nhập môn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT

1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ


1.1. Phương pháp so sánh loại hình
 Là phương pháp nghiên cứu hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ để
tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
 Phân loại các NN theo loại hình: Đơn lập, chắp dính (Nhật,Hàn), hoà kết, đa tổng hợp

1.2. Phương pháp so sánh đối chiếu


Là phương pháp tìm điểm giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt kết cấu. Trong đó,
1 ngôn ngữ là trung tâm chú ý còn ngôn ngữ kia là phương tiện nghiên cứu. Phương pháp so
sánh đối chiếu được vận dụng vào trong các bộ môn NNH ứng dụng như biên soạn các từ điển
song ngữ, phiên dịch, dạy và học ngoại ngữ.
1.3. Phương pháp so sánh lịch sử
Là một hệ thống các thủ pháp phân tích được dùng trong việc nghiên cứu các ngôn ngữ thân
thuộc nhằm phát hiện qui luật phát triển kết cấu của chúng kể từ các âm và các dạng thức cổ nhất
đã được phục nguyên
⇒ Xđịnh quan hệ cội nguồn của NN, quá trình phát triển của một NN như thế (sơ đồ)

❓ Muốn xác định quan hệ họ hàng của 1 NN, chúng ta xác định theo trật tự nào dựa vào
phả hệ NN?
 Trật tự từ gần → xa: đi từ nhóm → nhánh → ngữ hệ/họ
 Trật tự từ xa → gần: đi từ ngữ hệ/họ → nhánh → nhóm

- Điều kiện để xác định cội nguồn NN


o Tính võ đoán: không có gì không có lí do - dựa trên quy ước của cộng đồng NN
o Quy luật, hệ thống
o Khảo sát từ vựng cơ bản
 Lớp từ vựng cơ bản: những từ có từ rất sớm trong lịch sử hình thành một NN
- tộc người nhất định, là tên gọi của những thứ không thể không có,
thường xuyên được thấy, được sử dụng trong đời sống NN - tộc người đó.
 Chỉ bộ phận cơ thể người
 Những hiện tượng tự nhiên thường gặp
 Chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc của con người
 Chỉ hoạt động, trạng thái cơ bản của người, động vật, tự nhiên
 Tên gọi của động, thực vật gần gũi nhất với đời sống con người.

2. Nguồn gốc của TV

 Các khái niệm cơ bản


o Ngữ hệ (họ) NN: là một tập hợp nhiều NN mà giữa chúng có thể xác lập được
những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội
nguồn theo những quy luật nhất định.
o Nhánh (dòng/ngành) NN: là một bộ phận của họ NN nhất định bao gồm những
NN có những nét giống nhau nhiều hơn một nhánh khác trong cùng một họ.
o Nhóm (chi) NN: là những bộ phận NN nằm trong mỗi nhánh có sự gần gũi nhau
nhiều hơn so với những NN nằm trong nhóm khác của cùng một nhánh.
o Phương ngữ: là những vùng khác nhau của một NN, có những nét riêng khiến
vùng đó ít nhiều khác biệt với những vùng phương ngữ khác.
o Thổ ngữ: gồm những biến thể của một NN được dùng ở một địa phương nhỏ hẹp
trong một vùng phương ngữ nhất định.
 VD: thổ ngữ của tiếng Quảng Nam
 “ăn” thành “en”: “muối mặn” thành “muối mẹn”
 “am” thành ‘ôm”: làm - lồm
 Núa rứa lồm reng cho lột tưa héng. (Nói làm sao cho lọt tai hắn.)
 Nguồn gốc của TV
o Nhánh Môn - Khme :
 Quan trọng nhất
 Phân bố rộng
 Bảo tồn tiếng Nam Á cổ đại (đơn tiết- các âm khi phát âm đều độc lập,
không thanh)
o Nhóm Việt - Mường:
 Quan hệ cội nguồn nhất của TV

Thuộc ngữ hệ Nam Á, nhánh Môn - Khơme, Nhóm Việt Mường, NN Việt

 Các ngữ hệ NN lớn trong khu vực địa NN ĐNA


o Thái - Ka đai: Thái, Tày, Nùng, Giày, Lự, Bố Y
o Mông - Dao: Hmong, Na Mèo, Dao
o Nam Đào: Chăm, Chơ Ru, Ê-đê, Gia rai
o Hán Tạng: Hoa, Sán Chi, Sán Dìu,..
o Nam Á: Việt, Mường, Cuối, Chứt, A Rem
 Các giả thuyết về nguồn gốc TV
o TV không thuộc họ Nam Á
 Thuộc họ Hán Tạng
 Là 1 nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán
 Về từ vựng: nhiều từ gốc Hán
 Về ngữ âm: tiếng Hán và tiếng Việt đều có thanh điệu; biến đổi
theo quy luật
 Phản biện giả thuyết
 Lớp từ Hán - Việt chủ yếu là từ văn hoá
 TV là một NN không có thanh điệu ở giai đoạn tiền Việt
Mường (xuất hiện TK VI)
 Thuộc họ Thái
 Thuộc họ Nam Đào
o TV thuộc họ Nam Á
3. Phân kì lịch sử phát triển của tiếng Việt

- Có 2 ngôn ngữ :
tiếng Hán (khẩu ngữ
Giai đoạn Proto Việt (Việt -
của lãnh đạo) và Khoảng TK VIII, IX
Mường)
tiếng Việt.
- 1 văn tự : chữ Hán.
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng
Việt và văn ngôn
Giai đoạn tiếng Việt tiền cổ Khoảng TK X - XII
Hán.
- 1 văn tự : chữ Hán.
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng
Việt và văn ngôn
Giai đoạn tiếng Việt cổ Hán. Khoảng TK XIII - XVI
- 2 văn tự: chữ Hán và
chữ Nôm.
- Có 2 ngôn ngữ: tiếng
Việt và văn ngôn
Giai đoạn tiếng Việt trung Hán. Khoảng TK XVII, - nửa đầu
đại - 3 văn tự: chữ Hán, TK XIX.
chữ Nôm và chữ
Quốc ngữ.
- Có 3 ngôn ngữ: tiếng
Pháp, tiếng Việt và
Giai đoạn tiếng Việt cận đại văn ngôn Hán.
TK XIX - 1945
(TDP đô hộ -> t. Pháp) - 4 văn tự: chữ Pháp,
chữ Hán, chữ Nôm,
chữ Quốc ngữ.
- Có 1 ngôn ngữ: tiếng
Việt
Giai đoạn tiếng Việt hiện đại Từ 1945 trở lại đây
- 1 văn tự: chữ Quốc
ngữ

4. Sự hình thành của chữ Nôm


4.1. Thời điểm xuất hiện
- Manh nha từ TK VIII đến TK IX.
- Hình thành và hoàn chỉnh từ TK X đến XII.
4.2. Cấu tạo chữ Nôm
- Hình thành bằng con đường mô phỏng và cấu tạo theo nguyên tắc chữ Hán.
 Vay mượn nguyên từ chữ Hán
 Sử dụng cả mặt âm và mặt nghĩa
- Người Việt tự sáng tạo: ghép những yếu tố vốn có trong chữ Hán theo cách thức nhất định

5. Sự hình thành chữ Quốc ngữ


❓ (1) Chữ Quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thời gian nào? - Tk 17
(2) Ai là người có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ? - Alexander De Rhodes
(3) Nguyên tắc cấu tạo chữ Quốc ngữ là gì? - nguyên tắc ghi âm - âm phát âm như nào thì dùng
bộ chữ viết ra như thế
(4) Mục đích ra đời của chữ Quốc ngữ? - truyền đạo

 Những người có công sáng tạo chữ Quốc ngữ


o Các giáo sĩ Phương Tây
 A.De Rhodes (1591-1660) (Đắc Lộ) và từ điển Việt - Bồ - La
 tập hợp, hệ thống hoá chữ Quốc ngữ, năm 1651 xuất bản 3 tác
phẩm:
o Phép giảng tám ngày
o Từ điển Việt - Bồ - La
o Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng Đông Kinh
 Từ điển Việt - La
o Người Việt bản xứ
o Sư sãi, thầy đồ, quan lại nghỉ hưu, giáo dân, phiên dịch biết tiếng Latinh
o A.De Rhodes (1654): “Một thiếu niên trong xứ chỉ trong 3 tuần lễ đã dạy tôi đủ hết
các cung giọng tiếng Việt, và cách đọc của tất cả các tiếng. Cậu ấy không hiểu tiếng
tôi, và tôi cũng không hiểu tiếng cậu, nhưng cậu thông minh đến nỗi hiểu hết những
điều tôi muốn nói, và thật sự cũng trong 3 tuần lễ ấy,….
o Hội truyền bá chữ Quốc ngữ: 5/1938
o Ban bình dân học vụ TW: 8/9/1945
o Một vài nhận xét về chữ Quốc ngữ
o Điểm mạnh
 Được viết theo nguyên tắc âm vị học
 Dễ nhớ, dễ đọc, in ấn, truyền tải
o Điểm hạn chế
 Một số âm vị biểu thị nhiều hơn một con chữ
 /k/ - c,k,q
 c: ca, co, cu, cam, cân
 k: ki, kê, ke (ci, ce, cê)
 Một số con chữ có nhiều vị trí trong âm tiết
 hoa, hao, ho,…
 “o” ghi âm đệm /w/, âm chính, âm cuối /w/
 Chữ viết còn dựa vào thói quen: nước sôi, xa xôi, da thịt, ra đi, con trâu,
châu chấu,…
 Có tình trạng viết 2 cách đều đúng: nước Mĩ - nước Mỹ, bánh mì - bánh mỳ,
lí lẽ - lý lẽ,…

CHƯƠNG II: NGỮ ÂM


1. Khái niệm âm tiết*
 Mô tả âm tiết:
o Chỗ ngắt trong chuỗi âm thanh lời nói (thính giác).
o 1 đợt căng cơ thịt của bộ máy phát âm (sinh lý).
o Về mặt vật lý: biểu đồ hình sin
 Khái niệm âm tiết: là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng một luồng
hơi, trong đó hạt nhân là nguyên âm, bao xung quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ âm.

2. Cấu trúc âm tiết

 Đặc điểm âm tiết TV:(TV là ngôn ngữ đơn lập: các từ kết hợp với nhau k có sự biến đổi
hình thái ngữ âm)
o Phần lớn có nghĩa: ⇒ nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp
 Biết bao bướm lả ong lơi
 Trắng ởn, lạnh lùng
o Âm tiết = hình vị ⇒ hình tiết: hình vị có hình thức của 1 âm tiết
 Books - book (hv1) + s (hv2)
o Phát âm đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
o Cấu trúc ổn định, gồm 5 thành phần:
 âm đầu (onset)
 âm đệm (glide)
 âm chính (nucleu)
 âm cuối (coda)
 thanh điệu (tone)

 Âm vị zero: đơn vị ngữ âm không được biểu hiện bằng âm thanh thực tế nhưng có ý
nghĩa âm vị học trong sự đối lập với các âm vị hiện diện bằng âm thanh trong cùng trục
đối vị.
 Lược đồ âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
Vần
Âm đầu
Âm đệm Âm chính Âm cuối

 Cấu trúc 2 bậc 5 thành phần


 Khả năng phân xuất âm tiết
o Phương thức lặp và những từ láy
VD: (i) khẽ - khe khẽ
cạch - lạch cạch
(ii) đủng đỉnh, hom hem, luẩn quẩn, lập loè

o Hiện tượng hiệp vần


(i) Ai lên xứ lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
(ii) Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
o Hiện tượng nói lái
o Hiện tượng iếc hoá
bàn - bàn biếc
học - học hiếc
o Hiện tượng đánh vần
 Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói.
Má: /m/, /a/, thanh sắc

2.1. Hệ thống thanh điệu


 KN: là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết.
 Thanh điệu:
o Thanh 1: ma
o Thanh 2: mà
o Thanh 3: mã
o Thanh 4: mả
o Thanh 5: má
o Thanh 6: mạ
 Các nét khu biệt của thanh điệu
o Âm vực: Độ cao tương đối của âm thanh mà người nghe nhận được
(Thanh cao, thanh thấp)
o Âm điệu: Sự biến thiên của cao độ trong thời gian (thanh bằng, thanh
trắc).
o Đường nét: Sự phức tạp/đơn giản, đổi hướng/không đổi hướng của thanh
điệu (đường nét gãy/không gãy)
 Kết quả phân loại thanh điệu:
Thanh điệu Nét khu biệt
Thanh ngang (T1) Cao, bằng, không gãy
Thanh huyền (T2) Thấp, bằng, không gãy
Thanh ngã (T3) Cao, trắc, gãy
Thanh hỏi (T4) Thấp, trắc, gãy
Thanh sắc (T5) Cao, trắc, không gãy
Thanh nặng (T6) Thấp, trắc, không gãy
 Biến thể của thanh điệu trong các kiểu âm tiết
 Thanh ngang (T1): Cao, bằng, không gãy
 Thanh huyền (T2): Thấp, bằng, không gãy
 Thanh ngã (T3): Cao, trắc, gãy
(1) Bã, lẽ, mũi, hãy
- Âm cuối là zero/ bán nguyên âm.
- Đường nét: xuất phát thấp hơn T1, đi xuống đột ngột, tạo hiện tượng nghẽn thanh hầu (BTTD)
ở giữa âm tiết, đi lên và kết thúc lớn hơn cao độ xuất phát.
(2) Mãnh, nhõng, lẫn, bẵm - Âm chính là nguyên âm ngắn; âm cuối là phụ âm mũi / εˇ, ɔˇ, ɤˇ,
ă/, /m, n, ŋ/.
- Đường nét: xuất phát thấp hơn T1, đi xuống ở âm cuối, có hiện tượng nghẽn thanh hầu (biến
thể tự do - BTTD), đi lên và kết thúc lớn hơn cao độ xuất phát.

 Thanh hỏi (T4): thấp, trắc, gãy


(1) Ủ, ải, của, bảy
- Âm cuối là zero, bán nguyên âm.
- Đường nét: xuất phát cùng với cao độ T2, thấp dần, đi lên cân đối. Phần thấp nhất ở giữa vần.
(2)Bẳn, tẩm, cảnh, mỏng
Âm chính là nguyên âm ngắn; âm cuối là phụ âm mũi / εˇ, ɔˇ, ɤˇ, ă/, /m, n, ŋ/.
- Đường nét: xuất phát cùng với cao độ T2, thấp dần, đi lên. Phần thấp nhất ở âm cuối.

 Thanh sắc (T5): Cao, bằng, gãy


(1) Cá, bái, máng
- Âm cuối kết thúc không phải phụ âm tắc vô thanh.
- Đường nét: xuất phát thấp hơn T1, âm điệu bằng ngang, chiếm ½ phần vần, đi lên, kết thúc cao
hơn T1.
(2) Thuyết, biếc, mướp
- Âm cuối kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh; âm chính là nguyên âm đôi.
- Đường nét: xuất phát thấp hơn T1, âm điệu bằng ngang rút ngắn, đi lên, kết thúc cao hơn T1.
(3) Sách, cắp, hóc, tất
- Âm cuối kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh; âm chính là nguyên âm ngắn.
- Đường nét: xuất phát cao hơn T1, phần bằng ngang biến mất hoàn toàn, lên mạnh, kết thúc ở
khoảng cách nhỏ.

 Thanh nặng (T6): Thấp, trắc, không gãy


(1) Bạ, tại, hạn
- Âm cuối kết thúc không phải phụ âm tắc vô thanh.
- Đường nét: xuất phát gần bằng T2, bằng ngang gần hết vần, đi xuống có độ dốc lớn; âm cuối
mũi, đi xuống.
(2) Tạch, cặp, bật, cọc
- Âm cuối kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh; âm chính là nguyên âm ngắn.
- Đường nét: xuất phát gần bằng T2, phần bằng ngang ngắn lại, phần đi xuống ngay cuối âm
chính, có hiện tượng nghẽn thanh hầu ở cuối

Phân bố thanh điệu trong âm tiết*


(1) bô - bồ - bỗ - bổ - bố - bộ
(2) moi - mòi - mõi - mỏi - mói - moi
(3) han - hàn - hãn - hản - hán - hạn
(4) tốt - tột, các - cạc, cắp - cặp

‼️Tại sao thanh 1,2,3,4 không phân bố với các âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh /p,t,k/
⇒ /p,t,k/: sự thể hiện âm điệu bị hạn chế, vì một phần trường độ của âm tiết cuối là một khoảng
im lặng.
⇒ t1,2,3,4: đường nét âm điệu đòi hỏi phải có một TG thích đáng mới thể hiện được tính đặc thù
của thanh điệu.
Thanh điệu trong từ láy
âm vực cao ngang, hỏi, sắc
quá khứ
âm vực thấp huyền, ngã, nặng
âm vực cao ngang, ngã ,sắc
hiện tại
âm vực thấp huyền, hỏi, nặng

2.2. Hệ thống âm đầu


 KN: là thành tố ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc âm tiết và mở đầu âm tiết.
 Loại âm: phụ âm
 22 âm vị: 18 âm vị phương ngữ Bắc; 3 âm ( ) phương ngữ Trung,Nam và âm tắc
thanh hầu
 Các tiêu chí khu biệt âm đầu:
o Vị trí cấu âm: bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm, liên quan đến việc cấu tạo phụ
âm
1. [b, m] – môi môi
2. [f, m] – môi rang
3. [t, t’] – đầu lưỡi rang
4. [d, n, s, z, l] – đầu lưỡi lợi
5. [ʈ, ş, ʐ ] - Đầu lưỡi quặt
6. [c, ɲ] - Mặt lưỡi ngạc
7. [k, χ, ŋ, ɣ] - Gốc lưỡi mạc
8. [ʔ, h] - Âm thanh hầu

o Phương thức cấu âm: sự cản trở của luồng hơi khi phát
 Phương thức tắc: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn rồi thoát ra ngoài.
1. Tắc đầu lưỡi – răng: [t, t’]
2. Tắc hai môi: [b, m]
3. Tắc mạc (gốc lưỡi): [k, ŋ]
4. Tắc ngạc (mặt lưỡi): [ʈ, c, ɲ]
5. Tắc thanh hầu: [ʔ]
6. Tắc đầu lưỡi - lợi: [d, n]
 Phương thức xát: luồng hơi bị cản trở một phần
1. Xát thanh hầu: [h]
2. Xát gốc lưỡi: [χ, ɣ]
3. Xát môi – răng: [f, v]
4. Xát đầu lưỡi - lợi: [s, z]
5. Xát đầu lưỡi - quặt: [ş, ʐ]
6. Xát bên: [l]
o Tính thanh: dây thanh rung hay không rung khi luồng hơi đi qua thanh môn
1. Vô thanh: dây thanh không rung: [t, t’, ʈ, c, k, ʔ, f, s, ş, χ, h,]
2. Hữu thanh: dây thanh rung: [b, d, v, z, ʐ, ɣ, m, n, ŋ, ɲ, l]

Vị trí phát âm Đầu lưỡi Mặt Gốc Thanh


Môi
Phương thức phát âm Bẹt Quặt lưỡi lưỡi hầu
Bật hơi

Tắc Ồn Không thanh
bật hơi Hữu
thanh
Vang (mũi)
Vô thanh
Ồn
Xát Hữu thanh
Vang

2.3Hệ thống âm đệm


- Là thành tố đứng sau âm đầu, có chức năng tu chỉnh âm sắc âm tiết (trầm hóa/môi hoá âm sắc
âm tiết).
- Loại âm: bán nguyên âm.
- 2 âm vị âm đệm: /-w-/ và zero /Ø/.
VD: tuấn, huy, loan, huệ

- Lưu ý:
- Sau chữ “q”, âm đệm /w/ viết là “u”: qua, que, quăn, qui, quê, quả
- /w/ không đi sau các phụ âm môi /m,b,f,v/ trừ: thùng phuy, ô tô buýt, khăn voan
- Cua - qua: khác nhau ở thành phần âm đệm và âm chính
+ qua: âm chính là con chữ a, âm đệm u /kwa1/
+ cua: âm đệm…

2.4. Hệ thống âm chính


- Đóng vai trò chính tạo âm sắc âm tiết, là hạt nhân của âm tiết. Âm chính đứng sau âm đệm,
trước âm cuối.
- Loại âm: nguyên âm.
- 16 âm chính: 9 nguyên âm dài, 4 nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi.
 VD: /i/: i, y
o Cai - cay
 Cai: /a/
 Cay: /ă/
- Các tiêu chí khu biệt âm chính:
 Theo vị trí của lưỡi (độ tiến lùi)
Hàng trước: /i/, /e/, /ε/, /εˇ/, /ie/.
Hàng sau không tròn môi: /u/, /ɯ/, /ɤ/, /ɤˇ/, /a/, ă/, /ɯɤ/.
Hàng sau tròn môi: /u/, /o/, /ɔ/, /ɔˇ/, /uo/.
 Độ mở của miệng (nâng hạ của lưỡi)
Hẹp: /i/, /ɯ/, /u/.
Hơi hẹp: /ie/, /ɯɤ/, /uo/.
Hơi rộng: /e/, /ɤ/, /ɤˇ/, /o/.
Rộng: /ε/, /εˇ/, /a/, ă, /ɔ/, /ɔˇ/.
 Trường độ (ngắn/dài)
Nguyên âm dài: /ε/, /ɤ/, /a/, /ɔ/.
Nguyên âm ngắn: /εˇ/, /ɤˇ/, /ă/, /ɔˇ/.
2.5. Hệ thống âm cuối
- Là những âm đứng cuối âm tiết, có chức năng kết thúc âm tiết của TV.
- Loại âm: phụ âm hoặc bán nguyên âm
- 9 âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm, 1 âm zero
- Các tiêu chí khu biệt âm cuối:
Vị trí Lưỡi
Môi
Phương thức Đầu lưỡi Gốc lưỡi
Ồn p t k
Mũi m n n (ng)
Vang
Không mũi -w -j

 Vị trí phát âm
 Phương thức phát âm
 Tính thanh
- Phân loại âm tiết TV dựa vào âm cuối
 Âm tiết mở: kết thúc bằng âm vị zero: bi, bô, ta, cứ, đi,...
 Âm tiết đóng: kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh: học tập tốt, các bác,..
 Âm tiết hơi mở: kết thúc bằng bán nguyên âm: sao, tôi, kêu, gọi,...
 Âm tiết hơi đóng: kết thúc bằng phụ âm vang: sóng gợn Tràng Giang, ánh trăng

CHƯƠNG III: TỪ VỰNG


1. Từ
1.1. Khái niệm
- Là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức (phải có nghĩa trọn vẹn, hoàn
chỉnh)
- Là tín hiệu điển hình, gồm 2 mặt:
 Mặt biểu đạt / âm
 Mặt được biểu đạt/nghĩa
 Mqh: chặt chẽ, mang tính võ đoán, không tương ứng 1 - 1
- Cấu trúc nghĩa của từ:
 Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): biểu thị mối liên hệ giữa từ với đối tượng mà từ chỉ ra
 Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu): biểu thị mối liên hệ giữa từ với ý hoặc ý nghĩa (sự phản
ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người)
 Nghĩa kết cấu – luôn thường trực: biểu thị mqh giữa từ với các từ khác trong hệ thống
từ vựng
o Kết hợp từ vựng => nghĩa
o Kết hợp ngữ pháp => cấu trúc
 Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng): biểu thị mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm
xúc của người sử dụng.
 À, ừ,.... không có nghĩa sở chỉ
 VD: hình vị nhà, ăn, áo, đẹp có nghĩa sở chỉ, sở biểu

1.2. Đơn vị cấu tạo từ


- Hình vị: đơn vị NN nhỏ nhất có ý nghĩa và/hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp.
- Có những hình vị có thể hoạt động tự do và trở thành từ.
- Phân loại hình vị về mặt cấu tạo:
 Hình vị tự do: xuất hiện với tư cách là từ độc lập
 Hình vị hạn chế: xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác
 VD: nhỏ: 1 hình vị = 1 từ đơn
o Nhỏ + bé: nhỏ bé: 2 hình vị, 1 từ
o Nhỏ + nhắn: nhỏ nhắn: 2 hình vị, 1 từ = âm = phương thức láy

1.3. Phương thức cấu tạo từ


- Từ hoá hình vị: cách thức tác động vào một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp
và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.
- Ghép hình vị: cách thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị và kết hợp chúng với nhau để
tạo ra một từ mới trên cơ sở về nghĩa.
- Láy hình vị: cách thức tác động vào một hình vị cơ sở tạo ra một hình vị giống nó một phần
hay toàn bộ về âm thanh, sau đó ghép với hình vị gốc.

1.4. Phân loại từ theo phương thức cấu tạo


1.4.1. Từ đơn: là từ được cấu tạo từ 1 từ duy nhất
1.4.2. Từ ghép
- Là từ được tạo thành từ việc kết hợp các hình vị với nhau trên cơ sở nghĩa
- Phân loại từ ghép: ghép đẳng lập, ghép chính phụ

Ghép đẳng lập Ghép chính phụ


-Gộp nghĩa: nhà cửa, ăn uống, may rủi -Hạn định: hoa lan, hoa huệ, hoa nhài
-Lặp nghĩa: bé nhỏ, chờ đợi, binh lính -Chi phối: xanh um, xanh mướt, xanh ngắt
-Đơn nghĩa: chó má, đường sá, gà qué -Chuyển nghĩa: chân vịt, chân gỗ
-Chuyển nghĩa: sắt đá, chim chuột, đùm bọc
-Từ ghép ngẫu kết: các thành tố cấu tạo không dựa trên quan hệ về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa, ngẫu
nhiên kết hợp với nhau. (chỉ có nghĩa kết cấu)
 Mồ hôi, bồ câu, mặc cả, bồ hòn, cà nhắc
 Mì chính, vằn thắn, lục tàu xá, chí ma phù
 Mùi xoa, ca cao, sô cô la, tùng bê, mít tinh

1.4.3. Từ láy
-Là những từ mà các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm, thể hiện ở
sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.
- Phân loại:
 Láy đôi

 Láy hoàn toàn


o Hình vị gốc, hình vị láy giống nhau hoàn toàn
o Hình vị gốc, hình vị láy khác nhau thanh điệu theo quy luật (cỏn con, tim tím,..)
o Hình vị gốc, hình vị láy khác phụ âm cuối theo quy luật: m-p; n-t; nh-ch; ng-c
(cầm cập; phơn phớt,..)
 Láy bộ phận
o Láy âm đầu: phờ phạc,..
o Láy vần: phần vần trùng lặp, có sự khác biệt của âm đầu theo quy luật( lùng bùng,
làu bàu, lò dò, hấp tấp,...)
 Láy ba: sạch sành sanh; lơ tơ mơ; tù lù mù;...
 Láy tư: khấp kha khấp khểnh; bập bà bập bềnh,...
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
- Là cách chuyển biến ý nghĩa, tăng thêm nghĩa mới cho từ
- Các hướng phát triển nghĩa của từ:
 Mở rộng nghĩa: cụ thể -> trừu tượng
 Thu hẹp nghĩa: trừu tượng -> cụ thể, chuyên môn hoá. VD: mùi – nghĩa chung -> mùi
nước hoa, mùi thịt,...
- Cơ chế biến đổi nghĩa của từ:
 Ẩn dụ: là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được
so sánh với nhau
o Ẩn dụ ý niệm: miền nguồn (cụ thể) – miền đích (trừu tượng)
o Nhận xét
 Ẩn dụ dựa trên quan hệ liên tưởng, sự hiểu biết
 Ẩn dụ mang dấu ấn về cách nhìn của cộng đồng
o Các kiểu ẩn dụ:
 Giống nhau về hình thức: mũi dao, lá phổi, đầu đường,...
 Giống nhau về màu sắc: màu cánh sen, màu da cam,...
 Giống nhau về một thuộc tính, tính chất: tình cảm khô, mực thước
 Giống nhau về đặc điểm, vẻ ngoài: Chí Phèo, Sở Khanh,...
 Chuyển tên các con vật thành người: con rắn độc, con chó con
 Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác: đồng hồ
chạy chậm,...
 Hoán dụ: là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện
tượng khác dựa trên mqh logics giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.
o Hoán dụ dựa trên quan hệ logic, chức năng quy chiếu
o Các kiểu hoán dụ:
 Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận: tuần lễ ủng hộ, ngày công,..
 Lấy không gian địa điểm thay cho những người đó: nhà bếp nấu gì,..
 Lấy vật chứa thay cho vật được chứa: cho một bát, mua hai chai,..
 Lấy quần áo, trang phục thay cho con người: áo chàm đưa buổi phân li
 Lấy bộ phận thân người thay cho bộ phận quần áo: cổ áo, vai áo,..
 Lấy địa điểm gọi thay cho sản phẩm được sản xuất: trận Điện Biên Phủ,
Hội nghị Paris,..
 Lấy tên tác giả gọi tác phẩm: tôi thích đọc Nguyễn Du
 Lấy âm thanh thay cho đối tượng: chim tu hú

1.6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng


1.6.1. Đa nghĩa (không phải nhóm từ)
- Là một từ có hai nghĩa trở lên, biểu thị những sự vật, sự việc, khái niệm,… khác nhau nhưng có
liên quan
- Phân loại
 Theo quá trình hình thành: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh
 Theo mqh trực tiếp hay gián tiếp giữa sự vật với tên gọi của nó: nghĩa đen/bóng
VD: từ “cây”
 Thực vật có thân lá rõ rệt
 Chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình thức như thân cây
 Gỗ
 Cây số

1.6.2. Đồng nghĩa


- Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và phân biệt với nhau về
một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời cả hai.
- Sắc thái ý nghĩa: đặc điểm ngữ nghĩa bổ sung cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ biểu thị
- Phân loại
 Từ đồng nghĩa thuần Việt
 Từ đồng nghĩa Hán – Việt với Hán – Việt
 Từ đồng nghĩa thuần Việt với Hán – Việt

1.6.3. Trái nghĩa


- Là những từ có ý nghĩa đối lập nhau nằm trong mqh tương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và
phản ánh những khái niệm tương phản về logic
- Phân loại
 Từ trái nghĩa đối lập ngoại trừ
 Từ trái nghĩa đối lập về mức độ của thuộc tính, phẩm chất
1.6.4. Đồng âm
- Là những từ trùng nhau hoặc tương tự nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
-Từ TV không biến hình, quan hệ đồng âm không thay đổi trong mọi hoàn cảnh
VD: thâm hiểm, lâm thâm
- Phân loại:
 Đồng âm hoàn toàn
 Đồng âm bộ phận

Cơ sở so sánh Từ đồng âm Từ đa nghĩa


Số lượng 1 nhóm từ 1 từ
Mqh về nghĩa không liên quan có liên quan
Chủ ý của cộng đồng
Nguồn gốc Ngẫu nhiên, tình cờ
sử dụng

1.6.5. Trường nghĩa


- Là tập hợp của những từ hoặc những nhóm từ biểu thị cùng một phạm vi hiện thực nào đó,
chúng có mối liên hệ nhất định về nghĩa
- Phân loại:
 Trường nghĩa biểu vật
 Trường nghĩa biểu niệm
 Trường nghĩa liên tưởng

2. Cụm từ cố định
2.1.Khái niệm
- Cụm từ: là sự kết hợp giữa ít nhất 2 từ để tạo ra một yếu tố hoàn chỉnh được gọi là cụm từ hay
ngữ.
- Cụm từ cố định: là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là đơn vị có sẵn, có thành tố
cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.

2.2. Phân loại


2.2.1. Ngữ cố định: ngữ cố định định danh; Quán ngữ
- Ngữ cố định định danh/Ngữ định danh: là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật
 Đặc điểm
o Là đơn vị trung gian giữa thành ngữ và từ ghép
o Ổn định về cấu trúc, ý nghĩa nhưng tính thành ngữ kém
 Phân loại:
o Chỉ các sự vật hoặc trạng thái, thuộc tính
o Chỉ các bộ phận cơ thể người
- Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loạt diễn ngôn thuộc các phong
cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc liên kết
 Đặc điểm:
o Là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định
o Ít tính hình tượng, tổ hợp từ hình thành và sử dụng theo thói quen
 Phân loại:
o Trong phong cách khẩu ngữ
o Trong phong cách viết hoặc diễn giảng
2.2.2. Thành ngữ
- Là sự kết hợp của các từ để tạo thành một ngữ hoàn chỉnh về nghĩa và cấu trúc. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và/hoặc gợi cảm.
- Đặc điểm:
 Là loại ngữ cố định điển hình nhất
 Biểu thị ý nghĩa khái quát, hình tượng.
- Phân loại:
 Thành ngữ so sánh
 Thành ngữ miêu tả ẩn dụ

Cụm từ cố định Từ ghép


Giống -Hình thức chặt chẽ -Có tính thành ngữ
-Cấu trúc ổn định -Là đơn vị sẵn trong
NN
Khác -Thành tố cấu tạo: từ -Thành tố: hình vị
-Ý nghĩa: tính hình -Ý nghĩa: nghĩa định
tượng danh
VD: chó treo mèo đậy VD: xe đạp, hoa hồng,..

CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP


1. Từ loại
1.1. Khái niệm
- Là những lướp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý nghĩa khái quát và khả
năng kết hợp, chức vụ cú pháp (đặc điểm hoạt động ngữ pháp) của từ

1.2. Tiêu chí phân định từ loại TV


- Ý nghĩa khái quát: là ý chung cho cả 1 lớp từ, hình thành trên cơ sở khái quát hoá ý nghĩa của
từ vựng thành khái quát hoá phạm trù ngữ pháp chung.
 Khả năng kết hợp: Các từ có khả năng tham gia vào một mô hình kết hợp có nghĩa.
Chức vụ cú pháp: Các từ thuộc một từ loại nhất định có thể thay thế cho nhau ở một
 hay một vài vị trí nhất định trong câu.

1.3. Hệ thống từ loại TV


1.3.1.Thực từ
-Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, khái niệm,… tồn tại trong hiện thực khách quan, ý thức chủ
quan
-Kết hợp cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp
-Chiếm số lượng lớn
-Đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau; Độc lập tạo phát ngôn
 Danh từ: là những từ mang ý nghĩa khái quát về thực tế hoặc sự vật tính
o Phân loại:
 DT cụ thể: chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ động thực vật, chất liệu
 DT trừu tượng: chỉ phạm trù, chỉ khái niệm được thực thể hoá, chỉ đơn vị,
tổng hợp
 Động từ: là tập hợp những từ gắn với khái niệm thuộc phạm trù vận động
o Phân loại: dựa vào bản chất nghĩa ĐT
 ĐT tổng hợp
 ĐT chỉ hướng
 ĐT cầu khiến
 ĐT tri giác, nhận thức, suy nghĩ
o Dựa vào khả năng hoạt động của ĐT
 ĐT độc lập: ĐT nội động; ĐT ngoại động
 ĐT không độc lập: ĐT tình thái

 Tính từ: là lớp từ chỉ tính chất, đặc điểm sự vật, hoạt động hoặc trạng thái
o Phân loại: dựa trên khả năng thể hiện ý nghĩa chỉ mức độ
 TT không phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất không được xác
định thang độ
 TT phân biệt thang độ: chỉ đặc trưng, tính chất đc xác định theo thang độ

 Số từ: là lớp từ biểu thị số lượng hoặc số thứ tự của sự vật, sự việc
o Phân loại: số từ chỉ lượng chính xác, Số từ chỉ lượng không chính xác, Số thứ tự

 Đại từ: là lớp từ có chức năng thay thế cho một số từ loại, khi thay thế cho từ loại nào nó
sẽ mang chức năng của từ loại đó.
o Phân loại:
 ĐT xưng hô: chỉ người hoặc vật được dung để xưng hô, thay thế
 ĐT xưng hô thực thụ
 ĐT xưng hô lâm thời
 ĐT nghi vấn: dùng để thay thế cho đối tượng, sự vật, sự việc được hỏi
 Hỏi về người, về vật, về thời gian, về cách thức,..
 ĐT chỉ định: là những từ để chỉ sự vật được xác định trong không gian
thời gian hoặc để thế một đơn vị ngữ pháp nào đó trong ngữ cảnh.
 ĐT chỉ khối lượng: thay thế cho khối lượng tổng thể
 ĐT thay thế cách thức: thay thế cho từ, cụm từ, câu hay đoạn văn: thế, vậy
1.3.2. Hư từ
- Có ý nghĩa “hư”; chỉ mqh giữa các thực từ
- Thiên về ý nghĩa ngữ pháp
- Số lượng không lớn nhưng tần số xuất hiện cao
- Vai trò phụ trợ, kết nối thực từ, tạo các kiểu kiến trúc cú pháp; Không độc lập tạo phát ngôn
 Phụ từ: là lớp từ chuyên đi kèm danh động tính để bổ sung ý nghĩa
o Phân loại:
o Chuyên phụ danh từ: định từ. VD: mỗi - mỗi khi
 Biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ của sự vật
 Những, các, mỗi, mọi, mấy, từng, một (ngày nào đó),…
o Chuyên phụ cho ĐT,TT: phó từ. VD: đang học; rất đẹp
 Ý nghĩa cầu khiến: hãy, đừng, chớ,…
 Thời gian: đã, mới, sẽ, sắp,…
 tiếp diễn, so sánh: cũng, vẫn, cứ,…
 Phủ định, khẳng định:
 Mức độ

 Quan hệ từ (Kết từ): là lớp từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ
và trong câu, không có chức năng làm thành tố cú pháp. (và, với, cùng, bằng, để, tại, bởi,
thì,…)
o Phân loại:
 Liên từ: dung để nối, liên kết các đơn vị, các kết cấu ngữ pháp giống nhau,
biểu thị mqh ngữ nghĩa giữa chúng
 Liên từ đơn: và, với, cùng, như,…
 Liên từ kép (cặp liên từ): không những… mà còn…; tuy..nhưng…
 Giới từ: nối liền từ phụ với từ chính, vế phụ với vế chính và biểu thị quan
hệ giữa 2 đơn vị đó.
 VD: trên, ngoài, trước, sau, xung quanh,…
 Sách của tôi, nói về hoà bình, tôi làm vì anh,…
 Hệ từ “là” : được dung để nối kết vị ngữ - chủ ngữ

 Tiểu từ/ tiểu từ tình thái: là những từ có chức năng tạo kiểu câu, biểu thị mục đích nói
của câu
o Tiểu từ diễn đạt tình thái nên gắn chặt với các đạng mục đích của phát ngôn, dùng
phổ biến trong khẩu ngữ.
o Tiểu từ chuyên dụng: à, ư, nhỉ, nhé, nào, đâu, vậy,…
o Diễn đạt mqh giữa người nói với nội dung phát ngôn, với người nghe, với thực tại
o Phân loại:
 Thái độ hoài nghi: chăng, hử, hả, à,…
 Thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư,…
 Thái độ cầu mong: đi, nào, thôi, với, chứ,…
 Thái độ dứt khoát: đâu, đấy,…
 Thái độ nũng nịu, than mật: cơ, kia, nhé,…
o Tiểu từ tình thái nên gắn chặt với các dạng mục đích của phát ngôn, sử dụng rộng
trong khẩu ngữ
o Vị trí: ở đầu hoặc cuối câu, chịu ảnh hưởng của những biến đổi trật tự từ và cấu
trúc
 Đứng đầu phát ngôn: à, à mà, thế ấy, thế mà, ấy vậy mà,…
 Đứng cuối: nhỉ, ấy, vậy, hả, hử,…
 Cả đầu và cuối: ấy, đấy, đó, kia,…
 Trợ từ: Là những từ dùng để nhấn mạnh cho chủ thể, tính chất hoặc nội dung cần thông
báo. VD: nó ăn những năm quả chuối.
o Diễn đạt những mqh có tính chất bộ phận giữa người nói và nội dung phát ngôn.
Trợ từ không hướng tới những sắc thái có tính cảm xúc, phân biệt mục đích phát
ngôn mà nhấn mạnh có chủ đích, có ND cụ thể
o Chức năng tình thái, thiên về nhấn mạnh sự kiện
o Vị trí: không cố định, đi theo những bộ phận nhất định của cấu trúc câu.

 Hiện tượng chuyển di từ loại


o Một từ (vỏ ngữ âm) được dùng với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của nhiều loại
từ khác nhau
VD: Anh cho em cuốn sách này => Anh gửi cuốn sách này cho em => giới từ
Với tôi anh ấy rất quan trọng => giới từ
Anh ơi cho em đi chơi với => tiểu từ (cầu mong)

2.Cụm từ tự do
2.1. Khái niệm: là sự kết hợp ít nhất của hai từ, trong đó có ít nhất là một thực từ theo những
quy tắc ngữ pháp nhất định
(i) Con ngủ
(ii) Anh cùng em → liên từ
(iii) Ngôi trường kia
(iv) Đang làm việc rất say sưa
 Kết hợp theo quy tắc ngữ pháp của 1 ngôn ngữ
 Cố định về cấu trúc, thành phần từ vựng không cố định.
 Mang tính chất lâm thời

2.2. Phân loại:


2.2.1. Cụm từ đẳng lập: các từ kết hợp với nhau theo quan hệ đẳng lập về ý nghĩa và chức năng
ngữ pháp
- Các từ thành phần giống nhau về từ loại
- Sự hoán đổi trật tự từ bị chế định bởi lí do logic – ngữ nghĩa
- Giữa các từ dung từ liên kết hoặc dấu phẩy
 Già, trẻ, gái, trai trong làng
 Anh và em cùng về thăm quê
 Hôm nay, ngày mai, ngày kia tôi phải đi họp.

2.2.2. Cụm từ chính phụ: các từ thành phần có quan hệ chính phụ với nhau về nghĩa và ngữ
pháp, trong đó có 1 trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho trung tâm
 Cấu tạo: TTPT - TT TrT TTP
o Nó rất giỏi về toán.
o Họ đang ngủ ngon.
 Đặc điểm
o Quan hệ giữa TT TrT và TTP có bản chất cú pháp của quan hệ chính phụ.
o Số lượng, vị trí của các TTP có giới hạn
oMqh của các từ chặt chẽ, cố định
oDựa vào từ loại của TT TrT phân thành cụm DT, cụm ĐT, cụm TT
 Phân loại
o Cụm DT: là cụm từ chính phụ, do DT làm trung tâm, tập hợp xung quanh nó là
các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho DT. (có mô hình cấu trúc đầy đủ)
VD: Tất cả những cái cuốn/sách mới ấy.
-3 -2 -1 0 1 2
o Cụm ĐT: cụm từ chính phụ do ĐT làm trung tâm, tập hợp xung quanh nó là các
thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho ĐT.
o Cụm TT: là cụm từ chính phụ, do TT làm trung tâm, tập hợp xung quanh nó là
các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho TT. (VD: đẹp như tiên,…)

2.2.3. Cụm từ chủ - vị: Là cụm từ có 2 bộ phận cấu thành, bộ phận trước là CN biểu thị chủ
thể, bộ phận sau là VN nêu lên hành động, trạng thái, tính chất,…
 Đặc điểm
o Có 2 thành tố: chủ, vị
o Mqh vừa bình đẳng vừa phụ thuộc nhau
o Cụm chủ - vị có thể bao gồm 2 cụm kia
o CN, VN cũng đồng thời là 2 thành phần chính của câu.

2.3.4. Phân biệt cụm từ cố định – cụm từ tự do

Cụm từ cố định Cụm từ tự do


-Đơn vị cấu tạo: từ -Đơn vị cấu tạo: từ
Giống Nhà tranh vách đất Cháo gà cháo vịt
-Tồn tại ở trạng thái tĩnh -Trạng thái động
Khác -Cấu tạo chặt chẽ, ổn định -Cá thể biến đổi, thêm bớt
-Tính thành ngữ cao -Không có tính thành ngữ

3. Câu
3.1. Khái niệm
- Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn vẹn, có thể kèm
theo thái độ người nói, người viết.
- Nòng cốt câu: cấu trúc tối giản đảm bảo cho câu độc lập về ND và hoàn chỉnh về hình thức.

3.2. Thành phần câu


3.2.1. Thành phần chính/nòng cốt: C – V – B
 Vị ngữ: là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen them phó từ chỉ thời – thể hoặc phủ định
vào phía trước
VD: Anh ấy 30 tuổi.
Lúa này của chị Du.
o Phó từ chỉ thời thể đứng trước vị từ: đã, đang, sẽ, sắp, vừa,…
VD:Hai vợ chồng chưa/sắp/đã có con.
o Các loại vị ngữ:
 Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ
VD: Tôi đọc sách.
Chủ nhà cũng cơm nước tử tế.
Chiếc đồng hồ (trông) rất đẹp. → lược bỏ → tphan phụ
 Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải)
VD: Tôi là sinh viên.
Mình nói dối là mình dại. (Câu phức chủ vị)

 Các quan điểm phân tích cú pháp A là B


 A (CN) là B (VN).
 A (CN) là (VN) B (BN).
 A (CN) là B (VN).
⇒ Quan điểm truyền thống
 “là” là ĐT.
 Có thể kết hợp với các phó từ chỉ thời thể

⇒ Quan điểm hiện tại


 “là” là hệ từ.
 Không có ý nghĩa từ vựng.
 Hình thức phủ định khác với các ĐT khác: “không phải”
 Có thể bỏ “là” ở trong câu.
 Có thể thay thế “là” bằng các hư từ.

 Chủ ngữ: Là bộ phận của NCC biểu thị chủ thể ngữ pháp của VN, cùng VN tạo kết cấu
có khả năng nguyên nhân hóa
o Tiêu chí nhận diện: Khuôn kiến trúc nguyên nhân, gồm:
 Kiến trúc khiên động.
 CN + ĐT có ý nghĩa khiển động (yêu cầu, bắt ép,..)
 VD: Xe sửa rồi. (Bố bắt nó sửa xe rồi.)
 KTKĐ phân biệt CN với BN trong câu có thể từ đứng trước VN.
 Kiến trúc nhận định → xác nhận
 CN + ĐT có ý nghĩa nhận định (coi, xem, gọi, công nhận,…)
 VD: Nó là học sinh giỏi. (Cô giáo công nhận nó là học sinh giỏi).
o Một số kiểu CN:
 Câu khuyết/ẩn CN
VD: Trâu giết cả rồi, lấy gì mà cày.
DT đứng trước ĐT, chỉ đối tượng của hành động -> BN
 Câu có 2 CN (CN chủ đề - CN ngữ pháp)
o CN là DT chỉ bộ phận bất khả li của cơ thể: đầu, mắt, lưỡi,..
VD: Cái bàn này chân đã gãy.
 Câu đồng nhất CN: hệ từ “là”
VD: Mợ là vợ tôi.
Trước mắt (CN) là một con đường. (VN)
 Câu đảo CN
VD: Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những
người gầy gò, rách rưới.
 Bổ ngữ: Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ vị ngữ yêu cầu sự có mặt.
VD: Ông giáo ấy không hút thuốc bao giờ.
→ Thuốc, ông giáo ấy không hút bao giờ.
Cụ sai anh con cả đi tậu trâu tận Hà Nam.
→ Anh con cả, cụ sai đi tậu trâu tận HN.
o Phân loại
 BN trong câu mà VN là ĐT cảm nghĩ
VD:Tôi nghĩ cô ấy cũng yêu tôi.
 BN trong câu mà VN là ĐT tình thái.
VD:Ba tôi hi vọng (rằng/là) tôi sẽ trở về.
 BN trong câu mà VN là ĐT khiển động.
 Loại câu có 2 BN: “người chịu lệnh/được nhờ” và “công việc được ra
lệnh/được nhờ)
VD: Bà bắt cháu ngủ sớm.
Anh ta yêu cầu tôi chăm sóc vườn cây.
 Một số ĐT khiển động: bắt, ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm,…

3.2.2. Thành phần phụ của câu


 Khởi ngữ:
VD: Thấy thì chưa thấy, chứ tôi đã nghe ma đậu nói chuyện rồi đó.
o Chuyên dùng biểu thị chủ đề của sự tình được nêu trong câu.
o Vị trí: chuyên đứng đầu câu
o Cấu tạo hình thức: KN là thế từ, là vị từ kèm hoặc không kèm tiểu từ phân giới.
o Nhận biết: bằng các tiểu từ phân giới hoặc dấu phẩy
o Phân loại:
 KN trùng với CN:
VD: Còn mạ thằng Chiến, mụ chạy qua làng bên…
 KN trùng với VN:
VD: Sang thì có lẽ sang hơn, nhưng vui thì chưa chắc vui bằng.
 KN trùng với BN:
VD: Ăn thì ai cũng muốn ăn, mà làm thì chẳng ai chịu làm.

 Tình thái ngữ: là thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu
o Vị trí: sau NCC.
o Kiểu loại: tiểu từ tình thái đảm nhiệm
VD: Cô nên vào trong nhà thì hơn.
Vậy từ nay con là con cụ nhé.
 Định ngữ: là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc chen vào giữa
CN và VN, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về tình thái hoặc cách thức cho
sự tình được nêu trong câu.
o Chức năng:
 Biểu thị ý nghĩa hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối - tuyệt
đối, đương nhiên, chắc chắn - phỏng đoán,..)
 Biểu thị cách thức diễn ra sự tình (nhanh - chậm, đột ngột - không đột
ngột,…) cho sự tình nêu trong câu.
 Liên kết văn bản
VD: Kể người ta giàu cũng sướng.
Bỗng đùng một cái, tôi nghe tin anh chết.

 Trạng ngữ: bổ sung thông tin về thời gian, không gian, mục đích, nguyên nhân, cách
thức, phương tiện cho NCC.
o Phân loại:
 Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn
VD: Trong lòng hắn, những nỗi niềm không rõ rệt cũng rối bời.
 Trạng ngữ chỉ thời gian
 Trạng ngữ chỉ mục đích
VD: Để đèn cho thằng bé sau khi xức thuốc, chị Ngò cho nó bú.

3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp


3.3.1. Câu đơn: là câu có 1 cụm C-V làm nòng cốt
3.3.2. Câu phức: câu có ít nhất 1 trong những thành phần NC có dạng kết cấu C – V
 Phân loại:
o Câu phức chủ ngữ
o Câu phức vị ngữ
o Câu phức bổ ngữ
3.3.3. Câu ghép: là câu có ít nhất 2 cụm C – V trở lên có quan hệ với nhau về logic – ngữ
nghĩa, quan hệ này có thể được đánh dấu hoặc không.
 Phân loại:
o Ghép đẳng lập: câu có quan hệ logic – ngữ nghĩa giữa 2 vế yếu, không được tổ
chức thành cặp hô ứng.
o Ghép qua lại: có các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng, biểu thị quan hệ logic –
ngữ nghĩa chặt chẽ nào đó, 2 vế phụ thuộc nhau.

3.3.4. Câu đặc biệt: là câu không thể phân tích theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu bình
thường khác.

You might also like