Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BÀI TEST CUỐI KHÓA

THANH TOÁN QUỐC TẾ

Dạ em chào cô Trang và toàn thể ban tổ chức Tân Minh Trí. Em tên là Lại Thị Thanh
Trang, một học viên tham gia khóa học thanh toán quốc tế cùng với Tân Minh Trí dưới sự
hướng dẫn của giảng viên Cao Thị Thùy Trang. Cảm ơn sâu sắc tới cô Nhân, cô Trang và
toàn thể ban tổ chức của trung tâm TMT vì đã xây dựng một không gian học tập chất
lượng cao, trang bị cho em đủ kiến thức và kỹ năng để bước chân vào nghề một cách tự
tin. Em xin kính chúc các thầy cô và trung tâm luôn mạnh khỏe và tiếp tục phát triển
thêm nhiều khóa học thành công trong tương lai. Bây giờ, em xin được trình bày những
bài học quý giá mà em đã học được và tổng hợp từ khóa học này:
Buổi 1 :Các Phương pháp thanh toán quốc tế cơ bản
Khái niệm: TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua
bán ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu
1. T/T in advance
Định nghĩa :
Người mua ( bên nhập khẩu ) tiến hành thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền của đơn
hàng cho bên xuất khẩu trước khi nhận hàng
Đặc điểm :
An toàn tối đa cho người bán, rủi ro cao nhất cho người mua
Giao dịch thường trị giá nhỏ và người mua không có sự lựa chọn khác
Thường dung cho những giao dịch mới mà người bán không tin tưởng
Không có cam kết hàng hóa sẽ giao, người mua cần xem xét uy tín người bán , tình hình
ổn định của nước XK
2. T/T trả sau
Định nghĩa Thanh toán trả sau là phương thức thanh toán mà người xuất khu sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng của mình sẽ mờ một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu yêu
cầu người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định trong tương lai.
Rủi ro: An toàn cao nhất cho người mua, nhưng lại rủi ro cao nhất cho người bán. Chỉ
thực hiện khi đủ li tưởng về uy tín của người mua
3. Nhờ thu
Nhờ thu chứng từ (Documentary Collections) |
Định nghĩa | Là phương thức thanh toán mà trong đó người XK (người bán) sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán để ủy thác (nhờ) ngân
hàng phục vụ mình thu tiền hộ.
Đặc điểm Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.
Ngân hàng không cam kết thanh toán và đóng vai trò trung gian.
Có hai loại chính: Documents against Payment (D/P): nhờ thu trả ngay Documents
against Acceptance (D/A): nhờ thu trả chậm
3.1 Nhờ Thu trả ngay D/P
3.2 NHờ Thu trả chậm D/A
4. Thanh toán L/C
L/C - ( letter of credit ) là cam kết của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho người
thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoảng trong
L/C
Buổi 2 Các thông lệ quốc tế, B/E TTr
a) Đối với thanh toán LC
UCP - ( The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits )
Là Bản điều lệ & thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ cho các ngân hàng thực hiện
và được phát hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế ICC. Sau 6 lần sửa đổi, Đến
01/07/2007, xuất bản UCP600 (là phiên bản mới nhất được áp dụng).
* Lưu ý: Khi có tranh chấp có có phán quyết của tòa liên quan thanh toán LC thì NH phải
tuân theo luật trong nước (Luật địa phương/nước sở tại cao hơn UCP)
ISBP - ( International Standard Banking Practice for the examination of documents
under documentary credits )
Là văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết UCP, tạo ra một quy tắc, tiêu chuẩn thông nhất
để các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C và được phát hành bởi phòng
Thương mại Quốc tế ICC
* lưu ý: ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng hơn về cách áp dụng
UCP
b) Đối với nhờ thu
URC 522 - ICC Uniform Rules for COLLECTIONS
Là văn bản hướng dẫn các Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ và được phát hành bởi
Phòng Thương mại Quốc tế ICC.
c) Hối Phiếu B/E
Hối Phiếu B/E là tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người XK ( người bán , người
cung ứng dịch vụ) kí phát dòi tiền người NK( Người mua, người nhận cung ứng hàng
hóa, dịch vụ) yêu cầu người này phải trả 1 số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy
định trên hối phiếu, tại 1 địa điểm nhất định và trong 1 thời gian nhất định ( có thể trả
ngay hoặc trả sau)
Cách lập hối phiếu
Mục 1: Tiêu đề và số hiệu hối phiếu
Mục 2: Số tiền xác định trên hối phiếu bắt buộc phải thanh toán
Mục 3 và 5: Tên và địa chỉ người bị ký phát
Mục 4: Thời hạn thanh toán
Mục 6: Tên người thụ hưởng
Mục 7: Địa điểm và thời gian ký phát
Mục 8: Thông tin người ký phát
Bộ chứng từ thanh toán TTr
Các chứng từ TTr trả trước
Các chứng từ TTr trả trước
Hợp đồng NK hàng hóa
Giấy phép NK đối với hàng hóa bắt buộc có GPNK
Các giấy tờ thể hiện việc giao hàng đã hoàn thành
Lệnh chuyển tiền theo biểu mẫu của ngân hàng
Giấy mua bán ngoại tệ (nếu mua)
Các chứng từ TTr trả sau
Hợp đồng NK hàng hóa
Hóa đơn thương mại
Các giấy tờ thể hiện việc giao hàng đã hoàn thành Lệnh chuyển tiền theo biểu mẫu của
ngân hàng
Giấy mua bán ngoại tệ (nếu mua)
Thanh toán phí hoa hồng, cước phí dịch vụ đại lý vận chuyển (người chuyển tiền
công ty Logistic, FWD,…)
Hợp đồng dịch vụ đại lý, hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
Bảng kê chi tiết các dịch vụ đã sử dụng Hóa đơn, thông báo đòi tiền, giấy báo nợ
debit/credit
Bảng cam kết của cty về các hoạt động giao nhận hàng hóa không qua lãnh thổ bị cấm
vận
Lệnh chuyển tiền theo mẫu
Giấy mua bán ngoại tệ (nếu mua)

Thanh toán cước vận tải, bảo hiểm hàng hóa (người chuyển tiền là công ty XNK)
Hợp đồng dịch vụ đại lý, hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
Bảng kê chi tiết các dịch vụ đã sử dụng
Hóa đơn, thông báo đòi tiền, giấy báo nợ debit/credit
Bảng cam kết của cty về các hoạt động giao nhận hàng hóa không qua lãnh thổ bị cấm
vận
Lệnh chuyển tiền theo mẫu Giấy mua bán ngoại tệ (nếu mua)
Sự khác nhau TTr và TTR
TT (TTr) Telegraphic Transfer
Là phương thức TTQT người mua đến ngân hàng chuyển tiền cho người bán, phương
thức này hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào PT TT khác
TTR Telegraphic Transfer Reimbursement
Là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, được sử dụng trong trường hợp LC cho phép PT
TT TTR
Lưu ý: Khi hợp đồng chỉ ghi thanh toán bằng TT, không chọn mục TTR trên hệ thống
khai báo HQ, mà chọn mục KC và ghi chú vào phần ghi chú: PTTT: TTr
Những lưu ý khi thanh toán bằng TTR và TTr
-Đối với phương thức thanh toán TT trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ
hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
+ Người thanh toán đảm bảo tài khoản có đủ tiền đề TT
+ Người thanh toán sao y bct copy và kèm theo lệnh chuyển tiền để gửi Ngân hàng tiến
hành thanh toán
+ Sau khi thanh toán xong, cty cần giữ lại 1 lệnh chuyển tiền + điện thanh toán có dấu
của NH và để tránh rắc rối về sau
Buổi 3. Thanh toán D/A, D/P
Quy trình thanh toán D/P
NH nhận BCT từ bên nước ngoài gửi về → Kiểm tra số lượng như trên thư NHNN → ra
thông báo cho người mua → người mua chuẩn bị tiền để thanh toán
Hồ sơ gồm:
✓ Thông báo BCT của ngân hàng
✓ Hợp đồng hoặc invoice bản sao y
Quy trình thanh toán D/A
NH nhận BCT từ bên nước ngoài gửi về => kiểm tra số lượng chứng từ như trên thư
NHNN => ra thông báo cho người mua => Người mua đến NH để ghi hoặc xác nhận cam
kết lên hối phiếu sẽ thanh toán vào khoảng thời gian sau => NH sẽ đi điện chấp nhận
thanh toán cho NHNN => Đến thời hạn như cam kết, người mua chuẩn bị tiền để thanh
toán.
Hồ sơ gồm:
Thông báo BCT của ngân hàng
Hợp đồng hoặc invoice bản sao y
Buổi 4. Quy trình thanh toán L/C
Các thuật ngữ thông dụng khi sử dụng L/C
Applicant Người yêu cầu phát hành (người NK)
Issuing Bank Ngân hàng phát hành L/C (NH phục vụ người NK)
Beneficiary Người hưởng lợi (Người XK)
Advising Bank Ngân hàng thông báo L/C (NH phục vụ người XK)
Nominated Bank NH được chỉ định: NH được NH phát hành chỉ định làm 1 công việc cụ
thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu, hoặc thanh toán BCT)
Confirming Bank NH xác nhận: NH thực hiện xác nhận L/C (thường chính là NH thông
báo)
Negotiating Bank NH chiết khấu: NH thực hiện chiết khấu BCT theo đề nghị của người
hưởng lợi. IRREVOCABLE L/C không được phép hủy ngang
Swift Code
Mã SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) là chuỗi các
ký tự định danh duy nhất được sử dụng để xác định ngân hàng trong một giao dịch tài
chính quốc tế. Mã SWIFT bao gồm 8 hoặc 11 ký tự và được sử dụng để xác định cụ thể
ngân hàng nào tham gia trong việc chuyển tiền qua biên giới.
Các loại L/C thông dụng
L/C trả ngay (at sight) Các loại L/C thông dụng Sau khi giao hàng bên XK thực hiện việc
xuất trình BCT tới ngân hàng phát hànhLCđể yêu cầu thanh toán.Ngân hàng thanh toán
ngay sau khi nhận được BCT xuất trình phù hợp theo các điều kiện của LC
L/C trả chậm (Deferred) Là thanh toán LC có kỳ hạn do NH thực hiện và cam kết người
mua sẽ thanh toán đúng hạn được ghi trong LC sau khi đã nhận được BCT gốc hợp lệ
( 30 ngày, 45 ngày, 60,90, 120,180 ngày,…)
L/C UPAS Là LC có thời hạn trả chậm nhưng người thụ hưởng (người bán/XK) có thể
đòi tiền trả ngay từ Ngân hàng tài trợ, trong khi người phát hành LC (người mua/NK) vẫn
thanh toán trả chậm vào thời điểm đáo hạn của LC. (Trả chậm đối với người mua nhưng
trả ngay đối với người bán)
L/C at sight (trả ngay)
L/C Deferred (trả chậm )

LC nội địa khác LC quốc tế như thế nào


Về bản chất. LC nội địa và quốc tế đều giống nhau và đều tuân thủ theo UCP
– Một số khác biệt về nội dung LC:
+ LC nội địa có thể phát hành bằng tiếng Việt (không dầu) hoặc tiếng Anh
+ Hàng giao trong nước nên đa số không có Vận tải đơn (Bill of lading) +
Hàng có thể giao từ kho của người đến kho người nhận, hoặc tại 01 nơi quy định trong
LC + Chứng từ khá đơn giản: theo quy định hiện hành phải có Hóa đơn theo quy định
pháp luật
(có thể chấp nhận hóa đơn điện tử) và Biên bàn giao nhận hàng hóa (hoặc chứng từ tương
đương) trong đó có ngày giao nhận và chữ ký của hai bên mua bản C có thể quy định
thêm các chứng từ khác theo thỏa thuận (ví dụ: Giấy đề nghị thanh toán...)
– Khách hàng thường đã giao hàng trước khi mở LC (nên đã có sẵn chứng từ đòi tiền)
hoặc giao hàng ngay sau khi LC được phát hành.
Về thời hạn thanh toán: theo UCP và điều kiện LC, tuy nhiên việc thanh toán thường
không đến 5 ngày làm việc như UCP quy định mà thông thường chỉ từ 2-3 ngày làm việc
do chứng từ đơn giản và không mất thời gian để kiểm tra.
L/C UPAS
Là LC có thời hạn trả chậm nhưng người thụ hưởng (người bán/XK) có thể đòi tiền trả
ngay từ Ngân hàng tài trợ, trong khi người phát hành LC (người mua/NK) vẫn thanh toán
trả chậm vào thời điểm đáo hạn của LC. (Trả chậm đối với người mua nhưng trả ngay đối
với người bán)
ĐẶC ĐIỂM
Người mở LC (NK) sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn theo kỳ hạn trả chậm quy định trong
L/C, tối đa 360 ngày
Người thụ hưởng (XK) có thể được thanh toán ngay khi xuất trình BCT hợp lệ theo yêu
cầu của LC
LỢI ÍCH
- Đây là lựa chọn cân bằng tài chính
- Người mua tăng cơ hội với nhiều đối tác mới
Buổi 5. Các trường cơ bản của L/C
Các trường cơ bản của L/C
700: Điện trực tiếp – giữa ngân hàng này với ngân hàng khác khi có quan hệ đại lý với
nhau
Sender BIC: mã swift và ngân hàng người gửi
Receiver BIC: mã swift và ngân hàng người nhận
Message type: loại điện LC
Trường 27: số lượng trang của LC, 1/1 nghĩa là LC có 1 trang điện.
Trường 40A: loại LC - IRREVOCABLE : không hủy ngang
Trường 20 Số LC
Trường 31C ngày mở (phát hành) LC
Trường 40E quy tắc áp dụng: UCP LASTEST VERSION –áp dụng UCP văn bản mới
nhất (UCP 600) Trường31D Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực L/C 240505 AT ISSUING
BANK: hiệu lực ngày 05/05/2024 tại NH phát hành VD khác: 141007 IN MALAYSIA:
L/C hết hạn hiệu lực vào ngày 07/10/2014 tại Malaysia (nước người XK)
Trường số 50 Người yêu cầu mở L/C (Người mua)
Trường số 59 Người thụ hưởng (Người bán)
Trường số 32B Loại tiền, Tổng tiền
Trường số 39A Dung sai của số tiền (VD: 05/05 hoặc 10/10 hoặc 00/05 –tức là dung sai
được phép thấp hơn 5%)
Trường số 41ACách thực hiện L/C Trường số 42CThời hạn thanh toán của hối phiếu
Trường số 42ANgười bị ký phát / người trả tiền
Trường số 43P Giao hàng từng phần
Trường số 43TChuyển tải Trường số 44E Cảng bốc hàng (Cảng biển hoặc Cảng hàng
không)
Trường số 44F Cảng dỡ hàng (Cảng biển hoặc Cảng hàng không)
Trường số 45A Mô tả hàng hóa
Bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng
1. SIGNED COMMERCIAL INVOICE: Hoá đơn thương mại đã ký tên
Trường số 46A 2. Bộ đầy đủ bản gốc vận đơn đường biển sạch, hàng đã bốc lên tàu.
Trong đó có nội dung: Người nhận hàng trên vận đơn (Consignee) thể hiện: theo lệnh của
ngân hàng Thương mại Cổ phần XNK VN, CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT, thể hiện số
L/C, Cước phí vận tải đã trả trước, Thông báo hàng đến trên vận đơn (Notify's party):
người yêu cầu mở L/C (người mua) với đầy đủ địa chỉ.
3. DETAILED PACKING LIST
Phiếu đóng gói chi tiết
Trường số 47A
Các điều kiện bổ sung
1. Bảo hiểm hàng hóa do Applicant mua
2. Bộ chứng từ gốc phải được xuất trình trong vòng 21 ngày sau " shipment date" nhưng
trong hiệu lực của L/C
3. 1 BCT copy như yêu cầu ở trường 46A cho NH phát hành lưu giữ và sẽ không được
hoàn trả cho dù BCT gốc bị từ chối
4. Chúng tôi không có nghĩa vụ thực hiện bắt kỳ khoản thanh toán nào theo hoặc thực
hiện thư tín dụng này nếu các giao dịch cơ bản có liên quan đến các quốc gia, vùng lãnh
thổ, tổ chức hoặc tàu theo danh sách trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh
Châu Âu, Vương quốc Anh và các chính phủ, tổ chức có thẩm quyền (ràng buộc với
chúng tôi theo thông lệ quốc tế)
Trường số 71D Phí dịch vụ ngân hàng
Trường số 48 Thời hạn xuất trình BCT
Trường số 49 78 Chỉ dẫn xác nhận
WITHOUT: không có C
Trường số 78 Chỉ dẫn với các ngân hàng
Trường số 57D Thông báo qua ngân hàng
Buổi 6. Sửa bài tập lập L/C nháp
Buổi 7. Các lỗi thuờng gặp khi lập Invoice
1 số lỗi thường gặp khi lập Invoice
Kiểm tra số bản hóa đơn có đúng với yêu cầu của L/C hay không.
Kiểm tra người lập hóa đơn có phải là người thụ hưởng được quy định trong L/C hay
không, kiểm tra các yếu tố liên quan như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax...
Kiểm tra tên, địa chỉ người mua bằng cách đối chiếu với mục Applicant của thư tín dụng
xem có phù hợp không
Kiểm tra việc mô tả hàng hóa phải chính xác từng chữ một và đầy đủ như trong L/C yêu
cầu.
Kiểm tra đơn giá hàng hóa trong hóa đơn thương mại và L/C có giống nhau không
Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hóa: L/C có cho phép giao hàng từng phần hay
không?
Kiểm tra số tiền trên hóa đơn: ghi bằng số, chữ =>phải giống trên Hối phiếu và L/C
Kiểm tra các yêu cầu khác của L/C đối với hóa đơn: Hóa đơn phải được kí đối chứng.
Nghĩa là yêu cầu đại diện bên mua kiểm tra hàng hóa và kí tên hóa đơn. Nếu L/C quy
định thì hóa đơn phải được kí tên dù trong UCP không yêu cầu. Nó được thể hiện trên
L/C như sau "SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 3 FOLDS" hay "MANUALLY
SIGN INVOICE IN TRIPLICATE
Buổi 8. Các hình thức kinh doanh ngoại thương và giải pháp đối tác trung gian mua
bán
Chuyển khẩu hàng khóa: là việc mua hàng từ 1 nước, vùng lãnh thổ để bán sang một
nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục NK vào Việt Nam và
không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam.
Hình thức chuyển khẩu
Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam;
Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có đưa vào khu vực
kho bãi thuộc cảng biển VN;
Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoa tại các cảng VN
Điều kiện về thanh toán chuyển khẩu
Phải có 02 hợp đồng riêng biệt : hợp đồng mua hàng/NK và hợp đồng bán hàng/XK, Tuy
nhiên phải bảo đảm nội dung của 02 HĐ phải cùng 01 giao dịch/hàng hóa chuyển khẩu.
Phương thức thanh toán của 02 hợp đồng có thể khác nhau. Giao dịch chuyển tiền thanh
toán NK có thể trước hoặc sau giao dịch XK.
Tiền hàng thanh toán của 02 hợp đồng phải qua cùng 01 Ngân hàng;
Ngân hàng phải chịu trách nhiệm
✓ Kiểm soát và theo dõi dòng tiền phải về qua cùng Ngân hàng
✓ Phải xác thực được việc giao hàng và lưu đầy đủ chứng từ chứng minh liên quan giao
dịch thực tế (kiếm tra lộ trình con tàu có thực, hàng được thực giao đến người mua nước
ngoài)
Lưu ý: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh chuyển khẩu.
Hàng hóa không thuộc diện: hàng hóa cấm xuất nhập khẩu tạm ngừng xuất nhập
khẩu/chưa được phép lưu hành/thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch
Rủi ro liên quan thanh toán chuyển khẩu hàng không về Việt Nam
Trường hợp thanh toán trước HĐ nhập khẩu (nhất là thanh toán TTrứng trước 100%)
hoặc hợp đồng NK thanh toán bằng L/C nên NH phải thực hiện cam kết thanh toán cho
dù có hàng hóa hay không, trong khi hợp đồng XK lại thanh toán bằng TTR không ràng
buộc nghĩa vụ thanh toán của người mua nước ngoài dẫn đến khả năng tiền hàng xuất
không về
+ Khó kiểm soát được tính xác thực của hàng hóa liên quan và việc người mua thực nhận
hàng ở nước thứ 3: không thể kiểm tra thông tin tàu và lộ trình, không có hoặc không xác
thực được tờ khai hải quan tại nước nhập khẩu
Lợi dụng để rửa tiền do thanh toán hợp pháp qua NH nhưng không có hàng hóa, dùng các
chứng từ vận tải không thể kiểm soát hay xác thực được (ví dụ hợp đồng thuê tàu, Bill tàu
do các đại lý không có tàu không đáng tin cậy phát hành...
Tạm nhập tái xuất
Là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Việt Nam,
không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam, sau đó được xuất khẩu sang
một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu.
Điều kiện tạm nhập tái xuất
Được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt - hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng
xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất phải về Việt Nam và được khai báo hải quan theo qui định
(phải có tờ khai tạm nhập và tờ khai tạm xuất riêng biệt).
Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu, chưa được phép
lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa cần hạn ngạch xuất nhập khẩu : phải có Giấy
phép kinh doanh tạm nhập tái xuất của Bộ công thương.
So sánh
Chuyển khẩu hàng hóa
Thương nhân VN mua hàng của 1 nước đến bán cho 1 nước khác
✓ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh chuyển khẩu
✓ Không làm thủ tục NK vào VN và không làm thủ tục XK ra khỏi VN
Tạm nhập tái xuất
Thương nhân VN mua hàng của 1 nước đến bán cho 1 nước khác
✓ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh tạm nhập tái xuất
✓ Có làm thủ tục NK hàng vào VN, và làm thủ tục XK chính hàng hóa đó ra khỏi VN
Chuyển nhượng thư tín dụng
L/C chuyển nhượng là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ trị giá LC cho 01 hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai, tuy
nhiên người hưởng lợi thứ hai này không được chuyển nhượng tiếp cho người khác
Người hưởng lợi thứ 1 thực ra chỉ là người trung gian (hay gọi là người bán-seller), người
hưởng lợi thứ 2 mới thực sự là người có hàng hóa và làm thủ tục xuất hàng (hay gọi là
nhà cung cấp- Supplier).
Những đặc điểm của chuyển nhượng LC
Lô hàng liên quan 03 bên: người mua, người bán và nhà cung cấp hàng hóa. Hay còn gọi
là người phát hành LC, người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai; phải có 02
hợp đồng riêng biệt, người thụ hưởng thứ 1 và thứ 2 đồng hưởng lợi trên trị giá LC gốc
03 bên sẽ biết nhau do khó có thể giấu thông tin của nhau (thể hiện qua chứng từ giao
hàng và 01 số chứng từ khác như C/O, bảo hiểm...) và có thể người mua và người bán sẽ
liên lạc và mua bán trực tiếp sau đó
Người bán phải thay hoá đơn, hối phiếu để giấu giá của nhà cung cấp và hưởng chênh
lệch.
Theo quy định hiện hành, sau khi nhận được tiền từ LC gốc, NH chuyển nhượng sẽ thanh
toàn cho người thụ hưởng thứ 1 và thứ 2 theo số tiền đã chuyển nhượng, tuy nhiên nếu
người thụ hướng thứ 2 là DN trong nước thì chỉ được phép nhận VND (người thụ hưởng
thứ 1 được phép nhận ngoại tệ)
Khi nào Ngân hàng mới được chuyển nhượng LC
LC quy định cho phép chuyển nhượng ( có nêu chữ "TRANSFERABLE")
- LC phải quy định cụ thể Ngân hàng nào là Ngân hàng được phép chuyển nhượng, (vd:
Eximbank is transferring bank hoặc Advising Bank is transferring bank);
- LC có thể được chuyển nhượng cho 01 hay nhiều người thụ hưởng (người thụ hưởng
thứ 2), tuy nhiên sau đó người thụ hưởng thứ 2 này không được phép chuyển nhượng tiếp
cho người khác.
- LC chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ 2 tại VN thì gọi là chuyển nhượng trong
nước, nếu chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ 2 ở nước ngoài thì gọi là chuyển
nhượng nước ngoài
Người bán không có hàng nhưng tìm được hoặc có mối quan hệ với người mua, họ sẽ tìm
kiếm nhà cung cấp cần bán hàng và chấp nhận thanh toán bằng LC chuyển nhượng.
- Người bán không muốn bỏ vốn thanh toán cho người mua và chỉ muốn đóng vai trò
trung gian hưởng chênh lệch hoa hồng.
- Người bán không cần có hạn mức để phát hành LC cho nhà cung cấp, Ngân hàng
chuyển nhượng phát hành LC trên cơ sở LC gốc và với điều kiện thanh toán khi nhận
được tiền từ LC gốc này nên không chịu rủi ro.
1 số bất lợi của LC chuyển nhượng
Người bán thực sự (hay là người thụ hưởng thứ 2) chỉ nhận được tiền khi Ngân hàng phát
hành LC gốc thanh toán cho Người thụ hưởng thứ 1, trong khi họ không có nhiều thông
tin về phía người mua do người trung gian mới là người ký hợp đồng trực tiếp với người
mua.
Người thụ hưởng thứ 2 thực chất là nhà XK (giao hàng, khai HQ và lập toàn bộ chứng từ)
nhưng chỉ được phép nhận VNĐ khi thanh toán tiền về theo quy định quản lý ngoại hối.
Về nguyên tắc cả người thụ hưởng 1 & 2 đều chịu rủi ro nếu chứng từ có bất hợp lệ hoặc
NH phát hành không uy tín tuy nhiên người thụ hưởng 2 chỉ chịu rủi ro trên số tiền chênh
lệch, còn người thụ hưởng 2 chịu rủi ro tiền hàng
Thời gian đòi tiền sẽ lâu hơn LC thông thường do chứng từ phải qua người thụ hưởng thứ
1 và NH chuyển nhượng, tuy nhiên NH chuyển nhượng không có nghĩa vụ thanh toán
trong thời hạn của UCP mà chỉ đóng vai trò trung gian
Ủy thác Xuất Nhập Khẩu
Xuất nhập khẩu tại chỗ
Đối tượng
Thương nhân Việt Nam
✓ Doanh nhân có vốn đầu tư nước ngoài
✓ Doanh nghiệp khu chế xuất
Đặc điểm
DN VN sản xuất hàng hóa trong nước & bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân
người mua ở nước ngoài
✓ Nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam
✓ Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Buổi 9. Nhận biết rủi ro, giải pháp hạn chế lừa đảo trong giao dịch TMQT
Các hình thức lừa đảo trong Giao Dich TMQT
Lừa đảo trong xuất khẩu hàng hóa
Công ty “ma”giả mạo doanh nghiệp
Giả mạo giấy tờ đại diện ngân hàng + đòi 1/3 B/L gốc
Dùng địa chỉ, email, Website...giá, không có thực
Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đầu thầu trong đấu thầu
Lừa đảo trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam
Lừa đảo trong việc xuất khẩu (gỗ, sắt phế liệu v.v...)
Ký nhiều hợp đồng xuất khẩu tạo niềm tin
Đặc điểm chung của các hình thức lừa đảo
Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng
Chỉ muốn liên lạc qua Internet, dùng các email miễn phí,… tránh gặp trực tiếp
Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ 3, hợp đồng KD sắp hết hạn…
Đề nghị chấp thuận thanh toán bằng các hình thức có rủi ro cao
Cách thức lừa đảo
Thường chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiên ứng trước hợp đồng, tiến cung cấp dịch vụ phần lớn
do KH không tìm hiểu kỹ về đối tác, thường không trực tiếp gập mặt mà chỉ giao dịch
qua thư điện tử, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm tra được tính xác thực của
địa chỉ, số điện thoại, khả năng tài chính của đối tác.
Ép giảm giá hoặc không nhận hàng sau khi hàng đã đến căng (với lý do giá hàng hoá
xuống thấp hoặc tim được bên bán rẻ hơn), hoặc bị ngắt liên lạc và không nhận lô hàng
Một số doanh nghiệp Việt Nam nhận được chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh
toán, giao hàng thuận lợi... nên đã nhanh chóng ký kết hợp đồng và thanh toán ứng trước
mà chưa kiểm tra về đối tác
Sử dụng một Email gần giống hoặc trùng với Email của đối tác (ví dụ:
XYZadvertising.com thành XYZaddvertising.com), hack email và yêu cầu công ty phía
Việt Nam chuyển tiền vào một tài khoản khác
Giải pháp hạn chế lừa đảo
Kiểm tra tính pháp lý, lịch sử giao dịch của đối tác
● Địa chỉ công ty, người đại diện, uy tín của đối tác nước ngoài
● Lưu ý các cảnh báo, danh sách doanh nghiệp lừa đảo mà các Thương vụ đăng tải để
tránh giao dịch.
● Thận trọng khi bị yêu cầu thanh toán các phí trước khi ký HĐ
Quy định điều kiện và kiểm tra thông tin hợp đồng chặt chẽ
● Cảnh giác trước những chào hàng giá rẻ "bất ngờ", các điều kiện giao hàng, thanh toán
dễ dãi.
● Điều khoản thanh toán, giao hàng bảo đảm tính ràng buộc để giảm thiểu rủi ro.
● Xác minh bằng phương tiện khác khi thấy thay đổi về địa chỉ liên lạc, tài khoản chuyển
tiền gửi qua email; lưu ý khi dùng thư điện tử phải kiểm tra kĩ, xác định đó là địa chỉ thư
thật hay giả, mã IP ở quốc gia nào...
● Hạn chế hoặc không ứng trước tiền hàng với giá trị lớn; nên sử dụng các hình thức
thanh toán có độ an toàn cao.
● Lưu ý điều khoản giao hàng qua nhiều trung gian đáng ngờ, không kiểm soát được lộ
trình giao hàng...
Dấu hiệu rửa tiền (Red Flags) trong TTQT
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá
nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Hàng hóa giao dịch không phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng
(ví dụ: một công ty thép bán sản phẩm giấy hoặc một công ty công nghệ thông tin bán
dược phẩm số lượng lớn, công ty xây dựng nhập thiết bị y tế...).
Hàng hóa hai chức năng (Dual Use Goods) ví dụ: "Gốm sứ công nghiệp-Industrial
Ceramics" hoặc "Vật liệu tổng hợp Composite Materials" (là loại hàng hóa được thiết kế
cho các ứng dụng thương mại, nhưng có thể có các ứng dụng quân sự hoặc có khả năng
là thành phần của vũ khí hủy diệt hàng loạt)
Địa điểm + điều kiện vận chuyển khác Thư tín dụng
Giá hàng hóa có biểu hiện bất thường (quá cao hoặc quá thấp) hoặc hàng hóa khó xác
định giá (hàng xá - bulk/bundle goods)
Hàng hóa liên quan có rủi ro AML cao ví dụ: Đường, xi măng, đá quý (Precious
Gemstones), rượu, kim loại phế liệu (Scrap Metals)
Hàng hóa được trung chuyển qua một hoặc nhiều quốc gia mà không có lý do rõ ràng, bất
hợp pháp cảng đến khác với nước người nhận hàng, hàng hóa chia là nhiều người nhận,
người nhận hàng khác người thanh toán
Hàng hóa khó xác định được giá trị thực nhưng lại được lập đi lập lại nhiều lần của nhiều
giao dịch
LC qui định điều kiện bất thuờng, không yêu cầu xuất trình B/L, bảo hiểm…
Quá nhiều bất hợp lệ bất thường của bộ chứng từ
Phương thức thanh toán không phù hợp và lỏng lẻo so với các đặc điểm rủi ro của giao
dịch (ví dụ: thanh toán trả trước 100% cho lô hàng từ một nhà cung cấp mới ở một quốc
gia có rủi ro cao).
✓ Vận đơn không có số hoặc có nhiều biểu mẫu giống hệt nhau mặc dù đến từ các hãng
vận chuyển khác nhau, hoặc bị thiếu thông tin (tên hoặc hãng vận chuyển, v.v.)
Người mua sẵn lòng thanh toán ứng trước 100% trị giá lô hàng trong khi HĐ sơ sài, lỏng
lẻo,…
Hợp đồng yêu cầu thanh toán tiền cho bên thứ ba không liên quan
Hóa đơn không mô tả loại hoặc số lượng hàng hóa , mâu thuẫn với LC, sửa đổi và gia hạn
thuờng xuyên
Buổi 10. Điều kiện thanh toán, D/OT, dịch vụ Factoring/ Fofating
Điều kiện thanh toán D/OT Là 1 số điều kiện trao chứng từ khác trong hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng.
Các điều kiện D/OT
Thanh toán từng phần
Là điều kiện trao chứng từ, trong đó một phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay, số
còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập.
- Đây được xem là dung hòa giữa điều kiện D/P và điều kiện D/A đối với cả nhà Xuất
khẩu và cả nhà Nhập khẩu
Trao chứng từ đổi kỳ phiếu
- Là chứng từ tài chính do người Nhập khẩu (người trả tiền) lập và kí với nội dung hứa
trả một số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
- Trong trường hợp dùng hối phiếu bị đánh thuế, thì nhà Nhập khẩu và Xuất khẩu có thể
thỏa thuận dùng một kì phiếu thay thế
Trao đổi chứng từ giấy nhận nợ
Nhà Xuất khẩu và nhà Nhập khẩu thỏa thuận không dùng hối phiếu hay kì phiếu, mà thay
vào đó là một giấy nhận nợ. Điều kiện trao chứng từ là khi nhân được giấy nhân nơ của
nhà Nhập khẩu, trong đó cam kết trả một số tiền nhất định tại thời điểm trong tương lai.
- Ứng dụng: liên quan đến máy móc, thiết bị đồng bộ... có giá trị lớn được bên mua và
bên bán thỏa thuận thanh toán dần thành nhiều kì (tương tư như trả góp) trên cơ sở lịch
trình cam kết trả nợ của người mua
Nghiệp vụ Factoring
Factoring- Bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu
động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ.
Đơn vị bao thanh toán (Factor) mua lại khoản phải thu của người bán và đảm bảo khả
năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hoặc không trả được, Factor sẽ
thanh toán cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau, đây gọi là
bao thanh toán quốc tế.
Đặc trưng
Là sự kết hợp của tài trợ vốn và cung cấp dịch vụ thu nợ của TCTD/ NH đối với bên bán
hàng hóa
Là sự tài trợ sau giao hàng
Có thể thực hiện dưới dạng miễn truy đồi (nom recourse) hoặc là miễn truy đồi (recourse)
Quy trình bao thanh toán
So sánh Bao thanh toán và chiếc khấu

Lợi ích khi sử dụng bao thanh toán


Doanh nghiệp xuất khẩu
Tăng khả năng thanh khoản, cải thiện dòng tiền.
Tăng doanh số bán hàng, mở rộng giao thương
Giảm đáng kể chi phí hành chính, quản lý công nợ.
✓ Không cần tài sản đảm bảo
✓ Hạn chế các rủi ro tín dụng
Doanh nghiệp nhập khẩu
Dễ dàng mua hàng theo điều khoản thanh toán sau.
Tài trợ vốn lưu động dựa trên tín dụng người bán.
✓ Có cơ hội tốt hơn trong việc đàm phán điều khoản mua hàng.
✓ Nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối
Những lưu ý khi thực hiện bao thanh toán
Người bán có thể chọn lựa kết hợp các dịch vụ này tùy theo mức độ rủi ro của đối tác
người mua
Bao thanh toán chỉ có thể áp dụng cho các hóa đơn trả chậm
Đơn vị bao thanh toán có thể thực hiện dịch vụ bao thanh toán cả cho người bán hàng lẫn
người mua hàng
Theo quy định của Pháp luật VN: NHTM được phép thực hiện Bao thanh toán
Theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước, NHTM chỉ được thực hiện nghiệp vụ
bạo thanh toán có truy đòi (tương tự như nghiệp vụ chiết khẩu)
Trường hợp không được bao thanh toán
HĐ bị pháp luật cấm
HĐ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị bao
thanh toán.
HĐ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
HĐ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng >
Chính phủ
Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác
Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Đang có tranh chấp
Forfating
Forfaiting (có thể gọi là Bao thanh toán tuyệt đối) là để chỉ việc đơn vị bao thanh toán
(forfaiter) mua lại các khoản nợ phải trả trong tương lai (trung và dài hạn), phát sinh từ
việc giao hàng hóa hoặc dịch vụ, chủ yếu là từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa với điều
kiện miễn truy đòi lại nhà xuất khẩu
Đặc điểm của Forfating
Thực hiện thông qua việc chiết khẩu các chứng từ thu nợ
Thanh toán ngay giá trị hối phiếu, miễn truy đòi người xuất khẩu sau khi đã trừ phí chiết
khấu
Thời hạn tín dụng là trung hoặc dài hạn (thường từ 90 ngày đến 5 năm)
Công cụ để đòi nợ trong nghiệp vụ forfaiting là các kì phiếu hoặc B/E
Số tiền forfaiting nằm trong khoảng 100.000 USD - 200 triệu USD hoặc có thể nhiều hơn
Khi một forfaiter mua lại công cụ để giành lấy quyền đòi nợ từ nhà nhập khẩu, forfaiter
có thể giữ lại những giấy tờ đó chờ đáo hạn và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc
cũng có thể bán lại những giấy tờ đó trước khi đáo hạn.
Sự khác nhau giữa Factoring và Forfating

You might also like