ĐỀ CUONG LS 10

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 HỌC KỲ II

Câu 1: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư?
A. Dữ liệu lớn. B. Điện toán đám mây
C. Internet. D. Trí tuệ nhân tạo.
Câu 2: Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Mặt trận Liên Việt.
C. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Nội dung nào phản ánh không đúng về những thay đổi trong bữa ăn ngày nay của người Kinh?
A. Chuyển sang ăn sản phẩm từ lúa mì
B. Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng.
C. Cách chế biến và thưởng thức mạng đậm vùng miền.
D. Bữa ăn đa dạng hơn rất nhiều.
Câu 4: Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?
A. Chịu nhiệt độ cao hơn. B. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.
C. Sản phẩm đẹp và nhẹ hơn. D. Giá thành cao hơn.
Câu 5: Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là
A. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
B. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.
C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
D. sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở
Việt Nam?
A. Đời sống đa dạng và phong phú.
B. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Tiếp thu văn hóa bên ngoài là chủ yếu.
D. Có tiếp thu văn hóa bên ngoài.
Câu 7: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
trong lịch sử Việt Nam?
A. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
B. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
C. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
D. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
Câu 8: Tính toàn diện trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện trên các
lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
B. Chính trị, quân sự, văn hóa, an sinh xã hôi.
C. Kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng.
D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Câu 9: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Anh. B. Liên Xô. C. Mĩ. D. Trung Quốc.
Câu 10: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu
số?
A. Chủ yếu phát triển văn hóa truyền thống, hạn chế văn hóa nước ngoài.
B. Giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
C. Không ngừng phân hóa các địa bàn văn hóa mang tính chất làng xã.
D. Phát triển chủ yếu văn hóa tiếp thu từ bên ngoài vào nước ta.
Câu 11: Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?
A. Ni-cô-la Tét-la. B. Tô-mát Ê-đi-xơn.
Trang 1/8 - Mã đề thi 121
C. Mai-cơn Pha-ra-đây. D. Giô-dép Goan.
Câu 12: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô. B. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hoả.
C. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay. D. Ô tô, máy bay, máy tính, internet.
Câu 13: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Kinh?
A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ người có công với cộng đồng.
C. Thờ Phật. D. Thờ Thành hoàng làng.
Câu 14: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh ngày xưa là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước vì
lí do nào dưới đây?
A. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng.
B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
C. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
D. Do chỉ có cây lúa nước là cây lương thực.
Câu 15: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với
xã hội?
A. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
B. Gây ra sự phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu- nghèo.
C. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
Câu 16: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống nhau?
A. Đều phát triển nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa.
B. Chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả.
C. Chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng các cây công nghiệp.
D. Phát triển đánh bắt thủy – hải sản. Ít chú trọng nuôi thủy hải sản.
Câu 17: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển nền sản xuất từ
A. cơ khí hóa sang tự động hóa.
B. cơ khí hóa sang điện khí hóa.
C. lao động thủ công sang lao động máy móc.
D. cơ khí hóa sang hiện đại hóa.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá?
A. Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người
B. Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng, thuận tiện
C. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
D. Thúc đẩy khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Câu 19: Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và giử gìn ổn định xã hội, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, khối Đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì?
A. Củng cố an ninh quốc phòng. B. Bảo vê chủ quyền quốc gia.
C. Chống lại các thế lực thù địch. D. Huy động sức mạnh toàn dân tộc.
Câu 20: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
A. buôn bán đường biển. B. buôn bán đường bộ.
C. sản xuất nông nghiệp. D. sản xuất thủ công nghiệp.
Câu 21: Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?
A. Làng/bản và tộc người. B. Làng/bản và quốc tế.
C. Quốc gia và quốc tế. D. Tộc người và quốc tế.
Câu 22: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về tôn giáo của người Kinh và các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam?
A. Ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo.
B. Thờ các vị thần tự nhiên gắn với sản xuất nông nghiệp.
C. Thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước.
D. Thờ đa thần, thờ tô tem giáo, vạn vật hữu linh.
Trang 2/8 - Mã đề thi 121
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của
cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Nghề thủ công trở thành một bộ phận tích cực của nền sản xuất hàng hóa ở địa phương.
B. Nghề thủ công trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
C. Nghề thủ công thể hiện lối sống, phong tục của từng cộng đồng.
D. Nghề thủ công góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương.
Câu 24: Cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác động tích cực đối với nhân loại, tuy nhiên nó cũng có
điểm hạn chế về vấn đề
A. bùng nổ dân số.
B. ô nhiễm môi trường.
C. bảo mật thông tin cá nhân.
D. xảy ra thiên tai, lũ lụt.
Câu 25: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
D. Phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Câu 26: “Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người
dân trong nước mà còn được xuất khẩu”. Đây là nhận xét về hoạt động kinh tế nào của dân tộc Kinh?
A. Nông nghiệp. B. Lâm – Ngư nghiệp.
C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp.
Câu 27: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào dưới
đây?
A. Lãnh chúa và nông nô. B. Tư sản và vô sản.
C. Tư sản và tiểu tư sản. D. Địa chủ và nông dân.
Câu 28: Tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt là
A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ cúng Phật
C. thờ phồn thực. D. thờ Thần linh.
Câu 29: Yếu tố nào không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của người Kinh?
A. Trồng lúa trên ruộng bậc thang. B. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
C. Trồng lúa và cây lương thực khác. D. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
Câu 30: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay?
A. Tạo nên một cộng đồng quốc gia gồm nhiều tộc người luôn chung sống hoà hợp, tạo điều kiện xây
dựng một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.
B. Là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ
độc lập dân tộc.
C. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn
ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia
D. Việt Nam có cơ hội vươn ra hội nhập với thị trường thế giới nhanh chóng
Câu 31: Một trong những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc
phòng là
A. tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.
B. củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
C. giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.
D. giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.
Câu 32: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
A. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài. B. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
C. Từ thời Lý - Trần - Hồ. D. Từ thời Bắc thuộc.

Trang 3/8 - Mã đề thi 121


Câu 33: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là
A. Công việc cần phải quan tâm chú ý.
B. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
C. Yếu tố góp phần vào sự phát triển của cách mạng.
D. Sách lược cần được vận dụng linh hoạt trong bối cảnh cụ thể.
Câu 34: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba?
A. Thuyết tương đối. B. Thuyết tế bào.
C. Thuyết vạn vận hấp dẫn. D. Thuyết di truyền.
Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện
nay?
A. Phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
B. Xây dựng chính sách xã hội phù hợp với tập quán của các dân tộc.
C. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới.
D. Củng cố các địa bàn chiến lược quan trọng
Câu 36: Sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống nhau?
A. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng
B. Sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước
D. Trình độ sản xuất cao, sản phẩm phong phú
Câu 37: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác dụng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước Việt Nam?
A. Làm nền tảng trong qua trình hội nhập hiện nay.
B. Làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống.
D. Củng cố giử vững biên giới và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 38: Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
A. Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
B. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người.
C. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
D. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Câu 39: Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt
Nam là
A. phong chức tước cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
B. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
D. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 40: Đâu không phải một nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập trong lịch sử dân tộc?
A. Đường lối chỉ đạo đúng đắn
B. Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc
C. Tinh thần yêu nước, yêu độc lập, tự do
D. Ứng dụng tốt các thành tựu khoa học
-----------------------------------------------
Câu 41: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu
số?
A. Không ngừng phân hóa các địa bàn văn hóa mang tính chất làng xã.
B. Không ngừng tiếp thu, phát triển giá trị văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài.
C. Chủ yếu phát triển văn hóa truyền thống, hạn chế văn hóa nước ngoài
D. Phát triển chủ yếu văn hóa tiếp thu từ bên ngoài vào nước ta.

Trang 4/8 - Mã đề thi 121


Câu 42: Nhân tố nào sau đây quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng phát triển,
bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Sự liên kết chặt chẽ của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
B. Ý thức xây của toàn dân tham gia đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
C. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và mở rộng.
D. Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
Câu 43: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện
đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
D. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
Câu 44: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về lễ hội của người Kinh?
A. Lễ hội chỉ diễn ra vào đầu năm mới.
B. Quy mô lễ hội khá đa dạng.
C. Mang đậm tính truyền thống.
D. Hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú.
Câu 45: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến lễ hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, nghi thức…) và phần hội (trò chơi dân gian…).
D. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống thời vụ.
Câu 46: Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải
quyết vấn đề lương thực cho con người?
A. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
B. Máy tự động và hệ thống máy tự động.
C. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.
D. Năng lượng mới và vật liệu mới.
Câu 47: Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. từng làng/bản và tộc người B. theo từng khu vực rộng lớn.
C. tập trung ở các đô thị lớn. D. nhiều làng/bản hay cả khu vực.
Câu4 8: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn duy trì tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ Phật. B. Thờ Chúa.
C. Vạn vật hữu linh D. Thờ Thánh Ala.
Câu 49: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là
A. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt
B. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
C. công việc cần phải quan tâm chú ý
D. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Câu 50: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Nâng cao năng suất lao động. B. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
C. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất. D. Tạo ra nhiều nguyên liệu mới.
Câu 51: Nhận xét nào dưới đây là đúng về vị trí của ngành nông nghiệp trồng lúa nước ở nước ta hiện
nay?
A. Là mặt hàng nông-lâm-thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
B. Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, chiếm hơn 1/3 thị phần toàn cầu.
C. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
D. Là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á.

Trang 5/8 - Mã đề thi 121


Câu 52: Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn
hóa là
A. xây dựng nền văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.
B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
C. tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài.
D. chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
Câu 53: Ngôn ngữ của người Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Mông- Dao. B. Thái- Kađai. C. Nam Á. D. Nam Đảo.
Câu 54: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất
hiện của
A. ô tô. B. động cơ điện. C. máy tính. D. máy hơi nước.
Câu 55: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp
thời kì hiện đại đối với văn hóa?
A. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. Tri thức đưa đến sự phân hóa lực lượng lao động
C. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng.
Câu 56: Hoạt động tín ngưỡng nào trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa và là sợi dây kết dính các
thành viên trong gia đình, dòng họ?
A. Thờ anh hùng dân tộc B. Thờ cúng tổ tiên
C. Thờ ông Thần Tài – Thổ D. Thờ Phật, thờ Thánh
Câu 57: Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô,
máy bay?
A. Động cơ đốt trong. B. Động cơ sức gió. C. Động cơ hơi nước. D. Động cơ sức nước.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn
B. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
C. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
D. Sản phẩm của các nghề thủ công đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước
Câu 59: Yếu tố nào đã đặt nền tảng cho các phát minh của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Động cơ đốt trong. B. Mạng lưới toàn cầu.
C. Công nghệ in 3D. D. Thuyết tương đối.
Câu 60: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày
càng
A. góp phần giao lưu với các nước bên ngoài.
B. góp phần mở rộng quan hệ với các nước láng giềng.
C. tạo thời cơ để nước ta vươn ra thế giới.
D. củng cố, mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Câu 61: Đảng và Nhà nước Việt Nam căn cứ vào đâu để thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số?
A. Đặc điểm chung và đường lối riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đặc điểm và đường lối riêng biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Đường lối và đặc điểm hài hòa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 62: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ bao giờ?
A. Từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc
B. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng
C. Trong cuộc đấu tranh hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc.
D. Trong kỉ nguyên phong kiến độc lập, từ thời Đinh đến thời Nguyễn.
Câu 63: Những tiến bộ về kĩ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu diễn ra trong
các ngành nghề nào dưới đây?
Trang 6/8 - Mã đề thi 121
A. Giao thông vận tải, ngành dệt, đóng tàu.
B. Ngành dệt, luyện kim, giao thông vận tải.
C. Xây dựng, buôn bán, luyện kim.
D. Y tế, xây dựng, đóng tàu.
Câu 64: Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là
A. AI B. Big Data. C. Cloud. D. In 3D.
Câu 65: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?

A. Chăn nuôi gia súc

B. Nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Thủ công nghiệp.


D. Công nghiệp và dịch vụ.
Câu 66: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc
của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Đoàn kết. B. Tương trợ cùng phát triển
C. Quyền tự quyết D. Bình đẳng.
Câu 67: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là
A. Dân tộc – quốc gia. B. Dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc đa số D. Dân tộc – tộc người.
Câu 68: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác dụng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước Việt Nam?
A. Làm nền tảng trong qua trình hội nhập hiện nay.
B. Làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống.
D. Củng cố giử vững biên giới và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 69: Vì sao việc đi lại vận chuyển của dân tộc Kinh ở trong và ngoài nước ngày càng dễ dàng thuận
tiện?
A. Do có nhiều vùng dân cư tập trung đông đúc
B. Do nhu cầu ổn định mức sống của nhân dân ở địa phương
C. Do có nhiều khu vực xa xôi, hẻo lánh cần vận chuyển hàng hóa.
D. Do phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông
Câu 70: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay?
A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn
ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia
B. Việt Nam có cơ hội vươn ra hội nhập với thị trường thế giới nhanh chóng
C. Tạo nên một cộng đồng quốc gia gồm nhiều tộc người luôn chung sống hoà hợp, tạo điều kiện xây
dựng một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.
D. Là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ
độc lập dân tộc.
Câu 71: Trong cuộc sống, người Kinh và các dân tộc thiểu số thực hành nhiều phong tục, tập quán liên
quan đến
A. chu kì phát triển văn hóa B. chu kì phát triển kinh tế
C. chu kì vòng đời D. chu kì vận động của Trái đất
Câu 72: Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
A. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng
B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm
C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
D. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.
Trang 7/8 - Mã đề thi 121
Câu 73: Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là gì?
A. Máy móc dần dần thay thế sức lao động của con người.
B. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.
C. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
D. Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
Câu 74: Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?
A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu thủy. D. Xe lửa.
Câu 75: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ
A. lao động thủ công sang lao động máy móc.
B. cơ khí hóa sang điện khí hóa.
C. cơ khí hóa sang tự động hóa.
D. cơ khí hóa sang hiện đại hóa.
Câu 76: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
B. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.
D. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
Câu 77: Hoạt động nào sau đây thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân tộc?
A. Nhân dân cả nước chung tay ủng hộ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại sau một cơn bão.
B. Bộ trưởng Bộ Công An chỉ đạo mở rộng điều tra các hoạt động phạm tội tại tỉnh Bình Dương.
C. Nhà nước cử phái đoàn tham gia gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.
D. Chính phủ đề ra biện pháp giải quyết tình trạng Trung Quốc xâm chiếm trái phép chủ quyền biển
đảo Việt Nam .
Câu 78: Nét tương đồng trong bữa ăn của các cộng đồng dân tộc Việt Nam trước đây là

A cơm tẻ, rau, cá. B. cơm nếp, rau, cá. C. bánh mì, khoai tây. D. cơm thập cẩm.
Câu 79: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tính cụ thể. B. tính dân chủ. C. tính dân tộc. D. tính toàn diện
Câu 80: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển
đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào dưới đây?
A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quốc hội do nhân dân bầu ra.
D. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 8/8 - Mã đề thi 121

You might also like