Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
--- ---

TIỂU LUẬN
MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Học phần II)

CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƯỚC TA HIỆN NAY
TÊN TIỂU LUẬN: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ TRÁCH NGHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Số phách Điểm TB Giảng viên chấm điển

Giảng viên số 1 Giảng viên số 2


(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn: Trung tá, ThS Trần Đình Thuý

Số phách
(STT) Nhóm sinh viên thực hiện:
1.Nguyễn Thị Ái MSSV:075305023097 Lớp: QC2320CLCC
2.Phan Thị Thanh Ái MSSV:058305001074 Lớp: QC2320CLCC
3.Bùi Ngọc Thanh An MSSV:091305001431 Lớp:
QC2320CLCC
4.Đồng Thị Thuỳ An MSSV:044305010404 Lớp: QC2320CLCC
Đại đội: 6

TP.HCM, ngày 19 tháng 06 năm 2024


PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

Thái độ, trách nhiệm làm


TT Họ và tên Nội dung thực hiện việc nhóm

Tốt Khá TB Kém


1 Nguyễn Thị Ái 1.1.3 và 1.2.1 X

2 Phan Thị Thanh Ái 1.1.1 và 1.1.2 X

3 Bùi Ngọc Thanh An Mở đầu, kết luận và tổng hợp X

4 Đồng Thị Thuỳ An 1.2.2 và Phần 2 X


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC......................................2
1.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc..................................................................2
1.1.1. Khái niệm dân tộc và tình hình dân tộc trên thế giới..........................2

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc và giải quyết vấn
đề dân tộc...........................................................................................................2

1.1.3. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn
đề dân tộc...........................................................................................................3

1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay................................................................................4
1.2.1.Khái quát đặc điểm các dân tộc tại Việt Nam hiện nay........................4

1.2.2.Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.......5

PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC.................................................................................................................7
KẾT LUẬN............................................................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia gia đa tộc người, với 54 thành phần dân tộc, trong đó miền
núi – vùng dân tộc thiều số Việt Nam sử dụng hơn 3/4 lãnh thổ, có hơn 1/3 số dân
tộc với hơn 23 triệu người. Trong tiến trình lịch sử xây dựng nước và giữ nước
hàng ngàn năm nay, các dân tộc thiếu số đã gắn bó, đoàn kết, hòa nhập cùng dân
tộc Kinh hòa làm một cấu trúc nhất về mặt lãnh thổ, về mặt thể chế - hành chính,
về mặt ý thức hệ quốc gia – dân tộc, trong sự đa dạng về văn hóa con người. Nhận
thức rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn
dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến việc hoạch định đường lối, chủ trương và chỉ đạo các cấp, các ngành,
các địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc. Vì vậy, trong các giai đoạn cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham
gia vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tạo nên sức mạnh to lớn
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất Tổ Quốc. Không chỉ giành được
thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc đã tạo ra những thành tựu vật chất quan trọng trong sự sáng
tạo đối mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới,
nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao đô khối đại
đoàn kết dân tộc để có thể đứng vững và phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn về
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới
của đất nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
có tầm quan trọng không chỉ về lí luận mà cả thực tiễn. Với lí do đó, chúng em đã
chọn đề tài “Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
và trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay” trong tiểu luận lần này của nhóm.

1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

1.1.1. Khái niệm dân tộc và tình hình dân tộc trên thế giới

Khái niệm: Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo
lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế,
ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi
của dân tộc. Khái niệm được hiểu:
+ Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ
đẻ) để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc
điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn
hoá dân tộc.
+ Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng
đồng chính trị – xã hội,được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên
một lãnh thổ chung, như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa…
Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới: Hiện nay dưới sự tác động của khoa
học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ
giai cấp, dân tộc, tôn giáo diễn biến phức tạp khó lường. Như Đảng ta nhận
định:
+ Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong
quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hóa làm cho sự hiểu biết và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc tăng lên, đồng thời các dân tộc đề cao ý
thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường chống can thiệp áp đặt và cường
quyền.
+ Mặt khác quan hệ dân tộc sắc tộc trên thế giới hiện nay diễn ra hết sức
phức tạp và nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đó
là: Mâu thuẫn giữa các quốc gia dân tộc, sắc tộc, xu hướng ly khai, chia
rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp nơi trên các quốc gia, các khu vực, các
châu lục trên thế giới.
+ Vấn đề dân tộc sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe dọa hòa
bình, an ninh khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc và giải quyết vấn
đề dân tộc

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc:

2
+ Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân
tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi
dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau
cần phải giải quyết.
+ Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài: Bởi do dân số và trình độ phát triển
kinh tế- xã hội giữa các dân tộc không đều nhau, do sự khác biệt về lợi
ích, ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc
hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi
chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước cầm quyền, do sự thống trị,
kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc.
+ Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng XHCN, vấn đề dân
tộc gắn liền với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục
tiêu vừa là động lực của cách mạng XHCN.
Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp giai cấp
công nhân tất cả các dân tộc.
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Không phân biệt lớn nhỏ, trình độ
phát triển cao hay thấp, đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi
trên mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân
tộc và các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế, xóa bỏ hình
thức áp bức bóc lột dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp
luật hóa và thực hiện trên thực tế. Đây là quyền thiêng liêng, là cơ sở để
thực hiện quyền dân tộc tự quyết, xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác
giữa các dân tộc.
+ Các dân tộc được quyền tự quyết: Là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi
dân tộc, quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển của
dân tộc mình, bao gồm cả quyền tự do phân lập thành quốc gia riêng và
quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự
nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết các dân tộc trong
phạm vi quốc gia và quốc tế của các dân tộc, các lực lượng cách mạng
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt các vấn đề
dân tộc, giai cấp, quốc tế
1.1.3. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề
dân tộc

Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: Trung thành với
quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách mạng, đặc điểm dân

3
tộc ở Việt Nam, quan điểm đúng đắn, góp phần lãnh đạo nhân dân ta giải phóng
dân tộc; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết, quốc tế của dân tộc Việt Nam. Tư
tưởng và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung toàn diện,
phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là những luận điểm cơ bản chỉ
đạo, lãnh đạo nhân dân ta; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc và giữa
dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm V.I.Lênin: Khi Tổ quốc bị thực dân
Pháp xâm lược, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, lập
nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Khi Tổ Quốc độc lập, tự do, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân xây
dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc. Người quan
tâm, chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc
thiểu số. Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kì thị dân tộc, tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.
Lên án, vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

1.2.1.Khái quát đặc điểm các dân tộc tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam gồm 54 dân tộc. Đặc trưng dân tộc VN:
+ Có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do yêu cầu khách quan
của công cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ dân tộc ta đã phải sớm
đoàn kết thống nhất. Các dân tộc ở Việt Nam có chung cội nguồn, chịu ảnh
hưởng chung của điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc, lợi ích
cơ bản - quyền được tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã trở thành giá
trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc, là sức mạnh để dân tộc ta tiếp
tục xây dựng và phát triển đất nước.
+ Dân tộc thiểu số cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là
miền núi, biên giới, hải đảo. Nhiều tỉnh miền núi các dân tộc thiểu số chiếm
đa số dân số như : Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai
Châu...

4
+ Dân tộc nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều. Theo số
liệu điều tra dân số năm 1999, nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có 65,9
triệu người, chiếm 86,2% dân số cả nước, 53 dân tộc thiểu số có 10,5 triệu
ngƣời chiếm 13,8% dân số cả nước. Dân số có sự chênh lệch nhau. Có 2 dân
tộc có dân số từ 1 triệu trở lên, có 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến
100 ngàn người; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người ; 16 dân tộc có
số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 5 dân tộc có số dân dưới 1
ngàn người là: Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơđu, và Brâu.
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau. Dân tộc
đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã tương đối khá như: Kinh, Hoa,
Tày, Mường, Thái..., nhưng cũng có dân tộc trình độ phát triển thấp, đời
sống còn nhiều khó khăn như: một số dân tộc ở Tây Bắc, Trường Sơn, Tây
Nguyên...
+ Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong
phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam: sắc thái văn hoá về nhà cửa, ăn mặc,
ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng.
Đồng thời các dân tộc cũng có điểm chung thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự thống
nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam.
1.2.2.Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán: “Thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều
kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật
thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Công tác
dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tập trung:
+ Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân
tộc.
+ Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kì
thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị -
xã hội, chống phá cách mạng.
+ Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa
các dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các
dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no, hạnh phúc.
Văn kiện Đại hội X nêu rõ, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
là: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự
nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi
5
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực
hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và
xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát
triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. củng cố và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách
ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán
bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục
tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các
biểu hiện kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”

6
PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

Học sinh, sinh viên là lực lượng trẻ trung, năng động, giàu nhiệt huyết, là một phần
quan trọng của xã hội và có trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của
Đảng và nhà nước. Để góp phần xây dựng và củng cố đại đoàn kết dân tộc, mỗi
học sinh, sinh viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt những nhiệm
vụ sau:
Về nhận thức: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc,
ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân
tộc. Hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc,
đặc biệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc và bình đẳng các dân tộc. Có ý thức
rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau giữa các dân
tộc.

1. Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số, đồng thời đóng góp
tích cực vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc.

2. Thực hiện hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
dân tộc, đặc biệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước.

3. Tham gia các hoạt động xã hội ,đóng góp tích cực vào việc giải quyết các
vấn đề xã hội. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo. Tích
cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những bạn học sinh, sinh
viên đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, chung tay giúp sức để các bạn
có điều kiện đến trường.

4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật,

5. không được tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến dân
tộc và tôn giáo.

6. Chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh để trau dồi thêm tinh thần cách mạng, tư tưởng chính trị vững
vàng. Từ đó có những nhận định sắc bén chống lại các luận điệu chống phá
của các thế lực thù địch.Đặc biệt với lứa sinh viên có kiến thức chuyên môn
tốt nhưng chưa có nhiều trải nghiệm, là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch
7
kích động. Do đó, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, tích cực đấu tranh với
mọi hành động sai trái, luận điệu xuyên tạc, biến chất của kẻ thù, đảm bảo
bình yên cho Tổ quốc.

7. Quan tâm, nắm rõ tình hình thời sự đang diễn ra trong nước và thế giới ở
mọi mặt đời sống, xã hội, để có cái nhìn đa chiều về các sự việc, không để
các luận điệu xấu độc che mờ lý tưởng.

8. Tích cực học tập, có kiến thức chuyên môn vững vàng, trở thành những
công dân ưu tú xây dựng đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước
trên trường quốc tế.

9. Sống chan hòa, hòa đồng với mọi dân tộc, không phân biệt vùng miền với
các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh, giữ vững mối đại đoàn kết
dân tộc.

10.Chủ động tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử và truyền thống của các dân
tộc. Qua đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng với các dân tộc anh em trên mọi
miền đất nước, mà còn góp phần giữ gìn sự đa dạng văn hóa truyền thống.

11.Tham gia tuyên truyền và giáo dục về chính sách dân tộc: Tuyên truyền, vận
động gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh cùng thực hiện
tốt chính sách dân tộc; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về
chính sách dân tộc do nhà trường và địa phương tổ chức; Sử dụng mạng xã
hội để tuyên truyền, chia sẻ những thông tin tích cực về chính sách dân tộc
và tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Bằng sự nỗ lực và cố gắng của mỗi học sinh, sinh viên, chúng ta sẽ góp phần xây
dựng một cộng đồng dân tộc đoàn kết, hòa hợp, phát triển, cùng nhau xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Ngoài những trách nhiệm trên, học sinh, sinh viên cũng cần tích cực học tập, rèn
luyện để nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng và kiến thức, góp phần xây dựng đất
nước ngày càng giàu mạnh.

Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc thực hiện chính sách của Đảng và
Nhà nước về vấn đề dân tộc cần được thực hiện một cách phù hợp với lứa tuổi,
khả năng và điều kiện của mỗi người.

Các tổ chức Đoàn, Hội cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên
truyền về chính sách dân tộc cho học sinh, sinh viên.
8
Nhà trường cần tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thiết
thực góp phần thực hiện chính sách dân tộc.

9
KẾT LUẬN
Vần đề dân tộc là một trong những vấn đề có tính quy luật của xã hội học, có ý
nghĩa chiến lược của Cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với dân tộc ta, sự sáng lập
nước và giữ nước là sự nghiệp của dân dân tộc trong trường kỳ lịch sử vững chắc
trong năm. Đây là vấn đề đa dạng, phức tạp về cả lý luận và thực tiễn, luôn
mang.tính thời sự đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chủ nghĩa Mác- Lênin
khẳng định, mỗi dân tộc có con đường hình thành và phát triển riêng của mình,
điều đó đã tạo ra những đặc điểm, những nét khác biệt giữa dân tộc này với các
dân tộc khác. Tuy nhiên, các dân tộc không sống tách biệt mà có mối quan hệ qua
lại với nhau, mối quan hệ tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển, mặt khác cũng
gây ra không ít những cuộc va chạm, xung đột, thậm chí còn dẫn đến những người
dân tộc tranh đấu, sắc tộc. Do đó, đối với mỗi quốc gia trên thế giới, việc tìm con
đường để giải quyết vấn đề đúng đắn và dân tộc luôn quan tâm hàng đầu. Thực tế
đầu tiên đã chứng minh rằng con đường ấy chỉ có thể được tìm thấy dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Đặc biệt là thời kỳ đổi mới, vấn đề dân tộc ở nước ta cùng với các vấn đề vềđ oàn
kết các dân tộc và công tác dân tộc ngày càng được Đảng ta xác định, bổ sung và
khẳng định toàn diện, đầy đủ hơn và thế hiện trong từng văn kiện của Đảng, nhằm
định hướng trong công tác lãnh đạo, chi đạo công tác dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc. Đại hội lần thứ VI của Đảng – Đại hội chính thức mở đầu công cuộc
đổi mới – đã đặt ra nhiều vẫn đề đối mới việc thực hiện chính sách dân tộc và đề ra
một số chủt rương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi (Nghị quyết
số 22) lần thứ VIII của Đảng khẳng dịnh: "Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược". Đại
hội lần thứ IXcủa Đảng một lần nữa khẳng dịnh lại và phát triển thêm: "Vấn dề dân
tộc và doàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Đặc
biệt là Hội nghịTrung ương lần thứ 7 (khóa 1X) dã ra Nghị quyết riêng về Công tác
dân tộc, trong đónhãn mạnh: “Vãn dề dân tộc và doàn kết dân tộc là vãn dề chiến
lược cơ bản, lâu dài,đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng
10
Việt Nam". Sau 20 nămthực hiện công cuộc đổi mới, Dại hội lần thứ X của Dáng
một lần nữa khảng định:“Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến
lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”.

11

You might also like