Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ


1. Phương thức điện chuyển tiền
- Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người
có nhu cầu chuyển tiền sẽ xác nhận NH phục vụ mình yêu cầu NH chuyển một
số tiền xác định vào cho người thụ hưởng ở nước ngoài
- Chuyển tiền bằng điện: Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho
ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận
- Phân loại:
 Chuyển tiền trả trước ( Payment in advance )
 Chuyển tiền trả sau ( Deferred/usance)
 Chuyển tiền trả ngay
2. Phương thức nhờ thu
- Là phương thức thanh toán trong đó người bán, sau khi giao hàng sẽ gửi chứng
từ (ký phát hối phiếu..) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng từ người mua
( số tiền trên hối phiếu..)
- Đặc điểm:
 Phương thức nhờ thu dựa vào sự tín nhiệm của người bán đối với người
mua
 DN xuất khẩu có thể nhờ nhu bằng hối phiếu (nhờ thu trơn) hoặc bằng
bộ chứng từ (nhờ thu kèm chứng từ)
 Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện theo chỉ dẫn, không
chịu trách nhiệm thanh toán và được hưởng phí dịch vụ
- Phân loại : Theo hình thức
 Nhờ thu trơn
 Nhờ thu kèm chứng từ
Theo kỳ hạn:
 Nhờ thu trả ngay – D/P (Documents against payment)
 Nhờ thu trả chậm – D/A (Documents against acceptance)
- Quy trình thanh toán:
3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Là phương thức thanh toán dựa trên chứng từ: Trách nhiệm và nghĩa vụ thanh
toán đều thuộc về ngân hàng khi các điều kiện trong thư tín dụng được thỏa
mãn thể hiện trên chứng từ phù hợp
- Khái niệm L/C: Là cam kết của ngân hàng khi phát hành về việc thanh toán
cho người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các
điều khoản của L/C
- Đặc điểm:
 Là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhập
khẩu
 Là cam kết thanh toán không hủy ngang của NHPT
 Chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở và
hàng hóa
- Các hình thức L/C thông dụng:
 LC trả ngay/LC trả chậm (At sight/Usance)
 LC xác nhận (Confirmed LC)
 LC chuyển nhượng ( Transferable LC)
 LC dự phòng (Standby LC)
 LC tuần hoàn (Revolving LC)
 LC đối ứng (Reciprocal LC)
 LC giáp lưng (Back to back LC)
- Quy trình thanh toán LC:

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG


1. Khái niệm đàm phán
- Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành
thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn
bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất
2. Các nguyên tắc đàm phán
- Nguyên tắc 1: Muốn đàm phán thành công:
 Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán một cách khoa học
 Phải kiên định, khôn ngoan bảo vệ quyền lợi của mình
 Phải biết ứng phó một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể
- Nguyên tắc 2:
 Phải biết kết hợp hài hòa giữa bảo vệ lợi ích của phía mình với việc duy trì
và phát triển mối quan hệ với các đối tác
- Nguyên tắc 3:
 Phải đảm bảo nguyên tắc “Đôi bên cùng có lợi”
- Nguyên tắc 4:
 Đánh giá một cuộc đàm phán thành công hay thất bại không phải là lấy việc
thực hiện mục tiêu hay dự định của một bên nào đó làm tiêu chuẩn duy
nhất, mà phải sử dụng một loạt các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
- Nguyên tắc 5:
 Đàm phán là một khoa học, cũng đồng thời là một nghệ thuật
3. Các kiểu đàm phán
- Đàm phán kiểu mềm: còn gọi là đàm phán kiểu hữu nghị, trong đó người đàm
phán cố gắng tránh xung động, dễ dàng chịu nhượng bộ, nhằm đạt được thỏa
thuận và giữ gìn được mối quan hệ giữa đôi bên
- Đàm phán kiểu cứng: hay còn gọi là đàm phán kiểu lập trường điển hình trong
đó người đàm phán đưa ra lập trường hết sức cứng rắn, rồi tìm mọi cách bảo vệ
lập trường của mình, lo sao đè bẹp cho được đối phương
- Đàm phán kiểu nguyên tắc: còn gọi là “Thuật đàm phán Harvard”
4. Quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương
Gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp xúc
- Giai đoạn 3: Giai đoạn đàm phán
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc – ký kết
- Giai đoạn 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm
CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
- Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bản chất là sự thỏa thuận
giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó qui định quyền và nghĩa
vụ các bên.

You might also like