Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Thiết kế đồ họa 2

THIẾT KẾ CÁC ẤN PHẨM


SÁCH BÁO – TẠP CHÍ
GVHD: Nguyễn Thanh Sơn
Phạm Quỳnh Trang
Ngô Thanh Long
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1 Bát chữ và lề trang


- Bát chữ : vùng chứa đựng chữ (bao gồm title, đầu chương mục và nội dung bài)
Kích thước bát chữ thay đổi theo khổ ấn phẩm, nhưng thường cách mép trang (ốc xén)
khoảng >1,5 cm
- Lề đáy trang thường lớn hơn (nếu chứa số trang và chân trang có chạy chữ nội
dung)
-Lề gáy: Khoảng từ bát chữ đến phần gáy. Tuỳ theo độ dày của ấn phẩm sẽ lớn hơn
khoảng từ bát chữ đến mép xén từ 0,2 đến 0,5 cm

* Trong một số trường hợp có thể thiết kế tràn trang theo ý đồ cần lưu ý đến điểm xén
sao cho không ảnh hưởng đến hình ảnh và chữ.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

ốc xén

Thông số kĩ thuật

Khổ tràn lề

Khổ thành phẩm 1. Khổ thành phẩm: Kích thước sau khi cắt.
2. Khổ tràn lề: là vùng ngoài khổ cắt, khu vực dự phòng
Khổ bát chữ cho những hạn chế của công đoạn in cũng như thiết kế.
Các đối tượng nằm quá sát khổ cắt sẽ phải được mở rộng
ra đến khổ tràn lề để đảm bảo không xuất hiện
các cạnh lề trắng sau khi cắt.
3. Khổ bát chữ: Nằm trong lòng khổ thành phẩm.

1.2 Số trang - Chân trang và đầu trang:


- Có thể đặt nội dung chữ và số trang ở đầu trang hoặc chân trang
- Nội dung chân trang - đầu trang: tên của cuốn sách - tác giả hoặc chương mục…
- Số trang chẵn ở bên trái, số trang lẻ ở bên phải, số trang không đặt giữa chân
- đầu trang
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.3 Hình ảnh và minh hoạ:


a. Hình ảnh: cần có chú thích khi chưa rõ nghĩa hoặc nhiều nhân vật trong ảnh
- Một số hình ảnh trong sách được biên tập thành phụ lục, cần lưu ý không đánh số
trang và vị trí đặt phụ lục cho người đọc thuận tiện tra cứu.
- Hình ảnh do tác giả hoặc toà soạn cung cấp. Hoạ sĩ có thể cắt, chọn lọc (có trao đổi
với tác giả hoặc biên tập) cho phù hợp

- Hình ảnh cần có chất lượng cao, đảm bảo in ấn

b. Minh hoạ cho cuốn sách tra cứu cần có thẩm định của biên tập sau khi hoạ sĩ thực
hiện xong.
- Với truyện, truyện tranh, hoạ sĩ cần đọc để hiểu rõ nội dung và tạo ra sự thống nhất
trong các minh hoạ, vị trí của chúng trong cuốn truyện.
2. SÁCH

2.1. Cấu trúc và phân loại:


- Cấu trúc một cuốn sách và thông tin cần cho thiết kế bao gồm:
+ Bìa 1: Tên tác giả
Tên Sách
Logo NXB và năm xuất bản
Có thể có thêm: Tên của loạt sách, Số tập trong sách có nhiều tập

+ Bìa 4: Tên tác giả/tên sách (không bắt buộc)


Giới thiệu nội dung sách/ tác giả
Quảng cáo: sách cùng bộ, sách mới của NXB, sách cùng tác giả
Giá bán
+ Gáy sách: Tên tác giả/ tên sách và Logo NXB

*Lưu ý: Chiều của chữ gáy: phía trên luôn hướng về bìa 1.
Sách phải làm gáy nếu sách có độ dày từ >0,7 cm (tương đương khoảng 100 trang
giấy định lượng 70g/m2)
2. SÁCH

Yếm sách Gáy sách Yếm sách

BÌA 4 CÓ THỂ IN QUẢNG CÁO


HOẶC HÌNH ẢNH TRÀN
TỪ BÌA 1 SANG

TÊN SÁCH

Logo

MÃ ISBN
Mã vạch Logo
GIÁ SÁCH: 20.000Đ Nhà xuất bản - năm xuất bản
2. SÁCH

+ Yếm bìa 1&4: giới thiệu về tác giả/ tác phẩm (nếu quảng cáo các ấn phẩm khác của
NXB) hoặc lời giới thiệu của một nhân vật khác về tác giả /cuốn sách
=> sách có bìa cứng thì yếm sách là phần gập bọc vào bìa nên cần cộng thêm độ dày
của bìa cứng

+ Bìa lót : Trang đầu tiên của phần ruột sách mà trên đó chỉ ghi mỗi tên sách.Thường
không đánh số trang ở trang bìa lót

+ Bìa giả (bìa phụ): Là trang tiếp theo tờ bìa lót (nếu sách có bìa lót) hoặc là trang đầu
tiên của phần ruột sách (nếu sách không có tờ bìa lót) mà trên đó ghi tên tác giả, tên
sách, tên nhà xuất bản (hoặc cơ quan xuất bản) và thường không in màu.
+ Trang cuối: Thông tin về Người chịu trách nhiệm xuất bản,
Biên tập và sửa bản in, Hoạ sĩ vẽ bìa và trình bày,
Khổ sách, Giấy phép xuất bản, ngày in xong nộp lưu chiểu
+ Mục lục: Giúp người đọc tra nhanh các nội dung nên cần có các số trang cho các
chương mục, từng truyện ngắn...
Mục lục nằm ở phần đầu ngay sau bìa giả (thường đặt ở trang lẻ)
2. SÁCH
2. SÁCH

2.2 Phân loại sách:


Phân loại theo yêu cầu riêng về thiết kế:

- Sách văn học nghệ thuật:


+Tập truyện, tiểu thuyết, thơ,… hoạ sĩ có thể minh hoạ nội dung tác phẩm văn học.
Thông thường khổ không lớn quá 30cm mỗi chiều, do tâm lý sử dụng.
+ Sách nghệ thuật như ảnh, mỹ thuật: có thể có khổ lớn, có nhiều hình ảnh, chú thích

- Sách phổ biến kiến thức - tra cứu:


Sách tra cứu cần được trình bày khoa học theo nội dung,ảnh,hình minh họa, biểu đồ,
sơ đồ… cần chính xác. Khuôn khổ đa dạng tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất sử dụng.

- Sách cho thiếu nhi - truyện tranh:


Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên sách thiếu nhi (tác phẩm văn học, sách giáo khoa,
nhất là truyện tranh..) luôn đòi hỏi phải có nhiều minh họa, ít chữ; thường có khổ nhỏ,
nhiều minh hoạ màu sắc sinh động (nếu ấn phẩm in mầu) và không quá dày.
2. SÁCH
2. SÁCH
3. BÁO

Khái niệm:

Báo là ấn phẩm đăng tải tin tức mang tính thời sự, tường thuật, mô tả một vấn đề
nhằm cập nhật thông tin cho người đọc

- Báo thường ra hàng ngày, cách nhật, hoặc theo tuần

- Báo thường có khổ lớn, nếu là bản tin nhanh thì thường khổ nhỏ như tạp chí.
Các khổ thường thấy của báo: 420 x 594mm và 297 x 420mm
3. BÁO

3.1 Vị trí các thông tin cần thiết:


a. Trang 1:
- Măng-séc: tên tờ báo, cơ quan chủ quản, số
báo xuất bản (số của năm hoặc tính từ số đầu
tiên), ngày xuất bản
- Các bài quan trọng thường được đưa trên
trang nhất, với những bài dài có thể cắt nối tiếp
sang các trang bên trong
- Không đăng những quảng cáo hoặc hình ảnh
mang tính quảng cáo

b.Trang cuối:
- Phần cuối của trang cuối cùng sẽ đăng những
thông tin như:
Ban biên tập: Tổng bên tập, Thư ký toà soạn,
Hoạ sĩ trình bày, Các trụ sở đại diện (các phần
này có thể cho chung một boxtext), Cơ sở chế
bản và in, Giá báo
3. BÁO

3.2 Title và các đề mục:


- Các tít bài (title) có nội dung quan trọng khác nhau ->có thể được trình bày với những
kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc khác nhau để nhấn mạnh.
- Vị trí chuyên mục riêng (có những biểu tượng cho chuyên mục): Không sử dụng quá
nhiều font chữ trong các chuyên mục bởi người đọc muốn đọc nhanh, dễ nắm thông tin
- Cần có sự thống nhất giữa các bài viết: + Vị trí và kích cỡ tên tác giả
+ Kiểu chữ của các title nhỏ
- Tránh làm đứt đoạn, gây hiểu nhầm nội dung của title lớn
VD: LỰC LƯỢNG LAO
ĐỘNG CẦN CÓ TAY
NGHỀ CAO
3. BÁO

3.3 Ảnh và minh hoạ:


- Khi đặt ảnh, minh hoạ vào trong bài viết tránh làm đứt đoạn nội dung
- Kích thước của ảnh: có thể nằm trong 1 cột chữ hoặc các cột của bài nhưng cần xem
xét đến nội dung ảnh và tầm quan trọng nội dung bài
- Các vị trí ảnh phải được xem trên bố cục tổng thể trang báo, không để dồn (nếu thiết
kế và ra phim khổ nhỏ hơn khổ báo)
- Xem xét bố trí ảnh có cùng tay in trong trường hợp báo in 2 mầu và 4 mầu.
- Đối với những ảnh mầu chuyển in đen trắng chú ý đến độ tương phản khi cần phải
chỉnh sửa cho phù hợp.
3. BÁO

3.4 Quảng cáo trên báo:


- Các quảng cáo có các kích cỡ khác nhau (1/2, 1/4, 1/8 của tờ báo) và được in màu
hay đen trắng. Những quảng cáo thường được đặt vào trang chuyên quảng cáo.
- Những quảng cáo lẻ hoặc không đủ số lượng cho 1 trang sẽ được cài theo các bài,
=> cần trình bày sao cho quảng cáo không ảnh hưởng đến bài viết.

3.5 Cột bài:


- Cột chữ có thể từ 49 ~ 105 mm tuỳ theo bát chữ khổ báo.
- Cột chữ của các tin bài quá dài thường được chia nhỏ để người đọc không bị mỏi
mắt, không cảm thấy chán khi đọc. Các tin ngắn có thể chia rộng hơn.
- Khoảng cách cột trong cùng một bài thường là 5mm.
Khoảng cách giữa các chuyên mục hoặc bài có thể từ 8 ~15 mm để người đọc có
khoảng nghỉ. Có thể phân định chuyên mục bằng 1 đường kẻ (line, filê).
- Các bài được đặt trên nền mầu cần lùi mỗi chiều 3mm.
4. TẠP CHÍ

Khái niệm:

- Tạp chí đăng tải những thông tin, kiến thức, hình ảnh theo chủ đề, có tính phân tích,
bình luận, có thể làm lưu trữ
-Tạp chí có thể ra theo nửa tháng/1số, 1 tháng/số, 3 tháng/số hoặc có những số
chuyên đề.

- Các khổ thông thường:135 x 195mm, 160 x 140mm, 195 x 265mm, 240 x 290mm
...thường không quá 290mm. (Chú ý đến kỹ thuật đóng quyển, độ dày để đặt bát chữ
thích hợp)
- Tạp chí thường được in trên các loại giấy chất lượng cao để đạt chất lượng tốt nhất
khi in ảnh.
4. TẠP CHÍ

- Tạp chí chuyên ngành: mỹ thuật,


khoa học tự nhiên, kiến trúc

- Tạp chí theo chuyên đề: làm đẹp,


sức khỏe, thời trang, du lịch
- Tạp chí cho các đối tượng, lứa tuổi:
tạp chí cho đàn ông, cho phụ nữ, cho
tuổi teen, cho doanh nhân...
4. TẠP CHÍ

4.1 Bìa tạp chí:


a. Bìa 1 :
- Măng séc: Được coi như logo của mỗi tạp chí, sử dụng để nhận diện, có thể có slogan
đi kèm nhằm làm rõ tiêu chí nội dung
- Có Tên cơ quan chủ quản/tổ chức chịu trách nhiệm về nội dung
- Có số phát hành hoặc ngày phát hành
- Có thể rút title của các bài quan trọng, hấp dẫn ra bìa 1
4. TẠP CHÍ

- Hình ảnh của bìa 1: thường là điểm thu hút ban đầu được chọn lựa kỹ, phù hợp với
nội dung của tạp chí. Thông thường ảnh bìa tạp chí sẽ để tràn khổ (khác với báo)
- Không đăng những quảng cáo hoặc hình ảnh mang tính quảng cáo
4. TẠP CHÍ

Bìa 2-3-4
Bìa 2 -3 thường để quảng cáo,
trong một số trường hợp có
thể để thông tin của tạp chí:
tổng biên tập, thư ký tòa soạn,
họa sỹ thiết kế, chịu trách
nhiệm xuất bản,địa chỉ, email,
sđt của các phòng ban...
bìa 4 có trang quảng cáo
nhưng thường có thêm giá sản
phẩm, hoặc có thể đưa giá ra
phần gáy của tạp chí.
4.2 Vị trí các trang quan trọng:

- Thường các trang quan trọng bắt đầu là trang lẻ


VD: Trang 1: Mục lục, trang 2: Mục lục (tiếng Anh), trang 3: Bài đầu tiên
hoặc Trang 1: Lời toà soạn - trang 2: Mục lục - trang 3: Bài đầu
- Trang mục lục có thể nhắc một số hình ảnh của bài, có thể có thông tin của tạp chí
- Phiếu đặt báo: in liền trong ruột nhưng phần lớn in rời và kẹp theo khi đóng quyển.

4.3 Hình ảnh


- Hình ảnh chiếm tỷ lệ lớn ->cách trình bày ảnh cũng tạo nét riêng cho 1 tạp chí
- Có thể là hình vector hoặc ảnh chụp, có thể được chỉnh sửa phù hợp với ý đồ thiết kế.
- Hình ảnh không nhất thiết ở trong 1 khuôn (cột) mà có thể mở tràn khỏi bát chữ, lót cho
chữ...
- Hình ảnh đòi hỏi có chất lượng cao
- Chú ý không để đường gáy vào những vị trí làm xô hình gây phản cảm (cắt khuôn mặt
làm 2 phần. Cần chú ý thêm về trình độ cơ sở đóng xén thành phẩm)
4.4 Chữ và bài:
- Có thể được sử dụng nhiều kiểu chữ ở title bài nhưng tránh lạm dụng, cần có sự thống
nhất về font và size
- Chữ tít bài có thể trình bày như 1 hình ảnh, biến đổi từ một kiểu chữ có sẵn hoặc tạo
hiệu ứng...
- Phải thống nhất vị trí, kiểu chữ tên tác giả, tên tác giả ảnh, chú thích ảnh và các tít nhỏ
-Cần có những khoảng trống cho người đọc, không nên trình bày quá nhiều gây tâm lý
nặng nề cho người đọc.

4.5 Quảng cáo


- Quảng cáo có thể do doanh nghiệp đặt vị trí, kích thước.
- Quảng cáo theo quy định không được chiếm tỷ lệ quá lớn về số trang (khoảng <16%).
- Quảng cáo có thể do doanh nghiệp có sẵn hoặc do hoạ sĩ thiết kế trình bày.
Bài 1: Bìa sách
1 bìa sách (các phần bìa 1,2,3,4, gáy, yếm, bìa giả, bìa lót , mục lục, tờ cuối)
• Khổ: tự lựa chọn không quá khổ A4
• Hình ảnh trên bìa: không dùng ảnh
Buổi 1: lý thuyết chung + chia nhóm và GV phụ trách
Buổi 2: Lý thuyết + tìm hiểu đề tài
Buổi 3: Đăng ký tên sách, khổ...
Buổi 4-5: Duyệt bìa và nội dung
Buổi 6: Duyệt tổng thể (các bìa 1,2,3,4, bìa lót, gáy, yếm) hoàn thiện + mock up hoặc bản in thử
Buổi 7: Thu bài bìa sách + lý thuyết và giao bài tạp chí

Bài 2: Tạp chí


Tạp chí gồm 4 trang bìa và 8 trang ruột (1bộ dán panô A0- 1bộ đóng quyển)
* Khổ tự chọn: Không quá khổ A4
Buổi 8-9: Đăng ký tên Tạp chí (chọn 1 t/c đã có), phân tích hệ thống lưới cột, ảnh trên bản can (có ghi kích
thước)
Buổi 10-11-12: Duyệt măng séc và bìa
Buổi 13-14-15: Duyệt phần ruột
Buổi 16-17: Duyệt tổng thể (măng sét, các trang ruột, nội dung…) mock up hoặc bản in demo
Buổi 18: Chấm và trả bài

You might also like