Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ THƠ TƯỢNG TRƯNG

ĐỀ 1
Đọc ngữ liệu sau:

XUÂN KHÔNG MÙA


(Xuân Diệu)

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, *


Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; Khi những em gặp gỡ giữa đường qua
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ; Ấy là máu báo tin lòng sắp nở
Xuân là lúc gió về không định trước. Thêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược, Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian
Mây bay đi để hở một khung trời Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi, Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ
Như được nắm một bàn tay son trẻ... Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...
Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;
Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé; Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa; Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng...
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng. Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?
Nếu lá úa trên cành bàng không rụng, Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,
Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường; Tình không tuổi, và xuân không ngày
Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương, tháng.
Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?
1939

* Ngô Xuân Diệu (1916-1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình
văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong phẻ Thơ mới đầu
thế kỷ XX. Được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ nhong trào Diệu nổi tiếng với
tập Thơ thơ (1938), thế hiện một tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng vẫn hoá phương Tây, đặc biệt
là chủ nghĩa tượng trưng Pháp.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Xuân không mùa?
A. Thời gian
B. Thiên nhiên
C. Vũ trụ
D. Tình yêu
2. Nhân vật trữ tình của văn bản Xuân không mùa là người như thế nào?
A. Là người yêu đời, yêu sự sống.
B. Là người thiên nhiên, mùa xuân.
C. Là người băn khoăn đi tìm lẽ sống.
D. Là người đang tìm định nghĩa về mùa xuân.
3. Dòng nào nói lên tứ thơ của văn bản Xuân không mùa?
A. Xuân ở nắng - Xuân ở sương mỏng - Xuân ở cành xanh - lòng người.
B. Xuân của đất trời - Xuân ở lòng người - Xuân không ngày tháng.
C. Xuân ở chim hót - Xuân ở gió trở - Xuân ở mây bay.
D. Xuân ở giữa đông - Xuân ở giữa hè - Xuân ở cây nhân bỗng ra hương.
4. Hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều của bài thơ?
A. Chim
B. Xuân
C. Nắng
D. Hoa
5. Hai dòng thơ “Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa/Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta” diễn
tả điều gì?
A. Mùa xuân bất tử trong lòng thi sĩ.
B. Sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng người.
C. Bình minh làm nên mùa xuân rạng ngời.
D. Mùa xuân khởi xuất từ lòng người.
6. Câu thơ nào diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật và có thể gợi liên tưởng bất ngờ, thú vị
trong lòng người đọc?
A. Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé.
B. Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa.
C. Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa.
D. Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.
7. Thiên nhiên cuộc sống trong đoạn thơ nào sau đây được cảm nhận bằng sự hoà trộn của nhiều
giác quan?
A. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. B. Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; rộng.
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ; Mà hoa thưa ửng máu quá ngày
thường;
Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra
hương,
8. Xác định những ngôn từ sáng, tạo mới lạ khơi dậy cảm giác mơ hồ, huyền diệu trong đoạn
thơ sau:
Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian
Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?
Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ
Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...
A. Hồn giăng rộng; Đánh lưới duyên hờ; Cách chuyển trong lòng.
B. Đánh lưới duyên hờ; Trong lòng nhẹ nhẹ; Nghe xôn xao.
C. Cánh chuyển trong lòng; Đánh lưới; Đánh lưới; Đến hay hay.
D. Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ.
9. Xuân Diệu diễn tả những chuyển động tinh vi của đối tượng nào trong Xuân không mùa?
A. Mùa xuân của đất đời
B. Mùa xuân của lòng người.
C. Cảnh vật, vũ trụ, lòng người.
D. Cảnh vật trong nắng hé, nắng rạng.
10. Dòng nào nói lên những biện pháp tu từ được Xuân Diệu sử dụng ở Xuân không mùa?
A. Nhân hóa, chơi chữ, đảo ngữ
B. Điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ.
C. Đối lập, hoán dụ, nói quá, so sánh.
D. Điệp cấu trúc câu, đối ngẫu.
11. Dòng thơ nào thể tình yêu đời, yêu sự sống cháy bỏng, mãnh liệt của Xuân Diệu?
A. Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,
B. Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?
C. Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,
D. Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.
12. Dòng nào không nói lên vai trò của những yếu tố tượng trưng trong Xuân không mùa?
A. Tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ độc đáo cuốn hút.
B. Diễn tả niềm yêu đời say mê đến cuồng nhiệt của thi sĩ.
C. Diễn tả tình yêu, sự ngưỡng mộ, ngợi ca con người lao động.
D. Diễn tả sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng người.
13. Đất đời, vạn vật biến đổi như thế nào trong tâm hồn Xuân Diệu? Phân tích cảm xúc của chủ
thể trữ tình trước phút giây huyền diệu ấy.
14. Tác giả dùng phép tu từ nào để diễn tả xuân không mùa trong lòng mình ? Hãy phân tích
những câu thơ mà bạn cho là đặc sắc nhất.
15. Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ đâu ? Tác giả đã gửi đến chúng ta quan niệm
nhân sinh nào trong thi phẩm thơ độc đáo này?
ĐỀ 2
Đọc ngữ liệu sau:

BÌNH MINH GỢI LẠI NHỮNG BÌNH MINH


(Sergei Yesenin)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác
Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương...
Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất
Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương.

Như ngày trước mẹ đi ra đồi nhỏ


Nắm chặt trong tay cây gậy của mình
Mẹ nhìn vào đôi dày trăng đã cũ
Đang bơi trên dòng sông ngủ mơ màng.

Và cay đắng trong lòng, con biết mẹ


Với một nỗi lo và một nỗi buồn
Rằng giờ đây thằng con trai của mẹ
Đã không còn nhớ gì đến quê hương

Rồi sau đó mẹ đi ra nghĩa địa


Mẹ nhìn vào hòn đá xám chằm chằm
Mẹ trút ra hơi thở dài nhè nhẹ
Mẹ tiếc thương những anh, chị em con.
Mặc chúng con trưởng thành trong cay đắng
Còn các em đã lớn tựa mùa xuân
Dù sao mẹ đôi mắt hiền, sống động
Đừng để cho dâng ngập nỗi đau buồn.

Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm!


Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn
Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.

Bởi một điều niềm vui là hiếm lắm


Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân
Đối với con nếu trên cành rữa xuống
Thì cháy thành tro trong gió còn hơn.
(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng - https://bom.so/CHsHEO)

Sergey Yesenin ( 1895 -1925) là một thi sĩ, ngâm sĩ và ca sĩ tân lãng mạn Nga. Cho đến nay,
Yesenin là một trong những nhà thơ Nga được đọc nhiều nhất, và là người phục sinhcsự tươi sáng,
tinh khôi, giàu hình tượng cho thơ ca hiện đại Nga.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Dòng nào nói lên để tài của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh?
A. Mẹ và quê hương
B. Thiên nhiên
C. Tình yêu và sự sống
D. Quê hương
2. Đặc điểm nào chính xác với nhân vật trữ tình của văn bản Bình minh gợi lại những bình
minh?
A. Là người yêu thiên nhiên, mùa xuân.
B. Là người băn khoăn đi tìm lẽ sống.
C. Là người yêu mẹ và nhạy cảm với sự sống.
D. Là người khao khát những bình minh.
3. Dòng nào nói lên tứ thơ của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh?
A. Mẹ trong kí ức – Mẹ vất vả, yêu thương lo lắng về con - quan điểm nhân sinh của thi sĩ
B. Bình minh, đồng lúa mạch gợi nhớ mẹ - Mẹ vất vả, yêu thương - quan điểm nhân sinh.
C. Nhớ người thương mến – nhớ mẹ vất vả, yêu thương- mẹ hãy hưởng niềm vui ở đời.
D. Nhớ mẹ vất vả, yêu thương- mẹ hãy hưởng niềm vui hiếm hoi ở đời.
4. Dòng thơ nào trong đoạn sau có cấu tạo độc đáo? Câu thơ ấy diễn tả điều gì?
A. Dòng thứ 2; diễn tả nỗi lòng của mẹ trong cảm nhận của con.
B. Dòng thứ nhất ; diễn tả sự thấu hiểu nỗi lòng mẹ của nhân vật trữ tình.
C. Dòng thứ 3; phản ánh (hiện thực) về con trai của mẹ.
D. Dòng thứ 4; phút trách hờn con trong lòng mẹ.
5. Nỗi lo lắng, niềm thương vô bờ trong lòng mẹ gắn với:
A. Cánh đồng lúa mạch.
B. Buổi bình minh.
C. Nghĩa trang.
D. Những đứa con.
6. Câu thơ nào diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật và có thể gợi liên tưởng đa chiều trong
lòng người đọc?
A. Bình minh đang gọi ra bình minh khác/Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương...
B. Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm/Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
C. Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân
D. Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn/Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.
7. Chủ thể trữ tình muốn nói điều gì, thể hiện tình cảm gì với mẹ mình trong khổ thơ sau?
Mặc chúng con trưởng thành trong cay đắng
Còn các em đã lớn tựa mùa xuân
Dù sao mẹ đôi mắt hiền, sống động
Đừng để cho dâng ngập nỗi đau buồn.
A. Chúng con tự trải nghiệm và trưởng thành; không bộc lộ cảm xúc
B. Chúng con đã trưởng thành đầy hy vọng; Biết ơn mẹ, yêu thương mẹ hiền.
C. Mẹ hãy để chúng con tự trưởng thành nhé; Tình cảm yêu thương, trìu mến.
D. Chúng con đã trải qua cay đắng; mẹ hãy an lòng nhé.
8. Dòng nào nói lên một nỗi lo và một nỗi buồn trong lòng mẹ?
A. Buồn vì con chưa trưởng thành; Lo vì mất mùa.
B. Buồn vì những đứa con đã khuất; Lo vì đứa con trai không về quê.
C. Lo vì đứa con trai không về quê; Buồn vì con trai chưa trưởng thành.
D. Buồn vì đôi dày trăng đã cũ; lo vì đời dâng ngập nỗi đau buồn.
9. Tác giả thể hiện điều gì trong 2 dòng thơ: Cả cây táo cũng vô cùng đau đơn/Khi phải trút đi
những chiếc lá vàng?
A. Quy luật của cuộc đời: đau đớn bởi sinh li, tử biệt.
B. Vật vô tri cũng phải trải qua nỗi đau li biệt.
C. Ai cũng phải đối diện với nỗi đau biệt li.
D. Đừng buồn quá bởi những điều đã thành qui luật.
10. Những yếu tố nào không gợi lên tinh thần sống lạc quan, cảm xúc tươi sáng ở bài thơ?
A. Tình cảm dành yêu thương lo lắng dành cho mẹ.
B. Hình ảnh thơ: bình minh, mùa xuân, cánh đồng.
C. Các từ ngữ: rữa xuống, cháy, trút đi.
D. Quan niệm: sống phải có ý nghĩa.
11. Bạn hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Bình minh gợi lại những bình minh khác?
12. Viết đoạn văn (khoẳng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về cách vượt qua những lo âu
của con người trong thời đại hiện nay.

ĐỀ 3
Đọc ngữ liệu sau:
TỲ BÀ
(Bích Khê)
Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi

Vàng sao nằm im trên hoa gầy


Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ


Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu: em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

Tôi qua tìm nàng vay du dương


Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi


Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu


Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân


Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Theo Thơ Bích Khê tuyển tập, Thanh Thảo – Lại Nguyên Ân tuyển chọn,
NXB Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A.Tự do
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Bảy chữ
D. Lục bát
2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
"Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu"
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Phóng đại
3. Nỗi buồn của tác giả được luôn chuyển theo thứ tự hình ảnh của loài cây nào?
A. Cây đào, cây tùng, cây ngô
B. Cây ngô, cây đào, cây tùng
C. Cây tùng, cây đào, cây ngô
D. Tác giả không đề cập đến nỗi buồn với hình ảnh loài cây.
4. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Lời khiển trách của nhân vật trữ tình đối với cô gái.
B. Nỗi buồn của nhân vật trữ tình khi cô gái quên lời thề.
C. Sự tương tư, những nhớ nhung của nhân vật trữ tình về cô gái.
D. Nỗi buồn của cô gái khi phải chia lìa chàng trai.
5. Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện với cô gái qua bộ phận nào trên cơ thể?
A. Mắt, môi, bàn tay.
B. Mắt, môi, trái tim
C. Tóc, tai, môi.
D. Tóc, mắt, bàn tay.
6. Yếu tố thanh điệu trong văn bản trên có gì đáng chú ý? Hãy chỉ ra tác dụng của yếu tố này
trong việc thể hiện nội dung văn bản.
7. Từ Tri thức đọc hiểu về ngôn ngữ thơ tượng trưng, anh/ chị có nhận xét gì về ngôn từ và hình
ảnh thơ trong văn bản trên (sương lam phơi màu, hồn về trên môi, thuyền hồn không đi, thu ôm
muôn hồn, tay đêm, trăng thiu, hoa gây, vàng rơi,...)?
Các sự vật, hiện tượng được miêu tả trong văn bản có mối tương quan với nhau như thế nào?
Qua đó, anh/ chị cảm nhận gì về trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình?
8. Có ý kiến cho rằng: cái đẹp của mùa thu và của tâm hồn người trong Tỳ bà là cái đẹp mang
màu sắc huyền bí, lạ lùng và siêu thoát. Anh/ Chị có đồng Ý với quan điểm này không? Vì sao?
9. Bài thơ Tỳ bà của Bích Khê gợi anh/ chị liên tưởng đến bài thơ nào của Bạch Cư Dị? Hãy chỉ
ra điểm giống và khác nhau của hai bài thơ.
10. Những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối thường xuất hiện trong thơ ca cổ điển Trung
Quốc và Việt Nam? Kể tên một số bài thơ trong văn học Việt Nam hoặc văn học Trung Quốc có
chứa những hình ảnh đó.
ĐỀ 4
Đọc ngữ liệu sau:
ĐỨA CON CỦA ĐẤT
(Inrasara)

Tôi, đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét
và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.

Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn


cha nuôi tôi bằng cánh tay săn Glang Anak 1
ông nuôi tôi bằng vầng trăng sương mù truyền thuyết
play nuôi tôi bằng bóng diều, hồn dế, tiếng mõ trâu 2

Lớn lên,
tôi đụng đầu với chiến tranh
tôi cụng đầu với cơm áo, hiện sinh, hiện tượng
tôi chới với giữa dòng ngữ ngôn hoang đãng
rồi cuộn chìm trong thung lũng tình yêu em.
Tôi đánh rơi thế giới và tôi lạc mất tôi
tôi lạc mất điệu đua buk, câu ariya, bụi ớt 3
trái tim đui
tôi như người bị vứt
rớt giữa cánh rừng hoang trụi lá mùa xanh.

Rồi tôi ngóc đầu dậy và tôi trườn lên


rồi tôi rướn mình khỏi hố hang quá khứ
như kẻ bị thương mò tìm lối ra khỏi đống tan hoang thành phố
tôi tìm lại tôi
tìm thấy nắng quê hương !

Lại xanh trong tôi – dù rừng đã cháy


lại chảy trong tôi – dù sông đã chết
chợt hanh lại cát – chợt buồn lại ru
chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp

Giọng mẹ xa vời dỗ giấc thiên thu.

(Inrasara, The purification festival in April – Lễ tẩy trần tháng Tư,


NXB Văn hoá - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
Chú thích:
1. Glang Anak : tên một thi phẩm cổ Chăm
2. Plây : buôn, làng
3. Đua buk : một điệu múa ; ariya : thơ, trường ca

Thực hiện các yêu cầu sau:


1. Những hình ảnh nào trong văn bản trên giúp bạn hình dung về một quê hương miền Trung gắn
với kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình? Qua đó, bạn có cảm nhận như thế nào về khung cảnh
thiên nhiên và đời sống văn hoá của người dân nơi đây?
2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong bốn câu thơ sau? Hãy chỉ ra tác dụng của biện
pháp tu từ đó.
Lại xanh trong tôi – dù rừng đã cháy
lại chảy trong tôi – dù sông đã chết
chợt hanh lại cát – chợt buồn lại ru
chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp
3. Hãy cho biết mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ. Mạch cảm xúc ấy cho thấy tâm trạng, nỗi
niềm gì của nhân vật trữ tình?
4. Bạn có cảm nhận và suy nghĩ gì về câu thơ cuối: Giọng mẹ xa vời dỗ giấc thiên thu?
5. Câu thơ Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn cho thấy hình ảnh bà mẹ gắn liên với dòng sữa
và lời ru tha thiết. Hãy tìm một số câu thơ có hình ảnh mẹ hoặc sử dụng chất liệu “dòng sữa”,
“lời ru” để thể hiện tình mẹ.
6. Nội dung và ý nghĩa của bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống? Hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ ấy.

You might also like