REVISE KTVM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

REVISE

I. Phần trắc nghiệm


Câu 1. Vấn đề nào sau đây không phải là mối quan tâm chính của kinh tế vĩ mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp.
B. Biến động giá cả của mặt hàng xe máy Honda.
C. Sự ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến các biến số kinh tế vĩ mô.
D. Biến động mức giá chung trong nền kinh tế.
Câu 2. Khoản nào sau đây nằm trong GDP của Việt Nam:
A. Giá trị gia cầm do người nông dân tự nuôi, tự tiêu dùng cho gia đình.
B. Giá trị các nguyên vật liệu được Nhà hàng KFC tại Việt Nam mua về để chế biến món gà
rán.
C. Giá trị các thiết bị máy móc được Nhà hàng KFC tại Việt Nam mua từ Nhà máy cơ khí
Thăng Long phục vụ hoạt động chế biến.
D. Giá trị sản xuất của công dân Việt Nam đang làm việc cho Nhà hàng KFC tại Mỹ
Câu 3. Anh Chi quyết định mua một chiếc xe ô tô nhãn hiệu Honda được sản xuất tại Nhật.
Hoạt động này ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng và GDP của Việt Nam như thế nào?
A. Cả xuất khẩu ròng và GDP đều giảm
B. Xuất khẩu ròng không bị ảnh hưởng nhưng GDP giảm
C. Cả xuất khẩu ròng và GDP đều không bị ảnh hưởng
D. Xuất khẩu ròng giảm nhưng GDP của Việt Nam không bị ảnh hưởng
Câu 4. CPI của năm 2021 là 124, CPI của năm 2022 là 130,7. Tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ
này là:
A. 4,5% B. 5,4% C. 6,7% D. 8,1%
Câu 5. Điều nào sau đây không phải là vấn đề khi sử dụng CPI làm thước đo chi phí sinh
hoạt:
A. Lệch do sự thay đổi của thu nhập
B. Lệch do sự xuất hiện hàng hóa mới
C. Lệch do sự thay đổi của chất lượng hàng hóa
D. Lệch thay thế
Câu 6. Mức sống của một quốc gia được đo bằng:
A. GDP thực tế B. GDP danh nghĩa
C. GDP thực tế bình quân đầu người D. GDP danh nghĩa bình quân đầu người
Câu 7. Nếu GDP thực tế bình quân đầu người là 18073 đô là vào năm 2020 và 18635 đô la
vào năm 2021 thì tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người trong thời kỳ này
bằng bao nhiêu?
A. 1,3% B. 5,6% C. 3,1% D. 18%
Câu 8. Nếu tất cả các ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy động được thì số
nhân tiền (mM) là:
A. 0 B. 1 C. 10 D. 100
Câu 9. Số nhân tiền tăng lên nếu:
A. tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr) giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế (rr) giảm
B. tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr) tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế (rr) tăng
C. tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr) tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế (rr) giảm
D. tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr) giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế (rr) tăng
Câu 10. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 10% và ngân hàng trung ương mua 100 triệu đồng trái
phiếu Chính phủ, thì cung tiền:
A. Không thay đổi
B. Tăng thêm 1000 triệu đồng
C. Giảm đi 1000 triệu đồng
D. Tăng lên một lượng bằng tích của 100 triệu đồng với số nhân tiền
Câu 11. Để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể:
A. Tăng lượng tiền cơ cở, tăng lãi suất chiết khấu
B. Bán trái phiếu Chính phủ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
C. Mua trái phiếu Chính phủ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D. Mua trái phiếu Chính phủ, tăng lãi suất chiết khấu
Câu 12. Cán cân thương mại của Việt Nam trở nên thặng dư hơn là do:
A. Thu nhập thực tế bình quân đầu người của người Mỹ đang tăng mạnh
B. Người Việt Nam có xu hướng ưa thích hàng hóa sản xuất trong nước hơn.
C. Giá hàng hóa nước ngoài tăng nhanh hơn giá cả hàng hóa của Việt Nam
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13. Tỷ giá hối đoái … là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia.
A. danh nghĩa B. thực tế
C. thả nổi D. cố định
Câu 14. “Điểm vừa đủ” trên đường tiêu dùng là điểm tại đó:
A. xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0
B. tiêu dùng của hộ gia đình bằng với thu nhập khả dụng
C. tiêu dùng của hộ gia đình bằng với thu nhập
D. tiêu dùng của hộ gia đình bằng với đầu tư
Câu 15. Hàm tiêu dùng là C = 20 + 0,4Yd thì hàm tiết kiệm là:
A. S = - 80 + 0,6Yd B. S = - 20 + 0,6Yd
C. S = 20 - 0,6Yd D. S = -20 - 0,6Yd
Câu 16. Trong mô hình giao điểm Keynes, nếu Chính phủ quyết định thực hiện chính sách tài
khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu cho đầu tư công, điều này khiến cho đường tổng chi
tiêu dự kiến (kí hiệu AE hoặc AD) sẽ:
A. Dịch chuyển xuống dưới, kết quả làm mức giá chung giảm
B. Dịch chuyển lên trên, kết quả làm mức giá chung tăng
C. Dịch chuyển lên trên, kết quả làm sản lượng cân bằng tăng
D. Dịch chuyển xuống dưới, kết quả làm sản lượng cân bằng giảm
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Do ngành cơ khí bị thu hẹp nên anh Hà bị mất việc và đang phải học thêm để chuyển sang
làm kĩ sư điện. Anh Hà được xếp vào nhóm thất nghiệp cơ cấu.
B. Anh Hải được tập đoàn Vingroup mời về làm việc ngay sau khi tốt nghiệp đại học nhưng
anh này từ chối để tiếp tục đi du học. Anh Hải được xếp vào nhóm ngoài lực lượng lao động.
C. Chị Lan sau thời gian nghỉ thai sản, quyết định gửi hồ sơ xin việc. Trong thời gian này, chị
Lan vẫn thuộc nhóm trong lực lượng lao động.
D. Sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Kinh tế được xếp vào nhóm thất nghiệp tạm
thời.
Câu 18. Chính phủ quyết định tăng mức tiền lương tối thiểu từ ngày 1/7/2023. Điều này có
thể sẽ:
A. làm giảm thất nghiệp cơ cấu B. làm tăng thất nghiệp chu kỳ
C. làm tăng thất nghiệp cơ cấu D. làm tăng thất nghiệp tạm thời
Câu 19. Nước A có dân số 86 triệu người, dân số trưởng thành 60 triệu người, có việc làm 47
triệu người, thất nghiệp 3 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp lao động xấp xỉ bằng:
A. 5% B. 6% C. 7% D. 8%
Câu 20. Mai gửi tiền vào ngân hàng, sau một năm số tiền lấy về nhiều hơn trước 6% và số
hàng hóa mua được tăng 4% so với trước khi gửi ngân hàng. Trong tình huống này:
A. lãi suất danh nghĩa là 6% và tỷ lệ lạm phát là 2%
B. lãi suất danh nghĩa là 6% và tỷ lệ lạm phát là 4%
C. lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 2%
D. Không phải đáp án trên
II. Phần tự luận
Câu 1
Giả sử cư dân nước A chỉ tiêu dùng 2 loại hàng hóa và dịch vụ như sau :
Hàng hóa 2021 2022 2023
P Q P Q P Q
Thực phẩm 15 100 20 100 20 120
Quần áo 20 50 30 50 20 60
Năm 2021 được chọn là năm gốc. Hãy tính :
a. CPI qua các năm.
b. Tính tỷ lệ lạm phát của các năm 2022 và 2023.
Câu 2
Xét bối cảnh nền kinh tế đóng, hãy sử dụng đồ thị về thị trường vốn vay để phân tích xem lãi
suất, đầu tư, tiết kiệm, tăng trưởng kinh tế thay đổi như thế nào khi Chính phủ Việt Nam
quyết định tăng giảm tiêu Chính phủ một lượng ∆G, trong điều kiện thu nhập và thuế được
coi là không thay đổi.
Câu 3
Trong mô hình nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu hướng tiêu dùng cận
biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 1200 tỷ đồng. Hiện tại sản lượng cân
bằng của nền kinh tế là 1000 tỷ đồng. Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (trong các
điều kiện khác không đổi), thì :
a. Chi tiêu của chính phủ cần thay đổi bao nhiêu ?
b. Thuế và chi tiêu Chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách
không bị ảnh hưởng ?
Câu 4
Nền kinh tế Việt Nam ban đầu đang hoạt động tại mức sản lượng tự nhiên. Chính phủ quyết
định tăng thuế đánh vào xăng dầu nhập khẩu (yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản
xuất trong nền kinh tế). Hãy dùng mô hình AD-AS để phân tích tác động của chính sách này
đến sản lượng, giá cả và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Theo bạn, để đưa mức sản lượng cân bằng thực tế quay lại mức sản lượng tự nhiên ban đầu,
Chính phủ cần phải thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như thế nào để đạt
được mục tiêu. Tại sao?

You might also like