Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CHUYÊN ĐỀ BÀI TIẾT

(Hạn hoàn thành 15/06)


Câu 1.
Hoạt động của hệ bài tiết ở người đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Những thay đổi về
cấu trúc cũng như chức năng của hệ sẽ gây ra những thay đổi các đặc điểm sinh lí vốn có của cơ
thể người. Trong một khảo sát diện rộng để tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến hệ bài tiết,
người ta đã tiến hành xác định điện thế màng neuron lúc nghỉ (1), thể tích và áp suất thẩm thấu
của máu (2), áp lực thẩm thấu dịch lọc ở đoạn cuối ống góp (3), nồng độ andosteron huyết tương
(4), nồng độ Na+ và K+ huyết tương (5). Một phần kết quả của khảo sát này được thể hiện ở các
Hình 6.1, 6.2, 6.3 và các Bảng 6.1, 6.2 (BT là bình thường).

Hình 6.1 Hình 6.2 Hình 6.3


Bảng 6.1 (Các giá trị nồng độ Bảng 6.2
andosteron huyết tương được đo ở tư thế Kế Nồng độ Na+ huyết Nồng độ K+ huyết
đứng) t tương (mmol/L) tương (mmol/L)
Kết quả Nồng độ andosteron qu
huyết tương (pmol/L) ả
BT 111 - 860 BT 135 - 145 3,5 - 5
(A) 98 (A) 150 5,6
(B) 790 (B) 113 2
(C) 164 1,8
(D) 108 6,1
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Ở người đang sử dụng thuốc Furosemide có tác dụng ức chế hoạt động của protein đồng
vận chuyển Na+ và Cl- đặc hiệu ở thành tế bào ống thận của nhánh lên quai Henle thì kết quả về
các chỉ tiêu sinh lí (1), (3), (4) và (5) sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
2. Ở người tăng nhạy cảm thụ thể hormone ADH ở thành tế bào ống thận thì kết quả về các
chỉ tiêu sinh lí (2), (3) và (4) sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
Câu 2.
1. Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những
trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao?
a. Nồng độ prôtêin trong máu thấp.
b. Tính thấm của mao mạch đối với prôtêin huyết tương tăng, prôtêin huyết tương đi từ mao
mạch vào dịch kẽ.
c. Nồng độ aldosteron trong máu cao ở Hội chứng Conn.
d. Máu trở về tim theo đường tĩnh mạch bị cản trở.
2. Khi ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với lúc bình
thường. Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu liên quan đến 2 loại thức uống này khác nhau như thế
nào?
Câu 3.
Hình bên thể hiện mối liên quan giữa lượng phôtphat đi qua nang Bowman (I) và ống góp
(II) với lượng ion phôtphat trong huyết tương

a. Hãy vẽ đồ thị để chỉ ra sự thay đổi trong tốc độ tái hấp thu của thận với ion phôtphat theo
sự tăng của lượng ion này trong máu từ 0 đến 4 mmol. Giải thích cách vẽ.
b. Một người bị bệnh thở nhanh do thay đổi pH máu. Hãy cho biết mức độ thải ion HPO42-
qua dịch lọc ở vị trí (II ) của ngườí này khác biệt như thế nào so với người khỏe mạnh? Giải
thích.
c. Một số chi số đã được đo ở người khỏe mạnh cho thấy: tốc độ lọc ở cầu thận là 139
ml/phút, tốc độ tạo nước tiểu là 1 ml/phút, nồng độ Na+ ở huyết tương là 135 mmol lít, nồng độ
Na+ trong nước tiểu là 125 mmol/lít. Hãy cho biết tốc độ tái hấp Na+ ở thận bằng bao nhiêu
mmol/phút? Nêu cách tính.
Câu 4.
1. Biểu đồ sau đây thể hiện sự thay đổi nồng độ
glucose ở thận theo nồng độ glucose trong huyết
tương.
a. Hãy ghép các chữ cái (A - D) ở hình trên
tương ứng với ý nghĩa sau đây? (Không cần giải
thích)
(1) Thải glucose.
(2) Lọc glucose.
(3) Tái hấp thu glucose.
(4) Nồng độ glucose bình thường.
b. Tốc độ tái hấp thu glucose tối đa là bao nhiêu
miligam/phút (mg/phút)?
2. Creatinine là một dạng biến đổi của creatine
sau khi đã loại bỏ nhóm phosphate cho sự tạo
ATP trong điều kiện vận động cường độ cao do
thiếu O2. Tỉ lệ ure/creatinine trong máu là một
chỉ tiêu chức năng thận. Ure và creatinine đều có thể tự do qua hàng rào lọc ở cầu thận. Tuy
nhiên, trong khi creatinine không được tái hấp thu trở lại, một lượng ure được tái hấp thu trở lại
ở ống góp.
So với người khỏe mạnh, tỉ lệ ure/creatinine máu sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp
(a-f) sau? Giải thích.
a) Người bị hư hại cấp tính làm giảm hoạt động các tế bào biểu mô ống góp.
b) Người bị mất nước trầm trọng (chức năng thận bình thường).
c) Người đang thường xuyên ăn nhạt và uống nhiều nước.
d) Người bị tắc nghẽn cấp tính niệu đạo, bàng quang chưa giãn tối đa.
e) Người tập thể thao cường độ cao, kéo dài, uống đủ nước.
Câu 5.
Cá xương ở biển và cá xương nước ngọt có một số đặc điểm khác biệt về thành phần nước tiểu
và cấu tạo của cơ quan bài tiết.
a) Loại cá nào thải được NH3 theo nước tiểu? Giải thích.
b) Đặc điểm cấu tạo nephron của thận ở hai loại cá này có gì khác nhau? Đặc điểm ở mỗi loại cá
giúp chúng thích nghi với môi trường sống như thế nào?
Câu 6.
1. Biểu đồ sau đây thể hiện sự thay đổi nồng độ
glucose ở thận theo nồng độ glucose trong huyết
tương.
a. Hãy ghép các chữ cái (A - D) ở hình trên
tương ứng với ý nghĩa sau đây? (Không cần giải
thích)
(1) Thải glucose.
(2) Lọc glucose.
(3) Tái hấp thu glucose.
(4) Nồng độ glucose bình thường.
b. Tốc độ tái hấp thu glucose tối đa là bao nhiêu
miligam/phút (mg/phút)?
2. Creatinine là một dạng biến đổi của creatine
sau khi đã loại bỏ nhóm phosphate cho sự tạo
ATP trong điều kiện vận động cường độ cao do
thiếu O2. Tỉ lệ ure/creatinine trong máu là một
chỉ tiêu chức năng thận. Ure và creatinine đều có thể tự do qua hàng rào lọc ở cầu thận. Tuy
nhiên, trong khi creatinine không được tái hấp thu trở lại, một lượng ure được tái hấp thu trở lại
ở ống góp.
So với người khỏe mạnh, tỉ lệ ure/creatinine máu sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp
(a-f) sau? Giải thích.
a) Người bị hư hại cấp tính làm giảm hoạt động các tế bào biểu mô ống góp.
b) Người bị mất nước trầm trọng (chức năng thận bình thường).
c) Người đang thường xuyên ăn nhạt và uống nhiều nước.
d) Người bị tắc nghẽn cấp tính niệu đạo, bàng quang chưa giãn tối đa.
e) Người tập thể thao cường độ cao, kéo dài, uống đủ nước.
Câu 7.
1. Cho các thành phần của đơn vị thận (ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, cầu thận, nhanh lên
quai Henle) ở động vật có vú với các đặc tính hoặc sự kiện tương ứng trong bảng sau:
Đặc tính hoặc sự kiện Thành phần của đơn vị thận
Máu được lọc 1
Hầu như tất cả glucose được tái hấp thu lại 2
Nước tiểu trở nên axit 3
Ion Na+ được tái hấp thu nhờ tác động của 4
aldosteron
Hãy cho biết 1,2,3,4 tương ứng với thành phần nào của thận.
2. Một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc Furosemid (thuốc lợi tiểu) quá
nhiều, em hãy dự đoán bác sĩ sẽ chọn phương pháp nào sau đây để điều trị cho bệnh nhân này?
Giải thích.
(1) Truyền dung dịch sinh lý đẳng trương.
(2) Truyền huyết tương.
(3) Truyền máu.
(4) Cho uống dung dích giống giao cảm.
Câu 8.
a) Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên
hình dưới đây.

Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào : (1) tế bào ống lượng gần của thận người,
(2) tế bào đoạn mảnh của nhánh lên quai Henle ở thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương
nước ngọt) được thể hiện tương ứng với hình nào trong những hình trên (từ hình a đến hình d) ?
Giải thích.
b) Đồ thị dưới đây cho thấy nồng độ glucose trong máu sau khi tiêm hoocmon I, II, III
riêng rẽ hoặc kết hợp. Cho một số hoocmon dưới đây:
Insulin ADH
Adrenanlin Renin
Glucagon Angiotensinoge
n
Cortisol Calcitonin

Trong số các hoocmon đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmon phù hợp với kết quả thu được
trên đồ thị và giải thích?
Câu 9.
a) Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H 2O
vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này:
- Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
- Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi không? Vì sao?
b) Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với
lúc bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau như thế
nào?
Câu 10.
Một nghiên cứu được tiến hành để điều tra sự đáp ứng của tế bào tuyến tụy đối với sự tăng
nồng độ glucose trong máu. Một người đã kể lại là không ăn và uống bất cứ thứ gì ngoài uống
nước trong vòng 12 giờ sau đó uống nước đường. Mẫu máu được lấy từ người này với khoảng
cách 1 giờ một lần và tiến hành trong 5 giờ; nồng độ glucose, insulin và glucagon đã được đo lại.
Kết quả thu được ở hình 6.

a. Giải thích tại sao người này không ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 12 giờ
trước khi uống nước đường. Hình 6
b. Sử dụng thông tin được cung cấp ở hình trên để miêu tả đáp ứng của tế bào tuyến tụy
với sự tăng nồng độ glucose trong máu.
c. Nếu tiếp tục nghiên cứu với thời gian dài hơn 5 giờ mà người đó không được ăn hay
uống bất cứ thứ gì. Hãy phác thảo theo trình tự các sự kiện xảy ra khi glucagon liên kết với thụ
thể trên màng tế bào gan.
Câu 11.
1. Ở mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ một
lớp biểu mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na và Cl vào môi trường và nước từ môi
trường có xu hướng đi vào huyết tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các
ion vô cơ và nước qua mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và
nước ngoài môi trường. Hình 6 cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá.

Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và giải thích.
A. Ức chế bơm Cl- làm pH máu tăng.
B. Nồng độ CO2 tăng do hoạt động trao đổi chất (Catabolism) làm tăng vận chuyển Na+ và Cl-
qua tế bào biểu mô.
C. Chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm dòng Na+ vào tế bào nhưng không ảnh hưởng đến
dòng HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang.
D. Khi cơ thể bị nhiễm kiềm (alkalosis), tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển
trao đổi ion Cl- /HCO3-
2. Trong một cuộc điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất nước tiểu, một người đã
uống một lít nước. Nước tiểu của người đó được thu thập cách nhau nửa giờ trong bốn giờ sau
khi uống. Vào ngày hôm sau, cùng một người uống một lít dung dịch muối loãng và nước tiểu
thu được như nhau. Dung dịch muối loãng có cùng thế nước với huyết tương.
a. Hãy xác định đường nào là của ngày 1, đường nào là của ngày 2. Giải thích.
b. Tính lượng nước tiểu được tạo ra trong hai giờ sau khi uống một lít nước ở ngày 1.
c. Khi uống dung dịch muối loãng, huyết áp của người đó thay đổi như thế nào? Giải thích
Câu 12.
Một nhà nghiên cứu tiến hành thí
Dung dịch Dung dịch Dung dịch Dung dịch
nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của phlorizin NaCl 0,9% chứa phlorizin chứa STR chứa STR +
phlorizin
lên một số chỉ số sinh lí máu và nước tiểu của
chuột bình thường và chuột đái tháo đường gây
tạo bởi streptozotocin (STR, một chất ức chế tín
hiệu insulin của tế bào đích). Phlorizin ức chế
SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucôzơ ở
thận. Thiết kế thí nghiệm được thể hiện ở hình Nhóm 1
(đối chứng)
Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

dưới đây. Sau 4 tuần thí nghiệm, một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu trong ngày và sự biểu hiện
gen SGLT2 ở thận đã được xác định. Biết rằng các nhóm chuột có chế độ ăn như nhau và uống
nước theo nhu cầu.
Hãy cho biết:
a. Nhóm chuột nào có giá trị huyết áp cao nhất? Giải thích.
b. Nhóm chuột nào tạo ra lượng nước tiểu nhiều nhất? Giải thích.
c. Nhóm chuột nào có mức độ biểu hiện gen SGLT2 ở thận cao nhất? Giải thích.
d. Mức độ biểu hiện gen SGLT2 ở miền tủy thận và miền vỏ thận khác nhau thế nào? Giải
thích.
Câu 13.
a. Một người do ăn mặn và uống nhiều nước nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H2O
vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này: Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước
tiểu có thay đổi không? Vì sao?
b. Một người bị bệnh đái tháo nhạt, hãy cho biết hàm lượng renin, aldosteron, thể tích dịch ngoại
bào có thay đổi không? Vì sao?
Câu 14.

Một dòng chuột chuyển gen khỏe mạnh bình thường khi cho chúng ăn đều đặn và không cho vận
động. Sau khi cho ăn, nồng độ glucose trong máu tăng nhẹ và sau đó giảm xuống tới mức cân
bằng nội môi. Tuy nhiên nếu những con chuột này được vận động nhanh, nồng độ glucose trong
máu giảm xuống tới mức nguy hiểm. Trường hợp nào sau đây có thể giải thích cho hiện tượng
này? Vì sao?

TH1: Chuột bị mắc tiểu đường phụ thuộc insulin.


TH2: Chuột bị thiếu thụ thể insulin trên màng tế bào.
TH3: Chuột thiếu thụ thể glucagon trên màng tế bào.
TH4: Chuột không thể tổng hợp glycogen từ glucose.
HDC:
TH1: Không, vì nồng độ đường trong máu giảm xuống quá thấp. Tiểu đường có xu hướng làm
nồng độ đường trong máu cao hơn sau khi ăn.
TH2: Không, vì Insulin vẫn hoạt động chức năng vì ta có thể thấy nồng độ đường trong máu ở
mức cân bằng nội môi cho đến khi ăn.
TH3: Đúng, vì khi không có glucagon, việc tập thể dục và hoạt động mạnh làm giảm đường
trong máu; các tế bào không thể huy động đường dự trữ, do đó đường trong máu giảm xuống.
Insulin không có tác dụng này.
TH4: Không, vì nếu chuột không tổng hợp được glycogen từ glucose thì đường glucose trong
máu phải tăng lên rất cao sau khi ăn.
Câu 15.
Một chất X có khả năng ức chế quá trình tiết ion H+ vào ống thận. Để nghiên cứu ảnh hưởng
của hiện tượng này đến cân bằng nội môi, người ta tiêm chất X cho chuột thí nghiệm. Các kết
luận dưới đây đúng hay sai, giải thích?
a) Chất X có hoạt tính lợi tiểu.
b) Chất X làm tăng nồng độ ion HCO3- trong máu.
c) Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp kiềm huyết.
d) Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp toan huyết.

Câu 16.
Bảng dưới đây cho biết một số đặc điểm bài tiết thích nghi với môi trường sống về cấu
tạo và chức năng hệ bài tiết ở một số nhóm động vật. Hãy Đánh dáu (X) vào mỗi đặc điểm đúng
và giải thích.
Đặc điểm Cá chép Chim bồ câu Cá xương ở biển Chuột
Chất thải NH3
Chất thải urê
Chất thải axit uric
Thải muối tích cực
Hấp thu muối tích cực
Thải nước tiểu nhược trương với cơ thể
Thải nước tiểu đẳng trương với cơ thể
Thải nước tiểu ưu trương với cơ thể
Câu 17.
a. Creatinine là một dạng biến đổi của creatine sau khi đã loại bỏ nhóm photphat cho sự
tạo ATP trong điều kiện vận động cường độ cao do thiếu O 2. Ure và creatinine đều có thể đi tự
do qua hàng rào lọc ở cầu thận. Tuy nhiên trong khi creatinine không được tái hấp thu trở lại một
lượng ure được tái hấp thu ở ống góp.
So với người khỏe mạnh, tỉ lệ ure/creatinine máu sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp
từ 1-4 sau? Giải thích.
(1). Người bị hư hại thận cấp tính làm giảm hoạt động của các tế
bào biểu mô ống góp.
(2). Người có chức năng thận bình thường nhưng bị mất nước trầm
trọng.
(3). Người bị tắc nghẽn cấp tính niệu đạo, bàng quang chưa giãn tối
đa.
(4). Người tập thể thao cường độ cao kéo dài, uống đủ nước.
b. (1). Tế bào ở Hình 6 là thể hiện của loại tế bào nào sau: tế
bào thành ống góp, tế bào thành quai Henle tế bào thành ống lượn xa? Giải thích.
(2). Thuốc Acetazolamide là loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của enzyme
carbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt động của
enzyme này lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước tiểu?
Câu 18.
Hoạt động của hệ bài tiết ở người đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Những thay đổi
về cấu trúc cũng như chức năng của hệ sẽ gây ra những thay đổi các đặc điểm sinh lí vốn có của
cơ thể người. Trong một khảo sát diện rộng để tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến hệ bài
tiết, người ta đã tiến hành xác định điện thế màng neuron lúc nghỉ (1), thể tích và áp lực thẩm
thấu của máu (2), áp lực thẩm thấu dịch lọc ở đoạn cuối ống góp (3), nồng độ andosteron huyết
tương (4), nồng độ Na+ và K+ huyết tương (5). Một phần kết quả của khảo sát này được thể hiện
ở các Hình 6.1, 6.2, 6.3 và các Bảng 6.1, 6.2 (BT là bình thường).
Hình 6.1 Hình 6.2 Hình 6.3
Bảng 6.1 (Các giá trị nồng độ Bảng 6.2
andosteron huyết tương được đo ở tư thế Kế Nồng độ Na huyết+
Nồng độ K+ huyết
đứng) t tương (mmol/L) tương (mmol/L)
Kết quả Nồng độ andosteron qu
huyết tương (pmol/L) ả
BT 111 - 860 BT 135 - 145 3,5 - 5
(A) 98 (A) 150 5,6
(B) 790 (B) 113 2
(C) 164 1,8
(D) 108 6,1
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Ở người đang sử dụng thuốc Furosemide có tác dụng ức chế hoạt động của protein đồng
vận chuyển Na+ và Cl- đặc hiệu ở thành tế bào ống thận của nhánh lên quai Henle thì kết
quả về các chỉ tiêu sinh lí (1), (3), (4) và (5) sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
b) Ở người ăn nhạt (ít muối NaCl) kéo dài thì kết quả về các chỉ tiêu sinh lí (1), (4) và (5)
sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
c) Ở người tăng nhạy cảm thụ thể hormone ADH ở thành tế bào ống thận thì kết quả về các
chỉ tiêu sinh lí (2), (3) và (4) sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
d) Ở người dùng thuốc aspirin có tính axit kéo dài thì kết quả về các chỉ tiêu sinh lí (1), (4)
và (5) sẽ tương ứng với kí hiệu nào? Giải thích.
Câu 19.
Inulin là chất được sử dụng để xác định tốc độ lọc ở cầu thận do toàn bộ inulin trong huyết tương
đều được lọc qua cầu thận và không được tái hấp thu. Quá trình tái hấp thu urea ở ống thận được
thực hiện theo cơ chế khuếch tán. Quá trình bài tiết ion K + ở ống thận theo cơ chế vận chuyển
chủ động. Bảng 1 thể hiện kết quả phân tích một số chỉ số liên quan đến bài tiết và tuần hoàn
máu ở thận của một người bình thường khỏe mạnh.
Bảng 1
Chỉ số Giá trị
Tốc độ dòng huyết tương qua thận 600 mL/phút
Nồng độ inulin huyết tương 2 mg/mL
Nồng độ urea huyết tương 2,5 mg/mL
Nồng độ K+ huyết tương 4 mEq/L
Tốc độ tạo nước tiểu 1,2 mL/phút
Nồng độ inulin nước tiểu 200 mg/mL
Nồng độ urea nước tiểu 90 mg/mL
Nồng độ K+ nước tiểu 60 mEq/L
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Nêu cách tính và tính các chỉ số sau:
- Tỉ lệ lọc của cầu thận. Biết rằng, tỉ lệ lọc là tỉ lệ lượng huyết tương được lọc qua cầu
thận trên tổng lượng huyết tương qua thận.
- Tốc độ tái hấp thu urea.
b. Người có thụ thể ADH giảm nhạy cảm có tốc độ tái hấp thu urea tăng, giảm hay không
đổi so với người bình thường khỏe mạnh có cùng chế độ ăn uống và hoạt động? Giải thích.
c. Người bị bệnh huyết áp thấp có tốc độ bài tiết K + tăng, giảm hay không đổi so với
người bình thường khỏe mạnh có cùng chế độ ăn uống và hoạt động? Giải thích.
Câu 20.
1. Bảng dưới đây thể hiện sự có mặt và không có mặt của ba chất A, B, C khác nhau ở trong một
số vị trí của cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh.
Vị trí A B C
Tiểu động mạch đến Có Có Có
Ống lượn xa Không Có Không
Nang Bowman Không Có Có
Hãy cho biết mỗi chất trong A, B, C tương ứng với từng chất nào (1, 2, 3, 4) sau đây. Giải
thích.
(1) Prôtêin (2) Glucôzơ (3) Urê (4) Axit amin
2. Hai nhóm người trưởng thành khỏe mạnh bình thường
(với các thông số sinh lý, độ tuổi, tỷ lệ giới tính là tương
đương) tham gia vào một nghiên cứu về chức năng thận.
Trước thí nghiệm 30 phút, mỗi người của một nhóm uống
500 mL nước, trong khi mỗi người của nhóm còn lại uống
100 mL nước. Tại thời điểm t = 0 phút, mỗi người trong cả
hai nhóm uống 750 mL nước. Thiết bị điện tử được dùng để
đo tốc độ tạo nước tiểu. Số liệu trung bình về giá trị này Hình 10
trong hai nhóm thí nghiệm được biểu thị ở hình bên.
a. Tốc độ tái hấp thu nước tuyệt đối bởi các đơn vị thận của nhóm II tại thời điểm t = 60 phút cao
hơn hay thấp hơn so với nhóm I? Giải thích.
b. Nồng độ aldostêrôn huyết tương của nhóm I thấp nhất vào thời điểm nào? Giải thích.
c. Nhóm nào đã uống 500 mL nước vào thời điểm 30 phút trước thí nghiệm? Giải thích.
d. Nêu cách tính và tính lượng nước tiểu trong khoảng thời gian từ t = 40 phút đến t = 60 phút ở
nhóm II.
Câu 21.
Sơ đồ hình 11 dưới đây biểu diễn cấu tạo của một nephron ở người trưởng thành.

Hình 10
Hãy cho biết:
a) Tại các vị trí tương ứng với số nào (1-4) thì giá trị áp suất thẩm thấu trung bình của dịch
lọc là ưu trương hơn so với giá trị áp suất thẩm thấu trung bình của máu trong cơ thể?
Giải thích.
b) Các cấu trúc tương ứng với số nào (1-4) tham gia vào điều hòa pH máu? Giải thích.
c) Tại các vị trí tương ứng với số nào (1-4), Na+ được tái hấp thu từ dịch lọc? Giải thích.
d) Mũi tên màu trắng thể hiện chiều dòng máu ở quản cầu thận. Tốc độ lọc ở quản cầu thận
sẽ thay đổi như thế nào khi đường kính mạch máu bị co lại ở điểm X? Giải thích.
Câu 22.
1. Hình dưới là sơ đồ của nephron từ thận của ba động vật có vú khác nhau, X, Y và Z
a. Trong các cấu trúc trên
thì D là phần gì của
nephron?
b. Giải thích mối quan hệ
giữa độ dài của phần D
trong các nephron và khả
năng bài tiết nước tiểu?
c. Giả sử có 3 loài: Hải ly,
chuột nhà, chuột sống ở xa
mạc, em hãy sắp xếp các
loài này tương ứng với 3
loài X, Y, Z trong hình bên?

2. Dưới đây là một số loại thuốc tác động đến hoạt động bài tiết được sử dụng phổ biến trong
điều trị y tế:
- Thuốc furosemide ức chế prôtêin đồng vận chuyển Na+/K+/Cl̶ ở nhánh lên của quai Henle
- Thuốc bendroflumethiazide ức chế prôtêin đồng vận chuyển Na+/Cl̶ ở đầu ống lượn xa
- Thuốc amiloride phong bế kênh vận chuyển Na+ ở tế bào biểu mô ống lượn xa và ống góp
- Thuốc spironolactone ức chế hoocmôn corticoit khoáng
Giải thích cơ chế tác động của mỗi loại thuốc nên lượng nước tiểu.
Câu 23.
a. Nêu cơ chế của hệ thống nhân nồng độ ngược dòng ở thận.
b. Một em bé bị sốt nên nôn nhiều lần trong ngày
b1. Tình trạng nói trên của em bé gây mất cân bằng nội môi như thế nào? Cho biết, em bé nôn
nhiều và không giữ được nước.
b2. Nêu các cơ quan chủ yếu và cách thức hoạt động của các cơ quan tham gia điều chỉnh lại
cân bằng nội môi về mức bình thường.
Câu 24.
1) Một nhà nghiên cứ tiến hành thí nghiệm nhằm
xác định ảnh hưởng của phlorizin lên một số chỉ số sinh
lý máu và nước tiểu của chuột bình thường và chuột đái
tháo đường gây tạo bởi streptozotocin (STR, một chất
ức chế tín hiệu insulin của tế bào đích). Phlorizin ức chế
SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucozo ở thận.
Thiết kế thí nghiệm được thể hiện ở hình dưới đây. Sau
4 tuần thí nghiệm, một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu
trong ngày và sự biểu hiện gen SGLT2 ở thận đã được
xác định. Biết rằng các nhóm chuột có chế độ ăn như
nhau và uống nước theo nhu cầu.
Hãy cho biết:
a) Nhóm chuột nào có giá trị huyết áp cao nhất? Giải thích.
b) Nhóm chuột nào tạo ra lượng nước tiểu nhiều nhất? Giải thích.
c) Nhóm chuột nào có mức độ biểu hiện gen SGLT2 ở thận cao nhất? Giải thích.
d) Mức độ biểu hiện gen SGLT2 ở miền tuỷ thận và miền vỏ thận khác nhau thế nào? Giải
thích.
2) Hình 5.A miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucosevào tế
bào. Cơ chế này gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4.Bốn bệnh
nhận E, F, G và H mỗi người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước1, 2,3, 4 trong quá trình
gồm bốn bước này. Có hai test kiểm tra cho những bệnh nhân này.
- Test 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các
nồng độ insulin khác nhau được xác định (Hình 5.B).
- Test 2: mỗi học sinh được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và
nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 5.C).

Hình 5.
A- quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào
B- tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau
C- nồng độ glucose trong huyết tương tại các thời điểm khác nhau
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích
(1). Kết quả của Test 1 của bệnh nhân G được chỉ ra ở đường 1.
(2) Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân F.
(3). Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
(4). Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H.
Câu 25.
1. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và nước vượt
mức nhu cầu. Hãy cho biết người này:
- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
- Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào?
2. Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận
của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích.
3. Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những
trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao?
- Nồng độ prôtêin trong máu thấp.
- Nồng độ glucôzơ trong máu thấp.
Câu 26.
a. So với những người có chế độ ăn bình thường thì những người có chế độ ăn mặn
thường xuyên, có hàm lượng renin trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. Thuốc Acetazolamide là loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của enzyme carbonic
anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt động của enzyme này
lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước tiểu?
Câu 27.
1. Hình dưới đây mô tả
Hãy cho biết tên gọi của (1) và nguyên nhân tạo ra (1). Hãy giải thích tại sao người bị bệnh này
thường hay bị tiểu rắt?

2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến áp suất thủy tĩnh ở cầu thận

Câu 28.
a) Ở người, hệ mao mạch thận vừa phải cần áp lực lớn để lọc, vừa phải tái hấp thu các chất
cần thiết cho cơ thể nên đòi hỏi áp lực thấp. Cấu trúc hệ mạch ở thận khắc phục mâu thuẫn trên
như thế nào để thực hiện đồng thời 2 chức năng đó?
b) Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể luôn tạo ra các sản phẩm làm biến đổi pH máu, sự
biến đổi này cần thường xuyên được điều chỉnh để duy trì ổn định pH máu. Phản ứng điều chỉnh
pH máu có sự tham gia tích cực và hiệu quả của thận. Hãy chứng minh nhận định trên?
Câu 29.
a) Quá trình hình thành nước tiểu ở thận người có thể chia làm ba giai đoạn: lọc ở cầu thận; tái
hấp thu các chất ở ống và tiết các chất vào ống thận. Hình A thể hiện đơn giản các thành phần
trong cấu trúc thận và các mạch máu liên quan. Bảng B thể hiện sự có mặt hoặc không có mặt
của các chất (X, Y, Z) ở mỗi cấu trúc (kí hiệu từ 1 đến 6) ở hình A.

- Xác định tên các cấu trúc từ 1 đến 6 ở hình A?


- Ở người khỏe mạnh bình thường, chất X, Y, Z tương ứng với thành phần nào trong ba thành
phần sau: glucôzơ, prôtêin, ion Na+? Giải thích.
b) Renin là enzim do bộ máy cận quản cầu tiết ra. Ở người khỏe mạnh bình thường, Renin được
tiết ra khi nào và nó có tác dụng gì trong quá trình điều hòa hoạt động thận?
Hướng dẫn chấm
Câu 30.
Chất S có tác dụng ức chế đặc hiệu sự bài tiết của các ion H + ở các tế bào ống thận; Để nghiên
cứu tác dụng này của chất S trong mối liên quan với môi trường nội môi, người ta đã tiến hành
tiêm chất S với liều lượng có tác dụng lên chuột thí nghiệm.
Hãy cho biết ở chuột được tiêm chất S như trên thì các thành phần sau (1-4) thay đổi như thế
nào? Giải thích.
1) Thể tích nước tiểu.
2) Nồng độ ion HCO3- trong máu.
3) Nồng độ của ion K+ trong máu.
4) Nồng độ của ion H2PO4- trong nước tiểu.
Câu 31.
1. Các động vật sống ở sa mạc như chuột túi có khả năng duy trì cơ thể
trong điều kiện thiếu nước thông qua sự thích nghi cao của thận. Để loại bỏ
chất thải mà không mất nước, các loài đã phát triển các cơ chế cô đặc nước
tiểu. Có hai loại nephron Hình 6.1A, là miền vỏ (C) và nephron cận tủy
(JM). Tỉ lệ của hai loại nephron khác nhau giữa các động vật. Bảng 6.1B
thể hiện môi trường sống của mỗi loài động vật và nồng độ urê trong nước
tiểu. Hình 6.1C thể hiện tỉ lệ cận tủy/miền vỏ (số lượng của nephron JM/số
lượng nephron C) của mỗi loài động vật.
Hình 6.1A
Nồng độ urê
Loài Môi trường nước tiểu
(mOsm/L)
Chuột Trung bình 2900
Mèo nhà Trung bình 3100
Chuột túi Khô 5500
Hải ly Nước ngọt/ cạn 520
Người Trung bình 1400
Cá heo Biển 1800
Linh
Khô 1880
dương
Lạc đà Khô 2800
Bảng 6.1B Hình 6.1C
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Dựa vào Hình 6.1A hãy dự đoán ý nghĩa của sự khác biệt tỉ lệ JM/C giữa các loài động vật.
Giải thích.
b) Trong các loài đã liệt kê ở bảng 6.1B, loài nào có tỉ lệ JM/C cao nhất? Loài nào có tỉ lệ JM/C
thấp nhất? Giải thích.
c) Nồng độ urê nước tiểu có tỉ lệ thuận với tỉ lệ JM/C ở tất cả các loài không? Giải thích.
2. Một thí nghiệm liên quan đến sự tạo
thành nước tiểu đã được tiến hành ở loài
chó Canis lupus familiaris. Các con chó
tham gia thí nghiệm cùng độ tuổi, cân
nặng và giới tính. Chúng được chia
thành 04 nhóm thí nghiệm.
- Nhóm 1: tiêm nước muối đẳng
trương.

Hình 6.2
- Nhóm 2: tiêm nước lọc.
- Nhóm 3: uống nước muối đẳng trương.
- Nhóm 4: uống nước lọc.
(Chú thích: urine output: nước tiểu tạo ra, đo bằng ống thông nước tiểu, đơn vị: ml/s; water
given: thời điểm cấp nước; time: thời gian)
a) Mỗi đường A, B, C, D thể hiện sự tạo thành nước tiểu tương ứng ở các con chó thuộc
nhóm thí nghiệm (1 – 4) nào? Giải thích.
b) Sự điều chỉnh thể tích máu nhanh (mạnh) hơn hay chậm (yếu) hơn so với điều chỉnh áp
suất thẩm thấu? Giải thích.

……………….HẾT……………

You might also like