Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA NÔNG LÂM


-------------

SEMINAR CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI 1: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN


XUẤT THỰC PHẨM ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG NÀY

GVHD: Nguyễn Thị Hậu


Lớp: TPK45

Lâm Đồng, 04/2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................3

1. Khái niệm ................................................................................................................................... 3

2. Quy trình sản xuất: ..................................................................................................................... 4

3. Tác nhân gây ô nhiễm ................................................................................................................ 5

3.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 5

3.1.1. Khí thải là gì? ....................................................................................................... 5

3.2. Nguồn gốc ....................................................................................................................... 5

3.2.1. Nguồn phát sinh khí thải đối với nhà máy thủy sản .............................................5

3.1.2. Chất thải rắn là gì? ............................................................................................... 5

3.1.3. Nước thải là gì ? ................................................................................................... 5

3.2.3. Nguồn gốc nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản ............................................ 7

3.1.4. Thuốc bảo vệ thực vật là gì? ................................................................................ 5

3.2.4.Phát sinh từ việc trồng trọt .................................................................................... 8

4. Biện pháp giảm thiểu tác động ...................................................................................................9

4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ nhà máy chế biến thủy sản ....... 9

4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ trồng trọt: ............................... 10

KẾT LUẬN ..................................................................................................................................10

Tài liệu tham khảo: .......................................................................................................................11

2
MỞ ĐẦU

Nội dung đề tài: Phân tích tác động của hoạt động sản xuất thực
phẩm đến môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động này

Mục tiêu trình bày rõ các nội dung:

Làm rõ được các tác động của hoạt động sản xuất thực phẩm đến
môi trường như thế nào?

Và đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng tác động ảnh hưởng

Lý do chọn đề tài:

Vấn đề môi trường hiện nay đang là một vấn nóng của xã hội. Từ
khi văn minh con người hình thành chúng ta đã luôn tìm hiểu về vấn đề
môi trường. Hơn nữa tìm hiểu về kiến thức về tác động của hoạt động sản
xuất thực phẩm đến môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác
động thì sau ta có thể tăng thêm về cơ hội việc làm và lập nghiệp sau này.

Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Tra cứu tài liệu từ slide Giảng viên

Tra cứu các bài báo khoa học

Tra cứu luật về môi trường

1. Khái niệm

A. Sản xuất thực phẩm là gì?

Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một hoặc 1 số hoặc tất cả các
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế
biến, bao gói, bảo quản để tạo ra sản phẩm.

3
B. Trồng trọt là gì?

Trồng trọt là ngành kinh tế – kỹ thuật trong nông nghiệp có liên


quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục
vụ mục đích của con người

2. Quy trình sản xuất:

A. Quy trình trồng trọt

B. Quy trình sản xuất thủy sản (cá tra)

4
3. Tác nhân gây ô nhiễm

3.1. Khái niệm

3.1.1. Khí thải là gì?

Khí thải chính là lượng khí có chứa các thành phần độc hại được thải
ra từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người và sản xuất công
nghiệp.

3.1.2. Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.

CTR công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các khu, cụm công nghiệp và
đã đạt khoảng 8,1 triệu tấn vào năm 2016. Chất thải nguy hại công nghiệp
thường chiếm 15-20% lượng CTR công nghiệp, phát sinh chủ yếu ở các
ngành công nghiệp nhẹ, luyện kim, hóa chất.

3.1.3. Nước thải là gì ?

Là nước được thải bỏ sau khi đã dùng trong sinh hoạt, trong sản xuất
hoặc chảy qua các vùng đất ô nhiễm. Về bản chất nước thải là nước cấp
của cộng đồng sau khi được sử dụng với các mục đích khác nhau.

3.1.4. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được
dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng
trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay
để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến
kho bảo quản.

3.2. Nguồn gốc

3.2.1. Nguồn phát sinh khí thải đối với nhà máy thủy sản
5
Đối với nhà máy chế biến thủy sản, nguồn gây ô nhiễm không khí
chủ yếu phát sinh từ quá trình vận hành các thiết bị lạnh, lò hơi và máy
phát điện.

Các khí ô nhiễm đặc trưng là NH3, NO2 , SO2, CO2, CO, THC, hơi
nước, mùi, bụi. Nồng độ khí thải thay đổi theo thời gian và mức độ hoạt
động của các thiết bị.

Khí thải sinh ra từ các công đoạn sản xuất như sau:

- Một lượng lớn dung dịch nước Chlorine được sử dụng để khử
trùng dụng cụ, thiết bị sản xuất, rửa tay, rửa nguyên vật liệu, vệ sinh giày
ủng trước khi vào phân xưởng sản xuất tạo ra mùi;

- Mùi tanh từ cá nguyên liệu, từ nơi chứa phế thải, cống rãnh. Đặc
biệt là nội tạng cá thường chứa các enzyme và các vi khuẩn trong bộ phận
tiêu hóa nhanh chóng bị ôi thối và gây mùi hôi do sự phân hủy tạo khí
H2S, NH3.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí: không khí tại khu vực
sản xuất được lấy mẫu, phân tích và trình bày trong bảng 1 sau:

*Tác động khí thải nhà máy gây ảnh đến môi trường:

NH3, NO2 , SO2, CO2, CO, THC, mùi, bụi đều gây ô nhiễm không khí.

NH3, NO2 , SO2, CO2, CO, bụi với một mật độ nhất định các khí thải
này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

6
3.2.2. Nguồn gốc của chất thải rắn từ nhà máy chế biến thủy sản

Chất thải rắn phát sinh nhiều nhất ở công đoạn sơ chế, định hình.
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ căn tin, nhà ăn, khu văn phòng...với
thành phần đặc trưng của rác thải đô thị.

Các phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản như đầu, đuôi,
xương, mỡ, nội tạng của cá… Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ
giàu đạm, canxi, phốtpho. Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để chế
biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho các cơ sở chế biến thức ăn
chăn nuôi gia súc hoặc thức ăn thuỷ sản. Các loại bao bì PE, thùng carton
chứa các sản phẩm bị hỏng v.v... được bán cho cơ sở chế biến phế liệu và
đội thu gom của công ty Công trình đô thị vận chuyển về bãi rác tập trung.

Chất thải rắn nguy hại gồm: dầu thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn
huỳnh quang hỏng v.v... được trình bày trong bảng 2 như sau:

3.2.3. Nguồn gốc nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản

Nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản gồm có: nước thải sản
xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Nước thải sản xuất là nước thải rửa cá trong quá trình sản xuất. Theo
thống kê thì lượng nước thải này từ 30 – 70 m3 /tấn thành phẩm tùy theo
công nghệ và loại sản phẩm của nhà máy, đây là nguồn nước thải chính
của nhà máy chế biến thủy sản.

7
Nước thải vệ sinh công nghiệp là nước thải để rửa tay công nhân
trước khi vào ca, nước rửa các thiết bị, máy móc và sàn nhà xưởng mỗi
ngày.

Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các hoạt động vệ sinh, sinh hoạt
của cán bộ, nhân viên, công nhân của nhà máy.

*Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất trước
khi xử lý tại các nhà máy chế biến thủy sản đều vượt qua quy chuẩn từ 4
– 80 lần, cần phải xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Hàm lượng
BOD, COD và TSS trong nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản ở
Cần Thơ là khá lớn. Trong các nhà máy được chọn khảo sát thì An Khang
là nhà máy có tải lượng các chất ô nhiễm cao nhất.

3.2.4.Phát sinh từ việc trồng trọt

Do yếu tố chủ quan từ người dân, chỉ dựa vào kinh nghiêm trồng trọt
mà sử dụng sai loại thuốc cần dùng, dùng không đúng liều lượng có trên
bao bì của nhà sản xuất đưa ra dẫn đến việc ô nhiễm môi trường.

*Tác động của TBTV ảnh hưởng đến môi trường:

Ảnh hưởng môi trường đất: một phần được tích tụ trên bề mặt đất
phần này sẽ tiếp xúc trực tiếp vào da người và động vật và được hấp thụ

8
bởi các sinh vật sống trên mặt đất; phần còn lại sẽ được keo đất giữ lại
làm kiềm hãm sự phân giải của 1 số hóa chất khác…

Ảnh hưởng môi trường nước: Tác động trực tiếp đến nước mặt và
nước ngầm làm gia tăng chất gây ô nhiễm, chất độc. Làm ảnh hưởng dây
chuyền đến sinh hoạt con người, sinh vật sông dưới nước, chất lượng cây
trồng.

Ảnh hưởng môi trường không khí: Việc thải bỏ bao bì hóa chất
BVTV không đúng cách sau khi sử dụng, và phun hóa chất BVTV khi
trồng trọt gây ảnh hưởng đến con người và môi trường

4. Biện pháp giảm thiểu tác động

4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ nhà máy
chế biến thủy sản

 Thiết lập hệ thống các bảng biểu giám sát tình hình tiêu thụ điện,
nước trên toàn nhà máy

 Sử dụng chổi cao su để thu gom chất thải rắn

 Thay vòi xịt thông thường bằng vòi xịt áp lực để vệ sinh nền xưởng
nhằm giảm lượng nước sử dụng

 Gắn van tại đầu vòi nước để thuận tiện cho công nhân trong thao tác
đóng mở

 Thay mới lưới thu gom chất thải rắn

 Lắp đặt hệ thống tách máu, mỡ cá trong nước thải trước khi vận
chuyển vào hệ thống xử lý nước thải

 Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh định kỳ các thiết bị trao đổi nhiệt như
bình ngưng, dàn ngưng và dàn bay hơi…

9
 Gắn đồng hồ theo dõi để kịp thời phát hiện các thất thoát

 Bảo quản tốt nguyên liệu trong quá trình vận chuyển và nhập nguyên
liệu

4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ trồng trọt:

Theo thông tư liên tịch số 05/2016/ TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày


16/5/2016 về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc
BVTV sau sử dụng, tại điều 5, chương III, quy định rõ trách nhiệm của
người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như sau:

1. Sau khi pha chế, phun rải thuốc BVTV phải thu gồm bao gói thuốc
BVTV sau sử dụng để vào bé chứa theo quy định.

2. Để riêng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và
rác vệ sinh đồng ruộng.

3. Không sử dụng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào các mục đích
khác.

4. Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gỏi thuốc BVTV sau sử dụng

 Tách loại bao gói không nguy hại

 Thu gom các loại bao gói nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

 Tuyệt đối không để lẫn bao gói nhiễm thuốc bảo vệ thực vật với
chất thải thông thường khác

 Không được chôn lấp đốt bao gói nhiễm thuốc BVTV

KẾT LUẬN

10
Qua những vấn đề phân tích trên đây, ta cũng đã hiểu rõ hơn về vấn đề
ảnh hưởng của những chất thải mà các hoạt động sản xuất thực phẩm gây
ra trong môi trường từ đó ta có biện pháp hợp lý để tránh được tình huống
xấu nhất xảy ra.

Tài liệu tham khảo:

Thắng, Nguyễn Trung, et al. "CHẤT THảI RắN: Vấn đề nổi cộm
của môi trường Việt Nam."

Nghị quyết 55/2010/QH12

Luật 31/2018/QH14

Thảo, CN Nguyễn Thị Mai, and Tôn Thất Lãng. "NGHIÊN CỨU
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NGÀNH
CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ."

https://truongthinhcorp.vn/tin-tuc/tin-thi-truong/quy-trinh-che-bien-
cac-san-pham-thuy-san

11

You might also like