Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT
ÁP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nhóm 1 Lớp YK53A

Thái Nguyên – Năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI
NGUYÊN NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

DANH SÁCH NHÓM:


Đỗ Tuấn Anh
Nguyễn Vân Anh
Trần Vân Anh
Trần Ngọc Ánh
Lê Thị Ngọc Ánh
Trương Việt Anh
Lưu Thị Nam Dung
Nguyễn Khương Duy
Thái Nguyên - Năm 2023

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

THA: Tăng huyết áp

HATT: Huyết áp tâm thu

HATTr: Huyết áp tâm trương

BMI: Chỉ số khối cơ thể ( Body mass index)


Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 1.1 Phân loại THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam 2008

Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu

Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng

Bảng 3.2 Mối liên quan giữa yếu tố có máy đo huyết áp với đo huyết áp thường
xuyên

Bảng 3.3 Kết quả đo huyết áp nền

Bảng 3.4: Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm Morisky

Bảng 3.5 Người bệnh có tuân thủ điều trị

Bảng 3.6 Kiến thức chung của bệnh nhân về bệnh THA

Bảng 3.7 Kiến thức chung của bệnh nhân về diều trị THA
1

Đặt vấn đề
Ngày nay tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là
một trong những bệnh mạn tính gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong nghiêm
trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), năm 2000, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con
số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025, cứ trung bình
10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về
các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của
3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng
huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người. Tại Việt Nam, năm
2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn
là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo động là 48%, một
mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại [1].

Tuy nhiên, tăng huyết áp nếu tuân thủ điều trị sẽ kiểm soát tốt được huyết áp và
phòng ngừa các biến chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Việc bệnh nhân tuân thủ điều trị kém vẫn là một thách thức lớn trong
điều trị. Để bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ
của cán bộ y tế, gia đình và xã hội. Trên thực tế, theo nghiên cứu của một số tác
giả cho kết quả như sau: Tỷ lệ BN tuân thủ điều trị ở ba mức tốt, trung bình và
kém lần lượt là 31,75%, 33%, 35,25%. Nếu phân thành hai mức độ “Tuân thủ
điều trị” và “Không tuân thủ điều trị” thì có 35,25% bệnh nhân được xếp vào
mức “Không tuân thủ điều trị”[4]. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tăng
huyết áp là 64,75% chiếm tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó tỷ lệ không tuân thủ điều
trị ở mức cao là 35,2% .
2

Không tuân thủ điều trị sẽ gây rât nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến
tử vong. Những năm trở lại đây ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên chưa có nhiều nghiên cứu về việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp. Hơn
nữa, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp vào khám và tái khám ở bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
Vậy thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2023 và một số yếu tố liên quan như
thế nào? Để trả lời câu hỏi này, nhóm chúng tôi đề xuất đề tài có tên là: “Thực
trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên năm 2023 và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu nghiên
cứu:

1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2023.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân
tăng huyết áp tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2023.
3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TĂNG HUYẾT ÁP

1.1.1. Dịch tễ học


Tăng huyết áp gây ra ước tính có 9,4 triệu ca tử vong trong năm 2010. Đây là
một yếu tố nguy cơ tim mạch và là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên
toàn cầu.

Có 22% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên trên toàn thế giới thế giới đã tăng
huyết áp (được định nghĩa là huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương ≥140/90
mmHG) vào năm 2014.

Sử dụng rượu, thừa cân và béo phì, lười vận động và ăn nhiều muối góp phần
vào tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên toàn cầu. [10]

1.1.2. Định nghĩa THA


Quy định về tăng huyết áp cũng thay đổi theo thời gian. Năm 1978, Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) đã quy định tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 160/95 mmHg; Năm
1993 WHO và Hội tăng huyết áp Quốc tế (ISH) quy định từ 140/90 mmHg trở
lên được gọi là tăng huyết áp (THA) chính tức. Đầu năm 1999, và mới đây năm
2004 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hội THA Quốc tế (ISH) định nghĩa một
người lớn bị THA khi chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) được xác định ≥
140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg.

THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp
và ngay tại nước ta THA đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự
gia tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ.[7]
4

1.1.3. Phân loại THA


1.1.3.1. Phân loại theo mức độ THA:

Bảng 1.1 Phân loại THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam 2008

Ghi chú:

(*) Huyết áp tối ưu ít có nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên huyết áp đo thấp thường
xuyên cần được xem xét về ý nghĩa lâm sàng của nó.

(**) Dựa trên trung bình của 2 hoặc nhiều hơn 2 lần đo tại một thời điểm và của
2 hoặc nhiều lần thăm bệnh sau lần sàng lọc đầu tiên.

(***) Khi HATT và HATTr không cùng nhóm phân loại, thì chọn mức phân loại
cao hơn.[7]

1.1.3.2. Phân loại theo nguyên nhân:

- Tăng huyết áp nguyên phát (THA không rõ nguyên nhân), thường gặp nhất,
chiếm tỷ lệ 95% .

- Tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp triệu chứng chiếm tỷ lệ 5%. Một số nhỏ
bệnh nhân trẻ tuổi bị THA (thường < 5-10%) có thể phát hiện được nguyên nhân
5

đặc biệt gây THA. Các biện pháp áp dụng để tìm kiếm thường là khai thác tiền
sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy.

- Tăng huyết áp do nhu mô thận: Bệnh lý nhu mô thận là nguyên nhân hay gặp
nhất gây THA thứ phát. Khám phát hiện thận lớn và kiểm tra bằng siêu âm để
tìm kiếm bệnh thận đa nang.

- Tăng huyết áp do bệnh mạch máu thận: Là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây
THA thứ phát. Khoảng 75% bệnh nhân hẹp động mạch thận là do xơ vữa (đặc
biệt trên bệnh nhân lớn tuổi), 25% còn lại do dị dạng xuất phát từ lớp cơ (thường
gặp ở đối tượng trẻ tuổi). Các dấu chứng hẹp động mạch thận bao gồm tiếng thổi
ở bụng lan ra hạ sườn, hạ kali máu, đa hồng cầu và chức năng thận giảm dần.
Tuy nhiên các dấu chứng này có thể không tìm thấy trên nhiều bệnh nhân THA
do động mạch thận.

- Hội chứng Cushing: Khoảng 80% bệnh nhân mắc hội chứng Cushing có THA.
Bệnh nhân thường có đặc điểm bề ngoài cơ thể khá điển hình. Nồng độ cortisone
trong nước tiểu 24 giờ là chỉ số tin cậy và áp dụng thực tế nhất để đánh giá sự
tiết cortisone, nếu ≥110nmol(40mg) có giá trị gợi ý cao cho hội chứng này.

- Hẹp quai động mạch chủ: Là nguyên nhân gây THA thứ phát hiếm gặp. Việc
chẩn đoán thường dựa vào khám lâm sàng. Nghe tiếng tâm thu nhẹ, nghe phía
trước ngực và có thể sau lưng. Mạch đùi tới chậm so với mạch quay. THA chi
trên trội hơn và HA chi dưới thấp hoặc không đo được.

- Tăng huyết áp gây ra do thuốc: Các thuốc bao gồm: Cam thảo, viên tránh thai
uống steroid, kháng viêm không steroid, cocaine, amphetamine, erythropoietine
và cyclosporine. Bệnh nhân cần được hỏi kỹ lưỡng khi thăm khám. Khi cần thiết
6

có thể sử dụng các thuốc nghi ngờ gây THA thứ phát nhưng phải theo dõi cẩn
thận.

- Phân tích yếu tố di truyền: Thật sự chưa có vai trò để trở thành biện pháp
thường quy khi thăm khám bệnh nhân THA. Mặc dù các bệnh nhân THA thường
có tiền sử gia đình có người THA và có yếu tố di truyền góp phần bệnh nguyên
của THA, dạng THA phổ biến nhất - THA nguyên phát - có tính đa dạng về
nguyên nhân và bất thường đa gen.

- Ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) do nghẽn tắc: Ngưng thở khi ngủ do nghẽn
tắc xảy ra ở 2% đến 4% những người trưởng thành, và trên 50% những người có
ngưng thở khi ngủ do nghẽn tắc bị THA. Béo phì rất phổ biến ở người ngưng thở
khi ngủ đến nỗi chỉ số nghi ngờ bị ngưng thở khi ngủ do THA có BMI >
27kg/m2.[7]

1.1.4. Các biến chứng của THA

Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp:

Các bệnh về tim

Cấp: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp…

Mạn: dày thất trái, suy vành mạn, suy tim…

Về mạch máu não

Cấp: xuất huyết não, tắc mạch não, tai biến mạch máu não thoáng qua, bệnh não
do tăng huyết áp…

Mạn: tai biến mạch máu não, tai biến mạch máu não thoáng qua.
7

Bệnh về thận: đái máu, đái ra protein, suy thận…

Bệnh về mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ…

Bệnh động mạch ngoại vi: tách thành động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại vi
mãn tính... [2]

1.2. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

1.2.1. Điều trị nội trú

Điều trị nội trú là việc thực hiện điều trị khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ
hoặc có giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh khác. Và khi đó, người
bệnh phải tiến hành nhập viện để tiếp nhận điều trị.

1.2.2. Điều trị ngoại trú

Điều trị ngoại trú là việc người bệnh tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ
nhưng không cần nhập viện.

1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

1.3.1. Tuổi tác

Lớn tuổi đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tăng huyết áp. Khi lớn tuổi thì thành
mạch không còn cấu trúc bền vững như trước mà sẽ bị mất đi sự đàn hồi, từ đó
làm tăng lên áp lực của máu lên thành mạch gây ra bệnh cao huyết áp. Bệnh cao
huyết áp do lớn tuổi thường rất khó để phát hiện những triệu chứng lâm sàng nên
bệnh nhân cần chủ động kiểm tra huyết áp thường xuyên để chẩn đoán bệnh kịp
thời.
8

Ở những người lớn tuổi mắc bệnh cao huyết áp đôi lúc họ sẽ hay quên việc uống
thuốc đều đặn đúng giờ và quên đo huyết áp đều đặn để kiểm soát huyết áp.

1.3.2. Hiểu biết

Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao; huyết áp cao có xu hướng di
truyền trong gia đình; thừa cân hoặc béo phì.

Chế độ ăn uống không đầy đủ, ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá, uống rượu hoặc
ăn quá ít Kali, Vitamin D là lý do bị các bệnh khác làm ảnh hưởng đến huyết áp.

Ngoài ra, Stress hay bệnh mạn tính như bệnh thận, bệnh tiểu đường, ngưng thở
khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

1.3.3. Thái độ

Luyện tập thể dục thể thao

Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị
THA, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên
chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh...

Giữ tâm lý thoải mái

Người bệnh THA cần hết sức chú ý đến các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày
trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận... sẽ không kiểm soát được
huyết áp. Vì vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn,
tránh căng thẳng lo âu.

Tuân thủ đúng chỉ định điều trị


9

Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của
bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều
thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc
khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

Theo một nghiên cứu về kiến thức, điều trị và kiểm soát cao huyết áp tại Thái
Nguyên năm 2011 trên 2.368 người trưởng thành (≥ 25 tuổi) do Viện Dân số,
Sức khỏe và Phát triển và Sở Y tế Thái Nguyên tiến hành cho thấy: Tỷ lệ Tăng
Huyết áp trong nhóm nghiên cứu này là 23%. Đặc biệt trong số những người
Tăng Huyết áp, chỉ có 3,4% nhận thức được tình trạng của họ, 43% trong số
những người nhận thức được họ mắc Tăng Huyết áp đã điều trị và trong số này
39% đã kiểm soát được tình trạng Tăng huyết áp của họ.

Tổng số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại tỉnh năm 2016 là 10.521
người, tăng 120% so với năm 2015 (4.777 người); số bệnh nhân điều trị đạt
huyết áp mục tiêu là 7.368 người, đạt tỷ lệ 70,03% (năm 2015 là 55,2%); số
bệnh nhân THA có biến cố (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…) là 215
người, tỷ lệ 2,04% (năm 2015 là 1,1%). [6]

1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI

Tăng huyết áp là một bệnh lý mang tính toàn cầu, biến chứng của bệnh THA có
thể xảy ra trên tim, não, thận, mắt và mạch máu,.... đây là yếu tố nguy cơ hàng
đầu gây tử vong trên thế giới.

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn
được. Người mắc bệnh THA phải tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì
10

ổn định huyết áp, tránh các biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan khác trong cơ
thể.

1.5.1. Các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hiến, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nga,
Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Hương Lan, Ngô Tiến Quân tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 năm 2020 cho thấy rằng Tỷ lệ các mức độ tuân thủ điều trị
tốt, trung bình, kém lần lượt là 31,75%, 33,0%, 35,25%. Kiến thức của bệnh
nhân về bệnh và về thuốc điều trị tăng huyết áp liên quan có ý nghĩa thống kê
với mức độ tuân thủ điều trị (p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy, nhóm tuổi,
kiến thức đúng về bệnh và điều trị bệnh là các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến
tuân thủ điều trị tăng huyết áp. [4]

Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Lý, Mai
Minh Thường tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 252 người bệnh tăng huyết
áp đến khám và điều trị ngoại trú năm 2022 cho kết quả: Tỉ lệ người bệnh tuân
thủ điều trị thuốc là 55,95%, trong đó, tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt và trung bình
chiếm tỉ lệ lần lượt là 26,59% và 29,37%. Tỉ lệ người bệnh không tuân thủ điều
trị chiếm 44,05%. Tỉ lệ người bệnh cảm thấy phiền toái khi phải sử dụng thuốc
thường xuyên chiếm 37,3%. Có 35,3% người bệnh thường xuyên quên uống
thuốc. Tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc ở giới nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê
với tỉ suất chênh là 1,7 lần, ở khoảng tin cậy 95% với p < 0,05. [3]

Nghiên cứu đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều
trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái sau giáo dục sức khỏe của
Nguyễn Thị Thúy; Ngô Huy Hoàng; Nguyễn Bích Hằng cho thấy trước khi can
11

thiệp, việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh còn hạn chế với điểm
trung bình đạt 51,9 ± 12,3 điểm trên tổng số 76 điểm. Sau can thiệp, tuân thủ
điều trị tăng huyết áp đã được cải thiện rõ rệt đạt 65,6 ± 9,7 điểm sau 1 tháng và
còn duy trì ở 68,8 ± 8,2 điểm sau can thiệp 2 tháng (p < 0,05). [5]

1.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Phỏng vấn cắt ngang theo hướng dẫn của bảng câu hỏi và xem xét hồi cứu hồ sơ
bệnh án của 605 bệnh nhân từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe cấp ba ở Sokoto, Tây
Bắc Nigeria từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 của tác giả Rasq Adisa , Olumide
Ayodeji Ilesanmi và Titilayo Oyelola Fakeye cho thấy: 54 (8,9%) bệnh nhân
tuân thủ dùng thuốc. Hay quên là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc không tuân
thủ điều trị bằng thuốc. [9]

Một nghiên cứu khác của Pratibha Rao Katapadi, Dattatreya D. Bant cho kết
quả: Tổng cộng có 73,5% người tham gia tuân thủ điều trị bằng thuốc hạ huyết
áp và tuân thủ điều trị cao hơn ở thành thị (76%) so với dân số nông thôn (71%).
Kiến thức về các biến chứng của tăng huyết áp không kiểm soát được là yếu tố
chính để tuân thủ điều trị. [8]
12

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Trường đại học Y Dược Thái Nguyên từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu tỉnh táo, có khả năng đọc hiểu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân không có mặt tại địa điểm thởi điểm lấy số liệu

- Người đang mắc các bệnh cấp tính, phụ nữ có thai.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

- Thực hiện từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2024

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


13

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng tỷ lệ sử dụng sai số tuyệt đối

Cỡ mẫu được tính theo công thức: n= Z21-α/2 .

Trong đó:

- n: là cỡ mẫu tối thiểu cần có.

- α là mức ý nghĩa thống kê. (α = 0,05)

- Z21-α/2: là hệ số giới hạn tin cậy.( Z1-α/2 = 1,96)

- p: Tỷ lệ ước lượng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp (p=0,5)

q=1-p (q = 0,5)

d: tỷ lệ chính xác mong muốn (d = 0,05)

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra là n = 1.962×(0,5×0,5/0,052) = 384,16 = 385
đối tượng

2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp xác suất

Ngẫu nhiên đơn

B1: Liệt kê tất cả các đơn vị thống kê của quần thể mà ta nghiên cứu, đánh số
thứ tự từ 1,2,…,N.
14

B2: Chọn các đơn vị thống kê vào mẫu: bằng cách sử dụng máy vi tính để chọn
ra n đơn vị nghiên cứu.

Dùng máy tính nhập danh sách tên và số thứ tự bệnh nhân từ 1 đến N dùng vi
tính chọn ngẫu nhiên 385 người từ N người

2.4. Chỉ số nghiên cứu

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu tuân thủ điều trị mức tốt (morisky 8 điểm),
mức trung bình (morisky từ 6 đến dưới 8 điểm), mức kém (morisky dưới 6
điểm).

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu là nam.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu dưới 60 tuổi.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn dưới đại học, đại học và
sau đại học.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu có kết quả đo huyết áp tối đa dưới 120, từ
120 đến 140, trên 140.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu thăm khám định kỳ thường xuyên.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu trả lời đúng ngưỡng chẩn đoán tăng huyết
áp.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu trả lời đúng, đủ các yếu tố nguy cơ dẫn tới
bệnh tăng huyết áp
15

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu trình bày đúng, đủ các biến chứng do tăng
huyết áp gây nên.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu cho rằng chỉ cần dùng thuốc có thể điều trị
bệnh tăng huyết áp.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu cho rằng tăng huyết áp cần điều trị suốt đời.

- Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về chế độ ăn uống và tập luyện
khi bị tăng huyết áp.

- Mối liên quan giữa tuổi và sự tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.

- Mối liên quan giữa giới tính và sự tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên
cứu.

- Mối liên quan giữa kiến thức chung về bệnh tăng huyết áp và sự tuân thủ
điều trị của đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa yếu tố có máy đo huyết áp với việc đo huyết áp thường
xuyên.

- Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu

2.5. Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu

* Biến số

Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu

Phương pháp
Biến số Phân loại Công cụ thu thập
thu thập
16

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu


Tuổi Định lượng rời rạc Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Giới Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Học vấn Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Chiều cao Định lượng liên tục Đo đạc Thước
Cân nặng Định lượng liên tục Đo đạc Cân bàn
Mục tiêu 1: Thực trạng tuân thủ điều trị
Sở hữu máy đo
Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
huyết áp
Đo huyết áp
Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
thường xuyên
Bộ đo huyết áp, ống
Chỉ số huyết áp Định lượng rời rạc Đo đạc
nghe
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi,
Sử dụng thuốc Định tính
hồ sơ bệnh án khung số liệu
Các chỉ số xét Các phương tiện kỹ
Định lượng liên tục Đo đạc
nghiệm biến chứng thuật, dụng cụ cần thiết
Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị
Kiến thức về bệnh
Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
THA
Chế độ ăn Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Thể dục thể thao Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi,
Khám định kỳ Định tính
hồ sơ bệnh án khung số liệu
Điều kiện kinh tế Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi
17

2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu


- Phương pháp thu thập : “Phỏng vấn gián tiếp”.

- Mô tả: Phỏng vấn cá nhân gián tiếp bằng cách phát phiếu trả lời bộ câu
hỏi.

- Người thu thập số liệu: điều tra viên là nhân viên y tế tại cơ sở y tế, đã có
đủ kiến thức, kỹ năng để tham gia thu thập số liệu, đủ điều kiện thu thập số liệu.

2.6.2. Công cụ thu thập số liệu


- Tên công cụ: Bộ câu hỏi

- Mô tả: Bộ câu hỏi do điều tra viên chuẩn bị, có sự tham khảo của Bộ Y Tế

- Bộ câu hỏi bao gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hành chính

+ Phần 2: Thực trạng tuân thủ điều trị

+ Phần 3: Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị

Điều tra viên sử dụng phiếu hỏi thăm dò cho đối tượng tự đọc, hiểu và trả lời
trực tiếp vào phiếu.

- Tiêu chí đánh giá thang điểm Morisky [11]:


18

+8 điểm là tuân thủ mức độ cao

+Từ 6 đến < 8 là tuân thủ mức độ trung bình

+Dưới 6 là tuân thủ mức độ thấp.

2.7. Quản lý và phân tích số liệu

- Nhập số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1. Nhập một lần
cùng một người những người còn lại trong nhóm nghiên cứu kiểm tra lại nhằm
tránh sai số trong quá trình nhập số liệu.

- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0

- Sử dụng các thuật toán thống kê y học cơ bản: tính tỉ lệ %, dùng phép phân tích
để xác định OR và khoảng tin cậy 95% của các biến.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng nghiên cứu khoa học tại bệnh viện
trường đại học Y-Dược Thái Nguyên cho phép thực hiện.

+ Các số liệu điều tra phải có tính chính xác, khoa học và tin cậy đảm bảo sự an
toàn cho đối tượng nghiên cứu.

+ Các thông tin cung cấp cho nghiên cứu phải chính xác cụ thể, rõ ràng liên quan
tới mục tiêu nội dung nghiên cứu.

+ Trước khi thực hiện nghiên cứu tất cả các đối tượng đều được giải thích rõ
ràng về mục đích của nghiên cứu và được sự tự nguyện của đối tượng nghiên
19

cứu, mà không bị lệ thuộc vào bất cứ sự ép buộc, chi phối xui khiến hay bị đe
doạ

+ Các thành viên trong nhóm thực hiện nghiên cứu phải có trách nhiệm bảo mật
thông tin nghiên cứu và các vấn đề riêng tư của các đối tượng trong nghiên cứu.
20

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng

Số lượng Tỷ lệ %

Nam
Giới
Nữ

<60 Tuổi
Tuổi
≥60 Tuổi

Đại học

Học vấn Sau đại học

Dưới đại học

Nhận xét:

Bảng 3.2 Mối liên quan giữa yếu tố có máy đo huyết áp với đo huyết áp thường
xuyên

Đo huyết áp thường Không đo huyết áp P


xuyên thường xuyên

SỐ LƯỢNG Tỷ lệ % SỐ LƯỢNG Tỷ lệ %
21

Có máy đo
huyết áp

Không có
máy đo
huyêt áp

Tổng

Nhận xét:

Bảng 3.3 Kết quả đo huyết áp nền

Huyết áp nền (mmHg) SỐ LƯỢNG Tỷ lệ %

<120

120-140

>140

Nhận xét

Bảng 3.4: Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm Morisky

Số lượng Tỷ lệ %

Có quên uống thuốc


22

Trong hai tuần vừa qua


có quên uống thuốc

Đã giảm hoặc ngừng


uống thuốc mà không nói
với bác sĩ do cảm thấy
sức khỏe xấu đi

Có quên mang thuốc khi


đi xa

Đã uống thuốc ngày hôm


qua

Có ngừng thuốc khi cảm


thấy triệu chứng bệnh
thuyên giảm

Cảm thấy phiền khi phải


điều trị dài ngày

Gặp khó khăn khi phải


nhớ uống thuốc đầy đủ

Nhận xét:

Bảng 3.5 Người bệnh có tuân thủ điều trị


23

Số lượng Tỷ lệ %

<6 điểm
Thang điểm
Từ 6 đến <8 điểm
Morisky
8 điểm

Thường xuyên
Thăm khám
định kỳ Không thường
xuyên

Nhận xét:

Bảng 3.6 Kiến thức chung của BN về bệnh THA [4]

Số lượng Tỷ lệ %

Ông/bà có biết chỉ số


THA bao nhiêu được coi
là THA hay không?

(BN nói đúng ngưỡng


chẩn đoán THA)

Các yếu tố nguy cơ dẫn


tới bệnh THA?

THA có thể gây ra các


24

biến chứng về tim, não,


thận,...

Nhận xét:

Bảng 3.7 Kiến thức chung của BN về diều trị THA [4]

Số lượng Tỷ lệ %

Chỉ dùng thuốc điều trị


THA là có thể kiểm soát
được huyết áp? (Sai)

Thuốc điều trị THA cần


phải dùng suốt đời?
(Đúng)

Hiểu đúng về chế độ ăn


uống và tập luyện khi
mắc THA.

Nhận xét:

Bảng 3.8 Kết quả phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với tuân thủ điều trị
[4]

Tuân thủ điều trị P


25

Không Có

<60 tuổi
Tuổi đời
≥60 Tuổi

Ông/bà có biết Trả lời đúng


chỉ số THA
bao nhiêu
được coi là
THA hay Trả lời sai
không?

Chế độ ăn,

Các yếu tố vận động, di

nguy cơ dẫn truyền

tới bệnh Trả lời sai


THA? hoặc không
đầy đủ

Biến chứng về

THA có thể tim, thận,...

gây ra các Trả lời sai


biến chứng hoặc không
đầy đủ
26

Chỉ dùng Trả lời đúng


thuốc điều trị
THA là có thể
kiểm soát Trả lời sai
được huyết
áp?

Thuốc điều trị Trả lời đúng


THA cần phải
dùng suốt đời? Trả lời sai

Chế độ ăn
Hiểu đúng về nhạt, vận động
chế độ ăn vừa phải,..
uống và tập
luyện khi mắc Trả lời sai

THA hoặc không


đầy đủ

Nhận xét

Chương 4 Dự kiến bàn luận

4.1. Dự kiến kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO


27

Tiếng Việt
[1] Bộ Y Tế (2017), Thực trạng đáng báo động về bệnh Tăng huyết áp tại Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, Hà Nội.

[2] BookingCare (2017), Biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp, Cổng thông tin
điện tử BookingCare, Hà Nội.
[3] Đoàn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Lý và Mai Minh Thường (2023),
Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh
tăng huyết áp khám ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học
Việt Nam, tập 522, (số 2) tháng 1 năm 2023, tr. 190.

[4] ĐỗThị Hiến và Cộng sự (2020), “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân
tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch –Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 15( 93), tr. 44-
49.

[5] Nguyễn Thị Thúy, Ngô Huy Hoàng và Nguyễn Bích Hằng (2022), Đánh giá
thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại
Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái sau giáo dục sức khỏe, Tạp chí Khoa học
Điều dưỡng, Tập 5 Số 04 (2022), tr. 91.

[6] Sở Y Tế Thái Nguyên (2017), Tình hình một số bệnh không lây nhiễm tại
tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử Sở Y Tế Thái Nguyên, Thái Nguyên.
[7] Viện Tim Mạch Việt Nam (2017), Tăng huyết áp và đột quỵ, Cổng thông tin
điện tử Viện Tim Mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai.

Tiếng Anh

[8] Pratibha Rao Katapadi, Dattatreya D. Bant (2019), A comparative study on


the adherence to anti-hypertensive medications in urban and rural areas of
28

Hubballi, International Journal of Community Medicine and Public Health, 6(4),


pp. 1701.

[9] Rasaq Adisa, Olumide Ayodeji Ilesanmi and Titilayo Oyelola Fakeyel
(2018), Treatment adherence and blood pressure outcome among hypertensive
out-patients in two tertiary hospitals in Sokoto, Northwestern Nigeria, BMC
Cardiovascular Disorders , 194 (2018), pp. 1.

[10] WHO (2016), Global NCD target: reduce high blood pressure.
[11] PLoS One (2017), Criterion validity of 8-item Morisky Medication
Adherence Scale in patients with asthma, PubMed Central, the USA
29

Phụ lục

PHIẾU PHỎNG VẤN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC THÁI NGUYÊN NĂM 2023

Chào Ông /Bà . Đây là một nghiên cứu nhằm tìm hiều về thực trạng tuân
thủ điều trị tăng huyết áp ngoại trú của ông/ bà, qua đó chúng tôi sẽ đưa ra biện
pháp tốt nhất để cai thiện tình trạng sức khỏe của ông/ bà

Mọi thông tin liên quan đến câu trả lời của ông/ bà sẽ được giữ bí mật và
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Vì vậy xin ông/ bà hãy vui lòng hợp tác
với chúng tôi bằng cách điền câu trả lời trung thực hoặc khoanh tròn vào chữ số
tương ứng với câu trả lời phù hợp với ông/ bà.

Sự hợp tác của ông/ bà là những đóng góp quan trọng vào thành công của
cuộc nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!

I. HÀNH CHÍNH

STT Câu hỏi Câu trả lời Ghi chú


A1 Tên …
A2 Giới tính 1. Nam
2. Nữ
A3 Năm nay ông / bà bao …
nhiêu tuổi?
A4 Ông / bà là người dân 1. Kinh
tộc nào? 2. Tày
30

3. Thái
4. Dao
5. Khác (ghi rõ)…
A5 Ông / bà học đến lớp 1. Dưới đại học
nào? 2. Đại học
3. Sau đại học
A6 Số điện thoại của ông / bà …
là bao nhiêu?
II. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

B7 Ở nhà ông / bà có máy 1. Có Nếu là 1


đo huyết áp không? 2. Không chuyển
sang C8
Nếu là 2
chuyển
sang
C11
B8 Ông / bà có đo huyết áp 1. Có
thường xuyên ở nhà 2. Không
không?
B9 Huyết áp cao nhất của …
ông / bà là bao nhiêu?
B10 Huyết áp nền của ông / 1. <120
bà là bao nhiêu? 2. 120-140
3. >140
31

B11 Ông/ Bà có thỉnh thoảng 1. Có


quên uống thuốc hay 2. Không
không?
B12 Trong hai tuần vừa qua 1. Có
có lúc nào ông/ bà quên 2. Không
uống thuốc hay không
B13 Ông/ bà đã bao giờ giảm 1. Có
hoặc ngừng uống thuốc 2. Không
mà không nói với bác sĩ
do cảm thấy sức khỏe xấu
đi hay không?
B14 Ông/ Bà có quên mang 1. Có
thuốc khi đi xa hay 2. Không
không?
B15 Ông/ Bà đã uống thuốc 1. Có
ngày hôm qua hay chưa? 2. Không
B16 Ông/ Bà có ngừng thuốc 1. Có
khi cảm thấy triệu chứng 2. Không
bệnh thuyên giảm hay
không?
B17 Ông/ Bà có cảm thấy 1. Có
phiền khi phải điều trị dài 2. Không
ngày hay không?
B18 Ông/ Bà có gặp khó khăn 1. Có
khi phải uống thuốc đầy 2. Không
32

đủ hay không?
B19 Ông / bà có khám sức 1. Có
khỏe định kỳ không ? 2. Không
B20 Ông/ bà có biết biến 1. Có
chứng của THA trên các 2. Không
cơ quan không ?
B21 Ông / bà có nghĩ là chỉ sử 1. Có
dụng mỗi thuốc thì kiểm 2. Không
soát được huyết áp không
?
B22 Ông / bà có nghĩ thuốc 1. Có
điều trị THA phải sử 2. Không
dụng suốt đời không ?

III. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

C23 Ông / bà có thấy phiền 1.Có


khi phải đi khám sức 2.Không
khỏe định kỳ không?
C24 Ông / bà có biết về chế 1.Có
độ ăn của bệnh THA 2.Không
không ?
C25 Ông / bà có biết về chế 1.Có
độ tập luyện thể dục , thể 2.Không
thao phù hợp với bệnh
THA không ?
33

C26 Điều kiện kinh tế của 1 Khá giả


ông/ bà như nào? 2 Đủ ăn
3 Khó khăn

Cảm ơn sự hợp tác của bạn!

Điều tra viên Đối tượng điều tra

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


1/2023 –
Nội dung công việc 6/2023 7/2023 8/2023 – 10/2023 – 3/2024
5/2023
9/2023 2/2024

Viết đề cương nghiên cứu

Bảo vệ đề cương nghiên cứu

Liên hệ với bệnh viện


trường và hoàn tất các thủ
34

tục hành chính với bệnh


viện

Tập huấn điều tra viên và


thử bộ câu hỏi. Chuẩn bị
công tác hậu cần cho việc
thu thập số liệu

Tiến hành thu thập số liệu

Xử lý số liệu và viết báo cáo

Báo cáo nghiệm thu đề tài


35

You might also like