Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KIỂM TRA

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về:

A. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

B. Mức giá chung và lạm phát.

C. Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Nếu GDP của Việt Nam nhỏ hơn GNP của Việt Nam thì:

A. Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam lớn hơn giá trị sản

lượng hàng hóa dịch vụ mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.

B. Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhỏ hơn giá trị sản

lượng hàng hóa dịch vụ mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.

C. Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ mà người Việt Nam tạo ra ở Việt Nam lớn hơn giá trị sản

lượng hàng hóa dịch vụ mà người nước ngoài tạo ra ở nước ngoài.

D. Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ mà người Việt Nam tạo ra ở Việt Nam nhỏ hơn giá trị sản

lượng hàng hóa dịch vụ mà người nước ngoài tạo ra ở nước ngoài.

Câu 3: Nếu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,2%, sau bao nhiêu năm thì

GDP tăng lên gấp đôi:

A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.

Câu 4: Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 18000 tỷ năm 2022 lên 19000 tỷ trong năm 2023 và

GDP thực tế năm 2022 bằng GDP thực tế năm 2023 bằng 12000 tỷ. Mệnh đề nào sau đây

đúng:

A. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110.

B. Mức giá chung của năm 2023 so với năm 2022 tăng lên 5,6%.

C. Sản lượng hàng hóa dịch vụ năm 2023 so với năm 2022 tăng lên 5,6%.

D. Không đáp nào trong các đáp án trên đúng.

Câu 5: Người Việt Nam đi du học tại Nhật Bản, điều này sẽ làm thay đổi nhân tố nào sau đây:
A. Nhập khẩu của Việt Nam, Xuất khẩu của Nhật Bản.

B. Xuất khẩu của Việt Nam, Nhập khẩu của Nhật Bản

C. Xuất khẩu của Việt Nam, Xuất khẩu của Nhật Bản.

D. Nhập khẩu của Việt Nam, Nhập khẩu của Nhật Bản.

Câu 6: GDP bình quân đầu người Việt Nam 2022 là 4200 USD/người, mục tiêu chính phủ

Việt Nam đề ra là GDP năm 2045 đạt 12000 USD/người, tính tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân để đạt được mục tiêu này (giả sử tổng dân số không thay đổi):

A. 3,7% B. 4,7% C. 5,7% D. 6,7%

Câu 7: Nếu CPI năm 2022 là 140, CPI năm 2023 là 120, tỷ lệ lạm phát của năm 2023 là:

A. 4,2%. B. 8,4%. C. 16,7%. D. Không đáp án nào đúng

Câu 8: Ngân hàng trung ương có thể tăng cung tiền bằng cách:

A. Bán trái phiếu chính phủ. B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

C. Cả 2 phương án A và B đều sai. D. Cả 2 phương án A và B đều đúng.

Câu 9: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, hệ số nhân tiền tối đa bằng:

A. 5. B. 10. C. 15. D. 20.

Câu 10: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, tỷ lệ dự trữ dôi ra là 20%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân

hàng so với tiền gửi là 60%, hệ số nhân tiền bằng:

A. 1,6. B. 1,8. C. 2,0. D. 2,2.

Câu 11: Để thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chính phủ có thể:

A. Tăng đầu tư công. B. Giảm thu thuế.

C. Cả 2 phương án A và B đều sai. D. Cả 2 phương án A và B đều đúng.

Câu 12: Trong nền kinh tế giản đơn, tiêu dùng tự định bằng 200, xu hướng tiêu dùng cận

biên bằng 0,8, hàm tiết kiệm có dạng:

A. S = - 200 + 0,2*Y. B. S = - 200 + 0,8*Y.

C. S = 200 + 0,2*Y. D. S = 200 + 0,8*Y.


Câu 13: Tiêu dùng tự định bằng 200, xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,6; đầu tư tự

định bằng 200; chi tiêu chính phủ bằng 100, thuế bằng 100. Mức sản lượng cân bằng của

nền kinh tế là:

A. 1100. B. 1200. C. 1300. D. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Một quốc gia có 100 triệu dân, trong đó có 10 triệu người thất nghiệp và 60 triệu

người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp bằng:

A. 10%. B. 16,67%. C. 30%. D. Không đáp án nào đúng.

Câu 15: Nhân tố nào không được tính vào GDP:

A. Hàng hóa tự cung tự cấp, không đến được với thị trường.

B. Hàng hóa trung gian.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 16: Mức giá chung của quốc gia X tăng thấp hơn mức giá chung của quốc gia Y,

mệnh đề nào sau đây đúng:

A. Xuất khẩu từ X sang Y tăng, nhập khẩu từ X sang Y giảm.

B. Xuất khẩu từ X sang Y giảm, nhập khẩu từ X sang Y tăng.

C. Cả A và B đều đúng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 17: Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) bằng 0,3 và thuế bằng 0. Mệnh đề nào sau

đây đúng:

A. Khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì tiết kiệm sẽ giảm đi 0,3 đơn vị.

B. Khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì tiết kiệm sẽ tăng lên 0,7 đơn vị.

C. Khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì tiêu dùng sẽ tăng lên 0,7 đơn vị.

D. Khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì tiêu dùng sẽ giảm đi 0,3 đơn vị.
Câu 18: Trong nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 1000, hàm nhập khẩu có dạng IM = 200

+ 0,2*Y. Hàm xuất khẩu ròng có dạng:

A. NX = 800 – 0,2*Y. B. NX = 800 + 0,2*Y.

C. NX = 1200 – 0,2*Y. D. NX = 1200 + 0,2*Y.

Câu 19: Nhân tố nào làm dịch chuyển đường AD:

A. Chi tiêu chính phủ. B. Tiêu dùng hộ gia đình.

C. Đầu tư tư nhân. D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 20: Cán cân ngân sách chính phủ thặng dư khi:

A. T – G > 0. B. T – G < 0. C. X – IM > 0. D. X – IM < 0.

II. Phần tự luận

Câu 1

Giả sử quốc gia X chỉ sản xuất và tiêu dùng 3 loại hàng hóa dịch vụ A, B và C. Số liệu thống

kê theo lãnh thổ của các năm được cho như sau (năm 2021 là năm cơ sở):

Hàng hóa Năm 2021 Năm 2022

Giá Số lượng Giá Số lượng

A 20 10 20 10

B 30 10 40 20

C 40 20 40 20

a. Tính GDP danh nghĩa hằng năm 2021, 2022,.

b. Tính GDP thực tế hằng năm 2021, 2022.

Câu 2

Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích nền kinh tế, sử dụng mô hình

cung cầu để phân tích ảnh hưởng của chính sách này đến thị trường vốn vay.

Câu 3
Một nền kinh tế đóng có: Tiêu dùng tự định bằng 1000, xu hướng tiêu dùng cận biên bằng

0,8, đầu tư dự kiến bằng 500, chi tiêu chính phủ bằng 1000, sản lượng tiềm năng bằng 6500,

hàm thuế có dạng 500 + 0,25*Y.

a. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

b. Nếu chính phủ tăng chi tiêu 100 đơn vị, sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào.

c. Từ kết quả câu b, tính mức đầu tư tăng thêm để đạt được mức sản lượng cân bầng bằng

mức sản lượng tiềm năng.

Câu 4

Chính phủ Việt Nam đề ra chủ trương đẩy mạnh đầu tư công để xây dựng cơ sở hạ tầng làm

tiền đề cho sự phát triển kinh tế, hãy sử dụng mô hình AD-AS để đánh giá tác động của chủ

trường này đối với sản lượng và giá cả của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

You might also like