB (+0,60), CTG (+0,53), LPB (+0,32), TPB (+0,31).
Không những thế, nhóm ngân hàng còn giữ vai trò “cân trụ” trong phiên hôm nay. Dòng tiền vào mạnh
nhóm ngân hàng đã hỗ trợ tốt cho thị trường chung, cân lại đà giảm của nhiều cổ phiếu trụ khác như: FPT,
SAB, VIC, VNM…

Ngày 14/6
Áp lực bán tăng nhanh và mạnh
Thị trường chứng khoán hôm nay tưởng chừng có thêm một phiên giằng co trong biên độ hẹp. Tuy nhiên,
điều đó đã không xảy ra, mà sự bất ngờ đến sau 14h chiều. Áp lực bán tăng nhanh và mạnh kể từ sau 14h
khiến thị trường nhanh chóng chuyển sắc từ xanh sang đỏ. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm ở mức cao
nhất trong ngày.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giảm -21,60 điểm, dừng lại tại 1.279,91 điểm. Độ
rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán. Theo đó, thống kê trên HOSE, thị trường chỉ có 89 mã tăng, 52
mã tham chiếu, trong khi có tới 366 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu
cực với 15/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành hóa chất dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành truyền
thông, dầu khí, dịch vụ tài chính...
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 14/6/2024.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: HVN (+1,00), LPB (+0,59), FPT (+0,32), CTR
(+0,30), SSB (+0,19)… Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: GVR (-
2,19), VPB (-1,43), CTG (-1,43), VCB (-1,25), BID (-1,19)…
Nhóm VN30 cũng điều chỉnh giảm mạnh vào cuối phiên chiều, song nhẹ hơn chỉ số chung. Theo đó, chỉ
số VN30-Index đóng cửa tại 1.316,46 điểm, giảm -17,39 điểm so với phiên trước. Rổ VN30 sắc đỏ cũng
bao phủ với 28 mã giảm và chỉ có 2 mã tăng.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng không ngoại lệ khi đóng cửa trong sắc đỏ. Theo đó, chỉ số HNX-
Index giảm -4,39 điểm, đóng cửa tại 243,97 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index giảm -0,96 điểm,
còn 98,05 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán bật tăng mạnh trong bối cảnh lực bán tăng cao. Tính riêng trên sàn
HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 29.310 tỷ đồng, trong đó, riêng giá trị khớp lệnh đạt 26.713 tỷ đồng,
tăng +25,62% so với phiên trước.
Nhận định thị trường
Thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ. Những nhà đầu tư bận việc không xem được bảng điện tử kể từ
14h chiều có lẽ sẽ phải “dụi mắt” rồi mới dám tin vào sắc màu trên bảng hôm nay. Nói như thế để thấy
rằng, thị trường hôm nay thay đổi trạng thái rất nhanh.
Áp lực bán tăng mạnh cuối phiên chiều khiến VN-Index giảm sâu. Ảnh: Minh họa.
Hôm nay, nhiều người cũng đi tìm nguyên do nào khiến thị trường thay đổi nhanh và tương đối mạnh như
vậy. Bên cạnh một số thông tin thiếu kiểm chứng, có người còn “đổ lỗi” cho cả mùa khai mạc bóng đá
Euro sắp đến. Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường biến động nhanh theo chiều hướng tiêu cực thì lý do nào
cũng có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Vì thế, tốt nhất không nên đi tìm lý do, bởi nếu có lý do chính
xác khiến thị trường giảm điểm thì đó lại là điều tốt.
Thị trường luôn là vậy, luôn biến động theo cung – cầu và phản ứng tâm lý được biểu hiện qua hành động
bán – mua của nhà đầu tư. Thanh khoản tăng trong một phiên giảm mạnh cũng là một biểu hiện thường
thấy khi có một bộ phận xả hàng bất chấp lý do. Riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh đạt trên 26 nghìn tỷ
đồng cho thấy bên mua cũng không kém. Điều đang tiếc là các tay lớn chưa vào tiền lên bán bán dễ dàng
lấn át khiến điểm số giảm sâu.

Ngày 17/6
VN-Index thu hẹp đà giảm
Thị trường chứng khoán hôm nay cho thấy sự giằng co rõ nét sau phiên giảm mạnh bất ngờ kế trước. Chỉ
số VN-Index biến động quanh ngưỡng 1.275 điểm cả ngày hôm nay trước khi đóng cửa giảm nhẹ. Thanh
khoản thị trường yếu hơn khi dòng tiền không tìm đến mã bluechips mà hướng vào các mã vốn hóa vừa
và nhỏ.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giảm -5,14 điểm, dừng lại tại 1.274,77 điểm. Độ
rộng của thị trường nghiêng về bên bán. Thống kê trên HOSE, thị trường hôm nay có 169 mã tăng, 60 mã
tham chiếu, trong khi vẫn có tới 275 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu
cực với 12/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành công nghệ thông tin dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành
dầu khí, bán lẻ… ; chiều ngược lại, ngành tài nguyên cơ bản lại có phiên giao dịch tích cực hôm nay, bên
cạnh là ngành hóa chất, du lịch và giải trí…
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 17/6/2024.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: HPG (+0,56), HVN (+0,45), GVR (+0,35), HSG
(+0,26), SSB (+0,25)… Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: BID (-
1,38), GAS (-0,78), FPT (-0,68), MSN (-0,62), VCB (-0,55)…
Nhóm VN30 hôm nay cũng tiếp tục duy trì xu hướng điều chỉnh. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ
số VN30-Index giảm -6,76 điểm, còn 1.309,7 điểm. Rổ VN30 sắc đỏ chiếm ưu thế với 20 mã giảm, 2 mã
đứng giá và 8 mã tăng.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số chính đóng cửa trái chiều nhau. Theo đó, chỉ số HNX-Index giảm -0,81 điểm,
đóng cửa tại 243,16 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ +0,03 điểm, đạt 98,09 điểm.

Tổng thanh khoản toàn thị trường chứng khoán phiên đầu tuần giảm khá mạnh so với phiên trước. Theo
đó, tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 22.953 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt
20.156 tỷ đồng, giảm -24,59% so với phiên trước.
Ngày 14/6/2024 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ
(tôn mạ) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Nếu Bộ Công Thương ra quyết định chính thức về việc
áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ Trung Quốc và Hàn Quốc trong bối cảnh lượng tôn
mạ xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng nhanh thì đây sẽ là thông tin tích cực cho các
doanh nghiệp sản xuất tôn mạ trong nước nói chung và nhóm doanh nghiệp niêm yết như Tập đoàn Hoa
Sen (mã cổ phiếu HSG), Thép Nam Kim (mã cổ phiếu NKG), Tập đoàn Hoà Phát (mã cổ phiếu HPG), và
Tôn Đông Á (mã cổ phiếu GDA).
Thận trọng có thể còn duy trì trong ngắn hạn
Thị trường chứng khoán hôm nay đỡ tiêu cực hơn so với phiên giảm mạnh kế trước. Ít nhất thì cũng là
việc lực bán ra suy giảm đáng kể. Sự thận trọng không chỉ hiện hữu ở bên mua, mà bên bán họ cũng
chững lại. Bán ít đi, mua còn rón rén thì hệ quả là thanh khoản giảm đáng kể. Tuy vậy, thanh khoản khớp
lệnh trên HOSE vẫn đạt trên 20 nghìn tỷ đồng/phiên vẫn là con số chấp nhận được.
Thanh khoản hôm nay không tập trung vào các mã vốn hóa lớn nên các mã bluechips tiếp tục suy giảm.
Hôm nay, nhóm VN30 chỉ thu hút được chưa đến 9,5 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch, trong khi đó, tổng
thanh khoản sàn HOSE phiên này đạt gần 23 nghìn tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là dòng tiền hướng vào
nhóm vừa và nhỏ.

Sự tích cực của thị trường hôm nay có thể là việc dòng tiền đầu cơ trấn tĩnh lại. Dòng tiền vào các nhóm
vốn hóa vừa và nhỏ giúp nhiều mã tăng tốt. Điều này là tín hiệu tốt bởi thị trường vẫn khá ổn định, dù
rằng thanh khoản giảm là giảm chung.

Ngày 18/6
VN-Index hồi nhẹ
Thị trường chứng khoán hôm nay được sự hỗ trợ từ thị trường chứng khoán Mỹ lại lập kỷ lục mới đêm
qua. Đà tăng được duy trì trong phần lớn thời gian giao dịch trước khi trượt dốc về cuối phiên. Rất may là
thị trường vẫn giữ được thành quả khi các cổ phiếu vốn hóa lớn bù đắp sự suy yếu từ nhóm cổ phiếu ngân
hàng.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng + 4,73 điểm, đóng cửa 1.279,5 điểm. Độ rộng
thị trường ở trạng thái tích cực nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn duy trì đà tăng. Thống kê trên HOSE,
hôm nay có 269 mã tăng, 72 mã tham chiếu và 151 mã giảm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (Smallcap) có
mức tăng tốt nhất thị trường (0,83%), nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (Midcap) tăng 0,42% trong khi
nhóm VN30 chỉ giữ được thành quả tăng nhẹ 0,01% (0,19 điểm) dù có thời điểm chỉ số này tăng hơn 10
điểm.

Nhóm cổ phiếu ngành điện “rực sáng” trong phiên hôm nay, nổi bật là POW tăng trần. Bên cạnh đó là
nhóm cổ phiếu hóa chất với DGC tăng trần kèm thanh khoản cao kỷ lục, CSV cũng đóng cửa ở mức cao
lịch sử. Ngoài ra, còn có sự trở lại của nhóm cổ phiếu dầu khí sau khi giá dầu bật tăng trở lại ngưỡng 80
USD/thùng (giá dầu WTI).
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 18/6/2024.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: DGC (+7%), HVN (+3,5%), GVR (+1,8%), POW
(+6,81%), PLX (+2,76%)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: CTG
(-1,22%), VPB (-0,8%), FPT (-0,62%), MSB (-1,35%), VND (-1,71%)…
Nhóm VN30 suýt để mất thành quả cuối phiên khi nhóm cổ phiếu ngân hàng suy yếu dù trong phần lớn
thời gian có mức tăng rất tốt, có thời điểm chỉ số này tăng hơn 10 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch, VN30-
Index tăng +0,19 điểm, lên 1.309,89 điểm. Dù trượt dốc cuối phiên nhưng rổ này vẫn ghi nhận 14 cổ
phiếu tăng trong khi chỉ còn 8 cổ phiếu giảm và 8 cổ phiếu tham chiếu.

Trên sàn Hà Nội, cả 2 chỉ số chính cũng có phiên phục hồi sau 2 phiên giảm liên tiếp. Chỉ số HNX-Index
tăng +1,27 điểm, lên mức 244,43 điểm, độ rộng thị trường ghi nhận 106 mã tăng trong khi chỉ còn 71 mã
giảm. Bên cạnh đó, chỉ số UPCoM-Index cũng tăng +0,22 điểm, đạt 98,31 điểm với 171 mã tăng và 122
mã giảm.
Thanh khoản toàn thị trường hôm nay giảm nhẹ -1,7% so với phiên hôm qua, nhưng vẫn đạt trên ngưỡng
tỷ đô (25.348 tỷ đồng). Trong 2 phiên vừa qua, thanh khoản duy trì quanh ngưỡng 25.300 tỷ đồng, thấp
hơn so với phiên cuối tuần trước ở 33.665 tỷ đồng.
Nguyên nhân làm cho mã chứng khoán POW tăng trần ngày 18/6 đầu tiên là nắng nóng gay gắt trên cả
nước đã đẩy tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, khiến cổ phiếu điện giành được sự chú ý. Lần đầu tiên trong
lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỉ kWh. Một thông tin tích cực khác là lãnh đạo PV
Power cho biết các công ty bảo hiểm đã đồng ý bồi thường 1.000 tỉ đồng cho nhà máy điện Vũng Áng.
Theo Công ty Chứng khoán MBS, PV Power có thể ghi nhận lợi nhuận khác 300 tỉ đồng tương ứng với
giá trị bồi thường gián đoạn kinh doanh này.

Cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ


Chỉ số VN-Index dù tăng 4,73 điểm nhưng giá đóng cửa gần mức thấp nhất trong phiên do sự suy yếu từ
nhóm VN30 với chủ đạo là cổ phiếu ngân hàng. Thống kê cho thấy, trong 10 cổ phiếu gây áp lực cho thị
trường thì nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm một nửa. Nhìn từ diễn biến của chỉ số chung, thị trường dù đã
chững đà giảm nhưng cổ phiếu đang có sự phục hồi khá tốt, tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Nhìn một cách tổng thể, thị trường phục hồi yếu hôm nay do lực cản từ nhóm VN30, nhưng về kỹ thuật,
chỉ số này vẫn nằm trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn là đường MA20, do vậy không phải là tín hiệu tiêu cực.
Diễn biến chỉ số chung đang bị nhiễu do nhà đầu tư thận trọng với hoạt động cơ cấu danh mục của các
quỹ ETF và hoạt động bán ròng từ khối ngoại. Tuy vậy, điểm sáng của thị trường vẫn nằm ở nhóm cổ
phiếu vừa và nhỏ.

You might also like