Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA lần 5

Duc duyyy NĂM HỌC 2022 - 2023


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Sinh học - Lớp 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh :................... Mã đề 201

Câu 1. Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen không thay đổi?
A. Thêm một cặp (A – T).
B. Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A – T).
C. Mất một cặp (A – T).
D. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (T – A).
Câu 2. Loại phân tử nào sau đây kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm?
A. rARN. B. mARN. C. ADN. D. tARN.
Câu 3. Một phân tử ADN nhân đôi 4 lần sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con?
A. 10. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 4. Dạng đột biến gen nào sau đây được xem là đột biến điểm?
A. Mất một cặp (G – X). B. Thêm hai cặp (A – T).
C. Thay thế hai cặp (G – X) bằng hai cặp (T - A). D. Mất một cặp (A - T) và một cặp (G – X).
Câu 5. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 700 nm.
Câu 6. Trong quá trình dịch mã, một axit amin được vận chuyển bởi tARN mang anticôđon 5’XUA3’. Theo
lí thuyết, axit amin này được mã hoá bởi côđon nào?
A. 5’UAX3’. B. 5’GAU3’. C. 5’UAG3’. D. 5’AUG3’.

Câu 7. Thành phần nào sau đây có vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt hoá axit amin?
A. ATP. B. ADN. C. NADPH. D. ADP.
Câu 8. Sự điều hoà hoạt động của các gen trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli xảy ra chủ yếu ở mức độ
nào?
A. Phiên mã. B. Trước phiên mã. C. Dịch mã. D. Sau dịch mã.
Câu 9. Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

Tâm động

A. đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.


B. mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
Câu 10. Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh
dạng đột biến
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 11. Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể
di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào được gọi là
A. vùng đầu mút NST. B. eo thứ cấp.
C. tâm động. D. điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 12. Ở người, nam giới bình thường có cặp NST giới tính là
A. XY. B. XX. C. XO. D. XXY.
Câu 13. Trong cấu trúc của phân tử ADN, theo nguyên tắc bổ sung, nuclêôtit loại Ađênin liên kết với
nuclêôtit loại nào?
A. Xitôzin. B. Timin. C. Uraxin. D. Guanin.
Câu 14. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
Câu 15 Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
Cơ thể mang đột biến gen lặn luôn được gọi là thể đột biến.
Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến. Mức độ có hại hay có lợi của gen
đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tuỳ thuộc vào tổ hợp gen.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 16 Một gen có 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột
biến, số liên kết hiđrô của gen là 3122 nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 1 cặp A - T. B. thay 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
C. thay 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X. D. mất 1 cặp A - T.
Câu 17. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, quan sát số lượng NST trong tế bào xôma của một
thể đột biến của loài này thấy có 24 NST. Theo lí thuyết, thể đột biến này có thể thuộc những dạng đột biến
nào trong các dạng dưới đây?
Đột biến tam bội. Đột biến lệch bội thể một.
Đột biến lặp đoạn NST. Đột biến mất đoạn nhỏ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 18: Đoạn mạch thứ nhất của gen cấu trúc có trình tự các các nuclêôtit là 3'-ATGTAXXGTAGG-5'.
Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là
A. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’. B. 3’-TAXATGGXATXX-5’.
C. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’. D. 5’-TAXATGGXATXX-3’.
Câu 19: Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng cơ chế tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. B. C. D.
Câu 20: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
A. Mất đoạn. B. Thể một. C. Thể song nhị bội. D. Thể đa bội.
Câu 21: Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính liên tục. B. Tính thoái hóa. C. Tính đặc hiệu. D. Tính phổ biến.
Câu 22: Trong các mức cấu trúc không gian của NST, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30nm?
A. Sợi cơ bản. B. Vùng siêu xoắn. C. Sợi nhiễm sắc. D. Cromatit.
Câu 23: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 3'UGA5' thì quá trình dịch mã dừng lại.
D. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5’→ 3’.
Câu 24: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong tư ̣nhiên, đôt biến gen phát sinh với tần số thấp.
B. Đột biến gen có thể tao ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
D. Đôt đột điểm là dang đột biến gen liên quan đến môt số căp nuclêôtit trong gen.
Câu 25: Một gen có chiều dài 2805 A0 và có tổng số 2074 liên kết hidro. Gen bị đột biến điểm làm giảm 3
liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi đã đột biến là
A. A = T = 401, G = X = 423. B. A = T = 401, G = X = 424.
C. A = T = 424, G = X = 400. D. A = T = 400, G = X = 424.
Câu 26: Loại axit nuclêic nào sau đây tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm?
A. mARN. B. rARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 27: Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5'AXX3'. B. 5'AUG3'. C. 5'UGA3'. D. 5'AGX3'.
Câu 28: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. enzim ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.

Câu 29: Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 5→’3’.
II. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
III. Các nulêôtit tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung.
IV. Enzim ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 30: Trong quá trình phiên mã, loại nucleotit nào sau đây sẽ liên kết với nucleôtit loại G của mạch gốc?
A. X. B. U. C. T. D. G.
Câu 31: Operon Lac của vi khuẩn E. coli gồm có các thành phần theo trật tự là
A. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
B. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
C. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
D. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu 32:Một đoạn polipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val – Trp – Lys – Pro. Biết rắng các codon mã
hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc
của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit nói trên có trình tự nucleotit là:

A. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’. B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’. D. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’

Câu 33:Một gen của vi khuẩn E. coli có 120 chu kì xoắn, nhân đôi liên tiếp 3 lần tạo ra các gen con. Mỗi
gen con phiên mã 5 lần tạo mARN. Tất cả các phân tử mARN đều tham gia dịch mã và mỗi mARN có 5
riboxom trượt qua một lần. Số chuỗi polipeptit được tồng hợp và số axit amin cần cung cấp cho quá trình
dịch mã là

A. 200 và 80000. B. 25 và 59850

C. 200 và 79800. D. 75 và 29925


Câu 34:Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400 nucleotit. Trên mạch 1 của gen, hiệu số tỉ lệ % giữa A với T
bằng 20% số nucleotit của mạch. Trên mạch 2 có số nucleotit loại A chiếm 15% số nucleotit của mạch và
bằng 1/2 spps nucleotit của G. Khi gen phiên mã mộ số lần đã lấy từ môi trường nội bào 540 nucleotit loại
U. Số lượng nucleotit từng loại trên mARN được tổng hợp từ gen nói trên là:

A. A=180, U=420, X=360, G=240. B. A=840, U=360, X=720, G=480

C. A=180, U=420, X=240, G=360. D. A=420, U=180, X=360, G=2

Câu 35:Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở tế bào nhân
thực thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao?

A. Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của ADN, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp
protein

B. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và
vùng kết thúc của gen.

C. Không có loại mARN nào ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu
và vùng kết thúc của gen

D. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khia đã được loại bỏ các đoạn

Câu 36:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Khi riboxom tiếp xúc với codon 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

(2) Mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng dịch mã.

(3) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 5’ → 3’ trên phân tử mARN.

(4) Mỗi phân tử tARN có nhiều bộ ba đối mã (anticodon).

A. 1 B. 2. C. 3 D. 4

Câu 37:Một đoạn polipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val – Trp – Lys – Pro. Biết rắng các codon mã
hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc
của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit nói trên có trình tự nucleotit là:

A. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’

B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

D. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’

You might also like