Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ: CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG

1. Thực trạng
a, Vấn đề về chưa được bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các nhà
trường
Theo Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện cả nước có hơn 40 nghìn cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông nhưng chưa đến 75% cơ sở có nhân viên y tế trường học (YTTH) , trong
đó biên chế là 53,7%, hợp đồng là 21,2%, chủ yếu ở cấp học mầm non. Số trường có
cán bộ làm công tác YTTH có trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định (từ y sỹ
trở lên) chỉ đạt khoảng 30%.
Theo tìm hiểu, số cán bộ chuyên trách y tế tại các trường chủ yếu là do các trường tự
hợp đồng với các trung tâm y tế, bệnh viện, với nguồn kinh phí hằng tháng do nhà
trường tự chi trả (thường từ quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bán trú, quỹ hội phụ huynh...),
do đó mức lương của cán bộ chuyên trách y tế không cao.

Những lý do trên dẫn đến tình trạng lực lượng cán bộ chuyên trách y tế học đường
luôn ở mức rất thấp. Vì thế, việc thực hiện khám sức khỏe đầu năm cho học sinh
cũng rất khó khăn do thiếu nhân lực
Nguồn:https://dangcongsan.vn/y-te/nhieu-hoc-sinh-chua-duoc-bao-dam-cham-soc-
suc-khoe-ban-dau-trong-cac-nha-truong-532614.html
b, Chất lượng bữa ăn của học sinh không được đảm bảo
Các vụ việc về thiếu khẩu phần ăn hay nguyên liệu thức ăn không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm luôn luôn diễn ra
Ví dụ: Thông tin phản ánh của giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu
học Hoàng Thu Phố 1 (Lào Cai) về tình trạng bữa ăn bán trú của 178 học sinh dân
tộc không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu bị bớt xén đang gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, bảng thực đơn và công khai tài chính ghi rõ, học sinh bán trú được hưởng
chế độ ăn sáng mỗi em 1 gói mì tôm và 1 quả trứng nhưng thực tế, nhà trường chỉ
cho 11 em ăn chung 2 gói mì tôm nấu loãng chan với cơm.

Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc và bảo vệ. Tuy nhiên, thời
gian gần đây liên tiếp những vụ việc không đảm bảo khẩu phần ăn cũng như an
toàn thực phẩm xảy ra trong bữa ăn bán trú tại một số trường học đã gây bức xúc
trong dư luận xã hội.
Cư dân mạng cho rằng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cho
bữa ăn bán trú, cần tăng cường giám sát thường xuyên, liên tục tất cả các khâu với
sự tham gia của các bên liên quan từ nhà trường, cơ quan chức năng và phụ huynh
học sinh.

Ví dụ cho vụ việc về chất lượng đồ ăn không đảm bảo


Ngày 25/10, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh những miếng thịt gà được
cho là ôi thiu trong một bếp ăn học sinh.Cụ thể, hình ảnh này được các bậc phụ
huynh chụp lại khi cùng ban giám hiệu trường Tiểu học Phú Hữu, thành phố Hồ Chí
Minh đến kiểm tra nhà bếp và kho thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn cho
trường. Đáng nói, chuyến đi đã được báo trước.

Sau khi sự việc được phản ánh, phía đơn vị cung cấp thực phẩm cho nhà
trường có giải thích đây là đồ ăn thừa, bỏ đi, không phải thực phẩm nấu cho trẻ.
Tuy nhiên, lời giải thích này không được các bậc phụ huynh chấp nhận. Bình luận
về vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng phía đơn vị nhà thầu đang cố tình lấp
liếm sự việc, không dám chịu trách nhiệm.

2. Nguyên nhân
- Do thiếu kinh phí hoặc nguồn kinh phí bị sử dụng một cách lãng phí
- Do sự thiếu trách nhiệm từ những người thi hành nhiệm vụ
- Do sự thiếu quản lý và giám sát việc thực hiện
3. Đề xuất giải pháp
- Tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực để cung cấp các dịch vụ y tế cần
thiết trên cơ sở giáo dục.
- Tăng cường các chương trình giáo dục về sức khỏe cho học sinh và
giáo viên bao gồm giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, giảm căng
thẳng và quản lý cảm xúc, và các kỹ năng sống cần thiết khác.
- Cần giám sát, quản lý chặt chẽ các công việc y tế học đường đặc biệt là
sử dụng những nguồn nguyên liệu sạch cho học sinh
-

You might also like