ÔN GAME THEORY

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BÀI TẬP – VÍ DỤ

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

KHÁI NIỆM

1.1. Oẳn-tù-tì
Xác định tập chiến lược, danh mục chiến lược, không gian chiến lược, dạng chuẩn của trò chơi oẳn tù tì, khi mỗi
người chơi bỏ ra 1 đồng, ai thắng ăn cả, hòa nhau thì không ai được gì khi

(a) Có hai người chơi

(b) Có ba người chơi, nếu hai người thắng thì chia đôi

1.2. Bỏ phiếu ba người


Hội đồng có 3 thành viên, bỏ phiếu cho một chính sách mới. Mỗi người có lựa chọn là Thuận (Y), Chống (N), Trắng
(A). Chính sách chỉ được thực hiện khi số Thuận nhiều hơn Chống. Chính sách đem lại lợi ích là 1 cho thành viên 1 và
2, nhưng gây thiệt hại là 1 cho thành viên 3. Xác định dạng chuẩn của trò chơi.

TRÒ CHƠI TĨNH

2.1. Những chú lợn ham ăn

Chuồng có một lợn To (chạy chậm, ăn nhiều) và một lợn Nhỏ (chạy nhanh, ăn ít). Đầu chuồng có van lấy thức ăn, mỗi
lần ấn vào thì thức ăn sẽ đưa vào từ cuối chuồng là 10 đơn vị. Nếu To ấn van ở đầu, Nhỏ chờ ở cuối chuồng thì khi To
chạy lại cuối chuồng Nhỏ đã ăn hết 6. Nếu Nhỏ ấn van ở đầu, To chờ ở cuối thì khi Nhỏ chạy lại To đã ăn sạch. Nếu cả
hai cùng ấn thì Nhỏ chạy lại cuối chuồng nhanh hơn và kịp ăn 3. Giả sử nhấn van rồi chạy làm tiêu tốn năng lượng
bằng 1 đơn vị thức ăn với cả hai, xác định trò chơi dạng ma trận và tìm cân bằng Nash.

2.2. Quà tặng

Chuyện vào thế kỷ trước, Chàng và Nàng mới yêu nhau, và muốn tặng nhau một món quà ngày Valentine, nhưng cả
hai đều rất nghèo. Nàng sẵn sàng cắt mái tóc dài để mua tặng chàng một cái kẹp cà vạt thật đẹp; còn chàng sẵn sàng
bán cái cà vạt duy nhất để mua tặng nàng cái kẹp tóc thật đẹp. Giả sử người được tặng dùng được quà vui một thì
người tặng vui hai, nhưng nếu không ai dùng được thì không ai vui, và nếu không có quà thì cũng không ai vui. Xác
định trò chơi dạng ma trận và tìm cân bằng.

2.3. Oẳn tù tìv


Thiết lập dạng ma trận của trò chơi Trò chơi “oẳn tù tì” giữa hai người, với thắng được 1 và thua được (-1), hòa là 0.
Trò chơi này có cân bằng Nash chiến lược thuần túy không? Giả sử cố định khả năng ra “đấm” của cả hai đều bằng
1/3, xác định cân bằng chiến lược hỗn hợp.

2.4. Lựa chọn sản phẩm (1)

Tổng trị giá đặt hàng hai hàng hóa A và B trên thị trường tương ứng là 20 và 70 triệu USD. Hai hãng sản xuất 1 và 2
đều có thể sản xuất hai sản phẩm A hoặc B, nhưng mỗi hãng sẽ chỉ có thể sản xuất một loại (không đủ năng lực làm
cả hai cùng lúc). Nếu cả hai hãng cùng sản xuất một loại sản phẩm thì 80% thị trường ưa thích hãng 1, và 20% ưa
thích hãng 2. Nếu hai hãng lựa chọn sản xuất sản phẩm khác nhau thì mỗi hãng sẽ bao toàn bộ thị trường. Xác định
bài toán ma trận, chiến lược bị trội và tìm cân bằng.

2.5. Lựa chọn sản phẩm (2)

Thị trường có nhu cầu sản phẩm A và B tương ứng là 100 và 80 triệu USD. Hai hãng 1 và 2 đều có thể sản xuất A hoặc
B, nhưng chỉ là một loại A hoặc B chứ không thể sản xuất cả hai. Nếu hai hãng cùng sản xuất một loại sản phẩm thì
hai hãng nhận được toàn bộ đơn đặt hàng và chia đôi. Nếu hai hãng lựa chọn sản phẩm khác nhau thì do năng đặc
thù hàng hóa A, B khác nhau nên có các trường hợp sau:

(a) Hãng nào sản xuất A thì chỉ sản xuất được 30% nhu cầu thị trường, hãng nào sản xuất B thì sản xuất được 75%
nhu cầu thị trường.

(b) Hãng sản xuất A cung ứng được 30% nhu cầu, hãng sản xuất B cung ứng được 50%.

(c) Hãng sản xuất A cung ứng được 60% nhu cầu, hãng sản xuất B cung ứng được 75%.

Với mỗi trường hợp, lập trò chơi dạng ma trận, tìm các chiến lược bị trội và cân bằng.

2.6. Xác định giá

Hai báo 1 và 2 cạnh tranh giá. Chi phí in mỗi tờ là 2 nghìn với cả hai báo, độc giả coi chất lượng hai báo như nhau, chỉ
quan tâm đến giá rẻ hơn thì mua. Nếu giá giống nhau thì chia đôi thị trường. Giả sử mỗi báo chỉ có hai mức giá bán là
3 nghìn và 4 nghìn; nếu giá 3 nghìn thì lượng độc giả sẵn sàng mua là 800 nghìn, nếu giá là 4 nghìn thì lượng độc giả
sẵn sàng mua là 600 nghìn. Xác định trò chơi ma trận và cân bằng của bài toán với hàm thu hoạch là lợi nhuận của
mỗi báo, có chiến lược nào bị trội không, và cân bằng của trò chơi thế nào.

2.7. Chọn đề tài

Hai báo 1 và 2 cạnh tranh. Có hai đề tài đang được quan tâm: Tình hình chiến sự Ukraina và Thị trường chứng khoán
trong nước. Giả sử 30% độc giả quan tâm tin về Ukraina, và 70% quan tâm tin về Chứng khoán. Xác định trò chơi
dạng ma trận, tìm chiến lược bị trội, và cân bằng trong các trường hợp sau:
(a) Nếu cả hai báo cùng đưa đề tài giống nhau, họ chia đôi thị trường, nếu khác nhau thì sẽ chiếm toàn bộ thị trường
đã chọn.

(b) Giả sử báo 1 được ưa chuộng hơn một chút, nếu đăng cùng đề tài, thì 60% sẽ đọc báo 1, chỉ còn 40% sẽ đọc báo 2
(60% và 40% của lượng độc giả quan tâm đến chủ đề đó).

2.8. Thu phí dịch vụ

Hai cửa hàng cạnh tranh 1 và 2. Hai bên đều có dự định áp dụng dịch vụ hỗ trợ.

Chi phí cho dịch vụ hỗ trợ là 1 đơn vị với mỗi cửa hàng. Giả sử nếu thu phí thì mức thu được sẽ đủ bù đắp chi phí, và
mỗi cửa hàng có hai lựa chọn: Thu phí hoặc không thu phí. Hãy lập trò chơi dạng ma trận và tìm các cân bằng trong
các trường hợp sau:

(a). Các khách hàng đều là khách quen và việc thu phí không ảnh hưởng đến lượng khách và lượng hàng bán được.

(b) Khi thu phí thì khách hàng của cửa hàng sẽ rời bỏ cửa hàng (nhưng không mua ở cửa hàng bên cạnh) và khi đó
ngoài chi phí duy trì dịch vụ còn mất thêm 1 đơn vị do mất khách.

(c) Giả sử khi một cửa hàng thu phí thì khách hàng sẽ bỏ sang cửa hàng bên cạnh, do đó cửa hàng thu phí thiệt 2 đơn
vị (do mất khách mà vẫn phải duy trì dịch vụ), còn cửa hàng không thu phí thì mất 1 cho dịch vụ, nhưng được 2
do thêm khách. Còn nếu cả hai cùng thu thì khách hàng phải chấp nhận và lượng khách vẫn như cũ.

2.9. Lựa chọn thị trường

Hai công ty dự định hợp tác sản xuất. Hàng sản xuất có thể cho hai thị trường là xuất khẩu ra nước ngoài và thị
trường trong nước, với đặc thù hai thị trường khác nhau. Mong muốn của hai công ty cho trong bảng dưới

Đánh giá Công ty A Công ty B

Thích nhất Cả hai sản xuất cho xuất khẩu Cả hai sản xuất cho trong nước

Thích thứ hai A cho xuất khẩu, B cho trong nước Cả hai sản xuất cho xuất khẩu

Thích thứ ba Cả hai sản xuất cho trong nước A cho

trong nước, B cho xuất khẩu

Không thích nhất A cho trong nước, B cho xuất khẩu A cho xuất khẩu, B cho trong nước
Đặt hàm mục tiêu phù hợp với đánh giá của các công ty và lập trò chơi dạng ma trận, có chiến lược nào là trội với các
công ty không? Cân bằng như thế nào?

2.10. Lựa chọn công việc

Hai người 1 và 2 làm ở một hãng, mỗi người được gọi vào phòng riêng và lựa chọn một trong năm dự án A, B, C, D, E
để tham gia. Nếu hai người chọn hai dự án khác nhau thì thu nhập của mỗi người cho trong bảng ở dưới

Dự án A B C D

Thu nhập Người 1 3 4 6 5

Thu nhập Người 2 4 5 3 6

Lập dạng ma trận xác định cân bằng Nash trong hai trường hợp

(a) Nếu hai người chọn cùng dự án thì thu nhập mỗi người sẽ cộng thêm 1 đơn vị

(b) Nếu hai người chọn cùng dự án thì thu nhập mỗi người sẽ bớt đi 1 đơn vị

Trong mỗi trường hợp, nếu hai người ưa nhau và không ưa nhau thì cân bằng thế nào?

2.11. Đua ngựa ở nước Tề

Xét trò chơi đua ngựa của Điền Kị và Tề Uy vương, với hiệp đầu vua Tề đã dùng ngựa hạng nhất và Điền Kị đã dùng
ngựa hạng ba rồi, giả sử cả hai biết điều đó và đều hành xử hợp lý. Thiết lập trò chơi tính từ hiệp đua thứ hai, khi cả
hai bên đều tự do lựa chọn con ngựa cho hiệp thứ hai trong số ngựa còn lại, với thu hoạch của mỗi bên tính bởi:

(a) Tổng số lần thắng trong hiệp hai và ba, tìm NE thuần túy

(b) Tổng số lần thắng tính từ đầu, tìm NE thuần túy

(c) Tìm NE chiến lược hỗn hợp trong trường hợp câu (a)

(d) Giả sử Điền Kị có thông tin nội gián rằng vua nghĩ con ngựa ở hiệp một của Điền Kị là ngựa hạng hai, thì thông tin
đó có tác động thế nào đến cân bằng?

2.12. Gia nhập thị trường

Hãng A muốn gia nhập thị trường đang do hãng B chiếm lĩnh. Hãng A có hai lựa chọn là gia nhập hoặc đứng ngoài.
Hãng B có ba lựa chọn là: giữ giá, đặt giá thấp (để nắn gân đối thủ) và đặt giá rất thấp (để tiêu diệt đối thủ). Hai hãng
phải hành động cùng lúc.

 Nếu A không gia nhập thị trường, thì không lãi không lỗ; khi đó nếu B giữ giá thì có lợi nhuận độc quyền, nếu
đặt giá thấp thì lợi nhuận ít hơn khi giữ giá, nếu đặt giá rất thấp thì lợi nhuận ít nữa.
 Nếu A gia nhập, B mặc kệ thì mỗi bên chia đôi lợi nhuận độc quyền cũ của B, nếu B đặt giá thấp thì A lãi rất
ít và lợi nhuận của B cũng giảm so với khi độc quyền, nếu B đặt giá rất thấp thì A lỗ còn B cũng không có lợi
nhuận.
Hãy tự đặt thu hoạch phù hợp, xác định dạng ma trận, tìm chiến lược bị trội và cân bằng của bài toán.

2.13. Gia nhập thị trường (tiếp)

Nếu A quyết tâm gia nhập thị trường, và có ba lựa chọn: đặt giá như A đang đặt, giá thấp và giá rất thấp. Tự xác định
hàm thu hoạch phù hợp, với các giá trị đó, có tìm được cân bằng Nash chiến lược thuần túy với bài toán đó không?

2.14. Vị trí bán hàng

Trên đoạn đường 1km có hai người bán hàng 1 và 2. Có năm vị trí A, B, C, D, E cách đều nhau các khoảng 0,25km như
hình vẽ. Người 1 chỉ có thể bán ở một trong ba vị trí từ A, B, C, người 2 chỉ có thể bán ở vị trí từ C, D, E.

A B C D E

(1) (2)

Hãy xác định trò chơi dạng ma trận, tìm chiến lược bị trội và cân bằng Nash, với thu hoạch là tỉ lệ khách đến cửa
hàng, với giả thiết lượng khách được phân phối đều trên toàn bộ đoạn đường.

(a) Khách hàng chỉ quan tâm đến khoảng cách và sẽ chọn cửa hàng gần. Nếu hai cửa hàng ở cùng chỗ là C thì tỉ lệ là
một nửa cho mỗi bên.

(b) Khi hai cửa hàng ở chỗ khác nhau thì khách hàng chỉ quan tâm đến khoảng cách, nhưng nếu ở cùng chỗ C thì cửa
hàng 1 sẽ thu hút 75% khách vì có người bán hàng rất khéo léo.

(c) Nếu cửa hàng 1 và 2 được tự do lựa chọn trên toàn bộ 5 điểm, và với giả thiết câu (b), thì họ chọn vị trí nào để
bán hàng?

(d) Nếu số khách trên mỗi đoạn không bằng nhau, nhưng trong mỗi đoạn thì phân phối đều, chứng tỏ rằng kết quả
câu (a) vẫn không thay đổi.

2.15. Ba người với đồ dùng chung (social dilemma)

Hàng hóa công cộng là việc người này sử dụng không làm giảm giá trị sử dụng của người khác.

Có ba người A, B, C ở cùng phòng có hệ thống sưởi, nếu hệ thống hoạt động thì cả ba người đều hưởng như nhau.
Mỗi người đều có thể đóng góp là 3 đơn vị giá trị (usd) và sẽ hưởng 2 đơn vị lợi ích từ hệ thống sưởi (giờ sưởi), tất
nhiên hai người kia cũng được hưởng 2 đơn vị lợi ích như thế. Thu hoạch của mỗi người bằng tổng giá trị từ hệ thống
sưởi trừ đi số tiền người đó bỏ ra, với đơn vị quy đổi là như nhau.
(a) Hãy lập ma trận tương ứng với ba người và hàm thu hoạch là vectơ ba chiều

(b) Tìm cân bằng của bài toán, và rút ra kết luận về hàng hóa dùng chung.

2.16. Đấu giá mức hai (second price aution)

Hai người đấu giá đưa giá kín cùng lúc. Người nào đưa giá cao hơn sẽ thắng, nhưng chỉ phải trả giá bằng mức của
người kia. Nếu cả hai đưa giá bằng nhau thì sẽ lựa chọn bằng cách tung đồng xu. Người i cho rằng giá trị món đồ là v i,
giá đấu là b i. Thu hoạch là:

{
v i−b j :bi >b j
ui ( b1 , b2 ) = (v i−b j)/2 : bi=b j
0 :bi <b j

Xác định mức giá đấu cân bằng của hai người chơi

2.17. Bảo hiểm

Một ngôi nhà có giá trị tài sản bên trong là 100 (nghìn USD) nằm ở khu vực kém an ninh. Hệ thống chống trộm có giá
2 nghìn USD. Xác suất để ngôi nhà bị trộm khi không có hệ thống chống trộm là 0,5 và khi có hệ thống chống trộm là
0,1. Chủ nhà lựa chọn xem có kí hợp đồng bảo hiểm tài sản và mua hệ thống chống trộm hay không. Công ty bảo
hiểm đưa ra giá hợp đồng là 100γ (tỉ lệ thuận với giá trị tài sản bảo hiểm) và mức đền bù là K (nghìn USD).

Thu hoạch của chủ nhà bằng bằng: (−¿): giá trị tài sản mất (nếu mất), tiền mua hệ thống chống trộm (nếu mua), giá
hợp đồng bảo hiểm (nếu kí hợp đồng); (+) tiền đền bù.

Thu hoạch của công ty bảo hiểm bằng: (+) giá hợp đồng (nếu kí), (−¿) tiền đền bù (nếu mất trộm).

Xác định K và γ để có công ty bảo hiểm có bán và có cân bằng.

2.18. Cournot

Xét bài toán Cournot với hai hãng lưỡng độc quyền, hàm cầu thị trường P ( Q )=a−b (q1 +q 2) và chi phí mỗi hãng là
2
C i ( qi )=ci q i . Xác định cân bằng Nash và phân tích ý nghĩa từng phương trình, tác động của các yếu tố đến cân bằng
Nash.

TRÒ CHƠI ĐỘNG

3.1. Bốc bi
Trên bàn có 22 viên bi, có hai người chơi, mỗi người mỗi lần chỉ được bốc tối thiểu là 1 và tối đa là 4 viên bi. Ai bốc
lần cuối là thắng cuộc. Xác định chiến lược để người bốc đầu tiên sẽ thắng cuộc.

3.2. Đàm phán

Một quán ăn nổi tiếng, dự tính vào tối 8/3 sẽ lãi 20 triệu. Ngày 7/3 đầu bếp muốn đòi chủ quán phải chia khoản lãi
đó, nếu không sẽ không làm vào ngày 8/3. Nếu chủ quán không đồng ý thì trò chơi kết thúc, và không ai có gì. Nếu
chủ quán không đồng ý ngay lúc đó, có thể đưa ra đề nghị vào sáng ngày 8/3; tuy nhiên khi đó vào tối 8/3 sẽ chỉ còn
lãi 14 triệu, do một số khách biết chuyện đã bỏ đi đặt nhà hàng khác. Vậy đầu bếp nên đòi hỏi bao nhiêu?

3.3. Ba tên cướp biển

Có ba tên cướp biển A, B, C mới quen nhau và thực hiện vụ cướp được 10 viên kim cương. A khỏe nhất, B khỏe nhì và
C yếu nhất, nhưng A cũng không chống được nếu B và C hợp sức. Đầu tiên A được quyền đưa ra cách chia số kim
cương, nếu số người đồng ý (gồm cả A) nhiều hơn thì mỗi người nhận phần và trò chơi kết thúc. Nếu số người không
đồng ý lớn hơn thì A bị giết và B là người chia tiếp theo. Nếu lần chia tiếp theo không đồng thuận thì B giết C và lấy
cả. Vậy A nên hành động thế nào?

3.4. Hai viện quốc hội

Có hai dự luật A, B đệ trình lên Quốc hội (gồm Hạ viện và Thượng viện). Hạ viện có thể thông qua cả hai, thông qua
chỉ từng dự luật, hoặc không thông qua dự luật nào. Nếu dự luật nào được Hạ viên thông qua thì đệ trình tiếp cho
Thượng viện, Thượng viện có thể chấp nhận hoặc bác bỏ dự luật do Hạ viện đệ lên. Hai viện đại diện cho lợi ích
không giống nhau.

Lập trò chơi dạng cây và tìm cân bằng trong hai trường hợp sau:

(a) Khi cả hai dự luật được Hạ viện thông qua, Thượng viện chỉ có thể chấp nhận hoặc bác bỏ cả hai cùng lúc. Thu
hoạch của (Hạ viện, Thượng viện) nếu cả A và B được chấp nhận là (1,1), nếu chỉ A được chấp nhận là (2, -1), nếu
chỉ B được chấp nhận là (-1, 2), và nếu không dự luật nào được chấp nhận thì là (0,0)

(b) Khi cả hai dự luật được Hạ viện thông qua, Thượng viện có thể chấp nhận hoặc từ chối từng dự luật, với thu
hoạch cuối cùng tương tự trên.

3.5. Đe dọa đình công

Giới chủ và Công đoàn đối mặt với tranh chấp quyền lợi. Công đoàn đe dọa sẽ tạo một khoản quỹ để điều khiển việc
đình công, có thể tổ chức đình công. Giới chủ có thể tạo một ngân khoản dự trữ để đề phòng khi có đình công vẫn
giữ được thị trường. Thu hoạch của các bên được cho trong bảng sau (thu hoạch viết trước là của giới chủ, viết sau là
của công đoàn)
Công đoàn Lập quỹ Không lập quỹ

Giới chủ Đình công Không đình công Đình công Không đình công

Dự trữ -5 , -5 -2 , -2 -2 , -10 -2 , 0

Không dự trữ -10 , 10 0 , -2 -5 , 5 0,0

(a) Giải thích ý nghĩa của hàm thu hoạch, với trò chơi dạng ma trận có cân bằng không?

(b) Lập trò chơi dạng cây nếu Công đoàn là người chơi đi trước

(c) Tìm cân bằng của trò chơi dạng cây; với trò chơi này sự đe dọa của công đoàn có tác dụng không?

3.6. Sự trừng phạt của hiệp hội

Một hãng nằm trong một hiệp hội có ý định phá rào kiếm lợi riêng. Hiệp hội đoán biết và có ý định ra tay trừng phạt
hãng đó. Nếu phá rào hãng sẽ kiếm lợi được 1 tỉ, nếu không phá rào thì lợi bằng 0; nếu bị trừng phạt hãng sẽ thiệt hại
2 tỉ (thiệt hại do trừng phạt và lợi do phá rào tính riêng), nếu không bị trừng phạt thì không thiệt hại. Hiệp hội sẽ bị
thiệt hại 2 tỉ đơn vị nếu hãng phá rào, và để trừng phạt hãng thì hiệp hội phải hao tốn 1 tỉ.

(a) Tình huống giả định là Hãng và Hiệp hội hành động đồng thời, xây dựng trò chơi dạng ma trận và tìm cân bằng.

(b) Xây dựng trò chơi dạng cây và tìm cân bằng nếu Hãng là người chọn trước, sau khi quan sát Hãng thì Hiệp hội mới
quyết định trừng phạt hay không.

(c) Giả sử trước khi Hãng hành động thì Hiệp hội có thể quyết định cảnh báo hoặc không cảnh báo (cảnh báo Hãng là
sẽ bị trừng phạt nếu phá rào) và nếu lỡ đã cảnh báo thì chắc chắn sẽ trừng phạt dù hãng có phá rào hay không.
Nếu không cảnh báo thì Hiệp hội có thể trừng phạt hoặc không. Minh họa trò chơi dạng cây, kết quả có thay đổi
so với các câu trên hay không?

3.7. Trò chơi con rết

Hai người làm công A, B được ông chủ nói sẽ thưởng một khoản tiền, tổng tối đa là 100 đồng, như sau

Bước 1. Quỹ thưởng là 2 đồng, chia đôi; Nếu A đồng ý thì trò chơi dừng, nếu không thì tiếp;

Bước 2. Thêm 1 đồng vào quỹ thưởng ở bước 1, nhưng rút 1 đồng của A đưa B, và cho B thêm 1 đồng nữa từ quỹ
mới; Nếu B, không thì sang bước sau

Bước 3. Thêm 1 đồng nữa vào quỹ thưởng ở bước 2, rồi chia đôi; Người A quyết định.

Bước 4. Thêm 1 đồng nữa vào quỹ thưởng ở bước 3, rút 1 đồng từ phần của A đưa sang B, và thêm 1 đồng từ quỹ
cho B; người B quyết định;


Cho đến khi chia đôi khoản tiền 100 đồng. Tìm cân bằng của trò chơi.

3.8. Mặc cả lặp lại

Hai người 1 và 2 phân chia một khoản tiền một đơn vị, với hệ số chiết khấu là δ ∈(0 ,1) sau mỗi bước. Bước một,
người 1 đưa ra một đề nghị phân chia là (x 1 ,1−x 1 ); người 2 chấp nhận thì trò chơi kết thúc, nếu không thì chuyển
sang bước thứ hai.

Bước thứ hai, người 2 đưa ra đề nghị phân chia là (x 2 ,1− x2 ), người 1 chấp nhận thì trò chơi kết thúc, nếu không thì
mỗi người sẽ chẳng nhận được gì cả.

(a) Hãy xác định mức phân chia để trò chơi được kết thúc ở ngay bước đầu tiên.

(b) Nếu trò chơi không dừng ở cuối bước 2, mà được lặp đi lặp lại vô hạn lần, sau mỗi lần giá trị đều có hệ số chiết
khấu là δ , hãy xác định mức phân chia để trò chơi dừng lại tại bước n .

3.9. Mua bán nhà

Chủ xe muốn bán gấp nhà, người mua cũng muốn mua gấp. Chủ nhà định rằng giá bán thấp nhất là 88 cây vàng,
người mua cho rằng giá cao nhất là 100 cây, và cả hai đều biết về hai ngưỡng này. Người mua ra giá trước, nếu chủ
nhà chấp nhận thì mua bán hoàn tất; nhưng nếu chủ nhà không chấp nhận thì chủ nhà sẽ đặt giá, nếu người mua
chấp nhận thì mua bán hoàn tất, nếu không thì kết thúc, không mua bán gì nữa.

(a) Giả sử hệ số chiết khấu là δ = 0,2 sau mỗi bước. Hãy xác định giá bán nhà cân bằng, và cho biết bên nào có lợi
hơn?

(b) Giả sử chủ nhà sốt ruột muốn bán hơn người mua, hệ số chiết khấu của chủ nhà là 0,2 còn của người mua là 0,8
thì giá bán nhà thế nào?

(c) Nếu trường hợp được mặc cả vô hạn, với hệ số chiết khấu 0,2 thì cân bằng như thế nào?

3.10. Nhà đầu tư thật thà

Một nhà đầu tư có 4 tỉ định đầu tư vào một dự án. Nếu ông không đầu tư, thu hoạch vẫn là 4 tỉ, còn chủ dự án không
có xu nào. Nếu ông đầu tư, giả sử dự án làm ra được 12 tỉ; lúc này chủ dự án có hai lựa chọn: hoặc là giả vờ dự án
thua lỗ hết, ôm sạch 12 tỉ trốn mất; hoặc chia đôi 6 tỉ mỗi người.

(a) Nếu coi là trò chơi một lần, thì cân bằng là thế nào?

(b) Nếu trò chơi là lặp vô hạn lần, với giá trị của hệ số chiết khấu δ thế nào thì cân bằng “trigger” còn được duy trì?

3.11. Giữ giá đến bao giờ?


Có hai hãng trên thị trường cùng cung cấp một loại sản phẩm, mỗi hãng có hai lựa chọn: hoặc đặt giá cao hoặc giá
thấp. Nếu cả hai cùng đặt giá cao thì lợi nhuận mỗi hãng là 64 tỉ một năm; nếu cùng đặt giá thấp thì lợi nhuận mỗi
hãng là 57 tỉ một năm; nếu một hãng bán giá cao, một hãng bán giá thấp thì hãng nào bán giá cao chỉ có 20 tỉ, hãng
bán giá thấp có 72 tỉ.

(a) Nếu trò chơi một lần thì cân bằng Nash như thế nào?

(b) Nếu hai hãng biết chỉ bán sản phẩm đó trong 4 năm, không có chiết khấu, thì chiến lược cân bằng là thế nào? Khi
đó tổng lợi nhuận mỗi hãng là bao nhiêu?

(c) Nếu hai hãng bán sản phẩm trong thời gian dài không xác định, và có chiến lược giống nhau là cùng giữ giá cao
đến khi nào có ít nhất một bên phá giá, mỗi bên sẽ mất bao nhiêu vào năm sau nếu có sự phá giá ở năm trước?
Tìm khoảng giá trị của hệ số chiết khấu δ để hai hãng giữ sự hợp tác của mình.

(d) Nếu hai hãng dự định bán sản phẩm lâu dài, nhưng thị trường đột ngột sụp đổ không dự đoán trước được sau 4
năm, thì lợi nhuận hai hãng thế nào nếu bỏ qua chiết khấu?

(e) Giả sử cả hai hãng biết xác suất để một hãng phá sản là 10%, và hệ số chiết khấu là 0,8 thì hành động của hai
hãng có thay đổi không? Nếu xác suất phá sản là 35% thì sao?

You might also like