Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA

Môn: GDCD - Lớp 12


(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHUẨN

Câu 1: Thực hiện pháp luật là hành vi


A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
Câu 2: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì
pháp luật
A. khuyến khích làm. B. cho phép làm.
C. quy định làm. D. bắt buộc làm.
Câu 3: Vi phạm pháp luật là hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý, có lỗi thực hiện. Dấu
hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?
A. Có tri thức thức thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật.
C. Có ý chí thực hiện. D. Có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện.
Câu 4: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. quan hệ tài sản và nhân thân.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Răn đe người khác. B. Giáo dục pháp luật.
C. Điều chỉnh hành vi. D. Đem lại quyền lợi cho công dân.
Câu 6: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp
luật nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hành chính.
Câu 7: Mặc dù biết mình bị nhiễm bện COVID 19, nhưng ông A vẫn cố ý lây truyền bệnh cho nhiều
người. Hành vi này của ông A thuộc loại vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự.
Câu 8: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh
doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình là gì?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Mọi người chủ động đến cơ quan chức năng để đăng ký tạm trú, tạm vắng là thuộc hình thức
thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 10: Tòa án nhân dân huyện X triệu tập anh A để xét xử vụ án li hôn giữa anh A với vợ. Vậy tòa án
đang
A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 11: Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc nhở và xử phạt bà đã
không chấp hành và có hành vi chống đối làm 1 chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ
bị xử phạt vi phạm
A. hành chính và hình sự. B. kỷ luật và hành chính.
C. dân sự và hình sự. D. dân sự và hành chính.

Trang 1/4 - Mã đề thi MÔN GDCD LỚP 12


Câu 12: Để kỉ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua rượu uống để liên
hoan chia tay. Sau khi liên hoan xong, cả nhóm rủ nhau đua xe thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về
đồn. Vậy Q và các bạn bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?
A. Xử phạt hình sự và hành chính. B. Xử phạt dân sự.
C. Xử phạt hình sự. D. Xử phạt hành chính.
Câu 13: Bức xúc vì vợ mình là chị C bị công ty X sa thải mà không rõ lý do, anh B đã đến gặp ông A là
giám đốc công ty X để hỏi thì bị bà P là phó giám đốc chửi bới, nói những lời bịa đặt xúc phạm đến danh
dự vợ mình. Không những vậy anh B còn bị ông H và G là bảo vệ công ty đánh đập. Những ai dưới đây
phải chịu trách nhiệm pháp lý ?
A. Ông A, G và C B. Ông H, G và B C. Ông G, A và bà P D. Bà P, ông H và G
Câu 14: Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho bà T. Bà T yêu cầu anh K
phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng anh K không chịu và chỉ bồi thường
cho bà T đúng số tiền bằng số cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã cùng con trai của mình là anh Q
đến thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá cửa hàng của anh K. Thấy
vậy, vợ anh K là chị L đã can ngăn và mời hai mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi
phạm pháp luật dân sự?
A. Anh K và anh Q B. Chị L, anh Q và anh K
C. Bà T, anh Q và chị L D. Anh K và bà T
Câu 15: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng
mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi
người?
A. Khả năng về kinh tế, tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
C. Các mối quan hệ xã hội. D. Trình độ học vấn cao hay thấp.
Câu 16: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều
A. bình đẳng về quyền lợi. B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về trách nhiệm. D. bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 17: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào
người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí . D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 18: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà
đó mà không hoỉ ý kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong
quan hệ
A. sở hữu. B. nhân thân. C. tài sản. D. định đoạt tài sản.
Câu 19: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
Câu 20: Cửa hàng bán đồ điện của ông T bị yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh vì lí do chưa nộp thuế
theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Kinh doanh mặt hàng không an toàn. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Kinh doanh đúng ngành nghề. D. Nộp thuế trong kinh doanh.
Câu 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định ở văn bản pháp luật nào?
A. Chỉ thị, thông tư. B. Hiến pháp.
C. Quyết định, chính sách. D. Nghị quyết, văn bản.
Câu 22: Thấy mặt hàng nước rửa tay kháng khuẩn đang bán rất chạy. L rủ T chung vốn để nhập hàng về
bán kiếm lời. L và T đã đến cơ sở sản xuất của anh X để kiểm tra sản phẩm và quy trình sản xuất. Sau khi
ra về, T từ chối làm chung và khuyên L không nên nhập hàng của X vì sản phẩm sản xuất không đạt tiêu
chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất cũng không có giấy phép kinh doanh. L không nghe và bí mật rủ H buôn
chung. Hai người đã bán trót lọt một lô hàng cho chị B và kiếm được số tiền lãi khá lớn. Những ai dưới
đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Trang 2/4 - Mã đề thi MÔN GDCD LỚP 12
A. L, B, H B. T, B, L C. T, H, X D. X, L, H
Câu 23: Anh K tự ý chuyển nhượng chiếc ô tô thuộc sở hữu chung của vợ chồng anh. Hành vi này của
anh K vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Đạo đức và ứng xử. B. Tài sản và lợi nhuận.
C. Hôn nhân và gia đình. D. Gia đình và xã hội.
Câu 24: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản
xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
D. Quyền định đoạt tài sản.
Câu 25: Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của 3
người trên thể hiện nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh
B. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh.
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh.
D. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
Câu 26: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các
thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt
đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi
A. gia đình. B. gia đình và xã hội.
C. xã hội. D. huyết thống.
Câu 27: Anh H ép buộc vợ mình phải nghỉ việc cơ quan để chăm sóc gia đình là vi phạm nội dung quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Huyết thống. B. Nhân thân.
C. Bố mẹ và con. D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 28: Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây?
A. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông.
B. Kinh doanh các chất ma túy.
C. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật.
D. Kinh doanh các loại động vật quý hiếm.
Câu 29: Ông T là giám đốc, chị L là nhân viên kế toán cơ quan. Nhận thấy công việc ông T giao cho
mình có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên chị L đã từ chối. Tức giận, ông T đã chuyển chị L sang làm ở
phòng tạp vụ. Ông T đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Thay đổi vị trí việc làm. B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Xác lập quy trình quản lí.
Câu 30: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong
hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã
vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Cải tiến quy trình đào tạo. B. Thay đổi phương thức quản lí.
C. Chủ động giao kết hợp đồng. D. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
Câu 31: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại
học, điều này thể hiện sự bình đẳng về
A. tự do tín ngưỡng. B. chính trị. C. kinh tế. D. giáo dục.
Câu 32: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều
kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các
A. tổ chức. B. tôn giáo. C. tín ngưỡng. D. dân tộc.
Câu 33: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình
thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là

Trang 3/4 - Mã đề thi MÔN GDCD LỚP 12


A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 34: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. chính trị. B. văn hóa.
C. bộ máy nhà nước. D. trong công việc chung của nhà nước.
Câu 35: Trường Đại học X quy định sinh viên là người dân tộc thiểu số không được giao tiếp với nhau
bằng tiếng dân tộc của mình. Trường hợp này, trường Đại học X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các
dân tộc về
A. tự do ngôn luận. B. tự do giao tiếp.
C. văn hóa, giáo dục. D. Giáo dục, chính trị.
Câu 36: Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở
hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. phân biệt đối xử. B. sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
C. không yêu thương con cái. D. không có sự tôn trọng con cái.
Câu 37: Việc H’Hen Niê - một cô gái người dân tộc Ê đê đăng quang hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm
2018, đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và công kích vì H’Hen Niê là người dân tộc thiểu số. Điều
này thể hiện
A. quyền dân chủ của công dân.
B. quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa.
D. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.
Câu 38: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả
hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 39: Công trình nào dưới đây không phải là công trình tôn giáo?
A. Văn miếu Quốc Tử Giám. B. Tòa thánh Tây Ninh.
C. Chùa Một Cột. D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 40: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh
đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật.
Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã
ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa
các tôn giáo?
A. Bà H, ông P B. Bà V, ông X C. Bà H, bà V D. Ông X
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi MÔN GDCD LỚP 12

You might also like