KTXT-nhóm-12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG


----------

Tiểu luận
Môn Kỹ thuật xúc tác

ĐỀ TÀI: XÚC TÁC KHỬ CHỌN LỌC


HYDROCARBON (HYDROCARBON SCR)

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Vân Anh


Mã lớp: 146076
Mã HP: CH4801
Nhóm: 12
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Hoàng Hà 20200686
Nguyễn Thị Hoàng Mai 20201893

Hà Nội, 01/2024
MỤC LỤC

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH

3
DANH MỤC BẢNG

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu là chủ đề đáng báo
động, gây hoang mang và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người
dân trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến
hiệu ứng nhà kính, hệ quả của việc xả quá nhiều khí thải độc hại ra môi trường. Có
thể thấy rằng, các phương tiện giao thông hiện nay đa số sử dụng động cơ chạy
bằng dầu diesel mà trong đó, khí oxit nito thải ra từ loại động cơ này là nguyên
nhân chính gây ô nhiễm khí quyển, quang hóa và mưa axit cũng như góp phần gây
ra hiệu ứng nhà kính. Do đó, nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học
đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để giảm lượng khí thải sản sinh ra môi
trường.

Đã có rất nhiều phương pháp được các nhà khoa học đưa ra, trong đó giải
pháp được quan tâm nhất hiện nay là hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp
chọn lọc. Đã có những cuộc thử nghiệm để chứng minh tính hiệu quả của phương
pháp này, qua đó người ta cho rằng hệ thống có thể làm giảm 90% nitơ oxit (NOx)
trong bầu khí quyển bằng phương pháp chọn lọc. Có nhiều xúc tác đã được thử
nghiệm với hệ thống khử chọn lọc này và sở dĩ được gọi là chọn lọc do nó làm
giảm các mức độ thải ra môi trường của khí NOx bằng cách sử dụng các chất xúc
tác như một chất khử trong hệ thống, ví dụ như amoniac, ure, hay hydrocacbon.

Bài tiểu luận này đề cập đến công nghệ khử xúc tác chọn lọc NOx bằng
hydrocacbon (hay còn gọi tắt là HC-SCR). Đây là một hướng nghiên cứu có triển
vọng trong việc giảm khí thải NOx để bảo vệ môi trường.

5
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan về khí thải NOx
Theo báo Toàn cảnh Năng lượng thế giới năm 2016 của IEA (International
Energy Agency), vào năm 2015 hàm lượng khí nito oxit trong khí thải là 105 triệu
tấn, và dự tính là ngày càng tăng cao ở các nước đang phát triển, cụ thể là hàm
lượng này ở Trung Quốc và Hoa Kì chiếm 1/3 tổng số khí thải NOx trên toàn cầu
[1]. Trong các loại nito oxit đã biết, khí NO chiếm nhiều nhất với 90-95% tổng
khối lượng. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, NOx là một trong
những nguồn phát thải đến từ việc đốt cháy động cơ đốt trong từ các nhà máy, hay
xuất phát từ thiên nhiên như sấm sét, cháy rừng,…

Hình 1: Nguồn gốc gây ra khí thải NOx trên thế giới vào năm 2015
NOx gây ra những tổn thất không nhỏ đối với thiên nhiên và môi trường, là
một trong những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm tầng ozon, mưa axit, bụi mịn,…
từ đó dẫn đến tình trạng đáng báo động hiện nay là hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó,
NOx cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nguy hiểm nhất là có thể
dẫn đến tử vong [2].
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động
đỏ bởi sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô đã đặt
ra nhiệm vụ cấp bách đó là tìm cách xử lý khí thải NOx.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một số phương pháp để xử lý NOx
[3]: Khử chọn lọc với xúc tác (SCR), Khử chọn lọc không xúc tác (SNCR), Phương
pháp rửa ướt, Electron beam, Hấp phụ, Khử điện hóa và Phương pháp Plasma
không sử dụng nhiệt. Trong đó, người ta cho rằng phương pháp khử chọn lọc với
6
xúc tác là có triển vọng nhất bởi cấu tạo đơn giản, chi phí vận hành thấp và hiệu
suất tương đối cao.

1.2 Tổng quan về phản ứng khử xúc tác chọn lọc bằng hydrocacbon (HC-
SCR)
Công nghệ khử xúc tác chọn lọc bằng hydrocacbon là phương pháp chuyển
đổi NOx có hại trong khí thải thành khí N 2 vô hại, được chứng minh có thể làm
giảm 90% nito oxit trong bầu khí quyển bằng phương pháp chọn lọc, có thể áp
dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Công nghệ này có hiệu suất khá cao,
quy trình lắp đặt tương đối đơn giản cùng với chi phí vận hành rẻ, do đó đây là
phương pháp lý tưởng để loại bỏ NOx khỏi khí thải. Tuy nhiên, phương pháp này
cần sử dụng chất khử do gặp trở ngại về mặt động học. Một số chất khử được
nghiên cứu cho phương pháp chọn lọc SCR như NH 3, Ure, H2, CO và có triển vọng
nhất là hydrocacbon, hay còn được biết đến với tên gọi là phản ứng khử xúc tác
chọn lọc bằng hydrocacbon (HC-SCR). [3]
Xúc tác khử chọn lọc NOx bằng hydrocacbon là 1 nghiên cứu mới có nhiều
triển vọng vì hydrocacbon thường có sẵn trong khí thải.
Các bước phản ứng [4]:
(a) 2NO → N2 + 2O (1)
HC + O → CO2 + H2O (2)
(b) HC + O2 (hoặc NOx) → HC* + CO2 + H2O (3)
HC* + NOx → N2 + CO2 + H2O (4)
(c) NO + 1/2O2 → NO2 (5)
HC + NO2 → N2 + CO2 + H2O (6)
Quy trình phản ứng: (a) NO phân hủy thành N2 (1), sau đó hydrocarbon bị
tấn công bởi oxy bề mặt hoặc bởi quá trình oxy hóa hydrocarbon để điều chỉnh
trạng thái oxy hóa của chất xúc tác ion kim loại (2), (b) chất trung gian
hydrocarbon (HC*) được tạo thành có khả năng khử NOx một cách chọn lọc
(3&4), và (c) NO2, được hình thành từ NO và O2, được ưu tiên khử bởi các loại
hydrocarbon để tạo thành N2 (5&6).

7
Có rất nhiểu loại xúc tác được nghiên cứu cho quá trình này như Vanadi oxit,
Mangan oxit, Nhôm oxit trên zeolite…. Các chất xúc tác hoạt động mạnh nhất phải
có tâm acid, pha hoạt động như: Cu, Co,… hoặc các hỗn hợp kim loại, zeolite,…
Để có khả năng khử hoạt tính thấp, xúc tác phải chứa các kim loại quý như: Pt, Sn,
Ag, Au,… Trong các loại xúc tác trên thì Cu là kim loại được sử dụng khá phổ biến
do có hoạt tính cao và khoảng nhiệt độ phản ứng rộng. Chất xúc tác được nghiên
cứu nhiều nhất là zeolite trao đổi ion với kim loại, đặc biệt là Cu-ZSM-5 được
Iwamoto và cộng sự phát hiện ra năm 1980 về khả năng phân huỷ NOx.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XÚC TÁC HC-SCR


2.1 Đặc điểm, thành phần zeolit
Zeolit là các aluminosilicate vi xốp có khung bao gồm các đơn vị tứ diện như
SiO4 và AlO4. Chất xúc tác ZSM-5 (Zeolite Socony Mobil Number 5) là một chất
thuộc họ Pentassil với cấu trúc MFI (Mobil Five). Đây là một loại zeolite có hàm
lượng Si cao. Chất mang ZSM-5 là loại vật liệu vi xốp có bề mặt riêng khá lớn
(300-400 m2/g) và có kích thước mao quản trung bình (cỡ 5.5 A O). Mạng lưới của
ZSM-5 được tạo thành từ chuỗi 8 vòng 5 cạnh mà mỗi đỉnh của vòng 5 cạnh là một
tứ diện TO4 (T = Si, Al). Tỷ lệ Si/Al trong họ ZSM-5 khá cao từ 10-1000 [5]

Bảng 1: Hoạt tính của các loại xúc tác zeolit khác nhau cho HC-SCR
Ba loại zeolite chính được Iwamoto và cộng sự nghiên cứu trong hơn 20 năm
là FER, MFI và MOR. Ông đã nghiên cứu khả năng hoạt động của SCR với C 2H4
và kết luận được mức độ hoạt động của chúng: Cu-MFI > Cu-MOR = Cu-FER >
Cu-Y. Iwamoto đã giải thích rằng Cu-MFI sẽ hoạt động tốt nhất theo cấu trúc MFI,
8
như vậy quá trình khử NO sẽ thuận lợi hơn với sự có mặt của hydrocacbon C 2. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu Corma và cộng sự đã phát hiện ra Cu có khả năng
hoạt động tương tự với zeolit MFI khi trao đổi Cu với C3H8 trong công nghệ SCR.
Cấu trúc zeolite tốt nhất có thể nói cũng phụ thuộc vào chất khử hydrocarbon
(tính bazơ - axit và kích thước của zeolit cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
việc lựa chọn chất mang). Hoạt tính xúc tác thường phụ thuộc vào tỷ lệ Si/Al, đối
với chất xúc tác zeolit thích hợp thì tỷ lệ này là: Si/Al = 8–35.

2.2 Ưu điểm của xúc tác

Hình 2: Cấu trúc không gian của zeolit ZSM-5

Zeolit ZSM-5 được sử dụng làm chất hỗ trợ xúc tác và chất xúc tác do các
đặc tính vượt trội của chúng, bao gồm kích thước lỗ phân tử, cấu trúc đều đặn, tính
ổn định hóa học và nhiệt, ngoài ra còn có đặc tính trao đổi ion giúp chúng có khả
năng trao đổi các cation bù với kim loại có hoạt tính xúc tác, điều chỉnh tính chất
xúc tác của chúng trong điều kiện được kiểm soát. Điểm nổi bật của zeolite ZSM-5
so với các chất xúc tác khác là có các tâm axit bề mặt, tính bền nhiệt và có khả
năng chọn lọc hình dạng cao.

2.3 Lý do chọn xúc tác Cu-ZSM-5


Có một vài nghiên cứu nói về việc sử dụng các ion cation kim loại (kim loại
= Cu, In và La) trao đổi zeolit ZSM-5 làm chất xúc tác cho quá trình khử chọn lọc
NO bằng hydrocacbon như propan và propene trong lượng oxy dư. Các hệ thống
9
NO–C3H8–O2 và NO–C3H6–O2 đã được nghiên cứu bằng phương pháp DRIFTS.
Nhiệt độ phản ứng được chọn cho các nghiên cứu DRIFTS này là 400 ℃, trong đó
có thể quan sát thấy sự khác biệt rõ ràng về hoạt tính xúc tác. Hai đồ thị dưới đây
thể hiện hiệu suất khử hoá NO trên các xúc tác khác nhau.

Hình 3. SCR của NO bằng propan trên Cu-ZSM- Hình 4. SCR của NO bằng propene trên Cu-
5, In-ZSM-5 và La-ZSM-5 khi không có (ký hiệu ZSM-5, In-ZSM-5 và La-ZSM-5 khi không có (ký
rỗng) và khi có (ký hiệu kín) H2O. hiệu rỗng) và khi có (ký hiệu kín) H2O.
Điều kiện phản ứng: 1000 ppm NO, 1000 ppm Điều kiện phản ứng: 1000 ppm NO, 1000 ppm
C3H8, 5% O2, 0% hoặc 5% H2O, Cân bằng He, C3H6, 5% O2, 0% hoặc 5% H2O, Cân bằng He,
GHSV = 30.000 h1 [6] GHSV = 30.000 h1 [6]

Qua đồ thị, ta thấy được xúc tác Cu-ZSM-5 mang lại hiệu suất cao nhất với
cả hai hydrocacbon propan và propene. Do đó, bài tiểu luận này sẽ trình bày chi tiết
hơn về xúc tác Cu-ZSM-5.

2.4 Phương pháp tổng hợp xúc tác


Cu là ion kim loại được liên kết với mạng lưới bằng lực liên kết tĩnh điện. Về
cơ bản Cu-ZSM-5 có tỉ lệ Si/Al cao, có cấu trúc MFI, đường kính mao quản trung
bình, bề mặt riêng khá lớn, mạng lưới tinh thể được tạo thành từ chuỗi 8 vòng 5
cạnh, các tính chất gần giống với ZSM-5 nhưng chỉ khác Cu là mang ion kim loại
lên chất mang là ZSM-5 dưới dạng bù trừ điện tích khung. Việc tổng hợp Cu/ZSM-

10
5 liên quan trực tiếp đến tính chất trao đổi ion, độ xốp và diện tích bề mặt riêng lớn
của ZSM-5 ban đầu.
Có rất nhiều phương pháp tổng hợp xúc tác Cu/ZSM-5. Phụ thuộc vào nhu
cầu tổng hợp vào bản chất muối kim loại của Cu, người ta có thể tiến hành theo các
phương pháp khác nhau, có thể kể đến như phương pháp trao đổi ion lỏng, ion rắn,
tẩm ướt, tẩm chân không, hay phương pháp đồng kết tủa,... Người ta đã tìm ra một
số phương pháp hữu dụng nhất để tổng hợp xúc tác trên như sau [7]:

2.4.1 Phương pháp trao đổi ion ở trạng thái lỏng


Xúc tác Cu/ZSM-5 được tổng hợp theo phương pháp trao đổi ion lỏng, được
tiến hành bằng cách cho dạng NH 4+ zeolit trao đổi với dung dịch muối chứa kim
loại cần mang lên nền zeolit. Phương pháp này gồm 2 bước chính: Bước thứ nhất
chuyển hóa ZSM-5 về dạng ammonium. Cho 1(g) ZSM-5 vào dung dịch
ammonium acetate thu được bằng cách hòa tan 1,5(g) ammonium acetate với 60ml
nước. Khuấy dung dịch đều đặn trong 3 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau đó, mẫu được
tách ra bằng ly tâm rồi tiếp tục được hòa tan trong dung dịch tạo bởi 1,5(g)
ammonium acetate và 60ml nước trong 18 giờ. Mẫu sẽ được tách ra bằng ly tâm
trước khi được đem đi sấy ở 100℃ để thu được NH4+/ZSM-5. Chất rắn thu được
cần phải cân lại để tính toán lượng muối kim loại (muối đồng và sắt) cần thiết cho
bước 2.
Ở bước 2, NH4 +/ZSM-5 sẽ được trao đổi ion với muối của kim loại để thu
được Cu/ZSM-5.NH4 +/ZSM-5 bằng phương pháp trao đổi ion lỏng (Trao đổi trong
pha lỏng). Muối (CH3COO)2Cu với khối lượng đã được tính toán theo các tỷ lệ
nhất định 1%klg; 2%klg; 3%klg; 4%klg Cu được hòa tan vào 60ml nước cất và
khuấy trong vòng 18 tiếng ở nhiệt độ phòng. Mẫu sau đó được ly tâm và sấy qua
đêm ở 100℃. Xúc tác sau đó được nung ở 500℃ trong 5 giờ. Sau khi tổng hợp
xong, xúc tác được đem phân tích đặc trưng và chạy phản ứng thử hoạt tính xúc tác

2.4.2 Phương pháp trao đổi ion ở trạng thái rắn


Phương pháp trao đổi ion ở trạng thái rắn (SSIE: Solit state ione exchange),
được thực hiện bằng cách nghiền kỹ một lượng NH 4+/ZSM-5 với một lượng xác
định muối kim loại. Hỗn hợp được gia nhiệt tới 500 ℃ trong dòng He và giữ
nguyên ở nhiệt độ này trong một thời gian, trong suốt quá trình nâng nhiệt mẫu

11
được giữ nguyên ở gần điểm chảy và điểm sôi của muối kim loại trong vài giờ. Sau
đó xúc tác được rửa với nước khử ion và đem sấy khô trong không khí.

2.4.3 Phương pháp tẩm ướt


Phương pháp tẩm ướt (IW: Incipient Wetness) ZSM-5 dạng NH 4+ được gia
nhiệt trong dòng He và được giữ ở 500℃ một thời gian để phân hủy loại NH3 ra
khỏi zeolit biến nó trở thành dạng axit. Dung dịch muối kim loại được hòa tan vào
một lượng nước mà 1 g zeolit có thể hấp thụ được. Đem nhỏ từng giọt dung dịch
này vào zeolit tạo hỗn hợp nhão, trộn kỹ, rồi sau đó sấy khô trong không khí thu
được sản phẩm Cu/ZSM-5.

2.4.4 Phương pháp trao đổi ion kết hợp với ngâm tẩm
Phương pháp trao đổi ion kết hợp với ngâm tẩm (Ion exchange +
Impregnation), được thực hiện bằng cách: hòa tan muối của ion cần trao đổi trong
nước cất đã phân tán ZSM-5. Khuấy trộn hỗn hợp huyền phù thu được rồi tăng
nhiệt độ hỗn hợp để loại bỏ hoàn toàn nước, cuối cùng sấy khô phần cặn thu được.
Phương pháp này và phương pháp trao đổi ion ở trạng thái lỏng chỉ khác
nhau ở bước 2, đó là: NH4+/ZSM-5 sẽ được trao đổi ion với muối của kim loại để
thu được Cu/ZSM-5.NH4+/ZSM-5 bằng phương pháp trao đổi ion rắn (Trao đổi
trong pha rắn). Muối (CH3COO)2Cu với khối lượng đã được tính toán theo các tỷ lệ
nhất định 3%klg Cu được trộn với NH 4 + /ZSM-5 bằng máy trộn. Sau đó nghiền
nhỏ hỗn hợp bằng máy nghiền. Tiếp tục trộn đều hỗn hợp thêm một lần nữa bằng
máy trộn. Cuối cùng chúng ta tiến hành nung hỗn hợp trên trong khí trơ Ar ở
500℃ trong 5 giờ để thu được sản phẩm xúc tác cuối cùng. Sau khi tổng hợp xong,
xúc tác được đem phân tích đặc trưng và chạy phản ứng thử hoạt tính xúc tác.

2.5 Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng [4]


2.5.1 Nghiên cứu đặc trưng xúc tác bằng phương pháp XRD
Giản đồ XRD góc rộng từ góc 2θ =5o -60o của các xúc tác 3Cu/ZSM-5(L),
3Cu/ZSM-5(R) và chất mang ZSM-5 được trình bày trong hình 4,5,6

12
Hình 4: Giản đồ quang phổ nhiễu xạ Rơn-ghen xúc tác 3Cu/ZSM-5(L) [4]

Hình 5: Giản đồ quang phổ nhiễu xạ Rơn-ghen xúc tác 3Cu/ZSM-5(R) và chất
mang ZSM-5 [4]

13
Hình 6: Giản đồ quang phổ nhiễu xạ Rơn-ghen của ZSM-5 [4]
Ta thấy rằng giản đồ XRD của các mẫu 3 Cu/ZSM-5(L) và 3 Cu/ZSM5(R) không
có sự khác biệt lớn nào so với giản đồ XRD của mẫu ZSM-5. Điều này chứng tỏ
rằng việc đưa kim loại Cu lên chất mang không 39 làm thay đổi cấu trúc của vật
liệu xúc tác ZSM-5. Tuy nhiên, sau khi tăng hàm lượng Cu từ 1% lên 4% đối với
các mẫu trao đổi ion lỏng thì cường độ các peak giảm xuống và không còn được
sắc nét nữa. Điều này có thể giải thích rằng trong quá trình trao đổi ion, sự xuất
hiện của cation Cu vào mạng tinh thể tạo ra những thay đổi nhỏ về mặt cấu trúc
làm cho các peak trên giản đồ XRD thu được của các mẫu xúc tác Cu/ZSM-5(L)
không còn được sắc nét và rõ ràng. Điều này chứng tỏ rằng cation Cu đã phân tán
vào mạng tinh thể. Và cũng giản đồ trên, chúng ta không thấy xuất hiện peak của
kim loại qua đó chứng tỏ kim loại Cu khi phân tán vào chất mang sẽ tồn tại ở dạng
vô định hình. Do vậy xúc tác thu được vẫn đảm bảo khả năng chọn lọc cũng như độ
bền thủy nhiệt cho quá trình khử nitơ oxit.
2.5.2 Nghiên cứu đặc trưng xúc tác bằng phương pháp FE-SEM
Dưới đây là hình ảnh các mẫu được đo bằng FE-SEM nhằm xác định hình dạng,
kích thước của vật liệu của các mẫu: 3Cu/ZSM-5(L) (Hình 7); 3Cu/ZSM-5(R)
(Hình 8) và ZSM-5 (Hình 9)
14
Hình 7: Hình ảnh FE-SEM của mẫu 3Cu/ZSM-5(L)

Hình 8: Hình ảnh FE-SEM của mẫu 3Cu/ZSM-5(R)


15
Hình 9: Hình ảnh FE-SEM của mẫu ZSM-5
Từ các hình ảnh chụp FE-SEM ta có thể thấy, các mẫu không thay đổi về kích
thước và hình dáng so với trước khi biến tính. Đều có dạng tinh thể, kích thước 1-2
µm. Có thể thấy rằng tất cả các mẫu tổng hợp đều duy trì tinh thể có dạng giống với
mẫu ZSM-5. Điều đó cho thấy việc đưa kim loại lên không ảnh hưởng cấu trúc
MFI và hình thái tinh thể ZSM-5. Nó phù hợp với kết quả XRD ở trên

1. Cơ chế phản ứng của C3H8-SCR


Đối với C3H8, các loại nitrat bị hấp phụ có thể được coi là chất trung gian phản ứng
chính để khử NO bằng propan trong lượng oxy dư. Một lộ trình phản ứng đơn giản
được đề xuất như sau

16
Trong bước đầu tiên, khí NO và oxy được hấp phụ dưới dạng –NO + trên các tâm
axit Bronsted của zeolit ZSM-5 (được sinh ra từ ion NH4+) .Sau đó, các ion –NO+
trên các vị trí axit Bronsted di chuyển đến các vị trí cation lân cận dưới dạng Me n+–
NOδ+ do sự truyền điện tích. – NOδ+ không phải là chất ổn định và có thể bị oxy hóa
thêm bởi O thành Men+–NO3. Khi Men+–NO3 được hình thành, nó sẽ phản ứng với
khí C3H8, kèm theo các tâm axit Bronsted phục hồi Hợp chất hữu cơ C 3H7–NO3 có
thể phản ứng với oxy tạo thành chất trung gian H–C–N–O và sau đó phân hủy
thành sản phẩm cuối cùng là N2, CO2 và H2O (Phương trình (5)).
2. Cơ chế phản ứng của C3H6-SCR
So với C3H8-SCR, cơ chế của C3H6-SCR là phức tạp hơn nhiều. Bước đầu propene
được hấp phụ trên các tâm axit Bronsted và được hoạt hóa dưới dạng –C xHy (–CH3,
–CH2 hoặc –R=CH2). Các –CxHy có thể bị oxy hóa thành các –C xHyOz bởi chất oxy
hóa (NO, NO2 hoặc O2). Vì NO2 thể hiện ở mức cao nhất hoạt động oxy hóa, tiếp
theo là O2 và sau đó là NO. Cơ chế phản ứng C3H6-SCR được mô tả như sau:

Bước đầu propene được hấp phụ trên các tâm axit Bronsted và được hoạt hóa dưới
dạng –CxHy (–CH3, –CH2 hoặc –R=CH2). Các –CxHy có thể bị oxy hóa thành các –
CxHyOz bởi chất oxy hóa (NO, NO2 hoặc O2) và -NCO. NO2 thể hiện ở mức cao
nhất hoạt động oxy hóa, tiếp theo là O 2 và sau đó là NO. Tiếp theo -NCO bị oxy
hoá bởi O và NO tạo thành N 2 Đối với phản ứng C3H6-SCR, –NH2 là chất trung

17
gian phản ứng có hoạt tính cao và sẵn sàng phản ứng với các chất oxy hóa (NO
hoặc NO2) khi hình thành
III/ Động học của quá trình xúc tác:

Hình 3. Kết quả TPSR trên xúc tác Cu-ZSM-5 [3]


Hình 3 thể hiện những nét chung của hệ phản ứng khảo sát. Điều đặc biệt là khi
tăng nhiệt độ độ chuyển hóa của NO(XNO) tăng đến cực đại rồi giảm và nhiệt độ
Tmax tại điểm độ chuyển hóa của NO(X NO) cực đại cũng là nhiệt độ khi hiđrocacbon
đã phản ứng hết kết quả này là chung cho tất cả 21 mẫu xúc tác đã nghiên cứu và
phù hợp với kết quả của Iwamoto và Cộng Sự đã công bố.

18
Bảng 2. Các đặc trưng nhiệt động và hằng số cân bằng của các phản ứng trong hệ
nghiên cứu [3]
Từ các số liệu ở bảng ta thấy
- Tất cả các phản ứng được liệt kê đều phát nhiệt ΔH < 0 và đều thuận lợi về nhiệt
động học ΔG < 0
- Vì các phản ứng đều phát nhiệt nên khi tăng nhiệt độ theo nguyên lý nhiệt độ học
cân bằng phản ứng chuyển dịch về phía thu nhiệt có nghĩa hằng số cân bằng Kp sẽ
giảm khi T tăng điều này là hệ quả của hệ thức Clausius- Clapeyron.
- Nếu so sánh phản ứng 7 và 8 ta thấy phản ứng 8 có Kp lớn hơn hẳn so với phản
ứng 7 điều này giải thích vai trò của Oxy trong hệ phản ứng chính O 2 đã oxi hóa no
trong phản ứng một thành NO2 sau đó NO2 bị khử thành hiđrocacbon thành N2 ở
phản ứng 8 như vậy cả hai phản ứng một và 8 Đều tạo ra khâu then chốt trong cơ
chế phản ứng như sẽ đề cập
Qua các nhận xét ta có thể kết luận rằng khi tăng nhiệt độ, độ chuyển hoá NO X
(XNOX) đi qua cực đại cũng chính là nhiệt đọ mà tại đó chất khử C 3H6 đạt độ chuyển
hoá 100%
VI/ Ứng dụng:

19
Cu- ZSM-5 là một loại vật liệu xúc tác được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp
lọc hóa dầu và công nghiệp tổng hợp hóa học như:
- Làm xúc tác của quá trình cracking phân đoạn Gasoil sản xuất xăng có trị số octan
cao.
- Làm xúc tác của quá trình đồng phân hóa sản xuất para-xylene, toluene hoặc
trimetyl-benzene.
- Làm xúc tác của quá trình chuyển hóa methanol thành xăng
- Làm xúc tác bảo vệ môi trường như chuyển hóa NOX thành N2 (quá trình
DeNOX)
Ngoài ra, ZSM-5 cũng được ứng dụng trong sản xuất phân bón, chất tẩy rửa, thức
ăn chăn nuôi.

KẾT LUẬN
Cu/ZSM-5 là một xúc tác tiềm năng với khả năng hoạt động ổn định và giá thành
phải chăng cho công nghệ xử lý chất thải dựa trên phương pháp HC-SCR

Cấu trúc tinh thể Cu/ZSM-5 được xác định được bằng những phương pháp đặc
trưng như XRD và FE-SEM và xúc tác cũng được tổng hợp bằng một số phương
pháp khác nhau nhưng điểm chung là khá đơn giản

Tiềm năng phát triển và ứng dụng thương mại của Cu/ZSM-5 là rất lớn

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] H. Bosch and F. Janssen , “Formation and Control of Nitrogen Oxides”,


Catalysis Today, 2, pp. 369-379, 1988.
[2] Ngô Gia Bảo, “Tác động của một số khí độc tới sức khỏe con người”, Cổng 53
thông tin điện tử Tổng cục Môi trường, 2015.
[3] Gholami, F., Tomas, M., Gholami Z., Vakili M., “Technologies for the nitrogen
oxides reduction from flue gas: A review”, Science of The Total Environment, 714,
136712, 2020.
[4] Kim, ; Kasipandi, ; Kim, ; Kang, ; Kim, ; Ryu, ; Bae, “Current Catalyst
Technology of Selective Catalytic Reduction (SCR) for NOx Removal in South
Korea”, Catalysts, 2020.
[5] A. A. ,. R. C. D. C. ,. Raya Mrada, “Catalysts for NOx selective catalytic
reduction by hydrocarbons”, Elsevier, vol. Applied Catalysis A: General, p. 7,
2014.
[6] N. G. Landong Li, “HC-SCR reaction pathways on ion exchanged ZSM-5
catalysts”, Elvisier, vol. Microporous and Mesoporous Materials, pp. 450-457,
2009.
[7] Đ. C. Thành, “Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác Cu/ZSM-5 và ứng
dụng”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2020.
[8] L. V. T. L. T. S. Trần Văn Nhân, “Khía cạnh nhiệt động học của phản ứng khử
chọn lọc NOx bằng Hidrocacbon khi có mặt Oxi”, Tạp chí Hoá học, pp. 736-740,
2007.

References

[1] ,. A. A. ,. R. C. D. C. ,. Raya Mrada, "Catalysts for NOx selective catalytic reduction by hydrocarbons,"
Elsevier, vol. Applied Catalysis A: General, p. 7, 2014.

21
[2] N. G. Landong Li, "HC-SCR reaction pathways on ion exchanged ZSM-5 catalysts," Elvisier, vol.
Microporous and Mesoporous Materials, pp. 450-457, 2009.

[3] L. V. T. L. T. S. Trần Văn Nhân, "Khía cạnh nhiệt động học của phản ứng khử chọn lọc NOx bằng
Hidrocacbon khi có mặt Oxi," Tạp chí Hoá học, pp. 736-740, 2007.

[4] Đ. C. Thành, "Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác Cu/ZSM-5 và ứng dụng," Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2020.

[5] K. K. K. K. R. B. Kim, "Current Catalyst Technology of Selective Catalytic Reduction (SCR) for NOx
Removal in South Korea," Catalysts, 2020.

[6] B. C. C. L. K. O. Kyungseok Lee, "Effects of SiO2/Al2O3 ratio, reaction atmosphere and metal additive
on de-NOx performance of HC-SCR over Cu-based ZSM-5," Journal of Industrial and Engineering
Chemistry 90, 2020.

[7] F. T. M. G. Z. &. V. M. Gholami, "Technologies for the nitrogen oxides reduction from flue gas: A
review. Science of The Total Environment," 2020.

[8] . V.P.Shiralkar, "Synthesis of the molercular sieve ZSM-5 without the aid of templates," Zeolite, vol.
vol 9, 1989.

[9] B. Guan, R. Zhan, H. Lin and Z. Huang, "Review of state of the art technologies of selective catalytic
reduction of NOx from diesel engine exhaust. Applied Thermal Engineering," vol. 66, p. 395–414,
2014.

22

You might also like