Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CƠ HỌC

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC


I/ Chuyển động cơ học.
với s : là quãng đường đi được
t: là thời gian đi hết quãng đường s
vtb: là vận tốc trung bình .
từ công thức ta có thể suy ra: và


Vận tốc trung bình của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng đường đi.
* công thức cộng vận tốc:
- nếu vật đi (xuôi dòng nước, xuôi chiều gió) hoặc chuyển động ngược chiều nhau thì :
v = v 1 + v2
- nếu vật đi (ngược dòng nước, ngược chiều gió) hoặc chuyển động cùng chiều nhau:
v=
II. Lực và khối lượng.
1 Lực
a) Hai lực cùng chiều: hợp lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực và cùng chiều
F = F1 + F2
b) Hai lực ngược chiều: hợp lực có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực và cùng chiều với lực
lớn hơn.
F=
c) Nếu F1 = F2 thì F = 0. khi đó F1 và F2 gọi là hai lực cân bằng.
2. Khối lượng:
a) Khối lượng riêng:
Khối lượng riêng của một chất có giá trị bằng khối lượng của một đơn vị thể tích vật đó.

 D(kg/m3) khi m (kg) và V (m3)


 D(g/cm3) khi m (g) và V (cm3)
b) Trọng lượng riêng:
Trọng lượng riêng của một vật có giá trị bằng trong lượng của một đơn vị thể tích vật đó.
; d (N/m3) khi P (N) và V (m3)
* Tại cùng một nơi, trọng lượng của một vật tỉ lệ với khối lượng của vật đó.
P = 10.m ; P(N) và m (kg)
Suy ra: d = 10.D; d(N/m3) và D(kg/m3)
III. Áp suất của chất lỏng và chất khí.
1. Định nghĩa áp suất: Áp suất có giá trị bằng áp lực trên một diện tích bị ép.
; F là áp lực tác dụng vuông góc với mặt bị ép (N)
S : diện tích bị ép (m2)
P: áp suất (N/m2 = pa)

TÀI LIỆU BD HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ THCS trang 1


2. Định luật Pascan: Áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay khí) đựng trong bình kín được chất
lỏng (hay khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
3. Máy ép dùng chất lỏng

S: diện tích của pittông lớn ; s: diện tích của pittông nhỏ
F: Lực tác dụng lên pittông lớn ; f : Lực tác dụng lên pittông nhỏ.
* Lưu ý: thể tích chất lỏng chuyển từ pittông này sang pittông kia là như nhau.
Do đó: V = S.H = s.h
(H, h : đoạn đường di chuyển của pittông lớn, pittông nhỏ)
4. Áp suất chất lỏng
a. Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt thoáng chất lỏng một đoạn h:
p = d.h = 10.D.h
 h: khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m)
 d : trọng lượng riêng (N/m3); D khối lượng riêng (kg/m3) của chất lỏng.
 p : áp suất do cột chất lỏng gây ra (N/m3)
5.Bình thông nhau:
a. Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn luôn bằng
nhau.
b. Bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yên, mực mặt thoáng không bằng nhau
nhưng các điểm trên cùng mặt ngang (trong cùng một chất lỏng) có áp suất bằng nhau.
6. Lực đẩy Acsimet.
F = d.V d : trọng lượng riêng của chất lỏng hoặc khí (N/m3)
V : thể tích phần vật chìm trong chất lỏng hoặc khí (m3)
F : Lực đẩy Acsimet luôn hướng lên trên (N)
Khi F < P : vật chìm xuống
F = P: vật lơ lửng trong chất lỏng
F > P: vật nổi .
IV. Công – Công suất.
1. Công cơ học.
a) Điều kiện để có công cơ học
- có lực tác dụng lên vật
- vật chuyển dời dưới tác dụng của lực đó ( có quãng đường dịch chuyển)
b) công thức:
A = F.s với F: lực tác dụng lên vật (N)
s : đoạn đường di chuyển của vật theo phương của lực (m)
A : công của lực (J)
2. Công suất.
A: công thực hiện được (J)
t : thời gian, thực hiện được công (s)
P; công suất (W)
 1kJ = 1000J
 1kW = 1000W
 1Wh = 1W. 3600s = 3600J
 1kWh = 1000W.3600s = 3,6.106J
V. Các máy cơ đơn giản

TÀI LIỆU BD HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ THCS trang 2


1. Ròng rọc cố định
Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực , không có tác dụng thay đổi độ lớn của
lực.
Dùng ròng rọc cố định không được lợi về công.
2. Ròng rọc động
Dùng ròng rọc động ta được lợi hai lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường đi do đó không
được lợi về công.
3.Đòn bẩy.
Đòn bẩy cân bằng khi các lực tác dụng tỉ lệ nghịch với các cánh tay đòn.

l2 F

Với l1
 l1; l2 cánh tay đòn của P và F. P
 cánh tay đòn là khoảng cách từ điểm tựa đến phương của lực.
Dùng đòn bẩy chỉ có thể lợi về lực hoặc về đường đi, không được lợi gì về công.
4.Mặt phẳng nghiêng.
Nếu ma sát không đáng kể, dùng mặt phẳng nghiêng được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt
bấy nhiêu lần về đường đi, không được lợi gì về công.
l
với F: lực kéo vật; trọng lượng vật.
l : độ dài mặt phẳng nghiêng F h
h : độ cao cần để nâng vật
Công A = F.l = P.h
5. Hiệu suất
A1 : công có ích
A : công toàn phần
A = A1 + A2 (A2 công hao phí)
* Đối với mặt phẳng nghiêng:
A1 = P.h ; A = F.l do đó
6. Định luật về công.
Khi sử dụng những máy cơ đơn giản, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt hại bấy
nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Do đó , công sinh ra bằng công nhận được
7. Năng lượng.
Cơ năng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác ( động năng thế năng)
Trong tất cả những quá trình chuyển hóa cơ năng, tổng động năng và thế năng giữ nguyên
không thay đổi, nó được bảo toàn.

TÀI LIỆU BD HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ THCS trang 3

You might also like