Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nhận thức và hành động trong đoạn trích Don Quixote đánh nhau với cối xay

gió trong tiểu thuyết Don Quixote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của Miguel
de Cervantes.

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: MIGUEL DE CERVANTES (1547 – 1616)
- Ông là tiểu thuyết gia bậc thầy của nhân loại.
- Nổi tiếng là một nhà văn nhân văn mang tư tưởng tiến bộ hướng
tới quyền bình đẳng, tự do và là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện
đại.
- Cuộc đời:
o Thời thơ ấu của ông chịu nhiều khổ cực, cùng gia đình di
chuyển qua nhiều thành phố để kiếm sống vì vậy nên việc
học của ông cũng phải chịu nhiều gián đoạn.
o Ông chứng kiến suy thoái và rơi vào khủng hoảng của Tây
Ban Nha.
o 1971, ông tham gia trận thuỷ chiến Lapanto chống quân Thổ
Nhĩ Kỳ.
● để lại thương tật vĩnh viễn trên bàn tay trái.
o Sống trong cảnh mất tự do 5 năm ở Algie
● Ông được tiếp xúc với văn hoá Hồi giáo và hiểu biết
những xung đột giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
● Tư liệu cho nhiều trang viết thành công của ông.
o Chặng đường lưu lạc 10 năm (1570 – 1580) được Cervantes
hư cấu thành chuyện của một người tù trong phần một của
Don Quixote.
o 1580, ông được tự do, thấm thía về cảnh tù tội, và sự vô
trách nhiệm của triều đình, trực tiếp nếm trải và chiêm
nghiệm cuộc đời.
● Đây là khối tài sản vô giá cho sự nghiệp văn chương
của ông.
o 1582, Cervantes chung sống với Anna Franca de Rojas và
sinh được 2 người con. Đến 1584, ông chia tay Anna và kết
hôn với Catalina de Salazar nhưng không có con.
o Cervanter qua đời ngày 22/04/1616.
- Sự nghiệp văn chương:
o Cervantes bắt đầu con đường sáng tác ở Marid, ông làm thơ,
viết kịch, viết tiểu thuyết nhưng đều thất bại mãi đến khi ông
viết Don Quyxote và hoàn thành phần một của cuốn tiểu
thuyết, tên tuổi ông vang dội khắp Tây Ban Nha.
o Don Quyxote và Sancho Panza mà ông sáng tác trở thành
biểu tượng bất hủ của mọi thời đại.
o Cuốn tiểu thuyết Persiles và Sigisminda được xuất bản năm
1617 sau khi ông qua đời.
2. Tác phẩm: DON QUYXOTE – NHÀ QUÝ TỘC TÀI BA XỨ
MANCHA
2.1. Nội dung truyện:
- Don Quyxote là biểu tượng bất hủ của mọi thời đại.
- Nhan đề đầy đủ: Don Quyxote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha.
- Bao gồm 2 phần, với gần 700 nhân vật, xoay quanh 3 chuyến đi
làm hiệp sĩ giang hồ của nhân vật trung tâm Don quyxote.
- Trong đó: phần một 52 chương, phần hai 72 chương.
- Tóm tắt nội dung: Tiểu thuyết kể về nhà quý tộc nghèo Alonso
Quyxano tuổi ngoài ngũ tuần say mê truyện hiệp sĩ đến mức phát
rồ, tự trang bị cho bản thân những vũ khí gỉ sét của tổ tiên còn sót
lại để lên đường hành hiệp.
o Chuyến đi thứ nhất:
● Cưỡi con ngựa còm, tên mĩ miều là Rocinante (con
ngựa đứng đầu loài ngựa).
● Được phong tước hiệp sĩ theo đề nghị của mình.

● Gây sự với cánh lái để bênh vực cậu bé Andres, rồi


chặn đường toán lái buôn bắt họ ca tụng sắp đẹp của
tình nương mình là Dulcinea.
⇨ Bị lái buôn và gã chăn lừa nện cho một trận
thập tử nhất sinh, sau đó được dân làng tình cờ
phát hiện và đưa về nhà.
o Chuyến đi thứ hai:
● Đi cùng với Sancho Panza, bác nông dân đã đồng ý đi
cùng do được hứa sẽ cho làm thống đốc vài hòn đảo
khi hai thầy trò công thành danh toại.
● Qua cánh đồng Motiel đánh nhau với cối xay gió.

● Bị đánh vì Rocinante ghẹo đám ngựa của bọn lái la.

● Bị cuốn vào cuộc đánh nhau loạn xạ do sự việc nhầm


lẫn khi cô hầu gái tìm đến với gã người tình lái la.
o Chuyến đi thứ ba:
● Đến thăm nhà nàng Dulcinea, khi cho rằng nàng bị
phù phép.
● Phản đối triết lí sống an nhàn của nhà quý tộc Don
Diego.
● Gặp vợ chồng công tước nhưng vì bị biến thành trò
cười nên hai người quyết chí bỏ đi.
● Ở Saragossa, hai thầy trò gặp đám thanh niên chán
cuộc sống thành thị làm mục đồng.
● Đến Barca, gặp tướng cướp cao thương Roque, rồi
gặp nhà quý tộc Antonio, Sancho bị mang ra làm trò
tung hứng, không nhận thách đấu và bị đánh ngã, phải
trở về nhà.
● Không lâu sau đó thì qua đời.
2.2. Nghệ thuật lưỡng hoá
- Nhân vật trong Don Quyxote được khắc họa bằng bút pháp độc đáo
lưỡng hóa ( lưỡng diện).
+ Cặp thầy trò Don Quyxote và Sancho Panza:
Don Quyxote Sancho Panza
Ngoại hình Cao lêu nghêu, gầy sắt Béo xị, lùn tịt.
seo
Phương tiện Cưỡi ngựa Cưỡi lừa
Vật dụng mang theo Vũ khí toàn thân Bầu rượu
Giờ giấc ngủ Thức khi Sancho ngủ Thức khi Quyxote ngủ
Tâm trạng Khóc Hát
Ăn uống Phát ốm vì không ăn Ăn \ đến nỗi nghẹn thở
được
Cuộc sống Sống trong thế giới ảo Tỉnh táo, không thích
mộng, làm những việc làm những việc khác
điên rồ. thường.
Con người Phi thực tế Thực tế

⇨ Don Quyxote lên đường hành hiệp và vì lí tưởng nhân văn cao đẹp:
dẹp yên mọi bất công, mọi điều xấu xa mang lại tự do, bình đẳng hạnh
phúc cho mọi người
⇨ Sancho Panza chỉ vì ước mơ được cai trị một hòn đảo nếu như lập được
chiến công.
- Tuy được xây dựng nhân vật theo lối tương phản song về bản chất hai
thầy trò Don Quyxote là cặp tích cách, ngoại diện bổ trợ nhau. Hai người
được tách ra từ một để soi sáng các phẩm chất tốt xấu của nhau.
- Xuyên suốt tác phẩm, cặp nhân vật luôn trong tư thế đối thoại.
⇨ Tính lưỡng diện ở cặp nhân vật này được khai thác trên 2 mặt: người tỉnh
táo, kẻ điên rồ
II. Nhận thức và hành động trong đoạn trích Don Quixote đánh
nhau với cối xay gió trong tiểu thuyết Don Quixote – nhà quí
tộc tài ba xứ Mancha của Miguel de Cervantes.
NHẬN THỨC

Gắn những tên “khổng lồ ghê gớm” với hành động “quyết giao chiến giết hết bọn
chúng” và kết quả “giàu có” nhờ “chiến lợi phẩm”, quả thực Don Quyxote tỏ ra rất logic
trong sự điên rồ của mình, song San Cho thì không hề dễ thuyết phục. Bởi, ban nãy, cái chức
thống đốc một hòn đảo nhờ trừu tượng nên bác có thể tin được, còn gọi những cối xay gió là
khổng lồ thì thật khó tin vì chúng rất thức. Vì vậy, Sancho không chấp nhận: “Những tên
khổng lồ nào cơ?”
🡪 Câu hỏi này là một lời phủ nhận vì dẫu có mơ tưởng đến hòn đảo kia đến đâu chăng
nữa thì bác giám mã cũng không thể nào tưởng tượng được theo kiểu của ông chủ: “Những
đứa mà anh nhìn thấy kia kìa.”
Don Quyxote khẳng định: Khổng lồ ở kia kìa, song vấn đề là Sancho có nhìn thấy hay
không? Dụng ý của Donquyxote là Sancho chưa nhìn thấy nên chưa chịu thừa nhận bởi theo
chàng sự thực đã quá hiển nhiên, “cánh tay chúng dài ngoẵng, có đứa, cánh tay dài tới hai
dặm”. 🡪 Mục đích của việc đưa thêm bằng chứng “cánh tay” và khẳng định tính chất khổng
lồ “dài tới hai dặm” của Don Quyxote cốt chỉ để nhấn mạnh thêm rằng đấy chính là bọn
khổng lồ.
Đến đây, tiếng cười từ phía người đọc được đẩy cao thêm bước nữa. người đọc đồng ý
với Sancho, cùng cười sự điên rồ thái quá của Don Quyxote. Tiếng cười được xây dựng theo
lối tương phản giữa thực tế và tưởng tượng, giữa tỉnh và điên. Người đọc bị lôi cuốn vào cuộc
dối thoại nghịch lí của hai thầy trò khi mỗi bên đều cố giữ cho mình một logic nội tại riêng.
Sancho đâu dễ chấp nhận lí luận điên rồ của thầy mình: “Thưa ngài, xuất hiện ở kia chẳng
phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió, và cái vật trông giống cánh tay là
những cánh quạt”.
Quả thật thầy nào trò ấy, Sancho cũng kiên định trong nhận thức của mình. Điều này có
lí do vì một người nông dân như bác thì quá hiểu thế nào là cối xay gió, nên đã giải thích cặn
kẽ cho chủ “cánh tay” là “cánh quạt” và cả cơ chế vận hành “khi có gió thổi, chúng sẽ quay
tròn làm chuyển động cối đá bên trong”.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai thầy trò đã rõ : cối xay là những tên khổng lồ và cối
xay chỉ là cối xay.
❖ Cách nhận thức của Sancho:
- Đó là thái độ chấp nhận thực tại theo nguyên tắc tồn tại của nó. Quả là chỉ có
những chiếc cối xay gió thật sự. Cái thế giới này như thế thì sẽ vận hành như thế.
- Sancho cho thấy cuộc sống đâu có gì đáng bàn (việc ra đi phiêu lưu của bác
cũng chỉ nhằm để “thỏa mãn cái dạ dày” mà thôi).
❖ Cách nhận thức của Don Quyxote:
- Nhận thức của Don Quyxote được đặt trong cái nhìn nghịch hóa. Nguyên tắc
tồn tại của thế giới ấy có vấn đề, như cách Hamlet nhận ra Đan Mạch là chốn ngục tù
ghê tởm song mọi người sống trong thế giới ấy đâu có ý thức được như Hamlet.
- Ngay từ khi nhìn thấy cối xay gió, chàng hiệp sĩ đã xác định rằng: “Đây là một
cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng
sự Chúa đấy”.

Lớp nghĩa thứ hai: cối xay – khổng lồ - giống xấu xa.
Don Quyxote đánh nhau với cối xay vì đấy là hiện thân của giống xấu xa. Mục đích của
chàng hiệp sĩ vô cùng cao cả đó là: “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Hạt nhân
hợp lí trong mục đích này thường xuyên đối thoại với hành động điên rồ của chàng hiệp sĩ.
Người đọc cười ngặt nghẽo trước lối nói, cử chỉ, hành động điên rồ của chàng, song không
thể không thừa nhận điểm sáng nhân văn trong các hành động đó.
�Vì vậy, giá trị từ hành động của Don Quyxote là giá trị cảnh tỉnh. Hành động
đó giúp cho độc giả hiểu ra được tính vấn đề trong sự bình lặng của xã hội.

Trận chiến của Don Quyxote sắp nổ ra. Đây là trận chiến quyết liệt của chàng đơn
thương độc mã. Theo lời Don Quyxote: Sancho đã rụt cổ vì sợ hãi mà thực chất là “Chẳng
thạo gì về những chuyện phiêu lưu”
�Vấn đề ở đây chính là nhìn thấy và hiểu (thạo): Sancho không nhìn thấy khổng
lồ và cũng không hiểu bản chất của chúng.

Vậy nên ông chủ can đảm, hào phóng của bác không khiến bác cùng xung trận: “Nếu
anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong một cuộc
giao tranh điên cuồng và không cân sức”.

HÀNH ĐỘNG
Phẩm chất anh hùng mà cùng với nó là hiệu quả gây cười mỗi lúc được đẩy cao hơn ở
Donquixote lộ rõ khi chàng đơn thương độc mã đối mặt với kẻ thù.
Nếu ở đoạn trên, người kể chuyện hoàn toàn sử dụng ngôn từ đối thoại để dẫn dắt truyện
(cách trần thuật này nhằm tạo hiệu quả sinh động trong khắc họa tính cách nhân vật, người kể
để nhân vật tự bộc lộ mình) thì tiếp theo đây, người kể xuất hiện, dùng lời phân tích tâm lí và
miêu tả để làm nổi bật hình ảnh người anh hùng: “Nói rồi, Don Quixote thúc con Rocinante
xông lên.” Thái độ kiên quyết của chàng hiệp sĩ được khẳng định qua các cụm từ miêu tả:
“Chằng thèm để ý”, “trong bụng vốn đinh ninh”, “chẳng những không nghe lời can”... mà
“cũng không nhận ra”...
Cervantes, rất tài tình trong nghệ thuật khắc họa nhân vật bất bình thường của mình. Thế giới
thực không có nghĩa lí gì đối với Don Quixote và cả những lời khuyên ngăn đầy tỉnh táo cũng
thế. Mặt khác, đây còn là thủ pháp tài tình để tác giả “hợp lí hóa” hành động điên rồ của Don
Quixote bởi nếu chàng để ý đến lời khuyên của Sancho hay nhận ra thì chắc hẳn chàng sẽ
bừng tỉnh khỏi cơn mê của mình.
Giống mọi hiệp sĩ tài ba trong nghi thức giao đấu, Don Quixote thét lên thách thức: “Chớ có
chạy trốn, lũ hèn mặt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây.”
Tiếng thét này hoàn toàn phù hợp với logic tâm lí được miêu tả bên trên của Don Quixote. Và
cũng phù hợp với sự vận động được miêu tả tiếp đó về những chiếc cối xay gió. Dường như
thiên nhiên cũng phụ họa trong việc giúp cho Don Quixote tin vào sự đúng đắn từ suy nghĩ
của mình. Lại cũng là chuyện ngẫu nhiên xảy ra ngay sau lời thách đấu của trang hiệp sĩ:
“Vừa lúc đó nổi lên một làn con gió nhẹ và cánh quạt lớn của những chiếc cối xay gió bắt đầu
chuyển động; thấy thế, Don Quixote liền nói:
- Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Brianreo, các ngươi cũng sắp
phải đền tội.”
Khổng lồ đi kèm với sức khỏe phi thường và nhiều cánh tay. Quả thật, Don Quixote hoàn
toàn không thể nào ý thức được mìnnh đang đánh nhau với mấy cái cối xay gió. Với chàng,
đấy là sự thách thức của thế lực tội ác, thù địch và nhiệm vụ của chàng là bắt chúng phải đền
tội.
Và đây là nghi thức thứ hai của cuộc quyết đấu, chàng hiệp sĩ cầu xin tình nương giúp đỡ:
“lão nhiệt thành tâm niệm cầu mong nàng Dulcinea của mình cứu giúp cho trong lúc nguy
nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rocinante phi thẳng
tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt.”
Độ căng của hành động được đẩy đến đỉnh điểm bằng các cụm từ gắn với cuộc đấu xáp là cà:
“khiên che kín” “lăm lăm ngọn giáo” phi ngựa “thẳng tới” nhưng đối thủ lại là “chiếc cối xay
gió gần nhất”. Rõ ràng người không “đứng” về phía Don Quixote, nói cách khác là không kể
theo cách nhìn hiện thực của chàng hiệp sĩ vì nếu thế thì đoạn văn trên sẽ được viết là “phi
thẳng tới tên khổng lồ gần nhất”.
Nếu những đoạn Don Quixote đối thoại với Sancho bộc lộ sự điên rồ của chàng thì hành động
của chàng qua lời kể cũng cho thấy logic phát triển của sự điên rồ đó. Đỉnh điểm của xung
đột được giải quyết khi Don Quixote đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay gió và ngay lúc đó
“gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gẫy cánh, kéo theo cả ngựa lẫn người ngã văng
ra xa.”
Kết cục của hành động này thật bi đát. Khi Sancho tới nơi thì thấy “chủ nằm không cựa
quậy” sau cái ngã như trời giáng. Cervantes dùng phép đã đối nghịch để miêu tả Don Quixote
trước và sau trận đấu:

Trước trận đấu Sau trận đấu


Thét lớn Dịu giọng
Cấu cứu nàng Dulcinea Không nhắc gì đến nàng
Lăm lăm ngọn giáo Ngọn giáo gãy tan tành
Thúc Roxinanta phi thẳng tới Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh
Lúc đầu ta cứ ngỡ thái độ, ý chí của chàng sẽ khuất phục được mọi đối thủ, nhưng kết cục thì
hoàn toàn ngược lại. Đây là cách tiếng cười được tạo dựng trong tác phẩm. Người đọc cười
khi lòng nhiệt tình, ý chí, sức mạnh, trí tuệ (nếu có) của nhân vật tập trung vào điệu bộ hùng
dũng lao đến lẽ ra phải chiến thắng thì lại nhận cái thất bại cay đắng.
Đồng thời, người đọc cũng cười vì chính hành động lao đến để đánh nhau với cối xay gió, bởi
lẽ đây không phải là hành động của con người bình thường có thể làm được. Song chính hành
động điên rồ của Don Quixote lại là phương tiện để tác giả hướng đến mục đích cuối cùng:
thế giới ấy có nhiều xấu xa, tội lỗi cần phải giũ bỏ. Điều mà độc giả ở mọi thời cần ở câu
chuyện phiêu lưu kì quặc này là một “Don Quixote tỉnh táo”. Một con người hành động và
vững tin với lí tưởng của mình.

You might also like