ĐỀ CƯƠNG GDCD 7 hk2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG GDCD 7

1. Tệ nạn xã hội là gì? Theo em, có những nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn xã hội?
Hậu quả của TNXH với bản thân, gia đình, XH? Em cần làm gì góp phần phòng
chống tệ nạn xã hội.
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lêch chuẩn mực xã hội
vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ:
cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan….
- Tác hại của tệ nạn xã hội .
Các TNXH gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội như: ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất
nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm hủy hoại giá trị đạo
đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc...
- Trách nhiệm của học sinh tham gia phòng , ngừa tệ nạn xã hội:
+Phải sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
VD: Không ăn chơi đua đòi, tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao…
+ Không uống rượu, đánh bạc, đua xe, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, không xem băng
hình đồi trụy, bạo lực, không tham gia vào các hoạt động mại dâm…
VD: Tránh xa những bạn ăn chơi đua đòi, tụ tập, không chịu học hành…
+ Biết tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội.
VD: Tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích, không tụ tập chơi bời…
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa
phương tổ chức.
VD: Tham gia phòng trào phòng chống tệ nạn xã hội, phát tờ rơi, văn nghệ tuyên truyền
phòng chống tệ nạn xã hội…
Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
Khách quan Chủ quan
Do lười nhác, ham chơi, đua đòi. Do cha mẹ nuông chiều
Tiêu cực trong xã hội Do tò mò
Do hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo
Do bị ép buộc khống chế Do thiếu hiểu biết…
Trong đó có 3 nguyên nhân chính là:
Do lười nhác, ham chơi, đua đòi.
Do tò mò
Do thiếu hiểu biết…
2. Nhận xét việc quản lý chi tiêu của bản thân(em có thể đưa ra nhận xét bằng cách
trả lời các câu hỏi dưới đây).
- Em đã chi tiêu có kế hoạch chưa? Chỉ mua những thứ như thế nào? Vay tiền khi nào?
Có trả đúng hẹn không?
- Em đã biết đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền chưa? Bằng cách nào?
- Em có biết kiếm tiền phù hợp không? Bằng cách nào?
3. Xử lý tình huống về việc làm vi phạm phòng chống tệ nạn xã hội? quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ với con cái và con cái với cha mẹ
- Nhận xét việc làm sai trái ở chỗ nào? Gây ra hậu quả gì?
- Khuyên nhủ các nhân vật trong tình huống.
- Nếu không nghe thì báo với những người liên quan….
4. Gia đình là gì? Gia đình có vai trò gì với cá nhân và xã hội? Em cần làm gì thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ công nhân trong gia đình.
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình
* Vai trò của gia đình
Gia đình có các vai trò cơ bản: Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình,
nuôi dưỡng, giáo dục và góp phần phát triển xã hội.
Trách nhiệm của bản thân:
+ Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của
công dân trong gia đình.
VD: Hành vi vi phạm: cha mẹ bỏ rơi con cái, con cháu ngược đã xúc phạm cha mẹ, ông
bà, phân biệt đối xử giữa con trai với con gái, vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau…
+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
VD: Kính trọng, lễ phép, quan tâm, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương hòa
thuận, nhường nhịn anh chị em, giúp đỡ gia đình công việc phù hợp với khả năng của
mình……
+ Yêu quý các thành viên trong gia đình.
VD: yêu quý cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình.
+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
VD: tôn trọng quyền của cha mẹ đối với con, quyền của con cháu đối với cha mẹ, ông
bà, quyền của anh chị em trong gia đình.

You might also like