Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 70

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


________________________________

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC SO SÁNH

NHÓM 6

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT


TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Lớp học phần: PTKT1126(223)_04


Giảng viên: TS. Lê Huỳnh Mai
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Hà Nội, 04/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Dương Thị Hà My 11214030
2 Đỗ Đức Minh 11213787
3 Phạm Duy Tuấn 11216082
4 Nguyễn Ánh Ngân 11214209
5 Đỗ Thị Uyên 11216834
6 Trần Phương Thanh 11216808
7 Lê Thuỳ Linh 11213196
8 Nguyễn Thị Quỳnh Hương 11216762
9 Nguyễn Thị Phương Phương 11216798
10 Nguyễn Đức Phúc 11216796

MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................5
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM.................................9
1.1. Sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng từ những năm 1980........................9
1.2. Bước ngoặt về chủ trương hội nhập của Việt Nam..........................................9
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM...................................11
2.1. Việt Nam tích cực tham gia, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế
....................................................................................................................................11
2.2. Việt Nam từ bạn trở thành đối tác tin cậy với nhiều quốc gia......................11
2.3. Việt Nam nắm giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức quốc tế....................14
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM...................................................................................................................17
3.1. Tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế............................................17
3.1.1. TFP..............................................................................................................19
3.1.2. Xuất nhập khẩu.........................................................................................24
3.1.3. Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.......................................................27
3.1.4. So sánh với Thái Lan.................................................................................30
3.2. Tác động của hội nhập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................35
3.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế.................................................................................35
3.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế........................................................................38
3.2.3. Cơ cấu thương mại quốc tế.......................................................................42
3.2.4. So sánh với Thái Lan.................................................................................45
3.3. Tác động của hội nhập đến tiến bộ xã hội......................................................48
3.3.1. Lao động và việc làm.................................................................................48
3.3.2. Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập......................................................50
3.3.3. Phát triển con người..................................................................................56
3.3.4. Bất bình đẳng giới......................................................................................58
3.3.5. So sánh với Thái Lan.................................................................................60
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT
NAM.............................................................................................................................64
KẾT LUẬN..................................................................................................................67

3
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................68

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

The Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển


OECD
Cooperation and Development Kinh tế

FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

Association of South East Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
ASEAN
Nations Á
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
– Thái Bình Dương
Vốn đầu tư trực tiếp nước
FDI Foreign Direct Investment ngoài

LHQ Liên Hợp Quốc

EU European Union Liên minh Châu Âu

TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp

Comprehensive and Progressive


Hiệp định Đối tác Toàn diện và
CPTPP Agreement for Trans-Pacific
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Partnership

ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi chính phủ

DANH MỤC BẢNG


5
Bảng 3.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2023......................24
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2020................35
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai
đoạn 2009 - 2022...........................................................................................................42
Bảng 3.4: Độ mở nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 - 2022....................................43
Bảng 3.5: Hệ số giãn cách thu nhập Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2022.................55
Bảng 3.6: Các thành phần HDI của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2022.................58
Bảng 3.7: Chỉ số HDI giai đoạn 2000-2022 của Việt Nam và Thái Lan......................61

6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: GDP Việt Nam (theo PPP năm 2015) giai đoạn 2001-2022.........................18
Hình 3.2: Tốc độ tăng GDP Việt Nam (theo PPP năm 2015) giai đoạn 2001-2022.....19
Hình 3.3: Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI.................................................22
Hình 3.4: Đóng góp của vốn, lao động, TFP vào tăng trưởng kinh tế..........................23
Hình 3.5: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2020....................26
Hình 3.6: Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023.............................27
Hình 3.7: Đóng góp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài/GDP giai đoạn 2005-2021....28
Hình 3.8: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2020............29
Hình 3.9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại Việt Nam.................................29
Hình 3.10: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn
2000-2022......................................................................................................................31
Hình 3.11: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan..............................32
Hình 3.12: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và Thái Lan..............................33
Hình 3.13: Minh họa về các giai đoạn công nghiệp hóa...............................................34
Hình 3.14: Tổng lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam tăng mạnh trong giai
đoạn 2000 – 2019..........................................................................................................37
Hình 3.15: Cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam năm 2002 theo GDP........................39
Hình 3.16: Cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam năm 2022 theo GDP........................39
Hình 3.17: Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo ngành tính đến
20/2/2002.......................................................................................................................40
Hình 3.18: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong năm 2010, 2015 và 2020.......................43
Hình 3.19: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2012 -
2022 của Thái Lan.........................................................................................................46
Hình 3.20: Lượng khách quốc tế đến Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2016-2019.....48
Hình 3.21: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2022......................................................................................................................49
Hình 3.22: Tỷ lệ nghèo Việt Nam (theo chuẩn nghèo quốc tế và chuẩn nghèo quốc gia)
giai đoạn 2002-2020......................................................................................................52
Hình 3.23: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020............................52
Hình 3.24: Tỷ lệ hộ gia đình thiếu hụt dịch vụ cơ bản giai đoạn 2016-2020................54
Hình 3.25: Thu nhập bình quân đầu người một tháng của 5 nhóm dân cư ở Việt Nam
giai đoạn 2002-2022......................................................................................................56
Hình 3.26: GDI và HDI của Việt Nam giai đoạn 2001-2022........................................59
Hình 3.27: Tỷ lệ thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2000-2020 của Việt Nam và
Thái Lan........................................................................................................................60

7
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế một là quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao
động và quan hệ giữa con người tạo thành. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị
trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
theo tiến trình từ thấp đến cao. Nó đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác
động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập
quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.

Là một quốc gia mang trong mình chiến lược “sẵn sàng làm bạn, đối tác tin cậy,
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quay
của quá trình hội nhập đó. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam đang ngày càng
gắn kết sâu rộng hơn với thế giới, là nền kinh tế có độ mở cao trong khu vực Đông
Nam Á, là một mắt xích trong các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực quan trọng,
đồng thời là thành viên của nhiều diễn đàn khu vực và toàn cầu lớn. Do đó, có thể thấy
những tác động từ hội nhập sẽ có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển
của kinh tế Việt Nam. Vậy cụ thể những tác động đó là gì, ảnh hưởng như thế nào tới
các khía cạnh về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội?
Để làm rõ điều đó, bằng những lý thuyết đã học trong môn Kinh tế học so sánh và
các bộ môn liên quan đến ngành Kinh tế Phát triển, cùng với những tài liệu tham khảo,
nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Tác động của quá trình hội nhập đến phát triển
kinh tế Việt Nam”. Bài làm của nhóm gồm có 4 phần. Phần 1 là chủ trương hội nhập
của Việt Nam. Phần 2 là tiến trình hội nhập của Việt Nam. Phần 3 là tác động của quá
hội nhập tới phát triển kinh tế Việt Nam. Và cuối cùng là phần 4: bài học rút ra từ quá
trình hội nhập của Việt Nam.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bài viết của
nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô và các bạn sẽ góp ý để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

8
CHƯƠNG 1: CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

1.1. Sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng từ những năm 1980
Từ những năm 1980 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tính
cần thiết và tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối, chủ trương hội nhập kinh
tế của Đảng đã được đề ra nhất quán, không ngừng được hoàn thiện và triển khai tích
cực, phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề
ra đường lối Đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu như tại
Đại hội V (1982), Đảng chỉ xác định “Ưu tiên mở rộng sự hợp tác toàn diện giữa nước
ta với Liên Xô và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế” thì đến Đại hội Đảng lần
thứ VI (1986), Đảng đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp
tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và
hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”; xác
định quan hệ kinh tế quốc tế giai đoạn này không chỉ tập trung vào Liên xô và các
nước trong cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa mà phải mở rộng quan hệ với các nước thứ
ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
Đại hội VII của Đảng (1991) tuyên bố đường lối đối ngoại rộng mở: “Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc
lập và phát triển” và xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là:
“Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, bảo đảm ổn định, an
ninh và phát triển”. Nghị quyết TW 3, khóa VII lại xác định: có quan hệ với các tổ
chức tài chính quốc tế và khu vực như IMF, WB, ADP, mở rộng quan hệ với các tổ
chức hợp tác khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Theo quyết định số 493/CV/VPTW
của Bộ Chính trị, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập APEC. Như vậy, cho đến Đại hội
VII, khái niệm hội nhập vẫn chưa xuất hiện, nhưng nhận thức của Đảng ta về xu thế
“quốc tế hóa” trong cả hai kỳ đại hội là tiền đề quan trọng để phát triển tư duy về hội
nhập quốc tế, mở ra bước đột phá trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội
VIII của Đảng (1996). Trong khi nêu rõ đường lối đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển”, Đảng ta đã đưa ra chủ trương: “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu
vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những
sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Đại hội nhấn mạnh phải mở rộng quan hệ
quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc
tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

9
1.2. Bước ngoặt về chủ trương hội nhập của Việt Nam
Trước Đại hội IX của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07
NQ/TW, ngày 27-11-2001, “Về hội nhập kinh tế quốc tế”, trong đó đề ra phương
châm chỉ đạo trong hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phục
vụ phát triển kinh tế đất nước. Lần đầu tiên vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã có 1
nghị quyết riêng chứ không chỉ nằm trong nghị quyết về phát triển kinh tế. Theo đó,
Nghị quyết chỉ ra: “hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh
hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp,
thời điểm cụ thể”; đồng thời, nhấn mạnh việc “kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng..., cảnh giác với những mưu
toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta”. Đại
hội IX (2001) họp tại Hà Nội là mốc thời gian đánh dấu Việt Nam chính thức có chủ
trương hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là bước tiến trong tư duy của Đảng về đối ngoại
đa phương, điều chỉnh phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn” và lần đầu tiên nhấn mạnh thêm
“là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển”. Cụm từ “Việt Nam sẵn sàng là bạn” có thể được diễn giải với những
thành tựu đạt được, vị thế quốc tế của Việt Nam đã được nâng cao sau 15 năm đổi
mới, cho phép Việt Nam không chỉ chủ động mà còn đón nhận sự chủ động từ các
“đối tác” muốn thúc đẩy và phát triển quan hệ với một nước Việt Nam đổi mới. Nói
cách khác, quan hệ “đối tác” trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã có sự thúc
đẩy hai chiều. Việc bổ sung cụm từ “là đối tác tin cậy” cho thấy, Việt Nam không chỉ
mong muốn mở rộng quan hệ, mà còn nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới, đồng thời
đặt tiền đề cho việc xác định đối tác trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Chính vì vậy, số liệu phân tích tác động của quá trình hội nhập đến phát triển
kinh tế Việt Nam ở phần sau được nhóm lấy từ năm 2000 đến nay.

10
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

2.1. Việt Nam tích cực tham gia, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế
Từ dấu mốc lớn năm 1977 khi Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, đất nước đã
có những bước tiến đáng tự hào trên con đường hội nhập và trở thành thành viên có
trách nhiệm, hướng đến vị trí " sẵn sàng là bạn" đối với các nước trong cộng đồng
quốc tế.
 20/09/1977: Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên Hợp Quốc
 28/07/1995: Việt Nam chính thức gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)
➨Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo một môi trường khu vực gắn kết với 10 nước
Đông Nam Á, giúp tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam hội nhập khu vực, từ hội nhập
khu vực đến hội nhập quốc tế; đồng thời giúp Việt Nam tăng cường và nâng cao hình
ảnh của mình, từ đó mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả
các nước đối tác lớn trên thế giới.
 15/11/1998: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
➨ Là nơi quy tụ nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,
việc tham gia APEC đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam: thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, tự do hóa
thương mại và đầu tư trong khu vực; và là tiền đề để đưa hội nhập của nước ta lên tầm
toàn cầu.
 11/01/2007: Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO. Sau khi trở thành
thành viên, Việt Nam đã tham gia các cuộc đàm phán ở nhiều nội dung như
nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản,...
 Tháng 3/2008: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung tâm Phát
triển OECD đồng thời là thành viên tích cực trong chương trình Đông Nam Á
của OECD (SARP) kể từ khi chương trình được thành lập năm 2014
 Năm 2010: Việt Nam gia nhập Hội nghị về Phối hợp hành động và Các Biện
pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA)
 2012: Tham gia Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI)

➨ Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức quốc tế ở một
số lĩnh vực giúp đẩy mạnh quá trình hội nhập và nâng cao hình ảnh quốc gia.

2.2. Việt Nam từ bạn trở thành đối tác tin cậy với nhiều quốc gia

Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam dần có những bước tiến mới, từ thành viên
tham gia đến trở thành các đối tác quan trọng, nổi bật là sự xúc tiến tham gia mạnh mẽ
các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại.

11
Theo số liệu của Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đến tháng 5/2023, trong số
các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia, có 15 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA đã hoàn
tất đàm phán và 3 FTA đang đàm phán.

Bảng 2.1: Một số hiệp định FTA Việt Nam tham gia

FTA đã được ký kết

Ký hiệu Tên đầy đủ Năm có hiệu lực

VJEPA Hiệp định đối tác Kinh tế Việt 2009


Nam - Nhật Bản

VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do 2014


Việt Nam - Chi Lê
Hiệp định VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do 2015
song phương Việt Nam - Hàn Quốc

UK FTA Hiệp định Thương mại Tự do 2021


Việt Nam - Vương quốc Anh

VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do Hoàn tất đàm phán


Việt Nam - Israel năm 2023

AFTA Hiệp định Thương mại Tự Do 1993


Việt Nam - ASEAN
Hiệp định đa
phương ACFTA Hiệp định Thương mại tự do 2003
ASEAN - Trung Quốc

AKFTA Hiệp định Thương mại tự do 2007


ASEAN - Hàn Quốc

AJCEP Hiệp định Thương mại tự do 2008


ASEAN - Nhật Bản

AIFTA Hiệp định Thương mại tự do 2010


ASEAN - Ấn Độ

AANZFTA Hiệp định Thương mại tự do 2010


ASEAN - Australia -
Newzealand

VN - EAEU Hiệp định Thương mại Tự do 2016


FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế

12
Á Âu

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện 2018


và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

AHKFTA Hiệp định Thương mại Tự do 2019


ASEAN - Hongkong

EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do 2020


Việt Nam - Liên minh Châu Âu

RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế 2022


Toàn diện Khu vực

FTA đang được đàm phán

Việt Nam - Hiệp định Thương mại tự do Khởi động đàm


EFTA FTA Việt Nam - EFTA phán tháng 5/2012

ASEAN - Hiệp định Thương mại tự do Tái khởi động đàm


Hiệp định đa
Canada ASEAN - Canada phán tháng 11/2021
phương
Việt Nam - Hiệp định Đối tác Kinh tế Đang trong quá
UAE Toàn diện Việt Nam - UAE trình khởi động
đàm phán

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

➨ Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tích cực đa dạng hóa các quan hệ, từ thành
viên trở thành các đối tác đầy tiềm năng: từ các FTA thế hệ cũ nay đã ký kết thêm các
FTA thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, VKFTA, EAEU,..), từ những hiệp định song
phương đến những hiệp định đa phương, từ hợp tác ở một lĩnh vực đến hợp tác toàn
diện. Các FTA này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở
lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền
kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng
tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào
chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn thế giới. Ngoài ra, Tính tới năm 2024, Việt
Nam hiện có: 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 7
Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 12 Đối tác Toàn diện.

13
2.3. Việt Nam nắm giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức quốc tế
Việt Nam từng bước đảm nhiệm và hoàn thành tốt các trọng trách tại các tổ chức,
diễn đàn quốc tế; không chỉ đăng cai và tổ chức thành công hàng loạt các hội nghị cấp
cao mà còn đảm nhận các nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên như Chủ tịch ASEAN, Chủ
tịch APEC. Đặc biệt, vào năm 2018, Việt Nam là một trong 11 quốc gia thành viên
sáng lập CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Hiệp định này đã đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên CPTPP, mở ra nhiều cơ hội mới
đầy triển vọng cho kinh tế Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, chúng ta không chỉ xin gia
nhập vào các tổ chức mà đã trở thành nước đồng sáng lập. Việt Nam cũng là nước chủ
nhà của vòng đàm phán cuối cùng trong tiến trình gia nhập CPTPP của Anh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ứng cử và được tín nhiệm bầu, đã và đang đảm
nhiệm cương vị thành viên một số Cơ quan của tổ chức quốc tế quan trọng. Có thể kể
ra một số sự kiện chính cho thấy vị thế của Việt Nam đã được nâng tầm trên trường
quốc tế như:
 1-1-2008: Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009
 1-1-2010: Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN
 2014-2016: Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ
 2013-2017: Đại diện Việt Nam đảm nhiệm vai trò tổng thư ký ASEAN
 2006 và 2017: Làm chủ nhà APEC
 2016-2019: Trở thành thành viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Y tế thế giới -
WHO
 27 đến 28-2-2019: Việt Nam là chủ nhà Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2
 2018-2019: Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
 2018-2021: Đại diện Việt Nam đảm nhiệm vai trò Phó Tổng thư ký ASEAN
 2020: Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020 - 2021
 2022-2023: Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77
 Tính tới năm 2024, hiện Việt Nam có: 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối
tác Chiến lược (bao gồm cả 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 12 Đối tác
Toàn diện.
 2022-2025: Thành viên Hội đồng khai thác bưu chính của Liên minh Bưu chính
thế giới - UPU
 2023-2025: Việt Nam tái ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp
Quốc và trúng cử

Bên cạnh những sự kiện chính nói trên, Việt Nam còn được các nước tín nhiệm
bầu và đảm nhiệm xuất sắc cương vị thành viên một số cơ quan của tổ chức quốc tế
quan trọng, đóng góp trực tiếp vào công tác chuyên môn của những tổ chức quốc tế
liên quan này, ví dụ như thành viên Ủy ban Thể lệ vô tuyến của Liên minh viễn thông

14
quốc tế - ITU (hai nhiệm kỳ từ 2015-2022), thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của
LHQ (hai nhiệm kỳ từ 2017-2022 và 2023-2027)...
Với vị thế ngày càng được nâng cao, Việt Nam không chỉ tham gia và hợp tác ở
lĩnh vực chính trị, kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác, thể hiện trách
nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội, môi trường, cụ thể:
Đối với lĩnh vực xã hội, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mình qua việc cử
hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt có các nữ chiến sỹ, tham gia lực lượng gìn giữ
hòa bình của LHQ ở Châu Phi, đồng thời từng bước tham gia đóng góp vào hoạt động
hỗ trợ nhân đạo ở khu vực và trên thế giới.
Còn trong lĩnh vực môi trường, Việt Nam cũng rất quan tâm tới việc hợp tác để
giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Tại COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến
đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26), Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết
đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với 103 quốc gia tham gia Cam
kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố
Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia
Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia
tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu. Việt Nam đang tích cực, chủ động
triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị
COP 26 đến nay và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Như vậy, với hoạt động đối ngoại tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm, trong đó
kết hợp đối ngoại song phương với đa phương và tham gia giải quyết nhiều vấn đề khu
vực, quốc tế quan trọng; tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên
tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình và
ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, trong những năm gần đây đất nước ta đã khẳng định được vị thế và chủ
động có nhiều đóng góp quan trọng tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương. Việt
Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu,
đồng thời tích cực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực, toàn cầu thông qua đẩy
mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Bạn bè quốc tế đánh giá cao về nỗ lực, thành tựu của cả hệ thống chính trị và nhân
dân ta, cũng như tiềm năng phát triển và đóng góp tích cực của Việt Nam trong các
hoạt động đa phương. Việt Nam được xem là một tấm gương của các nước đang phát
triển, luôn ủng hộ chủ nghĩa đa phương, đề cao vai trò của LHQ và hệ thống thương
mại đa phương với WTO là trung tâm, tích cực hội nhập quốc tế, vận dụng tốt chiến
lược mở cửa, thúc đẩy thương mại, đầu tư làm động lực cho tăng trưởng, phát triển
kinh tế - xã hội.

Kết luận lại về tiến trình hội nhập của Việt Nam:

➨ Giai đoạn đầu khi Việt Nam mới tham gia các tổ chức quốc tế: Việt Nam mới
bắt đầu có chủ trương về hội nhập. Lĩnh vực hợp tác cũng chưa đa dạng, chủ yếu liên
quan đến kinh tế. Trong giai đoạn này Việt Nam mới là thành viên một số tổ chức, số
15
lượng các quốc gia là đối tác chưa nhiều, mối quan hệ với các đối tác cũng chưa có sự
gắn kết bền chặt, tên tuổi của Việt Nam trên trường quốc tế cũng chưa được biết đến
nhiều. Tuy nhiên, nó đã đánh dấu bước chuyển đổi khi Việt Nam thay đổi chính sách
đối ngoại, chú trọng việc hợp tác với các quốc gia trên thế giới và hội nhập toàn cầu.
➨ Khi Việt Nam bắt đầu ký kết các hiệp định và trở thành đối tác tin cậy với
nhiều nước: Mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới được mở rộng rất nhiều, phản
ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh và đa dạng của vấn đề tự do hóa thương mại
và liên kết sản xuất trên toàn thế giới, độ mở nền kinh tế ngày càng lớn. Hợp tác giờ
đây được diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực (qua FTA thế hệ mới) chứ không chỉ giới hạn
ở 1 số lĩnh vực như trước. Số lượng đối tác ngày càng nhiều. quan hệ với các nước bạn
ngày càng được củng cố, xuất hiện thêm những đối tác chiến lược, đối tác toàn diện,
đối tác chiến lược toàn diện.
➨ Khi Việt Nam nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tổ chức quốc tế: Vị
thế, vai trò ngày càng nâng cao trên trường quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới muốn
hợp tác với Việt Nam hơn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn tham gia sáng lập các tổ
chức quốc tế, được coi trọng ý kiến trong việc giải quyết vấn đề chung mang tính chất
toàn cầu. Từ khu vực đến toàn cầu, Việt Nam tích cực đóng góp bằng những nỗ lực cụ
thể, nêu bật sáng kiến bằng thông điệp lớn tại các cơ chế đa phương.

16
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM

Hội nhập quốc tế trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: hợp tác song phương và đa
phương; mở rộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp
nhận kiều hối… mang lại những tác động to lớn đến phát triển kinh tế Việt Nam, là
một tác nhân xuyên suốt, tác động trực tiếp và gián tiếp tạo nên kết quả chủ yếu của
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội nói chung ở Việt Nam trong
suốt 2 thập kỷ qua. Hội nhập tác động ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực đến phát triển
kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng nước ta đã khai thác khá tốt cơ
hội và lợi ích mà hội nhập đem lại để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
nhanh chóng, ổn định. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, suy cho cùng lợi
ích và tác động tích cực mà hội nhập đem lại vẫn lớn hơn cái giá mà Việt Nam phải trả
cho những tác động tiêu cực trên phương diện phát triển kinh tế.

3.1. Tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế
Do tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế
– xã hội Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Kinh tế liên tục tăng trưởng đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Sau 21 năm từ 2001 đến
2022, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, với GDP tăng từ 99,32 tỷ USD
vào năm 2001 lên 358,92 tỷ USD vào năm 2022, tăng 3,6 lần so với năm 2001. Tốc độ
tăng GDP thuộc nhóm cao trong khu vực cũng như trên thế giới, bình quân năm trong
giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%, có thể nói đây là một thành tựu phát triển kinh tế rất
quan trọng của đất Việt Nam trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2011-2019, GDP
tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm
2008. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng
nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng
dương trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để
gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát khỏi
tình trạng kém phát triển, đó là thành tựu nổi bật nhất trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước trong thời kỳ này. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800
USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Chất lượng
tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn. Năng suất lao
động (NSLĐ) ngày càng được cải thiện đáng kể.
Hội nhập quốc tế mở ra một không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam,
tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
Với việc Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới, tham
17
gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mở rộng quan hệ kinh tế song phương
với hàng loạt quốc gia... đã giúp Việt Nam khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị
trường do các đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột
ngột và do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ
năm 1997. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với hơn 230 thị trường nước
ngoài; Việt Nam đã đi lên từ một nước nghèo, lạc hậu trong khủng hoảng kinh tế - xã
hội trở thành nước có thu nhập trung bình thấp; từ một nước nhận viện trợ là chủ yếu
thành đối tác hợp tác phát triển…

Đơn vị: Tỷ USD

Hình 3.1: GDP Việt Nam (theo PPP năm 2015) giai đoạn 2001-2022
Nguồn: The Data World Bank

Đơn vị: Tỷ USD


18
Hình 3.2: Tốc độ tăng GDP Việt Nam (theo PPP năm 2015) giai đoạn 2001-2022
Nguồn: The Data World Bank

3.1.1. TFP
3.1.1.1. Khoa học công nghệ

Hội nhập đem lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào chuỗi giá trị
toàn cầu.

Trong giai đoạn 2010-2019, Việt Nam có lợi thế so sánh trong 9/20 nhóm
ngành. Tuy nhiên, năm 2020, chỉ còn lợi thế với 6 nhóm ngành, trong đó có 1 nhóm
ngành có lợi thế so sánh cao là giày dép, mũ; 3 nhóm ngành có lợi thế so sánh ở mức
trung bình (hàng dệt may; máy móc, thiết bị điện tử; da và sản phẩm da) và 2 nhóm
ngành có lợi thế so sánh ở mức thấp (gỗ - sản phẩm gỗ và nguyên liệu dệt may).
Trong cả giai đoạn, bức tranh lợi thế so sánh của Việt Nam có một số điểm cần chú ý:

i) Lợi thế so sánh của Việt Nam với hầu hết các nhóm ngành đều giảm (7/9
ngành có lợi thế), ngay cả với nhóm ngành duy nhất Việt Nam có lợi thế so sánh cao
là giày, dép, mũ;

ii) Việt Nam đang mất dần lợi thế so sánh với các sản phẩm nông nghiệp khi
không còn lợi thế với cả nhóm sản phẩm động vật và thực vật trong năm 2020;

iii) Ngành duy nhất có lợi thế so sánh tăng cao là điện tử, nhưng sự gia tăng lợi
thế so sánh trong ngành này lại bắt nguồn từ sự hiện diện và mở rộng sản xuất, xuất
khẩu, đầu tư của các doanh nghiệp FDI;

iv) Các ngành Việt Nam không có lợi thế so sánh là các ngành liên quan nhiều
19
đến nguyên vật liệu đầu vào như nhựa, cao su, máy móc cơ khí, kim loại, giấy hoặc
các sản phẩm có giá trị và công nghệ cao như phương tiện thiết bị vận tải, thiết bị
quang học, nhạc cụ và thiết bị y tế…

Ở phần hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu, các đối tác chính cung cấp đầu vào
trung gian phục vụ cho chế xuất tại Việt Nam đến chủ yếu từ châu Á như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN, thể hiện tính chất nội vùng lấn át
tính chất toàn cầu trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, ở phía thượng
nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu, các đối tác nhập khẩu đầu vào trung gian của Việt
Nam để chế xuất có tính đa dạng hơn, thể hiện tính toàn cầu hơn, không chỉ hướng
vào Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN mà còn hướng nhiều tới thị trường
EU, Australia và Hoa Kỳ.

Đối với sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo ngành, giá trị gia tăng nội
địa trong xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn đáng kể so với
ngành sơ cấp gồm nông nghiệp, khai thác mỏ và ngành dịch vụ. Điều này phản ánh rõ
bản chất gia công, chế biến, chế tạo của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng
nhấn mạnh vai trò và tiềm năng của nhóm ngành nông nghiệp trong việc cải thiện vị
thế của Việt Nam.

Tích cực

Một là, hội nhập đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ bên ngoài,
từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong nước. FDI là kênh chuyển giao
công nghệ hiệu quả được nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm
và ban hành nhiều chính sách khuyến khích nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường
năng lực công nghệ quốc gia. Thông qua thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam
có cơ hội tiếp nhận công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Nhiều ngành kinh tế của
Việt Nam đã tiếp nhận và tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới như bưu chính -
viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn,...

Hai là, do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước
cũng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị đặc biệt là nhập khẩu công nghệ để đáp ứng
yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế. Nguồn cung cho các doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu hình thành từ hoạt động nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Dẫn
số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, khoảng 75%
công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài, trong
đó, công nghệ và thiết bị từ những nước có trình độ phát triển như Mỹ, Hàn Quốc,
Liên minh Châu Âu,… có chiều hướng tăng nhẹ trong những năm qua. Theo các số
liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, tổng chi phí mua sắm
công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 khoảng 40 tỷ
USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2016.

Tiêu cực

20
Trái ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng
công nghệ kém hiện đại so với công nghệ hiện có tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước
ngoài vẫn có xu hướng đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn
như: may mặc, giày dép. Các doanh nghiệp FDI từ Đài Loan, Hàn Quốc (thuộc châu
Á) chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ
nước ngoài, chưa tạo được tác động lan tỏa tích cực đến các doanh nghiệp trong nước
hoạt động cùng lĩnh vực. Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao. Ngay cả Nhật Bản, một nước có
trình độ khoa học công nghệ cao nhưng các dự án FDI của các nước này chỉ chuyển
giao những công nghệ còn thấp. Các đối tác Hoa Kỳ, EU có trình độ công nghệ tiên
tiến, hiện đại và công nghệ nguồn nhưng tỷ trọng các dự án đầu tư vào Việt Nam rất
ít, do vậy đã hạn chế việc chuyển giao công nghệ cho đối tác Việt Nam.

Đối với nước chủ nhà, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của thu hút
FDI là tiếp thu công nghệ hiện đại, nhằm sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng
cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhưng trong thực tế, một
số nhà đầu tư đã lợi dụng chính sách này của các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam để xuất khẩu công nghệ lạc hậu, hiện không thể sử dụng được ở nước họ
bằng cách bán dây chuyền sản xuất hoặc góp vốn bằng công nghệ để thu lợi nhuận.
Trên thực tế cho thấy, mức độ hiện đại và cập nhật các công nghệ được chuyển giao
vào Việt Nam rất thấp. Nhiều máy móc, công nghệ được nhập vào Việt Nam không
phải là công nghệ mới, mà đều đã cũ, thậm chí hết khấu hao và lao động Việt Nam
chỉ phụ trách công đoạn đơn giản. Hiện tại, chỉ có 5% FDI chuyển giao công nghệ
cao, 15% là loại công nghệ kém, lạc hậu, yêu cầu lao động phổ thông. Điều này cũng
đồng nghĩa, giá trị gia tăng thu được từ chuyển giao công nghệ của FDI chỉ tạo ra
được khoảng 20%. Giá trị nội địa cũng rất khiêm tốn ở mức 10%.

Hình 3.3: Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI

Nguồn: Số liệu thu thập từ Baodatviet


21
Bên cạnh đó, về nhập khẩu công nghệ, thị trường khoa học công nghệ Việt
Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển,
trình độ công nghệ ở mức trung bình thấp. Mặc dù nhu cầu ứng dụng và đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp tăng cao, nhưng khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có
chất lượng. Năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp còn thấp…

3.1.1.2. Năng suất lao động

Tích cực

Khu vực FDI góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ cho người lao động
Việt Nam, kể cả đội ngũ lao động quản lý. Tác động này được phát huy thông qua
nhiều kênh khác nhau: đào tạo, bồi dưỡng, truyền bá kinh nghiệm. Trong các doanh
nghiệp FDI, các giám đốc thường là những nhà quản lý của các công ty nổi tiếng, làm
ăn phát đạt từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, do đó họ có rất nhiều kinh nghiệm
về việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nhờ có vậy, những cán bộ lao động của
Việt Nam hoạt động trong các doanh nghiệp FDI, chủ yếu là doanh nghiệp liên
doanh, có điều kiện học hỏi phương pháp quản lý, phong cách điều hành của các nhà
quản lý nước ngoài để từng bước tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao trình độ
cho mình. Nhiều người trong số họ đã tích lũy kinh nghiệm, phát huy được năng lực
vươn lên đảm đương công việc khá tốt, dành được sự tin tưởng và kính trọng của các
đối tác nước ngoài như những doanh nghiệp Vinadaesung, Toyota Việt Nam,… khiến
các đối tác nước ngoài đã tin tưởng giao phó mọi công việc điều hành sản xuất, kinh
doanh cho các nhân viên Việt Nam.

Vốn ODA cũng có vai trò tích cực nâng cao năng lực con người qua việc đào
tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh
vực như: nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã
hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào
tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công
nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển
khai.

22
Hình 3.4: Đóng góp của vốn, lao động, TFP vào tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Viện Khoa học Thống kê

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở nước ta trong những năm trước
2016 đã tạo ra được tốc độ tăng trưởng nhanh, cao trong một thời gian nhất định.
Nhưng kéo dài mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với định hướng xuất khẩu, nguồn
lực tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên như thời
gian qua trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ và toàn diện như hiện nay đã đưa
đến những hệ lụy về môi trường, không tận dụng được tối đa nguồn lực và trái với
mục tiêu phát triển bền vững.

Từ sau đại hội XII năm 2016, tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều
sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đóng góp của
TFP trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn. Theo bộ tài chính, tính chung cả giai
đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt 45,57%, cao hơn
mức 32,88% của giai đoạn 2011-2015. Năm 2021, đóng góp của TFP vào tăng trưởng
tiếp tục được duy trì và đạt 37,13%. Tuy nhiên, do công nghệ còn những bất cập ở
trên cùng với việc năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với khu vực nên
chuyển dịch dần sang chiều sâu vẫn còn nhiều khó khăn.

23
3.1.2. Xuất nhập khẩu

3.1.2.1. Tích cực


Hội nhập quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam, trong đó nổi bật là việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do tạo cơ
hội cho xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu
trong suốt giai đoạn 2016 đến nay, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường từ đó tận
dụng được các lợi thế thương mại từ thị trường mới.

Bảng 3.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2023

Đơn vị: tỷ USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương


mại

2015 162,000 165,800 -3,8

2016 176,581 174,978 1,603

2017 215,119 213,215 1,904

2018 243,483 236,688 6,795

2019 264,189 253,070 11,119

2020 282,655 262,701 19,954

2021 336,310 332,230 4,080

2022 371,850 360,650 11,200

2023 354,670 326,370 28,300

Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan

Có thể thấy rằng, trước 2016, khi các hiệp định thương mại tự do chưa được
triển khai mạnh mẽ, Việt Nam bị thâm hụt thương mại với mức 3,8 tỷ USD (năm
2015). Tuy nhiên từ năm 2016 trở đi, khi các hiệp định FTA thế hệ mới dần được đàm
phán và ký kết, nổi bật là hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hiệp
định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, tình hình xuất nhập khẩu
đã có những chuyển biến tích cực.

Gia tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu

24
Các hiệp định FTA thế hệ mới đưa ra những cam kết sâu rộng và toàn diện, với
mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%), cụ thể:
● Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% số
dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10
năm
● Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99%
số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt
Nam.
Những ưu đãi về thuế quan này tạo động lực gia tăng giá trị xuất khẩu, giảm
thuế suất giúp giảm giá các nguyên liệu đầu vào, làm cho sản phẩm Việt Nam có tính
cạnh tranh so với hàng hóa quốc tế, từ đó khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Tính
trung bình trong giai đoạn 2015 - 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã
tăng hơn 2 lần và đạt 354,67 tỷ USD trong năm 2023.
Đối với nhập khẩu, việc cắt giảm thuế quan từ hội nhập tạo ra hiệu ứng tạo lập
thương mại cho Việt Nam với các quốc gia đối tác. Cụ thể, các ưu đãi thuế suất và dỡ
bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu của một mặt hàng
nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn từ nước nằm ngoài FTA. Điều này tạo cơ hội
cho Việt Nam tiếp cận được với nguồn hàng hóa nhập khẩu chất lượng với mức giá ưu
đãi hơn. Trong giai đoạn vừa qua, giá trị nhập khẩu cũng tăng 2 lần, từ 165,8 tỷ USD
năm 2015 lên 326,37 tỷ USD năm 2023.

Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu


Tính đến năm 2022, trong số 17 FTA, có 15 hiệp định đã có hiệu lực và 2 hiệp
định đang đàm phán với độ phủ rộng gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể thấy
rằng hội nhập kinh tế đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa
vào những thị trường lớn như Mỹ, EU...là cơ hội để kết nối và tham gia sâu hơn vào
mạng lưới sản xuất toàn cầu.

25
Hình 3.5: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan

Từ 2020 đến 2024, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
trong 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của thị trường này ước đạt 26,2 tỷ
USD, chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 26% so với cùng kỳ
năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 21%); tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 12,7 tỷ
USD, tăng 5,2%; thị trường EU ước đạt 12,1 tỷ USD, tăng 16,3%; ASEAN ước đạt 8,9
tỷ USD tăng 9,5%; Hàn Quốc ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 12,9%; Nhật Bản ước đạt 5,7
tỷ USD, tăng 6,4%. (Tổng cục thống kê).
Có thể thấy rằng hội nhập đã giúp các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là các sản
phẩm có lợi thế như nông sản (gạo, điều, cà phê, các sản phẩm từ gỗ,..) tiếp cận với đa
dạng thị trường xuất nhập khẩu có quy mô và nhu cầu lớn.

➨ Nhờ quá trình hội nhập quốc nhập quốc tế, từ một nước chủ yếu nhập khẩu, đến
nay Việt Nam đã dần chủ động nguồn cung trong nước, giảm nhập khẩu các thiết bị,
linh kiện trong sản xuất và cơ bản đáp ứng được thị trường trong nước, hướng đến
vươn ra thị trường các nước trên thế giới. Cán cân xuất nhập khẩu cũng được cải thiện
rõ rệt, khi chuyển từ thâm hụt sang thặng dư và liên tục ghi nhận xuất siêu trong 8
năm liên tiếp với mức thặng dư hơn 28 tỷ USD (năm 2023).

3.1.2.2. Tiêu cực

26
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng có một số tác động tiêu cực, đặc biệt là tình
trạng thị trường nội địa phụ thuộc lớn vào các thị trường quốc tế. Tham gia các hiệp
định thương mại bên cạnh được hưởng các ưu đãi về thuế suất thì còn phải đáp ứng
các điều kiện nghiêm ngặt trong bảo đảm chất lượng sản phẩm. Năm 2023, thị trường
EU đã xuất hiện các rào cản mới liên quan đến chuẩn thương mại xanh, bền vững: cơ
chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng
(EUDR), đi cùng với đó là ảnh hưởng của xung đột chính trị làm suy giảm các thị
trường quốc tế, từ đó tác động đáng kể đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

Hình 3.6: Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có thể thấy rằng, khi nền kinh tế ở các thị trường quốc tế biến động, hoạt động
xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do còn phụ thuộc nhiều vào các khu
vực FTA, khiến cho giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu năm 2023 đều ghi nhận mực
tăng trưởng âm (ngoại trừ thị trường Trung Quốc).

3.1.3. Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

Hội nhập đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngoài
như vốn FDI, ODA, NGOs hay kiều hối, tăng nhanh vòng quay vốn và đa dạng hoá
các loại hình đầu tư do các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều
kiện và môi trường đầu tư của Việt Nam.

3.1.3.1. FDI

Tích cực
27
Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) đã đánh dấu những thành quả đổi mới của Việt Nam, tạo được sức
hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Một là, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào
GDP có xu hướng tăng, điều này phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng của Việt Nam.

Hình 3.7: Đóng góp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài/GDP giai đoạn 2005-2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2022

Có thể thấy, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng tăng dần từ năm 2005
đến nay. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng trưởng GDP. Con số
này có xu hướng tăng đều đến năm 2008, mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2009 và năm
2010, nhưng sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến 20,35% vào năm 2019. Kết
quả này cho thấy, hiệu quả của dòng vốn này đã gia tăng và góp phần tích cực trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, FDI cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tạo ra cú hích cho nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư còn thấp.

Đơn vị tính: Tỷ USD

28
Hình 3.8: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

FDI đã tăng rất nhanh chóng cả về số dự án, số vốn đăng ký và số vốn thực
hiện, năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2016, vốn
FDI có sự gia tăng rất mạnh, số dự án bằng 250% so với giai đoạn từ 1997-2006, số
vốn đăng ký bằng 540,8% so với giai đoạn 1997-2006, số vốn thực hiện bằng 406% so
với giai đoạn 1997- 2006.

Hình 3.9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại Việt Nam

giai đoạn 2000-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

29
Năm 2000, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 18% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội thì năm 2008 lên lên đến 30,9% và duy trì ở mức ổn định trên 21% tổng
vốn đầu tư xã hội ở các năm tiếp theo, thể hiện tầm quan trọng của FDI trong tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Tiêu cực

Một là, nhìn chung, lượng vốn FDI đăng ký tăng qua các năm nhưng có sự
chênh lệch lớn giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện. Tỷ lệ vốn thực hiện chỉ bằng
khoảng 1/2 so với vốn đăng ký. Sự chênh lệch giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký cao
chứng tỏ hiệu quả khai thác còn yếu. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do một số
địa phương có xu hướng đua nhau thu hút FDI, khai báo quá lượng FDI thu hút được;
do việc thực hiện các dự án FDI gặp khó khăn so với dự kiến ban đầu; do tác động
ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế và do động thái đăng ký dự án
của nhiều nhà đầu tư chỉ để giữ chỗ hoặc lấy đất, sau đó bán lại dự án để thu lời.

Hai là, cơ cấu đầu tư bất hợp lý. Mục đích cơ bản trong kêu gọi nguồn vốn FDI
của Việt Nam là vốn, công nghệ… nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển được cân đối
và hiện đại. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, nên việc họ đưa vốn vào
những nơi mà ta cần là rất ít, vì đó là những lĩnh vực ít mang lại khả năng sinh lợi
nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Kết quả là dòng vốn FDI đã gây mất cân đối cho
nền kinh tế. Sự mất cân đối này được thể hiện trên 3 góc độ: Sự mất cân đối trong FDI
vào ba ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; sự mất cân đối trong việc
đầu tư vào nội bộ mỗi ngành; sự mất hợp lý trong cơ cấu đầu tư vùng.

3.1.3.2. ODA

Bên cạnh nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội, có tác động lan tỏa, thu
hút các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư
của khu vực tư nhân.... Việc sử dụng ODA có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng cần lưu ý là Việt Nam đã “tốt nghiệp”
ODA nên sẽ không còn những khoản vay với lãi suất rất thấp hay những khoản viện
trợ không hoàn lại nữa. Tuy nhiên, việc tốt nghiệp ODA cũng mang lại những cơ hội
nhất định cũng như tăng cường tính độc lập của Việt Nam trong huy động vốn.

3.1.4. So sánh với Thái Lan

3.1.4.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Một trong những yếu tố quan trọng, thể hiện được rõ nét tác động của quá trình
hội nhập quốc tế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia chính là sự thay đổi
về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Đơn vị: Tỷ đô

30
Hình 3.10: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan giai
đoạn 2000-2022

Nguồn: World Bank

Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thái Lan gặp khó khăn
trong giai đoạn 2016-2022. Nguyên nhân được cho là do cấu trúc kinh tế và tình hình
chính trị bất ổn tại Thái Lan giai đoạn đó. Không chỉ gặp khó khăn về giải ngân FDI,
chuyên gia kinh tế còn cho rằng, việc thu hút FDI của Thái Lan hiện cũng gặp nhiều
cạnh tranh từ những nước khác trong khu vực, nhất là Myanmar, Campuchia và Việt
Nam. Ngược lại với Thái Lan, trong giai đoạn 2016-2022, Việt Nam lại có khả năng
thu hút FDI vượt trội hơn. Trong đó có thể kể đến một số lợi thế của nước ta như tình
hình chính trị ổn định, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công giá rẻ...

Thái Lan cũng đã xây dựng những chính sách ưu đãi để dòng vốn FDI phát huy
lợi thế. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đang nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ sẽ
mang lại sự ổn định chính trị và tiếp tục thực hiện các chính sách trước đây. Mặc dù,
dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách
tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị
gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái, đồng
thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp
dẫn. Trong số các quốc gia, lãnh thổ rót vốn đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng
vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp đang đầu tư tại quốc gia này; Hàn
Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái
Lan; Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu
tư của các nước ASEAN vào Thái Lan.

31
Kết luận lại, khi quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hóa diễn ra ngày một mạnh
mẽ, Đông Nam Á mà nổi bật là Việt Nam và Thái Lan được coi là điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia. Các nước đều nhận thức điều này nên rất
nỗ lực để thu hút đầu tư. Nhìn chung, Việt Nam có khả năng thu hút FDI tốt hơn so
với Thái Lan nhưng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI của Việt Nam lại có phần
kém hiệu quả hơn so với quốc gia láng giềng.

3.1.4.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Đơn vị: tỷ USD

Hình 3.11: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 2000-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

32
Đơn vị: tỷ USD

Hình 3.12: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 2000-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong khoảng thời gian 20 năm từ 2000 tới 2020, Việt Nam đã có những bước
tiến lớn trong khâu xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình. Nhìn chung, tổng kim
ngạch cả xuất và nhập khẩu của quốc gia đều có sự tăng lên trong giai đoạn này, đặc
biệt phải nhắc tới sự tăng trưởng vượt bậc của giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu, thể
hiện cho sự tác động tích cực của hội nhập quốc tế sau khi nước ta gia nhập WTO vào
năm 2007. Năm 2018, Việt Nam ghi nhận con số tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu vượt
qua đất nước láng giềng Thái Lan và duy trì kết quả này cho cả những năm sau đó.
Với 282.6 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất khẩu và 262.8 tỷ USD cho tổng kim ngạch
nhập khẩu vào năm 2020, có thể thấy được, tác động tích cực của quá trình hội nhập
quốc tế chính là một trong những lí do khiến nước ta từ một quốc gia nhập siêu chuyển
sang xuất siêu.

Về Thái Lan, trước hết là về xuất khẩu, quốc gia này đã có sự tăng trưởng rõ rệt
trong giai đoạn 10 năm từ 2000 tới 2010, sau đó, tốc độ lại ngày càng chậm dần và tới
năm 2019-2020, Thái Lan đã có sự sụt giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình.
Đối với nhập khẩu, dựa trên kết quả thống kê ghi nhận được, có thể thấy tổng kim
ngạch nhập khẩu của đất nước này có sự biến động khá lớn trong khoảng thời gian từ
năm 2015-2020 khi mà giá trị hàng hóa nhập khẩu cứ liên tục tăng rồi giảm. Mặc dù
có nhiều sự biến động nhưng tính đến năm 2020, có thể thấy rằng Thái Lan vẫn là một

33
quốc gia xuất siêu hàng hóa, dịch vụ. Những điều trên có thể được lý giải bởi sức ép
cạnh tranh trong thị trường nội địa, sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
vào năm 2015 đã mở cửa để hàng hóa nhập khẩu giá rẻ hơn từ các nước sản xuất lớn
tràn vào Thái Lan, gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại nước này. Bên cạnh đó, một
số sản phẩm xuất khẩu với chi phí lao động thấp của họ đã mất dần khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới. Phần lớn trong số đó (như các sản phẩm dệt may, giày
dép, thực phẩm đóng hộp…) là những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh truyền thống. Lý
do là bởi các đối thủ thương mại khác của Thái Lan, chẳng hạn như Trung Quốc và
Mexico, đang liên tục củng cố vị thế trên thị trường thế giới bằng nguồn hàng hóa đa
dạng, giá rẻ hơn. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng hàng hóa Thái Lan có xu hướng
đang thua các đối thủ cạnh tranh ở thị trường Mỹ, và nếu không được giải quyết sẽ trở
nên tồi tệ hơn với tác động tiêu cực đến các ngành liên quan.

3.1.4.3. Công nghệ

Hình 3.13: Minh họa về các giai đoạn công nghiệp hóa

Nguồn: Ohno

Cả hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan đều có những khác biệt trong việc hấp
thu công nghệ từ nguồn vốn FDI. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp FDI tập trung chủ
yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, dệt may, sử dụng công nghệ tương
đối thấp. Điều này dẫn đến khả năng nội địa hóa công nghệ thấp và sự phụ thuộc vào

34
công nghệ từ nước ngoài. Ngoài ra, nước ta còn đối mặt với thiếu hụt nguồn nhân lực
chất lượng cao, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Trong khi đó, Thái Lan có những ưu điểm trong việc hấp thu công nghệ từ nhiều lĩnh
vực, bao gồm công nghệ cao, dịch vụ và du lịch. Trình độ công nghệ cao ở nước bạn
cũng cao hơn so với Việt Nam, với nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Thái Lan cũng có khả năng đổi mới sáng tạo và nội địa hóa công nghệ cao hơn,
nhờ vào chính sách thu hút FDI hiệu quả và tập trung vào các doanh nghiệp FDI có
công nghệ tiên tiến. Qua đó có thể thấy được rằng Việt Nam cần phải có những biện
pháp để tận dụng triệt để hơn những tác động tích cực tới từ quá trình hội nhập quốc tế
của đất nước nếu thực sự muốn hấp thu những thành tựu khoa học công nghệ mà
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho quốc gia.

3.2. Tác động của hội nhập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế


Hội nhập quốc tế đã phần nào làm thay đổi các yếu tố khách quan của Việt
Nam như nguồn vốn và nguồn lao động, từ đó tác động đến tốc độ dịch chuyển cơ cấu
trong ngành kinh tế. Về nguồn vốn, hội nhập quốc tế đã thu hút một lượng lớn vốn đầu
tư trực tiếp từ các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công
nghiệp, dịch vụ và khu công nghiệp ở Việt Nam, đồng thời mang theo công nghệ tiên
tiến và quản lý chuyên môn. Việc này đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công
nghiệp mới như công nghệ thông tin, sản xuất điện tử và lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh
đó, nguồn vốn này cũng đã giúp nước ta nâng cao công nghệ, mở rộng quy mô sản
xuất và tạo việc làm cho người lao động. Về nguồn lao động, việc tham gia vào các
hiệp định thương mại tự do và thị trường quốc tế đã tạo cơ hội cho người lao động
Việt Nam tiếp cận các công việc mới và được đào tạo theo yêu cầu của thị trường.
Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra nhu cầu về lao động
chuyên môn và kỹ thuật cao, từ đó thúc đẩy sự đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao.

3.2.1.1. Tác động tích cực


Trong điều kiện hội nhập, kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu đúng
hướng của các quốc gia phát triển: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế ở Việt Nam cũng đã có sự chuyển dịch từ cơ cấu
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (năm 2000) thành cơ cấu dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp (năm 2020).

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2020

Đơn vị: %

35
2000 2005 2010 2015 2020

Nông nghiệp 24,53 19,3 18,38 17 14,85

Công nghiệp 38,73 38,13 32,13 33,25 33,72

Dịch vụ 33,74 36,7 36,94 39,73 41,63

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn qua, Việt Nam đã thúc đẩy hội nhập và ký kết nhiều các hiệp
định kinh tế toàn cầu. Nhờ việc ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương CPTPP vào năm 2018, Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để
dịch chuyển từ ngành lắp ráp máy móc gia công thô sơ sang phát triển ngành điện tử
công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu của
khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng
đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ
phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu như thép, phân bón, dầu
thô, xi măng,…Nhờ hội nhập, chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực
hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình
thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị
trường, có khả năng xuất khẩu như thép, phân bón, dầu thô, xi măng,…

Với ngành dịch vụ, việc ký kết các FTA như CPTPP, EVFTA tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, đặc biệt là các
lĩnh vực như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải,...

Điển hình là ngành du lịch Việt Nam. Cơ hội mở rộng thị trường khách du lịch
và quảng bá hình ảnh của quốc gia, khu vực. Hội nhập quốc tế làm xóa đi ranh giới
giữa các quốc gia, khu vực, thúc đẩy sự thịnh vượng chung của các quốc gia kéo theo
việc tạo điều kiện phát triển cho tự do hóa thương mại, chính sách thị thực được nới
lỏng, các hãng hàng không giá rẻ bùng nổ, từ đó gia tăng đi lại giữa các nước với Việt
Nam. Lượng du khách nước ngoài hàng năm lựa chọn Việt Nam là địa điểm đến khám
phá và du ngoạn cho các kỳ nghỉ lễ đã tăng đáng kể. Chỉ tính trong giai đoạn 19 năm,
con số hơn 2 triệu du khách ghi nhận năm 2000 đã tăng lên khoảng 9 lần, đạt mốc 18
triệu du khách nước ngoài vào năm 2019.

36
Đơn vị: nghìn người

Hình 3.14: Tổng lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam tăng mạnh trong
giai đoạn 2000 – 2019

Nguồn: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

3.2.1.2. Tác động tiêu cực


Quá trình hội nhập kinh tế đã giúp Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn FDI
vào phát triển đa dạng các ngành kinh tế. Tuy nhiên, đa phần vốn nước ngoài chỉ tập
trung đầu tư vào các ngành tạo ra lợi nhuận lớn như công nghệ thông tin, da giày, dệt
may,... mà bỏ qua ngành nông nghiệp. Trên thực tế, nông nghiệp đang đứng ngoài
trong cuộc chạy đua thu hút vốn FDI. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng
4/2019, cả nước còn 530 dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng
vốn đăng ký đầu tư đạt 3,7 tỷ USD, và chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn
đầu tư FDI của cả nước. Nguyên nhân khiến cho nguồn vốn FDI vào nông nghiệp
trong thời gian dài vừa qua hạn chế như vậy là do đầu tư vào nông nghiệp không có lợi
nhuận nhanh như các ngành hàng khác, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, cơ sở
hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu trong khi chất lượng và năng suất lao động
thấp. Nông nghiệp vốn là ngành tồn tại nhiều rủi ro bởi tác động của thiên tai, dịch
bệnh. Các sản phẩm nông nghiệp thu được chủ yếu là sản phẩm thô, thường chỉ đóng
góp phần giá trị gia tăng thấp vào nền kinh tế.

37
Bên cạnh đó, việc cơ cấu ngành kinh tế dần dịch chuyển từ khu vực nông
nghiệp lạc hậu sang khu vực công nghiệp hiện đại và dịch vụ sẽ đòi hỏi nhiều máy
móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, công nghệ kỹ thuật tân tiến. Không phủ nhận rằng
đã có nhiều tiến bộ trong công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật trong giai đoạn vừa
qua, nhưng có thể thấy được rằng đây là một thách thức khá lớn trong giai đoạn sắp tới
của Việt Nam. Khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ còn thấp: thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng cao ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong sản
xuất, kết cấu hạ tầng về công nghệ công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Bên
cạnh đó, Nhà nước ta vẫn còn chưa thực sự chú trọng việc nghiên cứu và phát triển
phục vụ sản xuất công nghiệp trong thời gian, nguồn kinh phí đầu tư cho việc này
cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Nhờ tác động của hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, tuy nhiên cùng với điều đó là nguy cơ gây hại tới môi trường và hệ sinh thái
vô cùng lớn. Sự phát triển các khu du lịch ven biển đã làm gia tăng lượng chất thải
sinh hoạt và chất thải từ các hoạt động du lịch được xả thẳng ra biển. Điều này gây ô
nhiễm nước biển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong khu vực.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất và chất phụ gia trong các khu nghỉ dưỡng và khu du
lịch cũng góp phần vào ô nhiễm nước. Quá trình san lấp đất và xây dựng các khu nghỉ
dưỡng, khách sạn, và các công trình du lịch khác đã làm thay đổi cảnh quan tự nhiên,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường sống của các loài động, thực vật.

Với ngành tài chính, việc mở cửa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư và tổ
chức nước ngoài đã tạo ra áp lực đáng kể đối với hệ thống các công ty tài chính và
ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài thường có quy
mô, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính lớn hơn, từ đó có thể cạnh tranh mạnh mẽ với
các tổ chức tài chính Việt Nam. Điều này có thể gây ra sự bất cân đối trong cạnh tranh
và có nguy cơ chèn ép tới ngành tài chính Việt Nam.

3.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế

3.2.2.1. Tác động tích cực


Năm 2002, cơ cấu thành phần kinh tế theo GDP của Việt Nam ghi nhận 3 thành
phần kinh tế. Khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng áp đảo, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài tỷ trọng rất thấp.

38
Hình 3.15: Cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam năm 2002 theo GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhờ đổi mới và mở cửa hội nhập, cơ cấu thành phần kinh tế đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Việt Nam hiện nay ghi nhận 4 thành phần kinh tế. Năm 2022, mặc dù
khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng tỷ trọng cũng đã giảm xuống còn
dưới 1/3; trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên tới gần 32%; khu
vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 31% và của khu vực tập thể là 10,05%.

Hình 3.16: Cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam năm 2022 theo GDP

39
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thông qua quá trình hội nhập, việc tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) tăng nhanh đã mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Các
doanh nghiệp FDI thường sở hữu công nghệ tiên tiến và bí quyết quản lý hiện đại, giúp
nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, mức
lương trung bình của người lao động trong khu vực FDI thường cao hơn so với khu
vực nhà nước, góp phần nâng cao thu nhập và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Cụ
thể, mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu
đồng/tháng. Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình
là 7,7 triệu đồng/tháng. (Tổng cục Thống kê, 2019)

Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI buộc các doanh nghiệp
nhà nước phải nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị
trường quốc tế.

Hình 3.17: Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo ngành tính đến
20/2/2002
Nguồn: Báo Tuổi trẻ

40
Hội nhập quốc tế không chỉ được thể hiện ở các nguồn vốn nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam mà còn cả ở việc Việt Nam chủ động đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư
ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành khai khoáng và nông,
lâm nghiệp, thủy sản. Theo số liệu thống kê, ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng cao
nhất với 31,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Việc đầu tư vào ngành
này nhằm tận dụng các tài nguyên khoáng sản và năng lượng có sẵn tại các quốc gia
khác, từ đó đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiếp cận thị trường quốc tế. Ngoài ra, ngành
nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng thu hút một tỷ trọng đáng kể của đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam với tỷ lệ 15,7%. Đầu tư vào ngành này nhằm mục đích tận dụng tiềm
năng của đất đai, khí hậu và nguồn nước tại các quốc gia khác để phát triển sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường quốc tế
giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu các loại cây trồng, thực phẩm, gỗ và các sản
phẩm thủy sản. Về khu vực đầu tư, Việt Nam tập trung nhiều nhất vào Lào với 24,5%
tổng số vốn đầu tư cho nước bạn. Lào được xem là một thị trường tiềm năng cho các
ngành khai khoáng, nông nghiệp và dịch vụ của Việt Nam với nhiều tài nguyên
khoáng sản như đồng, nhôm, sắt, đá granite, và cũng có tiềm năng phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sau Lào, Campuchia là địa bàn thu hút đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam nhiều thứ hai với tỷ lệ 13,5%. Việc đầu tư vào Lào, Campuchia
cũng như là các thị trường nước ngoài khác giúp tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam với các nước và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được
các môi trường mới nhiều hơn.

3.2.2.2. Tác động tiêu cực


Cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài và năng lực xuất khẩu
của khu vực FDI khiến nền kinh tế của Việt Nam dễ bị tổn thương trước khủng hoảng
toàn cầu. Việc Việt Nam mở rộng quá nhiều các FTA với bên ngoài nhưng quên việc
bảo vệ thị trường trong nước sẽ khiến doanh nghiệp nước ngoài dần chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam.

Một trong những vấn đề hiện nay Việt Nam đang gặp phải đó là trong quá trình
chuyển giao công nghệ, ta mới chỉ tiếp nhận và sử dụng chứ chưa thực sự “hấp thụ”
được những thành tựu, hiệu quả từ đầu tư công nghệ mà FDI mang tới. Điều này sẽ
gây ra sự kìm hãm về phát triển kinh tế - xã hội khi khả năng nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong nước bị hạn chế. Và đặc biệt là gia tăng nguy cơ lệ thuộc
khi doanh nghiệp trong nước phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn, công nghệ và thị
trường từ các doanh nghiệp FDI. Như vậy, một khi FDI rút lui khỏi thị trường, ta
không thể làm chủ được công nghệ sẽ gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi liên kết trong thị
trường. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì khi quá phụ thuộc vào FDI, Việt Nam có
thể bỏ lỡ cơ hội phát triển khoa học công nghệ, tự chủ trong sản xuất và nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba
cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Việc mở cửa cho hàng hóa đến từ các
41
nước đối tác FTA thông qua loại bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ
dần xóa nhòa biên giới thị trường. Theo thống kê sơ bộ của Viện chiến lược và chính
sách tài chính, với hơn 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nước là doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, gặp nhiều khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh,
công nghệ, kỹ năng quản trị và điều hành… thì áp lực cạnh tranh với những doanh
nghiệp công nghệ cao, những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới là rất
lớn.

3.2.3. Cơ cấu thương mại quốc tế


Trong 20 năm đầu đổi mới (1986 - 2006), Việt Nam bước đầu hình thành các
ngành sản xuất hướng về xuất khẩu, xuất hiện hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng làm
thay đổi đáng kể cán cân thương mại, đặc biệt là dầu thô và gạo. Từ năm 1989, Việt
Nam thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, mở rộng thị trường, tăng cường xuất
khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam được
mở rộng với nhiều nước trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã
tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn qua, đặc biệt là từ năm 2009 tới nay, nhờ vào tác
động của mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong
giai đoạn 2009 - 2022

Đơn vị: tỷ USD

Mức tăng Mức tăng


Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
trưởng XK trưởng NK

2009 54,634 68,863

2012 110,794 +56,160 111,64 +42,777

2015 162,000 +51,206 165,800 +54,16

2018 243,483 +81,483 236,688 +70,888

2019 264,189 +20,706 253,070 +16,832

2020 282,655 +18,466 262,701 +9,631

2021 336,310 +53,655 332,230 +69,529

2022 371,850 +35,540 360,650 +28,42


Nguồn: Tổng cục Thống kê

Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn
trên thế giới.

42
Đơn vị: %

Bảng 3.4: Độ mở nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 - 2022

2009 2012 2015 2018 2019 2020 2021 2022


116.5 113.72 137.01 154.84 154.7 157.34 182.59 179.18
Nguồn: Nhóm sinh viên tự tính toán và tổng hợp
Độ mở nền kinh tế cao của Việt Nam là một biểu hiện rõ ràng cho tác động của
hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong việc tham gia sâu rộng vào các hoạt động kinh tế
quốc tế và tăng cường giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác với các nước trên thế
giới. Việt Nam đã gia nhập và tham gia tích cực trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Việc
gia nhập vào các tổ chức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào các
chuỗi cung ứng toàn cầu, khai thác cơ hội xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các quốc gia
thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do
với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và
xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, Việt Nam cũng đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư
trực tiếp từ các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài. Việc này không chỉ mang lại
vốn đầu tư mà còn mang theo công nghệ tiên tiến, quản lý chuyên môn và tạo việc làm
cho người lao động Việt Nam.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chuyển dịch tăng tỷ
trọng tổng hàng hóa công nghiệp (bao gồm trong đó công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp); giảm tỷ trọng hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản. Hơn nữa, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam đã được nâng cao.

Hình 3.18: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong năm 2010, 2015 và 2020
43
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Nhờ việc tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA) và các hiệp định thương mại tự do khác, Việt Nam đã có cơ
hội tiếp cận các thị trường lớn và giảm bớt các rào cản thương mại. Điều này đã giúp
thị trường xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Việt Nam được đa dạng hóa, mở rộng hơn
trong giai đoạn vừa qua và tạo ra nhiều cơ hội trong tương lai cho công cuộc phát triển
thương mại quốc tế.

Nhờ tác động của hội nhập, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng trưởng một cách
mạnh mẽ, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có bước chuyển dịch
theo hướng tích cực, độ mở nền kinh tế cũng dần tăng lên, điều này đã đem lại nhiều
tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Có thể kể tới những tác động như sau:

➔ Việt Nam có thể tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh
thổ thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
➔ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội xuất khẩu rộng lớn cho các doanh nghiệp
Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm bớt sự phụ thuộc vào
một số thị trường truyền thống.
➔ Môi trường kinh doanh minh bạch và hội nhập sâu rộng thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản
phẩm xuất khẩu.
➔ Doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài,
thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và cải thiện chất lượng
sản phẩm. Tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước phát
triển, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, xét về mặt tiêu cực, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế
và ký kết nhiều hiệp định quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường
hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc định chế và tiêu chuẩn của
Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quốc tế ngày càng khó khăn hơn.
Một khó khăn đáng chú ý là một số loại hàng hóa Việt Nam không đáp ứng đủ
tiêu chuẩn quốc tế đang ngày càng trở nên khắt khe hơn theo thời gian. Điều này khiến
cho hàng hoá Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các quốc gia khác có
thể áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn và môi trường, và nếu hàng
hoá Việt Nam không đáp ứng được, nó sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tiêu thụ
trên thị trường quốc tế.
Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế khiến trong một số trường hợp Việt Nam phải
chấp nhận giảm hoặc bãi bỏ thuế suất với các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Điều này làm gia tăng áp lực tài chính lên các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc giảm thuế suất đồng nghĩa với việc giảm thu ngân sách

44
và có thể tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh với các nước có chi phí sản xuất
thấp hơn và mức độ phát triển kinh tế cao hơn.

3.2.4. So sánh với Thái Lan

3.2.4.1. Cơ cấu thành phần kinh tế


Hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và Thái Lan trong việc thu hút
nguồn vốn FDI một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát
triển kinh tế của cả hai quốc gia. Theo thời gian, tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tại cả Việt Nam và Thái Lan đã tăng nhanh. Các công ty nước ngoài đã
đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, dịch vụ, và các ngành công nghiệp
có lợi thế cạnh tranh. Sự tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã
tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp tích cực vào nền kinh tế cả hai quốc gia. Để
thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, cả Việt Nam và Thái Lan đã áp dụng các
chính sách kinh tế mở, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính
và tăng cường quản lý và kiểm soát. Cả hai quốc gia cũng đã tạo ra một môi trường
thân thiện và ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài, bằng cách cung cấp các ưu đãi
thuế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đào tạo lao động chất lượng cao.

3.2.4.2. Cơ cấu ngành kinh tế


Như đã phân tích ở phần trước, Việt Nam cũng đã tiến hành quá trình hội nhập
quốc tế và thu hút nguồn vốn FDI, nhưng cơ cấu ngành kinh tế của nước ta vẫn chưa
đạt được sự chuyển dịch tốt như Thái Lan. Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các
ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và dệt may, sử dụng công nghệ tương đối thấp.
Điều này tác động trực tiếp tới tốc độ và khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành của đất
nước, gây ra những khó khăn trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng cho sự
phát triển bền vững. Bên cạnh đó, quốc gia cũng còn phải đối mặt với thiếu hụt nguồn
nhân lực chất lượng cao, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên
tiến. Còn đối với Thái Lan, những tác động của quá trình hội nhập được thể hiện như
sau:

45
Hình 3.19: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn
2012 - 2022 của Thái Lan

Nguồn: World Bank


Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy tỷ trọng các ngành kinh tế của Thái Lan giai
đoạn 2012-2022. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Tiếp đến là ngành công
nghiệp và cuối cùng ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 50%).

Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp
(với các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao, lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái), sau
đó là thương mại, bất động sản, xây dựng,… Điều này hoàn toàn phù hợp với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng trọng tâm vào những ngành mũi nhọn như công
nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ thương mại,... của Thái Lan.

Nói thêm về việc thu hút FDI tập trung vào ngành công nghiệp, điểm nhấn nổi
bật trong chính sách thu hút FDI vào các KCN của Thái Lan là có sự đa dạng và linh
hoạt các chính sách và cấp độ ưu đãi nhằm thu hút đầu tư FDI vào các KCN, cụ thể:

Các khuyến khích bằng thuế: Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị;
giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập DN; Giảm 50% thuế thu
nhập DN; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi
phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của DN; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên
liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay, thuế suất
phổ thông thuế thu nhập DN của Thái Lan là 20%.

46
Các khuyến khích phi thuế: Cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để
nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và
chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang
lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

Về loại hình DN: Thái Lan cho phép có 3 loại hình DN được áp dụng đối với
đầu tư nước ngoài: DN tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu
hạn (TNHH) tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty
TNHH tư nhân.

Đặc biệt, môi trường đầu tư Thái Lan phân biệt ưu tiên, ưu đãi đối với từng
nhóm dự án đầu tư cụ thể được phân loại theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế
cả nước; theo hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến và mức chuyển giao công nghệ,
mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và cho đào tạo lao động, tỷ lệ nội địa
hóa sản phẩm, tỷ lệ nợ trên vốn và theo vị trí địa lý dự án trong khu công nghiệp.

Đối với ngành dịch vụ, hội nhập và thu hút FDI giúp Thái Lan phát triển các
ngành dịch vụ giá trị gia tăng lớn cả về chất lượng, độ đa dạng và cả các yếu tố hạ tầng
cơ sở như đường xá, cảng biển, cảng cạn, cảng thông quan, sân bay. Những dịch vụ
được tập trung đầu tư phát triển là những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền
kinh tế như dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ
logistics.

Chắc chắn phải nhắc tới ngành du lịch Thái Lan là ngành được hưởng lợi vô
cùng lớn nhờ hội nhập quốc tế, nên đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và bỏ xa ngành du
lịch của Việt Nam.

47
Đơn vị: Triệu người

Hình 3.20: Lượng khách quốc tế đến Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2016-2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Để làm được như vậy, có thể nói là do chính phủ Thái Lan rất biết cách tận
dụng việc hội nhập để phát triển ngành du lịch. Thái Lan hiện miễn thị thực cho công
dân của 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 4 cái tên mới nhất vừa được bổ sung vào
danh sách gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan và Đài Loan. Trong danh sách miễn
visa của Thái Lan đáng chú ý bao gồm tất cả 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu
(EU); ngoài ra nước này cũng miễn visa cho khách Mỹ, Úc... Đây là những thị trường
khách nguồn lớn trên thế giới.
Trong khi đó khi nhìn sang nước ta, con số quốc gia miễn thị thực mới chỉ vỏn
vẹn có 25 nước, so với con số 68 của Thái Lan thì chênh lệch quá lớn. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng mới chỉ trong quá trình đơn giản hóa thủ tục xin visa (tất cả du khách
trên thế giới vào Việt Nam đều có thể lấy e-Visa), tăng thời hạn lưu trú cho cả khách
e-Visa (từ 30 lên 90 ngày) và miễn visa (từ 15 lên 45 ngày) kể từ tháng 7/2023.

3.3. Tác động của hội nhập đến tiến bộ xã hội

3.3.1. Lao động và việc làm

Về mặt tích cực, hội nhập quốc tế gia tăng cơ hội việc làm cho người lao
động

48
Trước xu hướng chung của thế giới, quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại
nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhận
thức được xu hướng tất yếu của hội nhập, Việt Nam đã chủ động hội nhập và đã thu
hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế
nhanh, tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ mới, kéo theo đó
là tạo ra nhiều việc làm mới. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng
đối với giải quyết việc làm cho người lao động. Cầu lao động trong khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên trong những năm qua góp phần phát triển thị
trường lao động của nhiều vùng trong nước.

Theo đó, hội nhập quốc tế đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh. Khu vực kinh tế này đóng
góp rất lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động.

Hình 3.21: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2001, có khoảng 349,1 nghìn người lao động
làm việc trong các doanh nghiệp FDI, chỉ chiếm 0,9% tổng số lao động có việc làm,
thì tính đến năm 2022, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đạt 5,07 triệu
người, chiếm 10,03% tổng số lao động có việc làm, tăng 14,5 lần so với năm 2001.
Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều
lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong
chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.
49
Không chỉ gia tăng cơ hội làm việc trong nước mà người lao động nước ta có cơ
hội tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Việc người lao động Việt Nam làm việc tại nước
ngoài, đã phần nào giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam. Khi lao động xuất khẩu qua
đào tạo ngày càng cao, điều này sẽ đem đến một nguồn thu ngoại tệ cao, đồng thời tạo
điều kiện để cải thiện đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế là một trong những nhân tố để cơ cấu lại và hiện
đại hoá nền kinh tế phát triển nguồn nhân lực, thông qua đào tạo và chuyển giao công
nghệ làm tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người
lao động. Các nhân tố của hội nhập quốc tế đã tác động đến mở rộng việc làm, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường thị trường lao động, tăng thu nhập
của người lao động trong nhiều khu vực, ngành nghề. Năng suất lao động trong nhiều
khu vực, ngành đã đạt mức cao hơn nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.

Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức đối với
chất lượng lao động Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội mà hội nhập mang lại cho lao động Việt Nam, hội nhập
quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức vấn đề lao động và việc làm khi các doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ, có sức cạnh tranh kém có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản dẫn
đến tình trạng người lao động mất việc làm, thiếu việc làm lớn trong khu vực phi chính
thức.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là khi hội nhập trở
thành xu thế chung, lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ
quản lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn. Điều này dẫn đến
cạnh tranh về lao động trở nên gay gắt hơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành,
Việt Nam chỉ chấp nhận cho tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao hoặc có kinh nghiệm lâu năm mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Chính vì vậy, lực lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là lao động kỹ
thuật cao và có xu hướng càng tăng trong thời gian tới.

Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì
các yêu cầu khác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách
thức mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử trong
công việc, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏi lao động phải
nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những
yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt. Nếu không nhận
thức được vấn đề này, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của Việt Nam không những
giảm mà còn có xu hướng gia tăng.

3.3.2. Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập

Về mặt tích cực, hội nhập quốc tế thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo

50
Tự do hóa thương mại, bắt đầu từ những năm 1990 và sâu rộng hơn sau năm
2000, đã đặt nền móng cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng trong khu
vực và toàn cầu, khi mở ra cơ hội đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tạo ra hàng triệu việc
làm ổn định cho người dân, có thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nghèo đói.

Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn
vốn FDI. Như đã đề cập ở trên, việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn đã góp phần tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ
mới, kéo theo đó là tạo ra nhiều việc làm mới cải thiện thu nhập và nâng cao mức
sống của người lao động, đặc biệt là người lao động trình độ thấp, không có kỹ năng
(trong đó có người nghèo). Lý do là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
tập trung vào một số ngành có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu tập trung vào giai đoạn
gia công, lắp ráp đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, ít đòi hỏi cao về trình độ lao động.

Ngoài ra, nguồn vốn ODA trong quá trình hội nhập quốc tế cũng góp phần
quan trọng vào giảm nghèo, hoạt động ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng và
phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, hoàn thiện thể chế, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy
một bộ phận người nghèo, những nhóm xã hội yếu thế đã được hưởng lợi, nâng cao
được ý thức và năng lực quản lý, cải thiện và bảo vệ môi trường. Cụ thể, ODA đã
góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói
giảm nghèo thông qua các dự án, trong đó nguồn vốn ODA giúp nông dân nghèo
tiếp cận nguồn tín dụng để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi,
cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học… Bên
cạnh đó, nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển các tỉnh và thành phố, nhất là hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo, hầu hết các tỉnh và thành phố có các dự án hệ thống cấp nước
sinh hoạt, trường học, bệnh viện hệ thống thuỷ lợi, một số dự án thoát nước, phát
triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

Kết quả là trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện. Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt Mục tiêu thiên niên
kỷ của Liên Hợp quốc (LHQ) về xóa đói giảm nghèo. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt
Nam cũng từng bước được nâng lên và đang dần tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế.
Chuẩn nghèo quốc tế thể hiện qua sức mua tương đương (PPP) bằng đô la quốc tế năm
2017.

51
Đơn vị: USD

Hình 3.22: Tỷ lệ nghèo Việt Nam (theo chuẩn nghèo quốc tế và chuẩn nghèo quốc
gia) giai đoạn 2002-2020
Nguồn: The Data World Bank và Tổng cục Thống kê

Đơn vị: %

Hình 3.23: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020


Nguồn: Tổng cục Thống kê

52
Kết quả số liệu cho thấy tỷ lệ nghèo vật chất cũng như nghèo đa chiều đều giảm
mạnh.

Số liệu năm 2002 cho thấy hơn 1/4 dân số sống trong nghèo đói, tuy nhiên, đến
năm 2010 tình trạng nghèo đã được cải thiện và chỉ còn 1/6 dân số là hộ nghèo theo
chuẩn nghèo quốc gia. Tỷ lệ nghèo một lần nữa giảm một nửa trong thập kỷ tiếp theo
(từ năm 2011-2020).

Các chỉ số nghèo đa chiều cũng đã giảm mạnh tương tự. Bắt đầu áp dụng chuẩn
nghèo đa chiều từ năm 2015, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm từ 9,9% năm 2016 xuống
còn 4,8% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm trên 1,4%/năm (Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê). Nhìn chung, tỷ lệ hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
có xu hướng giảm qua các năm ở đa số các chỉ số, trừ chỉ số tài sản tiếp cận thông tin
có xu hướng tăng. Điều này cho thấy các hộ gia đình Việt Nam tiếp cận ngày càng tốt
hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số có mức độ thiếu hụt nhiều nhất là bảo hiểm
y tế, tuy nhiên đây cũng là chỉ số có mức giảm nhanh nhất từ 40,6% năm 2016 giảm
xuống còn 19,5% năm 2020. Khám chữa bệnh và giáo dục trẻ em là các chỉ số có mức
độ thiếu hụt rất ít. Các chỉ số ít biến động qua các năm là khám chữa bệnh, giáo dục trẻ
em và giáo dục người lớn.

53
Đơn vị: %

Hình 3.24: Tỷ lệ hộ gia đình thiếu hụt dịch vụ cơ bản giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNDP

Tuy vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ hội nhập vẫn gặp khó
khăn do tỷ lệ tái nghèo ở Việt Nam còn cao.

Về mặt tiêu cực, hội nhập quốc tế làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nền kinh tế Việt
Nam đã có nhiều biến đổi. Những biến đổi này đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều
54
thách thức hơn. Chênh lệch về thu nhập giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ,
giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động có tay nghề và lao động đơn giản, giữa lao
động làm trong các công ty nước ngoài và lao động khu vực trong nước đã gia tăng.
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận và biến cơ hội để các đối tượng có thu nhập thấp tận
dụng lợi thế tương đối để cải thiện vị thế kinh tế của mình, làm giảm mức độ bất bình
đẳng của toàn xã hội, nhưng cũng có thể là yếu tố tiềm năng cho sự gia tăng khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội khi các đối tượng này không tận dụng được các lợi thế
này. Điều đó dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, do
một số nhóm người được hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập.

Bảng 3.5: Hệ số giãn cách thu nhập Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2022

Thu nhập bình quân đầu người một tháng


Hệ số giãn cách
Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 thu nhập
2002 108 178 251 371 873 8,1
2004 142 241 347 514 1182 8,3
2006 184 319 459 679 1542 8,4
2008 275 477 700 1067 2458 8,9
2010 369 669 1000 1490 3410 9,2
2012 512 984 1500 2222 4784 9,3
2014 660 1314 1972 2830 6413 9,7
2016 771 1516 2301 3356 7547 9,8
2018 932 1907 2934 4291 9320 10,0
2019 988 2100 3330 4954 10103 10,2
2020 1139 2491 3528 4896 9193 8,1
2021 1152 2498 3483 4710 9184 8,0
Sơ bộ 2022 1352 2702 3866 5207 10237 7,6
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê

Đơn vị: Nghìn đồng

55
Hình 3. 25: Thu nhập bình quân đầu người một tháng của 5 nhóm dân cư ở Việt
Nam giai đoạn 2002-2022

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê

Bảng và biểu đồ thu nhập của 5 nhóm dân cư ở Việt Nam từ năm 2002 đến năm
2019 cho thấy, thu nhập bình quân/tháng ở cả 5 nhóm thu nhập đều tăng qua các năm.
Năm 2002, thu nhập nhóm 5 gấp 8,1 lần so với nhóm 1. Tuy nhiên đến năm 2019 thu
nhập nhóm 5 gấp 10,2 lần so với nhóm 1 cho thấy khoảng cách thu nhập giữa các
nhóm ngày càng xa, bất bình đẳng thu nhập giai đoạn này có xu hướng gia tăng khá
nhanh, chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành nước có chênh lệch giàu nghèo cao. So
sánh thu nhập năm 2019 và 2002 cho thấy, nhóm 1 là nhóm có mức tăng thu nhập
(tăng 9.15 lần) thấp hơn nhóm 5 (tăng 11,57 lần) đã khiến cho khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội gia tăng. Sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập giữa những người giàu nhất
và những người nghèo nhất đang là một thách thức của mục tiêu phát triển theo hướng
đảm bảo công bằng xã hội.

Tuy nhiên đến giai đoạn 2019 - 2021, do tác động tiêu cực của dịch bệnh
Covid-19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội tới các đối tượng là người
nghèo, gia đình chính sách làm cho nhóm thu nhập cao giảm trong khi nhóm thu nhập
thấp có xu hướng tăng, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này
chỉ còn xấp xỉ 8 lần.

3.3.3. Phát triển con người

Hội nhập quốc tế có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển con
người

56
Trước khi đổi mới, tình hình giáo dục và y tế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số
lượng trẻ em được đi học và tỷ lệ biết chữ còn chưa cao, tình trạng thiếu lớp học, thiếu
giáo viên giỏi thường xuyên diễn ra ở các địa phương. Hệ thống cơ sở y tế còn hạn chế
và chưa phát triển nên không có nhiều người được tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa
bệnh. Các trang thiết bị y tế, thuốc men, … chủ yếu được viện trợ nên không đáp ứng
đủ nhu cầu khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập với các quốc
gia trên thế giới, cả hai lĩnh vực trên đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, việc thu hút
được nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế Việt
Nam và qua đó tác động tích cực đến sự gia tăng của HDI. Theo đó, nguồn vốn FDI đã
đóng góp một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại Việt Nam như
đã nhắc đến ở mục 3.1. Việc tăng đầu tư về mặt xã hội góp phần làm tăng các chỉ số
cấu thành khác của HDI: tuổi thọ và giáo dục.

Đồng thời các hoạt động đầu tư của ODA, sự tăng cường hợp tác với các tổ
chức quốc tế như UNDP, UNICEF,... , hợp tác với các quốc gia về y tế (tiêm phòng,
trang bị y tế, đào tạo cán bộ...), phòng chống HIV/AIDS, dân số và kế hoạch hóa gia
đình, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường... đã góp phần làm cải thiện tình hình
giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, từ đó làm tăng các chỉ số về giáo dục và tuổi
thọ.

Trên thực tế, trong lĩnh vực giáo dục, học sinh, sinh viên Việt Nam giờ đây có
nhiều cơ hội hơn để học tập ở nước ngoài thông qua các học bổng như học bổng Chính
phủ (học bổng Chính phủ của Liên bang Nga, Trung Quốc, Lào, Cuba,...), các chương
trình trao đổi sinh viên, các chương trình thực tập tại nước ngoài,... Cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, việc tiếp cận tri thức ngày càng dễ dàng hơn. Người dân
có thể học tập mọi lúc mọi nơi trên các nền tảng học trực tuyến. Trong lĩnh vực y tế,
hội nhập mở ra cơ hội cho nước ta được tiếp cận với những kiến thức y khoa hiện đại,
có thể nhập khẩu những thiết bị, dụng cụ y tế từ các nước trên thế giới để phục vụ
chăm sóc sức khỏe cho người dân. Việt Nam cũng đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để
có thể chuyển giao công nghệ trong việc điều trị bệnh, người dân nước ta được hưởng
những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí thấp hơn nhiều so với việc phải
đi ra nước ngoài điều trị.

57
Bảng 3.6: Các thành phần HDI của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2022

GNI bình
Số năm đi học Số năm đi quân đầu
Năm
Tuổi thọ dự kiến – trẻ học trung người (tính
Giá trị HDI
bình quân em trong tuổi bình – từ 25 theo ngang
đến trường tuổi trở lên giá sức mua
năm 2017)

2001 72,6 11,2 5,9 3844 0,609


2005 73,3 12,1 6,7 4826 0,645
2010 73,5 12,5 7,6 6144 0,676
2015 73,9 12,8 8,0 7689 0,697
2016 73,9 12,8 8,1 8085 0,702
2017 74,0 12,9 8,2 8504 0,706
2018 74,0 12,9 8,3 9142 0,711
2019 74,1 13,0 8,4 9734 0,717
2020 75,4 13,1 8,5 10005 0,726
2021 73,6 13,1 8,5 10085 0,718
2022 74,6 13,1 8,5 10814 0,726
Nguồn: Báo cáo phát triển con người - UNDP

Từ năm 2001 đến 2022, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,609 lên 0,726,
tăng 19,2%. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam từ năm 2001 đến 2022 đã tăng 2,0 năm
và tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 0,09 tuổi. Số năm đi học trung bình
từ 25 tuổi trở lên tăng 2,6 năm, tăng lên gần gấp đôi sau hơn 20 năm từ 5,9 năm lên 8,5
năm. Số năm đi học dự kiến của trẻ em trong tuổi đến trường tăng 1,9 năm và dự kiến
cao nhất là 13,1 năm. GNI bình quân đầu người của Việt Nam (tính theo PPP$ 2017)
tăng khoảng 181,3% từ năm 2001 đến 2022 tương đương 2,8 lần sau hơn 20 năm. Các
chỉ số này tăng dẫn theo chỉ số HDI cũng tăng theo từng năm và Việt Nam từ nước có
chỉ số HDI trung bình trở thành nước có chỉ số HDI cao. Nhìn chung, giá trị HDI của
Việt Nam tăng liên tục trong hơn 20 năm, tuy nhiên tốc độ tăng HDI giảm dần.

3.3.4. Bất bình đẳng giới

Về mặt tích cực, hội nhập quốc tế giúp cho tình trạng bất bình đẳng giới
được cải thiện

Nhờ có sự tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và những chính
sách bình đẳng giới của nhà nước mà tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam ngày
được cải thiện. Người dân được tiếp cận với những tư tưởng hiện đại từ các quốc gia
tiên tiến, những tư tưởng phong kiến cổ hủ trọng nam khinh nữ dần dần được thay đổi.
Những định kiến về giới ở người trẻ cũng dần được thu hẹp. Phụ nữ được trao quyền

58
nhiều hơn, tỉ lệ phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng tại các cơ quan, tổ chức cũng
ngày càng cao hơn.

Trên thực tế, những đóng góp to lớn của phụ nữ cho gia đình và xã hội, cường
độ lao động, tri thức và trí tuệ trong lao động, thời gian lao động đáng kinh ngạc đã
khiến cho nhiều người thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ, trong khi đó, pháp
luật và xã hội đã tôn vinh vị thế của họ. Những đóng góp của phụ nữ đã không chỉ tạo
ra một xã hội tiến bộ, văn minh và còn phát triển chính bản thân người phụ nữ.

Hình 3.26: GDI và HDI của Việt Nam giai đoạn 2001-2022

Nguồn: Báo cáo phát triển con người - UNDP

Nhìn chung cả HDI và GDI đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2001-
2022. Có thể dễ nhận ra rằng, với xu hướng này giá trị HDI và GDI đang ngày càng
thu hẹp khoảng cách với nhau. Giá trị của GDI và HDI trong giai đoạn 2001- 2022
được thu hẹp khoảng cách qua từng năm, đáng chú ý là vào năm 2011 giá trị chênh
lệch giữa GDI và HDI là 0,348 đến năm 2022 con số này chỉ còn 0,281. Điều đó
chứng tỏ sự khác biệt theo giới tính ngày càng được cải thiện, theo chiều hướng giảm
dần sự khác biệt theo giới tính giữa nam và nữ. Có thể kết luận rằng, Việt Nam đã làm
tốt ở một số khía cạnh, như tiếp cận giáo dục và tham gia lực lượng lao động.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã
hội của phụ nữ. Phụ nữ chiếm 50,2% dân số, 49% lực lượng lao động (tương đương
với nam giới) nhưng phụ nữ thường làm những công việc nặng nhọc, lương thấp hoặc
có mặt nhiều trong vùng kinh tế phi chính thức (theo kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2019). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ
59
khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, thời gian nghỉ sinh và nuôi con,
cơ hội tìm được việc làm phù hợp sau khi sinh còn thấp. Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vai trò lãnh đạo trong Chính phủ, Quốc hội và trong khu
vực tư nhân.

3.3.5. So sánh với Thái Lan

3.3.5.1. Gia tăng việc làm cho người lao động

Hình 3.27: Tỷ lệ thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2000-2020 của Việt Nam
và Thái Lan

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2000 -
2019, từ 6.4% năm 2000 xuống còn 2.2% năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan
nhìn chung giảm từ năm 2000 đến năm 2015 sau đó giữ ổn định ở mức loanh quanh
1%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên toàn cầu nói chung và cả 2
nước nói riêng, nhiều công ty, doanh nghiệp đóng cửa, phá sản dẫn đến nhiều người
lao động mất việc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp của cả 2
quốc gia đều tăng nhẹ, Việt Nam tăng 0.3% và Thái Lan tăng 0.7%. Tuy nhiên, nhờ
nắm bắt tốt những cơ hội từ hội nhập mà sau đại dịch cả hai nước đã có những thành
tựu, tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hội nhập sẽ mở rộng thị trường lao động
và tạo ra cơ hội việc làm mới. Nhờ vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, các
doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động và trở nên cạnh tranh hơn trên thị
trường toàn cầu. Điều này tạo ra nhu cầu tăng cường nhân lực và giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Tất nhiên đi kèm với đó là phải nâng cao trình độ của người lao động.

60
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam luôn cao hơn so với Thái Lan. Tuy
nhiên, mức độ chênh lệch giữa hai nước có xu hướng thu hẹp dần trong những năm
gần đây. Lý do của xu hướng kể trên có thể thấy rằng, do nền kinh tế Việt Nam tăng
trưởng nhanh và ổn định trong giai đoạn này, tạo ra nhiều việc làm mới; chính sách
của Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc giải quyết việc làm, như chương trình đào
tạo nghề và hỗ trợ khởi nghiệp.

3.3.5.2. Xóa đói giảm nghèo


Xuất phát từ nhu cầu hợp tác để cùng phát triển, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX đến nay, các nước Mê Công đã khởi xướng và xây dựng các cơ chế hợp tác liên
vùng như Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), trong đó bao
gồm Việt Nam và Thái Lan. Các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công phản ánh xu thế
phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, và đã trở thành "mắt xích" quan
trọng trong quá trình liên kết và hội nhập kinh tế của các nước trong lưu vực.Việc
tham gia GMS sẽ giúp Việt Nam và Thái Lan phát huy được thế mạnh của mình với
việc đẩy mạnh kết nối giữa sáu quốc gia thuộc tiểu vùng thông qua hệ thống giao
thông và các thỏa thuận hợp tác nhằm tích cực thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp
khoảng cách phát triển và nâng cao đời sống nhân dân các nước trong lưu vực trong
Mê Công.

3.3.5.3. Giải quyết các vấn đề xã hội khác


Bảng 3.7: Chỉ số HDI giai đoạn 2000-2022 của Việt Nam và Thái Lan

2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Việt Nam 0,599 0,65 0,676 0,697 0,702 0,706 0,711 0,717 0,726 0,718 0,726

Thái Lan 0,663 0,715 0,743 0,789 0,793 0,795 0,796 0,801 0,8 0,797 0,803

Nguồn: UNDP

Xu hướng chung của cả Việt Nam và Thái Lan đều là duy trì mức tăng trưởng
ổn định trong việc phát triển con người đi đôi với phát triển kinh tế. Có thể thấy, đời
sống con người của cả 2 quốc gia đều được cải thiện theo chiều hướng tích cực cả về
mức sống, chất lượng giáo dục, y tế, việc làm và thu nhập. Chỉ duy nhất có thời kỳ đại
dịch COVID-19, cuộc sống con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thu nhập, sức
khỏe, giáo dục, việc phát triển diễn ra rất chậm và còn trì trệ hơn thời điểm bình
thường khiến cho việc chỉ số HDI của cả 2 nước đều giảm đi rõ rệt.
Năm 2022, HDI của Việt Nam đạt 0,726 và của Thái Lan đạt 0,803, tương
đương với ngưỡng cao và rất cao, từ đó cho thấy mức phát triển con người tốt của cả 2
nước. Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong công cuộc cải thiện
61
đời sống dân cư về mọi mặt, tuy nhiên cũng cần nhiều nỗ lực để thu hẹp khoảng cách
với Thái Lan.
Ở một số khía cạnh, Việt Nam chưa nắm bắt được cơ hội từ hội nhập tốt như
Thái Lan. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục: Trình độ lao động trong nước của Việt Nam
nhìn chung vẫn thấp hơn so với Thái Lan, nên khi xuất khẩu lao động chúng ta không
có ưu thế bằng nước bạn. Có nhiều đơn hàng, nhiều đối tác nước ngoài liên hệ với Việt
Nam tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử.
Tuy nhiên, do chưa có sự kết nối với các trường Đại học, Cao Đẳng nên không đáp
ứng được nguồn cung. Trong khi đó, Thái Lan đã xuất khẩu những lao động có trình
độ Đại học, tham gia vào những dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao. Các thị trường Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đức... đang rất cần lao động có tay nghề. Họ sẵn sàng trả mức lương
khá cao. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng yêu
cầu của thị trường. Tuy nhiên Việt Nam chưa thực sự nắm bắt được tốt cơ hội đó.
Hay trong lĩnh vực y tế, trước đại dịch Covid-19, Thái Lan từng đón 3,42 triệu
lượt khách du lịch quốc tế đến nước này vì mục đích chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe,
tạo ra doanh thu 140 tỷ baht. Tuy vậy, sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch sau
đại dịch đã giúp đất nước Chùa Vàng trở thành một trong những điểm đến hàng đầu
đối với du khách quan tâm tới loại hình du lịch chữa lành. Trong kế hoạch phát triển
du lịch quốc gia lần thứ ba giai đoạn 2023-2027, Thái Lan đặt mục tiêu lọt “Top 5”
điểm đến hàng đầu thế giới về du lịch sức khỏe theo xếp hạng của Viện Sức khỏe toàn
cầu, với mức tăng trưởng trung bình của riêng lĩnh vực này là 8%/ năm. Từ chính sách
thúc đẩy Thái Lan trở thành điểm đến tầm cỡ thế giới về du lịch chữa lành của chính
phủ, các cơ quan liên quan đang tích cực thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để biến
mục tiêu này sớm trở thành hiện thực. Bộ Y tế Thái Lan đã và đang triển khai chính
sách “Sức khỏe để giàu có” (Health for Wealth) bằng việc cải thiện các dịch vụ chăm
sóc y tế và chữa lành để củng cố kinh tế Thái Lan. Liên quan lĩnh vực này, y học và
dược liệu cổ truyền được ưu tiên chú trọng để tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.
Trong khảo sát hệ thống dịch vụ y tế đối với 89 quốc gia và vùng lãnh thổ, Thái Lan
xếp thứ 6 còn Việt Nam xếp thứ 66. Hệ thống y tế của quốc gia lân cận đang được
đánh giá cao hơn so với Việt Nam
➨ Có thể kết luận lại từ những tác động của hội nhập tới tiến bộ xã hội của cả hai
nước, Thái Lan đang tận dụng tốt hơn những cơ hội từ hội nhập đem lại để giải quyết
các vấn đề về xã hội so với Việt Nam.

➨ KẾT LUẬN CHUNG:


Việt Nam và Thái Lan có quy mô nền kinh tế so với quy mô dân số gần như
ngang nhau, cũng như độ mở nền kinh tế, mức độ hội nhập toàn cầu ngang nhau. Khi
ta đặt 2 nước lên bàn cân so sánh, với 1 số tiêu chí như trên, dễ thấy một số tác động
của hội nhập tới cả 2 quốc gia. Nhờ tác động của hội nhập toàn cầu, Việt Nam và Thái

62
Lan đều có mức tăng trưởng vượt bậc trong chỉ tiêu vốn FDI, kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng trưởng tốt, thất nghiệp giảm dần, mức độ phát triển con người ngày càng
tăng lên và tiến bộ hơn.
Tuy nhiên cũng có thể nhìn ra rằng, Việt Nam chưa thực sự tận dụng tốt việc
hội nhập để phát triển kinh tế, dẫn tới tốc độ phát triển trong các mặt của nước ta vẫn
còn chậm hơn đôi chút so với nước láng giềng Thái Lan. Việt Nam nên học hỏi kinh
nghiệm của Thái Lan trong việc cân bằng giữa hội nhập và phát triển kinh tế. Để tận
dụng tốt những cơ hội và vượt qua những thách thức, Việt Nam cần có những chiến
lược và chính sách kinh tế xã hội phù hợp hơn trong tương lai.

63
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA
VIỆT NAM

Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đó là cơ
hội để người trẻ giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm phát
triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi lực lượng
sinh viên – những trí thức trẻ của đất nước cần phải đi tiên phong, tự tin hội nhập.
Trong thời kỳ hội nhập, sinh viên đã và đang có được những cơ hội tươi sáng và
rộng mở. Đầu tiên phải kể đến là cơ hội với việc học tập và nghiên cứu. Sinh viên có
thể theo học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới hoặc có thể tham gia các
chương trình trao đổi sinh viên. Các chương trình này sẽ giúp sinh viên trải nghiệm
môi trường học tập đa văn hóa, mở rộng tầm nhìn và kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ
năng ngoại ngữ và giao tiếp. Không chỉ dừng lại ở môi trường học đường, hội nhập sẽ
đem tới những cơ hội về việc làm sau này cho sinh viên. Sinh viên có thể lựa chọn làm
việc ở những khu vực công ty đa quốc gia hoặc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp
với môi trường kinh doanh cởi mở và nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt. Đây sẽ
là cơ hội làm việc tuyệt vời đối với những sinh viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ
năng ngoại ngữ tốt và có khả năng thích nghi với môi trường làm việc đa văn hóa.
Tiếp tới phải là cơ hội trong mở rộng giao lưu văn hóa. Sinh viên có thể giao lưu với
bạn bè quốc tế đến từ các nền văn hóa khác nhau, từ đó học hỏi và hiểu biết thêm về
văn hóa cũng như kiến thức thế giới, từ đó mở rộng, trau dồi vốn kiến thức của bản
thân. Ngoài ra sinh viên có thể tham gia các hoạt động văn hóa quốc tế để trải nghiệm
và quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Bên cạnh những cơ hội rộng mở thì sinh viên còn phải đối mặt với nhiều thách
thức trong thời kì hội nhập và toàn cầu hoá. Xu thế hội nhập đã tạo ra một môi trường
cạnh tranh gay gắt, đặt áp lực lớn lên sinh viên để nắm vững kiến thức, kỹ năng và
trang bị bản thân để có thể cạnh tranh hiệu quả. Tiếp theo, công nghệ tiến bộ và sự
phát triển nhanh chóng của các ngành nghề có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong
thị trường lao động đòi hỏi sinh viên phải luôn cập nhật kiến thức, học hỏi và thích
ứng với những thay đổi công nghệ mới để không bị lạc hậu và bỏ lại phía sau. Hơn
nữa, toàn cầu hóa mang đến sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ là một thử thách đối với
sinh viên, họ cần có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, trau dồi vốn
ngoại ngữ của mình. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hội nhập và toàn
cầu hoá mang đến cho sinh viên cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá nhưng cũng là thách
thức lớn, đứng trước những sự mới mẻ từ xu thế hội nhập, sinh viên có thể bị “hoà
tan”, việc hoà nhập với cộng đồng quốc tế, học hỏi và khám phá những tinh hoa nhân
loại là rất cần thiết nhưng cũng không được vì thế mà quên đi bản sắc dân tộc, truyền
thống và giá trị của dân tộc mình.
Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, vì vậy sinh viên đóng vai trò
quan trọng trong khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ
Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Đồng thời cũng là nhân tố chủ chốt

64
giúp đất nước theo kịp cuộc chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công
trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào tối ưu hóa các
quy trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới xã hội công
bằng văn minh.
Để làm được điều này trước hết thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục
đích và động cơ học tập đúng đắn, không ngừng học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, tinh thần tự học, tự rèn luyện để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được
học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có
đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học
và công nghệ. Chính vì vậy, là sinh viên, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, sáng
tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ
năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Tuy nhiên hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội
đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao gồm cả
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung,
trong đó có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm,
thờ ơ chính trị. Sinh viên Việt Nam phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức giá
trị, loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên
truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận thông tin đúng đắn, chính xác. Hơn
nữa, sinh viên cần nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết về lịch sử nước nhà, lý tưởng
cách mạng, phát huy lòng yêu nước và có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của
Đảng. Rất nhiều bạn trẻ có tư tưởng sính ngoại, “không hòa nhập mà hòa tan luôn”,
không biết giữ gìn bản sắc văn hóa của Việt Nam. Nên việc trang bị cho mình những
kiến thức và một tình yêu nước từ những hành động nhỏ nhất như vậy là vô cùng cần
thiết.
Không kém phần quan trọng hơn cả là sinh viên cần học hỏi, rèn luyện và nâng
cao trình độ ngoại ngữ, đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh
trong sinh viên và tăng cường khả năng hoạt động giao lưu, đối ngoại thanh niên và
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ am hiểu luật pháp. Bên
cạnh trau dồi ngoại ngữ thì lớp trẻ cũng cần phải trang bị kiến thức về tin học để sử
dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, internet thành thạo để truy cập các kiến thức
mới của quốc 58 tế, từ đó có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn.
Trên tinh thần đó, hầu hết các trường đại học ở nước ta hiện nay đều yêu cầu chuẩn
đầu ra tiếng Anh và chứng chỉ tin học để sinh viên có thêm động lực để học tập và rèn
luyện, có cho mình một hành trang kiến thức vững chắc để đóng góp cho quá trình hội
nhập và toàn cầu hoá của đất nước.
Cuối cùng, sinh viên phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã hội
lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp, tham gia phòng chống ô
nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiện nay, tại các trường đại học nói chung và NEU nói riêng cũng đã và đang thực
65
hiện chương trình “Đổi giấy lấy cây”. Dự án thực hiện nhằm hạn chế lượng rác thải
giấy ra môi trường, đồng thời tuyên truyền bảo vệ cây xanh và sử dụng tiết kiệm giấy.
Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trong biến đổi khí hậu và bảo vệ
môi trường.
Như vậy, trong quá trình xây dựng phải biết chắt lọc, kế thừa những thành tựu
phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong đó, sinh viên với bản chất năng
động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công
nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ học tập khoa học, công nghệ
và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóng trang bị cho mình
năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác
phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết
tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh
viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện.

66
KẾT LUẬN
Những chuyển biến mạnh mẽ trong cục diện chính trị, kinh tế thế giới nêu trên
đặt ra những cơ hội không nhỏ cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và liên kết quốc
tế của chúng ta ngày càng sâu rộng. Tuy vậy, thách thức, khó khăn sẽ không ít đi, trái
lại đang và sẽ tiếp tục ngày càng gia tăng, trở thành tình trạng bình thường mới, tác
động đến tất cả các nước, nhất là các quốc gia có độ mở của nền kinh tế lớn như Việt
Nam. Dẫu vậy, Việt Nam vẫn đang có những cơ hội mới không hề nhỏ để tiếp tục hội
nhập, phát triển đất nước.Với tinh thần vững tin hội nhập và vững tâm tự cường, chúng
ta đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận dụng thành công cơ hội và vận
hội mới, được tạo ra từ nội lực cũng như từ không gian kết nối kinh tế toàn cầu. Để có
thể làm được điều đó, cần có sự đóng góp, chung tay của những người trẻ - lực lượng
đóng vai trò cốt yếu trong hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Thanh niên cần
trang bị cho mình đầy đủ phẩm chất để trở thành sợi dây gắn kết, cầu nối giữa Việt
Nam và quốc tế.

“Không có việc gì khó


Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải An (2016), Quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
qua các kỳ Đại hội, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM093724)
2. Phạm Quang Minh-Phạm Hồng Hải (2021), Vấn đề “đối tác” và “đối tượng”
trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Từ nhận thức đến thực tế, Tạp chí Cộng
sản
(https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31
Gf/content/van-de-doi-tac-va-doi-tuong-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-
tu-nhan-thuc-den-thuc-te)
3. Trần Anh Tuấn (2024), KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, Vụ Pháp luật quốc tế
(https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5)
4. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt
Nam (2020), Trung tâm WTO (https://trungtamwto.vn/an-pham/15709-cac-
hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam)
5. Mai Nguyên (2023), Việt Nam cử thêm các nữ sĩ quan tham gia nhiệm vụ gìn
giữ hòa bình Liên hợp quốc, Báo Quân đội nhân dân
(https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-ngoai-quoc-phong/viet-nam-cu-them-cac-nu-
si-quan-tham-gia-nhiem-vu-gin-giu-hoa-binh-lien-hop-quoc-754897)
6. Thu Cúc (2023), Việt Nam tích cực, chủ động triển khai bài bản các cam kết tại
COP26, Báo điện tử Chính phủ (https://baochinhphu.vn/viet-nam-tich-cuc-chu-
dong-trien-khai-bai-ban-cac-cam-ket-tai-cop26-102231124211547625.htm)
7. Đặng Hiếu (2016), Chuyển giao công nghệ trong bối cảnh hội nhập, Báo Điện
tử Đảng cộng sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/kinh-te/chuyen-giao-cong-
nghe-trong-boi-canh-hoi-nhap-397752.html)
8. TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU (2017), ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP,
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
(http://ciem.org.vn/Content/files/VNEP/FDI_VNEP_tong%20quan_chi%20Ta
%20Thao.pdf)
9. Kiều Oanh (2022), Tác động của đầu tư nước ngoài trong phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao tại Việt Nam, Tạp chí Công thương
(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-dau-tu-nuoc-ngoai-trong-
phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-tai-viet-nam-101705.htm)
10. Nguyễn Anh Dũng (2023), Thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong bối
cảnh mới, Tạp chí Tài chính (https://tapchitaichinh.vn/thu-hut-va-su-dung-von-
oda-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi.html)
68
11. Nguyễn Thanh Cai (2022), Tác động của đầu tư vốn ODA đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam giai đoạn 1993-2020, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
(https://thitruongtaichinhtiente.vn/tac-dong-cua-dau-tu-von-oda-den-tang-
truong-kinh-te-o-viet-nam-giai-doan-1993-2020-41438.html)
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum (2022), Những lợi ích kinh tế quốc
gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
(http://stnmt.kontum.gov.vn/vi/news/thong-tin-tuyen-truyen/nhung-loi-ich-
kinh-te-quoc-gia-cua-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-
te-1028.html)
13. Nguyễn Vũ Hoàng (2022), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới tới chuyển đổi số ở Việt Nam và một số hàm ý chính sách, Cổng Thông tin
điện tử Bộ Tài Chính
(https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM238061)
14. Vũ Khuê (2024), Xuất khẩu khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó
đoán định, Tạp chí điện tử VnEconomy (https://vneconomy.vn/xuat-khau-khoi-
sac-nhung-van-tiem-an-nhieu-nguy-co-kho-doan-dinh.htm)
15. Trương Thanh Hà (2021), Sự dịch chuyển của xu hướng hội nhập và hợp tác tài
chính: Tác động đến Việt Nam và đối sách trong giai đoạn 2020 – 2025, Cổng
Thông tin điện tử Bộ Tài Chính
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM236215)
16. Đỗ Thị Thu (2021), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM205169)
17. Lê Anh Tú (2023), KINH TẾ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI, VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG, BỘ CÔNG THƯƠNG
(https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/kinh-te-viet-nam-khi-gia-nhap-
cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-5717.4050.html)
18. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2018), Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam
và những tác động tới thu hút vốn FDI, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=UCMTMP128791)
19. Cao Anh Dũng (2020), Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, Tạp chí
Cộng sản
(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816720/day-
manh-phat-trien-kinh-te-doi-ngoai-phuc-vu-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-
hoa-dat-nuoc-trong-tien-trinh-hoi-nhap-quoc-te.aspx)

69
20. Lê Dũng - Mạnh Hà (2021), Thu hút FDI vào Thái Lan gặp khó, Ban Thời Sự,
Đài truyền hình Việt Nam (https://vtv.vn/kinh-te/thu-hut-fdi-vao-thai-lan-gap-
kho-20160804215946558.htm)
21. Bùi Kiều Anh (2022), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kinh nghiệm của Trung
Quốc, Thái Lan, Singapore và bài học cho Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử
Bộ Tài Chính (https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM236182)
22. Nam Đông (2023), Xuất khẩu của Thái Lan tăng trưởng trở lại sau 10 tháng suy
thoái, Báo Nhân dân điện tử (https://nhandan.vn/xuat-khau-cua-thai-lan-tang-
truong-tro-lai-sau-10-thang-suy-thoai-post774544.html)
23. Đỗ Thị Đông (2014), BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH:THỰC TRẠNG Ở
MALAYSIA VÀ THÁI LAN VÀ NHỮNG GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển (https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2014/So
%20205%20(II)/373791.pdf?
fbclid=IwAR0Y3iNefPcpoN_uLZU48fpgmyX_ogumnZxsNe0jnmwCoAs7BFk
FNhCKsvM)
24. Nguyễn Hữu Xuyên và Nguyễn Đình Bình (2014), KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
CỦA THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM, Báo Chính sách khoa học
công nghệ và quản lý
(https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/39/145?
fbclid=IwAR3KCPm7dhUMGtVcgGblrkzyKzLe-6FuCNfqX_znP4ztfZU-
WUx10imaPGw)
25. Tuấn Anh (2023), Thái Lan tìm kiếm cơ hội tăng trưởng cho du lịch chăm sóc
sức khỏe, Báo Nhân dân điện tử (https://nhandan.vn/thai-lan-tim-kiem-co-hoi-
tang-truong-cho-du-lich-cham-soc-suc-khoe-post742374.html)
26. Những kỹ năng cần thiết cho giới trẻ Việt Nam hội nhập với quốc tế (2017),
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Giang (https://tuoitre.bacgiang.gov.vn/ves-
portal/1207/Nhung-ky-nang-can-thiet-cho-gioi-tre-Viet-Nam-hoi-nhap-voi-
quoc-te.html)

70

You might also like