Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Chủ đề 4: Tụ điện

A. Lý thuyết
I. Điện môi, phân cực điện môi:
1. Điện môi (dielectric):

- Điện môi là chất không dẫn điện.


- Điện môi hầu như không có các hạt mang điện tự do: ở đó mọi electron đều liên
kết chặt chẽ với nguyên tử.
2. Phân cực điện môi (dielectric polarization):

- Dưới tác dụng của điện trường, điện môi cũng thể hiện một số tính chất điện.
Thực nghiệm xác nhận rằng khi đặt một tấm điện môi thủy tinh trong điện trường giữa
hai tấm kim loại tích điện như nhau và trái dấu, thì thanh điện môi đó có chịu tác dụng
của lực điện.
=> Hiện tượng phân cực điện môi, các điện tích xuất hiện trên các mặt của thanh
điện môi là điện tích phân cực.
- Các điện tích phân cực có thể được phân bố lại nhưng không thể tách rời, vì vậy
các điện tích phân cực còn được gọi là điện tích liên kết. Các điện tích liên kết sinh ra
trong điện môi một điện trường phụ E ' ngược chiều với điện trường ban đầu E0 (điện
trường gây ra hiện tượng phân cực), vì vậy cường độ điện trường tổng hợp trong điện
môi bây giờ là:
E  E0  E '
3. Các loại điện môi, giải thích sự phân cực của các loại điện môi

a. Cấu trúc phân tử của điện môi


- Theo quan điểm của vật lý hiện đại thì các vật được cấu tạo từ các nguyên tử
(hay phân tử) gồm các hạt mang điện dương và các electron mang điện âm. Ở khoảng
cách lớn so với kích thước nguyên tửu, ta có thể coi tác dụng của các electron trong
phân tử tương đương với tác dụng của điện tích tổng cộng – q đặt tại một điểm nào đó
trong phân tử, mà ta gọi là “tâm” của các điện tích âm. Tương tự như vậy với điện tích
dương.
- Tùy thuộc vào sự phân bố của các electron quanh hạt nhân mà ta phân biệt hai
loại phân tử điện môi: phân tử không có cực và phân tử có cực.
- Phân tử không có cực: là phân tử có phân bố electron đối xứng xung quanh hạt
nhân, vì vậy ở trạng thái bình thường, khi chưa đặt vào điện trường thì tâm của các loại
điện tích trùng nhau, do đó momen của chúng bằng 0. Đó là trường hợp của H2, N2,
CCl4, các hidrocarbon, …
- Phân tử có cực: là phân tử có các electron phân bố không đối xứng xung quanh
hạt nhân. Vì vậy ở trạng thái bình thường tâm của các điện tích âm không trùng với điện
tích dương, hai tâm đó cách nhau đoạn l, do vật phân tử là lưỡng cực điện có momen
p  ql . Phần lớn các điện môi có cấu tạo như vậy, như H2O, NH3, HCL, …
- Ngoài ra có nhiều chất điện môi rắn có cấu tạo tinh thể như CsCl.
b. Giải thích sự phân cực của điện môi:
+ Đối với điện môi không cực (electronic, atomic or ionic):
- Khi chưa đặt trong điện trường, khối điện môi trung hòa về điện.
- Khi đặt điện môi vào điện trường, các điện tích dương và âm chịu tác dụng của
lực điện trường và dịch chuyển một khoảng nhỏ về hai phía ngược chiều nhau, lớp vỏ
electron bị biến dạng khiến cho tâm của điện tích âm và dương không trùng nhau nữa.
- Kết quả phân tử trở thành lưỡng cực điện, có momen lưỡng cực hướng theo chiều
điện trường. Do đó trên hai mặt giới hạn của khối điện môi xuất hiện điện tích liên kết
trái dấu.
- Sự phân cực này là sự phân cực electron.
+ Đối với điện môi có cực (orientation or dipolar):
- Khi chưa đặt điện môi trong điện trường, các phân tử là các lưỡng cực điện,
chuyển động hỗn độn và sắp xếp hỗn loạn theo mọi phương, toàn bộ khối điện môi chưa
tích điện.
- Khi đặt điện môi vào điện trường, mỗi phân tử lưỡng cực chịu tác dụng của ngẫu
lực, làm nó định hướng ưu tiên theo điện trường ngoài.
- Kết quả là hai mặt giới hạn của điện môi xuất hiện các điện tích trái dấu.
- Sự phân cực này là sự phân cực định hướng.
+ Đối với điện môi tinh thể (interfacial).
- Các loại điện môi này ở thể rắn, là sự lồng vào nhau của hai mạng tinh thể ion
dương và âm.
- Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các mạng ion đó dịch chuyển theo hai
chiều ngược nhau, làm cho các điện tích có thể thay đổi vị trí, khiến cho mạng tinh thể
có momen điện: điện môi bị phân cực.
- Sự phân cực này là sự phân cực ion.

II. Tụ điện:
1. Ứng dụng tụ điện:
- Tụ điện được dùng để lọc các
dòng một chiều đi qua một mạch xoay
chiều nào đó.
- Tụ điện có thể được dùng để
tích và phóng điện trong mạch điện.
- Tụ điện được dùng để lưu trữ
điện tích một cách ổn định và ít khi
mất mát, có thể được dùng để sạc các
thiết bị điện.
2. Khái niệm tụ điện:
- Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng môt lớp cách
điện sao cho giữa chúng xảy ra hiện tượng hưởng ứng toàn phần.
- Hai vật dẫn tạo nên tụ điện gọi là các bản của tụ điện.
- Có nhiều cách phân chia tụ điện: theo hình dáng, theo bản chất lớp điện môi của
tụ điện.
3. Cách tích điện cho tụ điện:
- Nối các cực của tụ điện vào nguồn điện.
- Điện tích của bản dương được gọi là điện tích của tụ điện.
- Do hiện tượng hưởng ứng toàn phần, các đường sức xuất phát từ một bản và kết
thúc ở bản kia, nên điện tích trên hai bản bằng nhau nhưng khác dấu.

III. Điện dung của tụ điện:


1. Định nghĩa:
- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế
nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế
giữa hai bản của nó.
Q
C
U
2. Đơn vị: F (Fara)
3. Năng lượng điện trường trong tụ điện
- Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó
là năng lượng điện trường.
CU 2
W
2

IV. Công thức tính điện dung của một số tụ điện:


Điện dung của tụ phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của các
bản và môi trường giữa hai bản.
1. Tụ điện phẳng:
- Xét một tụ điện phẳng có hai bản là
hai tấm kim loại mỏng có cùng diện tích S
đặt song song và cách nhau đoạn d. Nếu d
nhỏ có thể xem điện trường giữa hai bản
là đều.

Khi đó V1  V2  Ed với E  (áp
 0
dụng định lý O-G)
d dQ
Suy ra V1  V2  
 0  0 S
Q
với   là mật độ điện tích trên
S
mỗi bản, ε là hằng số điện môi của môi trường lấp đầy giữa hai bản. Từ đó suy ra:
Q  0 S
C 
V1  V2 d
* Ta có thể sử dụng tính chất về điện trường trong tụ phẳng là điện trường đều, ta
tính được mật độ năng lượng được tích lũy trong điện môi.
Xét một tụ điện phẳng có hai bản là hai tấm kim loại mỏng có cùng diện tích S đặt
song song và cách nhau đoạn d. Nếu d nhỏ có thể xem điện trường giữa hai bản là đều.
Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế U, tụ có năng lượng là:
CU 2  0 S U 2
W 
2 d 2
Thể tích của khối điện môi là d.S, nên mật độ năng lượng của khối điện môi là:
 0  U   0 E 2
2
W
     , trong đó E là độ lớn điện trường trong lòng khối điện
S .d 2 d 2
môi đó.

2. Tụ điện cầu:
- Hai bản tụ điện là hai mặt kim loại đồng tâm bán kính R1 và
R2.
Áp dụng định lý O-G ta tính được cường độ điện trường giữa
hai bản tụ điện:
q
E
4 0 r 2
(q là điện tích của tụ điện). Ta tính được điện thế giữa hai bản
tụ:
1 1 
V2 R2
q q
dV  Edr    dV   4 r  V1  V2    
V1 R1 0
2
4 0  R1 R2 
Do đó điện dung của tụ cầu bằng:
Q 4 0 R1R2
C 
V1  V2 R2  R1

3. Tụ điện trụ:
- Hai bản của tụ điện trụ là hai mặt trụ kim loại đồng trục bán kính lần lượt là R1
và R2 và có chiều cao bằng l. Nếu chiều cao l rất lớn so với các bán kính R1 và R2 ta có
thể coi điện trường giữa hai bản như điện trường gây ra bởi hai mặt trụ mang điện dài
vô hạn.
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường giữa hai bản tụ điện:
q
E
2 0lr
(q là điện tích của tụ điện, r là khoảng cách từ điểm tính cường độ điện trường đến
trục khối trụ). Ta tính được điện thế giữa hai bản tụ:
V2 R2
q q R2
dV  Edr    dV   2 lr  V  V  ln
2 0l
1 2
V1 R1 0 R1
Do đó điện dung của tụ trụ bằng:
q 2 0l
C 
V1  V2 ln R2
R1

4. Chú ý:
- Các tụ có thể bị đánh thủng nếu điện trường giữa hai bản rất lớn.
- Hiệu điện thế lớn nhất mà một tụ điện có thể chịu được để không bị đánh thủng
được gọi là hiệu điện thế đánh thủng.

B. Bài tập:
Bài 0: Tính và so sánh điện dung các tụ sau trong trường hợp chúng có cùng diện
tích các bản tụ và cùng độ dày.

Giải:
- Tụ 1: Xét một tụ điện phẳng có hai bản là hai tấm kim loại mỏng có cùng diện
tích S đặt song song và cách nhau đoạn d. Nếu d nhỏ có thể xem điện trường giữa hai
bản là đều:

Khi đó V1  V2  Ed với E  (áp dụng định lý O-G)
 0
d dQ
Suy ra V1  V2  
 0  0 S
Q
với   là mật độ điện tích trên mỗi bản, ε là hằng số điện môi của môi trường
S
lấp đầy giữa hai bản. Từ đó suy ra:
Q  0 S
C 
V1  V2 d
Q
- Tụ 2: thêm vào giữa hai lớp điện môi hai tấm kim loại tích điện   và
S
Q
 ' , gọi V3 là điện thế ở bản đó.
S
d d  
Khi đó V1  V2  V1  V3  V3  V2  E1  E2 với E1  , E2  (áp dụng định
2 2 1 0  2 0
lý O-G)
d  1 1  dQ  1 1 
Suy ra V1  V2       
2 0  1  2   0 S  1  2 
Q
với   là mật độ điện tích trên mỗi bản. Từ đó suy ra:
S
Q 21 2 0 S
C 
V1  V2 d  1   2 
- Tụ 3:
Ta có hiệu điện thế giữa hai bản luôn bằng nhau, nên mật độ điện tích ở phía các
điện môi khác nhau là khác nhau:
2Q3 2Q
3  ; 4  4
S S
Điện trường giữa hai bản tụ giống nhau nên:
V V  
E  1 2 với E  3  4
d  3 0  4 0
Từ đó ta tính được điện dung của tụ:
Q 1 S      S
C   Q3  Q4    3   4   0 3 4
V1  V2 Ed 2Ed 2d

Bài 1: Khoảng không gian giữa hai bản tụ điện phẳng được đổ đầy chất điện môi
với hằng số điện môi biến đổi theo hàm bậc nhất từ ε1 ở gần bản tụ thứ nhất đến ε2 ở
gần bản tụ thứ hai. Cho khoảng cách giữa hai bản tụ là d, diện tích mỗi bản là S. Tìm
điện dung C của tụ.
Giải:
Chọn gốc tọa độ ở bản thứ nhất, chiều dương trục Ox hướng sang bản thứ hai:
    x
Quy luật biến đổi hằng số điện môi:   1  2 1
d
Chia tụ điện thành các tụ có diện tích S và độ dày dx, các tụ này được ghép nối
tiếp với nhau. Ta có:
 1  dx dx
d  
 Cb   0 S     2  1  x   S
 1  0
 d 
Suy ra:
d d
1 1 dx d dx

C  0S 0    
 2  1  x   0 S  2  1  0  1d  x 
1      
 d   2 1 
1d
d
d  2  1 d   S   2  1 
 ln  ln 2  C  0
 0 S   2  1  1d  0 S   2  1  1 d ln 2

 2  1 1

Bài 2: Trong một tụ phẳng, mỗi bản tụ có mật độ điện mặt σ, mỗi bản tụ có mật
độ điện mặt σ, đặt một điện môi tích điện dương sao cho mật độ điện tích khối thay đổi
x
từ 0 ở gần bản tụ dương đến ρ0 ở gần bản tụ âm theo quy luật   x   2 , trong đó d là
d
khoảng cách giữa hai bản tụ. Tìm sự phân bố của điện trường E trong không gian, biết
hằng số điện môi là ε.
Giải:
Điện trường do bản dương đặt ở O (có thể coi là rộng vô hạn gây ra) ở x > d là:
  
E01  ở x < 0 là E11   , ở 0 < x < d là: E21  .
2 0 2 0 2 0
Điện trường do bản âm đặt ở x = d (có thể coi là rộng vô hạn gây ra) ở x > d là:
  
E02   ở x < 0 là E12  , ở 0 < x < d là: E22  .
2 0 2 0 2 0
Điện trường do khối điện môi gây ra tại điểm x là tổng hợp của hai thành phần,
thành phần điện môi nằm ở phần 0 < u < x gây ra điện trường
x x

1 1  u du x2


  udu
E23   0
 0
 , thành phần điện môi nằm ở phần x < u < d
2 0 2 0 2 0 d 2 4 0 d 2
d d

 2 2 x u du  x udu   d 2  x 2 


gây ra điện trường E23     , điện trường
2 0 2 0 2 0 d 2 4 0 d 2
d
  udu
0 d2 
do khối điện môi gây ra ở vùng x < 0 là E13    0
  ,
2 0 2 0 d 2
4 0 d 2
4 0

vùng x > d là E03   E13  .
4 0
Từ đó ta tìm được điện trường tổng hợp trong không gian có dạng:

- Trong vùng x > d: E0  E01  E02  E03 
4 0
   3 x2
- Trong vùng 0 < x < d: E2  E21  E22  E23  E23  
1 2

4 0 2 0 d 2

- Trong vùng x < 0: E1  E11  E12  E13  
4 0

Bài 3: Trong không gian giữa hai bản


của một tụ điện trụ được lấp đầy bởi hai điện
môi đồng chất có hằng số điện môi lần lượt
là ε0 và ε1. Tụ có bán kính trong là a, bán kính
ngoài là b, chiều cao của tụ là L, mỗi điện
môi lấp đầy một nửa không gian giữa các bản
tụ như hình vẽ.
a. Tính điện dung của tụ.
b. Mở rộng bài toán trong trường hợp
các mặt phân cách đều đi qua trục đối xứng
của trụ, nhưng góc hợp bởi hai mặt phân cách của hai loại điện môi là α. Tính điện dung
của tụ khi đó.
Giải:
Do điện thế bên trong và bên ngoài tụ giống nhau, nên điện trường trong lòng các
khối điện môi như nhau, khi đó phân bố điện tích tại các bề mặt tương ứng các khối
điện môi khác nhau.
Giả sử điện môi ε1 bị giới hạn bởi góc α, tổng điện tích là q1, phần còn lại là điện
môi ε2, tổng điện tích là q2. Nếu chiều cao l rất lớn so với các bán kính R1 và R2 ta có
thể coi điện trường giữa hai bản như điện trường gây ra bởi hai mặt trụ mang điện dài
vô hạn.
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường giữa hai bản tụ điện:
q1 q2
E 
1 0lr  2     2 0lr
Ta tính được điện thế giữa hai bản tụ:
q1 R2 q2 R
dV  Edr  U  V1  V2  ln  ln 2
1 0l R1  2     2 0l R1
Tổng điện tích trên mỗi bản tụ:
l
q  q1  q2  0 U 1   2   U  2 
R
ln 2
R1
Từ đó ta tìm được điện dung của tụ:
q  0l 1   2     2 
C 
U R
ln 2
R1
Bài 4:
a. Khoảng không gian giữa hai bản tụ điện trụ
được lấp đầy bởi hai chất điện môi, trong đó điện môi
có hằng số ε1 lấp đầy khoảng không gian từ bán kính R1
đến R2, điện môi có hằng số ε2 lấp đầy khoảng không
gian từ bán kính R2 đến R3. Mặt cắt vuông góc với trục
khối trụ được cho trên hình vẽ. Cho chiều dài trụ là L.
Tính điện dung của tụ điện.
b. Khoảng không gian giữa hai bản tụ điện trụ được đổ đầy chất điện môi với hằng
số điện môi biến đổi theo hàm bậc nhất của khoảng cách đến trục từ ε1 ở gần bản tụ
trong bán kính a đến ε2 ở gần bản tụ ngoài bán kính b. Cho chiều dài trụ là L. Tìm điện
dung C của tụ.

Giải:
a. Tụ này tương tương với việc mắc nối tiếp hai tụ trụ có điện dung lần lượt là:
21 0l 2 2 0l
C1  ; C2 
R2 R3
ln ln
R1 R2
Tụ điện tương đương có điện dung là:
CC 2 0l
C 1 2 
C1  C2 1 ln R2  1 ln R3
1 R1  2 R2
b. Chia tụ thành các tụ có bán kính từ r đến r + dr, lúc này tụ cần tính tương đương
với việc ghép nối tiếp các tụ cho trước.
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường tại điểm bán kính r:
q
E
2 0lr

Trong đó hằng số điện môi có biểu thức:   1 


 2  1  r  a 
ba
Ta tính được hiệu điện thế giữa hai bản tụ:
dV   Edr
b
q  b  a  dr q b  a  b dr
 U    
  b  a   2   2  1   0l a  b1  a 2 
a
2   2  1   r  1  a   0l r r 
  2   1    2  1 
 
b 
q b  a  1 1 q b  a   b  
   
2  b1  a 2   0l a  r r  b1  a 2 
dr  
2  b1  a 2   0l  a
ln  ln 2 
1 
  2  1 

q b  a  b
 ln 1
2 0l  b1  a 2  a 2
Từ đó ta tính được điện dung của tụ:
q 2 0l  b1  a 2 
C 
b
U
 b  a  ln 1
a 2

Bài 5: Một tụ hình trụ dài được đổ đầy điện môi có hằng số điện môi phụ thuộc
R
vào khoảng cách đến trục r theo hàm   1 1 , trong đó R1 là bán kính của trụ bên
r
trong. Bỏ qua các hiệu ứng bờ.
a. Tính điện dung của tụ điện biết bán kính ngoài R2 = 1,25R1.
b. Đặt vào giữa hai bản tụ hiệu điện thế U0. Tìm hàm mật độ phân bố điện tích
khối bên trong tụ.
Giải
a. Chia tụ thành các tụ có bán kính từ r đến r + dr, lúc này tụ cần tính tương đương
với việc ghép nối tiếp các tụ cho trước.
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường tại điểm bán kính r:
q
E
2 0lr
R1
Trong đó hằng số điện môi có biểu thức:   1
r
Ta tính được hiệu điện thế giữa hai bản tụ:
dV   Edr
q  R2  R1 
R2
qdr
U   
R1
21 0lR1 21 0lR1
q 21 0lR1
Điện dung có biểu thức: C   .
U R2  R1
q
Khi R2 = 1,25R1 thì C   81 0l
U
b. Điện tích ở bản tụ bên trong là:
21 0lRU
q0  CU 0  1 0
R2  R1
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường tại điểm bán kính r:
q0 q0
E   const
2 0lr 21 0lR1
Xét hai mặt Gauss là các mặt trụ bán kính r và r + dr. Lượng điện tích ở giữa hai
mặt trụ ấy là:
dq  .2 rldr
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và định lý O - G, ta được:
dq
Er  2 rl    Er  dr  2 l  r  dr 
0
q0 dr dq  .2 rldr
  
1 0 R1  0 0
q0 21 0lRU 1  0U 0
  1 0
.  .
2 rl1R1 R2  R1 2 rl1R1  R2  R1  r
4 U
Khi R2 = 1,25R1 thì   0 0
R1r

Bài 6: Một tụ cầu được đổ đầy chất điện môi có hằng số điện môi phụ thuộc vào
R2
bán kính r được cho bởi hàm số   1 12 , trong đó R1 là bán kính trong của tụ. Bỏ qua
r
các hiệu ứng bờ.
a. Tính điện dung của tụ điện biết bán kính ngoài R2 = 1,25R1.
b. Đặt vào giữa hai bản tụ hiệu điện thế U0. Tìm hàm mật độ phân bố điện tích
khối bên trong tụ.
Giải
a. Chia tụ thành các tụ có bán kính từ r đến r + dr, lúc này tụ cần tính tương đương
với việc ghép nối tiếp các tụ cho trước.
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường tại điểm bán kính r:
q
E
4 0 r 2
R12
Trong đó hằng số điện môi có biểu thức:   1
r2
Ta tính được hiệu điện thế giữa hai bản tụ:
dV   Edr
q  R2  R1 
R2
qdr
U   
R1
41 0 R 1
2
41 0 R12
q 41 0 R12
Điện dung có biểu thức: C   .
U R2  R1
q
Khi R2 = 1,25R1 thì C   161 0 R1
U
b. Điện tích ở bản tụ bên trong là:
41 0 R12U 0
q0  CU 0 
R2  R1
Áp dụng định lý O – G ta tính được cường độ điện trường tại điểm bán kính r:
q0 q0
E   const
4 0 r 2
41 0 R12
Xét hai mặt Gauss là các mặt cầu bán kính r và r + dr. Lượng điện tích ở giữa hai
mặt trụ ấy là:
dq  .4 r 2dr
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta được:
Er  4 r 2  
dq
 Er  dr  4  r  dr  
2

0  
q0 .8 rdr dq  .4 r 2 dr
  
41 0 R12  0 0
q0 41 0 R12U 0 1 2 0U 0
  .  .
2 r1R12
R2  R1 2 r1R1  R2  R1  r
2

8 0U 0
Khi R2 = 1,25R1 thì  
R1r

Bài 7: Người ta tích điện cho một tụ phẳng không khí đến hiệu điện thế U0. Bên
trong tụ đó người ta đưa vào một tấm kính hình hộp đứng có hằng số điện môi ε (tấm
kính có độ dày d và có hình dạng giống với các bản tụ) sao cho các mặt đáy của nó song
song với các bản tụ. Cho biết khoảng cách giữa hai bản tụ là D.
a. Nối tụ với nguồn. Xác định điện tích của tụ sau khi đưa tấm thủy tinh vào và
năng lượng cần thiết để làm việc đó.
b. Ngắt tụ khỏi nguồn. Xác định hiệu điện thế của tụ sau khi đưa tấm thủy tinh vào
và năng lượng cần thiết để làm việc đó.

Giải:
Trước khi đưa tấm thủy tinh vào, điện dung của tụ là:
S
C 0
D
Sau khi đưa tấm thủy tinh vào, ta coi tụ sau khi mắc là 1 tụ thủy tinh dày d nối tiếp
với tụ không khí dày D – d, ta được:
1 1  0 S
C'  
1

1 Dd

d D  d 1   
Ckk Ctt  0 S  0 S
Do ε > 1 nên C’ > C.
a. Khi nối tụ với nguồn, hiệu điện thế hai đầu tụ không đổi, điện tích của tụ trước
và sau khi đưa bản vào lần lượt là:
q  CU 0
q '  C 'U 0
Khi nối tụ với nguồn, nguồn dịch chuyển các điện tích từ bản này qua bản kia để
duy trì hiệu điện thế giữa hai bản.
Công của nguồn thực hiện việc di chuyển điện tích là:
An  U 0  q ' q 
Gọi năng lượng cần thiết là E, ta có:
C 'U 02 CU 02
WC    An  E
2 2

E
C 'U 02 CU 02
 A
 C  C 'U 02
2 2 2
Do C’ > C nên E < 0, hay là trường hợp này điện môi bị hút vào tụ điện.

b. Khi ngắt tụ khỏi nguồn, điện tích các bản tụ không đổi, hiệu điện thế giữa hai
bản tụ trước và sau khi đưa bản vào lần lượt là:
q
U   U0
C
q U 0C
U' 
C' C'
Gọi năng lượng cần thiết là E, ta có:
C 'U 02 CU 02
WC   E
2 2
C 'U '2 CU 2 C 'U 02 C 2 CU 02 CU 02  C  U 0 C  C  C '
2
E       1  
2 2 2 C '2 2 2 C'  2C '
Do C’ > C nên E > 0, hay là cần sinh công để đưa điện môi vào tụ.

Bài 8: Giải lại bài 7 trong trường hợp ta thay tấm thủy tinh bằng 1 tấm kim loại
có cùng kích thước.
Giải:
Trước khi đưa tấm kim loại vào, điện dung của tụ là:
S
C 0
D
Sau khi đưa tấm kim loại vào, ta coi tụ sau khi mắc có diện tích các bản giống tụ
cũ, nhưng khoảng cách giữa các bản của tụ điện chỉ còn (D – d), khi đó:
S
C'  0
Dd
Sau đó ta sẽ tính toán lại được năng lượng theo các biểu thức đã xây dựng ở bài 7
với các giá trị C và C’ mới.

Bài 9: Giải lại bài toán số 7 trong trường hợp tấm thủy
tinh có độ dày bằng khoảng cách giữa hai bản, và được đưa
một phần có độ dài x vào trong bản hình vuông cạnh a.
Giải:
Trước khi đưa tấm kim loại vào, điện dung của tụ là:
S
C 0
D
Sau khi đưa tấm kim loại vào, ta coi tụ sau khi mắc gồm hai tụ song song, khi đó:
 S l  x  0 S x  0 S  l  x   x 
C'  0 .  . 
D l D l Dl
Sau đó ta sẽ tính toán lại được năng lượng theo các biểu thức đã xây dựng ở bài 7
với các giá trị C và C’ mới.

Bài 10: Một tụ điện phẳng có các bản tụ dạng hình chữ nhật giống
nhau, chiều cao h=20cm, được nối với hiệu điện thế U=3000V như hình
2. Tụ được nhúng vào một chất điện môi lỏng có hằng số điện môi =2
theo phương thẳng đứng với tốc độ v=2cm/s. Dòng điện chạy trong dây
dẫn nối với các bản tụ trong thời gian chuyển động của các bản là bao
nhiêu? Điện dung của tụ khi chưa nhúng vào chất lỏng là C=1000pF. Bỏ
qua điện trở dây dẫn.
Giải
Gọi a là bề rộng của mỗi bản thì điện dung của tụ khi chưa nhúng
ah
vào chất lỏng: C  . Điện tích trên tụ khi đó: q  CU .
k .4d
+) Khi nhúng vào chất lỏng, phần nằm ngoài không khí có điện dung:
a (h  vt )
C1  .
k .4d
av.t
+) Điện dung của phần nằm trong chất lỏng: C 2  .
k .4d
 vt 
+) Tại thời điểm đó, điện dung của hệ: C '  C1  C2  C 1  (  1) .
 h 
+) Điện tích của tụ khi đó: q ' C 'U
+) Trong thời gian t, điện lượng chuyển trong mạch:
vt
q  q 'q  (C 'C )U  CU (  1) .
h
q CU (  1)v
Cường độ dòng điện trong mạch: I   3.107 ( A)  0,3A.
t h

Bài 11
Tụ phẳng không khí có các bản hình chữ nhật cách nhau một
đoạn d. Mép dưới các bản chạm vào mặt điện môi lỏng  có khối
lượng riêng D. Nối tụ với nguồn U, điện môi dâng lên một đoạn H
giữa 2 bản. Bỏ qua hiện tượng mao dẫn. Tính H?
Giải
Khi không có điện môi lỏng:
 S
+) Điện dung của tụ: C = 0
d
1  0 S 2  0 a.l 2
+) Năng lượng của tụ: W  CU 2 = .U = .U
2 2d 2d
+) Với a, l: các kích thước của bản tụ (hình vẽ).
+) Hai mép dưới của các bản tụ tiếp xúc với điện môi lỏng, điện trường ở mép tụ
đã làm phân cực điện môi, các phân tử điện môi trở thành lưỡng cực điện và bị hút lên
bởi điện trường giữa hai bản tụ. Công của lực điện bằng độ biến thiên năng
lượng của tụ và bằng thế năng hấp dẫn của cột chất lỏng.
+) Khi điện môi dâng lên một đoạn H:
+) Lúc này tụ gồm hai phần ghép song song:
 S  a l  H 
+) Phần trên là tụ điện không khí, điện dung: C1  0 1  0 ;
d d
 S  aH
+) Phần dưới là tụ có điện môi lỏng, điện dung: C2  0 2  0
d d
 0a
+) Điện dung tương đương của tụ: C '  C1  C2  l  H   1
d 
1  0a
+) Tụ có năng lượng: W'  C 'U 2  l  H    1  .U 2
2 2d
+) Độ chênh lệch năng lượng của tụ khi có điện môi lỏng dâng lên và khi điện
a   1  0 aH .U 2
môi là không khí: W  W ' W  0 .U 2 l  H    1  l  
2d 2d
+) Phần năng lượng do nguồn cung cấp thêm cho tụ ΔW dùng để kéo cột điện
môi lên độ cao H, ta có phương trình:
ΔW = Wt ; Với Wt là thế năng trọng trường của cột điện môi H,
H H 1
Wt = mgz = V.D.g. = aHd.D.g. = .adDgH2
2 2 2


  1  0 aH .U 2  1 adDgH 2  H    1  0U 2
2d 2 Dgd 2

+) Vậy cột điện môi dâng lên có độ cao H 


  1  0U 2 ;
Dgd 2

Nếu
 1  0U 2  l thì độ cao của cột điện môi H = l
Dgd 2

Bài 12: Hai bản của một tụ điện phẳng đặt thẳng đứng có chiều rộng b, chiều cao
h, đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ d (d << b, h). Mép dưới của hai bản tụ điện chạm
vào một khối điện môi lỏng có hằng số điện môi ε và khối lượng riêng D.
a) Nối hai bản tụ với nguồn có hiệu điện thế U, người ta thấy điện môi dâng lên
trong khoảng giữa hai bản đến độ cao H. Giải thích hiện tượng đó và tính H. Bỏ qua
hiện tượng mao dẫn.
b) Nếu trước khi cho hai bản tụ điện chạm vào mặt chất lỏng, người ta tích điện
cho tụ điện rồi ngắt ra khỏi nguồn thì hiện tượng xảy ra có gì khác trước? Tính độ cao
của cột điện môi giữa hai bản tụ điện.
Giải
a. Giải tương tự bài 4 ta thu được: H 
  1  0U 2
2
Dgd
b. Năng lượng của tụ khi chưa có điện môi dâng lên:
Q2 bh
W1  ; với: Q = C1U = .U
2C1 4 kd
Và sau khi điện môi đã dâng lên:
Q2   1 bH
W1  ; Với:C2 = C1 + > C1
2C2 4 kd
Như vậy năng lượng của tụ giảm.
Theo định luật bảo toàn năng lượng: W1 = W2 + Wt
Với Wt là thế năng trọng trường của cột điện môi dâng lên giữa
hai bản tụ:
H DgbdH 2
W1 = mg. = , H/2 là độ cao trọng tâm khối điện môi.
2 2
Q2  1 1 
 Wt = W1 – W2 =   
2C  C1 C2 
Thay Q, C1, C2 vào biểu thức trên ta được:
Wt =
  1 bHhU 2 =
DgbdH 2

  1 hU 2  DgdH
8 kd  h  H    1  2 4 kd  h  H    1 
 4 kd   1 Dgd .H 2  4 kdhDgd .H    1 hU 2  0
 '  4 2 k 2 d 4 h2 D2 g 2  4 kd 2   1 DghU 2 
2

 kd 2 h2 D 2 g 2    1 DghU 2
2
h
H 
2  kdDg    1 2    1
Bài 13: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1. Các tụ điện có cùng kích thước.
Khoảng không gian giữa hai bản tụ C1 được lấp đầy bởi tấm thuỷ
tinh có hằng số điện môi ε còn khoảng không gian giữa hai bản tụ
C2 là không khí. Nguồn điện có suất điện động không đổi E, điện
trở trong không đáng kể, R là điện trở thuần, C2=C. Hệ đang ổn
định, rút nhanh tấm thuỷ tinh khỏi tụ C1, bỏ qua tác dụng của trọng
lực và ma sát giữa tấm thuỷ tinh với tụ điện.
1. Tính công ngoại lực đã thực hiện.
2. Khi hệ đã ổn định, điện lượng dịch chuyển qua nguồn là
bao nhiêu? Nguồn thực hiện công hay nhận công, tại sao? Tính
giá trị công mà nguồn thực hiện hay nhận được.
3. Tính nhiệt lượng trung bình toả ra trên điện trở R.
Giải
1
1. Lúc đầu: Cb=(ε+1)C; q=(ε+1)CE; W= (  1)CE 2
2
Lúc sau: Cb/ =2C
Khi rút nhanh tấm điện môi, mạch có điện trở nên lúc đầu chỉ có sự phân bố điện
1 q 2 1 (+1) 2
tích giữa các tụ. Năng lượng bộ tụ W/ = /
 CE 2
2 Cb 2 2
1
Công do ngoại lực đã thực hiện: A1 =W / -W => A1 = ( 2 -1)CE 2
4
2. Khi hệ đã ổn định điện tích bộ tụ: q/=2CE <q
điện lượng đã dịch chuyển qua nguồn: Δq=q-q/ => q=(-1)CE
Do q <q: Bộ tụ phóng điện về nguồn => nguồn trở thành máy thu => nguồn nhận
/

công.
Công mà nguồn nhận được: A 2 =Eq => A 2 =(-1)CE 2
1
3. Năng lượng bộ tụ khi hệ đã ổn định: W // = (2C)E 2
2
W  W : Năng lượng bộ tụ giảm một lượng W /  W /  W //
// /

Độ giảm năng lượng bộ tụ kể từ khi có điện tích dịch chuyển qua nguồn một
phần nạp năng lượng cho nguồn một phần chuyển thành nhiệt toả ra ở R:
1
W /  W //  A 2  Q => Q (  1) 2 CE 2
4
Bài 14: Một tụ trụ không khí, có các bán kính mặt trụ trong và ngoài lần lượt là
R1, R2 (R1< R2 ), chiều cao tụ trụ là a.
a. Hãy thành lập công thức tính điện dung của tụ trụ.
Tụ trụ sau đó được nhúng thẳng đứng, ngập trong bình đựng chất điện môi lỏng
có hằng số điện môi  , mép dưới của các bản tụ ở sát đáy bình (Hình 4). Bình có diện
tích tiết diện ngang là S1 và được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hai bản tụ trụ được nối
với nguồn điện có suất điện động E không đổi, điện trở trong không đáng kể. Bỏ qua
điện trở các dây nối.
Sát đáy bình chất lỏng một lỗ có diện tích tiết diện
ngang S2 ở đáy bình, chất điện môi được tháo ra khỏi bình
qua lỗ này. Gọi v1 là tốc độ hạ thấp mức chất lỏng trong
bình như một chất lưu lí tưởng, h là độ cao mức chất lỏng
trong bình.
b. Hãy viết biểu thức v1 theo h.
Lấy gốc thời gian khi mặt thoáng của chất điện môi ở
ngang mép trên của các bản tụ.
c. Viết biểu thức h theo thời gian t.
d. Viết biểu thức điện tích Q của tụ theo h.
e. Hãy lập biểu thức cường độ dòng điện trong mạch
phụ thuộc vào thời gian và vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc đó.
Trong bài toán này, coi  , E, a, R1 , R2 , S1 , S2 và gia tốc trọng trường g đã biết.
Giải
a.Ta coi bản tụ bên trong tích điện Q, bên ngoài là -Q
Áp dụng định lý O-G cho trụ có bán kính trong R1 và bán kính ngoài R2:
Q
a
Q
2 r.E (r ).a  a  E (r )  (1)
 0  0 2 ar
Mặt khác
Q
dV   E (r )dr  dr
 0 2 ar
Q R dr 2
Q R2
 0 2 a R r  0 2 a R1
 V2  V1   ln (2)
1

Q R
Hay U12  V1  V2  ln 2 (3)
 0 2 a R1
Q 2 0 a
Điện dung tụ trụ C   (4)
U12 ln R2
R1
b. Xét khi chất điện môi trong bình có độ cao h. Từ các phương trình của chất lưu
lí tưởng:
S1v1  S2 v2 (4)
 v12 v2
Và   gh  p0  2  p0 (5)
2 2
2 gS22
Từ (4), (5) ta suy ra được: v1  h (6)
S12  S22
2 gS22
c. Đặt A thì v1  A h .
S12  S22
dh
Chú ý rằng v1   , ta có: dh  A hdt .
dt
Suy ra 2 h  At  c
Vì tại t = 0, h = a, nên c  2 a
2
1   1 2 gS22 
2

Khi đó, ta có: h   a  At    a  t (7)
 2   2 S12  S22 
d. Ở thời điểm t đang xét (h<a), tụ trụ này được coi là hai trụ ghép song song, có
điện dung tương đương C.
2 0 (a  h) 2 0 h 2 0
C
R2

R2

R2
 a  h   h
ln ln ln
R1 R1 R1
2 0
C
R2
 a  (  1)h (8)
ln
R1
Do đó điện tích của tụ điện bằng:
 0 2 E
Q  EC 
R
 a  (  1)h (9)
ln 2
R1
e.Theo thời gian h giảm, do đó điện tích của tụ giảm, tức tụ điện phóng điện về
nguồn và cường độ dòng điện là:
dQ (  1) 0 2 E dh
I   (10)
dt R dt
ln 2
R1
2
 1  dh  1  A
Từ (6) h   a  At    2  a  At  ( )
 2  dt  2  2
dh  1 
   A  a  At  (11)
dt  2 
(  1) 0 2 E  1 
Thay (10) vào (9) ta được I  A  a  At 
ln 2
R  2 
R1
(  1) 0 2 E 2 gS22  1 2 gS22 
Hay I   a  2 
t (12)
R2 S 2
 S 2
2 S 2
 S 
ln 1 2  1 2 
R1
Ta thấy cường độ dòng điện giảm bậc nhất theo thời gian, cho nên cường độ
dòng điện đạt giá trị lớn nhất tại t = 0 (lúc tụ bắt đầu phóng điện). Điều này có thể
thấy rõ trên đồ thị.

(  1) 0 2 E 2 gS22 a
I max  (13)
R
ln 2 S12  S22
R1
2 a
và dòng điện triệt tiêu tại thời điểm t  (14)
A
Bài 15: Tụ phẳng không khí có diện tích S, khoảng cách 2 bản là x, nối với nguồn
U không đổi.
a) Năng lượng tụ thay đổi ra sao khi x tăng.
b) Tính công suất cần để tách các bản theo x? Biết vận tốc các bản tách xa nhau
tại thời điểm khảo sát là v.
c) Công cần thiết và độ biến thiên năng lượng của tụ đã biến thành dạng năng
lượng nào?
Giải
S  S
a) Điện dụng của tụ: C =  0 => Năng lượng của tụ:
4 kx x
1  S
W = C .U 2 = 0 .U 2
2 2x
+) Nhận xét: Năng lượng tỷ lệ nghịch với x, khi x tăng thì năng lượng của tụ sẽ
giảm.
b) Công suất (tức thời) để dịch chuyển các bản tụ:
A   0 SU 2 v   0 SU 2v
P  lim  lim  . 
t 0 t t 0
 2 x.  x  v.t   2x2
c) Xét sự dịch chuyển của các bản tụ trong thời gian Δt (rất nhỏ):
+) Tại thời điểm t, các bản tụ cách nhau một khoảng x,
+) Điện tích của tụ: q = C.U
+) Sau thời gian Δt, khoảng cách giữa các bản: x’ = x + v.Δt
 S
+) Điện dung của tụ: C’ = 0 .
x'
1  S
+) Điện tích của tụ: q’ = C’.U => Năng lượng tụ lúc này: W’ = C '.U 2 = 0 .U 2
2 2x '
+) Trong thời gian Δt, nguồn cung cấp thêm một lượng điện tích:
Δq = q’ – q = (C’ – C).U
+) Công của nguồn để dịch chuyển điện tích Δq:
 S  S  1 1
Ang = Δq.U = (C’ – C).U2 = ( 0 - 0 ).U2 =  0 S U2   
x' x  x' x 
+) Theo định luật bảo toàn năng lượng:W + A + Ang = W’ ;
 S  S  1 1
 A = W’ – W – Ang = 0 .U 2 - 0 .U 2 -  0 S U2   
2x ' 2x  x' x 
 SU 2  1 1  2 1 1   0 SU 2  1 1   0 SU 2 x ' x
= 0    
2  x ' x   = 2  x x ' 
- 0 S U =
 x' x  2 x.x '
 SU 2 v.t
 A= 0 (A là công dịch chuyển các bản tụ).
2 x.  x  v.t 

Bài 16: Bốn tấm kim loại phẳng, mỏng giống


nhau hình chữ nhật, diện tích mỗi tấm là S, chiều dài
l, đặt song song với nhau. Khoảng cách giữa 2 tấm
liên tiếp là d. Giữa tấm A và B có lớp điện môi, lấp
đầy không gian giữa 2 tấm, hằng số điện môi  . Tấm
A và D được nối với 2 cực của nguồn điện, có hiệu
điện thế U, tấm B và G nối với nhau bằng dây dẫn
(hình vẽ)
a) Tính năng lượng của hệ tụ và hiệu điện thế
giữa 2 tấm liên tiếp?
b) Kéo đều lớp điện môi với vận tốc v ra khỏi
các tấm kim loại. Tính công suất cần thực hiện để kéo lớp điện môi ra khỏi các bản tụ.
Bỏ qua ma sát.
Giải
a) Các tấm kim loại phẳng đặt gần nhau tạo thành ba tụ điện phẳng:
C1: tụ điện môi, gồm hai bản A-B
C2: tụ không khí, gồm hai bản B-D
C3: tụ không khí, gồm hai bản G-D
 S  S
+) Ta tìm được: C1 = 0 ; C2 = C3 = 0 = C0.
d d
+) Khi nối B-D bằng dây dẫn và nối A, D với nguồn U, nhận thấy hệ thống gồm
các tụ C1, C2, C3 dược mắc như sau:
2 0 S
(C2 // C3) nt C1.  C23 = C2 + C3 = = 2C0.
d
1 1 1 d 1 1
      
Cb C1 C23  0 S   2 
 S 2
 Cb  0 .
d 2
+) Năng lượng bộ tụ:
1 1  S 2  SU 2 
W  CbU 2  . 0 . .U 2  0  C0U 2 ;
2 2 d 2 d 2    2  
C1 U 23  0 S d 
Vì C1 nt C23 nên:   . 
C23 U1 d 2 0 S 2
và U1 + U23 = U
 2U
 U 1  U 1  U  U1 
2 2
 U
 U 23  U1  = U2 = U3 (Do C2 // C3)
2 2
2U
+) Hiệu điện thế giữa hai tấm A và B bằng U1: UAB =
2
+) Hiệu điện thế giữa hai tấm B và D bằng hiệu điện thế giữa G và D bằng U23:
U
UBD = UGD =
2
b) +) Khi chưa kéo tấm điện môi, năng lượng của bộ tụ:
1  0 SU 2 
W  CbU  2
 C0U 2 ;
2 d 2    2  
 0 S 2 2
và điện tích của bộ: q = CbU = . .U  C0U
d 2 2
+) Sau khi đã kéo tấm điện môi ra, năng lượng của bộ tụ:
1 C .2C 2
W'  Cb 'U 2 ; Với Cb’ = 0 0  C0
2 C0  2C0 3
1 1 0S 2
 W'  C0U 2  U  Năng lượng của hệ giảm.
3 3 d
2
+) Điện tích của bộ tụ lúc này: q’ = Cb’U = C 0 .U
3
 2 2 
+) Độ biến thiên điện tích của bộ tụ: Δq = q’ – q =    C0U
 3 2 
+) Nguồn đã thực hiện công âm trong quá trình kéo tấm điện môi:
 2 2 
Ang = Δq.U =   2
 C0U ;
 3 2 
+) Theo định luật bảo toàn năng lượng: W + A + Ang = W’
1  2 2    1
 A = W’ – W – Ang =     2
 C0U =    C0U 2
 3 2 3 2   2 3
2    1 2    1  0 S 2
 A = A C0U 2  . U
3 2    3 2    d
l
+) Thời gian rút tấm điện môi: t 
v
+) Công suất (trung bình) trong thời gian t:
A 2    1 v  0 S 2
P  . U
t 3   2 l d

You might also like