Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Văn 8

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN


Mục tiêu bài học:
- Hs hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn tạo sự
liền mạch, liền ý.
-Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
I.TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
* Tìm hiểu: hai đoạn văn.
1.Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với
cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Thông thường cảm giác ấy
phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường.
2. a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn hai.
b.Thêm cụm từ này vào đầu đoạn hai. Từ “đó” tạo sự liên tưởng cho người
đọc với đoạn văn trước, làm cho hai đoạn văn liền ý liền mạch.
* Ghi nhớ 1,sgk/53.
II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1.Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
Ví dụ a.
- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình tìm hiểu và cảm thụ.
- Từ ngữ liên kết : bắt đầu, sau.
- Một số từ ngữ liên kết chuyển đoạn có tác dụng liệt kê: trước hết, đầu
tiên,cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác,một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra…
Ví dụ b.
- Hai đoạn văn có quan hệ ý nghĩa đối lập.
-Từ ngữ liên kết: nhưng , nằm đầu đoạn hai.
-Một số từ ngữ liên kết mang ý đối lập: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại,
song, thế mà…
Ví dụ c.
- Đó là chỉ từ.
-Trước đó là lúc nhân vật tôi lần đầu đến trường.
- Một số chỉ từ để liên kết đoạn văn: đó , này, ấy, vậy, thế…
Ví dụ d.
- Hai đoạn có quan hệ ý nghĩa tổng kết, khái quát.
- Từ ngữ liên kết hai đoạn văn: Nói tóm lại, nằm ở đầu đoạn hai.
- Một số từ ngữ liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nói
tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung…
2.Dùng câu nói để liên kết đoạn văn
- Câu liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- Nó nối tiếp và phát triển ý của cụm từ bố đóng sách cho mà đi học ở đoạn
văn trước.
*Ghi nhớ 2.sgk/53.
III.LUYỆN TẬP.
Bài tập 1.
a. Nói như vậy, ý tổng kết.
b.Thế mà : ý đối lập.
c. Cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), ý nối tiếp, liệt kê, bổ sung, tuy nhiên ( nối
đoạn 3 với đoạn 2), ý đối lập.
Bài tập 2.
a. Từ đó.
b.Nói tóm lại.
c.Tuy nhiên.
d. Thật khó trả lời.
Bài tập 3. Gơi ý.
Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị Dậu chỉ cần động tác “túm” lấy cổ hắn, ấn dúi ra
cửa là hắn đã ngã chỏng quèo trên mặt đất. Chi tiết này cho ta thấy sức mạnh tiềm
tàng của người phụ nữ và sự đối lập hình ảnh chị Dậu với hình ảnh, bộ dạng hết sức
thảm hại, hài hước của tên cai lệ. “Tức nước ắt phải vỡ bờ”, sự đè nén áp bức của chị
Dậu đã vượt qua giới hạn sức chịu đựng khiến chị Dậu không thể nhẫn nhịn mãi
được.
Tóm lại, ngòi bút của Ngô Tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai
lệ đúng là tuyệt khéo. Ngòi bút của tác giả linh hoạt, sống động, rõ nét mà không
phải ngòi bút nào cũng tạo dựng được.
- Tóm lại là phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát.
CỦNG CỐ.
- Có mấy cách để liên kết đoạn văn?
HƯỚNG DẪN:
- Bài học tiết này:
Học kỹ ghi nhớ, làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
+ Đọc văn bản nhiều lần.
+ Tóm tắt ngắn gọn.
+ Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu, sgk/ 32,33.

You might also like