NCKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1: Định nghĩa khoa học theo UNESCO?

Sự khác nhau giữa tri thức


kinh nghiệm và tri thức khoa học? Ví dụ?

- Định nghĩa: Khoa học là 1 hệ thống tri thức về mọi loại quy luật vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Sự khác nhau:

Tri thức kinh nghiệm Tri thức khoa học

Những hiểu biết được tích lũy một cách Những hiểu biết được tích luỹ 1
rời rạc, có thể là ngẫu nhiên từ kinh cách hệ thống nhờ NCKH, có
nghiệm sống; đóng vai trò quan trọng, mục tiêu và được tiến hành dựa
giúp con người giải quyết giải quyết trên phương pháp KH.Có tính
nhiều vấn đề trong cuộc sống. là cơ sở khách quan, hệ thống và có
hình thanh tri thức khoa học căn cứ.
VD: Dựa trên nghiên cứu khoa
Ví dụ: Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa: dựa học, khi nhai kĩ thì enzim trong
vào kinh nghiệm và quan sát trong một miệng tạo điều kiện cho tiêu hóa
thời gian dài thức ăn, giúp tinh bột chuyển
thành đường, thức ăn hấp thu tốt
hơn thì no lâu hơn.

Câu 2: Tiêu chí phân loại khoa học


Theo phương pháp hình thành khoa học:
 Khoa học tiền nghiệm: những bộ môn khoa học được hình thành trên các
tiền đề.
 Khoa học hậu nghiệm: những bộ môn khoa học được hình thành trên
quan sát hoặc thực nghiệm
 Khoa học phân lập: những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự
phân chia đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học: cơ học
được phân lập từ vật lý học, …
 Khoa học tích hợp: dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết với
phương pháp luận
Theo đối tượng nghiên cứu của khoa học:
 KH tự nhiên
 KH kỹ thuật và công nghiệp
 KH nông nghiệp
 KH sức khỏe
 KH xã hội và nhân văn
 KH triết học

Câu 3: Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học


 Có 1 đối tượng nghiên cứu
 Có 1 hệ thống lý thuyết
 Có 1 hệ thống phương pháp luận
 Có mục đích ứng dụng
 Có 1 lịch sử nghiên cứu (quá trình lâu dài)

Câu 4: Khái niệm Nghiên cứu khoa học và các đặc điểm của NCKH?
Khái niệm: là quá trình thu thập và xử lý thông tin
Đặc điểm của NCKH:
 Tính mới
 Tính tin cậy
 Tính thông tin
 Tính khách quan
 Tính rủi ro
 Tính kế thừa
 Tính cá thể

Câu 5: Sự khác biệt giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và
nghiên cứu triển khai qua các ví dụ?
Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu tập trung chuyên sâu vào việc nâng cao kiến
thức khoa học nhằm mục đích hiểu biết không thiếu về một chủ đề hoặc hiện
tượng kỳ lạ tự nhiên nhất định, hầu hết trong khoa học tự nhiên, hoàn toàn lý
thuyết, tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và lý thuyết kiểm tra.
Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu gồm có những ứng dụng khoa học tự
nhiên trong đời sống thực. Nó hướng tới việc cung ứng giải pháp cho những yếu
tố thực tiễn và tăng trưởng công nghệ tiên tiến phát minh sáng tạo, hoàn
toàn có thể được vận dụng cho những trường hợp trong thực tiễn.
Nghiên cứu triển khai là vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ
chức triển khai, thực hiện ở quy mô thử nghiệm.

Câu 6: Trật tự logic của NCKH


 Lựa chọn đề tài nghiên cứu
 Xác định mục tiêu nghiên cứu và đặt câu hỏi nghiên cứu
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Xác định luận điểm, giả thuyết nghiên cứu
 Tìm kiếm luận cứ để chứng minh giả thiết
Câu 7: Những loại câu hỏi nghiên cứu và ví dụ:
 Loesung - Giải pháp (bao hàm NC về Erklaerung, Beschreibung): Làm thế
nào để sinh viên cân bằng giữa học tập và làm thêm?
 Beschreibung - Miêu tả: Mô tả những khó khăn gặp phải khi vừa học vừa
làm?
 Prognose - Dự đoán: Dự đoán sự thay đổi trong tình trạng sức khoẻ sau
khi áp dụng biện pháp X
 Erklaerung - Giải thích: Tại sao sinh viên dù có kế hoạch học tập cụ thể
nhưng vẫn không thể cải thiện điểm số?

Câu 8: Ở bậc đại học, sinh viên có thể lấy ý tưởng nghiên cứu từ những gì
được học tập và nghiên cứu trên lớp. ngoài ra cũng có thể quan sát các hiện
tượng trong cuộc sống, xã hội hằng ngày từ đó lấy làm ý tưởng nghiên cứu.
Câu 9:
 Câu hỏi nghiên cứu: là câu hỏi đc đặt ra khi người nghiên cứu đứng
trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế và tri thức khoa học của lý thuyết
đã có với thực tế mới phát sinh.
 Câu hỏi nghiên cứu có thể bắt nguồn từ:
 những bất đồng ý kiến của tranh luận KH
 những khó khăn của hđ thực tế
 lời phàn nàn của người ko am hiểu
 bất chợt do quan sát được 1 sự kiện nào đó
 ví dụ: hiện tượng sinh viên học kì càng cao kết quả học tập càng giảm.
Câu hỏi đc đặt ra khi quan sát tình trạng thực tế của bản thân và các
bạn xung quanh.
Câu 10:
Phải giới hạn phạm vi nghiên cứu vì: không phải lựa chọn đối tượng nào
cũng thuận lợi trong việc nghiên cứu, vì vậy phạm vi nghiên cứu có vai trò rất
quan trọng để giới hạn thời gian, không gian và lĩnh vực. Điều này giúp người
thực hiện không lãng phí thời gian, công sức tìm hiểu những gì ngoài phạm vi
nhất định và đưa vào những nội dung không cần thiết.

Câu 11: Trình bày hiểu biết về quy mô quy mô mẫu khảo sát:
Ví dụ: nghiên cứu nhu cầu sử dụng nhân lực là cử nhân ngành Ngôn ngữ Đức
của thị trường lao động miền Bắc Việt Nam.
Mẫu khảo sát:
 5 công ty du lịch
 5 công ty tư vấn du học
 5 tổ chức (phi) chính phủ: ĐSQ, viện, bang có VP đại diện ở HN
 5 trung tâm ngoại ngữ
Các loại mẫu khảo sát:
 Là một kgian tự nhiên
 là một quá trình
 là một hoạt động
 là một cộng đồng
Câu 12:
 Giả thuyết nghiên cứu là: nhận định giả định (phán đoán) về bản chất
sự vật do người NC đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Giả thuyết NC có
thể đúng hoặc sai. Người NC đề ra giả thuyết NC nhằm định hướng NC và
kế hoạch thực hiện NCKH.
VD: nguyên nhân của hiện tượng quay cóp trong xu thế tiến bộ XH
 Đối tượng NC: hiện tượng quay cóp
 Giả thuyết: quay cóp không phải do sự suy thoái đạo đức của người học,
mà do sự lạc hậu của hệ thống giáo dục

Câu 13:

 luận cứ: là lý lẽ và dẫn chứng đc đưa ra để làm cơ sở chứng minh hoặc


bác bỏ một giả thuyết hay luận điểm
 có 2 loại luận cứ
 luận cứ lý thuyết:
 là các luận điểm KH đã chứng minh, bao gồm các KN, tiên đề,
định lỹ, định luật, quy luật XH
 Được khai thác từ các tài liệu, công trình KH đã hoàn thành

 luận cứ thực tiễn: được thu thập từ quan sát hoặc thực nghiệm,
điều tra, phỏng vấn,…

Câu 14:
5 phương pháp thu thập thông tin:

 Pp thu thập thông tin


 PP điều tra
 Pp NC tài liệu
 PP khảo sát thực địa
 PP phỏng vấn

Câu 15:
sự khác biệt giữa tài liệu cấp 1 và cấp 2:
 Tài liệu cấp I: nguyên gốc của tác giả, được xuất bản chính thức, được
đánh giá cao về tính chính xác và độ tin cậy.
 Tài liệu cấp II: tài liệu được tóm tắt, xử lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn,
tổng quan từ tài liệu cấp I
 Ưu tiên sử dụng tài liệu cấp I vì chúng được xuất bản chính thức, được
đánh giá cao về tính chính xác và độ tin cậy, do đó chúng có thể cung cấp
cho người nghiên cứu thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn.
Câu 16:

Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp thực nghiệm

-Quan sát để lấy thông tin -các nhà nghiên cứu sẽ chủ động tác
- Người NC chỉ quan sát, không tác động vào đối tượng cần được
động gây bất cứ sự thay đổi gì tới đối nghiên cứu và quá trình diễn biến
tượng khảo sát bao gồm các sự kiện hoặc hiện
VD: cha mẹ phản ứng ntn khi con bị tượng mà đối tượng ấy tham gia
điểm kém với mục đích nhất định

Câu 17: Các nguyên tắc khi chọn mẫu khảo sát :
+ Đảm bảo tính ngẫu nhiên, tính toàn diện và tính khách quan.
+ Mẫu phải mang tính đại diện
+ Không chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu.
+ Đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết quả nckh.

Câu 18: Loại câu hỏi


-Câu hỏi mở : câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời trước, người trả lời tự
điền câu trả lời. Đối với các câu hỏi về tần suất, thời lượng hoặc quy mô, v.v.,
phải nêu rõ đơn vị để đưa ra câu trả lời.
-Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời trước.VD: có hoặc
không; nhiều phương án,…

Câu 19: Lưu ý khi đặt CH trong bảng hỏi:


-Sử dụng CH ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào vấn đề
-CH cần thực hiện đc mục tiêu của bảng hỏi
-Sắp xếp CH hợp lý, logic
-Các câu hỏi về tần suất, độ dài/lớn phải đưa ra các đơn vị đo lường cụ thể

Câu 20: 2 nguyên tắc trong việc sắp xếp trật tự câu hỏi trong bảng hỏi

-Nguyên tắc cái phễu: →đơn giản trước những câu hỏi khó hơn

→chung trước câu hỏi cá nhân

-Khi tạo bảng câu hỏi, điều quan trọng phải đảm bảo rằng các câu hỏi đc sắp
xếp hợp lý:

→cấu trúc logic (VD phân loại theo chủ đề chính)

→bắt đầu với những câu hỏi khơi dậy sự quan tâm của người trả lời.
Câu 21: 7 bước xây dựng bảng CH
 B1: xác định mục tiêu và CHNC
 B2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
 B3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu
 B4: Xác định các CH trong bảng hỏi
 B5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
 B6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
 B7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

CÂU 22: Trình bày các chuẩn mực đạo đức khoa học.
Ý tưởng về các chuẩn mực trong hoạt động khoa học được một nhà xã hội
học người Mỹ, Robert K. Merton (1910 – 2003), đưa ra vào năm 1942(38).
Các chuẩn mực đó là:

- Tính cộng đồng kết quả nghiên cứu là tài sản chung của toàn thể cộng
đồng khoa học. Các thành viên cộng đồng được tự do trao đổi thông tin
khoa học.
- Tính phổ biến Tính phổ biến có nghĩa là tất cả các nhà nghiên cứu có
thể đóng góp phần trí tuệ của mình vào sự phát triển khoa học, không
phân biệt chủng tộc, màu da, tin ngưỡng hoặc ý thức hệ chính trị.
- Tính không vụ lợi là người nghiên cứu không để kết quả nghiên cứu
của mình phục vụ cho những mục đích riêng tư, vụ lợi, bất kể là của cá
nhân hay những mục đích tôn giáo hoặc ý thức hệ.
- Tính độc đáo những công bố của người nghiên cứu phải là mới, đóng
góp một điều gì đó vào kho tàng tri thức và sự hiểu biết chung của chúng
ta.
- Tính hoài nghi Mọi kết quả được công bố cần phải được xem xét trước
khi chấp nhận, phải được kiểm chứng bằng các luận cứ

CÂU 23: “hệ lụy dương tính” và “hệ lụy âm tính”


 Hệ lụy gồm hệ lụy dương tính và hệ lụy âm tính
 hệ lụy dương tính là: lợi ích do nghiên cứu mang lại
 hệ lụy âm tính: tác hại do nghiên cứu đó mang lại
 Vd: Sản phẩm thuốc trừ sâu có hệ lụy dương tính là giúp con người
diệt sâu bệnh ở cây trồng nhưng cũng để lại hệ lụy âm tính là gây
hại cho môi trường và sức khỏe con người.
 Vd: điện thoại thông minh có hệ lụy dương tính là giúp con người
liên lạc dễ dàng tiện hơn đồng nhưng để lại hệ lụy âm tính là khiến
con người bị phụ thuộc , gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
người.
CÂU 24: Có những loại lệch chuẩn đạo đức trong xử lý kết quả nghiên cứu
nào?
 Có 2 loại lệch chuẩn trong nghiên cứu khoa học
 Gian lận : Giả mạo ( làm giả số liệu), xuyên tạc số liệu( làm sai số
liệu). VD: Eric Pohlman – cựu giáo sư y khoa giả tạo số liệu
 Ăn cắp : Chiếm đoạt thành quả nghiên cứu của người khác( đạo
văn, đứng tên tác giả). VD: vụ án giữa 2 Gs Gerald Schatten và
Woo Suk Hwang về vấn đề đứng tên tác giả

CÂU 25: Sau khi học về đạo đức trong nghiên cứu, em sẽ làm gì với tư cách là
sinh viên để không vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu.
 Đưa ra kết quả nghiên cứu khách quan và trung thực nhất có thể, tức là
không gian lận, làm giả hay xuyên tạc số liệu, những kết quả đưa ra phải
dựa trên quá trình khảo sát, đánh giá khách quan rõ ràng chứ không phải
suy nghĩ chủ quan suy đoán hay kinh nghiệm của cá nhân.
 Trích dẫn đầy đủ thông tin về tài liệu và nguồn đã tham khảo, tôn trọng
quyền tác giả, quyền sở hữu khoa học của người khác.
 Xem xét kỹ mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu đồng thời tính đến các
trường hợp có thể xảy ra và các hệ lụy của nghiên cứu.
 Tham gia tích cực các phong trào chống vi phạm đạo đức trong nghiên
cứu khoa học, vd: tham gia phát triển phần mềm chống đạo văn……

You might also like